Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của huyện dak mil tỉnh dak nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.34 KB, 9 trang )

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

TỔ TOÁN – LÝ - TIN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đak Mil, ngày 21 tháng 10 năm 2014

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2014 – 2015
--------------------------A. Thông tin cá nhân:
1. Họ và tên: NGUYỄN DUY MẠNH
2. Ngày tháng năm sinh: 03/11/1989

Giới tính: Nam
Năm vào ngành giáo dục: 2014

3. Trình độ học vấn: 12/12
4. Tổ chuyên môn: Đại học sư phạm lý
5. Chức vụ: Giáo viên
6. Nhiệm vụ được phân công:
- Chủ nhiệm lớp 8A5
- Giảng dạy các lớp: Lý 8A123456, Công nghệ 8A123456, Nghề Điện dân dụng 9A1,6
B. Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014-2015:
Thực hiện Kế hoạch số:10/KH-PGDĐT-GDTrH, ngày 24/6/2014 của Phòng giáo dục
và đào tạo Đak Mil về việc ban hành kế hoạch dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ
thông và thường xuyên năm học 2014-2015;
Thực hiện Kế hoạch số: 07/KH-THCS, ngày 25/09/2014 của Hiệu trưởng trường
THCS Lê Hồng Phong về việc ban hành hướng dẫn kế hoạch dưỡng thường xuyên năm học
2014-2015;
Tôi xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2014-2015 như sau:


I- Mục tiêu:…………………………………………………………………………...
II-Nội dung tự bồi dưỡng năm học 2014-2015.
a. Nội dung bồi dưỡng 1:
- Nội dung: Các nội dung về đường lối, chính sách phát triển giáo dục của các cấp học,
chương trình, SGK, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục theo từng cấp học.
- Thời lượng: 30 tiết
- Hình thức, thời gian học:
..............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………..
..............................................................................................................................
b. Nội dung bồi dưỡng 2:


- Nội dung: Các nội dung về bồi dưỡng phát triển giáo dục theo từng cấp học của địa
phương, thực hiện chương trình, SGK, kiến thức giáo dục địa phương, phối hợp với các dự án
để bồi dưỡng theo kế hoạch.
- Thời lượng: 30 tiết
- Hình thức, thời gian học:
..............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………..
..............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………..
c. Nội dung bồi dưỡng 3:
- Nội dung:
Yêu cầu
chuẩn nghề
nghiệp cần bồi
dưỡng
I. Nâng cao
năng lực hiểu

biết về đối
tượng giáo
dục

VI. Tăng
cường năng
lực dạy học


mô đun

THCS
3

THCS
17

THCS
19

XI. Tăng cường
năng lực làm
công tác giáo
viên chủ nhiệm
lớp

THCS
31
THCS
32


Tên và nội dung mô đun

Mục tiêu
bồi dưỡng

Giáo dục học sinh THCS cá biệt
1. Phương pháp thu thập thông tin về HS
cá biệt
2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt
3. Phương pháp đánh giá kết quả rèn
luyện của HS cá biệt

Sử dụng được các
phương pháp dạy
học, giáo dục học
sinh THCS cá biệt

Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục
vụ bài giảng
1. Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng
2. Các bước cơ bản trong thực hiện
phương pháp tìm kiếm thông tin phục
vụ bài giảng
3. Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng
Dạy học với công nghệ thông tin
1. Vai trò của công nghệ thông tin trong
dạy học
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học

Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
2. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên
chủ nhiệm ở trường THCS
3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
1. Các hoạt động của giáo viên chủ
nhiệm cấp THCS
2. Các hình thức tổ chức hoạt động của

Sử dụng được các
phương pháp, kĩ thuật
tìm kiếm, khai thác,
xử lí thông tin phục
vụ bài giảng

Có biện pháp để
nâng cao hiệu quả
dạy học nhờ sự hỗ
trợ của công nghệ
thông tin
Có kĩ năng lập kế
hoạch công tác chủ
nhiệm

Thời
gian
tự học
(tiết)


10

10

10

15

15
Có kĩ năng tổ chức
các hoạt động trong
công tác chủ nhiệm

Thời gian học
tập trung (tiết)

thuyết

Thực
hành

2

3

2

3

2


3


Yêu cầu
chuẩn nghề
nghiệp cần bồi
dưỡng


mô đun

Tên và nội dung mô đun
giáo viên chủ nhiệm cấp THCS
3. Phương pháp và hình thức tổ chức các
hoạt động của công tác chủ nhiệm cấp
THCS

Mục tiêu
bồi dưỡng

Thời
gian
tự học
(tiết)

Thời gian học
tập trung (tiết)

- Thời lượng: 60 tiết

- Hình thức, thời gian học:
..............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………..
III. Các biện pháp thực hiện:
Trên đây là kế hoạch cá nhân về công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 20142015.
TỔ TRƯỞNG

GIÁO VIÊN

HIỆU TRƯỞNG


Module 3:

Nội dung giáo dục học sinh cá biệt

Để giáo dục được học sinh cá biệt người giáo viên cần phải nắm được các yêu cầu cần
thiết sau như:
- Đặc điểm tâm lý của học sinh cá biệt.
- Những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến học sinh, bạn bè và môi trường sống
như:
+ Ảnh hưởng của nhóm bạn.
+ Ảnh hưởng của gia đình.
+ Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác.
-

Những khó khăn về từng phương diện của học sinh.

-


Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh.

- Tạo cho học sinh niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị trong cuộc sống.
- Giáo viên phải nắm được khả năng nhận thức, động cơ học tập của từng học sinh.
- Tính cách với những đặc điểm cơ bản, coi trọng để phát huy nét tích cực và triệt
tiêu nét tiêu cực của học sinh.
- Giáo viên phải hỗ trợ học sinh thay đổi thói quen chưa tốt và các hành vi lệch lạc.
Để làm được các yêu cầu trên giáo viên phải có phương pháp thu thập thông tin về học
sinh cá biệt bằng các phương pháp sau:
- Tổ chức cho học sinh viết về những điều có ý nghĩa đối với bản thân cà cuộc sống
theo quan niệm của từng học sinh.
- Trò chuyện với học sinh cá biệt ngoài giờ học. Ngoài ra giáo viên còn có nhiều
phương pháp để thu thập thông tin khác của học sinh cá biệt như:
+ Quan sát trong quá trình cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh trong đó
chúng ta cần lưu ý một số điểm để tránh sai lệch trong quan sát như: tôn trọng những gì
đang diễn ra tự nhiên, không áp đặt, không định kiến…
+ Tìm hiểu học sinh thông qua nhóm bạn thân.
+ Tìm hiểu học sinh thông qua gia đình.
+ Tìm hiểu học sinh thông qua cán bộ lớp, người người xung quanh trong lớp học.
+Tìm hiểu học sinh thông qua giáo viên khác và cán bộ đoàn.
+ Tìm hiểu học sinh thông qua hàng xóm của gia đình.
Sau khi thu thập nắm bắt được các yêu cầu cần thiết giáo viên đưa ra các cách thức
giáo dục học sinh cá biệt:
- Giáo viên tiếp cận cá nhân xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh
cá biệt.
- Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.


- Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay
đổi thói quen, hành vi cũ.

- Quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của
học sinh cá biệt.
- Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt hoàn thiện nhân cách.
- Giáo viên cần tránh củng cố tiêu cực để học sinh không chán nản, giận dữ, bất lực…
- Giáo viên phải biết sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả Logic.
- Giáo viên phải biết khơi dây hoài bão và ý thức tự giáo dục của học sinh.
- Giáo viên áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học
sinh cá biệt.
- Giáo viên phải thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi chặt chẽ với cha mẹ học sinh.
Học sinh cá biệt thường xảy ra những bộc phát xung đột bốc đồng, thiếu ý thức. Dựa vào
những hành vi, thói xấu, trở thành những động cơ, thành những nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến các hành vi sai lệch chuẩn của học sinh, chúng ta không phân tích các nguyên nhân bên
trong dẫn đến biểu hiện hư, chưa ngoan, chúng ta tạm khái quát chia học viên cá biệt thành 4
loại, để từ đó định hình các biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả:
(1)- Ăn tiêu quá mức:
- Loại học sinh này trọng nhu cầu vật chất, ăn uống tiêu pha bừa bãi, có khi dẫn đến đua
đòi, ham chơi,nghiện game... thường nhu cầu của các em vượt quá khả năng cung cấp của
gia đình, nên dẫn đến trộm cắp, phạm pháp, lừa dối.
- Gia đình do nuông chìu, ít quan tâm giáo dục nên con họ dễ ảnh hưởng những mối
quan hệ xấu.
* Ta phải kết hợp gia đình, giám sát chặt chẽ, hướng các em vào các hoạt động
đóng góp có ý nghĩa.
(2)- Vô kỷ luật - Vô lễ:
- Loại học sinh này thường gặp nhất. Các em thường sống buông thả, tự do, nói năng
ứng xữ tuỳ tiện, ít suy nghĩ trước khi nói và hành động. Phần lớn các em sống trong những
gia đình không có nền nếp, ít chú ý giáo dục con cái, thường cha mẹ ly dị hoặc chết, các em
sống với người thân.
* Đối với các trường hợp này ta phải nghiêm khắc, buộc đi vào khuôn khổ, kết
hợp phương pháp thuyết phục.
(3)- Hay gây gổ:

- Các em thường coi trọng bản thân ( nhiều khi lố bịt kệch cỡm). Thích được đề cao sức
mạnh và khẳng định sức mạnh của mình trước người khác. Phần lớn các em chịu ảnh hưởng
phim truyện, Internet, game…, hành động hoặc có quan hệ dân xã hội đen, cũng có khi ảnh
hưởng tiêu cực của gia đình.
* Đối với các học sinh này ta phải hướng tính can đảm vào các hành động có ý
nghĩa đạo đức để giáo dục.


(4)- Lười biếng, ích kỷ:
- Học sinh loại này thường ngại khó, sợ khổ, không có lòng kiên trì, thiếu bản lĩnh tự ti,
không quyết đoán, ngại lao động và học tập. những em này thường là những nguyên nhân của
những cuộc ganh đua bè phái, thiếu lành mạnh trong lớp, hay gian lận trong kiểm tra thi cử.
các em thường được nuông chìêu, ít được quan tâm, đôn đốc học tập.
* Đối với các học sinh này ta phải động viên tham gia các hoạt động phong trào
thi đua sôi nổi trong học tập, hoạt động ngoại khoá, để lôi cuốn đồng thời động viên những
tiến bộ dù nhỏ để xây dựng lòng tin vào bản thân.
Những biểu hiện phân loại nói trên chỉ là tương đối. Thực tế còn nhiều biểu hiện
và có thể phân loại thêm một số dạng khác.
Để giáo dục được học sinh cá biệt người giáo viên những người làm nghề giáo dục cần
phải
- Góp phần nâng cao nhận thức cho cho học sinh để học sinh tự điều chỉnh bản thân,
hoà nhập với tập thể phát huy năng lực, năng khiếu tiềm ẩn của mình
Việc giáo dục một học sinh cá biệt chắc chắn không phải một sớm một chiều mà đạt hiệu qủa
theo như ý muốn được và cũng không chỉ có thực hiện một trong những biện pháp mà phải
biết kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp trên, và có sự đồng thuận, đồng bộ và thống nhất
giữa các đối tượng có liên quan : Giữa BGH với Giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và
những người liên quan như cha mẹ, người thân, chính quyền địa phương, Ban ngành đoàn
thể, bạn bè…
Module 17: Tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng.
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức

cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra,
truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân
khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố
nhiễu.
- Kết quả:
+ Bản thân nắm chắc các bước, hình thức khai thác xử lí thông tin phục vụ bài giảng.
+ Khai thác, xử lí thông tin vào bài giảng cần bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng
bài, phù hợp với điều kiên thực tế của lớp dạy. Khai thác và ứng dụng các thông tin vào bài
giảng một cách tốt nhất.
+ Giúp đỡ các đồng nghiệp biết khai thác, xử lí thông tin trên Internet vào bài giảng.
+ Công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy trong sự phát triển xã hội


+ CNTT ứng dụng trong dạy học giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt
hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri
thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm.
+ CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn
diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Điều này làm nên động lực để các
trường, các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để đạt đến các chuẩn đề ra.
+ Thay đổi hình thức đào tạo
+ Nhờ có Internet mà con người có thể trao đổi các thông tin trong cuộc sống, đặc biệt đối
với giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm giang dạy, phương pháp truyền đạt cho từng mảng
kiến thức, từng nội dung của bài học…
Module19: Dạy học với công nghệ thông tin
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ:
“Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi
phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã
hội học tập”.
- Kết quả:
+ Vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thành thạo

+ Nắm rõ vai trò, tính chất, đặc điểm, tác động, ứng dụng CNTT trong dạy học.
+ Hiểu rõ đặc điểm của từng phần mềm( word, Excel, Carbri, Violet, Sketchtpad…), để khai
thác và sử dụng trong dạy học.
+ Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông
tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học.
+ Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau
trong một slide
+ Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp
với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng


+ Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên
màn hình
+ Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh,
phim tư liệu
+ Nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng
+ Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công
việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ
giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả
cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của
mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
+Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và hơn ai hết
chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập.
Module 31:

Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

a,Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định
quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế

hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc
thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy
quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với
các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THCS là đoàn trường, chi
đoàn GV, hội PHHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
b, Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để
vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp… Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư
phạm.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí
của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương
pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh.
Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ thống phát
triển nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau:
Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các
lớp khác.
Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.


c, Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
Theo tôi lập công tác chủ nhiệm bao gồm các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi, khó khăn :
III. NHỮNG CÔNG VIỆC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Phân loại học sinh : (sau khi khảo sát đầu năm học) - Tổng số học sinh:……
2. Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp
Danh sách đội ngũ tự quản:

1.
Lớp trưởng:
2.
Lớp phó học tập:
3.
Lớp phó lao động – vệ sinh:
4.
Thủ quỹ lớp:
5.
Tổ trưởng tổ 1
6.
Tổ trưởng tổ 2
7.
Tổ trưởng tổ 3
8.
Tổ trưởng tổ 4
3. Nhiệm vụ chung :
4. Xây dựng tập thể học sinh tự quản:
a. Mục tiêu
b. Biện pháp thực hiện
5. Tổ chức các hoạt động GDNGLL:
a. Mục tiêu
b. Biện pháp thực hiện:
6. Xác định mục tiêu phấn đấu chung .
a. Mục tiêu
b. Biện pháp thực hiện
7. Kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng




×