Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Sử dụng mô hình kim cương của micheal porter để phân tích lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam khi xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ, so sánh với indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.96 KB, 24 trang )

1

MỤC LỤC
1 Sơ lược lịch sử phát triển của ngành xuất khẩu cá Tra Việt Nam
2 Tình hình hiện nay về xuất khẩu cá Tra của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu
của Hoa Kỳ
2.1 Tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam
2.2 Tình hình nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ
3 Sử dụng mô hình Kim cương của Micheal Porter để phân tích lợi thế cạnh
tranh của Cá Tra Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ, so sánh với
Indonesia

3.1 Áp mô hình kim cương để phân tích cho Việt Nam
3.1.1 Cơ Hội
3.1.2 Các yếu tố thâm dụng
3.1.3 Điều kiện nhu cầu
3.1.4 Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan
3.1.5 Chiến lược, cấu trúc sự cạnh tranh
3.1.6 Các yếu tố ngoài mô hình có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh của mặt
hàng cá tra của Việt Nam xuất sang Hoa kỳ

3.2 Sử dụng mô hình Kim cương nói trên để phân tích cho cá Tra của
Indonesia (đối thủ cạnh tranh của Việt Nam)

3.2.1 Các yếu tố thâm dụng
3.2.2 Điều kiện nhu cầu
3.2.3 Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan:

3.2.4 Các yếu tố ngoài mô hình
3.3 So sánh tổng hợp lợi thế về ngành này giữa Việt Nam và Indonesia.
I-



Kết luận chung.


2

1. Sơ lược lịch sử phát triển của ngành xuất khẩu cá Tra Việt Nam
Cá tra còn có tên gọi khoa học là Pangasius, là một loại cá da trơn có giá trị dinh
dưỡng cao với hàm lượng mỡ lớn, sống chủ yếu trong nước ngọt. Đây là loài có tốc độ
tăng trưởng tương đối nhanh, tập trung nhiều nhất ở vùng hạ lưu sông Mekong, ở các
nước thuộc Ðông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Cá tra là
loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao và là một trong các loài cá nuôi quan trọng nhất của
khu vực này. Trong đó, Việt Nam với sự ưu đãi từ thiên nhiên đã phát triển một ngành
sản xuất và xuất khẩu cá tra từ rất lâu đời, đặc biệt tập trung ở vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông rạch dày đặc với phù sa bồi đắp
là nơi thích hợp nhất cho sự sinh sống và phát triển của cá da trơn như là cá tra và cá
ba sa. Ngành nghề về hai loại cá này có ở hầu hết các tỉnh trong khu vực và tập trung ở
các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang,…
Từ việc đánh cá có từ thời cổ xưa, từ năm 1940 nghề nuôi cá nước ngọt bắt đầu phổ
biến và phát triển, đa số được nuôi trong ao, đăng quầng, bãi bồi và lồng bè; ngoài ra
có nuôi thả lưới ở hầu hết các con sông trong toàn khu vực.
Cho đến khi nguồn cung dư thừa cho việc tiêu dùng thì cá tra Việt Nam bắt đầu được
xuất khẩu sang các nước lạnh hơn ở phía Tây khoảng vào năm 1990. Ngành xuất khẩu
này tăng trưởng đều đặn cho đến khi thương mại Mỹ trở nên khắt khe và ta vấp phải
các vụ kiện phá giá gần đây.
Năm 1995, ta nhân giống thành công giống cá tra sinh sản vô tính và kể từ đó, nguồn
cung càng dồi dào cho xuất khẩu. Từ khi Việt Nam mở rộng vùng nuôi, sản xuất, xuất
khẩu và sản phẩm từ cá tra tìm được thị trường thì ngành chế biến cá tra như bước
sang một trang mới. Người dân có thêm thu nhập và lợi nhuận lớn từ nghề cá.

Về sự phát triển của ngành này, có thể thấy tốc độ là vượt bậc, thể hiện ở sự tăng lên
lớn về diện tích nuôi trồng, về sản lượng và giá trị xuất khẩu cho đến hôm nay.


3

2. Tình hình hiện nay về xuất khẩu cá Tra của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của
Hoa Kỳ:
2.1 Tình hình hiện nay về xuất khẩu cá Tra của Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến 31-5
đạt hơn 749 triệu USD (giảm 9% so với cùng kỳ). Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 21%
(tương đương 159 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ), thị trường EU chiếm 19%
(tương đương 142 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ). Thị trường như Trung Quốc
có mức tăng trưởng ổn định. Các thị trường Mexico, Colombia, Úc có mức tăng trưởng
âm. Đến nay, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu mở rộng đến 113 quốc gia và vùng lãnh
thổ…

4%

5%

8%

9%


4

2.2 Tình hình nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ:
Được xem là thị trường khó tính và nhiều thách thức đối với Việt Nam, tuy nhiên ta thấy

biểu đồ trên thể hiện lượng cá tra của Việt Nam chiếm gần 90% tổng sản lượng nhập
khẩu loài cá này vào thị trường này và Hoa Kỳ cũng là thị trường có khối lượng và giá
trị nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Năm 2009 là năm đầu tiên cá tra
lọt vào danh sách thủy sản được ưa chuộng tại Mỹ và là một trong những loại thủy sản
có mức tiêu thụ cao tại nước này. Cho đến nay vẫn tiếp tục không ngừng tăng cao. Thể
hiện qua bảng số liệu sau:


5


6

Theo số liệu trên của hiệp hội nghề cá Mỹ ( NMFS) khối lượng nhập khẩu cá tra vào Mỹ
2 tháng đầu năm 2015 đạt hơn 21.269 tấn giảm 10.4% so với 2 tháng đầu năm 2014.
Các nước chính xuất khẩu cá tra vào Mỹ là: Việt Nam với 18.656 tấn giảm 9.8%, Trung
Quốc với 2.514 tấn giảm 10.3%, Burma với 33 tấn tăng 2.23% so với 2 tháng đầu năm
2014.
3 Sử dụng mô hình Kim cương của Micheal Porter để phân tích lợi thế cạnh
tranh của Cá Tra Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ, so sánh với
Indonesia

3.1

Áp mô hình kim cương để phân tích cho Việt Nam

3.1.1 Cơ hội:
- Với lợi thế là quốc gia đứng đầu về sản lượng cá tra ở đồng bằng sông Mekong và
thị hiếu cư dân Hoa Kỳ, có thể nói thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường
đầy tiềm năng cho nhà xuất khẩu cá tra nói riêng và xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam nói chung.
- Mỹ là nước xuất khẩu thứ 4 trên thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu đứng thứ 2
trên thế giới. Về mặt hàng thủy sản, do diện tích và sản lượng cá da trơn ở Mỹ hiện
đang sụt giảm, Mỹ sẽ phải gia tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ
trong nước. Hơn nữa người tiêu dùng Mỹ sinh sống ở vùng lạnh rất thích các loại thực
phẩm giàu Calori như cá tra, đặc biệt là cá tra được nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan,
Indonesia,…
Thứ nhất: Người tiêu dùng Mỹ cho biết sản phẩm của Việt Nam có tính khác biệt so với
các sản phẩm nội địa hay các sản phẩm khác.
Thứ hai: Giá lao động ở Mỹ cao hơn nhiều so với giá lao động sản xuất trong ngành
sản xuất thủy sản ở Việt Nam.
Thứ 3: Việt Nam có thể tận dụng diện tích mặt nước ở các tỉnh miền Tây, ĐBSCL để
nuôi cá tra tiết kiệm chi phí, còn ở Mỹ phải đầu tư cho phần diện tích mặt nước cùng
với trang thiết bị cần thiết phục vụ cho chăn nuôi.


7

Thách thức: Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này gặp phải các rào cản: hàng rào
chống bán phá giá hay những yêu cầu gắt gao về chất lượng và những đối thủ cạnh
trạnh đang ngày càng lớn mạnh như: Thái Lan, Campuchia, Indonesia,…
3.1.2 Các yếu tố thâm dụng:
Thứ nhất là yếu tố tự nhiên
Việt Nam là một trong những nước được thiên nhiên đặc biệt ưu ái. Đặc biệt trong
ngành thuỷ sản, đặc điểm tự nhiên nước ta có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về tài
nguyên, khí hậu và địa điểm, rất thuận lợi cho sự sinh sống của các loại cá da trơn.
Vùng ĐBSCL nước ta được các nhà khoa học minh chứng là “vùng nước vàng” của
hành tinh, với diện tích phù sa và nguồn lợi nước ngọt, nước lợ rất lớn, hệ thống
kênh rạch đan xen đã tạo nên một nơi nuôi cá da trơn cho năng suất cao nhất thế
giới và không đâu trên thế giới việc sinh sản nhân tạo cá giống cho hiệu quả tốt

hơn.
Điều kiện tự nhiên ưu đãi trên Sông Tiền, Sông Hậu với khí hậu cận xích đạo, ôn
hoà, dòng chảy mạnh và lưu lượng nước rất lớn hàng năm. Cá có đủ oxi để thở và
nuôi lớn trong mật độ cao lại không tốn chi phí để quậy nước, tạo dòng chảy trong
bè. Trên 1m3 nước có thể đạt năng suất 120 – 170 kg cá thương phẩm. Bên cạnh
đó, nghề nuôi cũng đã mở rộng từ nuôi bè sang nuôi ao và nuôi trong quầng đăng ở
đuôi các cồn trên sông, tận dụng từng hecta mặt nước trong khu vực để phát triển
ngành nuôi cá.
Hơn nữa, vị trí hạ lưu sông Mê Kong cung cấp một lượng cá giống đáng kể cho
nghề nuôi 2 loại cá tra và cá ba sa, mặc dù lệnh cấm vớt cá tra bột đã được ban
hành và cá giống nhân tạo đã được sử dụng nhiều tuy nhiên, vị trí ở hạ lưu này vẫn
đang đóng góp cho ngư dân một lượng cá giống tự nhiên lớn.


8

Ở Việt Nam hiện có hơn 10.000 bè nuôi cá với hàng ngàn hécta mặt nước tại 7 tỉnh
ĐBSCL là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và
Thành phố Hồ Chí Minh đang nuôi trồng cá tra, basa.
Thứ hai là yếu tố nhân lực
Việt Nam được đặc trưng bởi lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ,
đặc biệt là lao động nuôi cá ở khu vực Đồng Bằng song Cửu Long, tạo điều kiện
phát triển nuôi trồng cá tra với chi phí lao động rất thấp.
Thêm vào đó là đặc điểm của ngư dân nơi đây là rất cần cù, chịu khó và có kinh
nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi cá da trơn, và đặc biệt là rất sáng tạo, có thích
ứng cao trong việc áp dụng nghề nuôi cá phù hợp với khí hậu có nhiều thiên tai của
Việt Nam. Nguồn lao động trong các xí nhiệp tập trung cũng tương đối dồi dào và
nhạy bén, dễ thích nghi với công việc.
Thứ ba là yếu tố tri thức và nguồn vốn (công nghệ)
Công nghệ phát triển rất nhanh, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào nhiều khâu:

như tạo giống mới, chế biến, lưu trữ, vận chuyển…Điều này giúp cho đầu tư vào
ngành cá tra tăng lên nhanh chóng (diện tích nuôi trồng liên tục tăng vượt bậc trong
những năm qua, các doanh nghiệp mạnh dạn mua lại máy móc dây chuyền hiện đại
và nhận chuyển giao kĩ thuật từ các nước tiên tiến), thể hiện qua các mặt sau:

• Khai thác tự nhiên sang chủ động về giống
• Kĩ thuật nuôi đã có nhiều thay đổi, từ cải tiến lồng bè, thiết bị bơm quạt nước, đến


cải tiến thiết bị chế biến
Các doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực trong việc nâng cao năng lực chế biến cũng
như phát huy công suất các phân xưởng nhà máy, đổi mới máy móc thiết bị. Tiêu
biểu năm 2010, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn đăng nhiều ẩn trắc
nhung Cty CP Đầu tư và Phát triển quốc gia IDI (thuộc tập đoàn Sao Mai) đã khởi
công xây dựng nhà máy tinh luyện dầu cá 200 tấn/ngày (tại KCN Vàm Cống – Lấp
Vò – Đồng Tháp) với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng .


9

Thứ 4 là yếu tố cơ sở hạ tầng
Theo yêu cầu của Chính Phủ quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL phù hợp
quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản và quy hoạch kinh tế - xã hội địa
phương trong vùng, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; Phát
triển sản xuất giống, nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra phải gắn liền với việc bảo đảm
thực hiện theo các quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về điều kiện
hoạt động, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; Phát triển
nuôi cá tra công nghiệp bằng cách huy động nguồn lực nhiều thành phần kinh tế,
trong đó Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi cá tra tập
trung, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho công nghiệp chế biến.

Ví dụ: tại Cần Thơ nhằm cung ứng nguồn giống thủy sản chất lượng tốt, hiệu quả
cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân địa phương, thời gian qua, thành phố
Cần Thơ đang thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng (như khu sản xuất giống thủy sản
tập trung), hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực nuôi cá tra…
Thành phố đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống thủy sản cấp I Cần Thơ
tại huyện Vĩnh Thạnh để đưa vào hoạt động trong năm 2015. Ngành nông nghiệp
đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống
chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản trong và ngoài địa bàn. Đồng thời tăng
cường công tác giám sát chất lượng con giống theo quy định.
Đến nay, toàn thành phố có 105 cơ sở và 513 hộ dân chuyên sản xuất và cung ứng
giống thủy sản với diện tích khoảng 966 ha.
3.1.3 Điều kiện nhu cầu:
Nghề nuôi cá tra là một trong những loại hình nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh
nhất trên thế giới. Việt Nam là nơi diễn ra 90% hoạt động nuôi cá tra. Sự phát triển
của ngành nuôi cá tra phần lớn là do nhu cầu tiêu thụ cá tra trên thị trường tăng lên
đáng kể. Nhu cầu cá tra được thể hiện rõ nét qua khả năng tiêu thụ ở thị trường nội
địa và thị trường nước ngoài.
a. Thị trường nội địa.


10

Thị trường với hơn 90 triệu dân quả là mơ ước với bất kỳ quốc gia nào, nhưng tiêu
thụ nội địa vẫn là bài toán khó với ngành nuôi trồng, chế biến cá tra, basa.
Từ những năm 2000, ngành cá tra và basa đã đặt ra vấn đề tiêu thụ trong nước,
thậm chí có lúc đưa ra khẩu hiệu "ăn cá tra mỗi ngày"; song việc tiêu thụ không mấy
thuận lợi. Có hiện tượng phổ biến: "Người ở vùng nuôi tra và basa tiêu thụ ít hơn ở
vùng không nuôi". Tiêu thụ trong nước chủ yếu tập trung tại TP Hồ Chí Minh và
miền Đông Nam bộ chứ không phải vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi
nuôi nhiều cá tra, basa.

Người đang ở vùng nuôi cá tra, basa nhưng ít ăn sản phẩm của mình, là điều đáng
lo ngại, do thực phẩm được tiêu dùng hằng ngày. Nếu người dân không sử dụng
loại thực phẩm này thì họ sẽ chuyển sang thực phẩm khác. Ban đầu, cá tra được
nuôi lồng chủ yếu bán trong nước; nhưng từ khi xuất khẩu phát triển, diện tích và
sản lượng cá tra rất lớn thì tiêu thụ trong nước không chiếm vị trí đáng kể nữa.
Ngoài ra, nhìn chung người dân vẫn quen ăn cá đánh bắt và các loại thịt. Chỉ trong
thời kỳ dịch cúm gia cầm xảy ra, do khan hiếm thực phẩm thì việc tiêu thụ cá tra
trong nước mới "bùng nổ" và giá tiêu thụ trong nước cao hơn bán ra nước ngoài.
Từ khoảng năm 2010 đến nay, tiêu thụ cá tra tại thị trường trong nước không tăng
trưởng nhiều, mặc dù các doanh nghiệp đã có phần tích cực hơn trong công tác
thúc đẩy. Cái lợi của tiêu thụ nội địa là thông qua các siêu thị có thể thu hồi vốn
nhanh, giảm chi phí vận chuyển và không tốn nhiều chi phí quảng bá sản phẩm.
Thời gian vừa qua, các công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm tra, basa đã sơ chế,
các sản phẩm trị giá gia tăng vào siêu thị và lượng tiêu thụ khá mạnh. Theo khảo
sát, hầu hết các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh đều tiêu thụ sản phẩm cá tra, basa dưới
dạng sơ chế cùng các gia vị, các loại rau đặc trưng ăn kèm và các sản phẩm giá trị
gia tăng. Có nhiều thời điểm, các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, basa tiêu thụ
trên thị trường nội địa chiếm gần 90% cho thấy người dân đã quan tâm các sản
phẩm này.
Bên cạnh đó, do việc tuyên truyền quảng bá nhiều năm và việc sản phẩm tiêu thụ
tốt trên các thị trường khó tính đã khiến người dân quan tâm hơn đến cá tra, basa
tươi sống. Cuối năm 2014 và dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, lượng cá tra, basa tươi


11

sống tiêu thụ ở các chợ tăng mạnh, người dân bán cá tại bè cũng đã có lãi, và nếu
họ trực tiếp đưa tới các chợ thì lãi còn cao hơn.
Một số tỉnh ĐBSCL những năm qua có thời điểm tiêu thụ 30% lượng cá tươi sống
sản xuất ra; điều đó cho thấy người dân đã tin tưởng vào mặt hàng này. Nguyên

nhân chủ yếu được đánh giá là do quy trình nuôi cá thân thiện môi trường, đạt các
tiêu chuẩn khắt khe đã tạo dư luận tốt trong người tiêu dùng trong nước.

b. Thị trường nước ngoài.
Trên thực tế giá hàng thủy sản xuất khẩu phần lớn đều cao hơn giá nội địa nên
doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn kinh doanh trong nước. Và đặc biệt
với cá ba sa Việt Nam lại hướng chú tâm ra thị trường xuất khẩu hơn là thị trường
nội địa.
Cá Basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá
thơm ngon hơn so với các loài cá catfish khác. Khác với người dân vùng nhiệt đới
chúng ta, người dân vùng lạnh Bắc Mỹ và Châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm cá ba
sa vì hàm lượng calory lớn, giúp tạo năng lượng tốt cho cơ thể vùng lạnh. Do đó, sự
ăn khớp giữa nhu cầu thị trường nước ngoài với khả năng cung dồi dào của trong
nước đã tạo nên mối giao thương xuất- nhập khẩu có giá trị lớn về ngành cá ba sa
này.
Hiện tại, EU và Mỹ vẫn là 2 khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của
Việt Nam. Sở dĩ cho tới nay, 2 thị trường này vẫn thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt
Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra khi
phân tích lợi thế cá Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ như trên, sự mở rộng của các
nhà nhập khẩu Việt Nam nhắm đến thị trường này có thể mang lại nguồn lợi to lớn
và lâu dài.
3.1.4 Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan:
Nhìn chung, đối với Việt Nam lợi thế chủ yếu tạo ra do nguồn lợi về tự nhiên và lao
động, còn về yếu tố ngành công nghiệp thuộc đẳng cấp thế giới để làm tăng lợi thế


12

cạnh tranh thì Việt nam không có vì trình độ công nghiệp hoá của nước ta đang còn
thấp tương đối so với trình độ của thế giới. Tuy nhiên có thể phân tích 2 ngành công

nghiệp hỗ trợ tốt là công nghiệp chế biến và đông lạnh cá tra.


Tiếp nhận
ng đoạn
nguồn nguyên liệu


u cầu

Đảm bảo về an
toàn vệ sinh thực
phẩm.
Dụng cụ
chuyên chở, thùng
chứa.

Chế biến

Đông
lạnh

Cắt tiết-Fillengâm-Lạng da-Định
hình-rửa-Cân và
phân loại-Quay
thuốc.
Dụng cụ làm

Máy móc:
quay thuốc, soi ký

sinh trùng,…

Máy
móc: Tủ chờ
đông, xe đẩy,
phòng lạnh, tủ
cấp đông,tách
đông, mạ
băng

Đón
g gói và
phân phối

Bao
bì đóng gói:
túi PE,
thùng
carton, …

Công
nghệ làm lạnh

Hóa chất:
chroline, thuốc tăng
trọng (MRT, NaCl)
Ng
CN sản xuất
CN sx thuốc,
ành công

hóa
chất
sản phẩm
kháng sinh, vắc
nghiệp
xin.
CN sản xuất
liên quan
dụng
cụ,
thiết bị sản
và hỗ trợ Công nghệ vi xử lý,
xuất công nghiệp
kiểm tra và xử lý cá.
Ngành câu cá nước
ngọt (=> CN đóng tàu
thuyền), nuôi trồng
thuỷ sản
Ngành nghiên cứu

CN năng
lương: điện, nước
sạch.

CN sản
xuất dụng cụ,
thiết bị sản
xuất công
nghiệp


CN
sản xuất
bao bì và
đóng gói
sản phẩm

CN
đông lạnh

CN
sản xuất
máy móc
và thiết bị
công
nghiệp.

CN
năng lương
điện


13

và phát triển
giống nuôi trồng
Ngành CN sản
xuất dụng cụ,
thiết bị sản xuất
công nghiệp


Ngà
nh
marketing
đầu ra và
phân phối

Quá trình sản xuất cá tra xuất khẩu và tên một số ngành CN liên quan

Thời gian qua, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến cá tra tưởng chừng
đã tới ngưỡng, cùng với đó là hàng loạt khó khăn: áp lực về rào cản kỹ thuật, thuế
chống bán phá giá của các nước nhập khẩu, thiếu nguyên liệu trong các tháng gần
đây v.v. làm cản trở bước đường phát triển của ngành hàng này; thế nhưng, bằng nỗ
lực của nhiều doanh nghiệp cũng như sự đồng hành của các cấp, các ngành, tình
hình chế biến và tiêu thụ cá tra vẫn cho thấy tín hiệu lạc quan.
Các nhà máy chế biến cá tra được hình thành và xây dựng ngày càng nhiều, tọa lạc ở
nơi rất thuận tiện cả đường bộ và đường sông, với dây chuyền và công nghệ cấp
đông hiện đại, hệ thống quản lý, con người, tổ chức sản xuất đến việc áp dụng các
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam và Quốc tế, đảm bảo hàng hóa
làm ra có giá trị và chất lượng tốt khi tiêu thụ trên thị trường thế giới. Những nhà máy
điển hình đã xây dựng như: nhà máy Thủy Sản Đa Quốc Gia (IDI) với công suất 600
tấn nguyên liệu/ ngày, hay công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) vừa đưa vào vận hành
hai nhà máy ché biến cá tra đặt tại Đồng Tháp và Bến Tre. Hai nhà máy chế biến cá
tra này được giới chuyên gia đánh giá là hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay, có tổng
vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế lên tới 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp
đặt hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ đồng bộ tiên tiến nhất của Nhật Bản, Mỹ và
châu Âu…..
3.1.5 Chiến lược, cấu trúc sự cạnh tranh

a. Xuất khẩu cá tra, basa là hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như định
hướng phát triển của nhà nước.



14

Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu
vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những
lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
Với các lợi thế về tự nhiên kể trên, có thể nói trong những năm gần đây, cá tra, cá
basa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thuỷ sản Việt Nam, góp phần vào sự
tăng trưởng và phát triển của xuất khẩu thuỷ sản nói riêng và tăng trưởng Việt Nam
nói chung. Được nuôi chủ yếu ở “vùng nước vàng” ĐBSCL hiếm hoi của hành tinh,
nơi nuôi cá da trơn cho năng suất cao nhất thế giới và không đâu trên thế giới việc
sinh sản nhân tạo cá giống cho hiệu quả tốt hơn nên cá tra, cá basa Việt Nam là loại
thịt cá trắng, rẻ, giàu chất dinh dưỡng và omega-3, có lợi cho sức khoẻ, thịt cá thơm
ngon hơn các loại cá da trơn khác và thậm chí là hơn cả chất lượng cá ở các nước
khác. Hiện nay cá tra xuất khẩu sang 163 nước (năm 2006 chỉ có 65 nước), chiếm
khoảng 95% thị trường cá phile trên thế giới, sản lượng 1.5 triệu tấn mỗi năm. GS
Michael Porter, chiến lược gia số 1 thế giới về cạnh tranh, từng nhận xét rằng: Lợi thế
cạnh tranh của Việt Nam chính là sự khác biệt dựa trên nền nông nghiệp. Có thể coi
cá tra là một sự khác biệt mang tính lợi thế tối ưu, khi nhiều nước có đặc điểm khí
hậu tương tự, nhưng không thể nhân giống và xuất khẩu thành công như Việt Nam.

b. Các chiến lược của ngành nuôi trồng cá tra, cá basa tạo nên lợi thế cạnh tranh xuất
khẩu cá tra, cá basa:
b.1. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
Về xuất khẩu cá da trơn Việt nam, lấy mốc thời điểm công ty xuất khẩu Agifish xuất
khẩu lô hàng đầu tiên sang Úc năm 1987 thì mãi đến năm 1997, cá tra và basa mới
thực sự xâm nhập thị trường quốc tế. Giai đoạn này chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ và đã
chiếm gần hết thị trường cá da trơn nhập khẩu ở Mỹ. Giai đoạn đầu, việc xuất khẩu
chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên là chính. Thế nhưng khi các đơn đặt hàng xuất

khẩu ngày càng tăng thì việc khai thác tự nhiên không còn hiệu quả. Để duy trì phát
triển lâu dài bền vững, đòi hỏi các công ty xuất khẩu thuỷ sản phải tính đến việc sinh
sản nhân tạo để bảo đảm sản lượng. Việc sinh sản nhân tạo này đã giúp nghề nuôi


15

các loại cá này từ phụ thuộc nguồn cá giống trong tự nhiên, sang chủ động hơn về
giống, chi phí giống thấp mà chất lượng và số lượng giống lại đảm bảo.
Hơn nữa để tạo thế cạnh tranh về sản lượng lẫn chất lượng, kỹ thuật nuôi cá cũng
được cải tiến như thiết bị lồng bè, thiết bị bơm quạt, thiết bị chế biến, mở rộng từ nuôi
bè sang nuôi quầng đăng ở đuôi các cồn trên sông, tận dụng từng hecta mặt nước để
phát triển ngành nuôi cá.
Để có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật.. thì chất lượng
sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Phải kể đến thị trường EU là thị
trường tiêu thụ chính của cá tra Việt Nam. Để xuất khẩu được cá vào thị trường EU,
cá chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu
(Global GAP). Ngoài ra còn có SQF (bao gồm SQF 2000 CM và SQF 1000 CM): tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu cầu cần thiết trong hệ thống quản lý chất
lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối với an toàn thực phẩm và chất lượng cũng
như thẩm tra/giám sát các phương thức kiểm soát
Hiện nay các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là phile cá tra, cá basa đông
lạnh, các sản phẩm đã qua chế biến còn thấp, giá trị kinh tế chưa cao. Chính vì thế
việc đa dạng hoá các sản phẩm theo hướng đã qua chế biến hay các sản phẩm phụ
từ cá có thể mở ra các hướng đi mới, tăng giá trị xuất khẩu và giảm rủi ro khi khủng
hoảng thừa diễn ra. Các sản phẩm ấy hiện đang được đầu tư phát triển đó là dầu và
bột cá tra, cá basa.
Tuy nhiên chất lượng cũng còn là 1 điểm yếu của cá tra, basa Việt Nam. Do chưa
quen với kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế nên vẫn còn nhiều vụ cá tra, cá basa nhiễm
khuẩn. Hơn nữa việc các nước liên tục đặt ra các rào cản phi thuế quan về kỹ thuật

lại càng khiến cho tình hình xuất khẩu Việt Nam càng gặp nhiều "sóng gió". Trong
năm qua, hầu hết các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục có các rào cản
thương mại như vụ kiện chống phá giá tôm, tên gọi catfish đối với cá tra ở Mỹ, vấn đề
dư lượng trifluralin trong tôm nuôi ở Nhật và mới đây là cá tra bị Quỹ Quốc tế bảo vệ
thiên nhiên (WWF) ở một số nước châu Âu đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang


16

hướng dẫn người tiêu dùng. Thách thức hiện tại của cá tra cá basa Việt Nam ngoài
việc bảo vệ danh tiếng hiện tại, còn là việc không ngừng cải tiến chất lượng để phù
hợp vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quốc tế.

b.2. Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp
Tận dụng đường cong kinh nghiệm: Việt Nam vốn bao đời quen với nghề đánh bắt,
nuôi trồng cá. Kinh nghiệm cha truyền con nối giúp người nuôi cá tiết kiệm chi phí,
chất lượng ổn định. Ngoài việc đạt ưu thế về chất lượng thì các sản phẩm cá tra,
basa Việt Nam còn hấp dẫn người tiêu dùng bởi giá rẻ. Chi phí thấp của cá ba sa Việt
Nam có thể được chứng minh qua bảng so sánh chi phí nuôi cá ở Việt Nam và Mỹ :

Việt nam

Mỹ

Con giống nhân tạo, rẻ, cá nuôi ở bè
trên sông có dòng chảy liên tục nên cá lớn
nhanh, ít nhiễm bệnh
Thức ăn nuôi cá chủ yếu đều do
nông dân tự tìm chế biến như: tấm, cám,
bắp, rau muống, bí đỏ, khoai lang, cá tươi

hoặc cá khô. Đáng chú ý là vào mùa lũ,
nguồn cá tạp rất nhiều, nông dân vớt chúng
cho cá ăn. Nhờ những yếu tố trên nên giá
thành bình quân 1 kg thức ăn tự chế chỉ
1.800-2.000 đồng
Sông Tiền và sông Hậu là hai con
sông có lưu lượng nước khá lớn (nhất là
mùa lũ) nên cũng có khả năng tự điều chỉnh
nhằm cân bằng hệ sinh thái. Điều này giúp
nông dân có thể nuôi được cá với mật độ
dày, cho năng suất cao, trên 1m3 nước có
thể đạt năng suất 150-170 kg cá basa hoặc

Tỷ lệ cá giống thả nuôi cho thu
hoạch ở Mỹ là 30% vì chim ăn (Chính phủ
Mỹ có luật bảo vệ chim muông nên không
ai dám bắn) nên hao hụt tới 70%


17

cá tra thương phẩm
Do nước chảy xiết nên có đủ lượng
Tại Mỹ thường nuôi cá trong hồ,
ôxy cho cá, không cần phải chi phí thêm
không thể nuôi với mật độ dày lại phải đầu
hoặc chỉ phải chi phí ít cho công nghệ quậy tư cho công nghệ quậy nước khiến giá cá
nước để tạo thành dòng chảy trong bè, giảm bị đẩy lên cao
được chi phí đầu vào
khu vực ĐBSCL không có mùa đông

Cá ở Mỹ chỉ lớn trong khoảng thời
nên cá có thể lớn quanh năm. Con giống
gian 7-8 tháng, thời gian còn lại chỉ “ngủ
nhân tạo, rẻ, cá nuôi ở bè trên sông có dòng đông”, không lớn hoặc lớn chậm
chảy liên tục nên cá lớn nhanh, ít nhiễm
bệnh
Chi phí lao động rẻ (khoảng 600.000
đồng/ người/tháng.

b.3. Chiến lược hội nhập theo hàng dọc:
Về việc phối hợp giữa nhà xuất khẩu và người nuôi cá còn nhiều bất cập. Hai chủ thể
này hay xảy ra mâu thuẫn, mới chỉ manh nha hình thành mối liên kết trong những
năm gần đây. Ví dụ điển hình của sự liên kết ấy là công ty xuất khẩu Agifish đã thành
lập “CLB 20000 tấn cá”, liên kết các hộ nuôi cá lại, định hướng sản lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm, phòng tránh rủi ro, 2 bên cùng có lợi, và là 1 trong những điều kiện
vay vốn ngân hàng. Hay như công ty IDI có điều khoản “đồng sanh cộng tử”, giúp các
hộ nuôi cá trong các giai đoạn khó khăn, bao tiêu sản phẩm.
Thế nhưng sự liên kết ấy chưa tạo thành hệ thống liên kết thật sự. Tình trạng nuôi cá
tràn lan theo phong trào, chưa có quy hoạch cụ thể, đã dẫn đến các đợt khủng hoảng
thừa năm 2008 làm giá tra, cá basa giảm. Rồi khủng hoảng năm 2009 khiến chi phí
sản xuất tăng. Ngư dân không thiết tha nên treo ao, ngừng nuôi cá, khiến nguồn cung
giảm.


18

3.1.6 Các yếu tố ngoài mô hình có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh của mặt
hàng cá tra của Việt Nam xuất sang Hoa kỳ

a. Một số chính sách của Chính phủ Việt Nam gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành:

Hỗ trợ về mặt tài chính: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3-5 đầu cho doanh
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản mới thành lập dành thuế ưu đãi cho các doanh
nghiệp tuân thủ đúng công tác bảo vệ môi trường
Theo quy định tại Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất
khẩu sản phẩm cá tra, đến hết ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm
phải áp dụng và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế
phù hợp
Hơn một năm kể từ khi Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) về nuôi, chế biến và
XK sản phẩm cá tra chính thức có hiệu lực thi hành, những điểm “ổn” thì hạn chế mà
“bất ổn” lại khá nhiều. Trong suốt quá trình từ khi NĐ 36 có hiệu lực thi hành đến nay,
các quy định tại Điểm b, c, Khoản 3, Điều 6 về sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK
có hàm lượng nước không được vượt quá 83%, tỷ lệ mạ băng không được vượt quá
10% vẫn được DN đánh giá là gây nhiều khó khăn cho DN hơn cả.

Các chính sách và quyết định trên đã gây tác động không nhỏ đến ngành chế biến và
xuất khẩu cá tra và cá ba sa của Việt Nam: Thứ nhất, giúp đảm bảo an toàn cho
người tiêu dùng Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu; hướng dẫn
nông dân thực hiện đi đôi với việc tìm kiếm,...Thứ hai, điều chỉnh hoạt động sản xuất
và xuất khẩu hướng bảo vệ và thân thiện với môi trường. Nó đóng góp phần lớn vào
việc giảm thiểu các trường hợp trả hàng và hủy hàng do không đúng tiêu chuẩn.

b. Một số chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành:
Theo Thông tin Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) năm 2014,
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố lại kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính
thuế chống bán phá giá lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1-8-2011 đến 31-7-2012 (POR 9)


19

đối với sản phẩm phi lê cá tra đông lạnh nhập từ Việt Nam. Mức thuế chống bán phá

giá riêng rẽ của công ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp được giảm còn 0 USD
thay vì 0,03 USD/kg trước đó. Trong khi đó, các công ty bị đơn tự nguyện đều tăng
so với mức thuế cuối cùng đã công bố hồi cuối tháng 3 vừa qua, từ 0,42 USD/kg lên
mức 1,2 USD/kg.
Trước đó, DOC đã công bố kết quả của đợt xem xét hành chính lần thứ 9 về vụ
kiện chống bán phá giá cá tra tại thị trường Mỹ áp dụng đối với các lô hàng xuất khẩu từ
ngày 1-8-2011 đến 31-7-2012.
Theo quyết định này, mức thuế của 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc đối với Công ty
Vĩnh Hoàn là 0,03 USD/kg và Công ty Hùng Vương là 1,2 USD/kg. Riêng mức thuế
suất toàn quốc là 2,11 USD/kg không thay đổi so với kết quả sơ bộ, còn mức thuế
riêng lẻ là 0,42 USD/kg.
Tổng Thư ký VASEP, cho biết DOC vẫn giữ nguyên quan điểm và lập luận trong việc
chọn Indonesia là quốc gia tính giá trị thay thế bất chấp những phản đối quyết liệt từ
các doanh nghiệp. Indonesia không nằm trong danh sách các nước có nền kinh tế
tương đồng với Việt Nam, việc chọn quốc gia này để tính biên độ phá giá là không
phù hợp.
Theo VASEP, chỉ số GNI của Indonesia gấp đôi Việt Nam và GDP gấp 4 lần Việt
Nam. Do đó các giá trị thay thế của Indonesia mà DOC áp dụng cho Việt Nam như
giá cá sống, con giống, thức ăn, phụ phẩm… chênh lệch lớn giữa ngành chăn nuôi
cá Việt Nam và Indonesia dẫn đến kết quả cuối cùng gây thiệt hại lớn cho doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Nếu DOC chấp nhận chọn Bangladesh có mối
tương đồng với Việt Nam để tính biên độ phá giá sẽ chính xác hơn.

3.2 Sử dụng mô hình Kim cương nói trên để phân tích cho cá Tra của Indonesia (đối thủ
cạnh tranh của Việt Nam)
Theo đánh giá của Fis, sẽ chẳng mấy chốc, cá da trơn của Indonesia sẽ vượt qua Việt
Nam và giành vị thế đầu bảng về xuất khẩu. Thành công của Indonesia không chỉ nhờ
"thiên thời" mà còn do chiến lược xây dựng thương hiệu rất hiệu quả từ việc quan tâm
tới chất lượng và phân phối.
3.2.1 Các yếu tố thâm dụng



20

Thứ nhất là yếu tố tự nhiên
Tại Indonesia, sông Batanghari ở Jambi được nhận định là khu vực đầy tiềm năng
để trở thành khu vực sản xuất cá tra lớn nhất nước do có điều kiện thủy lưu tương
tự như sông Mê kông. Theo Tổng cục Nuôi trồng thủy sản Indonesia (DGFC), nước
này đang xây dựng kế hoạch đẩy mạnh sản xuất cá tra để đạt mục tiêu trở thành
nước sản xuất cá tra hàng đầu thế giới. Với lợi thế về mạng lưới sông, hồ, ao nuôi
và nguồn cá tra bố mẹ, Indonesia sẽ đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ kỹ thuật để
tăng sản lượng cá tra nuôi.
Thứ hai là yếu tố nhân lực
Ngư dân Indonesia cũng có truyền thống, kinh nghiệm gắn bó lâu với nghề đánh
bắt và nuôi trồng cá da trơn. Họ cũng có ý thức cao về môi trường, những tác động
xấu cho môi trường nước bởi việc nuôi cá tra, luôn được Nhà nước quan tâm đề
phòng. Ngư dân lẫn công nhân trong các xí nghiệp chế biến am hiểu khá tốt về kĩ
thuật và có khả năng chuyên môn cao. Như vậy, người Indonesia thuận lợi hơn ở
chỗ họ có trình độ ý thức môi trường cao hơn.
Yếu tố tri thức , nguồn vốn ( công nghệ), cơ sở hạ tầng:
Cũng tương tự như ở Việt Nam, công nghệ cao được áp dụng rộng rãi trong 2
khâu: nuôi trồng và chế biến. Người Indonesia luôn có kĩ thuật và phương pháp
mới đối với nghề nuôi cá, có sự dầu tư tăng vượt bậc vào ngành. Tuy nhiên
Indonesia có ưu thế vượt bậc hơn Việt Nam ở 2 điểm sau:



Công nghệ áp dụng thường tiên tiến hơn và đi trước thời đại so với Việt

Nam. Các trung tâm nghiên cứu lớn về nông sản và thủy sản của Indonesia luôn

thể hiện được tầm quan trọng và tính hiệu quả của mình trong việc giúp cho
ngành này của Indonesia.

Vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và sự dễ dàng trong lưu thông tài chính vượt
hơn hẳn so với Việt Nam.


21

Chưa kể đến lợi thế là các doanh nghiệp Indonesia trước khi tấn công bất cứ thị
trường nào thì công tác nghiên cứu thói quen tiêu dùng cuối của người tiêu dùng
tại thị trường đó rất được các doanh nghiệp coi trọng nên khả năng đáp ứng yêu
cầu thị trường rất cao. Theo một doanh nghiệp XK thủy sản hàng đầu Indonesia,
doanh nghiệp nước này không ngần ngại bỏ thời gian và chi phí ra nghiên cứu
khâu tiếp thị bán hàng, tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, từ những thông tin
nhỏ nhưng quan trọng như: người tiêu dùng cuối cùng tại Mỹ hay EU thích quy
cách đóng gói sản phẩm thế nào, cách thức họ chế biến cá ra sao…; từ đó, doanh
nghiệp sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với thị trường
Như vậy, so ra tự nhiên tốt hơn và lao động dồi dào hơn hẳn thì Việt Nam có thể ăn
chắc Indonesia ở yếu tố cơ bản nhưng lợi thế cạnh tranh được quyết định còn là
phải nhờ vào yếu tố tăng cường. Hiện tại, Việt Nam gặp phải thách thức lớn từ
Indonesia mà nếu không nỗ lực mạnh hơn nữa trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp

3.2.2

Điều kiện nhu cầu

Do thói quen tiêu dùng thủy sản của người dân và chính sách thúc đẩy tiêu thụ nội
địa của chính phủ, nhu cầu thủy sản tại Inđônêxia liên tục tăng. Năm 2009, tiêu thụ
thủy sản nội địa bình quân đạt 30,17 kg/người/năm, tăng trung bình 5,96% so với

năm 2005, riêng từ năm 2008 - 2009 tăng 7,75%.
Năm 2010, Liên đoàn Nghề cá Inđônêxia công bố lượng tiêu thụ nội địa các mặt
hàng thủy sản ít nhất là 9 triệu tấn/năm, gồm 6 triệu tấn tiêu dùng và 3 triệu tấn làm
nguyên liệu để chế biến. Mức tối thiểu là 30,17 kg/người/năm. Hiện nay, mục tiêu
của Bộ Hàng hải và Thủy sản Inđônêxia là đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong
nước lên mức 38 kg/người.
Bộ Nghề cá và Hàng hải Inđônêxia đã triển khai nhiều chương trình, như tăng khả
năng cạnh tranh thông qua việc cải thiện năng suất, hiệu quả và chất lượng nhằm
phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu tiêu thụ nội địa đồng thời thực hiện chính sách cắt
giảm hạn ngạch NK. Trên thực tế, trong một vài tháng có thời tiết xấu, sản lượng
thủy sản khai thác biển không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong nước, chính
phủ Inđônêxia mới cho phép NK thủy sản.


22

3.2.3 Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan:
Cũng tương tự như Việt Nam, Indonesia cũng nằm trong nhóm các nước đang tiến
hành công nghiệp hoá và so sánh với các nước tiên tiến khác trên thế giới như Mỹ,
Nhật, EU thì không bằng nên cũng không thể có được sự vượt bậc gì để có thể tạo
nên lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật nhằm kéo ngành sản xuất cá tra lên
tương ứng.
Tuy nhiên, khi so sánh tương đối với Việt Nam thì trình độ công nghiệp và tiến bộ
kỹ thuật của Indonesia có phần hơn hẳn. các ngành sản xuất máy móc và thiết bị
phục vụ chế biến thuỷ sản như đã nhắc đến ở phần phân tích của Việt Nam thì
Indonesia khác Việt Nam ở chỗ có thể chủ động hơn về lĩnh vực thiết kế và sản
xuất ra các loại máy móc cơ bản và do đó không phải nhập khẩu quá nhiều như
Việt Nam. Vì vậy, tính theo hiệu suát lợi nhuận, Indonesia có thể hơn hẳn.

3.3.4 Các yếu tố ngoài mô hình

Theo Tổng cục Nuôi trồng thủy sản Indonesia (DGFC), nước này đang xây dựng kế
hoạch đẩy mạnh sản xuất cá tra để đạt mục tiêu trở thành nước sản xuất cá tra hàng
đầu thế giới. Với lợi thế về mạng lưới sông, hồ, ao nuôi và nguồn cá tra bố mẹ,
Indonesia sẽ đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ kỹ thuật để tăng sản lượng nuôi cá tra.
Điều này có liên quan tới chính sách của Bộ Thủy sản Indonesia khi chỉ đạo chọn cá
tra làm mặt hàng chủ lực cho ngành công nghiệp thủy sản. Cá tra cũng được Bộ
Hàng hải và Nghề cá Indonesia (MMAF) coi là một trong những mặt hàng chủ chốt
trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kết Luận


23

Hiện nay, ngoài 4 nước trong hạ lưu sông MêKông đã có nghề nuôi cá tra truyền
thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, loài cá này còn được một số nước
khác ở Đông Nam Á như Philippines, Indonesia... đẩy mạnh sản xuất bởi nhìn thấy
được những triển vọng kinh tế mà ngành này mang lại.

Mười năm qua, từ một loài cá bản địa, khai thác tự nhiên, con cá tra đã phát triển và
trở thành sản phẩm chiến lược của Việt Nam. Hiện, cá tra Việt Nam đã được xuất
khẩu đến 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt
ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2%
GDP của cả nước.
Nhóm sản phẩm cá tra chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển thủy
sản cả nước bởi chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ để nuôi (khoảng 6.000 ha mặt
nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm) nhưng lại có năng lực cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn ĐBSCL.
Cho đến nay, cá tra Việt Nam vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về

nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết
định về giá. Song, thực tế lại diễn ra trái ngược khi sản phẩm cá tra liên tục bị nước
ngoài ép giá. Giải thích cho nghịch lý này cá tra Việt Nam ngày càng mất vị thế, tính
cạnh tranh trên thị trường thế giới bởi các doanh nghiệp cạnh tranh nội bộ, bán phá
giá, bán hàng kém chất lượng. Vi vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện vấn
đề này để nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh của mặt hàng này.


24



×