Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO THÁI LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.75 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
o0o
Đề tài:
VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA
M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO THÁI
LAN
Nhóm thực hiện: 5
Văn Công Mùi
Phạm Thị Ngọc Lâm
Phạm Thị Kiều Oanh
Phan Hà Vi
Phạm Thị Hiền
Chanthamaly Bounsong
Paliya Sengaloun
Lớp: TMA301(1-1112).1_LT
Giảng viên hướng dẫn: THS. Vũ Hoàng Việt

Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2011
Bảng phân công nhiệm vụ
STT Họ và tên
MSV
Nhiệm vụ
1 Văn Công Mùi
09510105906
- Làm phần chiến lược, cơ cấu và môi
trường cạnh tranh ngành.
- Bổ sung và hoàn thiện phần chính phủ
và cơ hội.
2 Phạm Thị Ngọc Lâm


0951010134
- Làm phần: điều kiện cầu, bài học cho
Việt Nam.
- Chỉnh sửa, bổ sung,hoàn thiện, kiểm
tra cuối cùng, in và nôp tiểu luận.
3 Phan Hà Vi
0951020177
- Viết phần mở đầu, cở sở lí luận và kết
luận cho tiểu luận.
- Bổ sung và chỉnh sửa bài tiểu luận
4 Phạm Thị Kiều Oanh
0951020204
- Làm phần: điều kiện các yếu tố sản
xuất, mối quan hệ giữa các yếu tố trong
mô hình
- Mục luc, bìa
- Bổ sung và tổng hợp lại toàn bộ bài
tiểu luận
5 Phạm Thị Hiền
0951010868
- Làm phần: các ngành hỗ trợ và có liên
quan
6 Chanthamaly Bounsong
0951010880
- Làm phần chính phủ và cơ hội
7 Paliya Sengaloun
0751000472
- Làm phần chính phủ và cơ hội
2
MỤC LỤC

I. Khái quát chung 5
1. Cơ sở lý thuyết 5
2. Tổng quát về Thái Lan 6
3. Đôi nét về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo
của Thái Lan 7
II. Các nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của M.Porter 7
1. Điều kiện yếu tố sản xuất 7
2. Nhu cầu trong nước 11
3. Các ngành hỗ trợ và liên quan 12
4. Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh 14
5. Vai trò của Chính phủ 16
6. Cơ hội 18
III. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình kim cương 18
1. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường
cạnh tranh ngành với điều kiện các yếu tố sản xuất 19
2. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường
cạnh tranh ngành với điều kiện cầu 19
3. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường
cạnh tranh ngành với các ngành hỗ trợ và có liên quan 20
4. Mối quan hệ giữa điều kiện các yếu tố sản xuất
với điều kiện cầu 20
5. Mối quan hệ giữa điều kiện yếu tố sản xuất với các
ngành hỗ trợ và có liên quan 21
6. Mối quan hệ giữa điều kiện cầu
với các ngành hỗ trợ và có liên quan 21
7. Mối quan hệ giữa chính phủ và cơ hội với các yếu tố còn lại 22
IV. Bài học cho Việt Nam 23
3
MỞ ĐẦU
Hiện nay, tính cạnh tranh của một quốc gia, một ngành kinh tế, hay một

sản phẩm là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các ngành công
nghiệp khi bước vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực thế giới.Vấn đề này đã
được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, sơ khai trong các lý thuyết cổ điển
và dần hoàn thiện trong các lý thuyết mới. Một trong số đó phải kể tới Michael
Porter – cha đẻ của lợi thế cạnh tranh, với lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia
( National Competitive Advantage).Đây được xem là lý thuyết tiếp cận thương
mại quốc tế toàn diện, đầy đủ nhất, kết hợp được các cách giải thích khác nhau
trong các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái
niệm khá quan trọng : lợi thế cạnh tranh quốc gia. Cũng chính vì điểm tiến bộ
đó, rất nhiều quốc gia, nhiều ngành kinh tế, nhiều sản phẩm đã vận dụng lý
thuyết này để tạo tính cạnh tranh cho mình. Sự cạnh tranh của mặt hàng gạo
Thái Lan là một ví dụ điển hình với việc trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới từ năm 1962, khi Myanmar đánh mất vị trí số một trên thị trường lương
thực toàn cầu.
Việc nghiên cứu sự vận dụng mô hình kim cương cho mặt hàng gạo Thái là
việc làm cần thiết để rút ra bài học quý báu cho Việt Nam, nước có mặt hàng
gạo không quá khác biệt về chủng loại và chất lượng so với gạo Thái và cũng là
nước xuất khẩu gạo thứ hai sau Thái Lan trên thế giới. Đặc biệt là hiện nay, các
chuyên gia Thái Lan và châu Âu nhận định rằng với chính sách bảo hộ giá gạo
của Chính phủ Thái Lan sẽ khiến Thái Lan mất vị trí số 1 trong bản đồ xuất
khẩu gạo thế giới vào tay Việt Nam.
Quá trình nghiên cứu vấn đề được thực hiện qua việc thu thập, phân tích
các tài liệu có liên quan đến điều kiện các yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các
ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và môi trường
cạnh tranh ngành của mặt hàng gạo Thái , các bài báo, các tác phẩm nghiên cứu
của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đã được công bố, các tài liệu,
giáo trình môn chính sách thương mại quốc tế, các số liệu thống kê, các nguồn
thông tin trên website, các phương tiện thông tin đại chúng…
4
I. Khái quát chung

1. Cơ sở lý thuyết
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc
gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế
tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực
tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị
trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh
quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh. Thực chất lợi thế so sánh chỉ
là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia
hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài
nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi
là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở
cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho
sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung
cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư
hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.
Lý thuyết cạnh tranh quốc gia giải thích tại sao một số quốc gia lại có
được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm( có lợi thế cạnh tranh
một số sản phẩm). Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng
khả năng cạnh tranh của một nền công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả
năng sáng tạo và đổi mới của ngành.Theo ông, khi thế giới cạnh tranh mang tính
chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối
hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia
được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương
trường quốc tế. Theo lý thuyết này lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở
sự liên kết của bốn nhóm yếu tố , tao thành mô hình kim cương ( diamond) theo
như sơ đồ sau:

5
Trong đó, bốn yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả
năng cạnh tranh quốc gia bao gồm: điều kiện các yếu tố sản xuất; điều kiện về

cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và môi
trường cạnh tranh ngành. Ngoài ra còn có hai yểu tố khác có thể tác động tới
bốn yếu tố cơ bản trên, đó là : chính sách của Chính phủ và cơ hội. Michael
Porter cho rằng thành công hay hay thất bại của một quốc gia trong một ngành
công nghiệp cạnh tranh quốc tế phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ tinh vi
của các nhân tố quyết định trong “mô hình kim cương” và một quốc gia chỉ
thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nâng cấp được lợi thế để
vượt qua những bất lợi về các nhân tố. Lợi thế cạnh tranh lâu dài chỉ có thể đạt
được nhờ đổi mới và nâng cấp liên tục lợi thế cạnh tranh.
2. Tổng qua về Thái Lan
Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจกรไทย Racha-anachakra
Thai), thường gọi là Thái Lan, là mộtquốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía
Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp
vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Thái Lan
là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua. Thái Lan có diện tích
513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64
triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.Từ
6
Chiến lược, cơ cấu và môi
trường cạnh tranh ngành
Điều kiện về cầuĐiều kiện các yếu
tố sản xuất
Các ngành hỗ trợ và
có liên quan
Chính phủ
Cơ hội
năm 1985 đến 1995, kinh tế Thái Lan phát triển nhanh và trở thành nước công
nghiệp mới trong đó du lịch có những điểm đến nổi tiếng như Pattaya, Băng Cốc
và Phuket và xuất khẩu đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.
3. Đôi nét về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo của Thái

Lan
- Về sản xuất: Thái Lan có 3,7 triệu hộ gia đình, chiếm 66% của 5,6 triệu hộ
nông dân trồng lúa trong cả nước; với diện tích trồng lúa khoảng 62-66 triệu
rai, đạt sản lượng là 24 – 27,2 triệu tấn thóc/năm, chiếm 4% sản lượng thế
giới. 80% diện tích trồng lúa nằm ở khu vực có mưa.
- Về chế biến: Thái Lan có khoảng 40.000 nhà máy xay sát thuộc cỡ vừa và
nhỏ nằm rải rác ở các vùng nông thôn.
- Về thị trường trong nước: Mỗi năm Thái Lan tiêu dùng nội địa khoảng 13,6-
14,2 triệu tấn thóc, trong đó 10-10,3 triệu tấn dùng trong tiêu dùng trực tiếp,
1-1,1 triệu tấn làm giống và chế biến thức ăn gia súc, còn lại để chế biến
khác.
- Thị trường nước ngoài: Thái Lan có thu nhập từ việc xuất khẩu gạo là 70-80
tỷ Baht ( tương đương 1,583 triệu USD), đứng thứ nhất trên thế giới, chiếm
27% thị phần gạo trên thế giới. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu 5,6-7,5 triệu tấn
gạo, trong đó gạo có chất lượng tốt chiếm 56,7%, chất lượng trung bình
chiếm 6,6%, gạo chất lượng thấp 18,5%, gạo sấy 28,1%. Dự kiến năm 2004
Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo.
II. Các nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của M. Porter
1. Điều kiện các yếu tố sản xuất.
Dựa vào lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter,ta có thể
giải thích tại sao Thái Lan lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất gạo
đồng thời là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo thông qua việc phân tích
nhân tố thứ nhất trong khối kim cương của M.Porter là điều kiện các yếu tố sản
xuất.
Sự phong phú dồi dào của các yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với
lợi thế cạnh tranh quốc gia, Thái Lan có lợi thế hơn khi sản xuất và xuất khẩu
7
lúa gạo sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào mà quốc gia có nhiều. Trước hết phải
kể đến nhóm các yếu tố cơ bản bao gồm: đất đai, khí hậu, thủy lợi, giống lúa,
phân bón, lao động giản đơn.

• Vị trí địa lý
Thái Lan nằm trong khu vực Đông Nam Á
với diện tích khoảng 514000 km2 trên bề
mặt Trái Đất với tổng diện tích đất khô là
511770 km2 và diện tích đất ngập nước là
2230 km2. Thái Lan có hai hệ thống sông
chính là sông Chao Phraya và sông Mê
Kông ngoài ra còn có sông Wang, Nan,
Yom và Ping thuộc hệ thống song Chao
Phraya cung cấp nguồn nước cho sản xuất
nông nghiệp.
Như vậy, với diện tích rộng lớn đông
bằng cùng với hệ thống sông ngòi dẫn
nước quanh năm thì Thái Lan là đất nước
có vị trí địa lý thuận lợi để sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là với lúa nước. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước lân
cận như Việt Nam, Mianma, Ấn Độ…
• Đất đai
Thái Lan có tổng diện tích đất khoảng 51,4 tiệu ha, trong đó diện tích đất
trồng lúa chiếm 9,6 triệu ha mà phần lớn nằm trong khu vực Đông Bắc với diện
tích 4,8 triệu ha. Khoảng hai phần năm diện tích của Thái Lan được bao phủ bởi
các dãy núi, đồi núi cản trở việc trồng trọt. Tuy nhiên, theo thông tin chi tiết đã
được thông qua các cuộc điều tra thì phải có khoảng một phần mười trong số đó
được chuyển đổi với mục đích nông nghiệp. Hiện nay, đất canh tác chiếm
khoảng 34% diện tích đất trồng trọt, đất trồng cây lâu năm chiếm 6%, đồng cỏ
vĩnh viễn là 2%, rừng và đất trồng rừng chiếm 26% còn lại 32% là đất phục vụ
mục đích khác. Từ những số liệu trên có thể thấy được phần lớn diện tích đất
nông nghiệp ở Thái Lan được sử dụng để trồng lúa.
8
• Khí hậu

Khí hậu Thái Lan là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng với nhiệt
độ trung bình hàng năm là 28,1
o
C ( từ 9,9 – 39,9
o
C). Lượng mưa trung bình
hàng năm tại Bangkok là 1418 mm (từ 870 – 2072 mm), 85,8% tập trung từ
tháng 5 đến tháng 10. Thái lan có bốn mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1
đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng
10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra
vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam,
nhiệt độ thường từ 32
o
C vào tháng 12 và lên tới 35
o
C vào tháng 4 hàng năm.
Đây là khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á giúp Thái Lan phát triển nông
nghiệp các cây nhiệt đới, đặc biệt sản xuất lúa gạo có lợi thế cạnh tranh cao.
• Thủy lợi
Hai hệ thống sông chính của Thái Lan là Chao Phraya và Mê Kông.Hai
con sông này cũng hỗ trợ thủy lợi cho nền kinh tế nông nghiệp của Thái Lan.
Ngoài hai hệ thống sông lớn còn có một số hệ thống sông và các sông khác từ
các vùng đất trong phạm vi biên giới của Thái Lan vào Vịnh Thái Lan và biển
Andama.Các lưu vực sông Chao Phraya là con sông có hệ thống thủy lợi lớn
nhất ở Thái Lan, bao gồm khoảng 35% đất của quốc gia, và thoát nước có diện
tích 157.924 km ². Sông Mê Kông là con sông dài thứ 11 trên thế giới và lớn
thứ 12 theo thể tích (xả 475 km
3
nước hàng năm). Chiều dài ước tính của sông là
4880 km và tưới tiêu cho gần 810 000 km

2
. Mê Kông là hệ thống sông lớn thứ
hai sau sông Chao Phraya.
• Giống lúa
Thái Lan có nguồn gen dồi dào về giống lúa. Ngân hàng gen có hơn
24.000 dòng/giống. Gần 100 giống lúa cải tiến đã được công nhận đưa vào sản
xuất. Giống lúa nổi tiếng nhất là KHAO DAWK MALI 105 (HOM MALI) hay
còn gọi là HƯƠNG NHÀI (JASMINE) có phẩm chất ngon, mềm và thơm.
• Phân bón
Hiện nay, phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi cho sản xuất lúa gạo ở
Thái Lan. Năng suất tối đa nhận được từ từng chủng loại phụ thuộc vào độ màu
mỡ của các loại đất. Kết quả cũng cho thấy năng suất tối đa từ đất sét và đất sét
9
trộn lớn hơn so với cát pha sét. Một số thí nghiệm được thực hiện ở Thái Lan
hơn 20 năm để nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón hóa học và phân trộn
rơm rạ dựa trên năng suất lúa, thấy rằng sản lượng nhiều như nhau cho tất cả các
phương pháp điều trị trong ngắn hạn, nhưng phân trộn rơm nếu liên tục áp dụng
sẽ mang lại một sự cải thiện dần dần tính chất của đất lúa và tăng năng suất
đáng kể. Ngoài ra, một nghiên cứu so sánh các tính chất của đất theo phân trộn
rơm rạ và phân bón hóa học được thực hiện trong dài hạn. Đất nhận được phân
trộn rơm không chỉ cần có mật độ thấp, mà còn có hàm lượng chất hữu cơ đáng
kể.
• Lao động phổ thông
Thái Lan vốn là một nuớc nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ
qua có vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng
cuộc sống cho người dân.
Bên cạnh các yếu tố đầu vào cơ bản còn phải kể đến các yếu tố đầu vào cao cấp
bao gồm hệ thống hạ tầng và lao động có tay nghề. Các yếu tố này hiện đang là
những đầu vào quan trọng nhất giúp ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo tạo

được lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất
độc đáo sản phẩm và công nghệ.
• Hệ thống hạ tầng
Thái Lan khuyến khích nông dân gieo trồng lúa vụ 3 trong năm trên diện
tích canh tác có thể thực hiện được, áp dụng các máy móc trang thiết bị khoa
học tiên tiến hiện đại thay thế lao động chân tay để góp phần chuyên môn hóa
sản xuất làm tăng năng suất lúa trên cùng một diện tích canh tác. Nhà nước Thai
Lan có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi
phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất
canh tác trên toàn quốc góp phần nâng cao năng suất lúa và cây trồng trong sản
xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các
thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp trên cả nước. Nhằm mục tiêu
phát triển dài hạn, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch hiện đại hóa ngành nông
nghiệp, đồng thời thúc đẩy sản xuất lương thực thự phẩm (đặc biệt là lúa gạo),
10
các nguồn năng lượng thay thế và áp dụng các chính sách mới để cải thiện hiệu
quả sự dụng đất trong cả nước.
• Lao động có tay nghề
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng
một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của
từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn
trong. lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội
cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro
và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Vì vậy, nông dân chuyên
nghiệp tăng 19,5% trong tổng số nông dân trong năm 2004
Tóm lại xét về khía cạnh điều kiện các yếu tố sản xuất thì Thái Lan không
chỉ tận dụng tốt những ưu đãi của tự nhiên như là những yếu tố cơ bản mà còn
tự trang bị, nâng cao những yếu tố đầu vào cao cấp. Điều này một phần lý giải
cho những lợi thế của ngành lúa gạo Thái Lan trên trường quốc tế.

2. Nhu cầu trong nước
Thông qua các tác động tĩnh và động nhu cầu trong nước xác định mức đầu
tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước. Ba khía cạnh
của nhu cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp là: bản chất của nhu cầu, dung lượng và mô hình tăng trưởng của nhu cầu
và cơ chế lan truyền nhu cầu trong nước ra các thị trường quốc tế.
Với mặt hàng gạo, đây là một loại lương thực thiết yếu trong cuộc sống
người dân Thái Lan. Cơm-loại thức ăn được nấu ra từ gạo là thức ăn hàng ngày
không thể thiếu được trong bữa cơm của người Thái. Vì vậy nhu cầu nội địa
luôn ở mức cao. Dù giá gạo có tăng cao thì người dân Thái Lan cũng sẽ không
dừng được việc tiêu dung mặt hàng chuyển ngay lập tức sang tiêu dung mặt
hang khác được mà chỉ có thể tiêu dung mặt hang gạo với số lượng thấp hơn
thôi.
Mặt hàng gạo là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống nên mức độ đòi hỏi của
người dân về mặt hàng này cũng dễ tính. Nhưng cuộc sống ngày càng phát triển,
đời sống người dân Thái cũng không ngừng nâng cao và xu hướng muốn “ăn
11
ngon mặc đẹp” là điều đương nhiên. Mong muốn được ăn những loại gạo ngon
hơn là điều bình thường và điều đấy sẽ tạp áp lực hơn cho các nhà quản lý,
nghiên cứu tìm ra những loại giống lúa mới ngon hơn đạt hiệu quả cao hơn để
áp dụng trong trồng trọt, sản xuất.
3. Ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
• Chọn tạo giống
Việc cải tạo giống lúa đã được nông dân bản xứ thực hiện qua nhiều thế
kỷ do họ đã trồng nhiều giống địa phương trên cùng một lô ruộng cho phép sự
lai tạp tạo ra một dạng cây mới, rồi chọn lọc cẩn thận những con lai tốt nhất để
gieo trồng trong vụ sau.
Năm 1907, cuộc đấu xảo giống lúa đầu tiên được tiến hành tại Thái Lan
đã thúc đẩy công tác chọn tạo giống lúa. Năm 1916, trại thí nghiệm lúa đầu tiên
được thành lập và chương trình lai tạo giống cũng như các công tác nghiên cứu

mọi mặt đã được thiết lập.
Hiện nay, công tác chọn tạo giống lúa là một trong những nhiệm vụ chính của
Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa và 27 Trung tâm Nghiên cứu Lúa trực
thuộc. Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa cũng chịu trách nhiệm sản xuất 2500
tấn hạt giống lúa nguyên chủng hàng năm
Quy trình sản xuất lúa giống để cung cấp cho người nông dân như sau:
12
•Thủy lợi và phân bón
Theo bộ trưởng nông nghiệp Thai Lan Somsak Thepsuthin: “mở rộng hệ
thống tưới tiêu và phục hối độ màu mỡ của đất là phương tiên then chốt để đạt
được những mục tiêu trên”. Bộ nông nghiệp Thái Lan đã quyết định chi 2 tỉ baht
cho những dự án tưới tiêu nhằm đẩy mạnh sản lượng lúa ở những vùng thiếu
nước và cho nông dân vay 10 tỉ để nuôi gia cầm. Việc nuôi gia cầm có thể giảm
giá thành sản xuất lúa vì phân gia cầm có thể thay thế phân hóa học.
• Công nghiệp chế biến, công nghiệp dich vụ và sản xuất đồ gia
dụng
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã tập
trung phát triển các ngành mũi nhọn, như: thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế
biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một trong những chính
sách đem lại thành công cho ngành công, nông nghiệp nông thôn của Thái Lan
đó là, Thái Lan đã chủ động mở cửa thị trường khi thích hợp. Thái Lan đã có
13
KHU VỰC NHÀ NƯỚC KHU VỰC TƯ NHÂN
- Phòng Nghiên cứu
& phát triển lúa
- Các trường ĐH
-Các viện Nghiên
cứu
Phòng Nghiên cứu
& Phát triển lúa

Phòng lúa giống
- Phòng Lúa giống
- Phòng Khuyến
nông & Khuếch
trương Lúa gạo
- Sở Khuếch trương
Hợp tác xã
Chọn tạo giống
Hạt giống siêu
nguyên chủng
Hạt giống
nguyên chủng
Hạt giống đăng

Hạt giống xác
nhận
Công ty/nhà sản
xuất lúa giống
Giống
lai
Giống
óp
Hạt giống thương
mại
NÔNG
DÂN
NÔNG
DÂN
HẠT
GIỐN

G
NÔNG
DÂN
TỰ
ĐỂ
DÀNH
nhiều chương trình xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào liên
doanh với các nhà sản xuất trong nước, để phát triển ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào
đầu tư kinh doanh tại Thái Lan. Chính phủ Thái Lan là người đại diện, thương
lượng với các nước, để các doanh nghiệp của họ đạt được những lợi thế cạnh
tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Thái Lan còn có chính
sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ
tầng như: cảng kho lạnh, sàn đấu giá, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc
tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không những thế
ngành công nghiệp dịch vụ như vận tải, đóng gói bao bì và bảo hiểm cũng góp
phần thúc đẩy xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài để sản phẩm đến tay
người tiêu dùng mà vẫn giữ được chất lượng tốt, hơn nữa còn giúp các doanh
nghiệp gánh được những tổn thất khi sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển
nhờ mua bảo hiểm cho phương tiện vận tải và hàng hóa. Những đồ gia dụng
không thể thiếu đem lại bát cơm ngon trong mỗi gia đình phải kể đến là nồi cơm
điện và bát đĩa. Đây là những mặt hàng liên quan và thúc đẩy sự phát triển của
ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo ở Thái Lan. Không chỉ vậy mặt hàng đồ gia
dụng cũng được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưa chuộng nhờ mẫu
mã đẹp, nhiều tính năng hiện đại và sử dụng được lâu năm.
4. Chiến lược, môi trường cạnh tranh
Thái Lan liên tục dẫn đầu thế giới về lượng gạo xuất khẩu. Song, các nhà
xuất khẩu Thái Lan vẫn đang xây dựng nhiều chiến lược cạnh tranh với các
nước xuất khẩu gạo khác trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan Bằng cách
tìm giải pháp nhằm hạ chi phí, giảm giá thành sản xuất lúa , sản xuất với năng

suất và chất lượng câo hơn.Theo đó, sản lượng gạo trong 5 năm tới sẽ được nâng
từ 25,8 triệu tấn/ năm lên 33 triệu tấn/ năm.
• Vai trò của Hiệp Hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan (gọi tắt là hiệp hội) là một
tổ chức nhằm giúp đỡ và ủng hộ các công ty và nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan.
Nhiệm vụ chính của hiệp hội là nghiên cứu và thu thập dữ liệu và thông tin liên
quan đến xuất khẩu gạo trên thế giới và thường xuyên cung cấp cho các thành
14
viên của hiệp hội. Do tính chất thời sự thay đổi nhanh chóng của thị trường gạo,
các nhà kinh doanh gạo Thái Lan rất cần cập nhật thông tin ở mọi thời điểm về
thị trường mua bán lúa gạo trong nước và tất cả các nước trên thế giới nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Chức năng khác của hiệp hội là trung tâm của cả khối tư nhân và nhà
nước về xuất khẩu gạo. Hiệp hội đề xuất những vấn đề có liên quan đến thương
mại lúa gạo giúp tăng hiệu quả cạnh tranh xuất khẩu hoặc kiến nghị Chính phủ
giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý của Nhà nước
Thái Lan sẽ cùng thảo luận với hiệp hội trước khi chính phủ đề ra chính sách
hoặc quy định về thương mại lúa gạo.
Hiệp hội chủ trương tạo sự hợp tác giữa các nhà xuất khẩu trong nước hơn
là tranh đấu vì quyền lợi riêng hay cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội các
nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cũng có sự hợp tác, trao đổi với các hiệp hội nhà
xuất khẩu ở các nước khác, trong đó có Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
• Đa dạng hóa, tập trung vào chất lượng
Trong quá khứ khủng hoảng lương thực hiếm khi xảy ra. Nhưng trong
tương lai rất có thể khủng hoảng lương thực xảy ra thường xuyên hơn. Điều này
có thể do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, thiên tai, biểu tình/đình công quy mô
lớn kéo dài hoặc do giá nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo. Ngoài
ra, nông dân có xu hướng gieo trồng những loại cây khác thay thế lúa để sản
xuất năng lượng sinh học, do cho thu nhập cao hơn lúa. một số nước nhập khẩu
như Malaysia đang cố gắng sản xuất nhiều lúa gạo hơn bằng cách tăng diện tích

trồng lúa. Một số nước khác đầu tư tiền bạc để mua nhiều đất trồng lúa hơn. Vì
thế Thái Lan duy trì vị trí nước đứng hàng đầu xuất khẩu gạo trên thị trường thế
giới bằng cách cải thiện và phát triển chất lượng lúa gạo ngày càng tốt hơn.
Thái Lan tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm gạo và mẫu mã bao bì đóng gói.
Thái Lan thường xuất khẩu rất đa dạng các mặt hàng gạo sau đây: gạo thơm
trắng Thái Lan (Hommali, Jasmine rice), gạo trắng Thái, gạo tấm trắng Thái,
gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái, gạo đỏ Thái, gạo đồ Thái (Thai Parboiled
Rice), gạo lức Thái, gạo lức thơm Thái. Trong đó, gạo trắng hạt dài Thái Lan
thường có các phẩm cấp gạo sau đây: 100% phẩm cấp B, 5%, 10%, 15%, 25%,
35% tấm, 100% tấm A 1 cực siêu hạng, và 100% tấm A 1 siêu hạng. Loại gạo
hạt dài gồm các sản phẩm như: loại 100% gạo không chọn lựa hạt (không dùng
15
máy để tách hạt khác màu), 5%, 10% và loại 15% tấm không chọn lựa hạt
• Giảm chi phí
Việc giảm chi phí nói chung giúp các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan dễ
dàng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thái Lan luôn đổi mới và gia tăng hiệu
quả xuất khẩu vì họ ý thức rằng các nước khác cũng phát triển chiến lược để
cạnh tranh với gạo Thái Lan trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây,
cuộc khủng hoảng lương thực dẫn đến sản xuất lương thực thế giới không ổn
định và giá gạo tăng cao hơn trước đây. Kết quả là nhiều nước khác cũng muốn
gia tăng gieo trồng lúa gạo cho xuất khẩu. Vì thế Thái Lan nhấn mạnh sự phát
triển một cách nghiêm ngặt chiến lược của mình để duy trì vị trí nước xuất khẩu
gạo hàng đầu thế giới.
• Mở rộng thị trường
Chính phủ Thái cũng nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ gạo của mình
bằng cách cử các phái đoàn thương mại sang những thị trường mới như Senegal,
Ghana, Tunisia, các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và Trung Quốc. Các thị
trường này rất tin tưởng vào tiêu chuẩn và chất lượng gạo Thái, và hầu hết họ
đều đã tăng nhập khẩu gạo Thái Lan.
• Nghiên cứu chọn giống, quy hoạch vùng gieo trồng

Thái Lan duy trì vị trí nước đứng hàng đầu xuất khẩu gạo trên thị trường
thế giới bằng cách cải thiện và phát triển chất lượng lúa gạo ngày càng tốt
hơn. Quan tâm đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu chọn tạo giống lúa là một
trong những ưu tiên hàng đầu. Và Thái Lan cũng xác định rõ ràng chiến
lược quy hoạch các vùng gieo trồng các loại lúa chất lượng khác nhau
nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Từ đó, Thái Lan
tăng khả năng cạnh tranh và kích thích khách hàng lựa chọn loại gạo đặc
biệt và độc nhất của họ để nhập khẩu cho nhu cầu tiêu thụ của người dân ở
nhiều nước trên thế giới.
5. Vai trò của Chính phủ
16
Chính phủ Thái Lan can thiệp thị trường lúa gạo lần đầu tiên là sau khi kết
thúc chiến tranh thế giới làn thứ hai, khi bắt đầu thực hiện thuế xuất khẩu.Với sự
phát triển trên thị trường gạo thế giới và nền kinh tế nội địa, chính sách sản xuất
và xuất khẩu lúa gạo đã bị thay đổi trong thập kỷ qua. Sau khi gia nhập WTO
vào đầu năm 1980, Thái Lan bãi bỏ thuế xuất khẩu và mở cửa thị trường, tự do
hóa trong chính sách xuất khẩu gạo. Và chính sách đấy hoàn toàn đúng đắn khi
bây giờ Thái Lan đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.
Để thúc đẩy nền sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển bền vững Thái Lan
đã áp dụng một số chiến lược như: đầu tư cho sản xuất và chế biến gạo, đưa ra
nhiều chính sách hạn ngạch và xuất khẩu gạo, các ưu đãi về giá, về thị trường ;
áp dụng nhiều tiến bộ trong khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, chế biến, đẩy
mạnh việc nâng cao chất lượng mặt hàng gạo trong xuất khẩu. Giữa năm 2007
và 2011, sáu chiến lược phát triển bền vững được thực hiện. Các chiến lược liên
quan đến mọi khía cạnh của ngành lúa gạo trong nước bao gồm sản xuất, người
nông dân, nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm và tiếp thị. Tiếp thị ở nước
ngoài cũng được chú trọng kèm theo chiến lược để tạo ra giá trị và hậu cần phát
triển.
Nhà nước Thái Lan luôn quan tâm đến việc lập kế hoạch chiến lược trong
xây dựng cơ sở hạ tầng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn, phục vụ

cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi, bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết diện tích đất
canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa. Chương trình điệm
khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển
khai rộng khắp cả nước.
Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ về khoa học-kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đến
việc chuyển đổi giống cây trồng nhất là các lạo giống lúa mới có ưu thế, phù
hợp với từng vùng thổ nhưỡng. Kiên trì tuyên truyền, vận động người dân học
hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất lúa; tăng cường công tác bảo
hiểm xã hội, giải quyết tốt vấn đề về vốn và nợ, thiết lập các hệ thống đảm bảo
rủi ro cho nông dân để nông dân yên tâm sản xuất mà không phải mang nỗi lo
thường trực vì “ được mùa mất giá, được giá mất mùa” hoặc đầu ra không ổn
định.
Gạo của Thái Lan có uy tín trên thị trường xuất khẩu, do nông dân chỉ
trồng một số giống lúa có chất lượng, được đăng ký rõ ràng, dù năng suất không
17
cao. Để bảo hộ gạo trong nước, Bộ Thương mại Thái Lan có quy trình kiểm tra
rất khắt khe chất lượng gạo trước khi nhập kho, hầu tránh tình trạng thương lái
mua gạo ở nước khác giá rẻ, mua về để bán giá cao lấy chênh lệch.
Để đạt được mục tiêu nói trên, Bộ Thương mại Thái Lan đã thành lập 4
tiểu ban chuyên trách, gồm Tiểu ban về tiêu chí thóc gạo; Tiểu ban
quảng bá và thúc đẩy tiếp thị; Tiểu ban thông tin về gạo và Tiểu ban
chiến lược thị trường.
Hiện nay Chính phủ của đảng Pheu Thái đã áp dụng chương trình can thiệp
mua lúa gạo từ các nhà sản xuất tại 31 tỉnh thành từ ngày 7/10 . Những
người trực tiếp sản xuất ra lúa gạo ở vùng nông thôn Thái Lan vui mừng
trước chính sách mới. Những người nông dân Thái Lan không chỉ ủng hộ
việc tăng thu nhập mà cả chính sách thúc đẩy kinh tế, họ tin rằng những
chính sách này là phần thưởng đối với giới lao động chân chính và mang
lại lợi ích không nhỏ cho thị trường lao động của nước nhà.

6. Cơ hội
Gạo là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Cơm – 1 loại
thức ăn được làm ra từ gạo là thức ăn gần như hàng ngày của người dân khu vực
Đông Nam Á và Đông Á. Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế
phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.
Thị trường lương thực và gạo là gia tăng ở mọi thời đại, bởi vì sự gia tăng dân
số thế giới hàng năm Hơn nữa khi mà dân số thế giới đạt 7 tỷ vào cuối tháng
10/2011 , LHQ cũng đang dự đoán con số này sẽ đạt mức 8 tỷ vào năm 2025 và
10 tỷ vào năm 2083 thì nhu cầu về lương thực dặc biệt là gạo hay thị trường cho
gạo Thái Lan.Ta là vô cùng lớn. Có thể thấy rõ nhu cầu về gạo lớn nhất là ở các
nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Iran, Iraq, và một
số nước ở khu vực khác như: Tanzania, Nigeria,…
Trên thế giới biến đổi khí hậu với những tác động nghiêm trọng và không thể dự
đoán hết được của nó đang gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp
toàn cầu. Cùng với đó là sự thu hẹp về diện tích gieo trồng ở nhiều nước do
nhiễm mặn, xa mạc hóa hay mất đất cho những cây trồng khác hiệu quả hơn về
kinh tế hoặc lấy mặt bằng cho công nghiệp xây dựng. Khi đó lương thực, đặc
biệt là lúa gạo lại càng là vấn đề nóng bỏng trên phạm vi toàn cầu.
III. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình kim cương
18
Trong quá trình phân tích cụ thể từng yếu tố cấu thành mô hình kim
cương, chúng ta có thể thấy rằng Thái lan là quốc gia có đầy đủ các thế mạnh
cũng như các điều kiện cần thiết để nắm giữ vị trí đứng đầu thế giới về xuất
khẩu lúa gạo. Tuy nhiên các yếu tố đó không phải là tồn tại độc lập, tách biệt với
nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ từng đôi một để làm nên mạng lưới kim
cương vững chắc, các yếu tố tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau giúp cho ngành
sản xuất lúa gạo nói riêng và ngành sản xuất nông nghiệp nói chung của Thái
Lan phát triển bền vững. Có thể minh chứng điều đó qua những phân tích sau:
1. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành
với điều kiện các yếu tố sản xuất

Ngày nay, một số nước như Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam đang cố gắng sản
xuất nhiều lúa gạo hơn bằng cách dựa vào các yếu tố sản xuất nổi bật của nước
mình để cạnh tranh ngôi vị đứng đầu xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tuy
nhiên, với chiến lược đa dạng hóa, tập trung vào chất lượng, Thái Lan không áp
dụng cách tăng diện tích trồng lúa như Malaysia hay đầu tư tiền bạc để mua
nhiều đất trồng lúa hơn mà tập chung chủ yếu vào cải thiện và phát triển chất
lượng yếu tố đầu vào là giống lúa giúp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ
việc cung cấp nhiều mặt hàng lúa gạo. Cụ thể là Thái Lan đã chú trọng chọn tạo
ra các giống lúa thơm ngon như: gạo thơm trắng Thái Lan (Hommali, Jasmine
rice), gạo trắng Thái, gạo tấm trắng Thái, gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái,
gạo đỏ Thái, gạo đồ Thái (Thai Parboiled Rice), gạo lức Thái, gạo lức thơm
Thái. Bên cạnh đó, Hiệp Hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cũng thường
xuyên đề xuất và kiến nghị với Chính phủ giải quyết những vấn đề còn tồn tại về
các yếu tố sản xuất như phân bón, thủy lợi, cơ sở hạ tầng giúp tăng năng suất
cây trồng.
2. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành
với điều kiện cầu
Hiểu rõ được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước luôn ở mức độ cao
cũng như mong muốn của người Thái được ăn những loại gạo ngon hơn với đầy
đủ hàm lượng dinh dưỡng, Chính phủ Thái Lan đã không ngừng triển khai các
chiến lược nghiên cứu tìm ra các loại giống lúa mới ngon hơn, đạt hiệu quả cao
hơn để áp dụng trong trồng trọt, sản xuất. Người tiêu dùng trong nước luôn được
19
ưu tiên sử dụng các loại gạo có chất lượng hàng đầu và khi nhu cầu trong nước
đã được đáp ứng đầy đủ thì Chính phủ mới tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu
lúa gạo dư thừa ra thị trường nước ngoài. Phải nói rằng sản lượng lúa gạo ở Thái
Lan là vô cùng lớn, không chỉ cung cấp đầy đủ nguồn lương thực cho khoảng 64
triệu người mà Thái Lan còn hướng việc cung cấp lúa gạo ra thế giới ra thị
trường Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á với số lượng 5,6 – 5,7 triệu tấn gạo mỗi
năm trong đó chất lượng tốt chiếm 56,7 %, chất lượng trung bình chiếm 6,6%.

Những con số này đã phần nào phản ảnh được vị thế chiếm lĩnh hàng đầu cũng
như lợi thế cạnh tranh của Thái Lan.
3. Mối quan hệ giữa chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành
với các ngành hỗ trợ và có liên quan
Chiến lược của quốc gia không chỉ tập trung vào các yếu tố đầu vào hay
nhu cầu trong nước mà còn tập trung vào các ngành hỗ trợ và liên quan. Như đã
phân tích, để phát triển ngành sản xuất lúa gạo không thể thiếu được các ngành
hỗ trợ và liên quan, cũng chính vì lí do đó mà chính phủ đã đưa ra các chiến
lược để nâng cao các ngành hỗ trợ như chọn tạo giống, sản xuất phân bón, khí
tượng thủy văn và công nghiệp chế biến thực phẩm. Có thể đưa ra một trường
hợp cụ thể là hiện nay Phòng Lúa giống và 23 Trung tâm Lúa giống chịu trách
nhiệm sản xuất khoảng 100.000 tấn lúa giống hàng năm. Mặt khác,muốn tạo
được môi trường cạnh tranh với các quốc gia cần phải hạ thấp giá thành của sản
phẩm ở mức hợp lý nói cách khác là giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp
sản xuất những yếu tố đầu vào cần đưa ra nhiều giải pháp như nâng cao chất
lượng đầu tư, thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị hiện đại nhằm giảm tiêu hao
năng lượng, đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý sản xuất
bằng cách đào tạo những kỹ năng, công cụ quản lý sản xuất cần thiết, phù hợp
với trình độ, năng lực cán bộ quản lý, hơn nữa doanh nghiệp cần mạnh dạn áp
dụng một số phương pháp quản lý đơn giản, hiệu quả từ đó sẽ giảm chi phí sản
xuất.
4. Mối quan hệ giữa điều kiện các yếu tố sản xuất với điều kiện cầu
Do ngành sản xuất lúa gạo có quy mô lớn cùng tốc độ phát triển nhanh,
cầu trong nước về mặt hàng này rất cao phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của khách hàng, hơn nữa thị hiếu của người dân muốn sự dụng các loại gạo có
20
chất lượng tốt, thơm ngon và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao vì vậy các yếu
tố đầu vào về giống lúa phải tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, phân bón phải
được đáp ứng đẩy đủ để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao và chất lượng
hạt gạo đạt tiêu chuẩn, người nông dân cũng phải không ngừng học hỏi nâng cao

tay nghề, biết kết hợp cá kiến thức trong sách vở với các kinh nghiệm thực tế về
trồng trọt để có được phương pháp thâm canh tốt nhất cho diện tích lúa lớn.
5. Mối quan hệ giữa điều kiện yếu tố sản xuất với các ngành hỗ trợ và có
liên quan
Sự thuận lợi về vị trí địa lý, đất đai và khí hậu là một điều kiện quan trọng
mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tăng cho Thái lan để đất nước này có thể phát triển
nền văn minh lúa nước. Nếu chỉ dừng lại ở các yếu tố tự nhiên đó thì ngành sản
xuất lúa gạo sẽ không phát triển được như ngày nay bởi lẽ cho dù đất đai có màu
mỡ đến đâu thì trải qua nhiều lần thâm canh sẽ trở nên cằn cỗi, lúa gạo có sản
xuất nhiều đển mấy mà không được tiêu thụ cũng sẽ trở nên dư thừa. Để khắc
phục được điều đó phải cần đến các ngành hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể
là các ngành nghiên cứu khoa học để tìm ra các loại giống mới phù hợp với điều
kiện khí hậu và thổ nhưỡng, tạo ra các loại phân bón hữu cơ chứa hàm lượng
khoáng chất đầy đủ thay thế phân hóa học giúp cho cây sinh trưởng tốt mà
không làm ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng tạo ra các loại thuốc giúp
cây chống đỡ lại dich bệnh và sâu hại, hơn nữa công nghiệp chế biến phát triển
cũng góp phần đưa mặt hàng lúa gạo tiếp cận với thị trường nước ngoài. Từ đó
có thể thấy được vai trò quan trọng của các ngành hỗ trợ như ngành chọn tạo
giống, ngành công nghiệp sản xuất phân bón, ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm đã tạo ra các yếu tố đầu vào góp phần thúc đẩy sản xuất. Nhờ có nguồn
tiêu thụ nhiều như vậy mà các ngành hỗ trợ mới có thể mở rộng được quy mô
sản xuất, tạo ra được nhiều sảm phẩm đồng nghĩa với doanh thu tăng lợi nhuận
đem về rất lới góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
6. Mối quan hệ giữa điều kiện cầu với các ngành hỗ trợ và có liên quan
Khác với các nước phương Tây, ở Thái Lan cơm được xem là thức ăn quan
trọng không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình. Vì vậy hàng năm 23 Trung
tâm Lúa giống của Thái Lan phải chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 100.000 tấn
lúa giống để đáp ứng nhu cầu sử dụng lúa gạo cho người tiêu dùng trong nước.
21
Người nông dân không chỉ cần giống lúa để gieo trồng mà họ cần có thêm phân

bón, thuốc trừ sâu và cả ngành công nghiệp đầu ra cho sản phẩm mà họ sản xuất
được. Những nhu cầu chính đáng đó của người nông dân đang tạo ra thách thức
lớn buộc Chính Phủ cần có những biện pháp mở rộng và nâng cao kĩ thuật đối
với các ngành chọn tạo giống, công nghiệp chế biến phân bón và công nghiệp
chế biến thực phẩm. Các ngành công nghiệp liên quan cũng góp phần làm tăng
lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng lúa gạo. Có thể kể đến ngành sản xuất đồ gia
dụng, sản xuất rau quả, thủy sản, ngành vận tải và bảo hiểm, sự phát triển của
các ngành này cũng kéo theo sự phát triển của ngành nông nghiệp sản xuất lúa
gạo bởi lẽ người tiêu dùng cần có vật dụng thiết yếu như nồi cơm điện- mặt
hàng được ưa chuộng không chỉ trong nước mà cả ngoài nước nhờ các tính năng
đa dạng, bền và đẹp để chế biến gạo. Để lúa gạo Thái Lan tiếp cận với thị trường
nước ngoài không thể không kể đến vai trò quan trọng của các ngành dịch vụ
vận tải, đóng gói bao bì và bảo hiểm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà
vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn.
7. Mối quan hệ giữa chính phủ và cơ hội với các yếu tố còn lại
Thông qua việc phân tích bốn yếu tố cơ bản: điều kiện yếu tố sản xuất,
chiến lược,cơ cấu và môi trường cạnh tranh, nhu cầu trong nước cũng như các
ngành hỗ trợ và các ngành liên quan có thể thấy vai trò to lớn của Chính phủ
trong việc chỉ đạo thực hiện tăng hiệu quả sản xuất lúa gạo. Chính phủ đã đưa ra
cá chiến lược quan trọng giúp cải tiến các yếu tố đầu vào, khắc phục được tình
trạng thiếu giống và phân bón, ngăn ngừa lũ lụt và thiên tai, tăng cường đào tạo
nâng cao tay nghề để người nông dân yên tâm sản xuất. Đồng thời có chính sách
khuyến khích mở rộng quy mô các ngành hỗ trợ nhằm cung ứng đầy đủ các yếu
tố sản xuất cầ thiết và kịp thời để người nông dân gieo trồng, từ đó tạo ra lúa gạo
đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước cũng như
phục vụ quá trình xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài. Để đạt được mục tiêu
nói trên Bộ Thương mại Thái Lan đã lập ra bốn tiểu ban chuyên trách có liên
quan đến bốn yếu tố cơ bản trong sản xuất lúa gạo. Mỗi tiểu ban đảm nhận một
khâu nhất định nhằm hướng tới mục tiêu chung là tăng năng suất cây tròng,
nâng cao chất lượng lúa gạo và thúc đẩy ngành công nghiệp xuất khẩu gạo trên

toàn thế giới.
Hiện nay, mặt hàng lúa gạo của Thái Lan đã có uy tín trên thị trường xuất
khẩu, do nông dân chỉ trồng một số giống lúa có chất lượng, được đăng ký rõ
22
ràng, dù năng suất không cao. Bộ Thương mại có quy trình kiểm tra rất khắt khe
chất lượng gạo trước khi nhập kho, hầu hết tránh được tình trạng thương lái mua
gạo ở nước khác giá rẻ, mua về để bán giá cao lấy chênh lệch. Vì vậy, việc mở
rộng thị trường ra các nước trong khu vực cũng như ngoài khu vực trở nên dễ
dàng hơn. Đây là cơ hội thuận lợi để Thái Lan có thể quảng bá sâu rộng thương
hiệu lúa gạo của mình đồng thời tiếp cận với các thị trường tiềm năng như Mỹ
và thị trường châu ÂU.
IV. Bài học cho Việt Nam
Như chúng ta đã biết trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Thái Lan đã ra sức
“chấn hưng” nền nông nghiệp của đất nước và hướng đến mục tiêu sản xuất
nông nghiệp bền vững với những chính sách hết sức cởi mở cho nông dân cũng
như bất cứ nhà đầu tư nào trong và ngoài nước muốn tham gia vào lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi. Đây là một đại diện mà Việt Nam nên học hỏi và rút ra
kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là một trong những
nhà sản xuất hiệu quả nhất. Chính sách lúa gạo ở Thái Lan luôn luôn được coi
trọng chứ không phải chỉ vì định hướng cho xuất khẩu. Trong khi Chính phủ
Thái Lan không xuất khẩu gạo ở mức giá xuống dưới 450 USD/tấn mà chỉ xuất
khi giá lên 550 USD/tấn nhưng vẫn thu mua của nông dân với mức giá 550
USD/tấn thì Việt Nam lại thu mua lúa của nông dân với giá rẻ làm thiệt hại cho
họ. Vấn đề đặt ra ở đây là Việt Nam nên từ bỏ cách xuất khẩu chạy theo thành
tích thông qua con số triệu tấn và nên chú trọng đến số lượng USD thu được.
Bài toán mà Việt Nam vấp phải là bài toán về giá trị không phải là số lượng.
Bên cạnh đó nhà nước Thái Lan đã có những chính sách hỗ trợ để tăng
sức cạnh tranh, với nhiều hình thức, như: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông
nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị Ngoài ra, Nhà nước Thái Lan còn tính toán,

phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý. Qua đó,
góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi; kịp thời phục hồi
những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái, giải quyết tốt những mâu thuẫn
trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ
đất canh tác
Khi đi từ vùng đông Bắc Thái Lan qua Băng Cốc đến sát vùng biển
Pattaya, chúng ta có cảm nhận một điều là quỹ đất nông nghiệp của nước này
23
còn khá dồi dào và được quy hoạch khá bài bản; dọc hai bên các con đường
quốc lộ, tỉnh lộ không có chuyện dân ra chiếm đất hai bên lề đường làm nhà, hay
lập hàng quán buôn bán, lấn ruộng-vườn để làm nhà máy, xây công ty như ở
Việt Nam.
Ở Thái Lan có một Quỹ dự trữ quốc gia, dưới đó là Cục dự trữ lúa gạo lo
việc an toàn lương thực. Quỹ dự trữ này có nguồn vốn là ngân sách, có thể vay
vốn của các ngân hàng, được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn lương thực trong
nước, điều hòa lương thực tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Họ mua lúa của
nông dân với giá hợp lý, tồn trữ bảo quản trong hệ thống kho (silo), sau đó tùy
thời điểm sẽ mua đi bán lại (đảo kho) nhằm bảo đảm quyền lợi của nông dân và
ổn định giá cho người tiêu thụ, dĩ nhiên họ cũng có thể kiếm lời. Bên cạnh chất
lượng, chính điều này đã giúp gạo Thái Lan luôn có giá cao hơn gạo Việt Nam
trên dưới 100 USD/tấn. Trong khi đó, Việt Nam giao việc xuất khẩu gạo và điều
hòa an ninh lương thực cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). VFA có lẽ
chỉ chuyên tâm làm kinh doanh (thu mua xuất khẩu) mà xem nhẹ nhiệm vụ an
toàn lương thực quốc gia. Đến nay qua tình hình thị trường lúa gạo, có thể thấy
hình như VFA thiếu một kế hoạch an toàn lương thực cho từng tháng trong năm,
đặc biệt là cho những tháng thu hoạch rộ và tháng giáp hạt để tiến hành thu mua
và đảo kho. Cách làm việc cũng rất thụ động, chỉ khi Thủ tướng nói xuất tiền thu
mua lúa của dân thì mới đi mua (làm như đây là nhiệm vụ của Thủ tướng!).
Chiến lược nông nghiệp-nông thôn và nông dân của Việt Nam nói đến việc
hợp tác bốn nhà, nhưng trong thực tế trồng giống gì, bán ra sao, chủ yếu là do

nông dân tự lo. Nhà nước chưa đầu tư kho dự trữ lớn, nhà khoa học thường dừng
lại ở nghiên cứu hoặc chậm triển khai, nhà doanh nghiệp thì chỉ chăm chút cho
quyền lợi trước mắt của riêng mình, trong khi nhà nông tự nhân giống hoặc tự
tìm giống, sản xuất ra thì không có kho dự trữ, phải bán lúa ngay để lấy tiền trả
nợ, đầu tư làm vụ kế tiếp nên buộc phải bán theo giá của doanh nghiệp đặt ra.
Vì vậy chính phủ Việt Nam cần phải khuyến khích, hỗ trợ thành lập các
trung tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học-kỹ thuật trong nông
nghiệp, đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi giống cây trồng nhất là các lạo
giống lúa mới có ưu thế, phù hợp với từng vùng thổ nhưỡng. Kiên trì tuyên
truyền, vận động người dân học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất
lúa; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội, giải quyết tốt vấn đề về vốn và nợ,
thiết lập các hệ thống đảm bảo rủi ro cho nông dân để nông dân yên tâm sản
24
xuất mà không phải mang nỗi lo thường trực vì “ được mùa mất giá, được giá
mất mùa” hoặc đầu ra không ổn định,
KẾT LUẬN
Lý thuyết cạnh tranh quốc gia của Michael Porter đã được viết thành sách
với hơn mười lần tái bản và được dịch ra mười hai thứ tiếng, cuốn sách đã thay
đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về quá trình tạo dựng và duy trì sự thịnh
vượng trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Nghiên cứu đột phá của Porter về
cạnh tranh quốc tế đã định hình chính sách quốc gia cho nhiều nước trên thế
giới. Nó cũng làm thay đổi suy nghĩ và hành động ở các bang, các thành phố,
các công ty và thậm chí là toàn bộ khu vực như Trung Mỹ. Nắm bắt được điều
này, các nhà sản xuất mặt hàng gạo Thái Lan đã vận dụng khá tốt lý thuyết này
với sự phát huy mối liên hệ giữa các yếu tố trong mô hình và đạt được những
hiệu quả nhất định, ngày càng nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng trên thị
trường quốc tế.
Kinh tế nông nghiệp của Thái Lan đang phát triển hết sức mạnh mẽ và
theo hướng bền vững. Nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ thông qua các dự án
của chính phủ hoặc của hoàng gia trong việc nghiên cứu giống, thổ nhưỡng, tưới

tiêu, thị trường tiêu thụ sản phẩm.Thêm vào đó là sự phong phú dồi dào của các
yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia như: đất
đai, khí hậu, thủy lợi, giống lúa, phân bón, lao động giản đơn.Mặt khác sự phát
triển của các ngành hỗ trợ và có liên quan, nhu cầu trong nước cao, chiến lược
cơ cấu hợp lí, môi trường cạnh tranh tốt,các tác động tích cực của Chính phủ và
cơ hội đem lại cũng đã tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt cho mặt hàng này.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế còn tồn tại đã đang và
sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển của mặt hàng.Vì vậy những giải pháp nhằm
nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng trong tương lai được đưa ra để chúng ta
có thể tin tưởng về sự phát triển bền vững , khẳng định vị thế, tên tuổi của “ Gạo
Thái Lan”.

25

×