Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.86 KB, 95 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

--------------PHẠM MỸ LANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tàichính – Ngânhàng
Mã số: 60340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC ẢNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Ảnh; Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.
Trường đại học Tài Chính Marketing không liên quan đến những vi phạm tác quyền,
bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).


TP. HCM, ngày 10 tháng 12 năm2015
Học viên

Phạm Mỹ Lanh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ Thầy Cô của trường Đại học Tài Chính
Marketing đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại nhà trường. Xin cảm
ơn Các Thầy Cô của Phòng Quản Lý Sau Đại Học trường Đại học Tài Chính Marketing
đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nói chung và quá
trình viết luận văn nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Ảnh vì sự quan tâm, đầu tư thời gian và
tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và cho những lời khuyên vô cùng
quý báu để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã góp ý kiến để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Học viên

Phạm Mỹ Lanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................... 1
1.1 KHÁI NIỆM MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP ............................................................. 1
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 1
1.1.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại ....................................................................... 3
1.2 Phân loại M&A ........................................................................................................ 4
1.2.1 Phân loại theo mức độ liên kết ............................................................................. 4
1.2.2 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ ........................................................................... 5
1.2.3 Phân loại theo chiến lược mua lại ........................................................................ 6
1.3 Phương thức thực hiện M&A................................................................................... 6
1.3.1 Chào thầu .............................................................................................................. 7
1.3.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn ....................................................................................... 7
1.3.3 Thương lượng tự nguyện ...................................................................................... 7
1.3.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ................................................... 8
1.3.5 Mua lại tài sản ....................................................................................................... 8
1.4 Tác động của M&A .................................................................................................. 9
1.4.1 Tác động tích cực .................................................................................................. 9

i


1.4.1.1 Hiệu quả kinh tế do quy mô đem lại .................................................................. 9
1.4.1.2 Hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh ........................................................... 9
1.4.1.3 Hiệu ứng kế toán .............................................................................................. 10
1.4.1.4 Hiệu ứng quản lý .............................................................................................. 10
1.4.1.5 Tận dụng nguồn nhân lực................................................................................. 11

1.4.1.6 Tận dụng được hệ thống khách hàng ............................................................... 11
1.4.1.7 Tác động lên giá cổ phiếu ngân hàng............................................................... 11
1.4.1.8 Tác động đến nhà nước .................................................................................... 12
1.4.2 Tác động tiêu cực ................................................................................................ 12
1.4.2.1 Quyền lợi của cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng ................................................. 12
1.4.2.2 Xung đột mâu thuẫn lợi ích của các cổ đông lớn............................................. 12
1.4.2.3 Văn hóa ngân hàng bị xáo trộn ........................................................................ 13
1.4.2.4 Xu hướng dịch chuyển nhân sự ....................................................................... 13
1.4.2.5 Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thành công sẽ tạo ra tậptrung
độc quyền trong cạnh tranh .......................................................................................... 13
1.5 Nội dung quá trình mua bán và sáp nhập ............................................................... 14
1.5.1 Lập kế hoạch chiến lược và xác định mục tiêu của M&A.................................. 14
1.5.2 Xác định ngân hàng mục tiêu ............................................................................. 14
1.5.3 Định giá giao dịch ............................................................................................... 15
1.5.4 Đàm phán và giao kết hợp đồng giao dịch M&A ............................................... 15
1.6 KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG M&A CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ................................................... 16
1.6.1 Kinh nghiệm về hoạt động M&A của một số ngân hàng trên thế giới ............... 16
1.6.1.1 Kinh nghiệm sáp nhập ngân hàng từ hợp nhất vốn nhằm tăng quy mô
hoạt động và duy trì sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống có thế mạnh............. 16

ii


1.6.1.2 Kinh nghiệm để trở thành ngân hàng nội địa có lượng tiền gửi, vốn hóa
thị trường lớn nhất........................................................................................................ 18
1.6.1.3 Kinh nghiệm từ hỗ trợ xây dựng các thể chế tài chính lành mạnh, mua
lại chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài để mở rộng mạng lưới hoạt động ...................... 19
1.6.1.4 Kinh nghiệm từ mua lại tài sản và xử lý nợ xấu ngân hàng ............................. 19
1.6.1.5 Kinh nghiệm xác lập sở hữu cổ phần để loại bỏ sở hữu chéo nhằm minh

bạch vốn chủ sở hữu ngân hàng ................................................................................... 20
1.6.2 Bài học cho ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................ 23
2.1 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ...... 23
2.1.1 Động cơ của M&A ngân hàng tại Việt Nam ...................................................... 23
2.1.1.1 Ngân hàng Việt Nam phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa cao ....... 23
2.1.1.2 Ngân hàng nhỏ khó đứng vững trước xu thế hội nhập .................................... 24
2.1.1.3 Điều kiện thành lập ngân hàng mới rất khắt khe ............................................. 25
2.1.1.4 Chỉ đạo và sự hướng dẫn hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...... 26
2.1.2 Tổng quan về hoạt động M&A ở Việt Nam ....................................................... 26
2.1.3 Thực trạng về tình hình hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam .................... 28
2.1.3.1 Giai đoạn 1997 - 2004...................................................................................... 29
2.1.3.2 Giai đoạn 2005 - 2010...................................................................................... 31
2.1.3.3 Giai đoạn 2010 đến 2014 ................................................................................. 34
2.2

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TẠI

VIỆT NAM .................................................................................................................. 44
2.2.1 Những kết quả đạt được .................................................................................... 44
2.2.2 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................... 46

iii


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 50
CHƯƠNG 3.


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MUA BÁN VÀ SÁP

NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................... 51
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP VÀ
MUA BÁN NGÂN HÀNG .......................................................................................... 51
3.1.1 Ý nghĩa chung của hoạt động sáp nhập và mua bán ngân hàng.......................... 51
3.1.2 Ý nghĩa thực tiễn từ hoạt động ngân hàng ......................................................... 51
3.2 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC .................................................................. 52
3.2.1 Thúc đẩy quá trình sáp nhập và mua bán các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam ............................................................................................................ 52
3.2.2 Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động M&A ........................................................ 53
3.2.3 Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngân hàng thông qua hội
thảo, diễn đàn ............................................................................................................... 54
3.2.4 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A............................ 55
3.3 GIẢI PHÁP TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................... 55
3.3.1 Giai đoạn trước và trong quá trình thực hiện mua bán và sáp nhập ................ 56
3.3.2 Giai đoạn sau khi hết thúc quá trình M&A ...................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 60
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 64

iv


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Một số thương vụ M&A giữa ngân hàng nông thôn và ngân hàng lớn
ở đô thị tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2004 ............................................................... 30


DANH MỤC HÌNH
Hın
̀ h 2.1 Số lượng NHTM tại Việt Nam từ năm 1991 - 2010 ..................................... 23
Hın
̀ h 2.2 Giá trị và số lượng thương vụ trong những năm gần đây ............................. 28

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU

DIỄN GIẢI

M&A

Sáp nhập và mua bán

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

OTC

Cổ phiếu sắp niêm yết trên thị trường không chính thức

HTX TD
NH TMCP


Hợp tác xã tín dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần

NHLD

Ngân hàng liên doanh

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNN VN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng


ATM

Máy rút tiền tự động

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội

HBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

FCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

TNB


Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa

vi


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của mình, luôn giữ vai trò quan trọng là huyết mạch của nền
kinh tế, là hơi thở trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là nhân tố không
thể thiếu để tập trung nguồn lực vốn cho phát triển đất nước.
Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính là xu thế tất yếu trong bối cảnh
hội nhập quốc tế nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) đã mang lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hệ thống
NHTM Việt Nam. Sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và
việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân hàng đã
khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các ngân hàng Việt
Nam phải cải cách hệ thống để tiếp tục phát triển.
Hội nghị trung ương 3 khóa 11 (tháng 10 năm 2011) đã nhấn mạnh sự cần
thiết tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ
chức tài chính là một trong ba lĩnh vực chủ đạo, quan trọng nhất mà trong đó
mua bán và sáp nhập (M&A) các ngân hàng lại với nhau được cho là một giải
pháp hữu hiệu và khả thi nhất để loại bỏ những bất cập, chênh lệch quá lớn về
tài chính và khả năng quản trị của các ngân hàng. Mua lại và sáp nhập trong
lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên sôi động tại Việt Nam và trở thành xu
hướng chính trên thị trường trong giai đoạn vừa qua vì các ngân hàng trong
nước hiện phải tìm cách tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường
tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình do đó một trong những con
đường nhanh chóng để đảm bảo phát triển và đứng vững trong điều kiện hội

nhập là thông qua hoạt động M&A với các ngân hàng khác.Chính điều này đã
gia tăng áp lực thúc đẩy các ngân hàng yếu kém về tài chính phải tìm đối tác
hợp tác “lành mạnh” hơn.
Chính vì sự mới mẽ, sôi động và nóng bỏng của vấn đề này nên tôi quyết
định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả mua bán và sáp nhập ngân
hàng thương mại Việt Nam” để làm luận văn.

vii


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu hoạt động M&A thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa
học trên thế giới cũng như trong nước.
M&A Operations and Performance in Banking (Elena Beccalli, Pascal
Frantz, 2009)
Hai nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu 714 thương vụ M&A ngân
hàng tại châu âu trong giai đoạn từ 1991 – 2005 để xem xét các tác động mà
M&A đem lại cho các ngân hàng sau khi mua lại và sáp nhập. Nghiên cứu cho
thấy M&A có liên quan đến sự suy giảm nhẹ trong ROE, hiệu quả dòng tiền và
tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên cải thiện đáng kể hiệu quả chi phí.
Bank M&A and the Growth of Commercial Bank (Ge Zhaoqiang, 2005)
Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu 2 phương thức phát triển cơ bản của
ngân hàng thương mại và hoạt động M&A trong ngân hàng. Bài nghiên cứu chỉ
ra rằng M&A là nhân tố cơ bản trong sự phát triển của ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu thực nghiệm trên một loạt ngân hàng tại Trung Quốc cũng cho thấy
rằng M&A giúp hệ thống ngân hàng thương mại cải cách và đổi mới hệ thống
tài chính, xây dựng quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tài sản và quản
trị rủi ro, nó còn thúc đẩy quá trình quốc tế hóa và nâng cao khả năng cạnh
tranh quốc tế của hệ thống ngân hàng.
Bank M&A in Central and Eastern Europe (Markus Fritsch, Fabian

Gleisner, Markus Holzhauser, 2004)
Bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu sự tăng trưởng lợi nhuận bất
thường trong 56 ngân hàng M&A xuyên biên giới trong giai đoạn 1990 – 2005
tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng nhân tố đặc biệt giúp các
thương vụ ngân hàng thành công là các yếu tố riêng có của các thị trường mới
nổi. Nói một cách khác, yếu tố quốc gia là nhân tố chủ đạo giải thích sự tăng
trưởng lợi nhuận bất thường của các ngân hàng M&A.
The Euro and the Changing Face of European Banking: Evidence from
Mergers and Acquisitions (Manapol Ekkayokkaya, Phil Holmes, Krishna
Paudyal, 2007)

viii


Ba tác giả thực hiện nghiên cứu những thay đổi trong bộ mặt của một số
ngân hàng tại Châu Âu thời kỳ trước và sau khi đồng EUR ra đời và sự khác
biệt trong lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thực hiện M&A trong và
ngoài khu vực Châu Âu. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận hoạt động của
các ngân hàng có xu thế giảm sút đi khi liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời và có
sự khác biệt đáng kể trong lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thực hiện
M&A trong và ngoài khu vực Châu Âu.
M&A và yếu tố văn hóa (Ths Trịnh Thị Phan Lan, Ths Nguyễn Thùy Linh –
Đại học quốc gia Hà Nội)
Nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố văn hóa là một yếu tố rất quan trọng trong
việc quyết định thành bại của một thương vụ M&A và việc dung hòa văn hóa
các tổ chức sau M&A sẽ là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ
chức đó.
Các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp một số phương thức tiếp cận
khác nhau về hoạt động sáp nhập và mua bán ngân hàng TMCP, tuy nhiên
phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, chưa có xây dựng

các lộ trình sáp nhập và mua bán ngân hàng, các phương pháp xác định giá trị
tài sản trong hoạt động ngân hàng, các lợi ích từ hoạt động sáp nhập và mua
bán ngân hàng mang lại cho các chủ thể tham gia…, đang có những hạn chế
nhất định cho đề xuất các giải pháp tổng thể hoạt động sáp nhập và mua bán
ngân hàng. Vì vậy, đây vẫn còn đang là lĩnh vực mới mẻ cần phải được tiếp tục
nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu một cách có hệ thống hoạt động sáp nhập và
mua bán với các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, phân tích thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh
vực ngân hàng cũng như nêu ra được động cơ sáp nhập của các ngân hàng.
Thứ hai, đề xuất các giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động
mua bán và sáp nhập của Việt Nam trong thời gian tới.
ix


Để đạt được những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
(1) Phân tích những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, sự cần
thiết khách quan của việc phải mua bán và sáp nhập ?. đồng thời đánh giá làm
rõ thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng hiện nay ra sao ?
(2) Xây dựng những giải pháp gì thúc đẩy năng cao hiệu quả quá trình mua
bán và sáp nhập ngân hàng hiện nay ? nhằm những định hướng nào nâng cao
năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập?
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong
tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng TMCP Việt Nam, có nghiên cứu hoạt
động mua bán và sáp nhập ngân hàng của một số nước trên thế giới.
- Thời gian nghiên cứu: tập trung vào thời gian từ năm 2011 đến 2014.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp hệ thống, tổng hợp,
phân tích, so sánh, dự báo, thống kê, kết hợp với nền tảng kiến thức kinh tế
học, tài chính – ngân hàng… để hệ thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung
cơ bản về sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng cùng với thực trạng và các
giải pháp cho vấn đề này.
- Phương pháp chung:
Luận văn tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, tiếp cận hệ
thống ngân hàng TMCP để phân tích, đánh giá thực trạng. Xuất phát từ xu thế
và kinh nghiệm của các ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay có những
nhận định và phát triển các ý tưởng, các quan điểm để xây dựng các chiến lược,
chính sách sáp nhập và mua bán ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Luận văn kết
hợp các phương pháp thống kê số liệu - khảo sát một số ngân hàng TMCP,
phỏng vấn trao đổi với một số chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh

x


tế tài chính, ngân hàng; phân tích - tổng hợp - so sánh đối chứng, phân tích
định tính kết hợp so sánh quy mô hoạt động trước và sau sáp nhập và mua bán
của một số ngân hàng TMCP trong thời gian qua để làm rõ thực trạng hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
- Nguồn số liệu:
Tổng hợp số liệu thống kê về hoạt động sáp nhập và mua bán ngân hàng
TMCP Việt Nam; báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP ở Việt Nam; báo cáo hoạt động tài
chính ngân hàng của IMF, WB.. .
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Dưới sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh toàn cầu hôm nay, các
ngân hàng buộc phải phát triển để tồn tại và một trong những cách tốt nhất để
tồn tại là tiến hành hoạt động M&A vì nó đem lại rất nhiều lợi ích cho ngân

hàng tham gia sáp nhập. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động M&A là một việc
làm cần thiết và hữu ích giúp các nhà quản trị tổ chức, sắp xếp trong quá trình
tái cấu trúc ngân hàng hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực tài chính, nâng
cao chất lượng dịch vụ cũng như khả năng quản lý và tiết kiệm chi phí để tăng
khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày
càng sâu rộng.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn được trình bày gồm ba phần chính:
− Chương 1: : Lý luận về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại.
− Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng
thương mại Việt Nam.
− Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập
ngân hàng thương mại Việt Nam.

xi


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP
NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
1.1.1. Khái niệm
Sáp nhập và mua lại là nghĩa của cụm từ thông dụng Merger and Acquisition
(M&A). Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận
doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 các khái niệm về sáp nhập, hợp nhất được Luật
định nghĩa như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị
sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty sáp nhập) bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp sang công ty

nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị
hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”
Theo Luật cạnh tranh tại Chương II, Mục 3, Điều 17 các khái niệm về sáp nhập,
hợp nhất được Luật định nghĩa như sau:
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.
“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp
mới, đồng thời chấm dứt sự tồ tại của doanh nghiệp bị hợp nhất”. “Hợp nhất được xem
là một trường hợp đặc biệt so với sáp nhập”.
Theo đó, Luật Doanh Nghiệp không đề cập đến việc mua lại doanh nghiệp.
Trong khi Luật Cạnh Tranh 2004 có nhắc tới việc mua lại doanh nghiệp: “ Mua lại
1


doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh
nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp
bị mua lại.”
Việc đầu tư góp vốn vào quá trình M&A cũng được Luật Đầu tư 2005 qui định:
“Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong các hình
thức đầu tư trực tiếp dưới các hình thức: Đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới
hoặc để tham gia quản lí hoạt động đầu tư, mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp
đang hoạt động, mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp”.
Theo thông tư 04/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành, trong đó
hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng được quy định như sau:
Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng

(sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác
(sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập,đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng
bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua.
Mặc dù còn có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về M&A ngân hàng
nhưng khái niệm M&A có thể khái quát như sau: M&A ngân hàng là hoạt động giành
quyền kiểm soát một ngân hàng, một bộ phận ngân hàng thông qua việc sở hữu toàn
bộ hoặc một phần cổ phần của ngân hàng đó. Bản chất của nó là phải tạo ra những
giá trị mới cho các cổ đông về vật chất lẫn tinh thần do việc duy trì tình trạng cũ
không còn đạt được,đó là xác lập sở hữu cổ phần và thực thi quyền sở hữu để kiểm
soát ngân hàng nhằm làm thay đổi hoặc tạo ra những giá trị mới có lợi ích thiết thực
cho cổ đông ngân hàng.
Hoạt động M&A ngân hàng không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu cổ phần hoặc
tài sản mà còn làm thay đổi cả sự điều hành, quản trị của một ngân hàng. Mức độ thay
đổi về quản trị, điều hành ngân hàng còn phụ thuộc vào những quy định của pháp luật
nước sở tại, điều lệ hoạt động ngân hàng, lợi ích của cổ đông, quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên tham gia như cam kết và thỏa thuận thực hiện trong quá trình M&A.
2


1.1.2. Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng hai thuật ngữ Merger và Acquisition có
những điểm khác nhau có thể phân biệt được:
- Khi một công ty tiếp quản một công ty khác và trở thành chủ sở hữu mới thì
thương vụ đó gọi là một acquisition – mua lại, công ty bị mua sẽ chấm dứt tồn tại,
trong khi cổ phiếu của công ty mua vẫn tiếp tục giao dịch bình thường.

- Theo lý thuyết, một merger – hợp nhất, sáp nhập xảy ra khi hai công ty, thường là
cùng kích cỡ đồng ý tiến tới trở thành một công ty duy nhất thay vì là hai công ty độc
lập. Loại hình này gọi là “Merger of equals” – hợp nhất, sáp nhập bình đẳng Cổ phiếu
của hai công ty sẽ được thay thế bằng cổ phiếu của một công ty mới. Như vậy, loại
hình này chính là hình thức hợp nhất, sáp nhập hoán đổi cổ phiếu Stock – Swap hay
theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì đây là một thương vụ hợp nhất.
- Nếu liên hệ với định nghĩa của Luật Doanh nghiệp như phần trên thì hình thức
Merger loại này giống với hình thức sáp nhập. Về bản chất hình thức sáp nhập –
Merger và mua lại – Acquisition là giống nhau, trong cả hai hình thức công ty đi mua
đều tìm cách thâu tóm công ty mục tiêu và giá trị của thương vụ sẽ được thanh toán
bằng tiền mặt, tuy nhiên nếu thương vụ được công bố là một vụ sáp nhập thì tên công
ty bị mua vẫn còn tồn tại như là một phần của tên công ty mới, mặc dù cổ đông của
công ty mục tiêu không còn là cổ đông của công ty mới như trường hợp Hợp nhất –
Merger of equals. Việc công bố một thương vụ là một Merger – sáp nhập hơn là mua
lại – Acquisition đôi khi còn nhằm một mục đích chính trị hay marketing nào đó.
Sáp nhập – Hợp nhất

Mua Lại – Thâu tóm

(Merger – Consolidation)

(Acquisition – Take over)

Hai hoặc nhiều công ty kết hợp theo Một công ty mua lại một công ty khác và
nguyên tắc bình đẳng tương đối
chấm dứt địa vị pháp lý của công ty bị mua lại
Ngừng phát hành cổ phiếu của từng Công ty mua lại có thể kiểm soát cổ phần, đa
công ty sáp nhập, phát hành cổ phiếu
số hoặc toàn bộ tài sản của công ty bị mua lại
mới của công ty mới phát hành

Hai công ty thường có cùng quy mô

Hai công ty không ngang bằng

Hai bên hoán đổi cổ phần

Hết hợp giữa tiền mặt và các khoản nợ
3


Trong thực tế loại hình hợp nhất – Merger of equals không diễn ra một cách
thường xuyên. Thông thường thì một công ty sẽ mua lại một công ty khác, sau đó cả
hai công ty sẽ đồng ý để công bố rằng đây là một vụ hợp nhất, một merger of equal,
thậm chí nếu đó thật sự là một thương vụ mua lại – Acquisition. Như vậy, một thương
vụ mua bán vẫn có thể gọi là một thỏa thuận hợp nhất khi cả hai bên đều đạt được sự
thỏa thuận hợp tác với nhau. Nhưng nếu thương vụ diễn ra thì nó sẽ được gọi là một
vụ Mua lại – Acquisition.
Trong thực tế sự phân biệt giữa Merger và Acquisition chỉ có ý nghĩa quan trọng
đối với các nhà làm luật, các chuyên viên thuế, các kế toán viên nhưng nó lại ít quan
trọng đối với các nhà kinh tế nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, bởi lẽ người ta
quan trọng cái bản chất của nó, do đó họ thường không dùng cụm từ Merger hay
Acquisition một cách tách biệt mà thay vào đó là một cụm từ quen thuộc M&A.
1.2 PHÂN LOẠI M&A
1.2.1 Phân loại theo mức độ liên kết
M&A theo chiều dọc (vertical merger)
Hình thức này là M&A giữa hai ngân hàng nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn
tới mở rộng về phía trước hoặc phía sau của ngân hàng sáp nhập trên chuỗi giá trị đó
như: Ngân hàng TMCP Liên Việt thực hiện M&A bằng hoạt động mua lại trương mục
tiết kiệm bưu điện của Bưu Điện để xây dựng thành ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên
Việt nhằm thừa hưởng hệ thống mạng lưới bưu cục làm điểm giao dịch và tiết kiệm

bưu điện trở thành sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.
Như vậy, M&A theo chiều dọc đem lại cho ngân hàng lợi thế về đảm bảo, kiểm
soát chất lượng nguồn dịch vụ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí trung
gian, chủ động về chi phí và sản phẩm đầu ra trước đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, so
với M&A chiều ngang thì hạn chế của hình thức này là giới hạn ở việc mở rộng quy
mô hoạt động của các ngân hàng.
M&A theo chiều ngang (horizontal merger)

Thực chất đây là hoạt động M&A giữa hai ngân hàng kinh doanh và cạnh
tranh trên cùng một dòng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong cùng một thị trường
như: Liên minh thẻ tín dụng giữa Eximbank- Đông Á bank -VCB hoạt động trong
4


nước; ngân hàng Algemene Bank Nederland (ABN) và AmsterdamscheRotterdamche Bank (AMRO), kết quả cho bên sáp nhập lợi thế kinh tế nhờ quy mô,
cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng hiệu quả
của hệ thống phân phối.
M&A theo hình thức này thường diễn ra khi có sự củng cố, hợp nhất trong
ngành, đi cùng với việc các quy định được dỡ bỏ và sự phát triển vượt bậc của công
nghệ, tạo điều kiện cho các ngân hàng kết hợp với nhau để tạo ra một quy mô và
trình độ ngân hàng mà ở đó việc kinh doanh có hiệu quả hơn.Tuy nhiên, hạn chế
của hình thức này là việc đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng bị giới hạn.
M&A theo chiều sâu (in Depth M&A)

Liên kết về chiều sâu trong hoạt động M&A cũng là một hình thực mở rộng
thị trường bằng việc chuyên môn hóa cung cấp một loại sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng ở những thị trường khác nhau. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sáp nhập
mở rộng thị trường có thể diễn ra khi ngân hàng này mua lại ngân hàng khác địa
bàn để tận dụng lợi thế về thương hiệu, uy tín hay mạng lưới giao dịch hiện có của
ngân hàng này để mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng vốn

là thế mạnh của ngân hàng mua lại. Điều này cho thấy, sẽ rất hiệu qủa hơn là ngân
hàng mới mở trên địa bàn mới phải tập trung mọi nguồn lực xây dựng và kinh
doanh từ ban đầu, nếu khi có rủi ro xảy ra rất dễ gây thương tổn cho chính thương
hiệu của ngân hàng mình.
Ngoài ra, có một số hình thức M&A khác như: sáp nhập tổ hợp, sáp nhập tập
đoàn… những hình thức này ít có phổ biến trong hoạt động M&A ngân hàng.
1.2.2 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
M&A trong nước (domestic M&A): là hoạt động M&A diễn ra giữa các ngân
hàng trong cùng một lãnh thổ quốc gia.
Hình thức này là các ngân hàng sẽ rất thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc tìm
đối tác chung trong một lĩnh vực hoạt động để đàm phán và thỏa thuận. Mặt khác hạn
chế được nhiều vấn đề phát sinh khi sáp nhập như việc hòa hợp phương châm kinh
doanh, văn hóa ứng xử, chính sách thị trường, đối tác cạnh tranh, xây dựng thương
5


hiệu…Trong những trường hợp này, các ngân hàng có khả năng tài chính tốt hơn,
năng lực lãnh đạo điều hành khá hơn, sẽ dễ dàng việc thôn tính các ngân hàng nhỏ làm
cho các ngân hàng này biến mất trong hệ thống ngân hàng thông qua một hoạt động
M&A tự nguyện. Nhưng bên cạnh đó, các ngân hàng không có được nhiều cơ hội để
học hỏi kinh nghiệm về công nghệ mới, cách thức quản trị và điều hành theo mô hình
các ngân hàng hiện đại, chỉ thực hiện hoạt động M&A đối với ngân hàng trong nước
M&A xuyên biên giới (cross-border M&A): là hình thức M&A xuyên biên giới
giữa các quốc gia được thực hiện giữa ngân hàng trong nước và một số ngân hàng
nước ngoài thuộc những quốc gia khác nhau, là một trong những hình thức đầu tư trực
tiếp khá phổ biến nhất hiện nay.là hoạt động M&A diễn ra giữa các ngân hàng thuộc
các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, các thương vụ M&A này diễn ra phức tạp hơn so
với M&A trong nước. Nguyên nhân là do có sự khác biệt về môi trường chính trị, kinh
tế, văn hóa, phong tục truyền thống, nguyên tắc thuế, kế toán… giữa các quốc gia.
1.2.3 Phân loại theo chiến lược mua lại

M&A thân thiện (Friendly takeover): là một giao dịch M&A mà cả hai bên
đều muốn thực hiện vì họ đều cảm thấy mình sẽ có lợi từ thương vụ này.
M&A thù nghịch (Hostile takeover): là một giao dịch M&A mà một bên bằng
mọi cách phải mua lại bên kia bất kể bên bán có đồng ý hay không. Trong trường hợp
này bên mua sẽ dùng tiềm lực tài chính của mình để mua lại công ty đối thủ nhằm triệt
tiêu sự cạnh tranh của đối thủ đó.
1.3. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN M&A
Cách thức thực hiện M&A rất đa dạng và mang tính chuyên biệt tùy thuộc vào
mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu và ưu thế so sánh của các ngân hàng liên
quan trong từng trường hợp cụ thể. Các giao dịch M&A không chỉ là phép cộng đơn
thuần của các ngân hàng với nhau mà c.n kéo theo hàng loạt các vấn đề về tư cách
pháp nhân, về tài chính, thương hiệu, thị phần, thị trường, kiểm soát tập trung kinh tế,
kiểm soát giao dịch cổ phiếu… Thông thường có năm loại phương thức thực hiện
M&A như sau:

6


1.3.1.Chào thầu
Chào thầu là phương thức M&A mà ở đó ngân hàng có ý định mua đứt
(buyout) toàn bộ ngân hàng khác và đề nghị cổ đông hiện hữu của ngân hàng đó bán
lại cổ phần của họ với mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price). Và giá
chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu cũng
như quyền quản lý ngân hàng của mình. Hình thức M&A này thường được áp dụng
trong các vụ thôn tính đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng bị mua thường là ngân hàng yếu
hơn. Điểm đáng chú ý trong thương vụ “chào thầu” là ban quản trị ngân hàng mục tiêu
bị gạt ra ngoài và mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân
hàng thôn tính và cổ đông của ngân hàng mục tiêu.
1.3.2.Lôi kéo cổ đông bất mãn
Phương thức này là cách thâu tóm ngân hàng với hình thức không tự nguyện, do

ban lãnh đạo ngân hàng không được lòng tin của đa số cổ đông về cách thức quản lý,
điều hành hoạt động ngân hàng mà họ nắm giữ cổ phiếu. Nếu ngân hàng đang có
những bất đồng lớn về bố trí nhân sự, hoặc kinh doanh sa sút, thua lỗ thì nhà đầu tư sẽ
tìm kiếm ngay cơ hội lôi kéo cổ đông bất mãn để ủng hộ kế hoạch của mình như việc
thâu tóm cổ phiếu của đối tượng mục tiêu qua sàn giao dịch chứng khoán hoặc OTC
để nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định, tham gia vào Ban lãnh đạo ngân hàng, sau đó
sử dụng phương thức này lôi kéo cổ đông bất mãn để tập hợp cổ đông đủ điều kiện tổ
chức đại hội cổ đông và tìm người thay thế hoặc loại bỏ những lãnh đạo cũ và nắm giữ
quyền kiểm soát hoặc có thể trực tiếp tham gia hội đồng quản trị, ban điều hành ngân
hàng.
1.3.3.Thương lượng tự nguyện
Khi cả hai bên mua bán đều nhận thấy lợi ích chung từ thương vụ M&A và
những điểm tương đồng giữa hai bên (về văn hóa, thị phần…), người điều hành sẽ xúc
tiến để ban quản trị hai bên ngồi lại và thương thảo cho giao dịch M&A này. Ngoài
các phương án chuyển nhượng cổ phiếu, tài sản, tiền mặt hay kết hợp tiền mặt và nợ,
hai bên thực hiện M&A còn có thể chọn phương thức hoán đổi cổ phiếu (stock swap)
để biến cổ đông của ngân hàng này trở thành cổ đông của ngân hàng kia và ngược lại.

7


Thực chất hình thức này mang tính liên minh hơn là sáp nhập và việc này xuất
phát từ động cơ liên minh giữa hai ngân hàng nhằm chia sẻ nhiều điểm chung về lợi
ích, khách hàng… Vì vậy, vụ sáp nhập này thường có lợi cho cả hai bên.
1.3.4.Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Ngân hàng có ý định thâu tóm sẽ bí mật gom dần cổ phiếu của ngân hàng mục
tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc mua lại của các cổ đông
chiến lược hiện hữu. Phương án này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu để lộ ý đồ thôn
tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thị trường. Ngược lại cách thâu tóm này
nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, ngân hàng thâu tóm có thể đạt được mục đích

cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho “con mồi” của
mình, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với hình thức chào thầu rất nhiều.
1.3.5.Mua lại tài sản

Mua lại tài sản là một phương thức khi ngân hàng mua lại tiến hành cho thẩm
định giá trị tài sản cần mua qua một tổ chức độc lập hoặc dựa vào việc ngân hàng
tự định giá theo phương thức riêng của mình, dựa trên cơ sở kết quả định giá họ sẽ
đề nghị mức giá chào thầu với ngân hàng mục tiêu có sở hữu tài sản tham gia. Đối
với ngân hàng, tài sản vô hình ( thương hiệu, thị phần, văn hóa doanh nghiệp, bộ
máy nhân sự…) chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản ngân hàng, vì vậy rất khó định
giá tài sản ngân hàng do phương thức này ít thực hiện khi mua bán doanh nghiệp
lớn mà chủ yếu thích hợp cho các giao dịch mua lại những ngân hàng, doanh
nghiệp có quy mô tài sản nhỏ và vừa.
Vấn đề tất yếu đặt ra là một phương thức M&A vận động không đồng hành với sự
vận hành của hệ thống NHTM trong nền kinh tế thì cần phải nhanh chóng thay đổi.
Cho nên, xây dựng một phương thức mới M&A là một tiến trình phức tạp, đan xen
phải giải quyết hàng loạt vấn đề nội tại của ngân hàng và phải lường trước những vấn
đề sẻ phát sinh với mục tiêu cuối cùng là thực hiện M&A ngân hàng theo định hướng,
chiến lược đặt ra nhằm nâng cao khả năng thích ứng với quá trình cạnh tranh và hội
nhập toàn cầu hóa M&A trong hoạt động ngân hàng.

8


1.4. TÁC ĐỘNG CỦA M&A
1.4.1.Tác động tích cực
Cách nhìn quan trọng hơn hết của các ngân hàng thành công trong việc thực hiện
M&A là hoạt động này làm tăng quyền lực thị trường và tài chính của ngân hàng. Tuy
nhiên, quan điểm này không chắc chắn trong các tình huống M&A không tự nguyện
trong khi "người thắng cuộc" có thể giữ quan điểm cho rằng hoạt động này dẫn đến

sức mạnh thị trường tăng, "kẻ thua cuộc" có thể có một quan điểm hoàn toàn khác.
1.4.1.1 Hiệu quả kinh tế do quy mô đem lại
M&A cho phép các ngân hàng kết hợp với nhau để cung cấp các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng mình với chi phí cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ thấp hơn. Điều này xảy
ra khi ngân hàng có thể trãi rộng chi phí quản lý, mạng lưới hoạt động và quảng cáo
trên một khối lượng sản phẩm dịch ngân hàng gia tăng.
Thông qua hoạt động M&A ngân hàng, tạo nên những ngân hàng sau M&A có
quy mô hoạt động lớn hơn về vốn, mở rộng và đa dạng mạng lưới, đưa tới nhiều cơ
hội lớn hơn cho đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. M&A ngân hàng góp phần làm
tinh giảm ngân hàng yếu kém, thu gọn số lượng ngân hàng theo định hướng giúp cho
nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng được thuận lợi hơn. Mặt khác, M&A ngân hàng
xuyên quốc gia cũng là một kênh dẫn vốn huy động vốn đầu tư nước ngoài vào trong
nước, đồng thời tiếp nhận được những công nghệ, kỹ thuật ngân hàng hiện đại từ các
nước phát triển. Đối với Việt Nam, hoạt động M&A ngân hàng thành công sẽ giúp cho
Chính phủ và NHNN tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng nhanh hơn, tiết giảm được
nhiều khoản chí phí, thời gian cho xã hội, là bước tiến quan trọng để tái cấu trúc nền
kinh tế.
1.4.1.2 Hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh
Hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh khác hiệu quả kinh tế do quy mô đem lại
là liên quan đến lợi ích thu được từ cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong khi
hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh giải quyết chi phí để sản xuất một sản phẩm
duy nhất. M&A cho phép các ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm chung như thẻ
tín dụng, ngoại hối, kinh doanh mua bán vàng chẳng hạn. Trong nhiều trường hợp, với
cầu thị trường đã biết, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chung sẽ có chi phí
rẻ hơn so với cung cấp từng sản phẩm riêng lẻ của mỗi ngân hàng. M&A có thể đem
9


đến lợi nhuận nhiều hơn từ cung cấp các sản phẩm dịch vụ phụ thu như: phí rút tiền
mặt ATM, phí thanh toán ngoài hệ thống, phí thanh toán thẻ tín dụng quốc tế…

1.4.1.3 Hiệu ứng kế toán
M&A dẫn đến việc giảm chi phí giao dịch trong hoạt động kinh doanh, M&A
ngân hàng có khả năng phát sinh tổng nợ lớn hơn nhưng một hiệu ứng kế toán khác
phát sinh do các giao dịch thị trường từng ngân hàng riêng rẻ trước đó được thay thế
bằng giao dịch nội bộ như là kết quả của thương vụ M&A theo chiều dọc. Giao dịch
nội bộ của một ngân hàng tạo ra các lợi ích bổ sung như tiết giảm chi phí hành chính,
chi phí do giảm nhân sự, chi phí quảnlý giao dịch giảm đáng kể bởi vì ra quyết định
nhanh hơn, chi phí pháp lý giảm bớt chậm trễ, và nói tổng quát hơn, chi phí kế toán
thấp hơn.
Khi thực hiện được quá trình M&A ngân hàng, M&A sẽ có tác động ngược lại là
giúp cho các ngân hàng này tiết giảm được nhiều khoản chi phí như hành chính, quản
trị, thông tin, chi phí bưu điện…tinh giảm những phòng ban, bộ phận không còn cần
thiết, hợp nhất tinh gọn những phòng ban, bộ phận trùng nhau để tiết giảm chi phí
nhân sự… Sau M&A ngân hàng xem như hoạt động trong nội bộ với nhau thay vì nếu
thành lập thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, bộ phận mới sẽ tốn rất nhiều thời
gian, thủ tục và chi phí so với M&A.
1.4.1.4 Hiệu ứng quản lý
M&A bình thường dẫn đến việc các quản lý ít hoặc không hiệu quả sẽ được thay
thế bởi những người được coi là quản lý hiệu quả. M&A cũng có thể tạo ra lợi ích từ
việc thay thế toàn bộ hệ thống quản lý bởi một hệ thống quản lý mới, sàng lọc, hiệu
quả hơn. Những việc này nâng cao tiềm năng tăng trưởng bền vững, và do đó nâng cao
sức mạnh cạnh tranh ngân hàng. Tuy nhiên, nếu các cổ đông và nhân viên ngân hàng
đều có lợi từ giao dịch M&A, và nếu những lợi ích này đã được tạo ra như là lợi ích
hiệp đồng, thì lợi ích ngân hàng được gia tăng và góp phần thúc đẩy kinh tế sẽ làm cho
lợi ích quốc gia cũng sẽ tăng lên.
Tác động của M&A ngân hàng làm nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân
hàng hậu M&A, các ngân hàng này sẽ có nhiều lựa chọn để thu nạp các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng tốt, hạn chế hoặc đào thải những nghiệp vụ ngân hàng ít mang lại hiệu
quả kinh tế cho ngân hàng. Mặt khác, quá trình M&A tác động làm cho hiệu quả quản
10



lý cũng được nâng lên do tổng hợp được nhiều lợi thế của các ngân hàng vốn có trước
khi M&A, hạn chế khắc phục nhược điểm, phát triển các ưu điểm trong quản lý ngân
hàng để mang lại hiệu quả và lợi ích kinh tế thiết thực hơn trước.
1.4.1.5 Tận dụng nguồn nhân lực
M&A ngân hàng góp phần tác động đến quá trình tái cấu trúc ngân hàng tham gia
về bộ máy quản trị điều hành, tăng cường lãnh đạo, nhân viên ngân hàng có kinh
nghiệm chuyên môn hơn bởi việc lựa chọn các nhân sự từ các ngân hàng tham gia
M&A. Mặt khác hạn chế được những thời gian đào tạo, chí phí đào tạo và có thể sử
dụng ngay lực lượng nhân sự vốn có sẽ giúp những ngân hàng này sau M&A bắt tay
ngay vào thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
1.4.1.6 Tận dụng được hệ thống khách hàng
Tác động của M&A đối với những ngân hàng này sẽ dễ dàng tạo nên một hệ thống
ngân hàng thống nhất về quản trị, lựa chọn và đánh giá khách hàng để phân loại khách
hàng nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu được nhiều tiện ích hơn
khi duy trì tổng hợp các mạng lưới khách hàng rộng khắp từ sự kết hợp của các ngân
hàng M&A. Qua việc nắm bắt được hệ thống khách hàng, tiềm hiểu chính xác các
thông tin khách hàng để có những quyết định giao dịch chính xác về cấp tín dụng, các
dịch vụ thanh toán và duy trì khách hàng, phân khúc thị trường sản phẩm dịch vụ ngân
hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng được tốt hơn đồng thời hạn chế được những rủi
ro khác từ phía khách hàng gây ra.
1.4.1.7 Tác động lến giá cổ phiếu ngân hàng
Khi thực hiện quá trình M&A ngân hàng, các tác động này không giới hạn ảnh
hưởng lên các giá trị cổ phiếu ngân hàng. Khi xem xét M&A, sự thay đổi tăng, giảm
giá trị cổ phiếu ngân hàng cũng rất quan trọng cần cân nhắc đối với chủ sở hữu ngân
hàng và các bên liên quan khác cũng có những ưu tiên khác nhau. Số lượng các bên
liên quan đến một hoạt động M&A ngân hàng có khả năng là rất lớn, thông thường
bao gồm các cổ đông, cấp quản lý điều hành ngân hàng, cán bộ nhân viên, khách hàng
sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Giá cổ phiếu ngân hàng sau M&A có thể tăng

lên so với giá cổ phiếu ban đầu do hiệu quả của M&A mang lại cho ngân hàng mà đại
diện chính là cổ đông được nhiều hay ít lợi ích thu được từ hoạt động này.

11


×