Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất tại quận tây hồ TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.97 KB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội và sau thời gian thực tập tại UBND quận Tây Hồ,
TP Hà Nội. Em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm
quý báu từ thực tiễn cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá
nhân đã giúp đỡ trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của
Th.s Phan Văn Hoàng, đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành
cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai đã trang bị cho em
những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đồ án
cũng như cho công tác của em sau này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND quận và phòng Tài
nguyên và Môi trường quận Tây Hồ đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp cận
với các vấn đề mới mẻ trong thực tế. Giúp em làm rõ được mục tiêu nghiên
cứu đồ án.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người
đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường và
trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016
Sinh viên

Trương Quang Vũ

I


MỤC LỤC


II


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1

Kết quả cho thuê đất trên địa bàn quận trong 3 năm
(2013 – 2015)

Bảng 2
Bảng 3

Tình hình hồ sơ địa chính của các đơn vị hành chính
Kết quả thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn quận

Bảng 4

(2013 – 2015)
Kết quả thanh tra đất đai của quận Tây Hồ

Bảng 5

(2013 – 2015)
Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh

Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8

chấp đất đai (2013 – 2015)

Hiện trạng sử dụng đất đai quận Tây Hồ 2015
Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2005 – 2010
Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2010 – 2015

III

45
47
51
52
53
58
60
62


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

TT
TTLT
BTC
BTNMT

UB
CT
TW
TTg

Chính phủ

Nghị định
Thông tư
Thông tư liên tịch
Bộ tài chính
Bộ tài nguyên môi trường
Quyết định
Ủy ban
Chỉ thị
Trung ương
Thủ tướng

IV


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các
nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm
trong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống
trong lòng đất.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố
định trong không gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp
lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở làm cho
mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị
và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây
dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức
xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với

nước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để
giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương
trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước
ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá
đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước.[5]
Tây Hồ là quận được thành lập theo Nghị định số 69/CP ngày
28/10/1995 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1996. Với
lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, quận Tây Hồ có nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế xã hội. Các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển

1


mạnh. Mô hình sản xuất nông nghiệp đơn thuần dần được chuyển dịch theo
hướng nông nghiệp kết hợp khai thác dịch vụ sinh thái.
Sự đô thị hóa và tốc độ gia tăng dân số diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn
đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành nói
riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi UBND quận Tây Hồ phải có
những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu
quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, em chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng quản lý và sử dụng đất tại quận Tây Hồ - TP. Hà Nội”.
Mục tiêu và yêu cầu
Mục tiêu
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất tại quận Tây
Hồ thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử
dụng đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ - TP. Hà Nội.
Yêu cầu

- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai.
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về quản lý sử dụng đất đai
1.1.1. Cơ sở lý luận chung
- Khái niệm đất
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,
địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện
tích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất
đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có
ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa
đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ
văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt
động của con người.[6]
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc
phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí
cố định trong không gian.[3]
- Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được
sử dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “ những hoạt động của

con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có
tác động lên chúng”.[1]
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn,
nước, phân hoá học ...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ

3


mùa vụ ...) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động
môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử
dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng
đất khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi
phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi
các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể
khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như
diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng..., cần chú ý đến việc thích ứng với
điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố
bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng.
Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân
số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất
đai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất
cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do
đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con
người. Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội.[2]

- Vấn đề quản lý đất đai
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến
việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất
đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê
hoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và

4


quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa
đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu
giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử
dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản.
Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các
hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng
đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.
Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất
đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai
và pháp luật liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước
xác định một số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước;
tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của
lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức
địa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp
về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế.
1.1.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới
Thụy Điển: phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý
và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ
pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng
giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước.

Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào
loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạt
động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng
đất, đăng ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi
ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá. Pháp luật và chính sách đất

5


đai ở Thụy Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh
tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội.
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây
gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư
nhân. Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua
bán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn
đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất
đai và hệ thống đăng ký...[4]
Pháp: Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng
trên một số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo
quản lý sử dụng đất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai.
Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và
không gian tư nhân. Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc
sở hữu Nhà nước và tập thể địa phương. Tài sản công cộng được đảm bảo lợi
ích công cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua,
bán được. Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện,
nhà văn hoá, bảo tàng ...
Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và
đảm bảo lợi ích song hành. Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và
thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu

của mình. Chỉ có lợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường
chỗ và trong trường hợp đó, lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một
cách công bằng và tiên quyết với lợi ích tư nhân.
Chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản
xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất. Sử dụng đất
nông nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:
Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở

6


cũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định. Nghiêm cấm việc xây
dựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác.
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối
với một số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng,
đất mới dành cho ươm cây trồng.
Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện
thuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm
phán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung
các thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn.
Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người
mua, muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán. Việc bán
đất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ. Đất này được ưu tiên bán
cho những người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn.
Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động
mua bán, chuyển nhượng đất đai. Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ
môi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất. Văn tự chuyển đổi chủ
sở hữu đất đai có Toà án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi.
Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí
cho các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa

phương chi trả.
Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy
định của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô
thị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển.[4]
Trung Quốc
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã
hội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập
thể của quần chúng lao động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm,

7


mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, Nhà
nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu
tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất.
Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là
quốc sách cơ bản của Trung Quốc.
Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại:
- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình
thuỷ lợi và đất mặt nước nuôi trồng.
- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng
cho mục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng
sản và đất dùng cho công trình quốc phòng.
- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên.
Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha
đất canh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình. Vì vậy Nhà nước có chế độ
bảo hộ đặc biệt đất canh tác.
Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo
mục đích sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6

đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị
trưng dụng. Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ
4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị
trưng dụng, cao nhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị
trưng dụng 3 năm trước đó. Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm,
lạm dụng tiền đề bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị
trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác.[4]
Australia
Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia

8


có được cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đất
đai nói riêng từ rất sớm. Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đến
khi trở thành quốc gia độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australia
mang tính kế thừa và phát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi và
gián đoạn do sự thay đổi về chính trị. Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp
luật và chính sách đất đai phát triển nhất quán và ngày càng hoàn thiện, được
xếp vào loại hàng đầu của thế giới, vì pháp Luật đất đai của Australia đã tập
hợp và vận dụng được hàng chục luật khác nhau của đất nước.
Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở
hữu Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân. Australia công nhận Nhà nước và
tư nhân có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất. Phạm vi sở hữu
đất đai theo luật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà
nước có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng
sản quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ …( theo sắc luật về đất đai khoáng
sản năm 1993).
Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ
sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa

kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai. Tuy
nhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử
dụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng
thu dó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thoả đáng.[4]
1.2. Công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.2.1. Cở sở pháp lý về quản lý sử dụng đất đai
Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên đất đã được quan tâm từ rất
sớm. Những năm đầu của thập kỷ 80, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống
chính sách về đất đai phù hợp với tình hình đất nước thể hiện ở chính sách
thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong

9


cả nước, đồng thời thực hiện công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống
kê đất đai trong cả nước. Đặc biệt ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua quy định: “Đất đai, rừng núi, sông
hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục
địa… đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công
tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.
Nội dung quản lý đất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực khi
thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày
13/01/1981 về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợp
tác xã nông nghiệp. Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
được coi là tiền đề cho những chính sách mang tính cải cách sâu rộng sau này.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội khoá VIII chính thức thông qua Luật đất
đai 1988 và nó chính thức có hiệu lực từ ngày 08/01/1988. Nghị quyết
10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ gia đình sử
dụng ổn định lâu dài là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát

triển của công tác quản lý sử dụng đất đai trong giai đoạn xây dựng đổi mới
đất nước.
Cùng với những bước phát triển của cơ chế thị trường, Nhà nước thực
hiện chính sách hội nhập với thế giới, Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu
điểm khởi đầu của công cuộc đổi mới chính trị. Tại điều 17 quy định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật”.
Đồng thời Luật đất đai 1988 không còn phù hợp và bộc lộ nhiều điểm
bất cập, chính vì vậy ngày 01/07/1993 Luật đất đai 1993 được thông qua,
chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Tiếp đó là Luật đất đai bổ sung
một số điều của Luật đất đai 1993, 2001.

10


Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan
trọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi
quan trọng như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông lâm
nghiệp được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng
đất được hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế
chấp quyền sử dụng đất….và quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai. Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về việc giao đất nông nghiệp
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản
lý, sử dụng đất lâm nghiệp.
Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật
đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Và đến ngày
29/11/2013 Luật đất đai 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014. Luật đất đai
2013 đã vận dụng cũng như kế thừa những chính sách mang tính đổi mới, tiến

bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trước đây đồng thời tiếp thu, đón đầu
những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình
kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Tại điều 22 Luật đất đai 2013 quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai, bao gồm:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều
tra xây dựng giá đất.

11


- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Cùng với Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị … đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất
đai. Hệ thống văn bản pháp Luật đất đai được đánh giá là tương đối hoàn
chỉnh với những nội dung quy định cụ thể: về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai; về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về thu tiền sử
dụng đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hướng
dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

12


1.2.2. Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng đất đai ở Việt Nam
1.2.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về đai đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới
người sử dụng đất.
Ngày 01/07/1980 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/CP về việc
Thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong
cả nước.
Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về
công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệu

lực thi hành từ ngày 08/01/1988.
Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất
cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, Nghị quyết là dấu mốc có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp.
Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích sản xuất nông nghiệp.
Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản lý,
sử dụng đất lâm nghiệp.
Nghị định 34/CP ngày 23/04/1994 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy Tổng cục Địa chính (nay là
Bộ Tài nguyên và Môi trường).

13


Ngày 02/12/1998 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật đất đai năm 1993.
Nghị định 17/CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyển sử dụng đất
và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Ngày 29/06/2001 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật đất đai năm 1993.
Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 quy định về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế
chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật
đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị … hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật đất đai, cụ thể:
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.
Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.

14


Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực

hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn về trình tự,
thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Quyết định 4033/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế bán đấu giá đất tạo
vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nghị định 129/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số
15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế
sử dụng đất nông nghiệp.
Ngày 29/11/2013 Quốc hội thông qua Luật đất đai 2013, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2014. Cùng với Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã ban
hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị … hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật
đất đai
Nhìn chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ là tương đối đầy đủ, phù hợp với điều

15


kiện và tình hình sử dụng đất ở Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp luật sau
Luật đất đai 2013 đã quy định chi tiết, đầy đủ đảm bảo quản lý thống nhất
toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật.
1.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính
Ranh giới hành chính được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định
hoặc các điểm mốc giới và được khoanh vẽ trên bản đồ.
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991, các địa phương trên cả nước
đã tiến hành đo đạc, xác định địa giới hành chính trên cơ sở vùng lãnh thổ đã
được xác định theo Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980.

Tính đến nay toàn quốc có 63 Tỉnh, thành phố với tổng diện tích tự
nhiên là 33.121.159 ha.
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ công tác quản lý Nhà nước
đối với địa giới hành chính.
Hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng trên cơ sở Chỉ thị 364/CP đã
được xây dựng hoàn thiện tới từng xã, phường, thị trấn. Cơ bản địa giới hành
chính đã được xác định cụ thể, rõ ràng và được quản lý theo đúng quy định
của Nhà nước.
Bản đồ hành chính thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo
địa danh và một số yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hiện nay toàn quốc cơ
bản đã xây dựng xong hệ thống bản đồ hành chính của 63 tỉnh, thành phố.
1.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất;
điều tra xây dựng giá đất
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.

16


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ
quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giúp cơ quan quản lý
Nhà nước về đất đai nắm chắc các thông tin của từng thửa đất, cả về số lượng,
chất lượng, diện tích, loại đất.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đo đạc

bản đồ giải thửa nhằm nắm lại quỹ đất toàn quốc.
Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50.000 phủ trên cả nước và phủ
trùm các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thành trên 50% khối lượng theo
công nghệ số, hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm toạ độ, độ
cao Nhà nước đã được ban hành và Chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng.
Công tác đo đạc, hệ thống ảnh hàng không, ảnh vệ tinh phủ trùm cả
nước đã thực hiện được trên 80% diện tích. Đo đạc bản đồ địa hình đáy biển
đã từng bước phát triển, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để triển khai trên diện
rộng trong thời gian tới.
1.2.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là định hướng khoa học cho việc
phân bổ sử dụng đất theo mục đích và yêu cầu của các ngành kinh tế, phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước ở từng
giai đoạn cụ thể. Quy hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 10 năm, kế
hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 5 năm. Mục đích của công việc
này là để sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và ổn định.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Đây là một căn cứ pháp lý, kỹ thuật

17


quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ngay từ thời kỳ nước ta mới thống nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Khi đó Hội đồng Bộ trưởng đã lập Ban
chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển
khai công tác này trên phạm vi cả nước.
Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp Tỉnh, thành phố và đã
được triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ lập và
triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm
2020 và định hướng tới năm 2050 trình Chính phủ phê duyệt.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm được các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, hàng năm đều đạt 100%
chỉ tiêu.
1.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất
Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất là một
nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nó phản
ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai
trong thời kỳ đổi mới. Để đảm bảo công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất của nhân dân, Nhà nước ta phải thực hiện phân bổ đất hợp lý.
Thực hiện nghị định của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đến nay
cơ bản toàn quốc đã giao diện tích đất nông nghiệp tới tay người nông dân để
người dân yên tâm sản xuất. Thời hạn giao từ 20 năm đến 50 năm tuỳ theo
từng loại đất. Đồng thời chúng ta cũng tiến hành giao đất ở ổn định, lâu dài
cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ở và vườn liền kề.

18


Thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp: đất sử dụng không
đúng mục đích, đất giao không đúng thẩm quyền, đất quá thời hạn sử dụng
hoặc sử dụng lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, Nhà
nước trưng dụng đất để sử dụng vào mục đích khác: phòng trừ thiên tai, xây
dựng các công trình phúc lợi.
1.2.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất có thể là: giá trị bằng tiền, bằng vật chất
khác do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thỏa thuận giữa các chủ
thể đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
Ngoài các khoản bồi thường thiệt hại nói trên thì còn một hình thức bồi
thường khác gọi là hỗ trợ, hỗ trợ tương xứng với với giá trị hoặc công lao cho
một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. Hỗ trợ là giúp
đỡ nhau, giúp thêm vào.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di
dời đến địa điểm mới.
- Tái định cư:
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để
sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh
khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát
triển. Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài
sản gắn liền với đất; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây
dựng lại sản xuất và ổn định cuộc sống tại đó.

19


Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về
kinh tế, xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển
chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức
sau:
- Bồi thường bằng nhà ở.

- Bồi thường bằng giao đất ở mới.
- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở.
1.2.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất
Đăng ký đất đai là việc cung cấp thông tin về quan hệ đối với đất đai để
thiết lập nên hồ sơ địa chính nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng
đất với Nhà nước và Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng
đất. Lí do để thực hiện đăng ký đó là thông tin đất đai luôn thay đổi dẫn đến
quan hệ đất đai thay đổi vì vậy cần thực hiện nghĩa vụ đăng ký để xác lập
quan hệ thường xuyên tương ứng loại thông tin đó.
Đăng ký lần đầu là việc đăng ký lần đầu tiên thực hiện một cách thống
nhất trên toàn quốc. Khi thông tin thay đổi thì tiến hành đăng ký biến động
đất đai. Đăng ký đất đai là nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng đất và
cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận
quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong quá trình quản
lý và sử dụng đất.
1.2.2.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm một lần. Công
tác kiểm kê đất đai được đánh giá là vô cùng quan trọng trong quá trình phát

20


triển kinh tế, chính trị, xã hội; kết quả kiểm kê đất đai là căn cứ để UBND các
cấp nghiên cứu, hoạch định các chủ trương, chính sách đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững; tính toán các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng lãnh thổ.
Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch hướng dẫn việc

thực hiện thống kê đất đai đến các địa phương và triển khai thực hiện vào
ngày 01/01 hàng năm. Bên cạnh thống kê đất đai thì cứ 5 năm Bộ Tài nguyên
và Môi trường lại tổ chức kiểm kê đất đai trong cả nước.
1.2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 34/2014/TTBTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.
Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi
trường quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định sau: Xây dựng, quản
lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc
gia và thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai; tích hợp kết quả
điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các bộ,
ngành, cơ quan có liên quan cung cấp; xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành
quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin đất đai; quản lý việc
kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, cơ
quan Trung ương và địa phương...
1.2.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo nguyên tắc tài chính
của Nhà nước. Công tác thu thuế nhà đất hàng năm vẫn được thực hiện đầy
đủ, không thiếu sót. Thuế chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế trực thu
nhằm huy động vào ngân sách Nhà nước một phần thu nhập của người sử
dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất.

21


×