Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kỳ II (2015 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.64 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN SINH HỌC 12
Năm học 2015 - 2016

I. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
Phần V. Di truyền học (tiếp)
1. Di truyền học quần thể
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn (giao phối gần) và quần thể ngẫu phối.
- Định luật Hácđi – Van bec.
2. Ứng dụng di truyền học
- Chọn giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
- Tạo giống bằng phương pháp công nghệ tế bào.
- Tạo giống nhờ công nghệ gen.
3. Di truyền học người
- Di truyền y học:
+ Bệnh di truyền phân tử: cơ chế gây bệnh ở cấp độ phân tử.
+ Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST: cơ chế gây bệnh là các đột biến cấu trúc và số
lượng NST.
+ Bệnh ung thư: Một số tế bào thoát khỏi sự kiểm soát của chu kì tế bào.
- Bảo vệ vồn gen của loài người.
- Một số vấn đề xã hội của di truyền học như việc giải mã hệ gen người, công nghệ gen, công nghệ tế
bào, trí tuệ … và bệnh AIDS.
Phần VI. Tiến hóa
1. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
- Bằng chứng: giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh học phân tử.
- Cơ chế tiến hóa:
+ Học thuyết tiến hóa Đacuyn.


+ Học tuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại:
Phân biệt tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
Các nhân tố tiến hóa: Đột biến, di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên …
- Loài và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.
- Quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí và khác khu vực địa lí.
2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.
- Nguồn gốc sự sống: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
- Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
- Sự phát sinh loài người,
Phần VII. Sinh thái học
1. Quần thể và cá thể sinh vật
- Khái niệm và đặc điểm môi trường sống.
- Khái niệm và đặc điểm nhân tố sinh thái
- Khái niệm và đặc điểm quần thể sinh vật.
2. Quần xã sinh vật
- Khái niệm và đặc điểm của quần xã sinh vật.
- Khái niệm và đặc điểm của diễn thế sinh thái.
3. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
1


- Khái niệm và đặc điểm của hệ sinh thái.
- Khái niệm và đặc điểm của sinh quyển  liên hệ bảo vệ môi trường
II. MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1. Cho biết hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 0C đến 30 0C. Nhìn chung,
khi nhiệt độ xuống dưới 0 0C và cao hơn 40 0C, cây ngừng quang hợp. Hãy vẽ sơ đồ tổng quát mô tả
giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với quang hợp của các loài cây trồng trên?
HS vẽ được sơ đồ về ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình QH ở TV.
HS vẽ đúng sơ đồ chú thích trục tung là "quang hợp ở thực vật" và trục hoành là "nhiệt độ" . Xác
định được:

- Ngoài giới hạn chịu đựng: dưới 0 0C và cao hơn 40 0C
- Giới hạn sinh thái: 0 0C đến 40 0C
- Khoảng chống chịu: 0 0C đến 20 0C và 30 0C đến 40 0C
- Khoảng thuận lợi: 20 0C đến 30 0C
- Điểm gây chết: 0 0C và 40 0C
2. Trình bày về quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể. Cho các ví dụ minh họa và nêu ý
nghĩa của mỗi kiểu quan hệ đó.
Quan hệ hỗ trợ là quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống
- Ví dụ: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông
Chó rừng thường quần tụ từng đàn…..
Quan hệ cạnh tranh: Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống.
- Ví dụ: thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình….
3. Quần thể sinh vật là gì? Trình bày về quá trình hình thành quần thể.
- Quần thể SV là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định
vào 1thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.
- Quá trình hình thành QT: Cá thể phát tán  Môi trường mới  CLTN tác động  cá thể thích
nghi, gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái  quần thể
4. Trình bày về các đặc trưng cơ bản của quần thể (như tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể,
mật độ cá thể, kích thước của quần thể)
* Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng các thể được và cái trong quần thể
- Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong
điều kiện môi trường thay đổi.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Môi trường sống, mùa sinh sản,
sinh lý. . .
* Nhóm tuổi
- Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luÔn thay đổi tùy
thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.
- Sự phân chia nhóm tuổi:
Cách 1:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản

+ Nhóm tuổi sinh sản
+ Nhóm tuổi sau sinh sản
Cách 2:
+ Tuổi sinh lí: thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể
+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
- Ý nghĩa: Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sv có hiệu quả hơn
2


* Các kiểu phân bố cá thể của quần thể: Có 3 kiểu phân bố:
Kiểu phân bố
Đặc điểm
Ý nghĩa
Ví dụ
Phân bố theo - Các cá thể của QT tập trung thành Các cá thể hỗ trợ - Cây bụi hoang
nhóm
từng nhóm ở những nơi có điều kiện nhau chống lại điều dại trong rừng.
sống tốt nhất.
kiện bất lợi của - Đàn trâu rừng….
- Thường gặp khi điều kiện sống phân môi trường.
bố không đồng đều trong môi trường.
Phân bố đồng - Các cá thể của QT phân bố đồng đều Làm giảm cạnh - Cây thông trong
đều
trong không gian của QT.
tranh gay gắt giữa rừng thông.
- Thường gặp khi điều kiện sống phân các cá thể
- Chim hải âu làm
bố đồng đều trong môi trường, các cá
tổ.

thể cạnh tranh gay gắt.
Phân bố ngẫu - Các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong Tận dụng được - Các loài sâu sống
nhiến
không gian của QT.
nguồn sống tiềm trên tán lá cây.
- Thường gặp khi điều kiện sống phân tàng trong môi - Các loài sò sống
bố đồng đều trong môi trường, các cá trường
trong phù sa vùng
thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
triều.
* Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị hay thể tích của quần thể.
- Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh
sản và tử vong của cá thể.
- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của
MT sống.
* Kích thước của QTSV là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá
thể) phân bố trong khoảng không gian của QT.
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển.
- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả
năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Các yếu tố ảnh hưởng gồm tỉ lệ sinh sản, tử vong, xuất cư và nhập cư.
5. Quần xã sinh vật là gì? Phân biệt các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? Cho 1 ví
dụ minh hoạ? Ứng dụng của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
a. Quần xã sinh vật một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong
một không gian và thời gian nhất định ⇒ Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong
quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
b. Các mối quan hệ sinh thái
- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại ho các loài khác gồm các mối quan hệ:
Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
Quan hệ hỗ

Đặc điểm
Ví dụ
trợ
1. Cộng sinh
Hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều - Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào cộng
loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh trong địa y.
sinh đều có lợi.
- Vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trong
nốt sần cây họ Đậu, …
2. Hội sinh
- Hợp tác giữa 2 loài, trong đó một loài - Hội sinh giữa cây phong lan bám trên
có lợi còn loài kia không có lợi cũng thân cây gỗ;
không có hại.
- Cá ép sống bám trên cá lớn ….
3. Hợp tác
Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả - Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng;
các loài tham gia đều có lợi. Khác với - Chim mỏ đỏ và linh dương.
3


cộng sinh, quan hệ hợp tác không phải - Lươn biển và cá nhỏ.
là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải
có đối với mỗi loài.
- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại bị hạ, gồm các mối
quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Quan hệ đối
Đặc điểm
Ví dụ
kháng
1. Cạnh tranh - Các loài tranh giành nhau nguồn sống - Cạnh tranh giành ánh sáng ở thực vật;

như thức ăn, chỗ ở, … Trong mối quan - Cạnh tranh về thức ăn (chuột) giữa cú
hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất và chồn ở trong rừng ...
lợi, tuy nhiên có 1 loài sẽ thắng thế còn
loài khác bị hại, hoặc cả 2 cùng bị hại.
2. Kí sinh
- Một loài sống nhờ (loài có lợi) trên - Cây tầm gửi (sinh vật nửa kí sinh) kí
cơ thể của loài khác (loài bị hại), lấy sinh trên thân cây gỗ (sinh vật chủ).
các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó .
- Giun kí sinh trong cơ thể người....
3. Ức chế - - Một loài sinh vật trong quá trình sống - Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và
cảm nhiếm
đã vô tình gây hại cho các loài khác.
chim ăn cá, tôm bị độc đó;
- Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động
của vi sinh vật ở xung quanh ....
4. Sinh vật này - Một loài sinh vật sử dụng loài sinh - Bò ăn cỏ.
ăn sinh vật vật khác làm thức ăn: quan hệ giữa - Hổ ăn thịt thỏ.
khác
động vật ăn thực vật, quan hệ giữa - Cây nắp ấm bắt sâu bọ.
động vật ăn thịt, thực vật bắt sâu bọ ... - Mèo ăn chuột.
c. Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một
mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã.
d. HS nêu được ứng dụng trong nuôi cá, trồng cây đạt năng suất cao và tận dụng diện tích đất đai ....
6. Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể. Cho ví dụ.
. Biến động theo chu kì
- Là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì, xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của
điều kiện môi trường.
* Theo chu kì mùa: Ở các nước nhiệt đới: Việt Nam: Muỗi, ruồi, Sâu bọ, ếch nhái ... tăng số lượng
theo mùa.
Biến động không theo chu kì:

- Là biến động mà số lượng cá thể của QT tăng hoặc giảm đột ngột do điều kiện bất thường của MT
(thời tiết, hỏa hoạn, dịch bệnh...) hoặc khai thác quá mức.
- Số lượng tăng đột ngột khi: môi trường sống thuận lợi, không có đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Thỏ nhập vào Úc, Ốc bươu vàng ở Việt nam; ...
- Số lượng giảm đột ngột khi: gặp thiên tai, dịch bệnh, khai thác quá mức của con người.
Dịch cúm làm số lượng gà giảm hàng loạt.
7. Quần xã có những đặc trưng cơ bản nào?
* Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
Thể hiện qua:
- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến
động, ổn định hay suy thối của quần xã
- Loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh
4


+ Loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác
trong quần xã.
* Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
- Phân bố theo chiều thẳng đứng: phân tầng. VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt
đới, ao nuôi cá...
- Phân bố theo chiều ngang
VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi → Sườn núi → chân núi
+ Từ đất ven bờ biển → vùng ngập nước ven bờ → vùng khơi xa
8. Nêu những bằng chứng chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc, có quan hệ họ hàng với các
loài bộ linh trưởng (đặc biệt gần gũi với tinh tinh)
a) Sự giống nhau giữa người và động vật có vú (thú)
* Bằng chứng giải phẫu so sánh: Người và thú giống nhau về thể thức cấu tạo:
- Bộ xương gồm các phần tương tự, nội quan ...có lông mao, răng phân hóa (cửa, nanh, hàm), đẻ
con và nuôi con bằng sữa.

- Cơ quan thóai hóa: ruột thừa, nếp thịt ở khóe mắt....
* Bằng chứng phôi sinh học: phát triển phôi người lặp lại các giai đoạn phát triển của ĐV. Hiện
tượng lại giống...
→ chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc.
b. Các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay
Vượn người ngày nay bao gồm: Vượn, đười ươi, gorila, tinh tinh.
- Vượn người có hình dạng và kích thước cơ thể gần giống với người (cao 1,7- 2m, nặng 70 200kg), không có đuôi, có thể đứng bằng 2 chân sau, có 12 - 13 đơi xương sườn, 5 - 6 đốt cùng, bộ
răng gồm 32 chiếc.
- Đều có 4 nhóm máu ( A, B, AB, O )
- Đặc tính sinh sản giống nhau: kích thước, hình dáng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh 28 30 ngày, thời gian mang thai 270 - 275 ngày, mẹ cho con bú đến 1 năm.
- Biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ.. biết dùng cành cây để lấy thức ăn.
- Bộ gen của người giống với tinh tinh 98%.
→ chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người và gần gũi nhất với tinh tinh. Mặt
khác người và vượn có nhiều điểm khác nhau → tiến hóa theo 2 hướng khác nhau (vượn ngày
nay không phải là tổ tiên trực tiếp

5


CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN SINH HỌC 12
Năm học 2015 - 2016
1. Cho biết hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 0C đến 30 0C. Nhìn chung,
khi nhiệt độ xuống dưới 0 0C và cao hơn 40 0C, cây ngừng quang hợp. Hãy vẽ sơ đồ tổng quát mô tả
giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với quang hợp của các loài cây trồng trên?
2. Trình bày về quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể. Cho các ví dụ minh họa và nêu ý
nghĩa của mỗi kiểu quan hệ đó.
3. Quần thể sinh vật là gì? Trình bày về quá trình hình thành quần thể.
4. Trình bày về các đặc trưng cơ bản của quần thể (như tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể,
mật độ cá thể, kích thước của quần thể)
5. Quần xã sinh vật là gì? Phân biệt các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? Cho 1 ví

dụ minh hoạ? Ứng dụng của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
6. Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể. Cho ví dụ.
7. Quần xã có những đặc trưng cơ bản nào?
8. Nêu những bằng chứng chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc, có quan hệ họ hàng với các
loài bộ linh trưởng (đặc biệt gần gũi với tinh tinh)

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN SINH HỌC 12
Năm học 2015 - 2016
1. Cho biết hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 0C đến 30 0C. Nhìn chung,
khi nhiệt độ xuống dưới 0 0C và cao hơn 40 0C, cây ngừng quang hợp. Hãy vẽ sơ đồ tổng quát mô tả
giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với quang hợp của các loài cây trồng trên?
2. Trình bày về quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể. Cho các ví dụ minh họa và nêu ý
nghĩa của mỗi kiểu quan hệ đó.
3. Quần thể sinh vật là gì? Trình bày về quá trình hình thành quần thể.
4. Trình bày về các đặc trưng cơ bản của quần thể (như tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể,
mật độ cá thể, kích thước của quần thể)
5. Quần xã sinh vật là gì? Phân biệt các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? Cho 1 ví
dụ minh hoạ? Ứng dụng của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
6. Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể. Cho ví dụ.
7. Quần xã có những đặc trưng cơ bản nào?
8. Nêu những bằng chứng chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc, có quan hệ họ hàng với các
loài bộ linh trưởng (đặc biệt gần gũi với tinh tinh)
6



×