Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng Báo cáo Kết quả chấm chọn Hội thi Ứng dụng CNTT lần III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.61 KB, 5 trang )

UBND TỈNH AN GIANG
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
_______________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------
Long Xuyên, ngày 20 tháng 01 năm 2010
BÁO CÁO KẾT QUẢ CHẤM CHỌN SẢN PHẨM DỰ THI ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẦN III NĂM HỌC 2009-1010
Căn cứ Kế hoạch số 59/KH-SGDĐT ngày 01-10-2009 của Sở Gíao dục-Đào tạo về
việc tổ chức Hội thi Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý-dạy học và triển
lãm sản phẩm CNTT lần thứ III năm học 2009-2010, thực hiện Quyết định số 2662/QĐ-
SGDĐT ngày 15-12-2009 về việc thành lập Hội đồng chấm chọn sản phẩm dự thi Ứng dụng
CNTT lần III.
Hội đồng chấm chôn đã nhận bàn giao từ Ban tổ chức Hội thi đã tiếp nhận được 462
sản phẩm đăng ký dự thi từ các trường Tiểu học, THCS đến THPT và các TT GDTX trong
tỉnh, trong đó có sự tham gia của 7 phòng Giáo dục Đào tạo: Chợ Mới, Thoại Sơn, Tri Tôn,
Tịnh Biên, Long Xuyên, Châu Phú và Tân Châu, 03 TTGD thường xuyên. Châu Đốc, Phú
Tân, Châu Thành.
I.- THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ DỰ THI
STT Cấp, bậc học
Số đơn vị
tham dự
Số lượng
sảnphẩm
Ghi Chú
1 Mầm non
2
3

2 Tiểu học


10
12

3 Trung học cơ sở
31
90

4 Trung học phổ thông
26
309

5 Các đơn vị khác
7
48

* Tổng cộng :
76
462

(Xem danh sách cụ thể ở phần phụ lục)
II.-TIÊU CHÍ CHẤM CHỌN
I.1- Tiêu chí đánh giá Phần mềm giáo dục:
Tiêu chí 1 - Tính sáng tạo ( 2 điểm):
Thể hiện ý tưởng mới, giải pháp mới.
Tiêu chí .2- Tính thực tiễn: ( 2 điểm )
Khả năng áp dụng vào thực tế cao, phù hợp với hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực
và các yếu tố đặc thù của ngành giáo dục, dễ dàng cài đặt, khả năng an toàn, tin cậy và bảo
mật cao.
Tiêu chí .3- Tính khoa học: ( 10 điểm )
Phần mềm đáp ứng được các yêu cầu về nội dung kiến thức cơ bản của chương trình

dạy học, các yêu cầu của công tác quản lý, nghiệp vụ sư phạm và tâm sinh lý của đối tượng
sử dụng.
1
Tiêu chí 4- Tính đúng đắn: ( 2 điểm )
Phù hợp với các quy định hiện hành, quy chế chuyên môn.
Tiêu chí 5- Tính hiệu quả: ( 2 điểm )
Phần mềm có tác dụng tốt, mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý, giảng dạy.
Tiêu chí 6- Tính mở: ( 1 điểm )
Dễ cập nhật, nâng cấp, mở rộng, tùy biến.
Tiêu chí 7- Tính thẩm mỹ: ( 1 điểm )
Bố cục sáng sủa, giao diện hợp lý, dễ hiểu, thân thiện.
- Hoàn thiện sản phẩm với đầy đủ hồ sơ, tài liệu thuyết minh, hướng dẫn sử dụng và
cài đặt, mã nguồn, đóng gói sản phẩm.
I.2. Tiêu chí đánh giá Bài giảng điện tử:
Tiêu chí 1 ( 2 điểm )
Kế hoạch bài giảng được thể hiện cụ thể, rõ ràng và logic, nêu bật mục tiêu, nội dung,
tiến trình bài giảng.
Tiêu chí 2 ( 2 điểm )
Thể hiện được các yêu cầu của phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy tính tích cực
của học sinh.
Tiêu chí 3: ( 3 điểm )
Nội dung bài giảng bám sát kiến thức cơ bản của chương trình theo quy định, có tính
hệ thống và khoa học.
Tiêu chí 4 ( 10 điểm )
+ Sử dụng và tích hợp các công cụ công nghệ thông tin sáng tạo, hợp lý, tối ưu nhằm
phát huy tối đa chất lượng, tính hấp dẫn trong bài giảng
+ Thu hút và tạo môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa
học sinh với nhau.
Tiêu chí 5. ( 2 điểm )
Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện.

Tiêu chí 6 ( 1 điểm )
Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo dục.
III.- NHẬN XÉT VỀ SẢN PHẨM DỰ THI :
1. Mặt mạnh:
Các sản phẩm dự thi cho thấy các tác giả sử dụng khá thành thạo những phần mềm công
cụ soạn bài giảng, có sự tìm tòi sử dụng những công cụ mới.
Trình độ giáo viên đã nâng lên một bước trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
Sản phẩm dự thi phong phú, đa dạng, nhiều thể loại, nhiều bộ môn: phần mềm ,bài giảng
diện tử, phần mềm, hoạt động ngoại khóa…
Một số bài giảng điện tử (BGĐT) thể hiện sự đầu tư, nghiên cứu với nhiều sáng tạo.
Có sản phẩm nổi trội về vận dụng các hiệu ứng phức tạp để thiết kế lược đồ, sơ đồ,…
Các tác giả đã chịu khó sưu tầm tư liệu, sử dụng phần mềm để tăng hiệu quả của bài
giảng, tạo ra các giải pháp hỗ trợ cho việc quản lý của nhà trường, công tác thi; Khai thác tốt
mạng Internet và xử lý tư liệu khá hiệu quả.
2
Có nhiều bài sáng tạo trong cách soạn và trình bày : trò chơi ô chữ, ứng dụng phim ảnh,
hình thức kiểm tra trắc nghiệm
Một số sản phẩm thể hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học, có tính tương tác
với học sinh.
2. Mặt cần khắc phục:
Đa số các sản phẩm dựa trên ý tưởng của các phần mềm hiện có, chưa có những ý tưởng
độc đáo.
Đa số không gửi giáo án nền theo yêu cầu của cuộc thi.
Các tác giả chưa nắm vững yêu cầu trong thiết kế BGĐT, dẫn đến nhiều sai sót như: quá
lạm dụng hiệu ứng, chưa biết phối màu, chọn cở chữ, bố trí thứ tự và liên kết các trang chưa
phù hợp.
Khả năng sử dụng PowerPoint, các phần mềm hỗ trợ còn hạn chế. Một số bài không cần
thiết phải soạn BGĐT (toàn chữ) nhưng bị giáo viên lạm dụng làm cho học sinh không thể
ghi kịp nội dung.
Tư liệu minh họa trong BGĐT chưa phong phú; cần ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của tư

liệu và bỏ các từ nước ngoài trong tư liệu đó.
Cần nghiên cứu thêm những hiệu ứng cho phép để tạo ra những nội dung kiểm tra cho
sinh động thu hút sự tự giác của học sinh.
Nhiều sản phẩm sử dụng màu sắc phản sư phạm sử dụng nhiều kênh chữ
Sử dụng và tích hợp các công cụ công nghệ chưa hợp lý, thiếu sự kết hợp giữa CNTT
với thí nghiệm thật (còn chiếu chép nhiều, sử dụng các hình ảnh, mô hình đơn giản mà lý ra
nên sử dụng vật thật có sẵn trong cuộc sống và phòng thí nghiệm).
Chưa vận dụng nhiều vào các tiết ôn tập.
Nhiều sản phẩm dự thi thiếu phần đóng gói nên khi đưa vào thực hiện ở các máy vi tính
khác thì phông chữ không đảm bảo, liên kết không thực hiện được.
IV.-KẾT QUẢ CHẤM CHỌN :
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-SGDĐT ngày 20/01/2010 của Sở GDĐT An Giang về
việc công nhận và khen thưởng kết quả chấm chọn sản phẩm tham dự Hội thi Ứng dụng Công
nghệ thông tin lần thứ III năm học 2009-2010, có 37 sản phẩm đạt giải, bao gồm 30 bài giảng
điện tử và 7 phần mềm.
1/- Bài giảng điện tử :
- Gải A : Không có
- Giải B : Không có
- Giải C : 06 sản phẩm.
- Giải Khuyến khích : 24 sản phẩm
2/- Phần mềm :
- Giải A : Không có
- Giải B : 01 sản phẩm
- Giải C : 02 sản phẩm
3
- Giải Khuyến khích : 04 sản phẩm.
Danh sách các tác giả và sản phẩm đạt giải như sau :
Số
TT
HỌ VÀ TÊN

GIÁO VIÊN
TÊN SẢN PHẨM ĐƠN VỊ GIẢI MÔN
1 Võ Thị Bích Hạnh Hạnh phúc của một tang gia THPT Xuân Tô C Văn
2
Nguyễn Thị Thùy
Trang
Phong cách ngôn ngữ báo chí THPT Tân Châu KK Văn
3 Trần Thị Mỹ Trang Ca dao hài hước THPT Long Xuyên KK Văn
4 Nguyễn Thị Liên Mùa xuân nho nhỏ THCS Núi Tô KK Văn
5 Tăng Thị Ngọc Thu
An Dương Vương và Mỹ Châu
Trọng Thủy
THPT Mỹ Hội Đông KK Văn
6 Tiêu Cẩm Vân
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
Pháp kết thúc 1953-1954
THPT Hòa Bình KK Sử
7
Nguyễn Thị Ngọc
Diễm
Xây dựng và phát triển văn hóa dân
tộc trong các thế kỹ X-XV
THPT Bình Khánh KK Sử
8 Trần Thị Kim Thoa
Nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống Pháp xâm lược 1858-trước
1873
THPT Chu Văn An KK Sử
9 Lê Thị Hồng Nguyệt Vùng Tây Nguyên THCS Ba Chúc KK Địa
10 Nguyễn Minh Thi Khu vực Tây Nam Á THCS Lý Thường Kiệt KK Địa

11 Trương Quyền Vũ Cấu trúc Trái đất + Thạch quyển THPT Chu Văn An KK Địa
12
Tổ Địa THPT Long
Xuyên
Vũ trụ-Hệ quả các chuyển động của
Trái đất
THPT Long Xuyên KK Địa
13 Lê Trịnh Hạ Ái Đông Nam Á
THPT Chuyên Thoại Ngọc
Hầu
C Địa
14 Huỳnh Duy Khánh Bài giảng khối cầu THPT Châu Văn Liêm KK Toán
15 Phạm Văn Rô Bài giảng khái niệm mặt tròn xoay THPT Chu Văn An KK Toán
16 Nguyễn Thanh Tuấn Dòng điện trong chất điện phân THPT Võ Thị Sáu C Lý
17 Nguyễn Văn Đe Cấu tạo hạt nhân nguyên tử THPT Chu Văn An KK Lý
18
Nguyễn Thị Mộng
Tuyền
Sự lai hóa các obitan nguyên tử 10 THPT Long Xuyên KK Hóa
19 Trà Công Đức Nhôm lớp 9 THCS Cái Dầu KK Hóa
20 Trần Thị Bích Ngọc Truyền tin qua Xinap lớp 11 THPT Nguyễn Khuyến KK Sinh
21 Trần Thị Tuyết Nhung Quang hợp THCS Phú Hòa KK Sinh
22 Vũ Thị Ngọc Mai Phiên mã-dịch mã THPT Bình Khánh KK Sinh
23
Tuấn Huy, An Trí, Phú
Vĩnh, Văn Phước
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10,11
(4 học sinh)
THPT Châu Phú C NGLL
24 Đinh Thị Thu Sương Yêu thương con người-GDCD THCS Cái Dầu KK GDCD

25 Trần Ngọc Thoại Mass Media THPT Nguyễn Hữu Cảnh KK Anh
26 Đinh Sơn Tùng Ôn tập tập đọc-Nhạc 3-4 lớp 5 TH B Óc Eo-Thoại Sơn C THọc
27 Nguyễn Thị Lan Thảo
Cuộc kháng chiến chống quân
Mông Nguyên lớp 4
THPT Sư Phạm Thực hành C THọc
28 Nguyễn Văn Bé Ba Năng lượng (Lớp 5) TH A Lương Phi-Tri Tôn KK THọc
29 Lê Kim Ngân
Sơ lược về một số nền mỹ thuật
Chấu Á
THCS Bình Khánh KK THọc
30 Huỳnh Thị Cẩm Nhung Phép trừ trong phạm vi 5 lớp 1 THPT Sư Phạm Thực hành KK THọc
31 Đặng Hữu Trực
Hướng dẫn sử dụng chương trình in
bảng lương
TT GDTX Phú Tân B
Phần
mềm
32 Trang Anh Tuấn Quản lý điểm THPT THPT Tân Châu C Phần
4
Số
TT
HỌ VÀ TÊN
GIÁO VIÊN
TÊN SẢN PHẨM ĐƠN VỊ GIẢI MÔN
mềm
33 Thái Hoàng Vũ
Phần mềm quản lý điểm của trường
THYT An Giang
THYT An Giang C

Phần
mềm
34 Nguyễn Văn Lâm
Hỗ trợ xử lý điểm và thống kê cho
giáo viên và BGH
THPT Long Xuyên KK
Phần
mềm
35 Huỳnh Trung Nam
Tiện ích quản lý học sinh lớp chủ
nhiệm khối THPT
THPT Nguyễn Trung Trực KK
Phần
mềm
36 Nguyễn Ngọc Ân Phần mềm làm đề thi trắc nghiệm Sở Giáo dục và Đào tạo KK
Phần
mềm
37 Nguyễn Công Tâm
Chương trình quản lý số liệu học
sinh dành cho Cán bộ quản lý
trường TH
TH A Phú Thuận-Phú Tân KK
Phần
mềm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
5

×