Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 36 trang )

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE (AUQUATEX BENTRE)
1. Tóm tắt lịch sử phát triển:

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22
được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý trực tiếp là Sở Thủy sản Bến Tre.
Sau một thời gian hoạt động, ngày 24/12/2006, Công ty chính thức giao dịch cổ phiếu tại Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán ABT.

CTCP XNK thủy sản Bến Tre được thành lập theo Quyết định số 3423/QĐ-UB ngày
01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre về việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty
Đông lạnh TSXK Bến Tre.

Từ 25/12/2006, cổ phiếu ABT chính thức được niêm yết trên TT GDCK TP.HCM theo
Giấy phép niêm yết số 99/UBCK-GPNY ngày 06/12/2006 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngày 31/5/2013, Công ty đã phát hành 500.000 cổ phiểu phổ thông theo chương trình lựa
chọn cho người lao động và nâng vốn điều lệ từ 136.072.070.000 đồng lên 141.072.070.000
đồng.

Ngày 24/06/2013, Sở GDCK TP.HCM đã có quyết định số 227/2013/QĐ-SGDHCM
chấp thuận cho Công ty được niêm yết bổ sung 500.000 cổ phiếu. Công ty đã đăng ký giao dịch
bổ sung từ ngày 05/07/2013.
Ngành nghề kinh doanh:


Sản xuất cá giống, nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản.


Nhập khẩu hóa chất, phụ gia, thiết bị, sắt thép, bao bì, nguyên liệu làm thức ăn gia súc,
gia cầm, thủy sản và thuốc thú y thủy sản.



Bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, kinh doanh
thuốc thú y thủy sản.


Thương mại, nhà hàng, dịch vụ

2. Tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh: Công ty chƣa đưa ra tuyên bố chính thức về tầm nhìn và
sứ mệnh.
Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
Không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực quản lý để giữ vững tốc độ sản xuất kinh doanh
và hiệu quả hoạt động công ty.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

1


 Nâng cấp chất lƣợng, đưa hoạt động nuôi đạt trình độ hàng đầu Việt Nam
 Duy trì sản xuất đồng thời 2 nhóm sản phẩm nghêu và cá tra, mở rộng chủng loại và số
lƣợng các mặt hàng chế biến có GTGT và hàng có chứng nhận.
 Tăng cƣờng công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất- chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm.
 Tiếp tục hoàn thiện các quy trình kiểm soát nội bộ, tăng cường các giải pháp quản trị và
quản lý tiên tiến trong toàn công ty.
Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty:
Hướng đến mục tiêu phát triền bền vững, không chỉ đặt lợi nhuận lên hàng đầu, công ty còn
phải gắn liền với trách nhiệm xã hội, đảm bảo những hoạt động của mình tuân thủ theo pháp luật,
các chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như quan tâm đến lợi ích cộng đồng.
(Nguồn: BCTN 2014)
Nhận xét:

Mặc dù Công ty chưa đưa ra công bố Tầm nhìn – Sứ mệnh chính thức nhưng Công ty đã đưa
ra các mục tiêu chính, mục tiêu trung và dài hạn đầy đủ và rõ ràng. Đặc biệt hơn hết, Công ty
đưa ra mục tiêu đối với môi trường, xã hội, cộng đồng. Mục tiêu này sẽ giúp cho Công ty phát
triển bền vững và gia tăng thêm lòng tin của khách hàng vào quy trình sản xuất và chất lượng,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đề xuất tầm nhìn và sứ mệnh cho công ty:
Tầm nhìn: Nguồn lợi hải sản tự nhiên không phải là vô hạn, AQUATEX mong muốn trở
thành một doanh nghiệp điển hình trong ngành chế biến và kinh doanh các mặt hàng nhuyễn thể
hai mảnh vỏ, trong đó chủ lực là nghêu Bến Tre (Meretrix Lyrata) và nghêu lụa (Paphia
Undulata), đạt được sự phát triển bền vững nhờ việc bảo tồn nguồn lợi ngay từ bây giờ và trong
tương lai.
Sứ mệnh: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre không ngừng cải tiến trên mọi
lĩnh vực để cung cấp tới người tiêu dùng nguồn thủy sản có chất lượng, an toàn và giá trị sử dụng
ở đẳng cấp cao. Thành quả đạt được trong kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho cổ đông mà
còn phải được chia sẻ cho người lao động, các đối tác và cộng đồng một cách hài hòa.
3. Bộ máy tổ chức:

2


Bảng 1: Bộ máy tổ chức của Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre

(Nguồn: Website Công ty)
Trụ sở Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre: Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre.
Phân xưởng chế biến thủy sản: Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh: 103 Mỹ Hoàng, Phú Mỹ Hưng, Nguyễn Bính,
phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM.
Trại cá Tiên Thủy: xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Trại cá Cồn Bần: xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Trại cá Phú Túc B: xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Trại cá Phú Túc: xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

3


CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG VÀ BÊN
NGOÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.

Phân tích ngành thủy sản và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2015:

Nếu như năm 2014, xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh (16,5%) nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng
vọt, nguồn nguyên liệu giảm, giá thủy sản nhập khẩu tăng thì trong năm 2015, xu hướng này đảo
ngược khi các yếu tố cung cầu không còn thuận lợi. Nguyên nhân là do nguồn cung tôm của các
nước Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan hồi phục, giá nhập khẩu trung bình giảm, áp lực cạnh tranh và
đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác khiến nhu cầu nhập khẩu của các thị trường
giảm.
Năm 2015, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ
năm ngoái. Thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại
tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng sâu nhất là mặt
hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm 25-30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá biển (tăng
5%), xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3-25%. Xuất khẩu sang các thị
trường đều giảm (3-27%) so với cùng kỳ năm ngoái, trừ ASEAN tăng từ 5.7% lên 7.4% (theo
Bảng 2). Thị trường Mỹ và EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam (giữ tỷ
lệ 19.6% tại Mỹ và 18% tại EU trong 10 tháng đầu năm 2015).
Bảng 2: Thị trƣờng xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam
10 tháng đầu năm 2014 và 2015


(Nguồn: Vasep Việt Nam)
Về nhập khẩu, 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam đạt 908 triệu USD,
tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tổng nhập khẩu thủy sản cả năm 2015 đạt trên 1 tỉ USD,
4


tăng 2,5% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, nhập khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, 42% với trên
455 triệu USD, giảm 7%, nhập khẩu cá ngừ 216 triệu USD, tăng 14%, chiếm 20%, các loại cá
biển khác đạt 346 triệu USD, tăng 16% và chiếm 32%.
Mặc dù sụt giảm mạnh nhưng tôm tiếp tục giữ ngôi vị số 1 với tỷ trọng giá trị xuất khẩu 44%
(giảm so với năm 2014 là 50,2%), trong khi cá tra, cá ngừ, hải sản khác chiếm tỷ trọng cao hơn
với năm ngoái: cá tra từ 22% lên 24%, cá ngừ từ 6,1% lên 7%.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản năm 2015
Sản phẩm
Tôm
Cá tra
Cá ngừ
Mực, bạch tuộc

Kim ngạch XK 2015
(triệu USD)
2,59
1,37
0,48
0,39

% so với 2014
-26,2%
-10,3%
-4,1%

-10,3%
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2015, tôm chính thức là mặt hàng giảm mạnh nhất với 26,2%, ước đạt gần 3 tỷ USD
(theo bảng 3) và chiếm 44% tỷ trọng xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng vẫn chiếm
58% với 1,7 tỷ USD, giảm 25% so với năm ngoái. Xuất khẩu tôm sú chiếm 33% với 977 triệu
USD, giảm 29%. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm đáng kể: Mỹ (giảm 39%), EU
(giảm 19%), Nhật Bản (21%), Trung Quốc (giảm 19%), Hàn Quốc (giảm 24%).
Xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm liên tục theo các tháng trong năm 2015, ước đạt 1,6 tỷ
USD, giảm 10,3% so với năm 2014, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu. Hầu hết các thị trường
chính đều giảm, trong đó EU giảm 15%, Mỹ giảm 4,5%, Mexico giảm 10%... Riêng xuất khẩu
sang Trung Quốc duy trì tăng trưởng ổn định 50%.
Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2013 đến nay, năm 2015 đạt 470 triệu
USD, giảm 4,1% so với năm ngoái. Thị trường EU và Nhật Bản đều giảm sâu (lần lượt giảm
20% và 10%). Đồng EURO và đồng Yên mất giá làm các nhu cầu nhập khẩu vào 2 thị trường
này yếu hơn sau khi sụt giảm mạnh trong 2 năm qua. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 9% có thể do
đồng USD tăng giá khiến các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường này.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2015 ước đạt 427 triệu USD, giảm gần 11% so với năm
ngoái, chiếm 6% giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu tại các thị trường chính đều giảm đáng kể: Hàn
Quốc giảm 5%, EU giảm 26%, ASEAN giảm 12%, Nhật Bản giảm 7%. Các đồng nội tệ tại các
thị trường tiêu thụ chính giảm khiến nhập khẩu của các nước này giảm, trừ Mỹ.
2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty :
2.1. Cơ hội:

5


Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là nhà xuất khẩu nghêu hàng đầu của Việt Nam, có
lợi thế cạnh tranh rất lớn do đây là sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành
không tập trung phát triển. Theo số liệu báo cáo tài chính của công ty thì năm 2014, thành phẩm

chế biến của công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre đạt 8.403 tấn, đạt 93,4% kế hoạch, trong
đó thành phẩm nghêu chiếm 51%, lần đầu tiên cao hơn cá tra. Thành phẩm xuất khẩu đạt 7.225
tấn (nghêu 48,2%, cá 51,8%) giảm 15% so với năm 2013. Mặt khác, công ty hiện đứng thứ 15
trong danh sách 263 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra- cá basa, đứng thứ 36 trong danh sách
100 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Điều này cho thấy rằng công ty đã và đang
không ngừng nỗ lực phấn đấu trong việc khẳng định thương hiệu và vị thế của mình trong ngành
thủy sản Việt Nam.
Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 40 nước, lãnh thổ trên thế giới với mức chất
lượng được tất cả các khách hàng và thị trường chấp nhận. Bên cạnh việc duy trì và phát triển
mối quan hệ mua bán với khách hàng truyền thống tại Châu Âu, Mỹ, Nhật. Công ty cũng đã tích
cực tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới tại Đông Âu, một số nước tại Châu Phi, Trung Đông và
Nam Mỹ nhằm mở rộng mạng lưới xuất khẩu sản phẩm của công ty ra các nước. Cơ cấu thị
trường xuất khẩu năm 2014 về giá trị 55,5% xuất sang EU, 18% sang Nhật và 13,7% sang Mỹ,
các thị trường khác chiếm 12,74%. Có thể thấy việc duy trì tỷ trọng cao ở thị trường Châu Âu
trong nhiều năm cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị
trường khó tính khác.
Việt Nam có chương trình giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ được EU công nhận và là một
trong bốn nước Châu Á được phép xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU, nghêu Bến Tre là
nghề cá đầu tiên tại Đông Nam Á được Hội đồng Bảo tồn biển Quốc tế cấp chứng nhận MSC –
sản phẩm thủy sản sinh thái chất lượng toàn cầu. Với chứng nhận này, nghêu Bến Tre được bán
cao hơn từ 30 - 50% so với con nghêu ở những nơi khác. Không những thế, công ty xuất nhập
khẩu thủy sản Bến Tre là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn MSC Co. Mặt khác,
nhiều nhà cung cấp, nhiều chuỗi siêu thị lớn trên thế giới đã đưa ra tuyên bố, trong vài năm tới sẽ
chỉ bán những sản phẩm có chứng chỉ bền vững của hội đồng quốc tế MSC. Đây có thể nói là lợi
thế cạnh tranh rất lớn của công ty, không những giúp công ty gia tăng sản lượng, nâng cao hiệu
quả trong việc xuất khẩu nghêu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận với các tập đoàn, các nhà bán buôn,
bán lẻ quốc tế đã có cam kết ưu tiên sản phẩm có chứng nhận MSC, cũng như thâm nhập phân
khúc thị trường đòi hỏi có nhãn hiệu sinh thái với số lượng khách hàng đang tăng dần.
Năm 2016, các Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực,
cộng với việc ký kết hiệp định TPP sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh

xuất khẩu thủy sản vào các thị trường này. Đây được xem là cơ hội tốt cho công ty đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, khi Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan VCUFTA (gồm Nga, Belarus và
Kazakhstan) đi vào thực thi, thủy sản sẽ là nhóm hàng được hưởng ưu đãi thuế ngay lập tức. Hầu
hết các sản phẩm thủy sản đều được bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Nga hiện là đối tác
truyền thống đối với sản phẩm cá tra Việt Nam. Trong khi Nga đang áp dụng lệnh cấm nhập
6


khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây và một số nước khác, Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản để bù đắp thiếu hụt tại thị trường này.
Chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước: Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ
trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như thuế (các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế
15%), được hưởng vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Công ty không ngừng cải tiến khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm: Theo
dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu của FAO, dự báo giai đoạn 2011-2015, nhu cầu thủy
sản sẽ tăng bình quân 3%/năm và giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 3,1%/năm. Cụ thể đến năm
2015 tổng nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 198,26 triệu tấn, đến năm 2020 con số này
là 217,19 triệu tấn và đến năm 2030 con số này là trên 230 triệu tấn. Chính vì vậy mà năm 2014,
Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre đã mở rộng và đưa vào sử dụng thêm 7.000m2 tại 2 ao
ở trại Phú Túc B. Công ty đã cố gắng triển khai nhiều giải pháp để duy trì hiệu quả hoạt động
nuôi bằng việc cải tiến từng bước đầu tư vào chiều sâu, tỷ lệ sống tăng, chi phí thuốc giảm 56%
từ mức 1.075 đồng/kg xuống còn 469 đồng/kg, thành phẩm nghêu đã tăng lên 51% cao hơn cá
tra, công ty đã giữ được thị trường và cơ cấu khách hàng truyền thống. Năm 2015, Công ty xuất
nhập khẩu thủy sản Bến Tre sẽ tập trung triển khai đưa dòng điện 3 pha vào cấp nước cưỡng bức
để nâng năng suất 230 tấn lên 500 tấn/vụ, đưa đường điện vào trại Phú Túc, nếu thực hiện được
đề án này thì sản lượng cá sẽ tăng thêm tối thiểu 7.000 tấn cá, gần bằng sản lượng cả năm 2014.
2.2. Thách thức
Các nước gia tăng bảo hộ mậu dịch bằng các rào cản thương mại: Để tận dụng được sự ưu
đãi về thuế quan sau khi kí các hiệp định FTA và TPP thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm

bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội
địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy
định kiểm tra hóa chất, kháng sinh,… đang và sẽ được tăng cường áp dụng.
Những khó khăn từ thị trường chính Châu Âu làm cho đồng Euro mất giá đã ảnh hưởng đến
tính bền vững của xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
Công ty nói riêng. Cụ thể là, năm 2014 đồng Euro mất giá so với đồng USD làm hàng xuất khẩu
sang EU trở nên đắt đỏ hơn dù giá bán bằng USD không đổi.
Giá bán các sản phẩm và tỷ trọng hàng tiêu thụ nội địa của công ty thực tế còn thấp. Nguyên
nhân là do ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản ra đời. Bên cạnh đó sự
cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp cùng ngành về chất lượng dẫn đến việc giá
bán giảm. Mặt khác, Công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường EU (chiếm tới 70% thị phần
xuất khẩu của công ty).

7


Sự phức tạp của các thủ tục hải quan, hệ thống văn bản pháp lý về ngành thủy sản chưa ổn
định. Điển hình là những áp lực từ Nghị định 36 về nuôi- chế biến cá tra đã gây không ít khó
khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty.
Nguồn nguyên liệu hiện nay của Công ty chưa thật sự ổn định do đầu vào sản xuất nguyên
liệu như thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn cung
nước ngoài, các cơ quan quản lý chưa hoặc không kiểm soát được, dẫn đến dịch bệnh, chất lượng
kém. Chi phí sản xuất của Công ty tăng cũng khiến cho giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu của
Công ty cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.
Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi Công ty phải thực
hiện “từ ao nuôi đến bàn ăn” và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chẳng hạn, những quy định của
TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
như thủy hải sản. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ tận dụng được 30% ưu
đãi từ FTA vì tính phức tạp và số lượng lớn quy tắc, trong đó có quy tắc xuất xứ khiến các doanh

nghiệp ngần ngại.
2.3. Ma trận EFE

Các yếu tố bên ngoài

Trọng
số

Điểm

Điểm theo
trọng số

Cơ hội
1. Công ty xuất khẩu nghêu hàng đầu Việt Nam.Thành phẩm
nghêu xuất khẩu đạt tỷ trọng 48,2% trong kim ngạch xuất khẩu

0.08

3

0.24

0.07

3

0.21

0.09


4

0.36

0,09

3

0,27

0.07

3

0.21

thủy sản của Công ty năm 2014
2. Mạng lưới phân phối xuất khẩu của Công ty có trên 40 nước
trên thế giới
3. Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là doanh nghiệp đầu
tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn MSC Co
4. Các Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định TPP sẽ tạo thuận
lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường
mới
5. Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%, được hưởng
vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất
khẩu
8



6. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu giai đoạn 2016-2020 tăng
3.1%/năm
7. Khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng, các thiết bị sản xuất
tiên tiến được chế tạo

0.08

3

0.24

0.06

2

0.12

0.10

4

0.40

0.06

2

0.12


0.08

3

0.24

0.06

2

0.12

0.07

2

0.14

0.09

3

0.27

Thách thức
1. Các nước gia tăng bảo hộ mậu dịch bằng các rào cản thương
mại
2. Những khó khăn từ thị trường chính Châu Âu làm cho đồng
Euro mất giá
3. Giá bán và tỷ trọng hàng tiêu thụ nội địa giảm, phụ thuộc nhiều

vào thị trường EU do sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trong
ngành
4. Sự phức tạp của các thủ tục hải quan, hệ thống văn bản pháp lý
về ngành thủy sản chưa ổn định
5.Những khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu
vào
6. Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng
khắt khe hơn
Tổng

1.00

2.94

Kết luận: Tổng điểm theo trọng số của Công ty là 2.94 cao hơn mức trung bình 2.50 cho
thấy hiệu quả các chiến lược của Công ty là khá tốt trong việc tận dụng được các cơ hội bên
ngoài và hạn chế đối mặt với các thách thức. Với trọng số cao nhất 0,09 và điểm quan trọng là 4
cho thấy Công ty biết tận dụng cơ hội là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn MSC
Co để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng chủ lực là nghêu của Công ty không chỉ ở thị
trường khó tính như EU mà còn ở những thị trường khó tính khác. Không những thế, việc ký kết
các Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định TPP sẽ mở ra những cơ hội cho các sản phẩm của
Công ty khi xuất khẩu sang thị trường các nước khác với những ưu đãi về thuế quan. Mặt khác,
với trọng số cao nhất là 0,10 và điểm tuyệt đối là 4 chứng tỏ chiến lược kinh doanh hiện tại của
Công ty đã thể hiện hiệu ứng tốt trong việc đối phó với các thách thức từ những chính sách bảo
hộ mậu dịch bằng các rào cản thương mại của các nước xuất khẩu. Ngoài ra, Công ty luôn đáp
ứng được những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất
khẩu sản phẩm của mình sang thị trường các nước. Cụ thể là Công ty thuộc danh sách ưu tiên
được áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra an toàn thực phẩm, được các tổ chức đánh giá định kỳ các
9



hệ thống quản lý chất lượng và đều được duy trì chứng nhận hợp chuẩn. Bên cạnh đó, dù gặp
nhiều khó khăn trong và ngoài nước nhưng công ty vẫn không ngừng nỗ lực trong việc củng cố
khách hàng và thị trường, thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm để duy trì hoạt động kinh doanh
của công ty được ổn định.
2.4. Ma trận CPM: Trong ma trận này, chúng tôi so sánh AQUATEX BẾN TRE với hai công ty
đối thủ lớn của ngành là Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và Công ty CP XNK Thủy
sản An Giang. Dưới đây là một số thông tin của các công ty đối thủ này:
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thủy sản Minh Phú: Tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thủy sản Minh Phú là Doanh nghiệp Tư nhân Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm
1992. Sau hai mươi năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một Tập đoàn
Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, có tầm cỡ trong khu vực và trên thế
giới. Năm 2006 được xem là cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của Công ty khi
chuyển đổi từ Công ty gia đình sang Công ty Cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Năm 2006 cũng đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc khép kín sản xuất. Từ khâu sản xuất
tôm giống, sản xuất chế phẩm sinh học, nuôi tôm thương phẩm và chế biến xuất khẩu. Mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Công ty là tôm gồm tôm sú và tôm chân trắng.
Thế mạnh của Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp thủy sản đứng đầu
về xuất khẩu tôm của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Minh Phú chiếm khoảng 18.8%
kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2014. Doanh thu của Công ty năm 2014 là
15,094.74 tỷ đồng tăng hơn 35.8% so với năm 2013 và kim ngạch xuất khẩu khẩu tăng hơn 40%
so với năm 2013 đạt giá trị 729.06 triệu USD năm 2014. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Công
ty là 921.05 tỷ đồng tăng 213.46% so với năm 2013.
Minh Phú Seafood Corp cũng là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nước
được công nhận tiêu chuẩn Global Gap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn
cầu) do Intertek cấp về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Chính tờ giấy thông hành này đã
giúp cho “con tôm” của Công ty Minh Phú có cơ hội chu du vào thị trường khó tính nhất thế giới
là: EU, Mỹ, Nhật Bản,…
Không những thế nhờ đầu tư vào công nghệ, cải tiến máy móc, áp dụng quản lý theo hệ

thống HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, BRC, GLOBAL GAP… trong quy trình sản xuất
khép kín mà Công ty Minh Phú đã trở thành đơn vị tiên phong trên cả nước về chất lượng thành
phẩm. Những thị trường tiêu thụ lớn của Công ty là Mỹ, Nhật và EU.
Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm một nửa kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Không
những thế thị trường Nhật Bản lại là thị trường tiêu thụ Tôm Sú lớn nhất của Minh Phú và luôn
có những yêu cầu khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể thấy Công ty Minh Phú
đã có được những thị trường tiêu thụ quan trọng do đó đòi hỏi Công ty luôn luôn phải đáp ứng
yêu cầu và đòi hỏi từ phía nhà nhập khẩu. Chính vì thế mà Minh Phú đã thành lập Công ty con là
10


Mseafood bán theo giá DDP nhằm tránh rủi ro nếu thuế chống bán phá giá tăng. Đây được xem
là một quyết định hợp lý nhằm tạo dựng niềm tin cho các nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên, ngay cả trên thị trường quốc tế thì Công ty Minh Phú vẫn phải cạnh tranh với
nhiều công ty của các quốc gia khác nhau trong ngành, đặc biệt là các công ty bản địa của các
nước nhập khẩu. Mặc dù mức độ cạnh tranh với các công ty này không gay gắt do sản phẩm chủ
đạo của họ không phải là mặt hàng chủ lực mà Công ty xuất nhẩu nhưng ngược lại họ được sự
hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền nước mình. Chính vì thế nếu Công ty Minh Phú có bất kỳ sơ hở
hay không cảnh giác nào thì họ có thể tận dụng những ưu thế này gây khó khăn cho hoạt động
kinh doanh của công ty, thậm chí có thể phá vỡ vị thế cạnh tranh của Công ty ở thị trường sở tại.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH Co.): Công ty được
thành lập theo Quyết định số 792/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm
2001. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang là một trong những Công ty chế biến
và xuất khẩu cá tra, cá basa đầu tiên tại ĐBSCL. Trải qua gần 30 năm hoạt động, Công ty hiện
nay là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản với năng lực
chế biến đạt trên 30.000 tấn thành phẩm/năm. Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Mỹ,
Châu Âu, Châu Á, Úc, Đông Âu và Nga, Trung Đông và Nam Mỹ,…
Thế mạnh của Công ty là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Công ty Agifish là doanh
nghiệp đầu tiên của ngành thủy sản có mô hình kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống,
phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận

dụng các sản phẩm cá tra, cá basa. Công ty còn áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như
HACCP, ISO 9001:2000, SQF 1000, HALAL, BRC vào sản xuất nhằm cung cấp những sản
phẩm chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của các khách hàng khó tính và những quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm theo quy chế quản lý chất lượng mà Công ty đã đề ra.
Với những nỗ lực trong công tác marketing, sản phẩm của Công ty được phổ biến rộng rãi ở
thị trường nội địa, tạo được thương hiệu mạnh ở trong nước. Khả năng tài chính của Công ty
Agifish khá mạnh, khả năng huy động vốn của Công ty cao và khả năng sinh lợi tốt. Bên cạnh
đó, công ty cũng không ngừng nỗ lực trong các hoạt động như: nghiên cứu và phát triển công
nghệ, hoạt động marketing.
Hạn chế của Công ty là mạng lưới phân phối ở nước ngoài yếu, quản trị nhân sự yếu, chưa
chủ động hoàn toàn về nguồn nguyên liệu. Khả năng dự báo và thu thập thông tin thị trường
kém. Doanh thu thuần của Công ty Agifish năm 2014 là 2.780 tỷ đồng giảm 9.03% so với năm
2013. Trong khi đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 116.52% so với
năm 2013 đạt giá trị là 82.876 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh đạt
giá trị 72.124 tỷ đồng năm 2014 tăng 238.11% so với năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu của công
ty năm 2014 là 83.32 triệu USD giảm 75.44% so với năm 2013 là 110.44 triệu USD. Mặc dù kim
ngạch xuất khẩu của Công ty giảm nhưng tỷ suất lợi nhuận có tăng hơn nhờ giảm thiểu được chi
phí sản xuất, chi phí bán hàng và giá thành cá nuôi của Công ty thấp hơn giá mua ngoài thị
trường.
11


Ma trận CPM của Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre
Aquatex BT

Minh Phu Corp

Agifish

Trọng

số

Điểm

Điểm
theo
trọng số

Điểm

Điểm
theo
trọng số

Điểm

Điểm
theo
trọng số

1.Chất lượng sản phẩm cao
2.Tài chính mạnh, khả năng huy
động vốn cao
3.Thương hiệu xuất khẩu mạnh

0.10
0.10

2
2


0.20
0.20

4
4

0.40
0.40

3
3

0.30
0.30

0.08

3

0.24

4

0.32

2

0.16


4.Thương hiệu nội địa chưa được
biết đến

0.05

1

0.05

3

0.15

4

0.20

5.Hệ thống phân phối xuất khẩu
rộng (trên 35 nƣớc)

0.10

3

0.30

4

0.40


2

0.20

6.Hệ thống phân phối nội địa hạn
chế

0.06

2

0.12

3

0.18

4

0.24

7.Nguồn nguyên liệu ổn định

0.10

3

0.30

4


0.40

1

0.10

8.Khả năng R&D tốt

0.08

2

0.16

4

0.32

3

0.24

9.Quản trị nhân sự tốt

0.10

3

0.30


4

0.40

2

0.20

10.Trang thiết bị hiện đại, khả năng
tiếp thu khoa học- công nghệ tốt

0.08

2

0.16

4

0.32

3

0.24

11.Quy mô sản xuất lớn

0.05


2

0.10

4

0.20

3

0.15

12.Khả năng đối phó với chính sách
bảo hộ mậu dịch các nước nhập
khẩu tốt

0.10

2

0.20

3

0.30

4

0.40


TỔNG

1.00

Các yếu tố bên ngoài

2.33

3.79

2.73

Kết luận: Tổng số điểm quan trọng cho thấy khả năng cạnh tranh tương ứng của mỗi Công
ty. Dựa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh trên, ta có thể thấy khả năng cạnh tranh của giữa các
Công ty đều ở mức trên trung bình và có sự chênh lệch khá lớn. Khả năng phản ứng của từng
Công ty đối với mỗi yếu tố là không đồng đều. Có thể thấy, Công ty Minh Phú luôn ứng phó tốt
với các biến động bên ngoài (3.79) trong khi đó Công ty Thủy sản An Giang cũng không hề thua
kém (2.73) ông vua dẫn đầu ở những yếu tố như Thương hiệu và Hệ thống phân phối nội địa
mạnh, Khả năng đối phó với chính sách bảo hộ mậu dịch các nước nhập khẩu. Với tổng điểm
theo trọng số thấp nhất (2.33) cho thấy khả năng ứng phó với các yếu tố bên ngoài của Công ty
CP XNK Thủy sản Bến Tre vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên đối với các yếu tố trọng yếu, Công
ty CP XNK Bến Tre vẫn có sự ứng phó đạt mức 3 điểm. Bao gồm:

12


o Hệ thống phân phối xuất khẩu: Sản phẩm của Công ty hiện đã được xuất khẩu đến 35
nước, lãnh thổ trên thế giới. Trong những năm qua, bên cạnh củng cố các mặt hàng và thị trường
truyền thống, Công ty đã mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Hy Lạp, Ba Lan, Nga,
Mexico, Dominica, Libăng, Jordani, UAE, Israel, Ai Cập, Senegal, Congo và Bờ Biển Ngà.

o Nguồn nguyên liệu ổn định: Công ty có nhiều thuận lợi nhờ nguồn nguyên liệu phong
phú tại chỗ và các vùng lân cận. Bến Tre nằm trong vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản xuất
khẩu chính của ĐBSCL, vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất nước. Trong đó, nguồn nghêu và
cá tra nguyên liệu được Công ty mua qua các đại lý trong và ngoài tỉnh có sẵn quanh năm.
Nguồn tôm sú nguyên liệu do Công ty tự nuôi tại các ngư trường và mua trực tiếp tại vùng
nguyên liệu trong tỉnh, được cung cấp từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Công ty đã tăng cường
biện pháp kiểm soát nguyên liệu đầu vào như lấy mẫu kiểm kháng sinh, hoá chất trong cá và tôm
nguyên liệu trước khi thu hoạch, không đưa nguyên liệu không rõ nguồn gốc vào chế biến xuất
khẩu, áp dụng có hiệu quả các chương trình quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như
GMP, SSOP, HACCP, ISO. Do tập trung cao cho công tác tạo nguồn nguyên liệu bằng nhiều
biện pháp nên nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu tại Công ty luôn ổn định, sản lượng sản
xuất năm sau luôn cao hơn năm trước.
o Quản trị nhân sự: Công ty thực hiện tốt các chế độ chính sách theo đúng các quy định
của Pháp luật, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho người lao động. Chính
sách phúc lợi và các đãi ngộ khác như khám sức khỏe định kỳ, cấp tiền tham quan nghỉ mát,
chính sách thai sản,…cũng được Công ty thực hiện tốt nhằm thể hiện sự gắn kết, quan tâm của
Công ty đối với người lao động và nâng cao tính cạnh tranh về nhân lực của Công ty.
Trong các yếu tố, chỉ có duy nhất một yếu tố “Thương hiệu nội địa chưa được biết đến”,
Công ty chỉ được đánh giá điểm bằng 1. Doanh thu từ thị trường nội địa của Công ty chiếm tỷ
trọng không đáng kể. Doanh thu này chủ yếu thu từ việc cung cấp các mặt hàng thủy sản tại công
ty TNHH nhà hàng thủy sản. Đây cũng được xem là một bộ phận hoạt động kinh doanh của công
ty trong lĩnh vực cung cấp dịch ăn uống cho khách hàng. Thành phẩm tiêu thụ của công ty trong
thị trường nội địa năm 2014 là 71 tấn (chiếm 0.84%), đạt giá trị 2,88 tỷ đồng (chiếm 0.64%),
tăng 185% về lượng và tăng 132% về giá trị so với cùng kỳ (Xem Phụ Lục). Nhìn chung thì thị
trường trong nước chưa được công ty chú trọng. Nguyên nhân là do công ty chưa có hệ thống
phân phối rộng lớn vì thế công ty cần phải xây dựng những biện pháp để mở rộng thị trường nội
địa hơn nữa, kết hợp với các hoạt động khuyến mãi cho các cửa hàng để tăng sản lượng tiêu thụ.
Tình hình trên cho thấy Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc ứng phó với các
yếu tố bên ngoài để có thể cạnh tranh với các công ty đối thủ trong ngành.
3. Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty:

3.1. Điểm mạnh:
Công ty hiện đứng đầu cả nước về xuất khẩu nghêu, đứng thứ 15 trong danh sách 263 các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa, đứng thứ 36 trong danh sách 100 doanh nghiệp xuất khẩu
lớn nhất Việt Nam (Nguồn: )
13


Sự ổn định về số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm tốt
kết hợp với dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng hoàn thiện tạo sự uy tín cao trong việc làm
ăn và được khách hàng đánh giá cao.
Các hệ thống quản lý chất lượng mà công ty đang áp dụng: GMP, SSOP, HACCP (từ năm
1995), hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do DNV – Na Uy cấp.
Sự uy tín trong chất lượng và hợp tác làm ăn của công ty được thể hiện qua sự ổn định và
tăng trưởng về thị phần ở thị trường EU– đây là thị trường xuất khẩu chính yếu của công ty
(chiếm hơn 72%), Nhật Bản, Mỹ và các thị trường khác (hiện nay công ty đã xuất khẩu trên 35
thị trường trên toàn cầu trong đó có một số thị trường mới khai thác như Trung Đông, Nam Mỹ,
Châu Phi,…). Công ty đã được cấp EU code DL22 từ năm 1995.
Tháng 11/2009 Tạp chí của hiệp hội tiêu dùng Bồ Đào Nha công bố kết quả khảo sát công
nhận sản phẩm cá tra của công ty có chất lượng tốt nhất so với các nhãn hiệu cá tra khác trên thị
trường Bồ Đào Nha.
Về việc công ty có hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu thủy hải sản sẽ giúp cho công ty trong
việc tìm kiếm đối tác và thương thảo các hợp đồng ngoại thương cũng như biết cách phòng ngừa
các rủi ro có thể xảy ra. Có tìm hiểu, hiểu rõ hơn về khách hàng và có nhiều khách hàng truyền
thống,…tất cả những điều này khiến cho công ty có thể tránh khỏi những rủi ro mà công ty có
thể gặp phải, ví dụ: thanh toán tiền hàng, tiết kiệm chi phí, ổn định được đầu ra của sản phẩm,…
Bên cạnh đó việc công ty được đặt vào vùng gần nguồn nguyên liệu - Bến Tre là một trong
những vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất của cả nước. Hiện nay Aquatex Ben Tre là một trong
số ít các công ty có thể chủ động 100% nhu cầu cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu góp phần hạn
chế rủi ro đầu vào, kiểm soát tốt chi phí và chất lượng sản phẩm.
Phương thức kinh doanh chắc chắn do công ty đa dạng hóa các sản phẩm: Nghêu, cá tra, tôm

sú, với khả năng thay đổi cơ cấu mặt hàng theo từng thời điểm. Bên cạnh đó quy mô công ty vừa
phải nên thuận lợi cho việc ứng phó, xoay sở trước những biến đổi nhanh chóng của thị trường.
Cơ sở vật chất kỹ thuật khá hiện đại, máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế phần lớn được nhập
khẩu từ các nước tiên tiến như: Tủ đông (Nhật, Đan Mạch…), hệ thống Kho bảo quản lạnh
(Nhật, Châu Âu), Hệ thống hấp và làm nguội, hệ thống làm lạnh nước (Đan Mạch),…
Về khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài: Công ty
có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ do là công ty được hình thành lâu năm có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và quản lý, ngoài việc kiểm soát tốt hệ thống quản lý chất
lượng, công ty còn xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoạt động quản lý nhân sự,
tài chính, thành phẩm, vật tư và bán hàng,…
Là đơn vị tiên phong xuất khẩu mặt hàng nghêu ra thị trường nước ngoài và mặt hàng này
chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Công ty tọa lạc ngay tại tỉnh có sản
lượng nghêu lớn nhất cả nước, có trang thiết bị công nghệ chế biến nghêu hoàn chỉnh, công suất
14


lớn và công nhân có tay nghề cao. Đối thủ cạnh tranh về mặt hàng nghêu trong nước của công ty
gồm: Công ty Sông Tiền, Việt Phú, Ngọc Hà, Gò Đàng…
Thế mạnh của công ty về cá tra là có đội ngũ công nhân tay nghề cao tham gia chế biến cá tra
từ rất sớm (từ 1999), quy trình sản xuất hoàn chỉnh, có hệ thống kiểm soát nguyên liệu đầu vào
và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm “cá sạch”, chất lượng
cao. Đối thủ cạnh tranh mặt hàng cá tra fillet của công ty là các công ty sản xuất và xuất khẩu cá
tra, cá basa tại khu vực ĐBSCL.
Mặt hàng tôm sú của công ty có lợi thế nằm trong vùng nuôi tôm sú công nghiệp/ bán công
nghiệp lớn của cả nước, thời gian vận chuyển nguyên liệu khi thu hoạch tới nhà máy chế biến
ngắn nên tận dụng sản xuất hàng tôm sú nguyên con, tôm sú vỏ/thịt chất lượng cao cung cấp cho
khách hàng truyền thống. Sản phẩm tôm sú chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu hàng sản xuất
của công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty xuất khẩu tôm sú như Hùng Vương,
Stapimex,…và các đối thủ nước ngoài gồm các doanh nghiệp Thái Lan, Ấn Độ.
3.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh thì công ty còn tồn tại một số điểm yếu cần phải khắc phục như:
vấn đề về thương hiệu, nghiên cứu và phát triển.
Về xây dựng thương hiệu trên thị trường: Thương hiệu giúp cho công ty được gợi nhớ đến
cho người tiêu dùng khi có nhu cầu, nhìn chung phần lớn các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của
công ty hiện nay chưa xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế mà chủ yếu xuất
khẩu dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu/ hệ thống phân phối hay hệ thống siêu thị tại nước
ngoài. Cho tới nay sản phẩm của Aquatex Ben Tre khi xuất sang thị trường nước ngoài đều được
ghi nơi xuất xứ là Việt Nam nên người tiêu dùng không thể tìm thấy và nhận ra cũng như cảm
nhận được sự khác biệt về sản phẩm của công ty với những nhà sản xuất khác. Điều này làm
giảm giá trị xuất khẩu và cơ hội khẳng định vị thế của các sản phẩm của công ty.
Về hoạt động Marketing: Thời gian qua công ty đã tham gia các hội chợ triễn lãm trong và
ngoài nước để giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình với khách hàng. Công ty đã thiết kế và phát
triển trang thương mại điện tử nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh của công ty đến các đối tác nước
ngoài. Công ty đã có Website riêng: www.aquatexbentres.com nhưng vẫn còn hạn chế về mặt
thông tin và cập nhật tin tức mới. Nhìn chung hoạt động marketing của công ty vẫn còn khá đơn
giản, chưa được quan tâm nhiều, chưa có đội ngũ riêng để phát triển cho lĩnh vực này. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu dựa vào những đối tác truyền thống.
Về lĩnh vực R&D: hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty vẫn chưa mang lại hiệu
quả, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của các nhà phân phối. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
của công ty vẫn là hàng sơ chế đông lạnh (Tôm sú nguyên con đông lạnh, cá fillet đông lạnh,

15


nghêu nguyên con , nghêu thịt đông lạnh), chưa phát triển thêm được nhiều và xúc tiến về mặt số
lượng ở các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
3.3. Ma trận IFE
STT

Yếu tố bên trong chủ yếu


Điểm mạnh
1
Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
Nguyên liệu đầu vào ổn định và chất
2
lƣợng, đáp ứng đƣợc nhu cầu khách
hàng.
Phương thức kinh doanh đa dạng và linh
3
hoạt
4
Chất lƣợng sản phẩm & dịch vụ tốt
5
Quy mô công ty phù hợp với hoàn cảnh
6
Có mối quan hệ tốt với khách hàng
7
Kinh nghiệm lâu năm trong ngành
8
Lợi thế về địa điểm của công ty
Khả năng cạnh tranh với các công ty
9
trong và ngoài nước
10 Giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ
Đội ngũ công nhân lành nghề, gắn bó
11
lâu dài
Điểm yếu
Thương hiệu không nổi tiếng trên thị

1
trường nước ngoài
Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển chưa
2
thực sự hiệu quả
Marketing công ty và sản phẩm của
3
công ty chưa tốt
TỔNG

Điểm

Điểm theo
trọng số

0.08

3

0.24

0.09

4

0.36

0.07

3


0.21

0.09
0.05
0.08
0.07
0.05

4
3
4
3
3

0.36
0.15
0.32
0.21
0.15

0.07

3

0.21

0.09

3


0.27

0.07

3

0.21

0.07

1

0.07

0.05

1

0.05

0.07

1

0.07

Trọng số

1.00


2.88

Kết luận: Tổng số điểm đạt được từ việc phân tích các yếu tố bên trong là 2.88 điểm > 2.5
điểm cho thấy công ty có các yếu tố nội tại khá mạnh mẽ (vì điểm cao nhất là 4 điểm).
Từ bảng ma trận trên cho ta thấy: Những chỉ tiêu có trọng số lớn nhất mà công ty đạt điểm
tối đa là Nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả cạnh tranh. Những chỉ tiêu
này có sự ảnh hưởng lớn đối với thành công của công ty, cụ thể chỉ có 3 trong 14 chỉ tiêu đánh
giá đã chiếm tới 27% trong tổng số 100%.
Việc công ty kiểm soát tốt nguồn đầu vào cả về số lượng và chất lượng khiến cho công ty
chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường tiêu thụ. Có lợi thế này công ty sẽ tránh
được các rủi ro như: có nguồn tiêu thụ (đầu ra) nhưng không có khả năng cung ứng hàng hóa hay
16


do chất lượng hàng hóa không kiểm soát được nên sẽ rủi ro về việc trả hàng chất lượng kém, gây
mất uy tín tới khách hàng, từ đó để mất khách hàng. Công ty hiện có vùng nuôi cá tra đạt chứng
nhận GlobalGAP lớn nhất Châu Á với diện tích 43,5 ha cung cấp 15.000 tấn cá tra thịt/năm và là
doanh nghiệp thứ 2 của Việt Nam và Thế giới được cấp chứng nhận GlobalGAP cho cá tra
Pangasius. (Nguồn: )
Công ty đã xây dựng được một quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào tới
khâu sản xuất và xuất khẩu hàng qua các thị trường. Ngoài ra, quy mô sản xuất khá lớn nên công
ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất đáng kể. Do vậy giá bán hàng của ABT cạnh tranh so với
các đối thủ cùng ngành.
Công ty có lợi thế là tạo được uy tín với khách hàng nên việc tiếp tục được khách hàng tín
nhiệm đặt hàng và có thêm nhiều đối tác kinh doanh khác. Sản phẩm của công ty đã được xuất
khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới với mức chất lượng được tất cả các khách hàng và thị
trường chấp nhận. Việc duy trì tỷ trọng cao tại thị trường Châu Âu trong nhiều năm liên tục cho
thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác.
Bên cạnh các thị trường truyền thống như Châu Âu, Nhật, Mỹ, các thị trường mới của công ty

gồm có: Thụy Điển, Hy Lạp, Mexico, Libăng, Israel, Dominica và Ả rập.
Ngoài các điểm mạnh nổi bật kể trên thì công ty cũng tồn tại một vài điểm yếu như biện pháp
nghiên cứu và phát triển, biện pháp Marketing vận hành chưa thực sự hiệu quả trong việc tìm
hiểu thị hiếu khách hàng, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới đa dạng, phong phú hơn cũng như các
mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng cao.

17


CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2016-2020
1. Phân tích các chiến lược trong hoạt động kinh doanh công ty đã và đang áp dụng:
Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre (ABT) là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu
nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty là nghêu, cá tra và tôm sú
đông lạnh. Các sản phẩm của công ty xuất sang thị trường EU là nghêu, cá tra, tôm được khách
hàng đánh giá cao. Đứng trước tình hình các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe về chất lượng
sản phẩm nhập khẩu, ABT đã đưa ra nhiều chiến lược để đẩy mạnh phát triển sản phẩm.
Năm 2007, ABT đã phát hành thêm 3 triệu cổ phiếu để đầu tư mở rộng quy mô nuôi trồng và
chế biến thủy sản. Thứ nhất là dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá tra nguyên liệu với công nghệ
kỹ thuật nuôi: áp dụng quy trình nuôi thâm canh cá tra thịt trắng, mật độ cao 40 con/m2, năng
suất 400 tấn/ha/vụ, có sử dụng chế phẩm sinh học. Công suất dự án: 2 năm nuôi 3 vụ, tạo nguồn
nguyên liệu ổn định 15.000 tấn cá tra/năm đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư
của dự án 168,695 tỷ đồng, hoàn toàn từ vốn tự có của công ty, không vay vốn ngân hàng.
Thứ hai, dự án đầu tư mở rộng phân xưởng chế biến cá tra fillet với công suất 5.000 tấn
thành phẩm cá tra fillet/năm. Mức tăng trưởng của sản lượng cá tra fillet xuất khẩu của công ty
trong 3 năm qua bình quân 39,75%, tương đương 850 tấn/năm. Để duy trì tốc độ tăng trưởng và
tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, công ty cần thiết phải đầu tư mở rộng phân xưởng chế biến,
công suất của phân xưởng mở rộng dự kiến 5.000 tấn/năm là mức công suất phù hợp, nâng công
suất chế biến từ 8.000 tấn/năm hiện nay lên 13.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư 78,362 tỷ đồng,
trong đó từ vốn tự có của công ty là 31,305 tỷ và vay ngắn hạn là 47,057 tỷ đồng.

Tính đến năm 2010, ABT có 4 khu nuôi cá, diện tích 43,5 ha, gồm 1 khu ươm cá giống (Trại
ươm Tiên Thủy tọa lạc tại xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) và 3 khu nuôi cá thịt
(Trại nuôi Phú Túc A và Trại nuôi Phú Túc B tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành và Trại nuôi
Cồn Bần tại xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) cung cấp 15.000 tấn cá tra thịt/năm.
Ngoài ra, ABT còn hướng đến việc liên kết với từng nhóm hộ dân nuôi cá, ký hợp đồng nuôi gia
công, bao tiêu sản phẩm. Được biết ABT là một trong số rất ít các doanh nghiệp có thể chủ động
100% nhu cầu cá tra nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, hạn chế được rủi ro đầu vào, kiểm soát
tốt chi phí, chất lượng sản phẩm và đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, để đối mặt với dịch bệnh, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ABT đã ứng
dụng GlobalGAP từ tháng 08/2009 nên toàn bộ cá tra thu hoạch tại ABT từ tháng 4/2010 đều
được nuôi theo tiêu chuẩn tiên tiến và thân thiện môi trường: đảm bảo quy trình kỹ thuật nuôi
nghiêm ngặt, truy xuất được nguồn gốc từ con giống, thức ăn, quản lý thuốc phòng trị bệnh, vệ
sinh môi trường, quan tâm đến đời sống người lao động và yếu tố cộng đồng. Và ngày
11/05/2010, ABT đã được tổ chức Moody International Certification Ltd (Anh quốc) quyết định
cấp chứng nhận GlobalGAP cho sản phẩm cá tra Pangasius với số hiệu 00013-HKVLH-0003/
GGN 4050373393465.
18


ABT gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động nuôi trồng về dịch bệnh, giá thức ăn tăng kéo
theo chi phí nuôi tăng, giá cả nguyên liệu giảm (2013). Nhưng công ty đã triển khai nhiều giải
pháp như tăng cường quản lý, kiểm tra nhân sự, quy trình kỹ thuật, tiết kiệm chi phí nuôi, quản
lý môi trường và phòng bệnh cho cá nuôi, đã triển khai xây dựng phần cứng và phần mềm hệ
thống nuôi theo tiêu chuẩn ASC tại trại Cồn Bần đáp ứng các tiêu chí nuôi bền vững.
Đến năm 2014, ABT triển khai nhiều biện pháp như: cải tiến kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, kỹ
thuật ươm cá giống, đưa vào sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ, cải thiện môi trường nước ao nuôi,…
nên các chỉ tiêu về chất lượng quản lý năm 2014 như tỷ lệ sống, FCR, chi phí thuốc hóa chất,…
đều tăng cao so với năm 2013.
2. Phân tích Ma trận SWOT: Để tận dụng được cơ hội dựa trên thế mạnh cũng như tận dụng thế
mạnh vượt qua thách thức, sử dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu, chúng tôi phân tích công ty

qua ma trận SWOT. Ma trận này sẽ giúp công ty đánh giá được năng lực hiện có, cơ hội và thách
thức để đưa ra những định hướng chiến lược cho thời gian tới. Ma trận SWOT cũng được xem là
ma trận căn bản nhất trong quá trình đánh giá và lựa chọn chiến lược.

Cơ hội-O

Điểm Mạnh - S
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
2. Nguyên liệu đầu vào ổn định và chất
lượng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
3. Phương thức kinh doanh đa dạng và
linh hoạt
4. Chất lượng sản phẩm & dịch vụ tốt
5. Quy mô công ty phù hợp với hoàn cảnh
6. Có mối quan hệ tốt với khách hàng
7. Kinh nghiệm lâu năm trong ngành thủy
sản
8. Lợi thế về địa điểm của công ty
9. Khả năng cạnh tranh với các công ty
trong và ngoài nước
10. Giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ
11. Đội ngũ công nhân lành nghề, gắn bó
lâu dài

Điểm Yếu - W
1. Thương hiệu không nổi tiếng trên
thị trường nước ngoài
2. Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển
chưa thực sự hiệu quả
3. Marketing công ty và sản phẩm của

công ty chưa tốt

Chiến lƣợc SO

Chiến lƣợc WO

19


1. Công ty xuất khẩu nghêu hàng
đầu Việt Nam. Thành phẩm nghêu
xuất khẩu đạt tỷ trọng 48,2% trong
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Công ty năm 2014
2. Mạng lưới phân phối xuất khẩu
của Công ty có trên 40 nước trên thế
giới
3. Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Bến Tre là doanh nghiệp đầu tiên ở
Việt Nam đạt tiêu chuẩn MSC Co
4. Các Hiệp định thương mại tự do
và Hiệp định TPP sẽ tạo thuận lợi
để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản vào các thị trường này
5. Các doanh nghiệp được hưởng ưu
đãi thuế 15%, được hưởng vốn vay
ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia
tăng kim ngạch xuất khẩu
6. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn
cầu giai đoạn 2016-2020 tăng

3.1%/năm
7. Khoa học công nghệ tiến bộ
không ngừng, các thiết bị sản xuất
tiên tiến được chế tạo
Thách thức – T
1. Các nước gia tăng bảo hộ mậu
dịch bằng các rào cản thương mại
2. Những khó khăn từ thị trường tài
chính Châu Âu làm cho đồng Euro
mất giá
3. Giá bán và tỷ trọng hàng tiêu thụ
nội địa giảm, phụ thuộc nhiều vào
thị trường EU do sức ép từ các đối
thủ cạnh tranh trong ngành
4. Sự phức tạp của các thủ tục hải
quan, hệ thống văn bản pháp lý về
ngành thủy sản chưa ổn định
5. Những khó khăn trong việc kiểm
soát nguồn nguyên liệu đầu vào
6. Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm ngày càng khắt khe
hơn

1. Cần đầu tư mở rộng thêm phân xưởng
và quy mô chế biến để tạo ra các sản
phẩm chất lượng hơn nữa nhằm thâm
nhập vào các thị trường mới như Đông
Âu,Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ
(S2,S8,S11,O3,O4,O6).
2. Đầu tư xây dựng các trại nuôi nghêu,

tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên
liệu ổn định cho Công ty; củng cố hệ
thống đại lý cung cấp nguyên liệu nghêu,
cá tra và tôm; nâng cao khả năng kiểm
soát chất lượng nguyên liệu đầu vào
(S2,S4,O1,O3,O5,O7).
3. Tranh thủ thiết lập quan hệ trực tiếp
với các khách hàng đã từng mua hàng của
công ty thông qua các công ty môi giới
thương mại; xây dựng quan hệ tốt với đội
ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của
các công ty nhập khẩu thủy sản có văn
phòng
tại
Tp.Hồ
Chí
Minh
(S6,S7,O2,O4).

1. Gắn việc xây dựng thương hiệu
AQUATEX BENTRE với đảm bảo
chất lượng sản phẩm và quảng cáo
tiếp thị để tạo nên lợi thế cạnh tranh
cho Công ty (W1,O1,O2)
2. Tổ chức tiếp thị qua mạng Internet,
tìm kiếm khách hàng thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, giới
thiệu của khách hàng và Thương vụ
Việt Nam tại các nước (W3,O4)
3. Thực hiện nhiều hình thức tiếp thị

ra nước ngoài như duy trì và phát triển
website aquatexbentre.com, thực hiện
các hình ảnh, CD quảng cáo, đăng
quảng cáo trên một số tạp chí và
website thương mại thủy sản quốc tế
(W3,O4,O6)

Chiến lƣợc WT
Chiến lƣợc ST
1. Duy trì sản xuất đồng thời 3 nhóm sản
phẩm (nghêu, cá, tôm), đa dạng hoá mặt
hàng, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu thụ nội
địa, nâng cao tỷ trọng hàng GTGT để
khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn
nguyên liệu tại chỗ và các vùng nguyên
liệu lân cận; nâng cao năng lực quản lý
chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng
truy xuất sản phẩm (S2,S10,T1,T3,T6)

1.Nghiên cứu và phát triển cải tiến kỹ
thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, kỹ thuật ươm
cá giống, đưa vào sử dụng nhiều thiết
bị hỗ trợ, cải thiện môi trường nhằm
hạn chế được rủi ro đầu vào, kiểm soát
tốt chi phí, chất lượng sản phẩm và
đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh
doanh.(W2,T5,T6)

Kết luận: Ma trận SWOT đưa ra các phương án chiến lược khả thi, không phải để lựa chọn
hoặc quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát

triển từ ma trận SWOT đều sẽ được thực hiện.
Ma trận SWOT của Công ty cho thấy chiến lƣợc WO hầu như đều là chiến lược phát triển
thị trường thông qua marketing. Chiến lƣợc ST và chiến lƣợc WT lại tập trung vào chiến lược
phát triển sản phẩm thông qua việc “Kiểm tra, đầu tư vào máy móc, kỹ thuật nuôi trồng để nâng
cao chất lượng và giá trị sản phẩm”.
20


Riêng chiến lƣợc SO, tập trung ba chiến lược khác nhau gồm chiến lược Phát triển thị
trường (Mở rộng phân xưởng và quy mô chế biến), chiến lược phát triển sản phẩm (Đầu tư xây
dựng các trại nuôi nghêu, tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định) và chiến lược
hội nhập về phía trước (thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của
công ty thông qua các công ty môi giới thương mại; xây dựng quan hệ tốt với đội ngũ thu mua).
Điều này cho thấy rằng, để tận dụng tốt cơ hội bên ngoài thông qua thế mạnh bên trong và
tránh các thách thức cũng như hạn chế các điểm yếu, Công ty nên theo đuổi chiến lược phát triển
sản phẩm là chính và phát triển thị trường kết hợp.
3. Phân tích Ma trận SPACE:
Vị thế tài chính (FP)
Vốn lưu động
Dòng tiền
Thu nhập trên mỗi cổ phần
Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu

Điềm
+3
+4
+3
+2

Trung bình vị thế tài chính (FP)

+3
Vị thế cạnh tranh (CP)
Điểm
Thị phần
-2
Chất lượng sản phẩm
-1
Bí quyết công nghệ
-3
Khả năng kiểm soát đối với nhà
-2
cung cấp và phân phối
Trung bình vị thế cạnh tranh (CP)
-2
Tọa độ vecto định hướng:

Vị thế bền vững (SP)
Điểm
Thay đổi công nghệ
-4
Sự biến động nhu cầu
-2
Khoảng giá của sản phẩm cạnh tranh
-2
Rào cản thâm nhập thị trường
-3
Áp lực cạnh tranh
-2
Trung bình vị thế bền vững (SP) -2.6
Vị thế ngành (IP)

Điểm
Tiềm năng tăng trưởng
+6
Lợi nhuận tiềm năng
+5
Tài chính ổn định
+4
Hiệu quả sử dụng nguồn lực
+4
Trung bình vị thế ngành (IP) +4.75

Trục x: (-2.6) + (+3) = +0.4
Trục y: (-2) + (+4.75) = +2.75

Kết luận: Vecto nằm trong góc tấn công. Theo như biểu đồ cho thấy, Công ty CP XNK
Thủy sản Bến Tre đạt được sức mạnh tài chính tương đối trong ngành công nghiệp đang trên đà
tăng trưởng mạnh. Đồng nghĩa với việc Công ty đang ở vi trí tuyệt vời để sử dụng sức mạnh bên
trong để tận dụng cơ hội bên ngoài, khắc phục điểm yếu bên trong và tránh các nguy cơ bên
ngoài. Vì vậy, những chiến lược Công ty có thể theo đuổi gồm thâm nhập thị trường mới, phát
triển sản phẩm, phát triển thị trường, hội nhập về phía trước, hội nhập về phía sau nhờ vào thế
mạnh của công ty hiện có.

21


FP
7
6
5
4

3
2
1
CP

-7

-6

-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

-1


5

6

7
IP

-2
-3
-4
-5
-6
-7
SP

4. Phân tích Ma trận BCG: Ma trận BCG giúp doanh nghiệp xác định những yêu cầu về vốn
đầu tư (dòng tiền) và những nơi có thể tạo ra nguồn vốn đầu tư ở những đơn vị kinh doanh chiến
lược (SBU) khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ quyết định
những chiến lược thích hợp cho từng SBU.
Trong bài phân tích này, chúng tôi chọn các công ty đứng đầu ngành xuất khẩu thủy sản đưa
vào ma trận BCG gồm công ty Thủy sản Minh Phú (Mã CK: MPC), công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn
(Mã CK: VHC) và công ty thủy sản Hùng Vương (Mã CK: HVG)
Bảng Số liệu năm 2014
(Đơn vị: triệu VND)
Doanh thu
ABT
MPC
VHC
HVG

TỔNG

448,861
15,094,741
6,292,449
14,903,156
36,739,207

% Doanh
thu
1%
41%
17%
41%
100%

Thu nhập
87,256
375,906
589,984
450,296
1,503,442

% Thu
nhập
19%
2%
9%
3%
-


Tƣơng quan thị
Tỷ lệ tăng
phần (doanh
trƣởng
thu)
ngành
15.9%
0.030
15.9%
1
15.9%
0.417
15.9%
0.987
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

22


Tương quan thị phần (hoặc doanh thu)
1.0

0.9

0.8

0.7

0.6


0.5

0.3

0.4

0.2

0.1

0.0

Tỷ lệ tăng trưởng ngành (%)

+20
+15
+10

MPC

HVG

VHC

ABT

+5
0
-5

-10
-15
-20

Kết luận: Như biểu đồ trên, ABT được xem đang là dấu chấm hỏi. Trong khi, HVG và MPC
là Ngôi sao. Điều này thể hiện ABT có vị thế tương quan thấp nhưng cạnh tranh trong ngành
thủy sản tăng trưởng cao. Nhu cầu tiền mặt của ABT cao nhưng khả năng tạo tiền mặt lại thấp.
Vì thế, ABT cần theo đuổi chiến lược tập trung gồm thâm nhập thị trường (thêm cửa hàng mới ở
Trung Đông, Đông Âu, Châu Phi và Nam Mỹ), phát triển thị trường nội địa để đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ thủy sản nội địa tiềm năng, hoặc phát triển sản phẩm (đầu tư thêm vào quy trình quản lý
chất lượng nguyên liệu đầu vào).
Tuy nhiên, ma trận BCG không phản ánh được các công ty có khác nhau hay không hoặc
không thể hiện được các công ty đang phát triển theo thời gian. Nói đúng hơn, Ma trận này chỉ là
bản sao chụp của tổ chức tại một thời điểm nhất định.
5. Phân tích Ma trận QSPM:
Trong phần này, chúng tôi chọn so sánh giữa 2 chiến lược là “Đầu tư mở rộng phân xưởng và
quy mô chế biến để tạo ra các sản phẩm chất lượng hơn nữa nhằm thâm nhập vào các thị trường
mới như Đông Âu, Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ” và chiến lược “Đầu tư xây dựng các trại
nuôi tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho Công ty; củng cố hệ thống đại lý
cung cấp nguyên liệu nghêu, cá tra và tôm; nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu
đầu vào”

23


Đầu tƣ mở
rộng phân
xƣởng và quy
mô chế biến


Yếu tố chủ yếu

Đầu tƣ xây
dựng các trại
nuôi tôm cá
công nghiệp

Trọng số

AS

TAS

AS

TAS

0.08

4

0.32

3

0.24

0.09

3


0.27

2

0.18

4
3

0.36
0.15

2
4

0.18
0.20

3

0.15

4

0.20

0.07

3


0.21

2

0.14

0.09
0.07

3

0.21

2

0.14

2

0.10

4

0.20

3

0.24


1

0.08

3

0.27

1

0.09

0.08

3

0.24

2

0.16

0.06

3

0.18

2


0.12

0.10

1

0.10

3

0.30

0.06

2

0.12

3

0.18

0.08

2

0.16

3


0.24

Điểm mạnh
1.Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
2.Nguyên liệu đầu vào ổn định và chất lượng, đáp ứng
được nhu cầu khách hàng
3.Phương thức kinh doanh đa dạng và linh hoạt
4.Chất lượng sản phẩm & dịch vụ tốt
5.Quy mô công ty phù hợp với hoàn cảnh
6.Mối quan hệ tốt với khách hàng
7.Kinh nghiệm lâu năm trong ngành
8.Lợi thế về địa điểm của công ty
9.Khả năng cạnh tranh với các công ty trong và ngoài
nước
10.Giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ
11.Đội ngũ công nhân lành nghề, găn bó lâu dài

0.07
0.09
0.05
0.08
0.07
0.05

Điểm yếu
1.Thương hiệu không nổi tiếng trên thị trường nước ngoài
2. Nghiên cứu & Phát triển chưa thực sự hiệu quả
3. Marketing của công ty và sản phẩm của công ty chưa tốt

Tổng


0.07
0.05
0.07
1

Cơ hội
1. Công ty xuất khẩu nghêu hàng đầu Việt Nam đạt tỷ
trọng 48,2% trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công
ty năm 2014
2. Mạng lưới phân phối xuất khẩu của Công ty rộng khắp
thế giới
3. Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là doanh
nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn MSC Co
4. Các Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định TPP sẽ
tạo thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
vào các thị trường này
5. Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%, được
hưởng vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim
ngạch xuất khẩu
6. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu giai đoạn 2016-2020
tăng 3.1%/năm
7. Khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng, các thiết bị
sản xuất tiên tiến được chế tạo

0.08
0.07
0.09
0.09
0.07


Thách thức
1. Các nước gia tăng bảo hộ mậu dịch bằng các rào cản
thương mại
2. Những khó khăn từ thị trường chính Châu Âu làm cho
đồng Euro mất giá
3. Giá bán và tỷ trọng hàng tiêu thụ nội địa giảm, phụ

24


thuộc nhiều vào thị trường EU do sức ép từ các đối thủ
cạnh tranh trong ngành
4. Sự phức tạp của các thủ tục hải quan, hệ thống văn bản
pháp lý về ngành thủy sản chưa ổn định
5. Những khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nguyên
liệu đầu vào
6. Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày
càng khắt khe hơn

0.06
0.07

1

0.07

4

0.28


0.09

4

0.36

2

0.18

Tổng
Tổng cộng

1
2

3.51

3.11

Kết luận: Dựa trên ma trận QSPM, chúng ta thấy, công ty nên theo đuổi chiến lược “Đầu tư
mở rộng phân xưởng và quy mô chế biến để tạo ra các sản phẩm chất lượng hơn nữa nhằm thâm
nhập vào các thị trường mới như Đông Âu, Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ” do có tổng điểm
hấp dẫn lớn hơn (3.51). Ở đây, công ty sẽ tận dụng được tối đa các điểm mạnh sẵn có của công
ty như: cơ sở kỹ thuật hiện đại, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt. Hơn thế nữa, các Hiệp định
thương mại tự do và Hiệp định TPP sẽ tạo thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
vào các thị trường tiềm năng mới.

6. Chiến lược phát triển thị trường giai đoạn 2016- 2020:

Những phân tích, kết luận từ các ma trận SWOT, SPACE, BCG, QSPM đã khẳng định thêm
tính khả thi cho chiến lược phát triển thị trường trong giai đoạn 2016-2020, cụ thể là Mở rộng
phân xưởng và quy mô chế biến để gia tăng sản lượng xuất khẩu sang các thị trường Đông
Âu, Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.
6.1 Căn cứ xác định mục tiêu:
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, giai đoạn 2001-2010 tốc độ tăng trưởng
bình quân tổng nhu cầu thủy sản thế giới đạt 2.7%/năm, năm 2011-2015 tăng bình quân 3%/năm.
Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu thủy sản thế giới dự đoán sẽ tăng khoảng 3.1%/năm trong
khi lượng cung thủy sản toàn cầu dự đoán chỉ tăng trưởng 2.14%/năm (thấp hơn giai đoạn 20002010 0.26%/năm). Cụ thể, năm 2015 nhu cầu thủy sản thế giới khoảng 198.26 triệu tấn thì đến
năm 2020 con số này là 217.19 triệu tấn.(Xem Bảng 7 và 8 Phụ Lục). Trong đó làm thực phẩm
chiếm trên 80% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu, còn lại dưới 20% dùng làm phi thực phẩm. Như
vậy, với nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng từ nay cho đến năm 2020, lượng cung thủy
sản sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu. Dự báo lượng thiếu hụt cho đến năm 2020 khoảng trên 44
triệu tấn thủy hải sản các loại. Đây là điều kiện tốt để các quốc gia có lợi thế về sản xuất thủy sản
phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt
không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Số lượng người nước
ngoài (chủ yếu là châu Âu, châu Mỹ) đến làm việc cũng như du lịch ngày càng đông cũng góp
25


×