Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Học giao tiếp cho người rụt rè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.73 KB, 8 trang )

Học giao tiếp cho người rụt rè
Viết ngày 26-08-2013 bởi thuyhoang
Luôn luôn rụt rè, thiếu tự tin và lo lắng mỗi khi đứng trước đám đông, dẫn đến sợ hãi, mặc cảm.
Càng rụt rè, bạn lại càng sợ hãi mỗi khi giao tiếp và rồi lại càng rụt rè. Vậy phải làm sao để tự tin nói
trước đám đông, giao tiếp với người lạ, phỏng vấn xin việc,…thật dễ dàng?

Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến
thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và
trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết
tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn, Gockynang.vn xin
giúp bạn vài “mẹo” học giao tiếp sau:
- Hình dung trước khi thực hiện: Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể
bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó,
bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp
tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. (Xem thêm: Cách khắc phục tính hay đỏ
mặt, xấu hổ… ). Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục
thì ai có thể giúp bạn được?
- Tập nói chuyện phiếm: Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn
cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay
những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách
thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm
thú vị và vô hại.
- Thái độ chân thành: Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không
nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân
thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”
- Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen: Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết
cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào
vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những
đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “Có gì đâu; không phải như vậy; chỉ là may mắn thôi mà; đó là nhờ công
sức mọi người!”,…



Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù
đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự,
đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.
Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để
niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen
lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu
bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự
“không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
- Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác: Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không
nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích
người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội
đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà
thành công.
Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả
mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt
tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.
Sáng tạo và Giao tiếp là hai điều cần thiết để thành công trong cuộc sống. Là người hướng nội, dù
có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là tập
trung cố gắng học giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát
triển kỹ năng giao tiếp.
Chúc bạn sớm thành công, vứt bỏ cái vỏ bọc rụt rè của mình!

Kỹ thuật cải thiện kỹ năng giao tiếp
Viết ngày 06-09-2013 bởi thuyhoang
Đối với rất nhiều người, giao tiếp dường như là khả năng thiên bẩm. Họ tự tin mọi lúc, mọi nơi với
tài năng ngoại giao trời phú của mình. Cũng nhờ vậy, những người đó thường đạt được những
thành công nhất định trong công việc và xã hội.
Tuy nhiên, rất nhiều người khác lại trở nên e dè, nhút nhát và tự ti bởi kỹ năng giao tiếp của
mình. Học giao tiếp đối với họ là điều vô cùng khó khăn nhưng rất cần thiết. Vậy họ cần làm gì để

cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình?
Chỉ với những bí quyết đơn giản, thay đổi một chút các thói quen là bạn hoàn toàn có thể làm
chủ kỹ năng giao tiếp. Vậy còn chờ gì nữa, hãy tìm hiểu và học giao tiếp ngay hôm nay cùng Góc
Kỹ Năng qua các bí quyết dưới đây:

Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán


Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to,
nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.
Không nói vòng vo
Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả
lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự
tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.
Tránh ậm ừ
Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc
biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần
hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về
ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới
ngôn ngữ cử chỉ của bạn.
Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói
chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người
về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo,
tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.
Hỏi lại những điều chưa rõ
Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những
điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác,
hiệu quả hơn.

Liên lạc qua ánh mắt
Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái,
tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.
Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết
Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện
nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ
hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết
trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.
Nhớ tên người đối diện
Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một
cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể
của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói
chuyện cùng.
Tạo sự thân mật
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao
đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra
cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.
Để luôn tự tin với kỹ năng giao tiếp của mình, hãy luôn chắc chắn bản thân bạn sẽ đạt được
những yêu cầu trên. Cố gắng thay đổi, luyện tập từng ngày, bạn sẽ nắm giữ được chìa khóa mở
cánh cửa thành công.

Bài học giao tiếp để tự tin trước bất kỳ ai
Viết ngày 05-09-2013 bởi thuyhoang

Bài học giao tiếp: Để tự tin trước đám đông
Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất lớn tới thành công của bạn. Nếu bạn nhút nhát, rụt rè ngại giao tiếp
với người xung quanh, thì đó là điểm trừ rất lớn, cản trở bạn đạt được thành công. Nếu bạn tự tin
nhưng không giao tiếp đúng cách thì cũng sẽ nhận được điểm trừ đó…
Thực tế cho thấy, rất nhiều bạn tự tin khi nộp hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, trong vòng thi “phỏng vấn” –
vòng thi bắt buộc trong quy trình tuyển dụng của đại đa số các doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp kém



đã khiến chủ nhân tuột mất cơ hội việc làm hấp dẫn. Do đó, ngoài tự tin, năng lực cá nhân thì kỹ
năng giao tiếp quyết định rất lớn tới thành công của bạn!
Chính vì vậy, học giao tiếp là điều cần thiết cấp bách của mỗi bạn trẻ trong thời đại hội nhập này.
Nếu bạn rụt rè, luôn sợ giao tiếp, hãy tham khảo các bài học dưới đây từ gockynang.vn để cải thiện
“khả năng ăn nói” của mình:
Bài tập 1: Làm quen với người lạ
Thường những người giao tiếp kém rất ngại làm quen với người lạ. Dù họ thừa tự tin rằng mình có
thể làm được điều đó nhưng lại không dám thực hiện nó khi có mặt nhiều người lạ ở đó. Đó chính là
rào cản để khả năng nói năng của bạn được nâng cao.
Trước khi tiếp xúc với người lạ, cần hít một hơi dài, lấy bình tĩnh và quan niệm đó chỉ là một cuộc
gặp gỡ bình thường với một người bạn. Và nếu có chuyện gì xảy ra, như bạn lỡ lời hay bị vấp ở
đâu đó, thì cũng chẳng có gì nghiêm trọng cả. Kỹ năng là một yếu tố bạn cần rèn luyện và vào giai
đoạn đầu, phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi.
Bài tập này yêu cầu bạn thường xuyên tiếp xúc với mọi người, nói chuyện với họ với những lĩnh
vực, chủ đề khác nhau. Bạn phải làm chủ được câu chuyện, không để mình bị bỏ lại “rìa” của cuộc
nói chuyện đó. Sau khi nói chuyện, nếu thấy mình lộ rõ nhiều khuyết điểm, đừng tự dằn vặt bản
thân mình. Thay vào đó, nó lại là động lực khiến bạn học hỏi nhiều hơn và nói hay hơn. Nếu thực
hiện tốt bài tập này, bạn sẽ cải thiện đáng kể khả năng ăn nói của mình đấy.

Bài tập 2: Xem người đối diện ngang hàng mình
Bài tập này rất khó với những người rụt rè, bởi gặp ai họ cũng cảm thấy mình “yếu thế” hơn hẳn,
nên để có thể nói năng một cách liếng thoắng với người nhút nhát quả không phải là một điều dễ
dàng.
Có một cách có thể giúp bạn vượt qua bài tập này đó chính là chia sẻ những vấn đề của bạn,
những gì bạn tâm đắc mà người khác quan tâm. Khi đó bạn sẽ xem họ như những người ngang
mình, thích thú với những gì mình nói. Bạn sẽ nói một cách tự nhiên, thoải mái, không ngập ngừng
hay lo lắng.
Để cuộc nói chuyện diễn ra một cách suôn sẻ, bạn nên chú ý đến gương mặt của người đó, nhìn

vào mắt họ, mỉm cười và không quên “thủ ngữ” để màn trình diễn thêm ấn tượng nhé. Việc xem
người đối diện ngang hàng mình sẽ giúp bạn có thêm tự tin hơn trong học giao tiếp. Bạn sẽ không
gánh những áp lực vô hình hay lo lắng quá mức cần thiết.
Bài tập 3: Hình thành thói quen giao tiếp
Người ít giao tiếp sẽ có khả năng ăn nói rất tệ, người bó mình trong văn phòng làm việc hay làm
việc bàn giấy thường không thể ăn nói như một trainer. Vì vậy không phải ai cũng có thể trổ tài ăn
nói trước những người xung quanh. Trong những buổi gặp gỡ quan trọng, người ta thường có xu
hướng quan trọng hóa cuộc gặp đó, biến nó thành áp lực nặng nề cho bản thân. Vì vậy bạn sẽ rất
khó để có thể hoàn thành tốt bài tập này nếu không kiên trì thực hiện nó.


Đừng nghĩ rằng, chỉ cần bạn giao tiếp tốt với người thân, bạn bè là đủ. Bạn còn có những mối quan
hệ xã hội khác: đồng nghiệp, cấp trên, … Nếu bạn muốn tăng lương hay tìm kiếm một việc làm mới
bạn sẽ không dễ gì tìm được nó nếu thiếu đi khoản ăn nói này. Vậy nên, hãy học cho mình cách nói
chuyện thu hút, tự tin, nhiệt tình và thoải mái bạn nhé!

3 cách đơn giản để gây thiện cảm với bất kỳ ai
Viết ngày 21-08-2013 bởi admin
Ở nơi công sở nếu dành được thiện cảm của những người xung quanh bạn sẽ có một lợi thế rất lớn
giúp mình thăng tiến trong sự nghiệp, ngược lại nếu bị đồng nghiệp, sếp ghét thì cho dù bạn có giỏi
chuyên môn tới mấy cũng khó mà trụ được vậy làm sao để lấy được tình cảm của người khác ngay
trong nháy mắt việc này phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp của mỗi người.
Cái gì từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim , cho dù bạn sử dụng bao nhiêu kỹ năng đi chăng nữa nhưng
chỉ có một cách duy nhất để người khác yêu quý bạn thật lòng đó là bạn phải học cách yêu quý họ
thật lòng ! Bạn không thể tỏ ra yêu quý ai đó mà trong đầu lại nguyền rủa họ chết đi được?
Để yêu quý người khác thì bạn cần học cách nhìn vào những điểm tích cực của họ. Hãy dễ dãi với
người khác, có thể họ khó tính nhưng luôn cho bạn những bài học
để tiến bộ, có thể họ nói xấu sau lưng bạn nhưng họ cho bạn cơ hội để chứng tỏ
bản lĩnh, có thể ngoại hình họ không được đẹp tính nết cũng không tốt nhưng họ
lại là người làm việc chăm chỉ nhất cơ quan, sẽ khó nếu bạn mới tập nhưng hãy

tin rằng điều này thực sự khiến bạn thoải mái hơn rất nhiều khi giao tiếp với họ ,
và đó mới chỉ là nền tảng , là cái tâm bên trong , bạn cần học cách thể hiện nó ra
ngoài một cách hieu quả bởi khi giao tiếp cách thể hiện của bạn còn quan trọng
hơn nội dung , nếu không tin bạn có thể so sách 2 bộ phim tình cảm của Việt Nam
và Mỹ với cùng một nội dung phim mỹ luôn vượt trội bởi diễn xuất chuẩn hơn ,
vậy chúng ta cũng học cách để trở thành diễn viên giỏi nhé

Nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp
Viết ngày 16-08-2013 bởi thuyhoang
Tạo thiện cảm là điều cần thiết và khó nhất trong học giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không
phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng
bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn!
Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước
hoa của mình? “Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải
thông tin”, hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào
cũng thích hợp và tôn lên bạn là ai!
Đến một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh
bạc, áo pull; hay đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn
lại “kín cổng cao tường” trong bộ sơ mi tuềnh toàng và cổ điển…, thì có thể bạn đã mất điểm từ cái
nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, hoặc không
hợp tuổi? Nước hoa thì quá nặng mùi, mà bạn không biết chắc người gặp mình có bị chứng dị ứng
với những loại mùi hương hay không!…
Một “nghệ thuật” rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn.
Câu nói của ông bà ta “Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”…
xem
chừng
không
bao
giờ
sai.

Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng
người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức.
Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank bộc bạch: “Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn SV
thực tập, hoặc SV mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức
mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan.


Tôi nghĩ nhà trường phổ thông hoặc giảng đường ĐH cần có hình thức giáo dục những kỹ năng
sống này cho các bạn trẻ ấy, bởi đó là những điều quan trọng trong cuộc sống và làm người khác có
thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào”…
Để ghi điểm, bạn còn phải ghi nhớ những chuyện tưởng chừng như nhỏ mà không nhỏ: tên gọi của
người đang trò chuyện với bạn. Lần sau khi gặp lại, bạn có thể quên nhưng hãy khéo léo xin lỗi họ
là bạn quên, thay vì gọi họ bằng những danh xưng “cô ấy ơi”, “chị ấy ơi”… trong khi tuổi tác và vai
vế của bạn không cho phép.

Ngoài ra, nếu ghi nhớ về sở thích của họ thì càng tốt cho bạn, sẽ giúp bạn dễ chiếm cảm tình của
họ hơn. Và cả lời khen, bạn có “tiết kiệm” lời khen không? Một lời khen cho vợ, cho chồng, cho con
và rộng hơn đó là đồng nghiệp… – bạn có thường xuyên gửi đến họ đúng cách, đúng lúc, hay bạn
cho đó không là chuyện quan trọng.
Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách
lắng nghe đúng mực, đôi mắt không quá “dán sát” vào người đang nói, hoặc lại không có sự tập
trung; những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá
cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều - nghe thuat giao
tiep bạn nên ghi nhớ
Giao tiếp là một hoạt động mà bạn phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến
phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn thiện, bạn cần cả một quá trình và đôi lúc cần
được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều
điều bạn mong muốn…
“Thuật” khen ngợi
Có thể có người cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể bày tỏ được ý muốn “lấy lòng” người khác

bằng thái độ và hành động cụ thể. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Bởi ngợi khen bằng lời vẫn là
phương pháp biểu đạt tốt nhất thiện ý của bạn với đối phương.
Tuy nhiên, khi chúng ta muốn thể hiện “những lời có cánh” đó tới đối phương cũng cần có nghệ
thuật, cần tế nhị, chứ không nên thô cứng.
Trước hết hãy đề cập đến những gì liên quan đến anh ta bằng những lời nói cung kính, trân trọng.
Còn phần mình thì nên nói một cách vừa phải, ý khiêm nhường, tránh tâng bốc, khoe khoang.
Bạn đừng cho rằng làm như vậy là tâng bốc người khác, nếu nó được dùng một cách thích hợp,
đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu và thiện cảm với bạn.
Thường thì nhân viên trong công ty rất ít quan tâm đến việc cấp trên đi công tác về. Kỳ thực đây
chính là một cơ hội rất tốt. Một nhân viên lịch thiệp, lúc này sẽ bước tới đón cấp trên, đồng thời
không thể quên nói những câu như: “Giám đốc (hoặc xưng theo chức vụ) anh đã về rồi! Anh vẫn
khỏe chứ? Chắc là mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ạ?… Sau đó xách đồ đạc giúp ông ta, và nhắc thư
ký hoặc đích thân mình đi pha trà mời ông ta. Lời nói và thái độ ân cần của bạn là một cách “lấy
lòng” khá hiệu quả đấy. Chẳng ai lại không hài lòng khi cấp dưới của mình quan tâm, chu đáo với
mình như vậy, phải không?


Những việc nhỏ như vậy thường khiến cấp trên nhớ lâu. “Người không làm được việc nhỏ thì làm
sao làm được việc lớn”- có lẽ đó là một tiêu chuẩn mà đa số lãnh đạo dùng để đánh giá cấp dưới
của mình.
Lại nữa, khi ăn cơm trưa, không nên lúc nào cũng chăm chú với các đồng nghiệp của mình, hãy
đánh tiếng chào mời cấp trên. Có thể cấp trên còn bận những việc khác nên không đi ăn cùng
được, nhưng một tiếng chào sẽ để cho người ta cảm giác khác hẳn so với trường hợp mà khi cấp
trên còn ngồi đó, vừa tới giờ ăn trưa là râm ran cùng các đồng nghiệp khác rời vị trí.
Những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, giáo huấn
đối với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực, lắng nghe những lời huấn dụ say sưa
của ông ta. Với những nhân viên chịu chăm chú lắng nghe những lời của mình hơn những người
khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh giá cao hơn.
Thực tế, người ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tượng chịu nghe mình phát ngôn. Khi nghe cấp
trên nói chuyện, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh thoảng nhắc

lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn. Lúc đầu sẽ có chút gượng, nhưng mấy lần sau tự
nhiên sẽ quen.
Tóm lại, dù bạn có mệt mỏi, khó chịu, dù bạn ở đâu, làm gì cùng cấp trên, xin đừng quên nói với
cấp trên những lời “kính trọng” với thái độ chân thành. Hãy chú ý lắng nghe và thể hiện thiện chí của
mình
Nói đúng và hiệu quả
Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đối mặt với những tình huống mà ở đó bạn phải đứng dậy vì bản
thân mình, yêu cầu thứ mà bạn cần. Với phụ nữ, việc nói ra yêu cầu, mong muốn thực sự của mình
thường khó khăn hơn nam giới. Trong con mắt của xã hội, chúng ta đã quen được nhìn với những
đức tính như nhu mì, nhẫn nhịn. Điều này có thể để lại hậu quả lâu dài, từ mối quan hệ nghèo nàn
đến việc một sự nghiệp tầm tầm, ít được đề bạt.
HÃY KIỂM TRA XEM BẠN CÓ MẮC PHẢI NHỮNG THÓI QUEN SAU ĐÂY KHÔNG?
1. Quá cẩn trọng trong lời yêu cầu
Chúng ta thường khiến câu hỏi trở nên nhẹ nhàng hơn với những từ như “có lẽ”, “ước gì” thay cho
“tôi cần”, “tôi muốn”. Điều này làm cho câu nói của bạn có vẻ dễ nghe hơn nhưng cũng có thể gây
“mập mờ” giữa lời đề nghị hay gợi ý, do đó người nghe có thể tiếp nhận nó một cách ít nghiêm túc
hơn.
2. Hỏi thay vì nói rõ
Hãy cẩn thận khi chuyển lời tuyên bố của mình thành dạng câu hỏi kiểu như “Màu sắc đó thật tuyệt,
phải không?” hay câu “cậu có nghĩ chúng ta nên thử một chút với món hàng đó không?”. Những
kiểu như vậy làm cho ý đồ của bạn trở nên không rõ ràng. Người nghe có thể sẽ hiểu bạn đang hỏi
và không chần chừ gì đưa ra câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn.
3. Miễn cưỡng chấp nhận
Khi gặp một câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn, một số người lập tức “bỏ cuộc”. Tuy
nhiên tự nhận thức của bạn về câu trả lời có thể không chính xác. Nếu bạn gặp một câu trả lời như
vậy, điều quan trọng là phải nhắc lại mong muốn của mình và yêu cầu thỏa hiệp. Thực ra, mọi người
nói chung hoàn toàn thoải mái với một thỏa hiệp lành mạnh.
4. Không biết cách điều khiển ngôn ngữ, cử chỉ
Bạn có thể phát biểu không tồi nguyện vọng của mình nhưng hãy xem liệu ánh mắt, cử chỉ của bạn
có nói lên những điều gì khác không.

Theo thống kế: chỉ khoảng 23% giá trị lời nói của bạn nằm ở thông điệp. Hơn 70% còn lại nằm trong
giọng nói, điệu bộ, ánh mắt và chắc chắn người nghe đang quan sát bạn rất kỹ. Những nét biểu
hiện trên khuôn mặt, thói quen áy náy, bồn chồn như vặn tay, cắn móng tay sẽ “mách lẻo” rằng điều
bạn đang nói không phải là những gì bạn thực sự muốn.
KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO?
1. Tự tìm hiểu rõ xem mình muốn gì và tại sao?
Việc biết rõ nhu cầu và mong muốn của mình, tầm quan trọng của chúng khiến bạn tạo ra kết quả
khả quan. Hãy đánh giá cả nhu cầu của người khác và thử suy nghĩ về biện pháp có thể thỏa mãn
cả hai bên.
2. Lường trước những câu trả lời có thể


Điều này dễ dàng hơn nếu bạn bếit người nghe. Hãy dự tính hàng loạt những câu trả lời bạn có thể
nhận được và loại trừ từng cái. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng trường hợp, bạn sẽ nói thế nào, cử chỉ
ra sao. Điều này giúp bạn tránh tình trạng rơi vào tình thế bất ngờ và bị động.
3. Thư giãn
Thông thường chúng ta đánh giá quá cao khả năng phủ định. Điều này gây nên sự sợ hãi và khiến
việc nói ra những gì mình mong muốn trở nên khó khăn hơn. Thực ra, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra
là khi yêu cầu của bạn bị từ chối và khi đó, chúng ta tìm một biện pháp khác, vậy thôi.
4. Nói lên yêu cầu
Một khi bạn đã nhắc lại và thư giãn thì còn chần chờ gì nữa mà không tới bên “đối tượng” và nói ra
mong muốn của bạn?
5. Đánh giá
Khi việc trao đổi của bạn đã hoàn thành, hãy dành một chút thời gian để đánh giá, rút kinh nghiệm
cho lần sau. Hãy xem liệu nó có thể tốt hơn không, bạn đã thành công ở điểm nào? Đừng tự hành
hạ mình nếu kết quả diễn ra không được như ý muốn. Thay vào đó, hãy tìm những cách khác để
thực hiện mong muốn. “cung kính” và tác phong nhanh nhẹn.




×