Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.54 KB, 56 trang )

Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên
tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng. Từ xa xưa tài nguyên rừng đã gắn bó
với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở
vùng núi và trung du. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi
trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng… mà rừng còn giữ vai trò
quan trọng trong việc cung cấp gỗ và LSNG.
Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn
nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản
phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ.
Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn
nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ
ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân
sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng của
người dân lại tập trung vào các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không
những ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của
chúng ngày một tăng. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang
lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương
trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn
nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG
ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn,
đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng,
nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc làm,
phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp
văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc
biệt là những dân nghèo (FAO, 1994). Tuy nhiên, thông tin về các loài thực
1
vật cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chưa phát


huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG. Để LSNG đóng góp quan trọng
vào sự phát triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định các sản
phẩm có khả năng mang lại thu nhập kinh tế cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm
sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản lý rừng bền vững, đồng thời cần xây dựng
và quảng bá những mô hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập
và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển LSNG.
Xã Lục Dạ là xã nghèo của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đời sống
văn hóa, y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các thôn, bản
là đồng bào dân tộc nên đa số có trình độ dân trí thấp, còn có người không
biết chữ. Cuộc sống của họ dựa vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG.
Các hoạt động khai thác và buôn bán LSNG xảy ra thường xuyên không theo
quy luật nào, không có giá cả ổn định và cũng không chịu sự quản lý chặt chẽ
của một cơ quan chức năng nào. Trong thực tế, rất nhiều nguồn tài nguyên
LSNG đã cạn kiệt, không có giá trị khai thác nữa mặc dù trước đây có rất
nhiều. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do người dân chỉ biết khai thác
kiệt sản phẩm của các loài cây cho LSNG mà chưa chú ý tới việc gây trồng,
chăm sóc, quản lý và khai thác một cách hợp lý. Hậu quả là nguồn tài nguyên
dần bị suy thoái, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học
của rừng. Vì thế, việc trang bị kiến thức về bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên LSNG là một việc làm cấp thiết.
Để bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế của cộng đồng địa
phương, việc tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng các loại lâm sản này là
cần thiết. Vì vậy tôi thực hiện đề tài:
“ Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của
người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An ”
2
Phần thứ hai
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG
Lâm sản ngoài gỗ (Non Timber Forest Products) bao gồm các nguyên

liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục
vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa,nhựa
mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các
sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ
nhỏ và sợi. (JennH.DeBeer, 2000).
LSNG thường được phân chia theo nhóm giá trị sử dụng như sau:
- Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp.
- Nhóm LSNG dùng làm vật liệu thủ công mỹ nghệ.
- Nhóm LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.
- Nhóm LSNG dùng làm dược liệu.
- Nhóm LSNG dùng làm cảnh.
LSNG đa dạng về giá trị sử dụng do đó nó có vai trò quan trọng đối với
đời sống xã hội:
+ LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội. Chúng có giá trị lớn và
có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm.
+ LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng
góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quí, có
thể bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp.
+ LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng
của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không
kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt.
2.2 Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới
Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
chứng minh được giá trị thực của thực vật cho LSNG, cũng như đã chỉ rõ vai
trò to lớn của nó đối với sự nghiệp phát triển rừng bền vững. Đầu tiên phải kể
đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG như phục hồi
nhanh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh
3
liên tục và việc khai thác chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái. Vì vậy, bằng
cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có

thể nuôi dưỡng được tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh
thái. Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ
phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992). Nghiên cứu của
Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật
LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn được thực
hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng. Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền
vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự
nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp
nhiều dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốc nhuộm, tanin, sợi,
cây làm thuốc,… và ngoài sử dụng trực tiếp người thu hái có thể đem bán,
trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội). Do đó, ông khẳng
định rừng như là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một
trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này.
LSNG được hiểu theo nhiều cách dựa vào định nghĩa của các nhà khoa
học đưa ra ở các thời điểm khác nhau:
De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG là “tất cả các vật liệu sinh học
khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của loài người. LSNG bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu,
nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, nứa, trúc,
gỗ nhỏ và gỗ cho sợi…”.
Theo Wicken (1991): “LSNG bao gồm tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ
tròn công nghiệp), gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy, có thể lấy ra từ hệ sinh thái
tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tôn
giáo, văn hóa xã hội, việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn
thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc về lãnh vực dịch vụ của rừng.”
Theo FAO (1999): “LSNG là các lâm sản có nguồn gốc sinh vật,loại trừ
gỗ lớn có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng.”
Năm 2000, JennH.DeBeer định nghĩa về LSNG như sau: “LSNG bao
gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ được khai thác
từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh

4
dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động
vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre,
nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi.”
Như vậy, việc định nghĩa cho rõ ràng thế nào là LSNG là vấn đề khó
khăn và không thể có một định nghĩa duy nhất đúng. Nó có thể thay đổi chút
ít phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, quan điểm và nhu cầu khác nhau
của các địa phương cũng như các thời điểm. Tuy nhiên qua các khái niệm trên
có thể đưa ra những cách nhìn chung về LSNG, và qua đó giúp chúng ta nhận
thức một cách đúng đắn về giá trị của nó.
Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị của LSNG về kinh tế rất lớn.
Nghiên cứu của Peter (1989) đã chỉ ra giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể
lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại hình thức sử dụng đất nào. Hay
như Balic và Mendelsohn (1992) đã khẳng định trong công trình nghiên cứu
của mình ở một số nước nhiệt đới rằng: chỉ riêng thu nhập dược liệu từ 1ha
rừng thứ sinh cũng có thu nhập cao hơn giá trị thu nhập từ các sản phẩm nông
nghiệp trên cùng diện tích. Ở một số vùng LSNG có thể mang lại nguồn tài
chính hơn cả gỗ. Nghiên cứu của Heinzman (1990) cho biết việc kinh doanh
các sản phẩm từ các cây họ cau dừa ở Guatemala cho hiệu quả cao hơn nhiều
so với kiểu rừng kinh doanh gỗ. Ở Zimbabwe có 237.000 người làm việc liên
quan tới LSNG, trong khi đó chỉ có 16.000 người làm trong ngành lâm nghiệp,
khai thác và chế biến gỗ (FAO, 1975). Cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá
là 80% dân số các nước đang phát triển dùng LSNG để chữa bệnh và làm thực
phẩm, vài triệu gia đình phụ thuộc vào những sản phẩm loại này của rừng để
tiêu dùng và là nguồn thu nhập. Nhưng theo nghiên cứu của CIFOR thì giá trị
LSNG tính qua thu nhập phải theo cách nghĩ khác:
- Thứ nhất, LSNG quan trọng vì chức năng an toàn và sinh tồn, nhiều
loại không chắc có giá trị về thu nhập.
- Thứ hai, có loại LSNG có giá trị về thu nhập nhưng hiện thời chưa
được đầu tư đúng mức, chưa có đủ điều kiện phát triển, ở nơi thiếu hạ tầng cơ

sở, thiếu thông tin và thị trường.
- Thứ ba, những mục tiêu về bảo tồn chưa gắn chặt với mục tiêu phát triển.
5
Mặt khác, thực vật LSNG còn có ý nghĩa rất lớn trong việc xuất khẩu và
tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nhiều quốc gia. Đối với các nước Đông
Nam Á, chỉ riêng hàng song mây thành phẩm đã có gần 3 tỉ USD trao đổi
thương mại hàng năm. Ở Thái Lan năm 1987 xuất khẩu LSNG dạng thô với
giá trị bằng 80% xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ, chỉ khiêm tốn thì giá trị xuất
khẩu của LSNG là 32 triệu USD. Sản phẩm tre cũng là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng, theo Thammincha thì năm 1984 tre xuất khẩu có giá trị 3 triệu
USD. Thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật giá trị xuất khẩu năm 1979
là 17 triệu USD. Ở Indonesia, giá trị LSNG xuất khẩu của họ đạt con số 238
triệu USD vào năm 1987. Ở nước này song mây là LSNG chủ yếu tính về giá
trị xuất khẩu, là nước cung cấp song mây chủ yếu trên thế giới, ước tính
chiếm từ 70- 90% thị trường toàn cầu. Còn Malaysia thì năm 1986 đạt con số
11 triệu USD về xuất khẩu LSNG.
Ở Bắc Phi cây rừng là nguồn thực phẩm và dược liệu quan trọng. Như ở
Cameroon vỏ một loại cây Prunus (họ Rosaceae) làm thuốc được khai thác để
xuất khẩu trong những năm 1990 có đến 3.000 tấn loại này xuất khẩu hàng
năm cho giá trị khoảng 220 triệu USD/năm. Ở Châu Mỹ, người dân những
nước đang phát triển nằm trong khu vực rừng nhiệt đới cũng còn phụ thuộc
rất nhiều vào rừng nói chung và LSNG nói riêng. Một số sản phẩm quan trọng
như hạt dẻ Brazil mang lại nguồn thu từ 10- 20 triệu USD hàng năm cho
những người thu hái. Ở Brazil còn có cây cọ Babacu được khai thác cho tiêu
thụ tại chỗ và thương mại từ thế kỉ 17.
Chính từ những nghiên cứu, phát hiện và lợi ích đó mà nhiều quốc gia, tổ
chức đã thể hiện quan tâm đến thực vật LSNG bằng những hành động cụ thể.
Chẳng hạn như ở Châu Phi, dưới sự hỗ trợ của tổ chức FAO đã có những
chương trình, dự án chú trọng tới việc phát triển loài LSNG mũi nhọn. Hay
như trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF) đã có những

biện pháp chọn lọc và quản lý các loài cây cung cấp thực vật LSNG hoang dại
và xem chúng như là chìa khóa mở đường trong nhiều hoạt động và đã được
áp dụng ở một số mô hình nông lâm kết hợp như mô hình trồng song, mây
dưới tán rừng ở Châu Á, mô hình một số loài cau dừa (đã thuần hóa và bán
hoang dã) được gây trồng cùng các loài thân gỗ và thân thảo ở vùng nhiệt đới.
6
Nhìn chung, những nghiên cứu về LSNG đã cho thấy tiềm năng to lớn
của nó ở các nước nhiệt đới. Do vậy, kinh doanh thực vật LSNG đang mở ra
triển vọng phát triển rừng bền vững, nó có thể kết hợp với kinh doanh rừng gỗ
làm thành mô hình kinh doanh có hiệu quả trên mọi mặt.
2.3 Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
LSNG từ xưa đến nay vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống
hàng ngày của các gia đình dân cư vùng trung du và miền núi nước ta. Gần
đây, nhờ việc buôn bán qua biên giới những sản phẩm này được đánh giá
cao hơn. Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta còn hiểu biết rất hạn chế về
chúng, về cách thức khai thác và sử dụng của người dân bản địa đối với
nguồn tài nguyên phong phú này. Hầu như chưa có một công trình tổng
quát và sâu sắc nào về loại sản phẩm này, trong khi những kiến thức bản
địa được tích lũy từ xa xưa ngày đang bị mai một dần do sự ra đi của thế hệ
già và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Cũng như các nước trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có một tập đoàn thực
vật LSNG rất đa dạng và phong phú. Đó là điều kiện thuận lợi cho nhiều
người nghiên cứu, tìm tòi cũng như áp dụng các kết quả đã được nghiên cứu
và thử nghiệm trên thế giới để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Theo Hoàng Hòe (1998), nguồn tài nguyên LSNG ở nước ta rất lớn, có
nhiều loài và có giá trị cao: số loài cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài
thực vật Việt Nam, có khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu (chiếm
7,14% tổng số loài), khoảng trên 600 loài cho tanin và rất nhiều loài khác cho
dầu nhờn, dầu béo, cây cảnh. Bên cạnh đó, song mây, tre nứa (hiện nay, tổng
diện tích tre của nước ta là 1.492.000 ha, với khoảng 4.181.800.000 cây)

không chỉ là nguyên liệu xây dựng truyền thống quan trọng của nhân dân ta từ
xưa tới nay mà còn là nguồn nguyên liệu rất quan trọng cho nghề thủ công mỹ
nghệ, tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt, có khả năng xuất khẩu mang
lại giá trị cao.
Phạm Xuân Hoàn (1997) đã nghiên cứu phân loại thực vật LSNG tại
Phia Đén- Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng theo mục đích sử dụng. Tác giả đánh
7
giá tình hình khai thác thực vật LSNG thích hợp nhất là được thực hiện bởi
người dân địa phương và đưa ra những đánh giá tình hình khai thác cũng như
một số đề xuất phát triển bền vững tài nguyên thực vật LSNG.
Lê Qúy Ngưu, Trần Như Đức (1998) đã tập trung mô tả về công dụng và
kĩ thuật thu hái chế biến các bài thuốc làm từ các loại thực vật trong đó có
thực vật LSNG. Ngoài ra Ninh Khắc Bản (2003) bước đầu nghiên cứu nguồn
tài nguyên thực vật LSNG trong tự nhiên do khai thác quá mức là một trong
những dấu hiệu thông báo về tình trạng chúng đang bị đe dọa. Theo ông,
chúng cần được bảo tồn nguyên vị và có kế hoạch bảo tồn chuyển vị nguồn
gen trong vườn hộ gia đình hay trên trang trại theo hướng sử dụng bền vững
để giảm sức ép lên nguồn tài nguyên ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn đa
dạng sinh học.
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu quan tâm đến phát
triển tài nguyên tre ở Việt Nam (như Nguyễn Tưởng, 1995), một số nghiên
cứu quan tâm đến tài nguyên cây thuốc ở rừng Việt Nam (Đỗ Nguyên
Phương, Đào Viết Phú, 1997…), một số công trình nghiên cứu sơ bộ và hành
động thực địa nhằm thử nghiệm các mô hình quản lý LSNG đã được triển
khai song chưa mang tính đồng bộ (An Văn Bảy, Võ Thanh Giang, 2002).
Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung phát hiện loài, phản ánh đặc tính sinh
thái, gây trồng, khai thác… và so sánh hiệu quả kinh doanh thực vật LSNG
với các loại hình kinh doanh khác mà chưa đi sâu tìm hiểu kĩ những loài thực
vật LSNG có triển vọng.
Song song với những nghiên cứu đó, một số chương trình được

triển khai như:
1. Dự án nghiên cứu một số vấn đề kinh tế xã hội và vai trò của phụ nữ
trong chế biến song, mây, tre do Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam thực
hiện từ 1993- 1995.
2. Dự án nghiên cứu thị trường địa phương cho sản phẩm ngoài gỗ ở Bắc
Thái do sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Thái thực hiện.
8
3. Dự án trồng rừng đặc sản (được lồng ghép trong chương trình 5
triệu ha rừng).
4. Dự án sử dụng bền vững các LSNG do trung tâm nghiên cứu lâm đặc
sản và tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực thi với sự cộng tác
của trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (CRES), viện nghiên cứu
sinh thái (ECO-ECO). Tuy nhiên, dự án này cũng chỉ mới đưa ra các khuyến
nghị cho địa phương nơi tiến hành dự án là vùng đệm khu bảo tồn Kẻ Gỗ và
vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, chưa thuyết minh được một cách thuyết phục
bằng con số là những thực vật LSNG nào sẽ mang lại hiệu quả cao thực sự.
Có thể nói, những chương trình phát triển và nghiên cứu trong nước đã
thể hiện sự quan tâm đối với thực vật LSNG. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực
vật LSNG ở Việt Nam còn thiếu chiều sâu. Do vậy, tuy đã có nhiều nghiên
cứu, chương trình dự án tiến hành ở nhiều nơi song chưa có nơi nào thực sự
phát huy cao được vai trò của thực vật LSNG.
9
Phần thứ ba
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục Tiêu Tổng Quát
- Đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên thực vật LSNG của người dân địa phương. Từ đó đưa ra những kiến
nghị, giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển LSNG tại xã Lục Dạ.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Thống kê thành phần các loài thực vật LSNG theo mục đích sử dụng.
- Tìm hiểu tình hình khai thác và tiêu thụ thực vật LSNG ở địa phương.
Trong đó xác định rõ các loài có giá trị đang được chú trọng phát triển ở Việt
Nam và khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả khai thác và quản lý LSNG tại địa phương. Từ đó
đưa ra đề xuất các giải pháp cho việc cải thiện các chính sách quản lý tài
nguyên thực vật LSNG hợp lý hơn.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Là các loài thực vật LSNG: Có tiềm năng khai thác, phát triển và có khả
năng tiêu thụ, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng và có thể chế biến, sơ chế
hoặc sản xuất bởi người dân địa phương.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng nguồn thực vật LSNG (Chủng loại,
cách thức khai thác, mùa vụ khai thác, công dụng và cách dùng) tại địa phương.
- Tìm hiểu vai trò kinh tế, xã hội của thực vật cho LSNG đối với cộng
đồng cư dân xã Lục Dạ.
- Đánh giá thực trạng thị trường và tiềm năng phát triển một số loài thực
vật cho LSNG.
- Tình hình quản lý nguồn tài nguyên LSNG tại địa phương.
- Xây dựng các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn
thực vật LSNG tại địa phương với sự tham gia của người dân.
10
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác chuẩn bị
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến công tác nghiên cứu.
- Chuẩn bị các phiếu phỏng vấn.
3.4.2. Công tác ngoại nghiệp
- Phương pháp kế thừa:
Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc trong việc thu thập các số liệu

về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, các báo cáo, văn bản có liên
quan đến chuyên đề nghiên cứu đã có ở địa phương.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA):
PRA được tiến hành bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân
thông qua các bảng hỏi. Lựa chọn 3 bản tiêu biểu: bản Mét, bản Tân Hợp, bản
Lục Sơn trong xã để làm điểm nghiên cứu, tại mỗi bản có khoảng 10- 15
người được lựa chọn để tiến hành phỏng vấn theo những nội dung sau:
+ Điều tra mức độ tác động của người dân đến việc khai thác:
+ Điều tra chi tiết về sản lượng, giá cả thị trường, thời gian khai thác,…
cho từng sản phẩm.
+ Phân tích, xếp hạng giá trị nhiều mặt của một số loài thực vật cho LSNG.
- Phương pháp điều tra thực địa: Đi tới các khu rừng mà người dân hay
khai thác LSNG để nắm rõ về các sản phẩm mà người dân khai thác.
- Phương pháp cho điểm xếp hạng cây trồng:
Với mỗi loài cây lựa chọn tôi tiến hành cho điểm theo các tiêu chuẩn,
thang điểm cho là từ 1- 10. Sau đó cộng lại và tiến hành xếp hạng. Loài nào
điểm cao sẽ được lựa chọn.
3.4.3. Công tác nội nghiệp
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân
tích định tính, ngoài ra còn sử dung dụng phương pháp phân tích SWOT để
phân tích những điểm manh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sử dụng và
quản lý LSNG tại Lục Dạ.
Phần thứ tư
11
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số đặc điểm tự nhiên – xã hội của xã Lục Dạ
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Lục Dạ thuộc vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát- là một khu rừng đặc
dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An.
Lục Dạ là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có tổng diện

tích tự nhiên là 12.575,38 ha.
4.1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
a. Vị trí địa lí
Xã Lục Dạ có toạ độ địa lý: từ 18
0
46

đến 19
0
12

độ Vĩ Bắc và từ 104
0
24

đến 104
0
56

kinh độ Đông.
b. Ranh giới hành chính
- Phía Bắc: giáp với xã Châu Khê và xã Yên Khê huyện Con Cuông.
- Phía Tây: giáp với xã Châu Khê huyện Con Cuông và vườn quốc
gia Pù Mát.
- Phía Nam: giáp với xã Môn Sơn huyện Con Cuông.
- Phía Đông: giáp với xã Môn Sơn huyện Con Cuông và giáp với 2 xã
Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn huyện Anh Sơn.
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Đây là vùng núi có địa hình phức tạp, có nhiều núi cao trên 1.500m, độ
cao biến động của rừng là từ 200- 1.814m.

Hướng chung của địa hình là hướng nghiêng dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
4.1.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
- Đất thuộc hệ feralit và hệ phù sa:
- Đất feralit vùng đồi: tập trung phần lớn ở đồi trọc, đất ít mùn (< 2%),
độ chua cao (pH = 4- 4,5), có hiện tượng đá ong hóa mạnh.
- Đất feralit vùng núi thấp: ở độ cao từ 500- 700 m, có thảm thực vật che
phủ tương đối cao, hàm lượng mùn 2- 4%, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến
sét nhẹ.
- Đất feralit trên núi cao từ 700- 1800 m: hàm lượng mùn cao (5- 8%).
12
- Đất feralit mùn trên núi cao (có độ cao trên 1800 m): hàm lượng mùn
cao (8- 12%), đất xốp, giữ nước mạnh, kết cấu tốt.
- Đất phù sa: phân bố rải rác dọc sông Con, sông Cả, sông Giăng. Đất
hàng năm bị ngập do lũ, độ phù sa lớn, độ phì cao. Đây là vùng đất có ý nghĩa
trong sản xuất nông nghiệp, chuyên trồng các loại cây lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày.(ví dụ: lúa, ngô, lạc, mía, dâu tằm…).
4.1.1.4 Khí hậu thuỷ văn
Vườn quốc gia Pù Mát nói chung và xã Lục Dạ nói riêng nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc lạnh và
gió mùa Tây Nam ( gió Lào) khô nóng. Các yếu tố khí hậu mang tính chất
phân cực mạnh, hình thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng
10; mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất: 17,25
0
- Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất: 29
0
- Trung bình năm: 23,6
0
b. Lượng mưa

- Tổng lượng mưa tháng thấp nhất: 19 m.m
- Tổng lượng mưa tháng cao nhất: 299 m.m
- Tổng lượng mưa trung bình hàng năm: 1268,5 m.m
- Tổng lượng nước bốc hơi hàng năm: 824,5 m.m
c. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí tháng thấp nhất: 77 %
- Độ ẩm không khí tháng cao nhất: 86 %
- Trung bình năm: 83,5 %
d. Gió:
Hai hướng chính vào hai mùa:
+ Gió Tây Nam (gió Lào): từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào các
tháng 6, tháng 7, khô nóng và có ngày nhiệt độ không khí lên đến 41
0
C, gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống động thực vật trong vùng.
13
+ Gió mùa Đông Bắc lạnh: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hàng năm
thường có 16- 17 đợt gió mùa Đông Bắc, mỗi đợt thường có mưa phùn nhất là
vào cuối mùa.
e. Thủy văn
Đặc điểm địa hình và khí hậu ảnh hưởng đến chế độ thủy văn, mạng lưới
sông suối và dòng chảy:
+ Các khe, suối nhiều, nước chảy quanh năm, lượng nước thay đổi theo mùa.
+ Lòng sông phân hóa mạnh: hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết.
+ Sông Cả có nhiều phụ lưu, nước chảy trung bình 363 m
3
/s, tối đa
13.750 m
3
/s.

4.1.1.5 Thảm thực vật rừng
Khu hệ thực vật vùng núi Tây Nam- Nghệ An nói chung và xã Lục
Dạ nói riêng nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn có tính
chất chuyển tiếp, nơi gặp nhau của 3 luồng di cư lớn từ Trung Quốc xuống, từ
Indonesia lên và từ Hymalaya sang. Chính vì vậy, thực vật ở đây rất phong
phú, đa dạng và có nhiều kiểu rừng:
* Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: tập trung ở những vùng thấp
dọc theo thung lũng sông Cả, thường là rừng thứ sinh. Nơi ít bị tàn phá có lát
hoa, sến, táu, lim… Đa số cây có bạnh vè, cây ưu thế thường cao khoảng 30 m.
* Rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới: đây là loại rừng phổ biến, hầu
hết là các khu rừng có độ cao từ 900 m trở xuống. Cây nhỏ hơn, tầng thấp hơn
(20- 30m). Số lượng cây rụng lá về mùa đông tăng lên và chiếm đến một nửa
lượng cây rừng. Đặc biệt có Săng lẻ là cây rụng lá điển hình và phát triển tốt.
Tầng 2 chủ yếu là gỗ tạp, tầng 3 là tre, nứa, song, mây… Những dải rừng gần
bản làng, đường giao thông dễ bị khai thác nên đã bị cạn kiệt hoặc do làm
nương rẫy nên đã trở thành rừng thứ sinh.
* Rừng kín thường xanh Á nhiệt đới: phân bố ở độ cao trên 900m với các
loại hạt trần đang chú ý là Pơmu, Sa mộc… Những họ tiêu biểu là:
Lauraceae, Fagaceae, Theaceae, Magnoliaceae, Hamamelidaceae.
14
4.1.1.6 Khu hệ động vật
Do môi trường tự nhiên rất phức tạp và đa dạng nên hệ động vật cũng rất
đa dạng, có thể gặp các loài động vật phương Bắc như: vàng anh, cầy vằn;
động vật phương Nam: Vọoc Chà Và, Cầy bay… Những loài đang bị đe dọa
tuyệt chủng như Voi, Hươu… Một số loài không còn như: Tê Gíac một sừng,
Trâu rừng…
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên vùng này tương đối thuận lợi cho các loài
thực vật phát triển, độ ẩm của đất do các con sông, suối mang lại là một đặc
điểm lí tưởng cho sự phát triển của các loài thực vật. Mặt khác, nơi đây là
điểm giao lưu của 3 luồng thực vật do vậy hệ thực vật có nhiều yếu tố địa lí

khác nhau, điều này mang lại cho khu hệ những đặc điểm riêng biệt mà những
khu hệ khác ở Việt Nam không thể có được. Do sự đa dạng về thành phần loài
của một kiểu rừng nhiệt đới cùng với sự đa dạng về thành phần tộc người với
nhiều bản sắc văn hóa khác nhau đã làm cho khu vực miền núi này chứa đựng
nhiều tiềm năng về kinh tế và xã hội.
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số và lao động
Xã Lục Dạ hiện có 3 cộng đồng dân tộc cùng chung sống, gồm người
Thái (1436 hộ, 6663 nhân khẩu), người Kinh (165 hộ, 722 nhân khẩu), người
Đan Lai (53 hộ, 256 nhân khẩu). Trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3- 5 nhân
khẩu. Như thế, số người sinh con thứ 3 và thứ 4 vẫn còn phổ biến, đây là
nguyên nhân của sự gia tăng dân số .
Xã Lục Dạ có tổng số 7641 nhân khẩu trong tổng số 39.869 nhân khẩu
của huyện Con Cuông, chiếm tỉ lệ 19,17%. Mật độ dân số: 61 người/ km
2
. Số
người ở độ tuổi lao động là :
- Nữ: 1.462 người chiếm 19,13% tổng số dân cư trong xã.
- Nam: 1.441 người chiếm 18,86% tổng số dân cư trong xã.
4.1.2.2 Tình hình kinh tế
Cũng giống như các xã khác của huyện Con Cuông, Lục Dạ là một xã
nông nghiệp. Đời sống dân cư phụ thuộc rất lớn vào diện tích và sản lượng
các cây nông nghiệp, tuy vậy tại các bản tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp quá ít
do đó cuộc sống của họ luôn lệ thuộc vào tài nguyên rừng.
15
a. Sản xuất nông nghiệp
Thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội năm 2008 trong điều
kiện thời tiết không mấy thuận lợi: rét đậm, rét hại kéo dài, mưa to gây lũ lụt
cộng với bệnh rầy nâu đã làm ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng, nhất
là cây lúa nước, thêm vào đó đầu năm trâu bò chết rét nhiều làm ảnh hưởng đến

kinh tế của các hộ gia đình. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân toàn xã, năm 2008 cán bộ và
nhân dân trong xã đã phấn đấu đạt được một số thành tựu nhất định:
* Về Trồng Trọt:
- Tổng diện tích gieo trồng: 960 ha.
- Tổng sản lượng lương thực: 3.152,24 tấn.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở
xã Lục Dạ năm 2008
TT Loại cây trồng Đơn vị Số lượng
1 Lúa vụ xuân:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
ha
tạ/ha
tấn
287,0
60,8
1.744,96
2
a.
b.
c.
Ngô các loại:
Ngô lai:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ngô vụ thu:
- Diện tích

- Năng suất
- Sản lượng
Ngô vụ đông:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ha
Tạ/ha
Tấn
Ha
Tạ/ha
Tấn
Ha
Tạ/ha
Tấn
61,6
41,0
252,56
17,0
30,0
51,0
25,0
29,0
72,5
3 Lạc xuân:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ha
Tạ/ha

Tấn
35,9
17,5
62,825
16
4 Rau các loại:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ha
Tạ/ha
Tấn
68,0
90,0
612,0
5 Đậu hè thu:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ha
Tạ/ha
Tấn
65,0
8,7
56,55
6 Khoai lang lấy dây:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ha

Tạ/ha
Tấn
38,0
76,0
288,8
7 Lúa mùa sớm:
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ha
Tạ/ha
Tấn
98,0
37,6
368,48
* Về Chăn Nuôi:
Năm 2008, xã Lục Dạ đã chăn nuôi được:
- Tổng đàn trâu: 2.229 con.
- Tổng đàn bò: 1.186 con.
- Tổng đàn lợn: 2.340 con.
- Tổng đàn dê: 400 con.
- Tổng đàn gia cầm: 60.000 con.
- Diện tích ao nuôi cá: 9,0 ha.
Người dân xã Lục Dạ sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, tuy nhiên
số lượng lương thực sản xuất ước tính chỉ đủ ăn trong vòng 4- 6 tháng/ năm,
trong khi đó chăn nuôi không đem lại thu nhập đáng kể. Đối với những hộ có
lao động đi làm thuê mướn thì có thể giải quyết được lương thực thêm 2- 3
tháng nữa. Chính vì vậy, cuộc sống của người dân nơi đây không có cách gì
hơn là phải phụ thuộc vào rừng.
b. Sản xuất lâm nghiệp

Thực tế đã cho thấy, để tồn tại người dân đã vào rừng khai thác LSNG
khi mà sự khai thác gỗ và động vật hoang dã đã bị quản lý chặt chẽ. Điều
thuận lợi duy nhất mà họ có được đó là xung quanh họ có một diện tích rừng
17
rất rộng lớn, đa dạng phong phú về thành phần loài, rất giàu về các nguồn tài
nguyên, trong đó có LSNG. Tuy nhiên sự khai thác LSNG cũng không phải
đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định do nhiều nguyên nhân như chưa biết
giá trị thực sự của LSNG, chưa biết khai thác hợp lý, nguồn LSNG ngày một
cạn kiệt… Chính vì vậy, hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ dân thiếu lương thực
từ 3-4 tháng/năm, vẫn còn rất nhiều hộ dân thường xuyên phải ăn cơm độn
sắn hoặc chỉ ăn sắn thay cơm.
Các chương trình phát triển lâm nghiệp được thực hiện trong những
năm gần đây như chương trình 327, 661… Các hộ gia đình hoặc tập thể đã
được nhận rừng để khoanh nuôi và phát triển. Tuy nhiên, mức sống của người
dân cũng không cải thiện được là bao nhiêu, họ phải lo chạy ăn từng bữa
trong khi đó để thu nhập từ khoanh nuôi rừng phải đợi thời gian lâu dài.
Năm 2008, xã Lục Dạ đã trồng mới được 20 ha rừng. Các lâm trường
trong khu vực đã mở thêm các trung tâm, dịch vụ kĩ thuật, cây giống cho
đồng bào địa phương cùng phát triển lâm nghiệp.
4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Các trục đường chính hầu hết đã được làm bằng bê tông. Còn các đường
nhỏ vào thôn bản thì vẫn chưa được bê tông hoá, đường còn nhiều sỏi đá,
ghập ghềnh khó đi.
b. Thủy lợi
- Xây dựng được 841m kênh mương.
- Tu sửa các phai, đập tạm như: phai Hịa (Hua Nà), phai Mèn (bản Mét),
đập khe Sú (Tân Hợp), đập khe Chảng (bản Mọi).
- Tổng chiều dài nạo vét kênh mương là 1.670m.
c. Y tế

Cơ sở vật chất y tế của khu vực còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, các
dịch vụ y tế ở nhiều bản vẫn chưa thực sự phát triển, do sự cách trở và khó
khăn về mặt địa lí, địa hình. Khi bị bệnh, người dân thường có thói quen chữa
bệnh qua các ông lang, bà mế, sau khi chữa không khỏi họ mới tìm đến các
dịch vụ y tế khác của nhà nước.
18
Năm 2008, trạm xá xã kết hợp cùng các ban ngành đoàn thể cấp xã tăng
cường công tác tuyên truyền, mở các đợt tiêm phòng dịch, tiêm chủng mở
rộng, tẩm màn, phun thuốc diệt muỗi… do vậy dịch bệnh được hạn chế, đặc
biệt là bệnh sốt rét.
d. Giáo dục
Nhìn chung hầu hết con em đồng bào dân tộc tại xã Lục Dạ đều được đi
học. Mặc dù cơ sở vật chất ở các trường học các cấp còn nghèo nàn, đội ngũ
giáo viên ở các bản còn mỏng nhưng hầu hết người dân địa phương đều ý
thức được việc phải cho con cái học để “biết cái chữ”. Tuy nhiên, phần lớn
những trẻ em ở những bản sâu chỉ học hết tiểu học, một số ít mới học hết
trung học cơ sở, rất ít người học hết trung học phổ thông và bậc cao hơn nữa.
Một điều khó khăn khác nữa là nhiều học sinh bước vào tiểu học nhưng
không thể hiểu được tiếng phổ thông, vì thế cô giáo phải bỏ ra rất nhiều thời
gian để dạy tiếng kinh cho học sinh do đó ảnh hưởng ít nhiều đến số lượng
bài học. Hơn nữa việc tiếp thu kiến thức của các học sinh còn chậm do đó
chất lượng dạy- học ở đây rất thấp so với các vùng miền xuôi.
Năm học 2007- 2008, xã Lục Dạ có:
- Tổng số cán bộ giáo viên toàn xã: 136 đồng chí.
- Tổng số học sinh: 1.420 em.
- Tổng số lớp: 72 lớp.
Tóm lại, đời sống của người dân có mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Một khi đời sống của họ còn thấp thì việc bảo
vệ tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết được vấn đề này
cần phải tiến hành nâng cao đời sống cho người dân cả về mặt vật chất lẫn

văn hóa, tinh thần.
4.2 Thực trạng khai thác và sử dụng các loại LSNG tại xã Lục Dạ
4.2.1 Các cây làm dược liệu
Nguồn thực vật cho LSNG rất phong phú và đa dạng. Theo thống kê số
loài được sử dụng để làm thuốc chiếm ưu thế nhất về số lượng loài, điều này
cho thấy kiến thức chữa bệnh bằng thuốc nam của người dân rất phong phú,
những kiến thức này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Kết
quả điều tra về thành phần loài và công dụng của các loài cây dược liệu được
trình bày ở bảng 2.
19
Bảng 2: Thành phần loài và công dụng của các loài cây dược liệu
T
T
Tên loài
Tên Việt
Nam
Tên Khoa Học
Bộ
phận
dùng
Công dụng
Mức
độ
thường
gặp
1
Cam
thảo đất
Scoparia dulcis
Toàn

cây
Thân và rễ chữa
say sắn, sốt, giải
độc cơ thể. Cây
còn chữa ho, viêm
họng, kinh nguyệt
quá nhiều.
++
2
Thạch
xương
bồ*
Acorus calamus Lá
Chữa bệnh hàn, dạ
dày, tiêu hoá
+++
3
Nhân
trần
Adenosma caeruleum Thân
Chữa vàng da, sốt
nóng, tiểu tiện
không thông và cho
phụ nữ sau khi sinh
uống làm ăn ngon,
chóng lại sức.
++
4
Riềng
nếp*

Alpinia galangal
Thân
rễ
Chữa đau bụng,
tiêu chảy, nôn
mửa, lỵ.
++++
5
Chè
vằng*
Jasminum
subtriplinerve
Thân,
lá,
quả
Tác dụng làm mát
cơ thể, chữa hậu
sản.
+++
6 Ngải cứu Artemisia vulgaris Lá
chữa đau đầu, động
thai
++++
7 Bạc hà Mentha arvensis
Thân,

Có tác dụng hạ sốt,
làm ra mồ hôi, làm
dịu họng, lợi tiêu
hoá, chống ngứa.

+++
8
Cẩu
tích*
Cibotium barometz
Thân
rễ và
lông
Thân rễ trị thấp
khớp, đau lưng,
đau dây thần kinh,
người già đi tiểu
nhiều lần.
+
20
9
Chè
vằng
Jasminum
subtriplinerve
Thân,

Dùng cho phụ nữ
sau khi sinh, trị
kinh nguyệt không
đều, bế kinh hoặc
thấy kinh đau
bụng.
++
10 Gừng

Dicranopteris
dichotoma
Thân
rễ (củ
gừng)
Dùng trong trường
hợp kém ăn, ăn
không tiêu, nôn
mửa, đi ngoài tiêu
chảy, làm toát mồ
hôi, chữa ho mất
tiếng.
++++
11
Bổ cốt
toái*
Drynaria fortunei
Thân
rễ
Chữa thận hư, tiêu
chảy kéo dài, đau
lưng mỏi gối, bong
gân, sai khớp, gãy
xương.
+
12
Hoàng
đằng*
Fibraurea sp.
Thân

già và
thân
rễ
Trị các loại sưng
viêm, kiết lỵ, viêm
ruột ỉa chảy, lở
ngứa ngoài da.
+++
13
Hy
thiêm
Sigesbeckia orientalis
Toàn
cây
Trị phong thấp, tê
bại nửa người, kinh
nguyệt không đều,
mụn nhọt lở ngứa,
rắn cắn, ong đốt.
+
14
Thiên
niên kiện
Homalomena occulta
Thân
rễ
Chữa thấp khớp,
tay chân và các
khớp xương nhức
mỏi hoặc co quắp,

tê bại.
+++
15 Ích mẫu Leonurus japonicus
Toàn
cây
Chữa các bệnh về
kinh nguyệt, làm
an thai, chữa viêm
thận, phù thũng,
đái ra máu.
++
16 Khôi tía Ardisia sylvestris Lá Chữa đau dạ dày +++
21
17 Gấc
Momordica
cochinchinensis
Qủa
Chữa quai bị, ngộ
độc
++++
18
Thổ
phục
linh
Smilax glabra
Thân
rễ
Chữa thấp khớp,
mụn nhọt, lở ngứa,
giang mai, giải độc

thuỷ ngân, dị ứng.
++
19
Sa nhân
sẹ
Alpinia sp.
Thân,
rễ
Làm thuốc bổ cho
phụ nữ sau khi
sinh, tiêu thực và
an thai
+++
20 Quế Cinamomum cassia
Vỏ
thân,
cành
Dùng làm thuốc
cấp cứu bệnh do
hàn, cảm lạnh,
viêm và hen phế
quản, tiêu hoá
kém,…
++
21
Hà thủ ô
trắng
Streptocaulon
juventas
Rễ củ

Dùng để chữa
thiếu máu, thần
kinh suy nhược,
ăn ngủ kém, đau
nhức gân xương,
bạc tóc sớm,…
+
22 Nghệ Curcuma longa Củ
Chữa đau dạ dày,
đau bụng, ăn
không tiêu, bế
kinh, kinh nguyệt
không đều, phong
thấp, vàng da,…
+++
23
Chân
chim
Schefflera
heptaphylla
Vỏ
thân,
rễ
Rễ làm thuốc bổ;
vỏ cây chữa cảm
sốt, họng sưng
đau, thấp khớp.
++++
Nguồn: điều tra thực địa và phỏng vấn người dân
Mức độ gặp: ++++: rất nhiều; +++: trung bình; ++: gặp ít; +: hiếm gặp

(*): Những loài LSNG được khai thác buôn bán chủ yếu trong những
năm gần đây.
22
4.2.2 Các cây cho rau, quả, thực phẩm, gia vị
Rau, quả rừng và các loài gia vị là những món ăn quen thuộc và gần gũi
với người dân nông thôn nói chung và người miền núi nói riêng. Ngày nay, xu
hướng sử dụng rau rừng ngày một gia tăng, do rau rừng là những loài rau sạch
được sử dụng như là đặc sản ở các thành phố lớn và được sử dụng thường
xuyên bởi người dân địa phương. Ở Lục Dạ người dân có nhiều kinh nghiệm
khai thác, trồng và sử dụng các loài rau, quả rừng, kết quả được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 3: Một số loài LSNG làm thực phẩm, gia vị được người dân thu hái
TT
Tên loài
Tên Việt
Nam
Tên Khoa Học
Bộ phận
sử dụng
Công
dụng
Sinh
cảnh
1 Chuối hột Musa balbisiana Quả Ăn quả Nương
2 Rau dền cơm Amaranthus viridis Thân, lá Rau ăn
Nương
bãi
3 Tre gai Bambusa blumeana Măng Làm rau
Đồi,
rừng

4 Trám đen*
Canarium
tramdenum
Quả Ăn quả Rừng
5 Sim rừng
Rhodomyrtus
tomentosa
Quả Ăn quả Rừng
6 Rau dớn
Cylosorus
paraciticut
Thân Làm rau
Nương,
bãi
7 Rau má Centella asiatica Cả cây
Rau, nấu
canh
Ven
ruộng
8 Rau sam Portulata oleracea Thân, lá Rau
Nương
bãi
9 Mét Dendrocalamus sp. Măng Làm rau
Rừng,
đồi
10 Rau tàu bay
Erechtites
valerianifolia
Lá Làm rau
Nương,

vườn
11 Mùi tàu Eryngium foetidum Lá Gia vị
Nương,
vườn
12 Gấc
Momordica
cochinchinensis
Quả
Làm màu
cho thực
phẩm
(nấu xôi)
Đồi,
nương
23
13 Trứng gà Pouteria sapota Quả Ăn quả Rừng
14 Trám trắng Canarium album Quả Ăn quả Rừng
15 Củ mài
Dioscorea
peperoides
Củ Luộc ăn
Rừng,
đồi
16 Củ từ Dioscorea sp. Củ Luộc ăn
Rừng,
đồi
17 Khoai sọ Colocasia esculenta Củ
Luộc ăn,
nấu canh
Rừng,

đồi
18 Mướp đắng
Momordica
charantica
Quả Ăn quả
nương
bãi
19 Măng nứa* Neohouzeana dulloa Măng Làm rau
Rừng,
đồi
20 Chua me đất Oxalis corniculata Thân, lá Nấu canh
Đồi, ven
ruộng
21 Rau bợ
Marcilea
quadripholya
Thân Làm rau
Nương
bãi,
ven
ruộng
22 Chân chim
Schefflera
heptaphylla

Lá non
làm rau
Đồi,
rừng
23 Rau càng cua

Peperomia
pellucida
Thân Làm rau
Ven
ruộng
Nguồn: điều tra, phỏng vấn người dân
(*): Những loài thường được thu hái để bán
4.2.3 Các cây cho tinh dầu, tanin, nhựa, dầu
Một trong những đối tượng cho giá trị cao trong nhóm LSNG là các loài
cây cho tinh dầu. Hiện mới chỉ phát hiện 12 loài cây tại vùng nghiên cứu có khả
năng cho tinh dầu, đây thực sự là nguồn tài nguyên đang ở dạng tiềm năng của
xã Lục Dạ (bảng 7). Trong 12 loài có khả năng cho tinh dầu thì có đến 4 loài
thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae), nhóm này chủ yếu là cây thân thảo, đây là
những cây tương đối dễ sống và có thể trồng với diện tích lớn. Đồng thời chúng
có thể trồng quanh năm và mỗi năm có thể thu hái từ 1 đến 2 lần. Tinh dầu của
nhóm này rất quí, có thể dùng làm hương liệu trong công nghiệp dược phẩm và
các chế phẩm có liên quan như thuốc đánh răng, nước uống, các loại mứt kẹo,
thuốc lá, các loại kem chống ngứa…
24
Bảng 4. Một số loài LSNG cho tinh dầu tại vùng nghiên cứu
TT
Tên loài
Tên Việt
Nam
Tên Khoa Học
Họ
Bộ phận
sử dụng
1 Vông vang Abelmoschus mostratus Malvaceae Hạt
2

Quế Cinnamomum cassia Lauraceae Vỏ thân,

3 Hương lâu Dianella ensifolia Phormiaceae Rễ
4 Bạch đàn Eucalyptus spp. Myrtaceae Lá
5
Chổi xuể Baeckea frutescens Myrtaceae Phần trên
mặt đất
6
Thiên niên
kiện
Homalomena occulta Araceae Thân rễ
7 Gừng Dicranopteris dichotoma Zingiberaceae Củ
8 Sa nhân Amomum villosum Zingiberaceae Quả
9
Hương nhu
tía
Ocium sanctum Lamiaceae Phần trên
mặt đất
10
Hương nhu
trắng
Ocimum grasstisimum Lamiaceae Phần trên
mặt đất
11 Bạc hà Mentha avensis Lamiaceae Toàn cây
12 Hoắc hương Pogostemon cablin Lamiaceae Lá
Nguồn: Nguyễn Anh Dũng, 2007
Đối với cây Hương Lâu ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho làm hương, thì
tinh dầu của nó cũng rất có giá trị và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng,
giá xuất khẩu của nó ở Việt Nam là 30USD/kg. Giá trị nhất phải kể đến đó là
tinh dầu Vông Vang, giá trị xuất khẩu đi các nước trên thế giới là

5.000USD/kg, loại cây này dễ gặp ven đường đi hay ở các nương đồi thấp, tuy
nhiên số lượng chúng thì lại không nhiều, do đó rất khó khăn trong việc trồng
hay thu hái với số lượng lớn. Riêng họ Sim (Myrtaceae) và họ Gừng
(Zingiberaceae) đều có 2 loài cho tinh dầu. Các cây thuộc 2 họ này mọc khá
phổ biến ở vùng nghiên cứu với số lượng lớn, rất thuận lợi cho việc thu hái.
25

×