Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Tuyển tập các bài viết hay về kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp và cao đẳng đại học môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.71 KB, 69 trang )

Tuyển tập các bài viết hay về kinh nghiệm ôn
thi tốt nghiệp và cao đẳng đại học môn VĂN
(tài liệu này bao gồm một số chuyên đề ôn
tập đi kèm)
7 bước để có điểm cao bài nghị luận ý kiến
văn học thi THPT quốc gia
Nghị luận văn học là kiểu bài làm văn chiếm 40 đến 50% số điểm
trong bài thi THPT quốc gia. Tạo lập văn bản đối với một đề thi
Ngữ Văn theo hình thức tự luận là khâu cuối cùng định giá năng
lực, kết quả của người dạy cũng như người học.
Bởi vậy, hướng dẫn để học sinh có kiến thức và kĩ năng tạo lập văn bản là khâu
rất quan trọng trong việc nâng cao điểm số cho học sinh với môn Ngữ văn trong
kỳ thi THPT quốc gia.
Dưới đây là những chia sẻ của cô Phạm Thị Kiều Oanh - Giáo viên Trường
THPT Mỹ Tho (Nam Định) - giúp giáo viên, học sinh dạy học, ôn và làm bài thi
đạt điểm cao đối với dạng bài văn nghị luận ý kiến bàn về văn học.
Bước 1: Giúp học sinh nhận dạng các kiểu bài thường gặp
Trong đề thi dạng bài ý kiến bàn về văn học, ý kiến thường được đặt trong
ngoặc kép, câu dẫn thường là “Bàn về...”; “Nhận xét về...”... “Có ý kiến cho
rằng...”. Kiểu bài này có hai dạng thường gặp là dạng đề đưa ra một ý kiến và
dạng đề có hai ý kiến.:
Ví dụ đề bài văn nghị luận có một ý kiến như sau: Bàn về phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: “Một trong những điểm nhất quán
của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975 chính là hành trình đi tìm kiếm
hạt ngọc ẩn dấu sâu trong tâm hồn của mỗi con người. Hạt ngọc ấy không lồ lộ
nơi chớp bom, lửa đạn mà ẩn dấu trong vô vàn cát bụi thô nhám của cuộc
đời...”. Từ nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngoài xa” anh, (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dạng đề bài văn nghị luận có hai ý kiến được chia làm hai kiểu nhỏ. Kiểu thứ
nhất là hai ý kiến bổ sung cho nhau, ví dụ:
Về đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu, có người cho là “bản hùng ca về cuộc kháng


chiến chống Pháp”, có người lại cho là “khúc tình ca về ân tình cách mạng trong
15 năm ấy”. Từ việc phân tích đoạn trích, hãy bình luận các ý kiến trên.


Kiểu thứ hai là có hai ý kiến trái chiều, ví dụ: Về việc Huấn Cao cho chữ viên
quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Đó là
cách để khẳng định danh tiếng và trả ơn mấy bữa rượu thịt”; ý kiến khác lại nhận
thấy: “Đó là cách để tạ lòng tri kỉ”. Ý kiến của anh, (chị )?
Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận, các thao
tác lập luận cần sử dụng, gạch chân những từ ngữ quan trọng.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận
Lưu ý: Giáo viên cần nhắc nhở học sinh đảm bảo nguyên tắc mở bài ngắn gọn,
đúng, trúng. Đối với dạng đề cho ý kiến, dứt khoát phải giới thiệu được ý kiến đó
vào trong mở bài.
Giáo viên có thể nhắc lại cho học sinh một số cách mở bài trực tiếp, gián tiếp
(bằng một liên tưởng tương đồng, tương cận, đối lập, bằng một ấn tượng, ...).
Phần này, giáo viên có thể xem lại SGK Làm Văn 12 cải cách.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh giải thích ý kiến (nếu cần)
Việc giải thích thường phải bắt đầu bằng giải thích ngôn từ, hình ảnh. Với dạng
đề hai ý kiến trái chiều: Giải thích ý kiến mà học sinh đã lựa chọn là đúng.
Bước 5: Hướng dẫn học sinh khẳng định ý kiến cá nhân
Với dạng đề hai ý kiến bổ sung: Thường cả hai ý kiến đều xác đáng, bổ sung
cho nhau hoàn thiện vấn đề cần nghị luận
Dạng đề hai ý kiến trái ngược hẳn nhau bắt buộc người viết phải thể hiện được
chính kiến của mình. Có nghĩa là trong hai ý kiến, chỉ có một ý kiến là xác đáng.
Để giải quyết trường hợp này, không có cách nào khác, học sinh phải nắm vững,
hiểu sâu tác phẩm và vấn đề nghị luận. Dùng những kiến thức mình có này để
phản biện đề, chọn ra ý kiến đúng.
Ví dụ: Huấn Cao cho chữ là tạ một tấm lòng tri kỉ chứ không thể là trả ơn mấy
bữa rượu thịt tầm thường và khẳng định danh tiếng; bi kịch tha hóa mới là tột

cùng đau đớn chứ chưa phải là bi kịch vỡ mộng văn chương với nhân vật Hộ...
Bước 6: Hướng dẫn học sinh chứng minh ý kiến cá nhân
Lưu ý, với dạng hai ý kiến bổ sung, mỗi ý kiến hình thành một luận điểm. Tuy
nhiên, trong mỗi ý kiến (mỗi luận điểm), giáo viên nên hướng dẫn học sinh hình
thành hệ thống luận cứ.
Với học sinh, bài muốn hay, trước hết phải có ý. Ý càng phong phú, rõ ràng,


càng dễ viết, khả năng làm chủ bài viết càng cao, tránh vo tròn thành một cục.
Bước 7: Hướng dẫn học sinh bàn luận ý kiến
Thông thường ở phần này học sinh sẽ khẳng định lại ý kiến, chỉ rõ ý kiến định
hướng cho người đọc biết thêm những gì về nội dung cần nghị luận như: Tâm
hồn nhân vật trữ tình, vẻ đẹp của nhân vật, phong cách hoặc quan điểm, tư
tưởng sáng tác của nhà văn…).

Gợi ý làm dạng bài so sánh văn học
Gần đây, trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, ở câu 5
điểm, đề bài thường ra kiểu bài so sánh văn học(đề thi tuyển
sinh đại học, cao đẳng năm 2007-2008, 2008-2009).
Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong
chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều
đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho
học sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, bài viết này
xin đưa ra một số gợi ý để cùng các em ôn tập, phục vụ cho mùa thi 2009-2010.
1. Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu
văn”(1) . Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập
luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn
11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi
viết bài nghị luận”(2), tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị

luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn
xuôi… ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu
bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ
việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm
bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
2. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình
diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật,
nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của
cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả
cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu,
trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài
này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm,
hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng
tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng
muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp
phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện
tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng
“bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối


với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần
phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải,
khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng
lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ
là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
3. Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3
phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại
có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích
thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu
bài này như sau:

MỞ BÀI:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
THÂN BÀI:
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng
chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)
4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng
thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ
yếu là thao tác lập luận phân tích)
KẾT BÀI:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Bây giờ thử kiểm định dàn bài trên bằng cách so sánh với đáp án câu III.a - Đề
thi tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2009, khối C như sau:
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt
(Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa
- Nguyễn Minh Châu).


MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có

sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống
"nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của
những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên
phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau,
viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia
đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và
những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
THÂN BÀI
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất
(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác
lập luận phân tích)
Nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn
là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ
sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng
mực, biết lo toan.
2. Làm rõ đối tượng thứ 2
(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác
lập luận phân tích)
Nhân vật người đàn bà chài


- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản
giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,
can đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ
đời.
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh)
So sánh nét tương đồng, khác biệt
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của
hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ
làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những
phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh,
trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là
những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi
tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình...
4. Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng
thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ
yếu là thao tác lập luận phân tích)
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến
đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại
tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời
tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con
người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)



KẾT BÀI
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau,
hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)
Bảng so sánh trên đây đã chỉ ra rằng, dàn bài khái quát mà chúng tôi đề xuất về
cơ bản đã thể hiện được một cách tuần tự hệ thống ý trong đáp án của đề thi
tuyển sinh đại học khối C năm 2009. Tiếc rằng, trong đáp án của đề thi tuyển
sinh đại học khối C năm 2009 lại chưa yêu cầu so sánh về nghệ thuật xây dựng
nhân vật và yêu cầu lí giải về nguyên nhân của sự khác biệt giữa hai nhân vật là
do đâu (Từ mục 4 của phần thân bài là bổ sung của chúng tôi). Rất có thể, hội
đồng ra đề thi đã ý thức rằng, nếu thêm phần này vào đáp án sẽ là “quá sức” đối
với học sinh vì rằng để trả lời cho câu hỏi này, học sinh phải bám sát vào đặc
điểm hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa; phải bám vào đặc trưng thi pháp, phong
cách nhà văn…Theo chúng tôi, kiểu bài so sánh văn học cần phải có thêm hai
mục này và đối với đề thi khối C yêu cầu ở đáp án có mức độ khó cao hơn các
khối khác. Có như vậy mới đánh giá đúng năng lực của học sinh thi vào khối C
(đề của khối C thường khó hơn so với các khối khác có thi môn ngữ văn). Hơn
thế, trong quá trình thực hiện yêu cầu phân hóa trong việc ra đề thi thì yêu cầu
này hơn bao giờ hết cần phải được chú trọng.
Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt qui
trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng
thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội
dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau. Hoặc chỉ trong
bước so sánh, học sinh có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu
thực hiện theo cách này thì bài viết không khéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn.
Tốt nhất là thực hiện tuần tự như trong dàn ý khái quát.
4. Như chúng tôi đã trình bày, kiểu bài so sánh văn học có yêu cầu so sánh khá

phong phú, đa dạng khó có thể tìm ra một dàn bài khái quát thỏa mãn tất cả các
dạng đề bài. Trong yêu cầu của từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, học sinh
cần linh hoạt, sáng tạo. Vấn đề cốt tủy của mọi bài nghị luận là làm thế nào để
vừa “trúng” vừa “hay”. Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học
cũng không đi ra ngoài mục đích đó vậy.

Kinh nghiệm để ôn môn văn
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm, những môn học như
toán, ngoại ngữ, văn luôn là môn thi bắt buộc. Vì vậy, trong khi


chờ Bộ GD-ĐT công bố 3 môn thi còn lại vào cuối tháng 3 tới,
ngay từ bây giờ, học sinh lớp 12 nên chủ động ôn tập những
môn này.
Để ôn và thi tốt nghiệp môn văn đạt hiệu quả cao, học sinh có thể tham khảo
những kinh nghiệm nhỏ sau đây:
Trước hết, cần nắm chắc chắn cấu trúc, thang điểm đề thi tốt nghiệp môn văn do
Bộ GD- ĐT quy định. Đề thi môn Văn gồm 4 câu hỏi, chia làm 2 phần. Phần I bắt
buộc phải làm, có 2 câu: câu 1 (2 điểm) dạng tái hiện kiến thức như nêu hoàn
cảnh ra đời, giải thích nhan đề tác phẩm, nêu tình huống truyện...; câu 2 (3 điểm)
yêu cầu viết một bài văn nghị luận xã hội khoảng 400 chữ về một hiện tượng
trong đời sống, một tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn
học. Phần II (5 điểm), học sinh chọn làm một trong hai câu 3a hoặc 3b với kiến
thức nghị luận văn học.
Vậy, để nắm được lượng kiến thức tương ứng với cấu trúc đề thi cho từng câu
hỏi, chúng ta cần hệ thống hóa kiến thức các phần như thơ, truyện ngắn, văn
chính luận, tùy bút, kịch, văn học nước ngoài... theo từng đặc điểm giai đoạn lịch
sử và phân phối chương trình. Mỗi phần cho từng thể loại có số lượng bài riêng,
không trùng khớp giữa chương trình cơ bản với nâng cao. Sau khi hệ thống hóa
kiến thức, cần nắm kiến thức cụ thể ở từng bài và những câu hỏi có thể ra ở cả

hai dạng lý thuyết và phân tích thực hành ở bài đó.
Ví dụ: Khi ôn đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có thể gặp câu hỏi ra ở
phần lý thuyết 2 điểm, như: Nêu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, kết cấu
bài thơ...; phần câu nghị luận 5 điểm có thể gặp như phân tích bức tranh bốn
mùa trong nỗi nhớ của người về xuôi hoặc phân tích khí thế hùng mạnh của
những đoàn quân ta ở Việt Bắc trong đoạn thơ cuối... Tức là làm sao chúng ta
phải định hướng được câu hỏi dạng lý thuyết và câu hỏi dạng phân tích thực
hành cụ thể cho từng tác phẩm với một cái nhìn toàn diện.
Khi đã nắm được những điều cơ bản, chúng ta học theo từng phần trong
chương trình. Tránh tình trạng học phần này chưa xong lại chạy sang phần kia,
vì như thế sẽ rối kiến thức. Học phần nào chắc phần đó, không học lan man giữa
các yêu cầu trong bài, giữa các phần trong chương trình.
Riêng câu nghị luận xã hội 3 điểm, ngoài kiến thức ngữ văn, học sinh cần tích
lũy một lượng kiến thức xã hội nhất định. Câu hỏi này thường được giải quyết
theo hai hướng: thực trạng, nguyên nhân, giải pháp hoặc giải thích, phân tích,
bình luận. Dù làm theo kiểu nào thì bài viết cũng phải có luận điểm, khoa học rõ
ràng mới thuyết phục.
Như vậy, để ôn thi tốt nghiệp môn văn tốt, cơ bản và cũng là cách tốt nhất,
chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về chương trình học, nắm vững kiến
thức, cấu trúc đề thi và những câu hỏi, thang điểm trong đề thi tương ứng với


lượng kiến thức. Khi đó, chúng ta mới nhớ lâu và có cách giải quyết để thi đạt
điểm tốt nhất.

Môn ngữ văn: hiểu tư tưởng tác giả đề cập
Đặc thù của môn văn là môn khoa học - nghệ thuật. Vì thế bạn
cần tạo hứng thú trong việc học văn, bồi dưỡng lòng yêu mến,
thật sự thoải mái khi tiếp cận. Đó là tiền đề cho việc thực hiện
tốt bài thi môn ngữ văn ở bất cứ ngưỡng cửa thi cử nào. Để

tránh những nhầm lẫn đáng tiếc đồng thời đạt kết quả cao khi
làm bài thi môn văn, bạn lưu ý những vấn đề sau:
Trước hết, phải nắm vững những kiến thức cơ bản nhất để đáp ứng cho bài làm
ở cả phần chung và phần riêng. Kiến thức đó ví như “nguyên vật liệu” cần thiết
để xây dựng và hoàn thành bài văn. Tuyệt đối không xem nhẹ hay bỏ câu nào.
Thông thường các bạn sợ nhất là câu tái hiện kiến thức vì phải học và ghi nhớ
nhiều kiến thức. Tuy nhiên, nếu không làm được câu này thì rất có thể bài văn
không đạt điểm trung bình. Sẽ không quá nặng nề nếu bạn nắm được phương
pháp và cách thức làm bài.
Đối với bài văn nghị luận xã hội, ngoài việc phải thu thập thông tin, đọc nhiều để
có kiến thức xã hội, bạn cần phải nhớ bố cục của từng dạng bài nghị luận (về
một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống). Khi đọc đề, phải xác định
ngay đề thuộc dạng nghị luận nào. Từ đó viết dàn ý sơ lược theo bố cục của
dạng đề đó ra giấy nháp, cân nhắc kỹ để chắc chắn không lạc đề, không lộn bố
cục, triển khai đúng yêu cầu rồi mới viết. Những lỗi các bạn thường mắc phải là
không triển khai bài văn đúng, đủ thao tác do không lập dàn ý trước dẫn đến bài
văn sơ sài, thiếu ý, bố cục lộn xộn.
Ở bài nghị luận văn học, phải thật sự hiểu và cảm được văn bản tác phẩm. Làm
văn là trình bày những hiểu biết của mình về những vấn đề của tác phẩm, làm
sao cho người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và những vấn đề tư tưởng mà
thông qua tác phẩm nhà văn, nhà thơ muốn đề cập. Vì thế, phải đọc kỹ văn bản
văn xuôi, ghi nhớ những dẫn chứng cần thiết; thơ thì phải thuộc nằm lòng, không
thuộc không thể cảm được thơ.
Học tốt môn văn không thể một sớm một chiều mà phải có quá trình và ôn luyện
thường xuyên. Thời gian không còn nhiều, bạn cần xác định phương pháp học
tập: Nắm vững từng vấn đề tác phẩm, hiểu được tư tưởng mà tác giả đề cập...
Tuyệt đối không học thuộc lòng bài văn mẫu. Bởi lẽ "mẫu” không phải là “mẫu
mực” và cũng không thể nhớ hết. Hơn nữa đề thường rất đa dạng, đòi hỏi bạn
phải tư duy, phải biết lập dàn ý sao cho phù hợp.
Chỉ nên đọc văn mẫu trên tinh thần tham khảo để có thêm tư liệu, học cách triển



khai, diễn đạt và làm giàu cho vốn ngôn ngữ của mình. Và chỉ đọc sau khi đã
nắm kỹ nội dung kiến thức cơ bản mà mình được học, tránh sa đà, học theo sự
cảm nhận của người khác.
Bài làm văn còn được coi là sản phẩm tinh thần của sự sáng tạo mà bạn là chủ
thể. Văn chương luôn đòi hỏi cảm xúc nên bạn phải cố gắng “thổi hồn mình” vào
bài viết. Chỉ đặt bút làm bài khi đã thật sự hiểu đề, có kế hoạch triển khai đề và
biết mình phải làm gì. Một người đi đường sẽ đi đến địa điểm mình muốn rất
nhanh nếu biết phương hướng và cách thức đi. Làm bài văn cũng thế .

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Kỹ năng làm tốt môn
ngữ văn
Chương trình Ngữ văn lớp 12 năm nay có nhiều đổi mới. Một số
bài được lược bỏ như Bên kia sông Đuống, Mùa lạc, Tiếng hát
con tàu, Các vị La Hán chùa Tây Phương… Thay vào đó là các
tác phẩm mới: Chiếc thuyền ngoài xa, Ai đã đặt tên cho dòng
sông? Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong nền văn nghệ
dân tộc…
Để nắm vững kiến thức, trước hết các em phải hệ thống lại những tác phẩm văn
học Việt Nam đã học. Hệ thống hóa kiến thức có thể theo nhiều cách, và dựa
vào tiêu chí khác nhau. Phân theo thể loại gồm có: thơ (bài thơ Tây Tiến, Việt
Bắc, Đất nước…), văn xuôi (truyện ngắn Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, tùy bút
Người lái đò sông Đà…) và kịch (trích đoạn vở kịch nói của Lưu Quang Vũ: Hồn
Trương Ba, da hàng thịt). Phân theo chủ đề như: tác phẩm chủ nghĩa anh hùng
cách mạng (Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình…) và chủ nghĩa nhân
đạo (Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa…). Phân theo thời gian gồm giai đoạn
kháng chiến chống Pháp, giai đoạn chống Mỹ cứu nước và thời kỳ đổi mới…
Không chỉ hiểu tác phẩm mà các em phải nắm vững thông tin về tác giả, nhớ
đặc điểm chính của nhà văn, nhà thơ như biến cố cuộc đời, phong cách sáng

tác. Về hoàn cảnh sáng tác, các em phải nắm bắt được bối cảnh lịch sử ra đời
của tác phẩm (như truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân gắn với nạn đói năm
1945). Ngoài ra, các em không thể bỏ qua chủ đề của tác phẩm vì đó là căn cứ
quan trọng để phân tích giá trị tác phẩm, thái độ và cách giải quyết đề tài của
nhà văn. Riêng phần văn học nước ngoài, các em cần thuộc phần tiểu sử và
phong cách sáng tác của tác giả vì đề thi thường kiểm tra phần này.
Đề thi về nghị luận xã hội thường hỏi những vấn đề xung quanh cuộc sống, đề
tài rộng (về hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lý...). Phần mở bài các em phải
nêu được vấn đề, giải thích rõ trong phần thân bài theo các thao tác bàn luận,
phân tích, nêu nguyên nhân, giải pháp. Bàn về tư tưởng đạo lý, các em cũng
phải biết giải thích phân tích vấn đề, bàn luận rồi sau đó nêu cách giải quyết,
hướng phấn đấu chung.


Để có kỹ năng làm bài tốt, các em phải làm văn đúng phương pháp (phân tích
tác phẩm, phân tích nhân vật...), không chỉ chú ý nội dung mà còn khai thác các
yếu tố và giá trị về nghệ thuật, thủ pháp xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm…
Cần rèn luyện khả năng diễn đạt, văn viết phải có cảm xúc, có hình ảnh, dẫn
chứng tiêu biểu, chính xác chứ không phải nhớ gì viết nấy.

Bí quyết để đạt điểm cao môn Văn
Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức
luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở
bài đến kết bài.
Mỗi bài văn cần có luận điểm rõ ràng
Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc
được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã
hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau:
- Luận điểm phải khoa học, chính xác

- Luận điểm phải rõ ràng, mạch lạc
- Luận điểm phải có tính hệ thống
- Luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới)
Ví du: Khi đề bài yêu cầu bàn luận một ngạn ngữ Hi Lạp:
"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì rất ngọt ngào"
Người viết phải đưa ra được các luận điểm sau:
1.Vai trò của việc học tập đối với con người
2. Quá trình học tập bao giờ cũng gian khổ khó khăn nhưng người ta sẽ gặt hái
thành công
3. Có thể hưởng thụ quả tri thức ngọt ngào mà không cần học tập kiên trì không?
Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống
về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra,
thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực


tế nhiều hơn dẫn chứng văn học.
Có kết cấu sáng tạo
Còn ở phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm
văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện,
nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.
Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ
mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc
phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê
́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời
bình hay, phát hiện độc đáo.
Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải
mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.
Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa
dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu
biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.

Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ví dụ:
Với bài thơ Tây Tiến, các em phải hiểu bài này viết về đơn vị bộ đội nào, hoạt
động ở đâu, hoàn cảnh thực tế họ trải qua gian khổ như thế nào. Điều đặc biệt,
chính tác giả bài thơ là người trải nghiệm, người cầm bút, điều này đã giúp cho
tác giả sáng tạo nên kiệt tác về người lính rất chân thực, sống động và bất tử.
Tác phẩm thơ khác với văn xuôi. Văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện
còn ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh.
Khi phân tích đoạn thơ các em nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm
được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song
để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ.
Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì các em nên nhớ để vị trí của nhà văn trong tiến
trình văn học. Ví dụ: Đối với nhà văn Tô Hoài thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ
được trao giải nhất vì cái mới nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo, tố cáo giai
cấp thống trị mà nhà văn đã miêu tả nhân vật trong tính cách đa chiều.
Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho
chủ thể sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn
đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic
nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ
vấn đề đó mình bàn luận ra.
Ví dụ: Viết về tình yêu quê hương thì các em có thể bắt đầu từ: Tôi nhận được
một bức thư của một người bạn nước ngoài đã 5 năm không trở về quê hương.


Từ đó, mình viết tình yêu quê hương quan trọng đến mức nào đối với mỗi con
người.
Lưu ý: Bài văn đạt điểm cao phải có hình thức đẹp: Kết cấu sáng. Chữ sạch đẹp,
rõ ràng. Viết hoa, đúng qui cách, đúng luật chính tả, dẫn chứng luôn để trong
ngoặc kép...

Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội

Chuyên đề này chủ yếu nhằm giúp các em củng cố cách làm bài
văn nghị luận xã hội và tìm hiểu một số vấn đề thường gặp.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cấu trúc:
+ Một bài văn nghị luận xã hội thường bao gồm 3 phần
- Giải thích khái niệm xã hội
- Bàn luận về vấn đề đặt ra.
- Liên hệ bản thân.
+ Cấu trúc này thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng đề bài cụ thể.
2. Lưu ý
+ Bài văn nghị luận xã hội không khó tìm ý nhưng vấn đề của các em là thường
thiêú hiểu biết đời sống nên dễ bị động và lúng túng.
+ Sức mạnh của nghị luận xã hội nằm ở dẫn chứng sinh động, cụ thể được đưa
ra nhuần nhuyễn, phù hợp với luận cứ => Cần thường xuyên cập nhật thông tin.
+ Vấn đề nghị luận xã hội có tính chất mềm dẻo, cho học sinh nhiều khả năng
sáng tạo => không có một dàn bài chi tiết duy nhất đúng cho một đề văn.
3. Một số đề và đáp án gợi ý
Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Phải vào đại học mới có tương lai. Suy nghĩ của anh
chị về vấn đề này.
+ Tầm quan trọng của bậc học đại học
- Đối với đất nước, xã hội
- Đối với cá nhân.


- Vào đại học là có tương lai: Đại học là con đường lí tưởng dẫn đến thành công.
+ Đại học không phải là con đường duy nhất đưa đến thành công.
- Lí luận.
- Dẫn chứng.
+ Liên hệ:
Là học sinh đang đứng trước những kì thi căng thẳng em xác đinh thái độ, tâm lí

và hành động như thế nào?
Đề 2: Văn hào Nga Léptơnxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì
không có cuộc sống”.
Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.
+ Giải thích:
- Lí tưởng là gì?
- Phân biệt lí tưởng với một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn (tham vọng và dục
vọng).
- Mối quan hệ giữa lí tưởng của cá nhân và lí tưởng của loài người.
+ Bình luận:
- Lí tưởng là kim chỉ nam cho hành động.
- Có lí tưởng thôi chưa đủ, cần hành động để biến lí tưởng thành hiện thực.
+ Liên hệ:
- Lí tưởng của bản thân là gì?
- Thực hiện lí tưởng ấy như thế nào?
Đề 3: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới
trẻ hiện nay.
+ Giải thích:


- Nghiện
- Karaoke
- Internet
+ Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất
là của giới trẻ.
- Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ.
- Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, lien kết bạn bè.
- Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực;
công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ

thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí…
+ Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ.
+ Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet:
- “Đánh cắp” thời gian của chính mình.
- Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn.
+ Phương hướng khắc phục.
+ Liên hệ bản thân.
Đề 4: AIDS và thanh niên.
+ AIDS là gì?
+ Thực trạng căn bệnh:
- Thế giới
- Việt Nam
- Nguyên nhân
+ Giải pháp.
+ Liên hệ: làm gì để tuyên truyền, góp sức ngăn chặn đại dịch này?
Đề 5: An toàn giao thông


+ Vai trò của giao thông và an toàn giao thông.
+ Thực trạng an toàn giao thông nước ta.
+ Hậu quả do mất an toàn giao thông gây ra.
+ Nguyên nhân của tình trang mất an toàn giao thông.
- Hiểu biết, ý thức kém
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
- Tha hoá của một số cán bộ thực thi quản lí an toàn giao thông.
+ Giải pháp:
+ Liên hệ với tư cách là một người tham gia giao thông hang ngày.
Đề 6: Ô nhiễm môi trường
+ Khái niệm môi trường.
+ Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.

+ Thực trạng:
- Thế giới
- Việt Nam
+ Hậu quả:
- Cản trở sự phát triển kinh tế
- Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người.
Đề 7: Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
+ Giải thích:
- Từ “nguồn”
- Cả câu.
+ Bình luận:


- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (đưa ra các phản đề để khẳng định tính tất
yếu của “nhớ nguồn”)
- Biểu hiện của nhớ nguồn
+ Liên hệ bản thân.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Một số đề tham khảo
Đế 1: Bình luận quan niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Mác: “Hạnh phúc là đấu tranh”.
Đề 3: Bình luận về vai trò của tự học.
Đề 4: Là người học trong thời đại công nghệ thông tin, anh (chị) có suy nghĩ gì
về việc sử dụng trình chiếu trên lớp hiện nay.
Đề 5: Việc chán học văn của nhiều học sinh hiện nay.
Đề 6: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện chơi game của một số không nhỏ các bạn
trẻ hiện nay.
Đề 7: Bình luận:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Đề 8: Suy nghĩ về bệnh thành tích trong giáo dục.
Đề 9: Bình luận về những cải cách giáo dục mà bộ đang tiến hành hiện nay

Ôn tập môn ngữ văn: Hồn Trương Ba, da hàng
thịt
Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố những vấn đề cơ bản
về tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch


Lưu Quang Vũ.
+ Hình tượng Hồn Trương Ba mang bi kịch đau đớn.
+ Ý vị triết học nhân sinh sâu sắc.
+ Nghệ thuật viết kịch: xây dựng hành động và ngôn ngữ nhân vật.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
+ Vị trí văn học sử:
- “Hiện tượng” đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX.
- Một trong những nhà soạn kịch tài năng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam
hiện đại.
+ Nhân tố tạo nên thành công:
- Nhân tố chủ quan: Cảm hứng và tài năng nghệ sĩ.
• Nguồn cảm hứng: động lực thôi thúc viết kịch cũng là động lực khiến tác giả
viết thơ => khát vọng được bày tỏ tâm hồn mình và thế giới, muốn tham dự vào
dòng chảy cuộn xiết của đời sống, được trao gửi và dâng hiến => sẵn bầu cảm
hứng rạo rực, trăn trở, khát khao.
• Tài hoa nhiều mặt: sáng tác thơ, vẽ tranh, viết truyện ngắn.
- Nhân tố khách quan: không khí đổi mới, tinh thần dân chủ trong đời sống văn

hóa chính trị những năm 80 => con người cá nhân với những mối quan hệ bề
bộn thường ngày cùng văn học tham gia cuộc đối thoại với công chúng về
những vấn đề nóng bỏng của xã hội => tác động tích cực đến tâm thế sáng tạo
của văn nghệ sĩ:
=> Lựa chọn kịch nói là một cách “xung trận” trực tiếp, có thể tác động vào xã
hội nhanh nhạy, hiệu quả, thể hiện trọn vẹn nhiệt hứng Lưu Quang Vũ.
b. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt:
+ Nhan đề: ngầm chứa đựng một nghịch cảnh trớ trêu, một nghịch lí mang ý vị
nhân sinh sâu sắc.


+ Khai thác cốt truyện dân gian:
- Ông Trương Ba cao cờ, một hôm đột ngột chết.
- Đế Thích tiếc tài đánh cờ của người nông dân ấy mà làm phép cho hồn Trương
Ba nhập vào xác anh hàng thịt (mới chết gần đó) để tiếp tục sống
- Tranh chấp chồng giữa hai người vợ, đưa lên quan xét xử => thử bằng cách ra
lệnh cho đương sự làm lần lượt 2 việc: mổ lợn và đánh cờ.
- Đương sự không biết cầm dao mổ lợn nhưng thành công trong việc đánh cờ =>
quyết định cho vợ Trương Ba mang chồng về.
+ Tóm tắt vở kịch:
- Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm.
- Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào
xác anh hàng thịt vừa mới chết.
- Trú nhờ linh hồn vào thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái:
lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, người thân cảm thấy xa lạ, bản
thân sống trong đau khổ, dằn trở vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Thân xác
hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu không phải
của chính bản thân ông.
- Trước sự phiền toái và nguy cơ bị tha hóa, Trương Ba quyết định trả lại xác
cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.

=> Tình huống kịch: bắt đầu từ chỗ kết thúc của truyện dân gian.
+ Đề tài, chủ đề:
- Suy nghiệm về nhân sinh, hạnh phúc: Giá trị của cuộc sống chỉ được xác lập
khi được sống là mình, trong một thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
- Phê phán một số thói xấu trong xã hội đương thời: sự sách nhiễu, thói làm ăn
vô trách nhiệm của giới cầm quyền, cách sống giả dối, không dám là mình; sự
tha hóa vì dục vọng tầm thường…
- Thấp thoáng vấn đề triết học sâu sắc: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
trong đó tác giả nhận thấy tính chất biện chứng của nó song đặc biệt nhấn
mạnh, ngợi ca mặt tinh thần cao khiết, thanh sạch của con người.
+ Vị trí văn học sử:


Một trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
c. Đoạn trích:
+ Vị trí đoạn trích
- Cảnh VII và đoạn kết của đoạn kết của vở kịch.
+ Tóm tắt diễn biến tình huống kich:
Xung đột trung tâm của vở kịch (hồn Trương Ba và xác hàng thịt) lên đến đỉnh
điểm. Sau mấy tháng trú ngụ trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba ngày càng
trở nên xa lạ với bạn bè, người thân và ông cũng chán ghét chính mình.
Từ đó dẫn đến cuộc đối thoại mang tâm trạng dằn trở của nhân vật: đối thoại với
chính mình (độc thoại) đan xen với các cuộc đối thoại khác (đối thoại giữa hồn
Trương Ba với xác hàng thịt, với người vợ hiền, với Đế Thích).
- Độc thoại: thể hiện sự “chán cái chỗ ở không phải của tôi”, muốn thoát ra khỏi
thể xác kềnh càng.
- Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác với sự hả hê châm chích của Xác và sự khổ
đau bế tắc của Hồn.
- Cuộc đối thoại với những người thân (vợ, cháu gái, con dâu) => càng đau khổ,
tuyệt vọng và đi đến quyết định giải thoát.

- Đối thoại với Đế Thích và kiên quyết giải thoát.
2. Phân tích
a. Độc thoại Hồn Trương Ba.
+ Hành động: ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy => biểu hiện:
- Con người đang ở trạng thái u uất, bế tắc, không lối thoát (ôm đầu).
- Đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn
được nữa (vụt đứng dậy) => trào ra thành những dòng độc thoại đầy nước mắt.
+ Lời nói:
- Phủ định: không, không muốn sống.
- Tâm trạng:


• Chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi.
• Sợ, muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô lỗ “tức khắc”.
• Khao khát “tách ra cái xác này, dù chỉ một lát”.
=> Nhận xét: các câu cảm thán, ngắn => lời văn dồn dập, hối thúc => trạng thái
căng thẳng, bức bách.
b. Đối thoại Hồn - Xác
+ Mô tả:
- Xác: xoáy vào hiện thực bi kịch của Hồn: “linh hồn mờ nhạt”, “không tách ra
khỏi tôi được đâu”
Hồn: ngạc nhiên vì thể xác cũng có tiếng nói “mày không có tiếng nói, mà chỉ là
xác thịt âm u đui mù”.
- Xác: “ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”,
“sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết”.
Hồn: bất lực, phủ định tiếng nói của Xác: “chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì
hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc”.
- Xác: hỏi lại đầy thách thức: “Có thật thế không?”.
Hồn: chùn và đuối lí, buộc phải dần đồng tình, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác
“nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được”.

- Xác: nhận thức sự lợi lí của mình, tiếp tục châm chọc: “Khi ông ở bên nhà tôi…
Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…
Đêm hôm đó, suýt nữa thì…” => nhắc lại sinh động, tường tận dục vọng vật chất
=> bồi thêm nỗi dằn vặt vì sự thật nhỡn tiền, phũ phàng - Hồn đang xuôi theo
Xác, bị Xác sai khiến.
Hồn: kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày”.
- Xác: đồng tình nhưng cũng đồng thời hỏi xoáy lại: “Chẳng lẽ ông không xao
xuyến”, “Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự chút đỉnh gì?” => Xác
dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha
hóa bởi dục vọng của thân xác => lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay
vì trú ngụ trong Xác hàng thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã hóa màu.
Hồn: bất lực: “Ta… ta đã bảo mày im đi” => lời văn ngập ngừng như lí lẽ bị hụt
hơi => Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của thể


xác.
- Xác: xác nhận lại thái độ của Hồn “không dám trả lời”, khẳng định một lần nữa
“Hai ta đã hòa làm một rồi” => nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồn đang muốn
trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào.
Hồn: Cố gắng cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,
thẳng thắn…”
- Xác: mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà
còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”.
Hồn: “bịt tai lại” => nỗ lực chối bỏ tuyệt vọng.
- Xác: tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau
đang tấy mủ trong Hồn: sức mạnh của Xác đã giúp Hồn thêm để làm việc vũ phu
“tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi”.
Hồn: chối bỏ “sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”.
- Xác: biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” buộc Hồn phải qui
phục, “cũng đáng được quí trọng”, không có tội.

Hồn: phản ứng yếu ớt: “Nhưng...Nhưng”
- Xác: “tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn”.
Hồn hỏi: “Chiều chuộng”?
- Xác: đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống: Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách
thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn
“làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác.
Hồn: nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác.
- Xác: khẳng định sự thắng thế của mình.
Hồn than bất lực.
- Xác: an ủi, kết thúc cuộc đối thoại.
+ Phân tích:
- Tương quan lượt lời: Xác: dài, dày đặc, Hồn: ngắn, thưa thớt => sự lấn át,
thắng thế của Xác - sự đuối lí, bất lực của Hồn => Hồn bị đẩy vào đường cùng,
buộc phải xuôi theo những sự thật và lí lẽ hiển nhiên mà Xác chỉ ra.


- Xung đột ngày càng đẩy lên cao trào, Xác tung ra những lí lẽ sắc bén như dao
mổ, khoét sâu vào nỗi đau bị tha hóa của Hồn.
c. Đối thoại Hồn Trương Ba - những người thân.
+ Với vợ:
- Vợ:
• Có ý định đi biệt để Trương Ba được thảnh thơi, “Còn hơn là thế này”.
• Chỉ ra: “ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
=> Nhận xét:
• Người vợ vị tha, nhẫn nhịn, hết mực yêu thương chồng.
• Mang tâm trạng đau khổ tột cùng vì chứng kiến sự đổi thay của chồng. Nỗi đau
hiện tại còn kinh khủng hơn giây phút bà tiễn thân xác chồng khỏi thế gian.
- Hồn Trương Ba:
• Lời thoại ngắn, toàn câu hỏi => biểu hiện: sự ngơ ngác, thảng thốt và trạng thái
thẫn thờ, tê xót.

• Hành động: ngồi xuống, tay ôm đầu => đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng.
+ Với Cái Gái:
- Cái Gái:
• Yêu thương gắn bó với ông hết mực: đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút
kỉ niệm của ông => dẫn tới phản ứng dữ dội:
• Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng.
• Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba.
Phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ. Tâm hồn trẻ thơ vốn trong trẻo, chỉ có hai
màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác.
- Trương Ba: run rẩy => những lời nói của cháu nhỏ thêm một lần nữa xoáy
khoét vào nỗi đau thăm thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị
chính những người thân yêu chối bỏ.


+ Với con dâu:
- Con dâu:
• Thấu hiểu và cảm thông: “thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”, “thương hơn”.
• Nhận thức một sự thật đau đớn: “làm sao để giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt
lành như thầy của chúng con xưa kia”.
- Trương Ba:
Trước những lời lẽ chân thực của con dâu => “lạnh ngắt như tảng đá” => hoàn
toàn tuyệt vọng.
=> 3 lượt đối thoại đi qua đẩy bi kịch của Hồn Trương Ba lên tới chót đỉnh.
Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác bất
nhất của chồng, cha, ông mình.
Con người Phương Đông vốn coi mái nhà và quan hệ ruột thịt là nền tảng tinh
thần. Mất nó, con người gần như mất tất cả, rơi vào trạng thái đơn độc, chống
chếnh.
Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình trạng
của bản thân, để đi đến hành động giải thoát quyết liệt. Nhà văn không đưa đối

thoại với người con trai (lúc này đã bị đồng tiền cám dỗ, sinh ra thói con buôn vụ
lợi) vào mà để Hồn đối thoại với vợ, cháu gái, con dâu – những người yêu
thương, gắn bó với Trương Ba nhất để dẫn dắt Trương Ba đến nhận thức sâu
sắc về tình trạng tuyệt vọng không lối thoát của bản thân mình.
+ Độc thoại:
- Ý thức, công nhận sự thắng thế của Xác.
- Tự vấn: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”
- Phản lại lí luận của Xác: “Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái
đời sống do mày mang lại! Không cần” => Thái độ kiên quyết, dũng cảm.
=> Nếu độc thoại ở màn đầu tiên, Trương Ba hiện lên trong trạng thái dằn vặt
đau khổ thì ở màn độc thoại này, nỗi đau càng xa xót nhưng nhân vật không còn
trăn trở về tình trạng Hồn – Xác bất nhất mà đã có một thái độ chủ động dứt
khoát.
d. Đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích.
+ Gửi gắm những quan niệm của tác giả về hạnh phúc, sự sống, cái chết.


+ Đế Thích:
- Đưa ra đề xuất để Trương Ba được sống: nhập xác Cu Tị => một cách tồn tại
“dễ thở” hơn, “dễ chịu” hơn.
- Khẳng định một hiện thực không phân biệt trần gian hay thượng giới: không ai
được toàn vẹn cả.
- Không hiểu được những suy nghĩ của Trương Ba “con người trần giới các ông
thật kì lạ”.
=> Vị thần tiên quyền phép biến hóa, yêu mến Trương Ba nhưng rốt cuộc vẫn
mang tầm nhìn, điểm nhìn xa lạ, không thể thấu hiểu những suy nghĩ trần thế.
+ Hồn Trương Ba:
- “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn” => quan niệm:
• Hồn và Xác luôn thống nhất hài hòa trong một con người. Không thể có linh

hồn thanh khiết trong một thể xác dung tục, tội lỗi.
• Khi con người bị vấy bẩn bởi những dục vọng bản năng thì đừng chỉ đổ lỗi cho
xác thân, tự vỗ về, ngụy biện bằng linh hồn cao khiết siêu hình.
• Thái độ sống cần có của con người: dũng cảm, dám đối mặt, thừa nhận những
sai lầm của bản thân, để không bao giờ trốn chạy.
- “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này
đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho
tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.
=>Quan niệm: Cuộc sống thật đáng quí nhưng sống nhờ, sống gửi, sống chắp
vá, không được là mình thì thật vô nghĩa. “Sống” đơn thuần chỉ là đời sống thực
vật, “sống như thế nào” – sống “toàn vẹn” mới là đời sống của một con người.
Để có được ý nghĩa chân chính đó quả không dễ dàng.
- Khi Đế Thích so sánh: không thể đổi tâm hồn cao quí của bác lấy chỗ cho cái
phần hồn tầm thường của anh hàng thịt => Phản ứng:
• Thấu hiểu: tầm thường nhưng chúng sẽ sống hòa thuận với nhau.
• Thương người vợ anh hàng thịt.
- Chi tiết: Cu Tị chết => đẩy bi kịch đến chỗ “mở nút”.


×