Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp trạm 110kv đồng hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 74 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ CỦA TRẠM BIẾN ÁP 110KV ĐỒNG HỚI

NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ CỦA CHI NHÁNH ĐIỆN CAO THẾ QUẢNG BÌNH

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU

T

rong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điện năng
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với
sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp, hệ thống

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…



TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

điện của nước ta cũng ngày càng phát triền nhanh chóng, tính chuyên
nghiệp trong quản lý và vận hành hệ thống ngày càng nâng cao, đảm bảo
thực hiện các quả trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
Đối với hệ thống điện Quảng Bình, trong những năm qua cũng có
những sự phát triền đáng kể, nhiều đường dây được cải tạo, nâng cấp,
nhiều trạm biến áp được xây dựng, các thiết bị trong trạm được thay mới,
tính hiệu quả trong việc quản lý vận hành trạm được nâng cao.
Trạm biến áp 110 kV Đồng Hới là một trong những trạm được xây
dựng sớm nhất ở Quảng Bình, là nguồn cấp điện phục vụ cho sự phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố Đồng Hới và các vùng lân cận.
Được Khoa Điện- Trường ĐHBK Đà Nẵng phân công thực tập tại
Trạm biến áp 110 kV Đồng Hới là một cơ hội để chúng em- những sinh
viên năm cuối của ngành Hệ thống điện có được những kiến thức thực tế
trong việc quản lý vận hành Trạm biến áp. Được tiếp xúc, tìm hiểu các thiết
bị dưới sự hướng dẫn của các nhân viên trong trạm giúp chúng em có được
những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích. Chúng em xin cảm ơn các anh, các
bác, các cô nhân viên trong trạm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em
trong thời gian thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn và sự hiểu biết của chúng em cũng có
nhiều hạn chế nên trong bản báo cáo này không tránh khỏi có những sai
sót. Kính mong các anh, các bác, các cô trong trạm cùng các thầy cô giáo
chỉ bảo thêm cho chúng em.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới tháng 01 năm 2012


SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ
MIỀN TRUNG
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
1.Cấp công ty: Gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc
a) Các phòng nghiệp vụ:
• Phòng tổ chức nhân sự
• Phòng kế hoạch
• Phòng kỹ thuật
• Phòng tài chính, kế toán
• Phòng vật tư
• Phòng vận hành, thông tin
• Phòng an toàn, thanh tra, bảo vệ
• Phòng quản lý đầu tư
b) Các chi nhánh điện cao thế trực thuộc:
• CNĐCT Quảng Bình
• CNĐCT Quảng Trị
• CNĐCT Thừa Thiên Huế
• CNĐCT Quảng Nam - Đà Nẵng
• CNĐCT Quảng Ngãi

• CNĐCT Phú Yên
• CNĐCT Kontum
• CNĐCT Gia Lai
• CNĐCT Đaklak
• CNĐCT Đak Nông
• Xí nghiệp sửa chữa thí nghiệm
• Xí nghiệp thủy điện An Điềm
• Xí nghiệp thủy điện Ry Linh
• Xí nghiệp thủy điện Đrây HLinh
SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

• Xí nghiệp thủy điện Kon Đào
2. Cấp chi nhánh:
- Ban Giám đốc: bao gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc
- Các phòng ban:
• Phòng Tổng hợp
• Phòng Kế hoạch-Vật tư
• Phòng Kỹ thuật
• TBA Sông Gianh
• TBA Ba Đồn
• TBA Bắc Đồng Hới
• TBA Đồng Hới

• TBA Áng Sơn
• TBA Lệ Thủy
• Phân xưởng quản lý vận hành đường dây Đồng Hới
• Phân xưởng quản lý vận hành đường dây Ba Đồn
3. Cấp trạm:
TBA 110kV Đồng Hới bao gồm 11 người có tổ chức như sau:
- 1 trạm trưởng
- 5 trực chính
- 5 trực phụ
Định biên đảm bảo chế độ 3 ca, 5 kíp

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN TRẠM BIẾN ÁP 110kV ĐỒNG HỚI
I.ĐẶC ĐIỂM,VAI TRÒ:
Trạm Biến áp 110KV Đồng Hới được xây dựng và đưa vào vận hành
từ tháng 11 năm 1989, lấy nguồn từ Trạm biến áp truyền tải 220/110 KV –
Đồng Hới (E1). Trạm có nhiệm vụ cấp điện cho Thành phố Đồng Hới trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh Quảng Bình, ngoài ra
Trạm còn cung cấp điện cho các vùng lân cận Thành phố Đồng Hới.
Trạm biến áp 110 KV Đồng Hới là trạm cấp nguồn vô cùng quan
trọng cung cấp hơn 1/2 sản lượng điện của toàn Tỉnh Quảng Bình. Từ khi

được xây dựng cho đến năm 2006-TBA 110kV Đồng Hới trực thuộc Điện
lực Quảng Bình, Công ty Điện lực Miền Trung. Từ tháng 3 năm 2006
Công ty Điện lực Miền Trung thành lập Xí nghiệp điện cao thế Miền Trung
(nay là Công ty lưới điện cao thế Miền Trung), từ đó đến nay Trạm 110 kV
Đồng Hới trực thuộc Chi nhánh Điện cao thế Quảng Bình, Cty LĐCTMT,
Tổng Công ty Điện lực Miền Trung. Nhiệm vụ chính của Trạm 110 kV
Đồng Hới là quản lý thiết bị, vận hành 2 MBA T1,T2 theo phương thức
của các cấp Điều độ, phục vụ cấp điện cho các phụ tải cấp điện áp 35 kV,
22 kV nhằm cung cấp cho toàn bộ phụ tải của Thành phố Đồng Hới và các
vùng lân cận.
II.PHỤ TẢI Ở CÁC CẤP ĐIỆN ÁP:
 Phía 35 kV gồm có các xuất tuyến:
+ Xuất tuyến 371 cấp điện cho Nam Quảng Bình.
+ Xuất tuyến 372 cấp điện cho Bắc Quảng Bình.
+ Xuất tuyến 374 cấp điện cho Đài phát thanh.
+ Xuất tuyến 373 dùng để dự phòng.
 Phía 22 kV gồm có các xuất tuyến:
+ Xuất tuyến 471 cấp điện cho Hải Thành.
+ Xuất tuyến 472 cấp điện cho Trung Nghĩa.
+ Xuất tuyến 473 cấp điện cho Bảo Ninh.
+ Xuất tuyến 474 cấp điện cho Đồng Mỹ.
+ Xuất tuyến 475 cấp điện cho Thuận Đức.
+ Xuất tuyến 476 cấp điện cho Quang Phú.
+ Xuất tuyến 442 dùng để cung cấp cho tự dùng TD42.
SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…



TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

III.NHIỆM VỤ NHÂN VIÊN QUẢN LÝ VẬN HÀNH:
1. Nhiệm vụ chung:
1.1. Tất cả CBCNV QLVH TBA 110kV Đồng Hới có chung nhiệm vụ
sau đây:
- Chấp hành lệnh chỉ huy điều độ của các cấp điều độ (theo quyền điều
khiển).
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị thuộc quyền quản lý của
trạm, đảm bảo việc vận hành an toàn, liên tục, không để xảy ra các sự cố
chủ quan, xử lý các sự cố kịp thời và đúng quy trình.
- Báo cáo với Lãnh đạo Trạm, Lãnh đạo Xí nghiệp và các cấp điều độ
tương ứng về các vấn đề vận hành thiết bị trong trạm. Cung cấp số liệu
theo yêu cầu của các cấp điều độ.
- Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành của thiết bị trong
trạm.
- Tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất,
các quy trình, quy phạm về kỹ thuật vận hành, kỹ thuật an toàn và phòng
cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt.
- Không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành và hiệu
quả của công việc. Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để công tác quản lý
vận hành ngày càng hiệu quả.
1.2. Các nhân viên trạm biến áp phải hiểu kỹ, nắm vững kiến thức:
1. Về thiết bị:
Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc và thông số vận hành của các
thiết bị trong trạm như: máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, máy biến điện
áp (TU); hệ thống rơle bảo vệ, thông số chỉnh định và phạm vi bảo vệ, hệ
thống thông tin liên lạc, hệ thống bảo vệ rơle và tự động ... vị trí lắp đặt

của các thiết bị.
2. Về sơ đồ:
Hiểu rõ sơ đồ nối dây chính, sơ đồ điện tự dùng của trạm và số hiệu
tên các thiết bị. Hiểu và nắm vững bản vẽ nhị thứ của trạm.
3. Về nội quy, quy trình - quy phạm:
- Nắm và hiểu rõ các Quy trình vận hành và bảo dưỡng các trang
thiết bị trong trạm, hệ thống bảo vệ, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tự
động hóa trong trạm ...
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình - quy phạm thiết bị do Bộ,
Tổng Công ty, Công ty, Xí nghiệp ban hành và đang có hiệu lực.
SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị làm việc, bảo hộ lao động,
phòng cháy chữa cháy trong trạm.
1.3. Tất cả CBCNV trực tiếp quản lý vận hành TBA cần phải bảo đảm
các điều kiện sau:
- Phải được kiểm tra sức khỏe và có đủ sức khỏe để làm việc, trong
quá trình công tác phải được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần.
- Được đào tạo và kiểm tra đạt yêu cầu đối với từng vị trí công việc.
Đối với nhân viên trực chính phải được kiểm tra và có quyết định công
nhận chức danh của Công ty.
- Được tổ chức học tập các quy phạm, quy trình vận hành, quy trình

kỹ thuật an toàn và định kỳ kiểm tra kiến thức.
+ 6 tháng một lần đối với các quy trình vận hành.
+ 3 tháng một lần đối với quy trình kỹ thuật an toàn.
1.4. Nghiêm cấm dẫn người lạ mặt, người không có nhiệm vụ vào
trạm. Đối với những người vào tham quan, thực tập phải có giấy giới thiệu
của Lãnh đạo Công ty.
1.5. Tất cả các CBCNV trực tiếp quản lý vận hành tại TBA phải có
trách nhiệm lưu giữ, bảo quản tài liệu kỹ thuật, quy trình vận hành, các hồ
sơ sổ sách biểu mẫu… liên quan đến công tác quản lý vận hành của trạm.
Tuyệt đối không cho mượn các tài liệu, quy trình, sổ sách biểu mẫu nêu
trên ra khỏi trạm khi chưa có ý kiến của Trạm trưởng.
2. Nhiệm vụ chung của nhân viên vận hành:
2.1. Nhân viên vận hành trạm biến áp bao gồm trực chính và trực phụ
là người trực tiếp theo dõi, kiểm tra thiết bị, bảo đảm thiết bị luôn làm việc
an toàn và tin cậy. Trực tiếp thao tác vận hành và xử lý sự cố theo lệnh chỉ
huy điều độ cấp trên (theo phân cấp), thực hiện đúng các điều quy định
trong quy trình và báo cáo cho Lãnh đạo đơn vị và các cấp điều độ biết
những thông tin cần thiết trong ca trực của mình.
2.2. Nhân viên vận hành có nhiệm vụ thi hành chính xác, không chậm
trễ và không bàn cãi lệnh chỉ huy điều độ của nhân viên vận hành cấp trên,
trừ những lệnh nguy hại đến người hoặc thiết bị thì được phép chưa thực
hiện.
Nếu không có lý do chính đáng về an toàn mà trì hoãn thực hiện
lệnh chỉ huy điều độ của nhân viên vận hành cấp trên thì nhân viên
vận hành trạm gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
về hậu quả xảy ra.
2.3. Nhân viên vận hành tại TBA 110kV làm việc theo chế độ ca, kíp
theo lịch phân ca đã được Trạm trưởng duyệt.
SVTH: ………….. ……..


- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Mỗi ca trực phải có hai người trở lên.
- Lịch đi ca phải được treo ở phòng điều khiển.
- Khi có sự thay đổi ca giữa các nhân viên vận hành, phải có sự đồng
ý của Trạm trưởng. Trạm trưởng phải báo cho người liên quan ít nhất trước
24 giờ và phải bố trí người thay thế có cùng chức danh.
2.4. Trong thời gian trực ca, nhân viên vận hành phải:
- Thực hiện so và chỉnh giờ thống nhất với các cấp điều độ.
- Nêu rõ tên và chức danh trong mọi liên hệ (A3 và B35). Nội dung
liên hệ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành theo trình tự
thời gian.
- Ghi chép mọi mệnh lệnh khi thao tác vận hành và xử lý sự cố của
tại các cấp điều độ và các đơn vị thao tác, xử lý sự cố.
- Khi xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường trong ca trực của mình,
nhân viên vận hành phải thực hiện đúng các điều quy định trong quy trình
xử lý sự cố HTĐ Quốc gia hiện hành và báo cáo những thông tin cần thiết
cho Lãnh đạo đơn vị và điều độ cấp trên biết (theo phân cấp).
- Đối với sự cố nghiêm trọng xảy ra trong trạm điện thì ngay sau khi
xử lý xong sự cố nhân viên vận hành phải có bản báo cáo nhanh gửi về
điều độ cấp trên trực tiếp, Lãnh đạo Chi nhánh, Lãnh đạo Công ty.
2.5. Nghiêm cấm nhân viên vận hành vi phạm các quy định sau:
- Làm việc hai ca liên tục. Trong khi trực ca không được uống rượu,
bia, sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm.

- Bỏ vị trí trong lúc trực ca hoặc hết giờ trực ca nhưng chưa có người
đến nhận ca. Khi không có người đến thay ca, nhân viên vận hành phải báo
cáo với người xếp lịch, Lãnh đạo trực tiếp biết để bố trí người khác thay
thế đảm bảo thời gian kéo dài ca trực không quá 04 giờ.
- Cho người không có nhiệm vụ vào vị trí vận hành khi chưa được
phép của Lãnh đạo đơn vị, Trạm trưởng.
- Làm việc riêng trong giờ trực ca.
3. Đối với nhân viên trực chính:
Trực chính là người chịu trách nhiệm chính trong ca trực đối với mọi
thiết bị của trạm, trực tiếp chỉ huy thao tác vận hành, xử lý sự cố theo mệnh
lệnh thao tác của các cấp điều độ cấp trên và theo đúng quy trình vận hành,
quy trình xử lý sự cố trạm.
Trực chính phải có bậc an toàn thấp nhất là bậc 4.
3.1.Nhiệm vụ của trực chính

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị thuộc quyền quản lý
của trạm trong ca trực của mình, đảm bảo việc vận hành an toàn, liên tục,
không để xảy ra các sự cố chủ quan, xử lý các sự cố kịp thời và đúng quy
trình.
- Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành của thiết bị

trong trạm.
- Chấp hành lệnh chỉ huy điều độ của các cấp điều độ (theo quyền
điều khiển).
- Trực tiếp chỉ huy thao tác vận hành trạm đúng quy trình vận hành,
quy trình xử lý sự cố của trạm và theo sự chỉ huy điều độ của điều độ cấp
trên.
- Báo cáo đầy đủ, chính xác các số liệu, thông số vận hành và tình
hình vận hành thiết với các cấp điều độ theo phân cấp, Trạm trưởng và
Lãnh đạo Công ty.
3.2. Nhiệm vụ của trực chính khi thực hiện công tác chỉ huy thao tác
các thiết bị trong trạm.
- Trực tiếp nghe, nhận lệnh chỉ huy điều độ của các cấp điều độ (theo
phân cấp), viết phiếu thao tác sau đó kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ
đồ. Nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh.
- Giải thích rõ nội dung công việc, trình tự thao tác cho trực phụ và
các biện pháp an toàn khi thao tác.
- Khi thao tác, trực chính đọc to từng lệnh thao tác đã ghi trong phiếu
cho trực phụ, trực phụ phải nhắc lại lệnh, nếu đúng mới cho phép thao tác.
- Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì
phải ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến
hành.
- Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì trực chính phải cho ngừng ngay
phiếu thao tác và báo cáo cho điều độ viên cấp trên ra lệnh biết. Việc thực
hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh mới.
- Nhiệm vụ thao tác chỉ được coi là hoàn thành khi đã thực hiện xong
trình tự các thao tác, trực chính có nhiệm vụ báo cáo kết quả công việc cho
người ra lệnh chỉ huy trực tiếp biết và được người ra lệnh chấp nhận.
3.3. Trực chính là người trực tiếp theo dõi thiết bị sau:
- Tất cả các thiết bị chính trong trạm như: Các MBA lực, MC, DCL,
TU, TI trong trạm.

- Các trang bị điều khiển, bảo vệ rơle, thông tin liên lạc và tự động
hóa trong trạm.

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.4. Trực chính là người trực tiếp quản lý và ghi chép sổ sách vận hành
sau:
- Sổ nhật ký vận hành.
- Sổ ghi mệnh lệnh của điều độ.
- Sổ theo dõi thiết bị rơ le bảo vệ.
- Sổ theo dõi vận hành các thiết bị chính (MBA, MC, DCL,...).
3.5. Khi xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường trong ca trực của mình,
trực chính phải thực hiện đúng các điều quy định trong quy trình vận hành
và quy trình xử lý sự cố của trạm và báo cáo những thông tin cần thiết cho
Lãnh đạo đơn vị và điều độ cấp trên biết (theo phân cấp).
- Trường hợp sự cố khẩn cấp và không thể trì hoãn được (cháy hoặc
có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) ở trạm điện
cho phép nhân viên trực chính tiến hành thao tác theo quy trình mà không
phải xin phép nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao
tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân
viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị này.
3.6. Khi có đơn vị bên ngoài vào trạm công tác, trực chính có nhiệm

vụ:
- Kiểm tra phiếu công tác, số lượng và bậc an toàn của nhân viên
đơn vị công tác như đã ghi trong phiếu.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trước khi tiến hành bàn
giao hiện trường cho đơn vị công tác đồng thời phải thực hiện những việc
sau:
+ Chỉ cho toàn đơn vị công tác thấy nơi làm việc, chứng minh
là không còn điện ở các phần đã được cách điện và nối đất.
+ Chỉ dẫn cho toàn đơn vị công tác biết những phần còn mang
điện ở xung quanh nơi làm việc, các biện pháp an toàn bổ sung trong quá
trình công tác.
- Bàn giao hiện trường cho đơn vị công tác.
- Khi kết thúc toàn bộ công việc, trực chính phải tiến hành:
+ Kiểm tra việc thu dọn, vệ sinh chổ làm việc.
+ Nghiệm thu chất lượng toàn bộ công việc mà đơn vị công
tác đã thực hiện.
+ Kiểm tra không còn người tại nơi công tác, tháo hết tiếp địa
và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm bổ sung.
+ Thu hồi và khóa phiếu công tác.

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


+ Báo cho các cấp điều độ cấp trên việc kết thúc công tác và
thực hiện thao tác đóng điện cho thiết bị
4.Đối với nhân viên trực phụ:
Trực phụ là người trực tiếp thao tác các thiết bị trong trạm theo lệnh
thao tác của trực chính và dưới sự giám sát trực tiếp của trực chính. Phối
hợp thực hiện các biện pháp an toàn cho các đội công tác, ghi chép định kỳ
các thông số vận hành và vệ sinh công nghiệp trước khi giao ca.
Trực phụ phải có bậc an toàn thấp nhất là bậc 3.
4.1. Nhiệm vụ của trực phụ:
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị trạm trong ca trực của
mình, đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, liên tục, phát hiện
và báo trực chính xử lý kịp thời, không để xảy ra các sự cố
chủ quan.
- Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành của
thiết bị trong trạm.
- Chấp hành lệnh chỉ huy thao tác của trực chính và chỉ được
thao tác dưới sự giám sát trực tiếp của trực chính.
- Khi tiến hành thao tác, phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo đầy đủ các trang bị an toàn, bảo hộ lao động theo
đúng quy định trong quy trình kỹ thuật an toàn điện như: găng tay, ủng
cách điện, mủ, quần áo bảo hộ và dụng cụ thao tác...
+ Phải hiểu rõ mục đích, nội dung công việc và trình tự thao
tác thiết bị, nếu không hiểu hoặc nghi ngờ phải yêu cầu trực chính chỉ rõ,
giải thích kỹ trước khi thao tác.
+ Kiểm tra, xác định chính xác đối tượng cần thao tác theo
đúng yêu cầu lệnh thao tác của trực chính.
+ Khi trực chính đọc lệnh thao tác, phải nhắc lại lệnh, nếu trực
chính xác nhận đúng lệnh mới được thao tác.
+ Việc thao tác ở thiết bị phải dứt khoát, nếu thấy nghi ngờ
lệnh thao tác không đúng theo quy trình thì yêu cầu trực chính kiểm tra lại

lệnh thao tác và chỉ thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra chính xác nội dung
và trình tự thao tác theo sơ đồ vận hành hiện tại.
+ Trường hợp thao tác có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con
người và thiết bị thì có quyền từ chối thao tác với trực chính và báo cáo với
Đội Trưởng, Lãnh đạo Xí nghiệp và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối
thao tác của mình.
4.2. Trực phụ chịu trách nhiệm theo dõi vận hành các thiết bị sau:
SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Máy biến áp tự dùng, hệ thống điện tự dùng toàn trạm.
+ Các đồng hồ đo đếm.
+ Hệ thống sạc, nạp ác quy của trạm.
+ Thiết bị PCCC, các dụng cụ thiết bị thao tác, sửa chữa.
- Ngoài ra, trực phụ còn chịu trách nhiệm theo dõi vận hành các
thiết bị khác trong trạm theo sự phân công cụ thể của Trưởng
trạm.
4.3. Trực phụ là người trực tiếp quản lý và ghi chép sổ sách vận hành
sau:
- Sổ ghi thông số vận hành.
+ Sổ theo dõi vận hành hệ thống ác quy, tủ sạc.
+ Sổ ghi chỉ số công tơ, sản lượng nhận, giao của trạm.
4.4. Khi có đơn vị bên ngoài vào trạm công tác,trực phụ có nhiệm vụ:

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trước khi tiến hành bàn
giao hiện trường cho đơn vị công tác đồng thời phải thực hiện những việc
sau:
+ Chỉ cho toàn đơn vị công tác thấy nơi làm việc, chứng minh là
không còn điện ở các phần đã được cách điện và nối đất.
+ Chỉ dẫn cho toàn đơn vị công tác biết những phần còn mang
điện ở xung quanh nơi làm việc, các biện pháp an toàn bổ sung trong quá
trình công tác.
- Bàn giao hiện trường cho đơn vị công tác.
- Khi kết thúc toàn bộ công việc, trực phụ phối hợp với trực chính
tiến hành:
+ Kiểm tra việc thu dọn, vệ sinh chổ làm việc.
+ Nghiệm thu chất lượng toàn bộ công việc mà đơn vị công tác
đã thực hiện.
+ Kiểm tra không còn người tại nơi công tác, tháo hết tiếp địa
và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm bổ sung.

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….

Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG III
TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM
I. MÁY BIẾN ÁP:
Hệ thống máy biến áp lực gồm có 2 máy biến áp :
+ MBA T1 - 25MVA ( 115/38,5/24kV ) do Nhà máy chế tạo biến thế
Đông Anh sản xuất năm 2002. Có chức năng hạ áp từ 110kV xuống 22kV
và 35kV.
+ MBA T2 –25 MVA ( 115 /38,5/ 24 kV ) do Nhà máy chế tạo biến thế
Đông Anh sản xuất. Có chức năng hạ áp từ 110kV xuống 35kV và 22kV.
1. Thông số kỹ thuật:
a.Thông số kỹ thuật máy biến áp T1 25MVA - 115/38,5/24kV:
- Loại MBA: Ba pha, ba cuộn dây, ngâm trong dầu, làm việc ngoài
trời.
- Nhà sản xuất:
Đông Anh.
- Tần số:
50Hz.
- Điện áp định mức:
+ Cao áp:
115 ± 9 x 1,78% kV (Điều áp dưới tải)
+ Trung áp:
38,5 ±2 x 2,5% kV (Điều áp không tải).
+ Hạ áp:

24kV
- Kiểu làm mát: ONAN/ONAF (Làm mát tự nhiên / Quạt gió cưỡng
bức).
- Công suất định mức: 25/25/25MVA (ONAF)
20/20/20MVA (ONAN)
- Tổ đấu dây:
YNdyn - 11-12.
- Phương thức nối đất của hệ thống:
+ Cao áp:
Nối đất trực tiếp.
+ Trung áp:
Cách ly.
+ Hạ áp:
Nối đất trực tiếp.
- Mức cách điện:
Đầu ra

Điện áp
hoạt động
cực đại
(kV)

Điện áp thử
nghiệm tần số
công nghiệp
(kV)

Điện áp chịu
đựng xung sét
(Giá trị đỉnh)

kV)

+ Phía cao áp
+ Trung tính cao áp
+ Trung áp
+ Hạ áp
+ Trung tính hạ áp

123
72,5
38,5
23
23

230
140
70
50
50

550
350
170
125
125

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…



TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Khả năng chịu quá tải của MBA: Theo tiêu chuẩn IEC -354
(1991) và Quy trình vận hành và sửa chữa MBA của Tổng Công ty ban
hành kèm theo quyết định số 623ĐVN/KTNĐ ngày 23/05/1997.
- Giới hạn tăng nhiệt độ:
+ Giới hạn tăng nhiệt độ lớp dầu trên cùng: 550C.
+ Giới hạn tăng nhiệt độ cuộn dây :
600C.
- Tổn hao không tải:
P0 = 15,9 kW; I0 = 0,2%
- Tổn hao có tải: (ở nấc phân áp chính, nhiệt độ cuộn dây là 750C).
- Pk115-38,5 = 109,539 kW.
- Pk115-24 = 107,773 kW.
- Pk38,5-24 = 94,370 kW.
- Điện áp ngắn mạch: (Tại nấc 10 khi nhiệt độ cuộn dây là 750C).
- Uk115-38,5 = 11,46%.
- Uk115-24 = 17,5%
- Uk38,5- 24 = 6,0%
- Điện áp và dòng điện các nấc điều chỉnh điện áp:
Cuộn
dây

Nấc
phân áp
1

2
3
4
5
Cao
áp
6
7
8
9
10
1
Trung
2
áp
3
Hạ áp
1

Điện áp Dòng điện
Nấc
(kV)
(A)
phân áp
133,423
108,2
11
131,386
109,8
12

129,329
111,6
13
127,282
113,4
14
125,235
115,2
15
123,188
117,2
16
121,141
119,1
17
119,094
121,2
18
117,047
123,3
19
115,000
125,5
40,425
357,1
4
39,462
365,8
5
38,500

374,9
24,00
601,4

Điện áp
(kV)
112,953
110,906
108,859
106,812
104,765
102,718
100,671
98,624
96,577
37,537
36,575

Dòng điện
(A)
127,8
130,1
132,6
135,1
137,8
140,5
143,4
146,3
149,5
384,5

394,6

b.Thông số kỹ thuật của máy biến áp T2 25MVA- 115/38,5/24kV
- Loại MBA: Ba pha, ba cuộn dây, ngâm trong dầu, làm việc ngoài
trời.
- Nhà sản xuất:
- Tần số:
- Điện áp định mức:
+ Cao áp:
+ Trung áp:

Đông Anh.
50Hz.
115 ± 9 x 1,78% kV (Điều áp dưới tải)
38,5 ±2 x 2,5% kV (Điều áp không tải).

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Hạ áp:
24kV
- Kiểu làm mát: ONAN/ONAF (Làm mát tự nhiên / Quạt gió cưỡng
bức).

- Công suất định mức: 25/16,75/25MVA (ONAF)
15/15/15MVA (ONAN)
- Tổ đấu dây:
YNdyn - 11-12.
- Phương thức nối đất của hệ thống:
+ Cao áp:
Nối đất trực tiếp.
+ Trung áp:
Cách ly.
+ Hạ áp:
Nối đất trực tiếp.
-Mức cách điện:
Điện áp
Điện áp thử
Điện áp chịu
hoạt động
nghiệm tần số đựng xung sét
Đầu ra
cực đại
công nghiệp
(Giá trị đỉnh)
(kV)
(kV)
(kV)
+ Phía cao áp
123
230
550
+ Trung tính cao áp
72,5

140
+ Trung áp
40,5
70
170
+ Hạ áp
23
50
125
+ Trung tính hạ áp
23
50
- Khả năng chịu quá tải của MBA: Theo tiêu chuẩn IEC -354
(1991) và Quy trình vận hành và sửa chữa MBA của Tổng Công ty ban
hành kèm theo quyết định số 623ĐVN/KTNĐ ngày 23/05/1997.
- Giới hạn tăng nhiệt độ:
+ Giới hạn tăng nhiệt độ lớp dầu trên cùng:
550C.
+ Giới hạn tăng nhiệt độ cuộn dây :
600C.
- Tổn hao không tải:
P0 = 24 kW; I0 = 0,33%
- Tổn hao có tải: (ở nấc phân áp chính, nhiệt độ cuộn dây là 750C).
- Pk115-38,5 = 75,56 kW.
- Pk115-24
= 139,434 kW.
- Pk38,5-24
= 52,816 kW.
- Điện áp ngắn mạch: (Tại nấc 10 khi nhiệt độ cuộn dây là 750C).
- Uk115-38,5 = 17,44%.

- Uk115-24
= 10,27%
- Uk38,5- 24 = 6,07%

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Điện áp và dòng điện các nấc điều chỉnh điện áp:
Cuộn
Nấc
Điện áp
Dòng
Nấc
Điện áp
Dòng
dây
phân áp
(kV)
điện (A) phân áp
(kV)
điện (A)
1
133,320

108,4
11
112,965
127,9
2
132,284
110,1
12
110,929
130,3
3
129,249
111,8
13
108,894
132,7
4
127,213
113,6
14
106,858
135,2
5
125,178
115,4
15
104,823
137,9
Cao áp
6

123,142
117,4
16
102,787
140,6
7
121,107
119,3
17
100,752
143,4
8
119,071
121,4
18
98,716
146,4
9
117,036
123,5
19
96,681
149,5
10
115,000
125,7
1
40,425
236,8
4

37,538
255,0
Trung
2
39,463
242,5
5
36,575
261,7
áp
3
38,500
248,6
Hạ áp
1
24,00
602,1
2. Bộ điều áp:
a.Đối với bộ điều áp máy biến áp T1
Bộ điều áp dưới tải bao gồm
các phần chính sau: Công tắc
chuyển mạch, bộ chọn đầu phân
áp và cơ cấu truyền động. Tổ
hợp công tắc chuyển mạch được
đặt trong một thùng dầu riêng
(không chung với dầu trong
thùng dầu chính của máy biến
áp) và nối thông với bình dầu
phụ của nó.


Hình 2 : MBA và bộ OLTC chân không loại VV

Hình 1 : Sơ đồ đấu dây bộ
OLTC
Bộ OLTC loại VVIII250Y-76-4019W của hãng MR (Cộng hoà liên
bang Đức) sản xuất là bộ điều áp dùng thiết bị đổi nối hạn chế dòng điện
bằng điện trở đối xứng, bộ công tắc K (công tắc chuyển mạch) loại chân
SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

không và lắp đặt ở phía trung tính 110kV của MBA theo kiểu chọn nấc có
dao đảo cực (xem hình 2 và 3). Bộ OLTC gồm 19 nấp với mức điều chỉnh
1,78% mỗi nấc, điện áp tăng tối đa ở nấc số 1, điện áp giảm tối thiểu ở nấc
19, nấc số 10 mang điện áp định mức (Từ nấc 1 đến nấc 9 dao lựa chọn O
sẽ đóng vào đầu dương (+) của bộ điều áp, từ nấc 11 đến nấc 19 dao lựa
chọn O sẽ đóng vào đầu âm (-) của bộ điều áp).
Cấu tạo chính của bộ điều áp dưới tải bằng điện trở gồm có: điện trở
hạn chế dòng điện và các tiếp điểm công tắctơ. Điện trở được dùng trong
mạch hạn chế dòng điện ngắn mạch ở vị trí trung gian, còn ở vị trí làm việc
nó được mắc sun hay hở mạch. Điều này cho phép tính toán điện trở theo
tải trong thời gian vài giây và bảo đảm việc thực hiện bằng cơ cấu tác động
nhanh nhờ truyền động lò xo tác động đóng mở tiếp điểm công tắc tơ.
Trong quá trình bộ Điều áp dưới tải họat động, sẽ phát sinh hồ quang

tại các đầu cực Công tắc K (contactor); để tránh nhiễm bẩn dầu cách điện
trong máy biến áp, bộ Công tắc K được đặt trong một ngăn riêng biệt, lắp
bên ngoài bình dầu chính MBA và cách ly với toàn bộ các phần còn lại của
máy biến áp. Bộ phận chọn nấc bố trí ở ngay bên ngoài ngăn Công tắc K
(xem hình 1 và 2), bao gồm các dao lựa chọn và một dao đảo cực được đặt
chung trong thùng dầu chính của máy biến áp.
Bộ OLTC được điều khiển và kiểm soát nhờ thiết bị tự động điều
chỉnh kiểu KVGC của ALSTOM được đặt tại tủ điều khiển từ xa trong
phòng điều khiển, tự động thay đổi nấc phân áp để điều chỉnh điện áp phù
hợp mọi loại đặc tính phụ tải.
Thao tác điều khiển tăng/giảm bộ điều áp dưới tải được thực hiện
bằng các cách thức sau:
- Tự động thông qua thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (Bộ điểu
chỉnh kiểu KVGC của ALSTOM được đặt tại tủ điều khiển từ xa trong
phòng điều khiển).
- Bằng điện từ khóa (RAISE/LOWER) điều khiển từ xa trong
phòng điều khiển.
- Bằng điện từ khóa (RAISE/LOWER) điều khiển tại chổ (tại tủ
điều khiển OLTC gắn bên hông MBA).
- Bằng cần quay tay (tại tủ điều khiển OLTC).
Thao tác điều áp dưới tải bằng tay tại chổ (cần thao tác) được thực hiện
trong kiểm tra hiệu chỉnh và trong trường hợp MBA không mang điện.
Chỉ được tiến hành thao tác điều áp dưới tải bằng tay tại chổ có điện
khi:
- Mạch điều khiển bị sự cố không thể thao tác tại phòng điều khiển.
- Cắt áp tô mát cấp nguồn cho động cơ của cơ cấu truyền động.
SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…



TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Kiểm tra bằng mắt, chắc chắn bộ truyền động không bị kẹt cơ khí
hay có các lỗi cơ khí khác.
- Được sự đồng ý của Điều độ viên A3.
b.Đối với bộ điều áp của máy biến áp T2
Bộ điều áp dưới tải bao gồm các phần chính sau: Công tắc chuyển
mạch, bộ chọn đầu phân áp và cơ cấu truyền động. Tổ hợp công tắc chuyển
mạch được đặt trong một thùng dầu riêng (không chung với dầu trong
thùng dầu chính của máy biến áp) và nối thông với bình dầu phụ của nó.

Hình 3 : Sơ đồ đấu dây bộ
OLTC

Hình 4 : MBA và bộ OLTC chân không loại VV
Bộ OLTC loại VIII200Y-76-4019W của hãng MR (Cộng hoà liên
bang Đức) sản xuất là bộ điều áp dùng thiết bị đổi nối hạn chế dòng điện
bằng điện trở đối xứng, bộ công tắc K (công tắc chuyển mạch) loại dầu và
lắp đặt ở phía trung tính 110kV của MBA theo kiểu chọn nấc có dao đảo
cực (xem hình3 và 4). Bộ OLTC gồm 19 nấp với mức điều chỉnh 1,78%
mỗi nấc, điện áp tăng tối đa ở nấc số 1, điện áp giảm tối thiểu ở nấc 19, nấc
số 10 mang điện áp định mức (Từ nấc 1 đến nấc 9 dao lựa chọn O sẽ đóng
vào đầu dương (+) của bộ điều áp, từ nấc 11 đến nấc 19 dao lựa chọn O
sẽ đóng vào đầu âm (-) của bộ điều áp).
Cấu tạo chính của bộ điều áp dưới tải bằng điện trở gồm có: Điện trở
hạn chế dòng điện (02 điện trở cho một pha) và các tiếp điểm côngtắctơ.

Điện trở được dùng trong mạch hạn chế dòng điện ở vị trí trung gian, còn
ở vị trí làm việc nó được mắc sun hay hở mạch. Điều này cho phép tính
toán điện trở theo tải trong thời gian vài giây và bảo đảm việc thực hiện
bằng cơ cấu tác động nhanh nhờ truyền động lò xo tác động đóng mở tiếp
điểm côngtắctơ.
SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trong quá trình bộ Điều áp dưới tải họat động, sẽ phát sinh hồ quang
tại các đầu cực Công tắc K (contactor), để tránh nhiễm bẩn dầu cách điện
trong máy biến áp, bộ Công tắc K được đặt trong một ngăn riêng biệt, cách
ly với toàn bộ các phần còn lại của máy biến áp. Bộ phận chọn nấc bố trí ở
ngay bên ngoài ngăn Công tắc K (xem hình 3, 4), bao gồm các dao lựa
chọn và một dao đảo cực được đặt chung trong thùng dầu chính của máy
biến áp.
Bộ OLTC được điều khiển và kiểm soát nhờ thiết bị tự động điều
chỉnh kiểu SPAU 314C1 được đặt tại tủ điều khiển từ xa trong phòng điều
khiển, tự động thay đổi nấc phân áp để điều chỉnh điện áp phù hợp mọi loại
đặc tính phụ tải.
Trước khi đưa thiết bị điều áp dưới tải vào vận hành, cần phải kiểm
tra các nội dung sau:
- Thực hiện một số lần thao tác bằng tay bộ điều áp để kiểm tra
chức năng cơ khí của bộ chuyển nấc. Trong quá trình thao tác, kiểm tra

hiển thị vị trí trên bộ truyền động mô tơ và trên bộ chuyển nấc (qua kính
kiểm tra) phải giống nhau tại tất cả các vị trí.
- Kiểm tra chuyển mạch tự động của bộ chuyển nấc phân áp. Bộ
chuyển nấc phân áp làm việc đúng khi chuyển mạch tự động không hoạt
động ở cả hai vị trí đầu và cuối (nấc phân áp số 1 và nấc số 19).
Thao tác điều khiển tăng/giảm bộ điều áp dưới tải được thực hiện
bằng các cách thức sau:
- Tự động thông qua thiết bị tự động điều chỉnh điện áp đặt tại tủ
điều khiển từ xa trong phòng điều khiển.
- Bằng điện từ khóa (RAISE/LOWER) điều khiển từ xa trong
phòng điều khiển.
- Bằng điện từ khóa (RAISE/LOWER) điều khiển tại chổ (tại tủ
điều khiển OLTC gắn bên hông MBA).
- Bằng cần quay tay (tại tủ điều khiển OLTC).
Thao tác điều áp dưới tải bằng tay tại chổ (cần thao tác) được thực
hiện trong kiểm tra hiệu chỉnh và trong trường hợp MBA không mang
điện.
Chỉ được tiến hành thao tác điều áp dưới tải bằng tay tại chổ có
điện khi:
- Mạch điều khiển bị sự cố không thể thao tác tại phòng điều
khiển.
- Cắt áp tô mát cấp nguồn cho động cơ của cơ cấu truyền động.
- Kiểm tra bằng mắt, chắc chắn bộ truyền động không bị kẹt cơ
khí hay có các lỗi cơ khí khác.
- Được sự đồng ý của Điều độ viên A3.

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…



TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

c.Nguyên lý vận hành bộ OLTC loại VVIII 250Y
Quá trình làm việc chuyển mạch 1 nấc phân áp của bộ điều áp dưới
tải tác động nhanh dùng điện trở hạn chế dòng từ một nấc phân áp n (ví dụ
nấc 1) về một nấc phân áp mới n+1(ví dụ nấc 2) chỉ ra trong hình 7.
1. Ở vị trí làm việc của nấc phân áp n, dao lựa chọn MTS, TTS đang
tiếp vào nấc n, các tiếp điểm công tắc tơ MSV, TTV đều đóng, xem hình
7.1. Dòng điện phụ tải chạy theo mạch từ đầu nấc phân áp n → công tác
lựa chọn MTS → công tác tơ MSV → công tắc trượt STC. Một phần nhỏ
dòng điện khép mạch qua công tác lựa chọn TTS → công tác tơ TSV →
công tắc trượt STC.
2. Khi chuyển mạch từ nấc n sang nấc n+1, quá trình chuyển mạch
bắt đầu bằng việc dao lựa chọn TTS tách khỏi nấc cũ n (hình 7.2) (lúc này
công tác tơ TTV vẫn đóng), sau đó công tắc tơ TTV cắt (hình 7.3). Lúc này
dòng điện phụ tải vẫn chạy theo mạch cũ từ đầu nấc phân áp n → công tác
lựa chọn MTS → công tác tơ MSV → công tắc trượt STC.
3. Sau khi dao lựa chọn TTS tiếp vào nấc n +1 (hình 7.4), công tác
tơ TTV đóng lại (hình 7.5). Lúc này dòng điện phụ tải vấn khép mạch từ
đầu nấc phân áp n → công tác lựa chọn MTS → công tác tơ MSV → công
tắc trượt STC. Đồng thời có một dòng điện quẩn Ic chạy vòng trong mạch
nấc phân áp n → công tác lựa chọn MTS → công tác tơ MSV → công tắc
trượt STC → công tác tơ TSV → công tác lựa chọn TTS → nấc phân áp
n+1 → nấc phân áp n.
4. Tiếp đến công tác tơ MSV cắt (hình 7.6), dòng điện phụ tải khép
mạch từ nấc phân áp n+1 qua công tác lựa chọn TTS → công tác tơ TSV

→ công tắc trượt STC.

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MTS
MSV
TTS
TTV

Công tắc lựa chọn nấc phân áp, phần chính
Công tắc chuyển đổi chính (buồng cắt chân không), phần chính
Công tắc lựa chọn nấc phân áp, phần chuyển đổi tạm thời
Công tắc chuyển đổi (buồng cắt chân không), phần chuyển đổi tạm thời

STC
R
Ic

Công tắc trượt
Điện trở hạn chế
Dòng điện vòng


Hình 7 : Sơ đồ mô phỏng quá trình chuyển nấc phân áp của bộ OLTC
5. Sau đó công tắc lựa chọn MTS tách rời khỏi nấc phân áp n (hình
7.7) và tiếp vào nấc phân áp n+1 (hình 7.8). Lúc này công tắc tơ MSV vấn
cắt, dòng điện phụ tải vấn khép từ nấc phân áp n+1 qua công tác lựa chọn
TTS → công tác tơ TSV → công tắc trượt STC.
6. Cuối cùng công tắc tơ MSV đóng lại (hình 7.9), dòng địên phụ
tải chủ yếu khép mạch qua nấc phân áp n +1 → công tác lựa chọn MTS →
công tác tơ MSV → công tắc trượt STC. Quá trình chuyển nấc kết thúc.
3. Sơ lược về hệ thống làm mát mát biến áp.
a.Hệ thống làm mát máy biến áp T1
-Bộ tản nhiệt:
+ Phương pháp làm mát của MBA là sự lưu thông dầu, gió tự nhiên
(ONAN) và làm mát cưỡng bức bằng quạt gió (ONAF). Thiết bị làm mát là
hệ thống tản nhiệt kiểu dàn lá có thể tháo rời để thuận tiện cho việc vận
chuyển máy. Việc làm mát của bộ tản nhiệt theo phương thức đối lưu và
bức xạ nhiệt.
+ Mỗi bộ tản nhiệt được thiết kế chế tạo để có thể làm sạch bằng tay
và bảo dưỡng bề mặt tại hiện trường.
+ Mỗi ống nối với cánh tản nhiệt đều có một van cánh bướm phù
hợp với tiêu chuẩn, có khả năng khoá ở vị trí đóng mở và ký hiệu chắc
chắn.
+ Tại mỗi hộp cánh tản nhiệt có nút xả dầu ở đáy và xả khí phía bên
trên, cho phép tháo dầu của cánh tản nhiệt mà không cần xả dầu từ thùng
máy.
-Hệ thống quạt làm mát:
+ Hệ thống quạt mát hoạt động theo 2 nhóm : một nửa và toàn bộ và
theo hai chế độ bằng tay và tự động. Ở chế độ bằng tay có thể khởi động
bằng nút bấm tại tủ điều khiển tại chỗ hoặc tủ điều khiển từ xa. Ở chế độ tự
động hệ thống quạt tự động làm việc theo nhiệt độ lớp dầu trên cùng và
nhiệt độ cuộn dây.

+ Hệ thống tín hiệu tác động khởi động quạt theo nhiệt độ lớp dầu
trên cùng
Khởi động quạt

: 600C.

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

Dừng quạt

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

: 500C.

+ Hệ thống tín hiệu tác động khởi động quạt theo nhiệt độ cuộn dây
Khởi động quạt
Dừng quạt

: 650C.
: 550C.

+ Số lượng quạt mát gồm 6 cái; loại 0,4kW-910v/ph dùng điện áp 3
pha 220/380V-50Hz. Chiều quay cánh quạt được quy định và ghi rõ trên
thân quạt. các quạt đều được bảo vệ và đóng cắt bằng áptômát.

+ Việc khởi động và dừng quạt ở tất cả các chế độ bằng tay và tự
động đều thực hiện được tại MBA và trong phòng điều khiển.
+ Các tín hiệu chỉ thị hoạt động, sự cố của hệ thống làm mát như
sau:
Các quạt hoạt động.
Các quạt ngừng.
Hệ thống làm mát đang ở chế độ hoạt động bằng tay.
Hệ thống làm mát đang ở chế độ hoạt động tự động.
Sự cố quạt.
Nguồn cung cấp bình thường.
b.Hệ thống làm mát máy biến áp T2
-Bộ tản nhiệt:
+ Phương pháp làm mát của MBA là sự lưu thông dầu, gió tự nhiên
(ONAN) và làm mát cưỡng bức bằng quạt gió (ONAF). Thiết bị làm mát là
hệ thống tản nhiệt kiểu dàn lá có thể tháo rời để thuận tiện cho việc vận
chuyển máy. Việc làm mát của bộ tản nhiệt theo phương thức đối lưu và
bức xạ nhiệt.
+ Mỗi bộ tản nhiệt được thiết kế chế tạo để có thể làm sạch bằng tay
và bảo dưỡng bề mặt tại hiện trường.
+ Mỗi ống nối với cánh tản nhiệt đều có một van cánh bướm phù
hợp với tiêu chuẩn, có khả năng khoá ở vị trí đóng mở và ký hiệu chắc
chắn.
+ Tại mỗi hộp cánh tản nhiệt có nút xả dầu ở đáy và xả khí phía bên
trên, cho phép tháo dầu của cánh tản nhiệt mà không cần xả dầu từ thùng
máy.
-Hệ thống quạt làm mát:
+ Hệ thống quạt mát hoạt động theo 1 nhóm và theo hai chế độ bằng
tay và tự động. Ở chế độ bằng tay có thể khởi động bằng nút bấm tại tủ

SVTH: ………….. ……..


- Lớp : ………….
Trang:…


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

điều khiển tại chỗ hoặc tủ điều khiển từ xa. Ở chế độ tự động hệ thống quạt
tự động làm việc theo nhiệt độ lớp dầu trên cùng và nhiệt độ cuộn dây.
+ Hệ thống tín hiệu tác động khởi động quạt theo nhiệt độ lớp dầu
trên cùng
Khởi động quạt
Dừng quạt

: 600C.
: 550C.

+ Hệ thống tín hiệu tác động khởi động quạt theo nhiệt độ cuộn dây
Khởi động quạt
Dừng quạt

: 750C.
: 650C.

+ Số lượng quạt mát gồm 8 cái; loại 0,55kW-920v/ph dùng điện áp 3
pha 220/380V-50Hz. Chiều quay cánh quạt được quy định và ghi rõ trên
thân quạt. các quạt đều được bảo vệ và đóng cắt bằng áptômát.
+ Việc khởi động và dừng quạt ở tất cả các chế độ bằng tay và tự

động đều thực hiện được tại MBA và trong phòng điều khiển.
Các tín hiệu chỉ thị hoạt động, sự cố của hệ thống làm mát như sau :
Các quạt hoạt động.
Các quạt ngừng.
Hệ thống làm mát đang ở chế độ hoạt động bằng tay.
Hệ thống làm mát đang ở chế độ hoạt động tự động.
Sự cố quạt.
Nguồn cung cấp bình thường.
4. Phương thức vận hành MBA T1 và T2 trạm 110 kv E2 Đồng Hới.
a. Vận hành song song 02 MBA
- T1 và T2 vận hành song song cấp cho lưới 22kV, T1 hoặc T2 cấp
điện cho phía 35kV.
- T1 và T2 vận hành song song cấp cho lưới 35kV, T1 hoặc T2 cấp
điện cho phía 22kV.
- T1 và T2 vận hành song song cấp cho lưới 22kV và 35kV.
- Cho phép chuyển tải 22kV hoặc 35kV từ MBA T1 sang MBA T2
hoặc ngược lại với điều kiện điện áp phía cần chuyển đổi của T1 và T2
bằng nhau.
Lưu ý : Do điện áp ngắn mạch Uk% của 2 MBA T1 và T2 khác nhau
do đó hạn chế vận hành song song 2 MBA, đặc biệt là trường hợp T1 và T2
vận hành song song cấp cho lưới 22kV và 35kV.

SVTH: ………….. ……..

- Lớp : ………….
Trang:…


×