Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và các hình thái tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.14 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
V.CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ CÁC HÌNH
THÁI TƯ BẢN
1. Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận .
2
a. Chi phí sản xuất TBCN. 2
b. Lợi nhuận . 2
c. Tỷ suất lợi nhuận. 3
d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
4
2. Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá
cả sản xuất. 4
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.

4

b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

5

c. Sự hình thành giá cả sản xuất

6

3. Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư

1

1

7




V.CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ CÁC HÌNH
THÁI TƯ BẢN
1. Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận .
a. Chi phí sản xuất TBCN.
Đẻ tạo ra giá trị hàng hóa ta cần tiêu tốn một lượng lao động nhất định, gọi là chi
phí lao động.
Đối với xã hội, đây chính là chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng
hoá gồm: Chi phí lao động quá khứ được vật chất hoá vào tư liệu sản xuất ( c ) và chi
phí lao động sống tạo ra giá trị mới ( v + m ).
- Nếu gọi giá trị hàng hoá là w ta có: w = c + v + m
(1)
Đối với nhà tư bản, để sản xuất ra hàng hoá, họ chỉ cần bỏ ra một số vốn ban đầu
(tư bản) để mua các yếu tố sản xuất: tư liệu sản xuất(c) + sức lao động(v) . Đây gọi là
chi phí sản xuất TBCN, ký hiệu bằng k. k = c + v (2)
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa(k) là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để
sản xuất hàng hóa. Hay là phần bù lại giá trị của những tư liệu sản xuất(c) và giá trị
sức lao động (v) để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản
- Sự khác nhau của w và k.
+ Về lượng: Chi phí sản xuất TBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế của xã hội để
sản xuất ra hàng hoá một lượng là (m).
+ Về chất: Chi phí thực tế (w) là chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hoá, là giá trị của hàng hoá. Còn chi phí sản xuất TBCN (k) là chi phí về tư bản là vốn ứng ra ban đầu.
Từ (1) và (2) suy ra: w = k + m.
Ý nghĩa nghiên cứu:
- Các nhà tư bản rất quan tâm đến tư bản ứng trước và chi phí đầu tư , họ luôn
tìm mọi cách để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và bảo toàn chúng để có giá trị thặng
dư càng nhiều
- Phạm trù chi phí sản xuất và tư bản ứng trước không có quan hệ gì với sự hình

thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng
thêm giá trị, chỉ có chi phí lao đóng sống mới tạo ra giá trị mới của hàng hóa, làm cho
giá trị hàng hóa tăng lên, tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.
- Việc phân tích trên giúp ta làm rõ được thực chất bóc lột của CNTB là bóc lột giá
trị thặng dư của công nhân làm thuê tạo ra trong quá trình sản xuất
b. Lợi nhuận

2

2


Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất TBCN, nên sau khi
bán hàng hóa, nhà tư bản thu được một khoản dôi ra so với chi phí sản xuất TBCN,
khoản đó gọi là lợi nhuận (ký hiệu p).
Khi xuất hiện phạm trù lợi nhuận thì giá trị hàng hoá w = c + v + m được chuyển
thành:
w = k + p = chi phí sản xuất TBCN + Lợi nhuận
Vậy: Lợi nhuận là số tiền thu được trội hơn so với chi phí sản xuất TBCN. Nó
chính là giá trị thặng dư khi được coi là con đẻ của tư bản ứng trước.
W =k+p
So sánh lợi nhuận và giá trị thặng dư:
Về lượng: (p) và (m) thường không bằng nhau, (p) có thể cao hơn, hoặc thấp
hơn (m), do giá cả hàng hoá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá do
cung – Cầu và cạnh tranh trên thị trường quy định. Nhưng xét trên bình diện xã
hội tổng (p) vẫn bằng tổng (m) vì tổng giá cả bằng tổng giá trị.

∑ P x h = ∑ M x h.

Về chất: Thực chất lợi nhuận chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản

ánh sai lệch bản chất bóc lột của CNTB. Cái khác nhau giữa chúng chỉ là ở chỗ: Khi nói là
(m) tức là so sánh với (v), là con đẻ của tư bản khả biến, còn khi nói (p) lại có hàm ý so
sánh với cả (c + v), là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước (k). Mục đích ở đây là muốn xoá
nhoà nguồn gốc đích thực của lợi nhuận.
- Nhận xét: phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa tư bản
và lao động , vì nó làm cho người ta tưởng rằng gía trị thặng dư không phải chỉ do lao động
làm thuê tạo ra . Thức chất lợi nhuận và giá trị thặng dư là một. Lợi nhuận là hình thái
chuyển hóa của giá trị thặng dư do lao động làm ra được quan niệm là do toàn bộ tư bản
ứng trước sinh ra
c. Tỷ suất lợi nhuận.
Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư (m')
chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất TBCN.
Ký hiệu là p'.
Về bản chất, lợi nhuận thực chất là giá trị thặng dư(m),còn chi phí sản xuất
TBCN chính là tư bản bất biến và tư bản khả biến (c+v).
p' =

Vậy
3

m
x100%
c+v

3


- So sánh giữa m' và p'.
Về lượng: Tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.

p' =

m
m
< m' = )
c+v
v

p' < m' vì (
Về chất: Nếu (m') phản ánh đúng mức độ bóc lột công nhân, thì (p') lại phản
ánh sai lệch mức độ đó (bao giờ p’ cũng ở mức thấp hơn m’). Nhưng (p’) lại phản ánh
mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản, nó chỉ cho các nhà tư bản thấy đầu tư vào ngành
nào có lợi hơn. Do đó (p') là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động
của các nhà tư bản.
Ví dụ: Nhà tư bản bỏ ra số vốn ban đầu k = 1.000 USD trong đó:
c = 600USD, v = 400 USD và thu được m = 400 USD.
m' =

Vậy:
p' =

400
x100 = 100%
400

400
x100 = 40%
600 + 400

Còn

- Nhận xét: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận không chỉ là động lực của nền sản
xuất hàng hóa TBCN mà còn là động lực kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị
trường nói chung. Lợi nhuận kích thích các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa
cạnh tranh, ra sức đổi mới kỹ thuật và công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tiết
kiệm vật tư, máy móc, nhằm tăng năng suất lao động để sản xuất ra nhiều loại hàng
hóa chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ để có lợi cho người sản xuất và người t
dùng. Tuy nhiên trong quá trình theo đuổi lợi nhuận mù quáng làm cho nền kinh tế
hàng hóa phát triển không lành mạnh,gây nên sự mất cân đối trong nền kinh tế, những
hiện tượng như đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, hàng cấm, thất nghiệp, vi phạm

4

4


đạo đức…những hiện tượng phổ biến mà người ta hay gọi đó là khuyết tật nền kinh tế
thị trường.
d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố:
-Tỷ suất giá trị thặng dư (m'). Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị
thặng dư
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v). Cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao thì tỷ
suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ với số vòng chu
chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
- Tiết kiệm tư bản bất biến (c). Tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận
lớn, Tiết kiệm tư bản sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
2. Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
và giá cả sản xuất.
Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm

giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được
lợi nhuận tối đa.
Cạnh tranh TBCN có hai loại: Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình
thành giá trị thị trường, và cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến sự hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân.
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng
một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm giành ưu thế trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành thông qua các biện pháp: Cải tiến kỹ thuật, hợp lý
hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá... làm giảm giá trị cá biệt
của hàng hoá so với giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
- Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của
hàng hoá (giá trị xã hội của hàng hoá) và làm cho điều kiện sản xuất trung bình của
một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống, chủng loại hành hoá đa
dạng với chất lượng ngày càng cao.
Giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra
trong một khu vực sản xuất nào đó. Hay là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản
xuất và chiếm đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường.

5

5


Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Thông qua cạnh tranh các doanh nghiệp muốn thu
được lợi nhuận siêu ngạch cần phải làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa nhỏ hơn giá trị
xã hội. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động cá biệt, phải cải tiến kỹ thuật nâng cao
trình độ sức lao động, tổ chức quản lý sản xuất,làm cho chi phí sản xuất cá biệt giảm
xuống so với giá trị xã hội. Có như vậy doanh nghiệp mới đứng vững cạnh tranh. Xét

trên phạm vi toàn xã hội cạnh tranh trong nội bộ ngành đã thúc đẩy lưc lượng sản xuất
phát triển.
b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở các ngành
khác nhau, sản xuất ra những loại hàng hóa khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư
có lợi để thu được lợi nhuận cao.
Do trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau và các điều kiện sản xuất
không giống nhau, do đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau,
nên các nhà tư bản cạnh tranh với nhau để tìm ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất
để đầu tư.
VD: Giả sử có 3 ngành sản xuất khác nhau , tư bản đầu tư vào mỗi ngành đều
bằng nhau là 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của các
ngành đều bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác
nhau.
Ngành sản xuất Chi phí sản
xuất
Cơ khí
80c+20v
Dệt
70c+30v
Da
60c+40v

m’ (%)

M

P’(%)

100

100
100

20
30
40

20
30
40

Theo bảng trên, ngành da là ngành có (p’) cao nhất, do đó, tư bản ở ngành cơ khí
sẽ di chuyển đến ngành da làm cho quy mô ngành da mở rộng, sản phẩm ngành da tăng
lên, cung sẽ lớn hơn cầu, giá cả sản phẩm da giảm xuống, do đó lợi nhuận cũng giảm
theo. Còn sự vận động ở ngành cơ khí thì ngược lại.
Biện pháp cạnh tranh là di chuyển tư bản từ những ngành có (p’) thấp sang
những ngành có (p’) cao.
Như vậy, sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến sự phân bố lại các yếu tố sản
xuất và làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận của ngành và dẫn đến hình thành tỷ suất lợi
p'

nhuận ngang nhau. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân (
6

6

)


- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả các tỷ suất lợi

nhuận khác nhau. Hay là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư
bản xã hội đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

∑m



p'

=

∑ (c+v)

x 100 %

Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì ta tính được lợi nhuận bình quân
của từng ngành theo công thứcK:
p

p'

=k.
- Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau đầu
tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Đó là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn
cứ vào tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu tạo hữu cơ
của tư bản như thế nào.
- Sự hình thành lợi nhuận bình quân làm cho quy luật giá trị thặng dư hoạt động
trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.
Như vậy: trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư
biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư cũng biểu hiện thành

quy luật lợi nhuận bình quân
Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu
hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình
quân và lợi nhuận bình quân đã góp phần điều tiết vào nền kinh tế chứ không làm
chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản , trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.
c. Sự hình thành giá cả sản xuất.
p

Trong nền sản xuất hàng hoá TBCN khi hình thành p' và thì giá trị hàng hoá
chuyển thành giá cả sản xuất:
- Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.
p

w = k+

7

7


Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất, còn giá cả sản xuất là cơ sở giá cả thị
trường, giá cả sản xuất điều tiết giá cả thị trường, còn giá cả thị trường lên xuống xoay
quanh giá cả sản xuất.
Khi giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có hình
thức biểu hiện là quy luật giá cả sản xuất.
- Ý nghĩa:
__

p


__

p

Tìm hiểu sự hình thành ’, và giá cả sản xuất có ý nghĩa quan trọng.
Giúp chúng ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và giá trị thặng dư của
C.Mác theo tiến trình đi từ trừu tượng đến cụ thể.
Thấy rõ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà tư bản trong việc giành giật lợi
nhuận, mặt khác thấy được toàn bộ giai cấp tư sản đã bóc lột toàn bộ giai cấp công
nhân làm thuê.Từ đó có thể rút ra kết luận muốn giành lại quyền lợi cho mình, giai cấp
công nhân phải đoàn kết lại, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị để xoá bỏ
CNTB, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Mục đích cạnh tranh giữa các ngành là tìm nơi đầu tư có lợi , biện pháp cạnh
tranh là di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp
sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Tuy nhiên trong thực tế không thể tự do duy chuyển vốn tư bản từ ngành này sang
ngành khác một cách nahnh chóng vì còn lệ thuộc vào nhiều nhân tố.
Nhờ loại hình cạnh tranh này mà từ những ngành có cáu tạo hữu cơ cao, tỷ suất
lợi nhuận cá biệt thấp , nhà tư bản sẽ chuyển vốn đầu tư sang những ngành có tỷ
suaasrt lợi nhuận cao và ngược lại và ngược lại.
Cạnh tranh và di chuyển vốn giữa các ngành là cơ sở đê góp phần phân bổ lại
nền sản xuất xã hội một cách hợp lý.
KẾT LUẬN
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất ra giá trị sử
dụng, mà là sản xuất ra giá trị thặng dư là nhân gía trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư là
mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của nhà tư bản , cũng như toàn bộ xã hội tư
sản . Sản xuất ra giá trị thặng dư là động lực vận động của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công
nhân làm thuê bằng cưỡng bức kinh tế dựa trên cơ sở mở rộng sản xuát, phát triển kỹ

thuật để tăng năng suất lao động, cường độ lao động và kéo dài ngày lao động.

8

8


Trong giai đoạn này các nhà tư bản thực hiện các cải tiến hoàn thiện tổ chức sản
xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hóa. Đồng
thời thu hút đội ngủ kỹ sư, quản lý mà chức năng của họ suy cho cùng là đảm bảo sử
dụng hiệu quả nhất tất cả các nhân tố của sản xuất mà trước hết là sức lao động, nhờ
đó mà tăng giá trị thặng dư.
3. SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA MAC
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
Học thuyết giá trị thặng dư được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lịch sử nền
kinh tế hàng hóa , nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa .Mac là người nghiên cứu sâu
sắc về nền kinh tế thị trường. Nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường , có sự quản lý của nhà nước định hướng
xã hội chủ nghĩa. Trong những mối quan hệ kinh tế khác nhau , giá trị thặng dư mang
bản chất xã hội khác nhau. Việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản
xuất hàng hóa tư bản, nghiên cứu những phạm trù, quy luật và việc sử dụng chúng
trong nền kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa từ di sản lý luận của
Mac là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn hiện nay.
Khi phân tích sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Mac cho rằng mọi hoạt
động của tư bản điều xoay quanh việc vận dụng phương tiện bóc lột nhằm kahi thác tối
đa sức lao động để tăng thêm lao động thặng dư, dẫn đến tất yếu kéo dài ngày lao
động , tăng cườ ng lao động cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới tăng năng suất
lao động đẻ co thêm điếu kiện thu hút thêm nhiều hơn nữa giá trị thặng dư, làm giàu
cho giai cấp tư sản. Trong hai yếu tố của sản xuất hàng hóa thì sức lao động là yếu tố

cơ bản nhất, tư liệu sản xuất là phương tiện cần thiết cho sản xuất. Trong xã hội tư bản
tư liệu sản xuất được dùng để tăng hiệu quả bóc lột thì trong xã hội ta nó phải được
chú trọng để tăng năng suất lao động- yếu tố quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội. Yếu tố tạo ra của cải, tạo ra giá trị, giá trị tăng thêm là người lao động. Chính họ
đã cải tạo và làm biến đổi thế giới tự nhiên xã hội và chính bản thân mình. Nước ta có
nguồn lao động dồi dào, để tạo bước phát triển nhảy vọt trong sản xuất phải tập trung
mọi nguồn lực kinh tế để đáp ứng được yêu cần phát triển của đất nước trong thời kỳ
cồn nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời phát triển đồng bộ các loại thị
trường: tư liệu sản xuất, sức lao động, vốn tiền tệ… Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất,
kinh doanh. Đều này hoàn toàn phù hợp với việc phát triển kinh tế hàng hóa.
Những luận điểm của Mác nói về quá trình sản xuất, thực hiện, phân phối giá trị
thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được
nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản đẻ góp phần vào việc quản lý nền kinh tế tư
nhân. Trong nền kinh tế nước ta để phát triển các thành phần kinh tế đi vào quỹ đạo
của chủ nghĩa xã hội. Điều này đòi hỏi cần có chính sách thích đáng và có hiệu lực để
thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, qua
đó thu hút thêm nhiều lao động xã hội, sử dụng trình độ lao động để sản xuất ra nhiều
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Trong các đơn vị snar xuất kinh doanh cần có định
mức, bảo đảm giờ công quy định để có cường độ lao động bằng mức trung bình, cải
tiến kỹ thuật, ứng dụng quy trình công nghệ mới, cải tiến tổ chức sản xuất để nâng cao
9

9


năng suất lao động. Biện pháp tăng suất lao đông thặng dư có ý nghĩa sống còn đối với
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững . Đây là con đường để thoát khỏi nguy
cơ tụt hậu về kinh tế và đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã
hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong điều kiện hiện nay của nước ta phải phân cồng lao động, phân công phải
thích ứng với kỹ thuật phù hợptừng đơn vị, từng ngành và toàn xã hộ, mở rộng hợp tác
phân công lao động quốc tế. Đảm bảo thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển các
ngành nghề trong xã hội.
KẾT LUẬN
Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đúng đắn
chủ nghia tư bản , có ý nghĩa luận và thực tiễn quan trọng trong quá trinh xây dựng
nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nước ta đang trong một chừng
mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể xóa bỏ ngay. Quan hệ bóc lột có tác dụng giải
phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thì chừng đó nước ta còn
phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa,
đường lối chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước phải được thể chế hóa thành
luật. Luật pháp là công cụ để điều chỉnh các chính sách hành vi xã hội.
Phát triển nền kinh tế thị trường nhưng phải bảo vệ được quyền lợi chính đáng
của người lao động. Dẫn tới chỉ sử dụng lao động bằng luật, chế tài phù hợp với điều
kiện lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế . Bảo vệ quyền lợi
chính đáng của tất cả các mối quan hệ lao động là sự hiện thực hóa có hiệu quả việc
vận dụng một cách hợp lý các học thuyết giá trị thặng dư của Mac trong điều kiện hiện
nay , đóng góp thiết thực cơ bản nhất cho quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

10

10




×