PHÒNG GD & ĐT
Trường THCS Đồng Phúc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh Phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỒI DƯỜNG THƯỜNG XUYÊN NỘI
DUNG 3 NĂM HỌC 2013-2014
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh:
Tổ công tác: Tổ Tự nhiên
Trường:
Nhiệm vụ được phân công năm học 2013-2014:
+ Giảng dạy các môn: Toán 9; Vật lí 7, 8; Công nghệ 6B.
+ Chủ nhiệm lớp 9
+ Tổ trưởng chuyên môn Tổ tự nhiên.
1. Các mô đun đăng kí:
1.1. Mô đun THCS 14 - Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1. 1.1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội
dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành
vi đúng đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học
tập cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông
qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
1.1.2. Mục tiêu, phương pháp, nội dung của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
a. Mục tiêu
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống
hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này,
hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực
cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong
cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho
học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho
học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có
ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng
lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, học
sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong
mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối
quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như trong các môn học khác
nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như
vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến
thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng
gặp.
b. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập
hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao
cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học
sinh.
c. Nội dung
Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học
và các hoạt động giáo dục: nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như
Tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
giáo dục phòng chống tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo
vệ môi trường; giáo dục về dân số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo
dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
1.2. Mô đun THCS 22- Sử dụng một số phần mềm dạy học
1.2.1. Một số phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học
- Phần mềm dạy học là phần mềm ứng dụng được dùng trong quá trình dạy học với
khối lượng thông tin chọn lọc, phong phú có chất lượng cao; giúp việc học tập của
học sinh được diễn ra sinh động hấp dẫn, dễ tiếp thu và giáo viên có điều kiện dạy
học phân hóa, cá thể hóa nằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi
học sinh. Phần mềm dạy học là phương tiện quan trọng góp phần thực hiện được
những đổi mới giáo dục, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
nhằm hình thành ở học sinh năng lực làm việc, học tập một cách độc lập, thích ứng
với xã hội hiện đại
- Một số phần mềm dạy học chung: MindMap, Lecture Maker, violet, power point,
…
- Phần mềm dạy học theo môn học PMDH môn Toán như Maple, Cabri, Graph,
Geogebra,…; PMDH môn Vật lí như Galileo, Crocodile Phusics, …; PMDH môn
Hóa học như PL table, Crocodile Chemistry, …; PMDH môn Tiếng Anh như
Home4English, Grammar, English Study,…
1.2.2 Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học
- Để sử dụng hiệu quả phần mềm dạy học cần lựa chọn phần mềm dạy học đảm
bảo các tiêu chí.
+ Về mặt sư phạm như: Phù hợp với môn học, tạo môi trường học tập chủ động,
tích cực và sáng tạo cho học sinh, môi trường học tập ưu việt hơn so với các môi
trường hoạt động truyền thống, phát huy được sự tự đánh giá của học sinh đồng
thời hỗ trợ được sự sáng tạo của giáo viên, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh, đảm bảo không quá tải về nội dung kiến thức.
+ Về mặt công nghệ như: Ngôn ngữ, giao diện, dễ cài đặt, dễ sử dụng, phần mềm
có tính mở, khả năng tương thích, tương tác và chia sẻ thông tin, gọn, chạy trên
mạng và trên máy tính các thế hệ khác nhau, an toàn, dễ nâng cấp về sau.
- Khi dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên cần lưu ý:
+ Lựa chọn chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo đem lại hiệu quả
hơn hẳn truyền thống
+ Lựa chọn PMDH phù hợp nhất với yêu cầu của tiết học, đảm bảo giáo viên đã
nắm vững và sử dụng thành thạo các thao tác sử dụng chính của phần mềm, đồng
thời phải hiểu rõ tình huống sư phạm khi sử dụng phần mềm đó
+ Trong các tiết học có sử dụng PMDH, giáo viên phải có kĩ năng tổ chức hoạt
động học tập cho HS; tỏ chức học tập đồng loạt, học tập theo nhóm hoặc học tập cá
nhân một cách phù hợp. PMDH phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng
cường độ.
+ HS hứng thú học tập hơn, thực sự hoạt động tích cực. Kiến thức, kĩ năng đạt
được qua tiết dạy có CNTT phải tốt hơn khi chỉ dạy bằng các phương tiện truyền
thống.
- Để sử dụng hiệu quả PMDH, người GV phải có ý thức, nhiệt huyết sáng tạo và
kiên trì ứng dụng CNTT trong dạy học, bên cạnh đó, GV phải biết truyền cho HS
nhiệt huyết đó, biết tổ chức HS cách thức ứng dụng CNTT trong quá trình học tập.
Muốn vậy, GV phải có kiến thức, kĩ năng về CNTT và thông tin cơ bản như kiến
thức về CNTT, kĩ ăng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT, kĩ năng tạo ra các sản
phẩm tích hợp dạng multimedia, kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong
chuyên môn, kĩ năng sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản phẩm PMDH
cá nhân, kĩ năng ứng dụng CNTT trong giao tiếp chuyên môn.
2. Quá trình thực hiện và kết quả thực hiện từng mô đun
2.1. Mô đun THCS 14 - Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
- Quá trình thực hiện:
+ Tự học tập lí thuyết trong tháng 9 + 10 năm 2013.
+ Áp dụng: Thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với môn Vật lí lớp 7 và lớp
8 trong cả hai học kì của năm học 2013-2014. Quá trình xây dựng kế hoạch dạy
học theo hướng tích hợp bám sát theo từng tiết học, từng nội dung của bài, của
chương của lớp.
- Kết quả cụ thể như sau:
+ Môn vật lí lớp 7: 10 bài
+ Môn Vật lí lớp 8: 9 bài
- Qua quá trình học tập bồi dưỡng và áp dụng mô đun này trong dạy học, tôi nhận
thấy được một vài ưu điểm và nhược điểm như sau:
*Ưu điểm:
+ HS hứng thú, yêu thích môn học hơn
+ Giúp HS biết được những ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời
sống của môn vật lí theo từng chủ đề đồng thời giúp các em biết được các biện
pháp giáo dục bảo vệ môi trường sống.
* Hạn chế:
- Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài còn tách rời với SGK nên
việc xây dựng giáo án của giáo viên mất nhiều thời gian tìm hiểu
-Một số tiết học môn Vật lí lớp 7 có nhiều thí nghiệm, kĩ năng thực hành của HS
còn chậm, điều này ảnh hưởng đến thời gian phổ biến thêm các nội dung giáo dục
BVMT.
- Tự đánh giá
+ Tiêu chí 1: 5 điểm
+ Tiêu chí 2: 4 điểm
2.2. Mô đun THCS 22- Sử dụng một số phần mềm dạy học
- Quá trình thực hiện: Tự bồi dưỡng lí thuyết trong tháng 1+2 năm 2014
- Áp dụng: Thực hành sử dụng các phần mềm dạy học trong sinh chuyên môn,
soạn giáo án và trong quá trình dạy học trên lớp.
- Kết quả: Đã sử dụng được các phần mềm trình chiếu power point, phần mềm
violet, phần mềm leture maker, phần mềm cabri II, cụ thể như sau:
+ Sinh hoạt chuyên môn: Sử dụng 2 lần trình chiếu power point trong sinh hoạt
chuyên môn.
+ Soạn giáo án: Sử dụng phần mềm cabri II- phần mềm vẽ hình trong soạn giáo án
môn Toán.
+ Dạy học trên lớp: Sử dụng trình chiếu power point trong các tiết hình học không
gian, giải toán trên MTCT; Thiết kế bài giảng điện tử E-learning môn vật lí lớp 7.
Qua quá trình học tập bồi dưỡng và áp dụng trong dạy học tôi nhận thấy được một
vài ưu nhược điểm sau
*Ưu điểm:
- Phần mềm trình chiếu power point giúp giáo viên có thể trình chiếu được nhiều
nội dung, hinh vẽ, hình ảnh minh họa cho bài học, có những hình ảnh động kèm
theo âm thanh, hoặc video giúp cho bài giảng thêm sinh động, phù hợp để sử dụng
đối với các bài học hình học không gian và môn vật lí. Giúp tiết kiệm được thời
gian trên lớp học. HS thấy được những hình ảnh trực quan, do vậy nếu sử dụng
phần mềm này chắc chắn hiệu quả hơn so với các phương tiện dạy học truyền
thống khác.
- Phần mềm Lecture maker có nhiều ưu điểm vượt trội, là phần mềm giúp người
học có thể học mọi nơi mọi lúc và có sự tương tác giữa người học với bài giảng.
- Phần mềm cabri II- phần mềm vẽ hình trong soạn giáo án môn Toán. Đây là phần
mềm dễ sử dụng, dễ cài đặt đồng thời có thể sao chép sang word, point... Vì vậy
thuận tiện trong việc soạn giáo án và xây dựng kế hoạch bài dạy trên các phần
mềm khác.
*Nhược điểm:
- Khi trình chiếu hệ thống kiến thức không lưu lại được như việc dạy học thông
thường nên đối với những em tiếp thu chậm khó mà hệ thống lại được những kiến
thức của bài học đó.
- Đa số HS trong vùng còn khó khăn nên chưa điều kiện tiếp cận với máy tính nên
việc soạn bài giảng e-learning chưa có tác dụng thực tế
- Tự đánh giá
+ Tiêu chí 1: 5 điểm
+ Tiêu chí 2: 5 điểm
Đồng Phúc, ngày 28 tháng 4 năm 2014
Giáo viên
Ngô Thị Thủy