Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Sử dụng lao động nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƢƠNG THỊ NGUYỆT ÁNH

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƢƠNG THỊ NGUYỆT ÁNH

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN TÖY



THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng. Các kết quả
trong luận văn là trung thực, chƣa từng công bố ở bất kỳ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trương Thị Nguyệt Ánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, tôi đã nhận đƣợc
nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo Trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị
kinh doanh, các cơ quan, tổ chức huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu,
Phòng đào tạo Sau Đại học trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
thuộc Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn

thành luận văn. Đặc biệt xin cảm ơn TS. Trần Văn Túy đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ cùng các thầy cô đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở LĐ-TBXH, Hội Liên hiệp phụ nữ, Cục
Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân, Phòng Thống kê, Hội Liên
hiệp phụ nữ huyện Đồng Hỷ, Ủy ban nhân dân ba xã đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình
đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trương Thị Nguyệt Ánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 2
Chƣơng 1: LAO ĐỘNG NỮ VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN Ở NƢỚC TA .............................................................................. 3

1.1. Những lý luận cơ bản về lao động nữ với phát triển kinh tế nông thôn......... 3
1.1.1. Những lý luận chung về giới ............................................................... 3
1.1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 3
1.1.1.2. Sự khác biệt về giới ......................................................................... 4
1.1.2. Vị trí, vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế - xã hội .......... 5
1.1.2.1. Vị trí của lao động nữ trong gia đình và xã hội ............................... 5
1.1.2.2. Vai trò lao động trong phát triển kinh tế - xã hội ............................ 7
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lao động nữ trong phát triển kinh tế nông thôn ..... 9
1.1.3.1. Một số quan niệm, phong tục, tập quán ở Đông Nam Á và nƣớc ta ... 9
1.1.3.2. Hạn chế của lao động nữ về trình độ học vấn, chuyên môn,
khoa học kỹ thuật của lao động nữ ................................................. 9
1.1.3.3. Yếu tố về sức khỏe ảnh hƣởng tới khả năng tiếp nhận thông tin .. 10
1.1.3.4. Điều kiện tiếp cận vốn đầu tƣ ........................................................ 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iv
1.1.3.5. Một số yếu tố về chủ quan ............................................................ 11
1.2. Các chính sách về lao động nữ trong phát triển nông thôn.................. 12
1.2.1. Kinh nghiệm sử dụng lao động nữ nông thôn ở một số quốc gia ..... 12
1.2.2. Thực trạng về vai trò của lao động nữ nông thôn Việt Nam trong
phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 13
1.2.2.1. Thực trạng lao động nữ nông thôn Việt Nam ................................ 13

1.2.2.2. Sự đóng góp của lao động nữ trong phát triển kinh tế - xã hội .... 16
1.2.3. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với phụ nữ .................... 20
1.3. Đặc điểm lao động nữ trong nông thôn và một số vấn đề đặt ra ......... 23
1.3.1. Đặc điểm lao động nữ trong nông thôn............................................. 23
1.3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với lao động nữ nông thôn ........................ 29
1.3.2.1. Sức khoẻ của lao động nữ .............................................................. 29
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 43

2.1. Các vấn đề mà đề tài cần giải quyết ..................................................... 43
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 43
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................. 43
2.2.2. Phƣơng pháp thu nhập thông tin ....................................................... 44
2.2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................ 44
2.2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp .......................................... 44
2.2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin...................................... 44
2.2.2.4. Phƣơng pháp phân tích ................................................................... 44
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................ 45
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình sử dụng lao động ............................ 45
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ ........................................ 45
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của hộ ............................... 46
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
HUYỆN ĐỒNG HỶ ......................................................................................... 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

v
3.1. Nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện đồng hỷ ảnh hƣởng tới
lao động nữ nông thôn ........................................................................ 47
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 47

3.1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 47
3.1.1.2. Địa hình .......................................................................................... 47
3.1.1.3. Đất đai và thổ nhƣỡng .................................................................... 48
3.1.1.4. Điều kiện khí hậu ........................................................................... 49
3.1.1.5. Thủy văn......................................................................................... 49
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 49
3.2. Thực trạng về sử dụng lao động nữ nông thôn huyện Đồng Hỷ.......... 51
3.2.1. Tình hình lao động phân theo giới tính ............................................. 51
3.2.2. Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện ....... 52
3.2.2.1. Về trình độ văn hóa ........................................................................ 52
3.2.2.2. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật ................................................... 54
3.2.3. Về việc làm của ngƣời lao động ....................................................... 55
3.2.3.1. Thời gian sử dụng lao động ........................................................... 55
3.2.3.2. Lao động có việc làm ở khu vực nông thôn huyện Đồng Hỷ ........ 56
3.3. Lao động nữ trong các hộ điều tra ....................................................... 58
3.3.1. Lao động nữ trực tiếp tham gia sản xuất ........................................... 58
3.3.2. Những đặc điểm của các nông hộ điều tra trong ba xã ..................... 60
3.3.3. Lao động nữ trong hoạt động kinh tế - xã hội.................................. 61
3.3.3.1. Lao động nữ trong sản xuất kinh tế................................................ 61
3.3.3.2. Lao động nữ trong hoạt động xã hội .............................................. 65
3.3.3.3. Lao động nữ trong kinh tế hộ gia đình ........................................... 67
3.3.3.4. Lao động nữ trong phân công công việc của nông hộ ................... 68
3.3.3.5. Lao động nữ trong việc nắm nguồn lực của nông hộ .................... 73
3.3.3.6. Lao động nữ trong việc tiếp cận thông tin ..................................... 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vi
3.3.3.7. Lao động nữ trong việc quyết định sản xuất và quản lý tài chính

trong gia đình các hộ ..................................................................... 76
3.3.3.8. Lao động nữ trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục ................. 78
3.3.3.9. Lao động nữ trong việc tiếp cận các nguồn vốn ............................ 81
3.4. Nhân tố tác động tới lao động nữ trong nông thôn huyện Đồng Hỷ ... 82
3.4.1. Nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nông dân ........................... 82
3.4.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến kiến thức kỹ thuật của hộ ........................... 84
3.4.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ của hộ ................................ 88
3.5. Những khó khăn của lao động nữ trong sản xuất ................................ 90
3.5.1. Các loại khó khăn chung ................................................................... 90
3.5.2. Các loại khó khăn trong quá trình sản xuất....................................... 91
Chƣơng 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ VÀ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA
HUYỆN ĐỒNG HỶ ......................................................................................... 95

4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu nâng cao vai trò và sử dụng
lao động nữ nông thôn ........................................................................ 95
4.1.1. Quan điểm, định hƣớng ..................................................................... 95
4.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 95
4.2. Một số giải pháp ................................................................................... 96
4.2.1. Một số giải pháp chung ..................................................................... 96
4.2.1.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề giới và bình
đẳng giới đối với lao động nữ trong phát triển kinh tế - xã hội ......... 96
4.2.1.2. Giải pháp về tạo môi trƣờng thuận lợi để lao động nữ tiếp cận
và sử dụng đối với các nguồn lực chủ yếu.................................... 97
4.2.2. Một số giải pháp cụ thể đối nông hộ ............................................... 102
4.2.2.1. Giải pháp tháo gỡ khó khăn về điều kiện sản xuất của hộ ........... 102
4.2.2.2. Giải pháp tháo gỡ khó khăn về hoạt động khuyến nông.............. 104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


vii
4.3. Kiến nghị ............................................................................................ 106
KẾT LUẬN.................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 111

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CN

Công nghiệp


CNKT

Công nhân kỹ thuật

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DN

Doanh nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KT

Kỹ thuật

KT-CT-XH


Kinh tế, chính trị, xã hội

KTKS

Khai thác khoáng sản

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

LHPNVN

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTTH

Phổ thông trung học

SP

Sản phẩm


SX

Sản xuất

TBXH

Thƣơng binh xã hội

TC-LĐ

Tổ chức lao động

THCS

Trung học cơ sở

TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP


Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc

VSTBPN

Vì sự tiến bộ phụ nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ix
XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lao động nữ trong một số ngành, nghề .......................................... 18
Bảng 1.2. Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng............................................... 18
Bảng 1.3. Tỷ lệ phụ nữ tham gia chính quyền các cấp ................................... 18
Bảng 1.4. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý doanh nghiệp ................................. 19
Bảng 2.1. Các hộ trong các xã nghiên cứu..................................................... 43
Bảng 3.1. Sử dụng thời gian lao động nữ trong nông thôn của huyện năm 2012 ... 55
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp về lao động có việc làm trong nông thôn năm 2012 ...... 57
Bảng 3.3. Tỷ lệ lao động nữ trực tiếp quản lý và tham gia sản xuất .............. 58
Bảng 3.4. Các yếu tố dẫn tới giới nữ tham gia quản lý sản xuất .................... 58
Bảng 3.5. Đặc điểm các nông hộ điều tra ....................................................... 60
Bảng 3.6. Lao động nữ trong ngành kinh tế.................................................... 62
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động của lao động nữ trong tập huấn chuyển giao
khoa học kỹ thuật ............................................................................ 63
Bảng 3.8. Kết quả lao động nữ giúp nhau phát triển kinh tế .......................... 64

Bảng 3.9. Sử dụng lao động nữ trong công tác quản lý xã hội ....................... 66
Bảng 3.10. Thu nhập bình quân của hộ điều tra ............................................. 67
Bảng 3.11. Sử dụng lao động nữ trong gia đình ............................................. 71
Bảng 3.12. Sử dụng lao động nữ trong nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo ..... 71
Bảng 3.13. Lao động nữ trong quyền sử dụng đất .......................................... 73
Bảng 3.14. Lao động nữ với sự tiếp cận thông tin .......................................... 74
Bảng 3.15. Lao động nữ trong việc ra các quyết định trong gia đình............. 76
Bảng 3.16. Mô tả biến trong mô hình hồi quy ảnh hƣởng tới thu nhập.......... 82
Bảng 3.17. Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân.............. 83
Bảng 3.18. Mô tả biến trong mô hình hồi quy ảnh hƣởng tới kiến thức kỹ thuật ..... 86
Bảng 3.19. Phân tích nhân tố ảnh hƣởng tới kiến thức kỹ thuật ..................... 87
Bảng 3.20. Mô tả biến ảnh hƣởng tới hiệu quả đầu tƣ .................................... 88
Bảng 3.21. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ của hộ ........................... 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

x
Bảng 3.22. Những khó khăn của lao động nữ trong quá trình sản xuất ......... 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lực lƣợng lao động của huyện Đồng Hỷ chia theo
nhóm tuổi (%), năm 2012 ......................................................... 51
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lực lƣợng lao động nữ theo nhóm tuổi năm 2012 ............. 52

Biểu đồ 3.3. Trình độ văn hóa lao động trong nông thôn theo giới tính ........ 53
Biểu đồ 3.4. Trình độ văn hóa lao động trong nông thôn theo giới tính ........ 54
Biểu đồ 3.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật lao động nông thôn năm 2012 .. 54
Biểu đồ 3.6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật lao động nữ trong nông thôn ..... 55
Biểu đồ 3.7. So sánh về mức độ vất vả của lao động trong hộ ....................... 70
Biểu đồ 3.8. Mức độ sử dụng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe .................. 78
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp KHHGĐ ....................................... 79
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ biết chữ của lao động nữ ................................................. 80
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ vay vốn của hộ điều tra ................................................... 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động nữ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với số lƣợng là 31.864
ngƣời chiếm gần 50% lực lƣợng lao động của cả huyện đã và đang tạo nên
nhiều thay đổi về kết quả sản xuất và sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên,
sự bất bình đẳng giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của đời sống, dƣờng nhƣ sự
đóng góp của họ chƣa đƣợc ghi nhận tƣơng xứng với vị trí và vai trò của họ.
Để tháo gỡ những khó khăn mà lao động nữ nông thôn đang gặp phải trong
lao động sản xuất, trong gia đình và xã hội thì phải làm gì? Đây là một vấn đề
lớn đƣợc đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và
thực tiễn để thấy rõ thực trạng về lao động nữ nông thôn, từ đó đề ra những
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy năng lực của họ trong sự nghiệp phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên theo
hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Sử
dụng lao động nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khẳng định vị trí, vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế nông
thôn huyện Đồng Hỷ, tiến tới sự bình đẳng giới; Hệ thống hóa những cơ sở lý
luận và thực tiễn về vấn đề "giới"; vị trí, vai trò, khả năng và những đóng góp
của lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng trong phát triển
kinh tế - xã hội; Đánh giá năng lực và những hoạt động của lao động nữ nông
thôn trong phát triển kinh tế những năm qua; Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng
đến vai trò và khả năng đóng góp của lao động nữ trong phát triển kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2

nông thôn; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của lao động
nữ nông thôn trong phát triển kinh tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Là lao động nữ hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực ở nông
thôn phân theo điều kiện kinh tế: hộ giàu, hộ trung bình, hộ nghèo; Vai trò
của giới trong các hoạt động kinh tế nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sử dụng lao động nữ nông thôn
với năng lực và sự đóng góp của họ trong phát triển kinh tế hộ, các hoạt động
xã hội và gia đình. Tìm và phát hiện các yếu tố ảnh hƣởng tới việc tham gia
và việc sử dụng lao động nữ trong phát triển kinh tế (thuận lợi, khó khăn);
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong 3 vùng đại diện của

huyện mỗi vùng 01 xã (vùng cao, vùng giữa và vùng thấp);
Thời gian: Các thông tin và tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội, sự phát
triển của lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn huyện Đồng Hỷ nói
riêng đƣợc thu thập từ năm 2009 đến năm 2012, các thông tin về năng lực và
sự tham gia của lao động nữ nông thôn huyện Đồng Hỷ trong phát triển kinh
tế hộ chủ yếu khảo sát năm 2012 và dự báo đến năm 2015.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn chia làm 4 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: Lao động nữ với vấn đề phát triển kinh tế nông thôn ở nƣớc ta
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng về sử dụng lao động nữ trong phát triển kinh tế
nông thôn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 4: Giải pháp về sử dụng lao động nữ trong phát triển kinh tế
nông thôn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

3

Chƣơng 1

LAO ĐỘNG NỮ VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN Ở NƢỚC TA
1.1. Những lý luận cơ bản về lao động nữ với phát triển kinh tế nông thôn
1.1.1. Những lý luận chung về giới
1.1.1.1. Một số khái niệm
Ở Việt Nam, khái niệm về "Giới" xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80. Sự
ra đời của khái niệm này làm rõ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trên cả
khía cạnh sinh học và xã hội. Là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn

nhân học, đề cập đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho
nam và nữ, đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi
ích giữa nam và nữ trong một xã hội cụ thể. Hay "Giới" là nói đến sự khác
biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ sinh lý học. Sự khác biệt này liên
quan chủ yếu tới quá trình tái sản xuất nhằm duy trì, di truyền giống nòi, cụ
thể là phụ nữ có thể mang thai, còn nam giới là một trong các yếu tố không
thể thiếu đƣợc trong quá trình thụ thai. "Giới" hay còn đƣợc gọi là giới tính,
chỉ sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới về mặt sinh học. Sự khác biệt này
đƣợc thể hiện bằng cấu tạo cơ thể, thể chất, chức năng sinh lý của mỗi giới đã
đƣợc hình thành từ trong bào thai và tồn tại theo chu kỳ sinh học của con
ngƣời. Về chức năng của nữ và nam không thể thay thế cho nhau, nó là yếu tố
bất biến về cả không gian lẫn thời gian. Sự biến đổi tƣơng quan về địa vị
trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tƣợng bất biến mà
liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4

Giới là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau
trong quan hệ nam và nữ, là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và nâng
cao địa vị của phụ nữ trong xã hội.
1.1.1.2. Sự khác biệt về giới
Bắt đầu từ khi sinh ra đứa trẻ đƣợc đối xử tùy theo nó là trai hay gái.
Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của bố, mẹ. Đứa trẻ đƣợc
dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình. Sự khác biệt
về giới quy định thiên chức của họ trong gia đình và xã hội. Lớn lên, bắt đầu
đi học, những tri thức xã hội cũng hƣớng chúng theo sự khác biệt về giới. Các
tác động của xã hội vô tình hay hữu ý đều làm tăng sự khác biệt về giới trong

xã hội. Tuy nhiên, ngƣời ta lại thƣờng lấy sự khác biệt về giới tính để giải
thích sự khác biệt về giới. Các quan niệm rập khuôn và thói quen đã làm
những điều mà xã hội chấp nhận dần dần trở thành thƣớc đo hành vi và cũng
là chuẩn mực để đánh giá phẩm chất của mỗi giới.
Ngƣời phụ nữ sống thiên hƣớng về tình cảm, họ là thành phần quan
trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm
mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới, cách thể hiện sự quan
tâm cũng có sự khác biệt.
Nam giới đƣợc coi là trụ cột gia đình, cứng rắn, mạnh mẽ và năng động
hơn trong công việc. Họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc
xã hội và ít bị ràng buộc hơn bởi con cái, gia đình. Vì thế, đã làm tăng thêm
khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Quan hệ giới và
các đặc trƣng của giới có sự thay đổi cần phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận
thức, hành vi của mọi ngƣời trong xã hội về giới và quan hệ giới. Xuất phát
điểm không giống nhau để tiếp cận với cái mới, họ có những thuận lợi, khó
khăn, tính chất và mức độ khác nhau để tham gia vào các chƣơng trình kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

5

tế. Có thể tính từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội, từ điều kiện
và cơ hội đi học tập, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, tiếp cận, điều kiện làm
việc, vị trí trong gia đình và ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến
xã hội, phong tục tập quán cũng khác nhau.
Theo nhiều nghiên cứu sự khác biệt về giới và giới tính là nguyên nhân
cơ bản gây nên bất bình đẳng trong xã hội. Đến nay, trên thế giới đã dần đánh
giá đúng mức vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội, kết quả là
thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, nhằm giải phóng sức lao động và

xây dựng sự văn minh của loài ngƣời. Mặc dù vậy, mức độ bình đẳng có sự
khác nhau đối với mỗi quốc gia.
Về vai trò của giới đƣợc thể hiện trên các khía cạnh:
- Trong lao động sản xuất dƣới mọi hình thức để tạo ra của cải vật chất,
tinh thần cho gia đình, cho cộng đồng, xã hội.
- Trong tái sản xuất sức lao động đƣợc thể hiện nhƣ: duy trì nòi giống,
tái tạo sức lao động. Nó không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn
cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lƣợng lao động cho hiện tại và tƣơng
lai nhƣ nuôi dạy con cái, chăm sóc và nuôi dƣỡng các thành viên trong gia
đình, làm công việc nội trợ.
- Đối với cộng đồng: Những hoạt động nhằm duy trì và phát triển các
nguồn lực, nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng.
1.1.2. Vị trí, vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Vị trí của lao động nữ trong gia đình và xã hội
Trên phƣơng diện tổng thể, phụ nữ chiếm hơn 50% trong tổng số lao
động; Số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản
xuất ra 1/2 trong tổng sản lƣợng nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách lƣơng thực
quốc tế đã rút ra: Sự gánh vác nhiều công việc khác nhau, lao động nữ chiếm
tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ với trình độ không
ngừng đƣợc nâng cao.
Kết quả các công trình đã nghiên cứu của Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân
Anh cho thấy: Lao động nữ tạo ra phần lớn lƣơng thực tiêu dùng cho gia đình.

Một phần tƣ số hộ gia đình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia
đình khác phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ. Đóng góp của phụ nữ
ngày càng đƣợc khẳng định, song sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiều
nƣớc trên thế giới. Sự bất bình đẳng thể hiện rõ nhất ở các vùng nông thôn, bị
hạn chế về nhiều mặt: đời sống hàng ngày, điều kiện làm việc, địa vị trong xã
hội. Trong số hơn 1,3 tỷ ngƣời trên thế giới ở trong tình trạng nghèo đói thì có
tới 70% là nữ. Có ít nhất nửa triệu lao động nữ tử vong do các biến chứng về
mang thai, sinh đẻ, các bệnh tật khác.
Tạp chí phụ nữ Việt Nam nêu rõ: "Trên thế giới lao động nữ chiếm
13% trong Quốc hội, 14% trong cƣơng vị lãnh đạo, quản lý hay cán bộ cao
cấp của doanh nghiệp". Theo điều tra của Văn phòng Quốc tế về Việc làm thì
lao động nữ nhận tiền lƣơng ít hơn nam giới 25%.
Tại Việt Nam, Ngân hàng thế giới nghiên cứu về "Bạo lực trên cơ sở
giới" rút ra có tới 15% các gia đình điều tra có các bà vợ bị chồng đánh và
80% các bà vợ bị chồng mắng chửi. Nếu so với các nƣớc khác trong khu vực
thì lao động nữ có điều kiện thấp hơn để tiếp cận về giáo dục, học tập, việc
làm và tham gia vào quản lý.
Ở nƣớc ta với trên 50% dân số và gần 50% lực lƣợng lao động xã hội,
ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã
hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7

Theo Tạp Chí Nhà báo và Công luận cho thấy, hiện nay có tới 27,31%
đại biểu nữ trong Quốc hội, tỷ lệ này cao nhất ở châu Á, là một trong những
nƣớc có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới. Có tỷ lệ nữ tốt nghiệp
đại học 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%.

Đó là minh chứng về những chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc
quan tâm đối với phụ nữ nƣớc ta ngày càng phát triển. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hy sinh
góp phần làm nên thắng lợi cách mạng của cả dân tộc. Đối với công cuộc xây
dựng đất nƣớc hiện nay, vị trí của phụ nữ càng đƣợc thể hiện, là một trong các
động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trên nhiều phƣơng diện. Lao động nữ là
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã hội.
Có thể nói: Với vị trí của ngƣời công dân, chức năng làm vợ, làm mẹ
và sức sáng tạo, vƣơn lên của phụ nữ đƣợc phát huy sẽ tạo nên và trở thành
một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định, phát triển bền
vững của mỗi gia đình, có sự đóng góp rất quan trong đối với cộng đồng, dân
tộc và quốc gia.
1.1.2.2. Vai trò lao động trong phát triển kinh tế - xã hội
Quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trên mọi phƣơng diện đã
đƣợc ghi rõ trong Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn lực đƣợc sử
dụng ngày càng cao và phát triển. Lao động nữ trở thành nguồn lực, đóng góp
ngày càng nhiều đối với nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ lao động nữ tham gia các
ngành kinh tế ngày càng nhiều. Đặc biệt, trong nông thôn, sản xuất nông
nghiệp lao động nữ đảm nhiệm ngày càng lớn hơn. Việc trao quyền sử dụng
ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân đã cho phép kinh tế gia đình phát triển
thuận lợi và đa dạng hơn, càng tạo điều kiện cho lao động nữ phát huy năng
lực của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8

Trong nông thôn nhiều gia đình đã tìm kiếm thêm các ngành nghề khác

để có thu nhập cũng tăng lên, trong đó lao động nữ càng chủ động trong sắp
xếp công việc ruộng vƣờn, chăm lo con cái làm cho đời sống gia đình đƣợc
cải thiện. Lao động nữ luôn là ngƣời đóng có vai trò then chốt trong gia đình
về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại
cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Lao động
nữ ngày càng chứng tỏ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, trong sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn:
- Trong lao động sản xuất: Lao động nữ là ngƣời làm ra phần lớn lƣơng
thực, thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ
yếu dựa vào kết quả làm việc của lao động nữ. Thế nhƣng họ lại có rất ít hoặc
không có quyền sở hữu trong gia đình. Đây là sự phân biệt đối xử đối với lao
động nữ ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nƣớc, vùng, miền
còn kém phát triển.
Không chỉ tham gia vào lao động sản xuất góp phần vào thu nhập của
gia đình, ngƣời phụ nữ phải đảm nhận chức năng, thiên chức của một ngƣời
vợ, ngƣời mẹ. Nhiều công việc không tên lại mà ngƣời phụ nữ đảm nhận nhƣ
là mặc nhiên nhƣng không đƣợc trả lƣơng, hoàn một phần tiền công, cho dù
các công việc đó có ý nghĩa rất quan trọng đến sự tồn tại, phát triển của gia
đình cũng nhƣ xã hội, ngƣời phụ nữ đảm đƣơng là chủ yếu. Hầu hết các việc
nội trợ nhƣ lo cơm ngon, canh ngọt cho gia đình, chăm sóc dạy bảo con cái là
mà ngƣời phụ nữ lại là ngƣời chăm sóc, ngƣời thày dạy dỗ đầu tiên bằng sự
nỗ lực, hết mực yêu thƣơng.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: Lao động nữ tham gia hầu hết các hoạt
động diễn ra ở xóm, làng, thôn, bản nhƣ: việc họ, việc làng... góp phần giữ
gìn và phát triển giá trị cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

9


Thực tế cuộc sống và đóng góp của lao động nữ làm đã khẳng định vai
trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, trong lịch sử phát triển của loài ngƣời. Lao động nữ cùng một lúc đóng
nhiều vai trò cả trong gia đình và xã hội, vì thế nam giới cần có sự chia sẻ,
thông cảm, xã hội cũng cần có những trợ giúp để vai trò của họ đƣợc thể hiện.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
1.1.3.1. Một số quan niệm, phong tục, tập quán ở Đông Nam Á và nước ta
Sau khi nghiên cứu ở một số nƣớc ở Đông Nam Á có sự tƣơng đồng về
địa lý, phƣơng thức sản xuất và một số phong tục, tập quán với nƣớc ta, có thể
tóm tắt ở một số ý nhƣ sau: Đối với lao động nữ trƣớc hết phải chăm sóc việc
gia đình, con cái, việc nội trợ luôn luôn là trách nhiệm của họ. Quan niệm này
đã ăn sâu và tiềm tàng ở nƣớc ta cũng nhƣ ở các nƣớc Đông Nam Á từ nhiều
thập kỷ. Quan niệm trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng, sự sáng tạo của
ngƣời phụ nữ, kìm hãm sự cống hiến của họ cho gia đình và xã hội. Gánh
nặng mang thai, sinh đẻ, nuôi dƣỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng
lên đôi vai của họ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí
tuệ vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội. Chính sự tồn tại của
những quan niệm, hủ tục trên đã khiến nhiều chị em trở nên không mạnh bạo
làm ăn, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong
giao tiếp xã hội. Nhƣ vậy quan niệm về giới, sự bất bình đẳng nam nữ và
phong tục tập quán đã là một nguyên nhân cơ bản cản trở sự tiến bộ và vai trò
của lao động nữ trong phát triển kinh tế.
1.1.3.2. Hạn chế của lao động nữ về trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học
kỹ thuật của lao động nữ
Trong nông thôn nói chung và nhất là miền núi các phƣơng tiện thông
tin có nhiều hạn chế, nên lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


10

học liên quan đến kiến thức, phát triển sản xuất và chăn nuôi, trồng trọt gặp
nhiều khó khăn. Dành thời gian sản xuất và chăn nuôi, trồng trọt là chủ yếu,
ngƣời phụ nữ có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hƣởng thụ văn hoá tinh
thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội là rất ít. Phần lớn thời gian
còn lại của họ dành cho công việc của gia đình. Vì vậy, lao động nữ có nhiều
hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và sự hiểu biết xã hội. Với một số công
trình nghiên cứu cho thấy: phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật là khoảng 6%, còn ở nam giới tỷ lệ lớn hơn là khoảng 10%. Đối với
Việt Nam, theo thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ chƣa qua đào tạo tƣơng
đối cao chiếm tới gần 90% tổng số lao động chƣa qua đào tạo của cả nƣớc; có
khoảng 0,63% nữ công nhân kỹ thuật có bằng cấp, ở nam giới là 3,47%. Tỷ lệ
lao động nữ có trình độ đại học và trên đại học chỉ là 0,017%, của nam là
0,078%. Nhƣ vậy, trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của lao động
nữ thấp hơn so với nam giới quá lớn, số lao động nữ làm công ăn lƣơng cũng
thấp hơn nam giới; Mức lƣơng trung bình chỉ đƣợc 72% mức lƣơng so với
nam. Từ những lý do trên hiệu quả công việc và năng suất lao động giới nữ
thấp hơn nam giới
1.1.3.3. Yếu tố về sức khỏe ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin
Do đặc thù của nữ giới về sức khỏe, thời gian làm việc mà ảnh hƣởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc thù vừa lao động nặng vừa phải
thực hiện thiên chức của mình là mang thai, sinh đẻ, cùng với điều kiện sinh
hoạt khó khăn đã làm cho sức khỏe của họ bị giảm sút, nó còn ảnh hƣởng lớn
đến vai trò của lao động ngƣời phụ nữ trong gia đình.
Từ việc thiếu thông tin đã gây ra khó khăn trong sản xuất kinh doanh,
đồng thời còn hạn chế về tầm nhận thức, hiểu biết xã hội. Thực tế có nhiều
vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh ngƣời dân nói đến việc tiếp xúc với báo chí
nhƣ là chuyện xa vời, có chăng hình thức thông tin nhƣ truyền hình cũng ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

11

mức độ rất hạn chế, do đảm nhận công việc hàng ngày rất nhiều, chiếm gần
toàn bộ thời gian của họ.
Trên những đặc điểm, vai trò quan trọng của lao động nữ trong gia đình
và xã hội, đòi hỏi xã hội và từng gia đình cần có sự quan tâm sâu sắc nhiều
hơn nữa, trên nhiều phƣơng diện khác nhau.
1.1.3.4. Điều kiện tiếp cận vốn đầu tư
Trong nông thôn, lao động nữ muốn đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh
gặp phải rất nhiều khó khăn về vốn. Vốn cho sản xuất ảnh hƣởng rất lớn đến
lao động của nữ trong phát triển kinh tế. Vốn đƣợc tích lũy trong các hộ nông
dân thƣờng không nhiều, nên phải vay vốn từ các tổ chức xã hội hoặc cá
nhân. Quyền quyết định việc vay, sử dụng vốn vay thƣờng do ngƣời chồng
hay chủ hộ quyết định. Thông thƣờng giới nữ không có tài sản thế chấp, nam
giới đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy điều kiện để
tiếp cận nguồn vốn tín dụng là rất ít và khó khăn. Thị trƣờng vốn tín dụng ở
các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoạt động chƣa đều khắp, cơ chế vay
vốn chƣa thông thoáng, nhiều thủ tục mặc dù đến nay đã có sự đổi mới. Một
số nơi còn có tình trạng một vài ngƣời đứng đại diện vay lại của số đông các
nông hộ, số tiền đƣợc vay của NHCS để từng hộ phát triển sản xuất, nay về
một nhóm ngƣời đó, nhiều trƣờng hợp không đƣợc đầu tƣ đúng mục đích, sản
xuất không đƣợc phát triển.
1.1.3.5. Một số yếu tố về chủ quan
Ngƣời phụ nữ ở nƣớc ta nói chung, phụ nữ trong nông thôn nói riêng
cho đến nay, vẫn còn nhiều ngƣời quan niệm nặng nề về vai trò của mình
trong gia đình về việc nội trợ là chính, nhƣ là sự mặc định, ngƣời đàn ông làm
những việc khác to lớn hơn, họ ít chia sẻ với ngƣời đàn ông. Trong khi đó,

ngƣời phụ nữ vẫn phải đảm đƣơng việc nƣớc với đầy đủ tinh thần, trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình. Nhƣ vậy, toàn bộ công việc gia đình và sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

12

đƣợc đặt cả lên đôi vai ngƣời phụ nữ, dẫn tới không có điều kiện, thời gian
chăm sóc về sức khỏe, sắc đẹp cho chính bản thân. Vô hình họ đã đánh mất
dần vai trò của mình ở gia đình, trong xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định lao động nữ có vai trò rất
quan trọng sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy còn nhiều nguyên nhân về yếu tố
khách quan, chủ quan ảnh hƣởng tới lao động nữ, nhất là lao động nữ trong
nông thôn. Với sự phát triển chung của xã hội loài ngƣời, phụ nữ nói chung,
lao động nữ nông thôn nói riêng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để khẳng định
vai trò của mình trong phát triển kinh tế, xã hội, tiến tới xóa bỏ sự bất bình
đẳng với nam giới.
1.2. Các chính sách về lao động nữ trong phát triển nông thôn
1.2.1. Kinh nghiệm sử dụng lao động nữ nông thôn ở một số quốc gia
Sau khi nghiên cứu về phụ nữ nói chung, lao động nữ nói riêng ở một
số quốc gia nhƣ Trung Quốc có dân số nhiều nhất thế giới, Ấn Độ và một số
nƣớc kém phát triển nhƣ Băngladet, Cămpuchia …có thể rút ra một số nhận
xét nhƣ sau:
Thứ nhất, lao động nữ trong nông thôn đều chiếm một tỷ trọng lớn
trong lực lượng lao động nói chung ở hầu hết các nhóm tuổi.
Ở Băngladesh có tới gần 68% phụ nữ nông thôn tham gia lực lƣợng
lao động, trong khi đó phụ nữ thành thị có gần 30%, với nhóm tuổi phổ biến
từ 30 - 49. Ở Trung Quốc lao động trong nông thôn nhiều nhất ở độ tuổi từ
20 - 29, tiếp theo là nhóm tuổi 30 - 39. Họ thƣờng lao động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, tham gia lao động trong các nhà máy đang tăng lên tƣơng

đƣơng với số phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Trong ngành công
nghiệp tập trung vào một số ngành nhƣ: May mặc chiếm gần 1/5 số lƣợng phụ
nữ đang lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Tỷ lệ lao động nữ nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×