Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thuyết trình tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.19 KB, 7 trang )

Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing

THUYẾT TRÌNH
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (học phần II)
Chủ đề: Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa

Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

GVHD:

TS. Lưu Thị Kim Hoa

SVTH:

Phạm Nguyễn Hiếu Nhân

MSSV:

33141025937

Lớp:

VB17bMR01


Tp.HCM, 20151/ TÔN GIÁO:
1.1Lịch sử hình thành tôn giáo:
- Tôn giáo hay đạo, tiếng anh: “religion” , tiếng la tinh: “legere” có nghĩa là thu lượm
thêm sức mạnh siêu nhiên.
- Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành 2 phần: thiêng liêng và trần


tục.
1.2.Một số thuật ngữ tương đồng với tôn giáo:
Tôn giáo là một từ phương Tây. Trước khi du nhập vào Việt Nam, tại Việt Nam cũng có
những từ tương đồng với nó như:
-

Đạo: từ này xuất phát từ Trung Hoa, tuy nhiên “đạo” không hẳn đồng nghĩa với tôn
giáo vì bản than từ đạo cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo.
Giáo: từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể.
Thờ: đây có lẽ là từ thuần Việt cổ nhất. Thờ có ý bao hàm một hành động biểu thị
sự sung kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên…

1.3.Khái niệm tôn giáo:
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội
phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn
giáo , những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội bao gồm: ý thức tôn giáo, niềm tin tôn giáo, hành vi
và các tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo (trong đó lấy niềm tin tôn giáo làm cơ
sở), nghĩa là tôn giáo thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức xã hội.
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch
sử xã hội. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất
lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng
một số giá trị văn hóa phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. Về phương diện thế giới
quan thì thế giới quan duy vât mácxít và thế giới quan tôn giáo đối lập nhau.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Nó hoàn thiện
và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị.
Tôn giáo ra đời từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là từ các nguồn gốc: Kinh tế Xã hội; nhận thức; tâm lý.


1.4.Quan hệ của tôn giáo:

- Tôn giáo và Nhà Nước: Đảng và Nhà Nước đã đề ra đường lối đúng đắn coi tôn
giáo là nhu cầu sinh hoạt tinh thần của một bộ phận dân cư, từ đó thực hiejen chính sách
tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tôn giáo và dân tộc: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đời sống tâm linh tôn giáo
của đồng bào phong phú, đa dạng. Lợi ích gắn liền với quốc gia dân tộc.
- Tôn giáo với văn hóa: văn hóa khác nhau làm cho tôn giáo có sắc thái khác nhau,
văn hóa là một hệ thống được tạo thành bởi các yếu tố như: ngôn ngữ, lối sống, phong tục
tập quán, tín ngưỡng,..
1.5. Bản chất của tôn giáo
Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện
thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài
của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim … tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân”.

2/ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
2.1. Nguyên nhân tồn tại tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH:
- Nguyên nhân nhận thức: ngày nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn
về khoa học và công nghệ, giúp con người có thêm khả năng để nhận thức xã hội và làm
chủ tự nhiên. Song thế giới khách quan còn nhiều vấn đề khoa học chưa thể làm rõ. Do đó
tâm lý sợ hãi, trông chờ và tin tưởng vào thần, thánh, phật…chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức
của con người trong xã hội.
- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín
ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, lối sống của một bộ phận nhân dân qua
nhiều thế hệ, trở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc
sống. Mặc dù, xã hội đã có những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội… nhưng tín
ngưỡng, tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội
mà nó phản ánh.
- Nguyên nhân chính trị xã hội: trong các nguyên tắc tôn giáo, có những điểm còn
phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa,

đáp ứng được yêu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân. Vì vậy tôn giáo vẫn tồn tại trong
chủ nghĩa xã hội.


- Nguyên nhân kinh tế: trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá
độ, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai tầng xã
hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao, con người còn chịu tác động của
nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó làm cho con người có tâm lý thụ động, cầu
mong vào những lực lượng siêu nhiên.
- Nguyên nhân về văn hóa: sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở
một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức
cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn
hóa (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.
2.2.Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo:
Lênin đã chỉ ra rằng: việc giải quyết vấn đề tôn giáo là rất quan trọng nhưng không
phải là cái hàng đầu, cái chủ yếu trong mọi chính sách; phải phân biệt chính xác giữa hệ tư
tưởng tôn giáo với những người chịu ảnh hưởng của tôn giáo, tức là phân biệt giữa hai
mặt chính trị và tư tưởng tồn tại trong vấn đề tôn giáo để tránh những sai lầm tả hoặc hữu
khuynh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng tiêu cực
của tôn giáo phải gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, nhằm xóa bỏ nguồn gốc xã hội của
tôn giáo. Muốn thế, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản
sau:
Tín ngưỡng tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Vì vậy, việc giải
quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần dựa trên những quan
điểm sau:
- Một là, chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội – xã hội chủ nghĩa và hệ tư
tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường
mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Với hệ thống tín điều giáo lý của mình, tôn giáo phần
nào làm han chế khả năng vươn lên làm chủ của con người. Vì vậy, khắc phục dần những

ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là yêu cầu khách quan của xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hai là, một khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng
nhân dân, thì chính sách nhất quán của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn trọng và đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Mọi công
dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có nghĩa
vụ và quyền lợi như nhau. Cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là
những giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm cấm mọi hành
vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân.


- Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo một tôn
giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lí do tín ngưỡng tôn giáo. Thông qua quá
trình cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao mức sống và
trình độ kiến thức của quần chúng, những người lao động có tín ngưỡng, tôn giáo sẽ dần
dần đến với chủ nghĩa xã hội. Đương nhiên, không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ
nghĩa xã vô thần khoa học, thế giới quan duy vật cho toàn dân, trong đó có những tín đồ
tôn giáo.
- Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
+ Mặt tư tưởng: thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Khắc phục mặt này là nhiệm
vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liền với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng.
+ Mặt chính trị: thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách
mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Đấu tranh
loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi
phải nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực
thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, nhằm bảo vệ
thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới. Giải quyết vấn đề này phải vừa khẩn trương,
kiên quyết, vừa thận trọng, có sách lược đúng đắn.

- Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử
khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo với đời sống xã hội không giống nhau. Quan
điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng
khác nhau. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử
đối với những vấn đề có lien quan đến tôn giáo.
3/ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀO VIỆC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA
Trong những năm gần đây, Đảng ta đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức
về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn,
phù hợp.
Quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo được thể hiện trong nhiều văn
kiện của các kỳ Đại hội và được cụ thể hoá bằng các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương,
như: Nghị quyết 24/NQ-TW (16/10/1990) của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo
trong tình hình mới; Chỉ thị 37 CT-TW (2/7/1998) của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo
trong tình hình mới... Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khóa IX đã ban hành


Nghị quyết 25/NQ-TW (12/3/2003) về công tác tôn giáo. Những quan điểm của Đảng ta về
công tác tôn giáo được cụ thể hoá trong Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PLUBTVQH11 ra ngày 18/6/2004. Tất cả các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh nêu trên đều thể
hiện nhất quán một số quan điểm, chính sách như: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh
thần của một bộ phận nhân dân; thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật;
thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc; nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo
là vận động quần chúng; công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do
Đảng lãnh đạo và việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều
phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà
đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các
tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy
định của pháp luật.

Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự
do, dân chủ. Trong khi đó, hiện nay có những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn
xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, cho rằng ở Việt Nam người dân
không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó, chúng dùng nhiều thủ đoạn để kích
động đồng bào có đạo gây rối, chống phá cách mạng, rơi vào âm mưu “diễn biến hoà bình”
vô cùng thâm độc của chúng. Hoặc do nhận thức không đầy đủ, đã có một thời kỳ chúng ta
mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc đấu tranh chống tôn giáo. Chúng ta đã
quá nôn nóng, cực đoan trong ứng xử với các tôn giáo cũng như với các cơ sở thờ tự của
tôn giáo. Nhiều nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo đã bị đập phá, các sinh hoạt tôn giáo bị
ngăn cấm, người có đạo bị kỳ thị. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được đảm bảo.
Chính sự nóng vội đó đã dẫn đến hậu quả xấu về mặt chính trị, tư tưởng, là cơ sở để các
thế lực phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta.
Ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến
lược “DBHB” nhằm xóa bỏ CNXH ở các nước, trong đó có Việt Nam. Để tránh khuynh
hướng nôn nóng, vội vàng khi giải quyết vấn đề nảy sinh từ tôn giáo, trước hết chúng ta
cần phải nhận thức rõ một số vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, những điều
kiện tồn tại của tôn giáo vẫn còn - là một tất yếu khách quan. Do đó, cần căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa xác định
thái độ, cách ứng xử phù hợp.
- Thứ hai, cần phải nhận thức rõ rằng, đối tượng đấu tranh trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo không phải là mọi tôn giáo hay tất cả những tín đồ tôn giáo nói chung, mà chỉ là những bộ
phận người lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan hoặc chống phá cách mạng, gây rối
trật tự trị an, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt


phản đối những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo. Bản
thân tôn giáo không có tội và do đó không nên phê phán tôn giáo mà cần phê phán cái
hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo. Vì vậy phải động viên đồng bào có đạo góp sức lực, trí
tuệ... cho sự nghiệp đổi mới; đoàn kết rộng rãi quần chúng có tính ngưỡng cũng như không có

tính ngưỡng và đồng bào các tôn giáo khác nhau nhằm phấn đấu vì mục tiêu chung “dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Thứ ba, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, không thể dùng
mệnh lệnh hành chính hay tuyên truyền giáo dục đơn thuần mà phải chú trọng đến việc cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Kết hợp với tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ
nhận thức, trình độ văn hoá, phát huy tinh thần yêu nước để người dân tự nhận thức được
vai trò thực sự của tôn giáo trong đời sống hiện thực của họ và chính họ, để họ chấp hành
nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Thứ tư, kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, bè
phái, cục bộ... hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của toàn dân, đi ngược lại lợi
ích quốc gia, dân tộc.
4/ KẾT LUẬN
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lý giải vấn đề tôn giáo một cách có khoa học, khách quan,
đúng đắn, làm nền tảng tư tưởng để từ đó Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương chính
sách về tôn giáo, giải quyết được những vấn đề tư tưởng của nhân dân có đạo, thực hiện
được đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Là cán bộ, đảng viên đặc biệt
là cán bộ quản lý cần phải nhận thức sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tín
ngưỡng, tôn giáo để làm nền tảng tư tưởng trong mọi hoạt động, đồng thời thực hiện tốt
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, nhằm góp phần phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.



×