Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

một số đề đọc hiểu môn ngữ văn có đáp án của tuyensinh247

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.68 KB, 14 trang )

1

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
ĐỀ SỐ 01. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc
sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn
được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ
nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ
vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát
và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc
với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp
làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt
đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở
bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong
khoảng 5-7 dòng] [0,25 điểm]
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa
một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!



2

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa
đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua
những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. [0,25 điểm]
Câu 6: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. [0,25 điểm]
Câu 7: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
[0,5 điểm]
Câu 8: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng. [0,5 điểm]
ĐÁP ÁN
Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị
luận.

Câu 2.

Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến
điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác
bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3.


Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc
sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được
chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào
bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…)
Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền
cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng
lí lẽ thuần túy.

Câu 4.

Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên
ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại
quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức
thuyết phục.

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


3

Câu 5.

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 6.

Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm
nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa
con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước

từng bước run rẩy trên đường.

Câu 7.

Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh
thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …

Câu 8.

Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai
biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu
trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ,
góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm
thấy niềm vui và hạnh phúc.

ĐỀ SỐ 2. CHUYÊN HÀ TĨNH LẦN 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[1] … Năm 1902, Hà Nội trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương thì tòa đốc lý càng
chú ý đến bộ mặt dô thị. Đốc lý Baille Frédéric (nắm quyền từ 1901-1903) ra quy định cây
xanh trồng ở Hà Nội phải tuân theo tiêu chí: Có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có
nhựa, không đổ trước các trận bão vừa phải. Bên cạnh đó là tùy theo chiều cao quy định cho
các phố để chọn giống cây phù hợp. Quy định cũng có điều khoản phạt tiền với những hành
vi phá hoại cây xanh. Và thử thách đầu tiên đối với cây xanh Hà Nội là trận bão mạnh quét
qua Hà Nội ngày 7-6-1903 làm gãy và đổ nhiều cây quanh Hồ Gươm và phố Ngô Quyền.
[2]
Chính quyền cũng thí điểm qua cây xanh tạo ra kiến trúc đô thị nên phố Trần Hưng
Đạo, Lê Thánh Tôn, đầu phố Hàng Bài đã trồng sấu, phố Quán Thánh trồng toàn hoa sữa,
phố Lý Thường Kiệt chỉ trồng cây cơm nguội, nửa đầu phố Lò Đúc trồng sao đen…cây xà cừ
không ưa ẩm, trồng ở các khu đất cao. Khi cây đã lớn cho bóng mát thì nhiều giống cây đã lộ

ra “khuyết điểm”. Cây xà cừ lớn nhanh, tán rộng ở Châu Phi có bộ rễ cọc nhưng khi trồng
tại Hà Nội, do đất có độ ẩm cao nên rễ lại ăn ngang, có cây rễ ăn cả vào móng các nhà mặt
phố nên khả năng chịu bão kém. Sấu khó trồng, lâu lớn nhưng có ưu điểm thân khá thẳng,
tán cũng rộng, dễ ăn mới lan ngang, lá hình mắt nai lại xanh thẫm rất đẹp. Cuối mùa xuân,
hoa nhỏ li ti màu trắng nở rụng trắng vỉa hè tỏa mùi thơm dịu, làm ngây ngất người đi qua.
Đặc biệt, quả sấu xanh có vị chua được dùng để luộc rau, nấu canh hay ngâm đường làm
nước giải khát. Cây sao đen có rễ cọc, chậm lớn nhưng bù lại thân thẳng, hàng sao thẳng tắp
nom khỏe khoắn và uy nghi. Cây cơm nguội lại toát lên vẻ chân chất , mùa thu lá vàng rất
đẹp nhưng nhược điểm là lâu năm thì thân cây tự mục rỗng, vì thế những năm 70 thế kỷ XX,
thành phố đã cưa hang cơm nguội ở phố Lý Thường Kiệt trồng thay vào đó là phượng. Hàng
cây sữa ở phố Quán Thánh đến nay cũng đã quá già cỗi, trên ngọn chỉ còn vài ba cành lơ
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


4

thơ. Muồng sẫm nở hoa vàng rất đẹp nhưng lại giòn, gió lớn dễ bị gãy ngang thân. Cọ nhập
từ châu Phi cho cảm giác khát khao bầu trời, khát khao tự do nhưng khi lá rụng rất nguy
hiểm. Bàng lâu lớn, có sâu róm nhưng bù lại tán rộng. Còn bằng lăng khi đâm chồi, lá non
màu ánh tím rất lạ và đẹp… Họ cũng rút ra bài học cây lá nhỏ như me, muồng lá rụng,
không gây tắc cống như những giống lá to.
[3]
Có thể nói từ khi cây xanh được trồng trên các tuyến phố, nơi công cộng, vườn hoa,
khuôn viên công sở cho đến năm 1945 không chỉ giảm bớt cái nóng mùa hè, không khí thêm
trong sạch mà còn làm cho Hà Nội đẹp và lãng mạn hơn. Tuy nhiên, trong 9 năm thành phố
bị thực dân Pháp tạm chiếm, các quy định về cây xanh bị chính quyền sao nhãng do chiến
tranh, ngân sách bị cắt giảm nên chính quyền đã “xã hội hóa” trồng cây. Nhà nào thích
trồng cây gì thì mua về báo cho nhân viên lục lộ đến trồng. Và cây xanh Hà Nội đã không
còn như trước…
(Nguồn: Trang hanoimoi.com.vn)

a. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: (0,25 điểm)
[1]
Có thể nói từ khi cây xanh được trồng trên các tuyến phố, nơi công cộng, vườn hoa,
khuôn viên công sở cho đến năm 1945 không chỉ giảm bớt cái nóng mùa hè, không khí thêm
trong sạch mà còn làm cho Hà Nội đẹp và lãng mạn hơn. Tuy nhiên, trong 9 năm thành phố
bị thực dân Pháp tạm chiếm, các quy định về cây xanh bị chính quyền sao nhãng do chiến
tranh, ngân sách bị cắt giảm nên chính quyền đã “xã hội hóa” trồng cây. Nhà nào thích
trồng cây gì thì mua về báo cho nhân viên lục lộ đến trồng. Và cây xanh Hà Nội đã không
còn như trước…
c. Nội dung của văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? (0,5 điểm)
d. Từ văn bản anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của cây xanh đối với thủ đô Hà Nội? (0,5
điểm)
2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hà Nội và cây…
Lê Thống Nhất
Hà Nội không còn tiếng ve
Không tán cây che hè phố
Hà Nội không mùi hoa sữa
Ban trưa đổ lửa lên đầu
Hà Nội sấu chẳng còn đâu
Ngẩn ngơ nỗi sầu con gái
Hà Nội gió xe trống trải
Nơi đâu sót lại phượng hồng
Hà Nội lạnh ngắt đêm đông
Con gió chạy không gì cản
Hà Nội mùa thu sạch lắm
Lá vàng cũng chẳng hề rơi
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!



5

Bao bài hát hay một thời
“Xào xạc” thành lời khó hiểu
Bao vần thơ vương nhịp điệu
Hương thầm vắng thiếu trên tay
Bao bức tranh vẽ hôm nay
Chẳng còn bóng cây quen thuộc
Con hè chỉ còn hàng cột
Trên đầu dây buộc ngổn ngang
Hà Nội cây non xếp hàng
Đồng phục là vàng tâm đấy
Tiện lợi và hay biết mấy
Khỏi treo biển nói cây gì…
Thời gian rồi cũng trôi đi
Cây non sẽ thành cổ thụ
Đời chắt học theo sách cũ
Chặt cây mọi phố, lại trồng…
(Nguồn: Facebook Lê Thống Nhất)
a/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
b/ Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên có đặc điểm gì? (0,25 điểm)
c/ Trong văn bản trên có sự lặp lại nhiều lần của hai từ “không” và “chẳng”. Anh/chị hãy nêu
ý nghĩa của hai từ này trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả. (0,5 điểm)
d/ Từ hai văn bản đã cho, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của mình về sự
kiện cây xanh Hà Nội bị đốn chặt trong thời gian vừa qua. (0,5 điểm)
Vb1

ĐÁP ÁN
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


Câu a.

Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu b.

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
+ Phép nối bằng các quan hệ từ: Tuy nhiên, và.
+ Phép lặp: Lặp lại các từ cây, trồng cây, cây xanh, Hà Nội, quy định,...
+ Phép thế: Dùng từ "thành phố" thay cho "Hà Nội"

Câu c.

Nội dung của văn bản trên đề cập đến vấn đề cây xanh ở thành phố Hà Nội xưa
và nay: những quy định về việc trồng cây xanh, ưu nhược điểm của từng loại
cây, tác dụng của việc trồng cây.

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


6

Câu d.

Suy nghĩ về giá trị của cây xanh đối với thủ đô Hà Nội:
+ Giảm bớt cái nóng mùa hè.
+ Làm cho không khí trong lành, góp phần bảo vệ môi trường.
+ Làm cho Hà Nội đẹp và lãng mạn hơn, làm nên nét riêng, ấn tượng riêng cho
đường phố Hà Nội.


Vb2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

a.

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

b.

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên có đặc điểm:
- Có tính hình tượng
- Có tính truyền cảm
- Mang dấu ấn riêng của tác giả

c.

Trong văn bản trên có sự lặp lại nhiều lần của hai từ “không” và “chẳng”. Hai
từ này thể hiện sự phản đối, không đồng tình với việc chặt cây của tác giả.

d.

Các ý chính:
+ Trong thời gian qua sự việc nhiều cây xanh ở Hà Nội bị đốn chặt một cách
bất ngờ được nhiều người quan tâm bàn luận, gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ
phía người dân.
+ Việc chặt cây gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến môi trường, mĩ quan…
+ Phần đông người dân có thái độ phản đối gay gắt, thậm chí còn tổ chức biểu
tình bảo vệ cây.

+ Các cơ quan chức năng cần giải trình rõ lí do chặt cây, có biện pháp trấn an
người dân cũng như khắc phục hậu quả.
+ Mỗi người cần ý thức được rằng: Bảo vệ cây xanh là bảo vệ môi trường
sống. Hủy hoại cây xanh là hủy hoại tương lai…

PHẦN 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ SỐ 01. CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN ĐIỆN BIÊN
Trình bày suy nghĩ về tác hại của sự cẩu thả:
1.

GIẢI THÍCH:

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


7

Cẩu thả: là thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến
chất lượng, kết quả.
Đây là thái độ sống đáng phê phán, gây ra những tác hại nghiêm trọng.
2.

PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH:
Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, sự cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với
gian dối, thiếu ý thức. Nó là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.
- Thực tế cho thế, sự cẩu thả cũng đã trở thành một "căn bệnh" trong xã hội hiện đại.
Ví dụ: Vụ "nhân bản kết quả xét nghiệm" ở Hà Nội, rơi thanh thép khi đang thi công
dự án đường sắt trên cao đoạn đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội khiến một
người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương,...
-


Nguyên nhân:

+ Do ý thức yếu kém
+ Trình độ hiểu biết hạn chế
+ Có thể sự cẩu thả nhằm mục đích vụ lợi cá nhân
Sự cẩu thả dẫn đến những kết quả thấp kém, những tác hại khôn lường cho bản thân
và cả những người xung quanh. Ở mỗi lĩnh vực, sự cẩu thả lại mang lại những hậu
quả với mức độ khác nhau.
Dẫn chứng:
- Trong lĩnh vực y học, sự cẩu thả của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của
một con người.
Sự cẩu thả trong khâu xử lí rác thải của nhà máy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người dân.
3.

BÀN LUẬN:
- Khẳng định cẩu thả là thái độ sống đáng lên án.
- Biện pháp ngăn chặn:
+ Giáo dục nâng cao ý thức, hiểu biết của con người.
+ Pháp luật cần có các biện pháp răn đe, kỉ luật, xử phạt thích đáng với những hành
vi cẩu thả.
- Ngợi ca những con người cẩn thận, tỉ mỉ.
- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc
gì cũng cần cẩn trọng, có tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì việc mình làm,
coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người.
- Liên hệ bản thân.

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!



8

ĐỀ SỐ 02. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH
Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.
1.

Giải thích ý kiến:
- Nơi mình sinh ra (quê quán, gia đình, điều kiện, hoàn cảnh,..) là điều không thể chọn
lựa.
- Cách mình sẽ sống (cách học tập, cách đối nhân xử thế, cách vươn lên trong cuộc
sống, cách thực hiện ước mơ,…) là điều có thể chọn lựa.
=> Ý nghĩa của câu nói trên: Trong cuộc sống có những điều có thể chọn lựa và
những điều không thể chọn lựa. Hãy sống sao cho tốt đẹp để không phải hối tiếc.

2.

Phân tích, bình luận, chứng minh:
* Bạn không được chọn nơi mình sinh ra: Mỗi người ngay từ khi sinh ra đã thuộc về
một ngôi nhà, một quê hương, xứ sở. Gia đình ấy, quê hương ấy, sướng khổ, giàu
nghèo, sang hèn,... là cái có sẵn, ta không lựa chọn được.
* Nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống:
Người khác có thể định hướng cách sống cho bạn nhưng không thể thay bạn nhận
những điều mà cách sống đó mang lại.
- Cách thứ nhất:
+ Tự tin, không mặc cảm, tự hào về gia đình, quê hương dù ở trong hoàn cảnh nào.
+ Vượt khó, vươn lên, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, biến ước mơ thành
hiện thực.
+ Đối xử chân thành, cởi mở, biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh.
+ Biết cống hiến và hưởng thụ cuộc sống.

-> Cách sống tích cực, lạc quan, có ích cho xã hội, sẽ gặt hái được thành công, hạnh
phúc và được mọi người yêu quý, trân trọng.
- Cách thứ hai:
+ Luôn tự ti, mặc cảm, thậm chí phủ nhận, rũ bỏ nguồn cội của mình.
+ Đổ lỗi cho hoàn cảnh, không chịu vươn lên.
+ Cư xử với mọi người: hẹp hòi, ích kỉ, bon chen, đố kị,...
-> Cách sống tiêu cực, không những không đạt được thành công, hạnh phúc mà còn
có thể làm ảnh hưởng đến người khác.
* Nêu lựa chọn cách sống của bản thân: Cách thứ nhất.

3.

Bài học nhận thức và hành động:

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


9

- Mỗi người nên tự làm chủ cuộc đời mình, đừng để người khác quyết định thay việc
mình sẽ sống như thế nào.
- Cần lựa chọn lối sống đẹp.

ĐỀ SỐ 03. THPT CHU VĂN AN LẦN 1
Đừng sống cho người khác nhìn và đừng nhìn người khác mà sống.
Hãy viết một bài văn ngắn ( 400-600 từ ) để trao đổi, bàn luận và đưa ra những ý
kiến của anh ( chị ) về quan điểm trên.
1.

Giải thích:

- "Đừng sống cho người khác nhìn": Không nên sống giả dối, giả tạo, không đúng với
mong muốn và bản chất thực sự của mình vì e ngại những người xung quanh.
- "Đừng nhìn người khác mà sống": Không nên sống theo người khác, bắt chước
người khác một cách máy móc mà đánh mất đi chính bản thân mình.
=> Hãy sống là chính mình.

2.

Bàn luận mở rộng vấn đề:
- Ý kiến đã nêu ở đề bài phê phán hai thái độ sống sai lầm khá phổ biến trong xã hội.
Một số người luôn sống trong nỗi sợ hãi e ngại, bị mọi người xung quanh đánh giá,
nhận xét, phê bình nên luôn lấy điều đó để tự uốn nắn thay đổi bản thân cho vừa lòng
mọi người. Từ đó, có thể sẽ trở thành kẻ nhu nhược yếu đuối, không có chính kiến và
nghị lực trong cuộc sống.
- Một số người luôn cảm thấy tự ti, họ chỉ nhìn theo, sống theo, bắt chước những
người khác mà không có đủ khả năng và bản lĩnh sống như bản thân mình mong
muốn. Họ tự biến mình thành những bản sao của người khác trong cuộc đời.
- Thái độ sống đúng đắn cần có: Hãy sống đúng như bản chất thật của mình, trung
thực với chính mình, chân thành với người khác, thể hiện bản sắc cá nhân, khẳng định
bản thân giữa cuộc đời. Chúng ta hãy sống dũng cảm, tự tin, có bản lĩnh và luôn là
chính mình.
- Tuy nhiên Đừng sống cho người khác nhìn không có nghĩa là chúng ta khiến mình
trở thành kì lạ,đối lập và xa lạ với thế giới xung quanh. Đừng nhìn người khác mà
sống không có nghĩa là chúng ta cự tuyệt mọi ảnh hưởng tốt đẹp của người khác.

3.

Bài học nhận thức và hành động:
- Cần xác định thái độ sống đúng đắn và tích cực: Sống có bản lĩnh, luôn là chính
mình nhưng vẫn hòa hợp với cuộc đời chung và không ngừng học hỏi những điều tốt

đẹp để tự hoàn thiện bản thân.

PHẦN 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


10

ĐỀ SỐ 01. CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN ĐIỆN BIÊN LẦN 1
Bàn về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh có ý
kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của enngười phụ nữ trong tình
yêu”.Ý kiến khác lại cho rằng: “Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ
nữ đang yêu”.
Từ cảm nhận về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng", anh/chị hãy bình luận về
các ý kiến trên.
1.

2.
a.

b.

KHÁI QUÁT:
- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời
thường.
- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong
bài thơ, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng “em” với những vẻ đẹp của

người phụ nữ khi yêu.
- Giải thích các ý kiến:
+ “Vẻ đẹp truyền thống”: vẻ đẹp có từ xưa, được bảo tồn trong cuộc sống hiện đại,
trở thành nét đặc trưng về tinh thần, văn hóa của cộng đồng, dân tộc…
+ “Vẻ đẹp hiện đại”: thời đại ngày nay, con người có đời sống văn hóa, tinh thần tự
do, dân chủ, không bị ràng buộc bởi những hệ tư tưởng phong kiến.
- Hai ý kiến đề bài đưa ra đều đúng, bổ sung cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn thiện
vẻ đẹp của hình tượng “em” trong tình yêu tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm.
PHÂN TÍCH:
“Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu”
- Tình yêu của “em” gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. (nỗi nhớ tràn ngập không
gian, thời gian; cả ý thức lẫn vô thức: “cả trong mơ còn thức”)
- Chung thủy , son sắt trong tình yêu: Với em không chỉ có phương Bắc, phương
Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian
của tương tư.
- Khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách
trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, “em”- trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù
lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc “Cuộc đời tuy dài
thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa"
“Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu”.
- Tâm lí phong phú, đa dạng, luôn chứa đựng biến động, thao thức thất thường,
vừa nồng nàn, táo bạo, tha thiết, vừa tỉnh táo, đắm say
- Trong tình yêu “em” không cam chịu, nhẫn nhục mà luôn chủ động, khao khát
kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng cảm, bao dung “Sông hiểu nổi mình/ Sóng
tìm ra tận bể”; dám chủ động, trực tiếp bày tỏ tình yêu “Lòng em nhớ đến anh/ Cả
trong mơ còn thức”

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!



11

c.

3.

- “Em” dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu
rộng lớn của cuộc đời "Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển
lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ"
Nghệ thuật:
- Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào, sôi nổi, vừa êm dịu, lắng sâu. Kết cấu song
trùng hai hình tượng “sóng” và giúp người phụ nữ biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và
những quan niệm về tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa sâu sắc, mang tính truyền
thống.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ thuật so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa.
ĐÁNH GIÁ:
- Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong
tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện
đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về
tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa
trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng
tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.
Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở
cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. "Sóng"
xứng đáng là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và
thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung.

ĐỀ SỐ 02. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ [Vợ nhặt – Kim Lân] và nhân vật người đàn bà hàng chài

[Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu] để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn
tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ này.
1.

2.

Giới thiệu chung:
- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về
đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
"Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về
người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành
công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin
tưởng vào cuộc sống.
- Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu trong nên văn học hiện đại Việt Nam,
được đánh giá là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất" cho công cuộc đổi mới
văn học từ sau 1975.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách văn xuôi và những
đổi mới trong sáng tác của ông. Tác giả đã khắc họa nhân vật người đàn bà hàng chài
- một người phụ nữ nghèo, lam lũ, vất vả nhưng vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp,
quý báu.
Phân tích:
* Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà cụ Tứ:

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


12

3.


- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp
đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con.
- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các
con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con
sẽ hạnh phúc. Bà giấu nỗi đau buồn, lo lắng để nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm
hi vọng vào tương lai.
- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất
vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng
cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con:
+ Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó
ba đời". Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: " Tràng ạ,
khi nào...đàn gà cho mà xem". Trong bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã để cho bà cụ gần
đất xa trời lại trải qua bao khốn khổ cuộc đời là người nói nhiều nhất về tương lai
hạnh phúc. Thì ra chính tình thương yêu con đã khiến cho sức sống, sự lạc quan ở
người mẹ ấy bùng lên mạnh mẽ.
+ Trong hành động: Bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, quét dọn sân vườn cho sạch sẽ;
nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn ngày đói như để ăn mừng nhân ngày con
trai lấy được vợ.
* Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người đàn bà
hàng chài:
- Rất mực yêu thương con: tận tâm bảo bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn
thương…
- Chấp nhận chung sống vời người đàn ông vũ phu chứ quyết không chịu bỏ cũng vì
muốn những đứa trẻ luôn có bố "đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình như ở trên đất được"
- Hạnh phúc bình dị là khi nhìn những đưa con được ăn no.
=> Chính tình thương con là sức mạnh để chị tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
Đánh giá:
- Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả hai
nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Cả hai nhân vật đều được đặt vào những

tình huống éo le, đặc biệt và đều được các tác giả đi sâu khai thác thế giới bên trong
nội tâm nhân vật.
- Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng hai người mẹ này đều có nét chung là trải qua nhiều
nỗi khổ cực trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan, niềm tin vào tương lai và cội
nguồn sâu xa của những điều đó chính là nhờ tình yêu thương con vô bờ. Hai nhân vật
này đã góp phần hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam.

ĐỀ SỐ 03. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 1
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” (SGK
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục) của nhà thơ Quang Dũng.
1

Giới thiệu chung:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,... nhưng thành

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


13

2

công hơn cả là trong lĩnh vực thơ ca.
- "Tây Tiến" là bài thơ xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Quang Dũng, cũng là
một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống
Pháp. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng
vừa hào hoa.
Phân tích vẻ đẹp người lính Tây Tiến:
a/ Vẻ đẹp hào hùng:
* Được khắc họa tập trung trong tương quan với khung cảnh thiên nhiên miền Tây

hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ.
* Những biểu hiện cụ thể:
- Những người lính có lí tưởng yêu nước cao cả. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng
tiếc đời xanh” đã kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng yêu nước của những chàng trai thanh
niên Hà Nội. Họ là những chàng trai thời loạn tự nguyện xếp bút nghiên ra chiến
trường, sẵn sàng dấn thân, xả thân cho đất nước với lí tưởng cao cả “quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh”.
- Những người lính có ý chí , nghị lực, đối mặt vượt lên mọi khó khăn thử thách. Biết
bao khó khăn chồng chất: sự hiểm trở cả địa hình (“Dốc lên khúc khuỷu”, “heo hút
cồn mây”…), sự oai linh của rừng thiêng nước độc (“Chiều chiều oai linh thác gầm
thét”), sự rình mò của thú dữ (“đêm đêm…cọp trêu người”…)…, sự dãi dầu của thân
xác trong một thời gian dằng dặc (“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”…), sự hoành
hành của bệnh tật nơi “Lam Sơn chướng khí” (“không mọc tóc”, “xanh màu
lá”…)…Vậy mà những người lính ấy không hề nản chí, chùn bước.
- Người lính đối mặt với cái chết – thử thách nghiệt ngã nhất mà không hề bi lụy.
=> Người lính Tây Tiến qua hồi tưởng của nhà thơ dù phải đốii diện với những khó
khăn mất mát nhưng vẫn hiện ra kì vĩ, oai phong, kiêu hùng và cũng thật hào hùng.
b/ Vẻ đẹp hào hoa:
* Để khám phá và thể hiện chân thực vẻ đẹp hào hoa của người lính, nhà thơ đã đặt
hình tượng này trong tương quan với khung cảnh nên thơ, thi vị, huyền ảo, duyên
dáng của thiên nhiên miền Tây.
* Những biểu hiện cụ thể:
- Cảm nhận tài hoa, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây:
+ Họ ngỡ ngàng nhận ra “hoa về trong đêm hơi” ở Mường Lát.
+ Họ sảng khoái khi ngắm “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
+ Họ thực sự thấy ấm áp khi cảm nhận hương vị cơm lên khói, hương “thơm nếp
xôi” ở Mai Châu.
+ Chỉ những người lính Tây Tiến mới nhìn những bó đuốc cháy sáng trong đêm hội
liên hoan ở một vùng đất tưởng như bị lãng quên hoang vu thành “đuốc hoa”, mới
thấy “hoa đong đưa” như làm duyên cùng dòng nước lũ.

+ Chất hào hoa đã gửi vào cái nhìn cảnh vật tạo nên những câu thơ đầy ám ảnh:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
Câu thơ chất thi sĩ trong sâu thẳm tâm hồn người lính Tây tiến, trong khoảnh khắc
giao cảm bất ngờ với hồn tạo vật.

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!


14

- Những câu thơ viết về nỗi nhớ làm cho tâm hồn người lính thăng hoa “Đêm mơ Hà
Nôi dáng kiều thơm” vô cùng lãng mạn, bay bổng.. Chính nỗi nhớ, ước mơ hướng về
một góc phố, một ngõ nhỏ, về những dáng kiều thơm ấy đã tiếp sức, nâng bước cho
người lính trẻ Hà Nội thêm vững vàng, quyết tâm chiến đấu, xả thân vì tổ quốc.

3

c/ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả hình tượng:
- Quang Dũng đã chọn cách thể hiện vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một cách độc
đáo”
+ Sự hòa trộn giữa hiện thực và trữ tình, bi và tráng…
+ Bút pháp tương phản…
+ Ngôn từ thơ giàu chất họa và chất nhạc…
Đánh giá:
Bài thơ giúp ta thêm hiểu, trân trọng, tự hào về những người lính trí thức, trân trọng
sự sáng tạo đầy bản sắc và bản lĩnh của Quang Dũng.

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!




×