Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ án xả nước THẢI vào NGUỒN nước KHU CÔNG NGHIỆP AN đồn, TP đà NẴNG CỐNG SUẤT 15000m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.91 KB, 16 trang )

KHU CÔNG NGHIỆP AN ĐỒN

ĐỀ ÁN
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
KHU CÔNG NGHIỆP AN ĐỒN, TP ĐÀ NẴNG
CỐNG SUẤT: 15000m3/ngày đêm

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO

Công ty TNHH Massda Land

Trung tâm tư vấn

Hà Nội, tháng 04 năm 2016.


ĐỀ ÁN
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
MỞ ĐẦU
1. Thông tin về đơn vị đề nghị cấp giấy phép xả nước thải:
1.1. Thông tin về đơn vị đề nghị cấp giấy phép xả nước thải:
Tên đơn vị: Công ty TNHH Massda Land.
Địa chỉ: KCN Đà Nẵng, An Đồn, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
Điện thoại:…….

Fax:….

Đại diện: Ông Nguyễn Văn A


Chức vụ: Giám đốc

1.2. Thông tin về cơ sở xả nước thải:
Tên cơ sở: Khu công nghiệp An Đồn
Vị trí: Lưu Hữu Phước, Sơn Trà, Đà Nẵng
Quy mô xả nước thải: 15.000 m3
Lĩnh vực hoạt động: nước thải công nghiệp.
2. Khái quát về hoạt động của cơ sở xả nước thải:
- Khu công nghiệp An Đồn bao gồm rất nhiều các công ty, nhà máy, xí nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực khác nahau như may mặc, vật liệu xây dựng, đồ dân dụng,
chế biến thực phẩm.
- Quy mô xử lý nước thải: 15.000m3
3. Khái quát về nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải:
3.1. Lưu lượng nước xả thải trung bình (
Theo tính toán của JICA, toàn bộ lượng nước sử dụng được cho là sẽ biến thành
nước thải. Do đó tổng lưu lượng xả nước thải trung bình mỗi ngày của khu vực là: .
3.3. lưu lượng xả nước thải lớn nhất ()
Trong đó: k là hệ số lươ lượng đỉnh mỗi ngày (được áp dụng trong quy hoạch tổng
thể JICA).
4. Các căn cứ, tài liệu lập đề án.


4.1 Căn cứ pháp lý lập đề án
Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày
21/06/2012, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013;
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH3 được Quốc Hội thông qua ngày
23/06/2014, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015;
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về quy hoạch cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Nghi định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 vè thoát nước đô thị và khu công

nghiệp;
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về quy định đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ.
4.2 Tài liệu sử dụng xây dựng đề án
5. Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập đề án.
5.1 Phương pháp thực hiện xây dựng đề án.
Thu thập thông tin phục vụ lập đề án từ nguồn tài liệu do củ đầu tư cung cấp: hồ
sơ dự án, hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, báo cáo ĐTM bổ sung, báo cáo giám sát môi
trường và các văn bản pháp lý có liên quan.
Khảo sát hiện trường tại Trạm xử lý nước thải và khu vực phụ cận.
Sử dụng các phương pháp đánh giá có tính khoa học.
Xử lý tài liệu và thông tin thu thập để lập đề án.
5.2. Tổ chức thực hiện đề án
Đơn vị thực hiện:…..


CHƯƠNG I
ĐẶC TRƯNG NGUỒN THẢI VÀ HỆ THỐNG
CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
1. Đặc trưng của nguồn thải.
1.1 Các loại nước thải có trong nguồn nước thai của khu công nghiệp An Đồn

thành phố Đà Nẵng.
- Nước thải từ ngành sản xuất linh kiện điện tử
- Nước thải từ ngành sản xuất nhựa Plastic
- Nước thải của nhà máy dệt may
- Nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy, từ các hoạt động
công cộng.

1.2 Thông số và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải của khu công nghiệp.
- Nước thải phát sinh từ quá trình mạ, rửa linh kiện điện tử, phun sơn, vệ sinh
máy móc. Chất ô nhiễm chứa trong nước thải chủ yếu là kim loại nặng như
chì, thủy ngân, cadimi, đồng...
- Các loại chất ô nhiễm từ nhà máy nhựa plastic có chứa nhiều chất hữu cơ vì
thế hàm lượng BOD và COD cao, bên cạnh đó có hàm lượng chất rắn lơ
lửng, phốt pho, vi sinh vật gây bệnh,.
- Các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất nhựa: hàm lượng cặn cao, chất
hữu cơ lớn, hàm lượng N, P Cr, Pb, Cd, Hg, và một số hóa chất tạo màu.
- Một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và hoạt động công cộng trong
khu công nhiệp như bùn, các loại rác thải.
1.3 Nồng độ chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải của khu công nghiệp
trước khi xử lý.
S

Chỉ tiêu

Đơn

Nồng độ

Độ pH
Nhiệt

o
C

8,6 – 9,8
28 - 32


SS
COD
BOD5
Nito
Chì
coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Mg/l
Vi

400 - 477
300 – 450
200 – 239
50
0,8
7000

TT

vị
1
2
độ
3
4
5

6
7
8

khuẩn
/
100ml nước


1.4 . Nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải sau khi xử lý.

Trước khi xả ra trạm xử lý nước thải chung của thành phố Đà Nẵng thì khu
công nghiệp An Đồn đã tiến hành xử lý nước thải của khu công nghiệp đạt quy
chuẩn Việt Nam 40/2011/BTNMT nguồn loại B. Quy chuẩn việt Nam về chất
lượng nước thải công nghiệp.
S

Chỉ tiêu

1
2

Độ pH
Nhiệt

TT

Đơn

Nồng độ


o
C

5,6 – 9
28 - 32

vị
độ
3
4
5
6
7
8

SS
COD
BOD5
Nito
Chì
coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Mg/l
Vi
khuẩn/100

ml nước thải

100
150
50
50
0,5
5000

1.5 Đánh giá chung về chất lượng nước thải theo TCVN hiện hành
2. Mô tả hệ thống thu gom xử lý nước thải trong khu công nghiệp.

Ngăn tiếp nhận

Trạm
clo

Song chắn rác

Nén bùn
Máy nghiền rác
ly
tâm
Bể
Sân
Mêphơi
tan bùn

Bể lắng cát ngang


Bể
làm
thoáng

bộ
BểBể
lắng
ngang
đợt
aerotank
trộn
Bể
tiếp
xúc
li tâm
Bể
lắng
ngang
đợt 2I
Máng
Sông trộn
, hồ

Sân
phơi
cát
Trạm
thổi
khí



2.1 Mô tả hệ thống thu gom nước thải ở khu công nghiệp An Đồn.
Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp thu về bể thu gom. Toàn bộ nước
thải đi qua sàn lược rác thô có thiết bị cào tự động và gạt liên tục, rác được gạt vào
thùng chứa nằm trong bể thu gom. Tại nơi đặt song chắn rác, có thiết bị quan trác
của chi cục bảo vệ môi trường, thiết bị đo SS, pH của nước thải đầu vào sau khi
qua SCR.
Nước chảy đến bể thu gom bên dưới. Ở đây bể vừa làm nhiệm vụ thu gom nước
thải từ các nhà máy về để bơm lên hệ thống xử lý vừa làm bể lắng cát. Trong bể
thu gom, thông qua đầu dò mực, ba bơm chìm sẽ tự động hiệu cảm ứng từ đầu dò
mực nước. tại hệ thống bơm này đặt đồng hồ đo lưu lượng đầu vào. Nước thải từ
bể thu gom được dẫn vào bể làm thoáng sơ bộ để làm tăng khả năng lắng của các
cặn lơ lửng đồng thời loại bỏ được một phần chất hữu cơ có trong nước thải của
khu công nghiệp. Sau khi nước thải qua bể làm thoáng sơ bộ được dẫn đến bể lắng
ngang đợt I. Ở đây nước thải sẽ lắng lượng chất bẩn hữu cơ không hòa tan giữ lại.
Nước theo mương dẫn sang bể aeroten để tham gia vào quá trình xử lý sinh học,
các loại vi sinh vật có trong bùn tái sinh phát triển nhanh khi dòng nước thải đi
vào bể, nhờ đó nước thải giảm được lượng lớn chất hữu cơ. Để lắng chất hữu cơ
sinh ra trong quá trình xử lý sinh học cần công trình lắng đó là bể lắng ngang đợt
II. Bùn hoạt tính sinh ra trong bể aeroten lắng xuống bể lắng ngang đợt II, một
phần sẽ được dẫn vào bể làm thoáng để mồi vi sinh vật hàm lượng tuần hoàn nhỏ
hơn 50% bùn lắng trong bể lắng đợt II. Một phần tuẩn hoàn vào ngăn tái sinh cho
bể aeroten, lượng còn lại cho vào bể nén bùn, vì sau bể aeroten bùn sinh ra có độ
ẩm lớn nên cần nén bùn để giảm độ ẩm tiết kiệm diện tích các công trình xử lý tiếp
theo. Nước thải sau lắng đã diệt được khoảng 85 – 90% lượng vi khuẩn nhưng khi
thải ra nguồn tiếp nhận vẫn có khả năng gây bệnh vậy nên cần khử trùng nước thải
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, nước thải dẫn vào máng trộn có đục lỗ và có dẫn
them Clo để khử trùng cho nước. Cần cho nước tiếp xúc với hóa chất khử trùng để
diệt sạch vi khuẩn và để thời gian cho các chất chưa được oxy hóa sẽ phản ứng nốt
cần thêm bể tiếp xúc ly tâm để thực hiện nhiệm vụ này. Sau khi ra khỏi bể tiếp xúc

nước thải đạt yêu cầu đầu ra của nguồn loại B của Quy chuẩn 40 – 2008/BTNMT,
sẽ được xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố để dẫn nước thải vào
trạm xử lý chung của thành phố.


2.2 Mô tả chi tiết các công trình xử lý trong trạm xử lý của khu công nghiệp
An Đồn.
Các công trinh trong hệ thống xử lý của khu công nghiệp.
Ngăn tiếp nhận: Được đặt ở vị trí cao nhất để nước thải đó có thể tự chảy qua
từng công trình đơn vị của trạm xử lý và có thể triệt tiêu được năng lượng khí đón
nhận nước thải từ ống đẩy áp lực đưa về. Ngăn tiếp nhận được lựa chọn phụ thuộc
vào lưu luognwj tính toán của nước thải trong khu công nghiệp. Ngăn tiếp nhận
được xây dựng bằng bê tông cốt thép gồm có ống dẫn nước vào mương, mương
dẫn nước. Nước thải từ ngăn tiếp nhận đưa phân phối đến các công trình. Để các
công trình hoạt động ổn định, nước thải phải được phân phối đều cho các đơn
nguyên công trình cùng loại. Thường bố trí máng phân phối tiện diện hình chữ
nhật đối với trường hợp số đơn nguyên công trình chẵn hoặc lẻ.
Song chắn rác: dùng để dữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi lilon, vỏ cây tạp
chất lớn có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm và các công trình phía
sau hoạt động ổn định. Song chắn rác là các thanh đan sắp xếp kế tiếp nhau với
khe hở từ 16 – 50 mm, thanh có thể bằng thép, nhựa, hoặc gỗ tiết diện của các
thanh này là hình chữ nhật hoặc hình tròn hay hình elip. Số lượng song chắn rác
trong trạm xử lý tối thiểu là hai song chắn rác trên máng dẫn. Các song chắn rác
đặt song song với nhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ nước lại. Song
chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 o. Song chắn rác
phải dễ tháo dỡ, để lấy rác và tổn thất áp lực qua đó phải nhỏ. Song chắn rác
thường làm bằng nhựa, gỗ, thép inox. Rác được lây từ 2 – 3 lần trong ngày và
được nghiền để đưa về ủ bùn hoặc xả trực tiếp vào các bãi tập chung chôn lấp và
thuê công ty môi trường xử lý. Rác được nghiền cà xả luôn vào máng.
Bể lắng cát: Để đảm bảo cho các cong trình xử nước thải phía sau hoạt dộng ổn

định cà có công trình và thiết bị lắng cát phía trước để lắng các hạt cát với độ lớn
thủy lực lớn hơn 18mm/s. Đây là phần tử vô cơ có kích thước lớn và có tỷ trọng
lớn. Mặc dù không có gây độc hại nhưng chúng cản trở cho các công trình xử lý
nước thải như lắng, bể xử lý sinh học làm giảm dung tích các công trình, gây khó
khăn cho việc xả bùn cặn, phá hủy các quy trình công nghệ trong trạm xử lý. Bể
lắng cát các loại bể lắng cát ngang, bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến..., tùy
thuộc vào lưu lượng nước thải của trạm mà lựa chọn loại bể. Cơ chế hoạt động của


bể là dưới tác động của trọng lực trường, các phần tử chất rắn có tỷ trọng lớn sẽ
được lắng cuống đáy bể trong quá trình chuyển động của nước thải.
-

-

-

Bể lắng cát ngang: là bể có phần mở rộng của máng có máng dẫn nước thải, có hố
tập chung cát ở phía đầu bể. Vận tốc dòng chảy trong bể thay đổi từ 0,15 – 0,3m/s.
Theo lưu lượng của nước thải.
Bể lắng cát đứng: có hình trụ hoặc hình lăng trụ đứng trong nước thải được dẫn
vào phía đáy bể ra khỏi bể ở phía trên. Thời gian lưu nước lại trong bể từ 2 – 3
phút.
Bể lắng cát thổi khí: chuyển động quay trong bể lắng cát thổi khí thực hiện nhờ
các ống thổi khí nén đặt dọc theo tường bể. Bể có dạng hình chữ nhật trên mặt
bằng được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Bể làm thoáng sơ bộ:có dạng hình chữ nhật được bố trí máng dẫn bùn và máng
dẫn nước, hệ thống phân phối khí vào bể. Trong bể khi nước thải được thổi khí và
dẫn bùn tuẩn hoàn các hạt bé sẽ kết hợp tạo nên hạt lớn dễ lắng. Khi cho thêm bùn
tuần hoàn và thổi khí ngoài các quá trình đông tụ, hấp phụ còn diễn ra các quá

trình oxy hóa chất hữu cơ hòa tan dê bị oxy hóa sinh hóa, làm tăng hiệu quả lắng
và làm giảm BOD rõ rệt. Làm thoáng sơ bộ có tuần hoàn bùn sẽ tăng khả năng
lắng của bể lắng ngang đợt I lên từ 15 – 20 %.
Bể lắng ngang đợt I: trong nước thải khoảng 20% chất rắn ở dạng không hòa tan
trong đó một phần là cát, xỉ được giữ lại trong bể lắng cát ngang khoảng 20%
lượng chất hòa tan này. Lượng chất bẩn không hòa tan còn lại chủ yếu là chất hữu
cơ sẽ được giữ lại trong bể lắng ngang đợt I. Các loại nước thải khác nhau sẽ có
thành phần bùn cặn khác nhau. Do thành phần chủ yếu là chất hữu cơ nên quá
trình lắng, kích thước, tỷ trọng hình dạng và các đặc tính khác của nước thải. Bể
lắng ngang đợt I làm bằng bê tông cốt thép, hoặc xây bằng gạch. Đối với bể lắng
ngang đợt I sau đợt I phải dưới 150 mg/l. Nếu không đạt cần tăng hiệu suất lắng
bằng cách làm thoáng đơn giản kết hợp bể lắng ngang đợt I hoặc kết hợp keo tụ.
Bể lắng ngang đợt I thường có thời gian lắng từ 1,0 h. Hiệu suất lắng từ 50 -60 %.
Bể lắng ngang thường thiết kế cho các trạm xử lý công suất lớn hơn 15000m3/ngd.
Bể aeroten đẩy kết hợp ngăn tái sinh: Khi nước thải đi vào bể thổi khí các bông
bùn hoạt tính được hình thành mà hạt nhân của nó là phần tử cặn lơ lửng. Các loại
vi khuẩn hiếu khí được cư trú và phát triển dần, cùng với động vật nguyên sinh,
nấm và xạ khuẩn...tạo nên các bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ các
chất hữu cơ hòa tan, keo tụ và hoàn tan phân tán nhỏ. Vi khuẩn dùng chất nền và


chất dinh dưỡng làm thức ăn chuyển hóa thành chất trơ không hoàn toàn và thành
phầng tế bào mới. trong aeroten bùn hoạt tính tăng lên, sau đó được tách ra khỏi
bể lắng ngang đợt II. Một phần bùn được quay lại bể tuần hoàn tham gia vào quá
trình xử lý nước thải theo chu trình mới. Bể aerten có kết hợp với ngăn tái sinh có
hiệu quả xử lý sinh học lớn hơn so với các công trình cùng loại nhưng khác
nguyên tác cho nước và bùn vào bể.
Bể lắng ngang đợt II: có cấu tạo tương tự như bể lắng ngang đợt I nhưng ở đây
xảy ra quá trình lắng bùn hoạt tính đã qua xử lý sinh học. Bể lắng ngang đợt II có
khả năng lắng cặn hữu cơ và một phần cặn lơ lửng từ bể lắng ngang đợt I chảy

sang. Bùn hoạt tính trong bể lắng ngang đợt II sẽ được tuần hoàn vào bể làm
thoáng sơ bộ và ngăn tái sinh của bể aerten.
Bể nén bùn li tâm: để tạo điều kiện cho các quá trình xử lý bùn cặn tiếp theo diễn
ra ổn định thể tích công trình xử lý giảm người ta thường tách sơ bộ bùn cặn bằng
biện pháp trọng lực nén bùn trong bể nén bùn. Nguyên tắc nén bùn trong bể như
sau bùn từ bể lắng đợt II thông thường có độ ẩm từ 96 – 99,2% nếu đưa về bể
metan thì độ ẩm lớn, dung tích bể tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả lên men cũng như
kinh tế. Vì vậy trong trạm xử lý có bể aeroten trước khi đưa bùn hoạt tính dư ổn
định trong bể metan, chúng cần phải được giảm độ ẩm sơ bộ từ 99,2 đến 95 -95%
trong các bể nén bùn.
Bể mê tan: là bể có nhiệm vụ lên men ổn định yếm khí các loại bùn cặn trong
nước thải. bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép hay bằng thép, có dạng hình
tròn trên mặt bằng. Sản phẩm của quá trình lên men chủ yếu là khí CH4, CO2 và
một số loại khí khác, các loại khí này có khả năng ăn mon cao chính vì thế cần có
các lớp vật liệu chống ăn mòn bên trong bể metan. Lên men có hai loại ấm và nên
men nóng, khi nên men nóng cần phải đắp đất xung quanh bể metan để duy trì
nhiệt độ ổn định cho quá trình lên men. Lên men nóng sẽ diệt trừ hoàn toàn giun
sán có trong bùn hoạt tính.
Bể tiếp xúc ly tâm: bể tiếp xúc ly tâm được thiết kế giống như bể lắng nhưng
không có thiết bị thu gom bùn. Tuy nhiên trong bể tiếp xúc còn diễn ra quá trình
đông tụ và lắng tiếp tục nên vận tốc dòng chảy trong bể không quá lớn để cuốn
trôi các hạt lơ lửng. Thông thường vận tốc này không lớn hơn vận tốc trong bể đợt
II. Bùn cặn lắng lại trong bể tiếp xúc có độ ẩm 96% và được xả ngoài bằng bơm
hút hay xả thủy tĩnh áp lực trên 1,2m. Phần lớn chất hữu cơ của các loại bùn này


được oxy hóa bằng hóa chất khử trùng mặt khác trong hỗn hợp bùn và cặn còn
một lượng nhất định Clo dư. Vì vậy các loại bùn cặn này được đưa trực tiếp đi
làm khô trên sân phơi bùn hoặc ép bùn khô bằng các thiết bị cơ khí.
3. Mô tả công trình xả nước thải


Bể xả nước thải đã xử lý

Cống xả

Sông Cu Đê

Mô tả hệ thống cống dẫn nước thải sau xử lý ra tới nguồn tiếp nhận:
Nước thải sau xử lý được bơm vào hệ thống cống dẫn chảy đến sông Hàn là nguồn tiếp
nhận cuối
Chế độ tự chảy: 24h/24h
Phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận: Bơm, xả theo đường cống.
CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG CỦA NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
1. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải
- Đặc điểm địa lý, địa hình
Khu vực tiếp nhận nằm ở lưu vực sông Cu Đê, phía bắc Thành phố Đà Nẵng.
Có hai phụ lưu chính : sông Bắc và sông Nam bắt nguồn từ dãy Trường Sơn
Sông chảy theo hướng Tây – Đông, chiều dài 37 km
Tổng diện tích lưu vực là 472 km2, chiều rộng bình quân lưu vực là 12,8 km


Độ cao bình quân lưu vực là 353 m
Độ dốc bình quân lưu vực là 26,6 %
- Chế độ thủy văn của nguồn nước

+ Lưu lượng trung bình nhỏ nhất : 42 m3/s
+ Vận tốc dòng chảy trung bình : 0,4 m/s
+Chiều sâu trung bình : 2,8 m
Dòng chảy hằng năm ở sông Cu Đê chủ yếu phân bố trong mùa mưa ( từ tháng 9 đến

tháng 12 ), mùa khô dòng chảy nhỏ, nên thủy triều ảnh hưởng lớn.
Lượng nước sông trong mùa khô chủ yếu là nước biến động theo chế độ bán nhật triều
không đều
- Đặc điểm khí tượng
Khu vực dự án nằm ở thành phố Đà Nẵng, có khí hậu tiêu biểu của vùng duyên hải
miền Trung với đặc điểm có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mỗi năm nhận ít nhất 1 cơn
bão trên cấp độ 6.
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thừa hưởng một
chế độ bức xạ năng lượng mặt trời rất phong phú của vùng nhiệt đới, đồng thời còn chịu
sự chi phối chủ yếu của các hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các nhiễu động nhiệt đới như: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, ...
Kết hợp với địa hình tự nhiên, có thể phân chia khí hậu thành phố Đà Nẵng thành
2 vùng: vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du, miền núi : (i) Vùng đồng bằng ven
biển có nền nhiệt độ cao, mưa nhiều với 2 thời kỳ: khô hạn kéo dài từ tháng II đến tháng
VIII và mưa lớn dồn dập từ tháng IX đến tháng XII ; (ii) Vùng trung du, miền núi có nền
nhiệt độ có thấp hơn, lượng mưa nhiều hơn so với vùng ven biển. Đây cũng là vùng
thườngxuyên bị ảnh hưởng của lũ quét.
Hoàn lưu khí quyển có vai trò quan trọng trong việc hình thành khí hậu Đà Nẵng,
là nguyên nhân cơ bản làm cho các yếu tố khí hậu thay đổi theo mùa. Mùa mưa trong 4
tháng, từ tháng IX đến tháng XII, mưa tập trung chủ yếu vào tháng X và tháng XI (chiếm
đến 40 - 60% tổng lượng mưa năm), cũng trong 2 tháng này, mưa to lụt lớn thường xuyên
xảy ra trên các sông với tổng số lũ đạt từ báo động I trở lên chiếm 80% số lũ trong năm.
Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, trong đó kiệt nhất từ tháng I đến tháng IV với
tổng lượng mưa trong 4 tháng này chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa năm. 2 tháng tiếp
sau đó có mưa tiểu mãn, nhưng đến tháng VII và VIII, kết hợp với gió nóng Tây Nam


kéo dài làm cho lượng bốc hơi mạnh tạo nên thời kỳ kiệt nhất của các dòng sông và đây
cũng là thời kỳ xâm nhập mặn nặng nhất trong năm.
- Đặc điểm kinh tế xã hội :

Xung quanh khu công nghiệp An Đòn là nơi tập trung các khu dân cư, nhà hàng, khách
sạn và các công trình công cộng khác
2. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận

Hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: nước trong, không mùi, sự phát
triển của thuỷ sinh vật phát triển bình thường, lưu lượng tương đối lớn so với nguồn
thải.
Các thông số ô nhiễm của nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải:
-

Lưu lượng trung bình nhỏ nhất: 42 m3/s
Vận tốc dòng chảy trung bình : 0,4 m/s
Chiều sâu trung bình
: 28 m
Cao độ mặt đất trung bình
: +5.0 m
STT
1
2
3
4

Thông số
TSS
DO
BOD5
pH

Đơn vị
Mg/l

Mg/l
Mg/l

Nồng độ
11
4,2
4,1
6.5 -8

Trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu,
số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, nhìn chung thực trạng
diễn biến chất lượng nước ở hạ lưu sông Cu Đê có chất lượng tốt, đảm bảo điều kiện đời
sống thủy sinh và các hoạt động cấp nước nông nghiệp, công nghiệp.

CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp
nhận.


Lưu lượng nước sau xử lý luôn ít hơn hoặc bằng với lưu lượng nước tính cần bổ cập vào
hồ. Như vậy, nước thải sau xử lý xả vào sông phù hợp về lưu lượng nước thải, chế độ
thủy văn và khả năng tiếp nhận nước thải của sông

2. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước
Qua khảo sát và lấy mẫu phân tích theo đúng quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng
nước mặt (thông tư 29/2011/TT- BTNMT), kết quả phân tích nước thải sau xử lý, kết quả
phân tích nước thải tại điểm xả ra sông, kết quả phân tích nước mặt ở sông tại các điểm
hạ lưu và thượng lưu, thấy rằng:
Nước thải sau xử lý có hàm lượng các chất ô nhiễm trong sông thấp hơn giá trị tối đa cho

phép, phù hợp với QCVN 08 : 2015/ BTNMT .Do đó có thể đánh giá việc xả nước thải
không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tại sông.
3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh
Theo kết quả khảo sát, đánh giá hệ sinh thái thủy sinh trên sông Cu Đê khu vực
nhà máy xử lý nước thải huyện Hòa Vinh và khu vực thượng lưu, hạ lưu so với điểm xả
nước thải của nhà máy cho thấy:
Thành phần thủy sinh vật tại các điểm khảo sát trên sông Cu Đê khu vực xả thải
của nhà máy là khá thấp với 30 loài thực vật nổi, 28 loài động vật nổi, 8 loài động vật đáy
và 35 loài cá.
Thành phần và mật độ sinh vật nổi, sinh vật đáy khu vực cửa xả thấp hơn khu vực
thượng lưu hạ lưu chứng tỏ chất lượng nước khu vực của xả là không thuận lợi cho .
Nước thải là một tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Vì vậy, việc xả thải vào
nguồn nước chắc chắn làm giảm chất lượng nguồn nếu không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Mặc dù hàm lượng các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép song vẫn góp phần làm gia
tăng hàm lượng các chất ô nhiễm thông qua quá trình tích tụ hàng ngày.
Khi xuất hiện các chất ô nhiễm, môi trường nước bị tác động, kéo theo đó, hệ sinh
thái thủy sinh cũng bị ảnh hưởng. Trong thủy vực, môi trường nước tác động đến thủy
sinh vật, ngược lại, cơ thể sống có những đặc tính phản ứng một cách tự nhiên để phù
hợp với điều kiện sống hoặc những biến đổi về môi trường. Chất lượng môi trường nước
ô nhiễm làm giảm sự đa dạng và thành phần loài, làm bủng nổ mật độ sinh khối sinh vật
nổi, sinh vật đáy


Với tiêu chuẩn đầu ra xử lý đến cột B – QCVN 40:2011/BTNMT, thì hàm lượng
nito, phốt pho trong nguồn nước chưa được xử lý triệt để. Vì vậy nó có thể dẫn đến tình
trang nguồn nước trên sông Cu Đê sẽ bị phú dưỡng hóa, tảo phát triển nhanh sau khi chết
đi chúng sẽ sử dụng oxy để oxy hóa CHC dẫn tới tình trang thiếu oxy trong nước làm cho
các loài sinh vật bị chết.
4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
Hoạt động xả nước thải của nhà máy xử lý nước thải vào sông Cu Đê không chỉ sẽ

làm tăng lưu lượng, tăng hàm lượng chất ô nhiễm và giảm khả năng chịu tải của nguồn
tiếp nhận cuối cùng... mà nó còn ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, chính trị, sức khỏe
con người, điển hỉnh một số ví dụ sau:
- Đối với chất lượng cuộc sống: nguồn nước nhiễm bẩn sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng
nguồn nước, gây mất mỹ quan khu vực, phát sinh nhiều ruồi muỗi là nguyên nhân lây lan
bệnh tật. Ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, sinh sống hằng ngày đối với các khu dân cư nằm
dưới hạ lưu, gia tăng mắc các loại bệnh về tiêu hóa, bệnh tay chân.
- Khi nguồn thải không qua xử lý xả vào nguồn tiếp nhận, sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái
ven hồ, làm chết các loài sinh vật dưới nước do các chất độc vượt quá giới hạn cho phép.
Ảnh hưởn đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, hoạt động đánh bắt cá trên sông.
Từ các tác động trên sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội, gây khiếu kiện làm ảnh
hưởng tới an ninh chính trị khu vực.
Do các tác động tiêu cực là rất lớn, nên Công ty tuyệt đối không để tình trạng xả thải mà
không qua xử lý xảy ra trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ KHẮC PHỤC SỰ Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC TIẾP NHẬN DO XẢ NƯỚC THẢI
1. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục sự cố
Kiểm soát nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thương mại trên khu vực thu gom xử lý
- Định kỳ đơn vị vận hành trạm xử lý thực hiện lấy mẫu kiểm tra nước thải sau xử
lý của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại.


- Căn cứ kiểm tra, nếu nồng độ chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định, đơn vị
vận hành nhà máy sẽ có phương án xử lý hợp lý với các chỉ tiêu có nồng độ ô nhiễm
cao.
Kiểm soát quá trình xử lý nước thải
Đơn vị vận hành thường xuyên quan trắc chất lượng nước sau xử lý, đánh giá
kết quả, phân tích nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời với các chỉ tiêu

vượt quá giới hạn cho phép.
Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước
Rò rỉ hóa chất dùng cho trạm xử lý
Nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường
Sự cố máy móc thiết bị làm gián đoạn hoạt động của trạm XLNT
Sự cố do thiên tai và các nguyên nhân khác.

2. Chương trình quan trắc và kiểm soát nước thải va nguồn tiếp nhận
- Quan trắc quy trình vận hành xử lý nước thải
- Quan trắc chất lượng nước trước và sau khi xử lý
- Quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
- Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp An Đồn được thiết kế với công suất
15.000 m3/ngày.đêm, từ khi đi vào hoạt động, trạm vận hành ổn định, đảm bảo công suất
và hiệu quả xử lý và yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Nước thải sau xử lý xả vào sông Cu Đê đạt quy chuẩn QCVN 40/2011/BTNMT
cột B, đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận.
- Đối với các rủi ro, sự cố, Đơn vị quản lý Trạm xử lý nước thải công ty TNHH
Massda Land đã có những biện pháp phòng ngừa, khắc phục khả thi nhằm đảm bảo trạm
luôn hoạt động liên tục.
- Việc hoạt động ổn định của trạm đã góp phần loại bỏ lượng lớn chất ô nhiễm,
giảm thiểu ô nhiễm nước trong hồ, cải thiện chất lượng và cảnh quan khu vực.


II. Kiến nghị
Công ty THNH Massda Land kiến nghị Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, các Cơ
quan, ban ngành có liên quan xem xét, thẩm định và cấp phép xả thải cho Công ty TNHH
Massda Land, nội dung đề nghị cấp phép như sau:
- Địa điểm xả thải: Khu công nghiệp An Đồn, Sơn Trà, Đà Nẵng

- Vị trí điểm xả thải: Vị trí điểm xả vào sông Cu Đê.
- Lưu lượng xin cấp phép: 15.000m3/ngày.đêm.
- Quy chuẩn xả thải làm căn cứ cấp phép: QCVN 40/2011/BTNMT.



×