Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đánh giá hiện trạng nước thải làng nghề giết mổ trâu, bò phúc lâm bắc giang và đề xuất các biện pháp xử lý nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian hoc tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các
thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường, cũng như các thầy cô giáo trong
Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng ban và Phòng đào tạo điều đó giúp em
tiếp thu và tích lũy kiến thức và phục vụ cho cuộc sống.
Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô
cùng lớn đối với bản thân em. Tại nơi đây em đã được trang bị một lượng
kiến thức về chuyên môn , nghiệp vụ và một lượng kiến thức về phường hội
để sau này khi ra trường em không còn phải bỡ ngỡ và có thể đóng góp một
phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và trở thành người có ích cho phường hội.
Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và lỗ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và rất tâm huyết của các
thầy giáo, thầy giáo trong Khoa Môi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ đạo
tận tình của thầy giáo Mai Quang Tuấn. Đồng thời về thực tập tại công ty
trung tâm môi trường và khoáng sản – chi nhánh Công ty CP Đầu tư CM ,em
đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ của các anh chị , đặc biệt là của
anh Nguyễn Văn Tản .
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn vô hạn, em xin được bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa, trong Ban giám hiệu nhà
trường, em xin cảm ơn .
Cuối cùng em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến tất cả mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Trần Trung Nghĩa



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường ởViệt Nam đang ngày càng trở nên rất nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước là việc
xả thải nước thải từ các cơ sở sản xuất không qua xử lý ra môi trường.
Các làng nghề giết mổ gia súc là một trong những cơ sở quan trọng, sản xuất
ra thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân hàng ngày. Các làng nghề
này chủ yếu ở xung quanh các thành phố lớn, công cụ giết mổ thô sơ, không phân
khu giết mổ, không có khu riêng cho động vật nhiễm bệnh, không có hệ thống xử
lý nước thải hoặc có thì chỉ dừng lại ở xử lý sơ bộ. Nước thải từ các làng nghề giết
mổ gia súc có hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao, không qua xử lý mà được thải
trực tiếp ra các ao, hồ, sông xung quanh gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng,
ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và mỹ quan khu vực.
Mặt khác các làng nghề giết mổ gia súc ở Việt Nam thường là các cơ sở vừa
và nhỏ nên việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đại trên thế
giới là hoàn toàn không có tính khả thi. Vì vậy cần phải nghiên cứu các công nghệ
xử lý nước thải giết mổ với chi phí thấp, dễ vận hành nhằm giảm thiểu mức độ gây
ô nhiễm nguồn nước từ các làng nghề giết mổ đang được các nhà nghiên cứu và
quản lý môi trường quan tâm.
Với những lý do đó chúng tôi đã tiến hành “Đánh giá hiện trạng nước thải
làng nghề giết mổ trâu, bò Phúc Lâm Bắc Giang và đề xuất các biện pháp xử lý
nước thải” với các mục đích sau:

- Đánh giá hiện trạng nước thải giết mổ trâu bò của làng nghề giết mổ trâu,
bò Phúc Lâm Bắc Giang.
- Đề xuất hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho làng nghề giết mổ
trâu, bò Phúc Lâm Bắc Giang.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phúc Lâm (thuộc xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nằm cận
kề với quốc lộ 1A cũ cách Hà Nội 50 km về phía Bắc, xung quanh làng có hệ thống
ao hồ, kênh mương chứa nước.Hai ao lớn có diện tích hàng nghìn mét vuông, trước
kia có thể nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nước cho đồng ruộng xung quanh. Hiện tại
nước tù đọng đen ngòm, ruồi muỗi sinh sản, rất dễ trở thành nguồn gây bệnh. Hàng
loạt ao chứa nước bao quanh làng Phúc Lâm cạn khô vì chất thải giết mổ qua
mương thoát nước dẫn về, lâu ngày làm lòng ao hồ đầy lên mà không ai dám đặt
chân xuống để nạo vét. Những ao, hồ còn lại đang đứng trước nguy cơ tương tự.
Làng được chia thành bốn xóm: xóm Si, xóm Gạo, xóm Làng, xóm Đông, xóm Trại
và hai phố: phốCũ, phố Mới gần đường quốc lộ 1A cũ nhất.
Phúc Lâm là một làng đồng bằng, nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang.
Khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một năm
có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa.
Nhiệt độ trung bình 22 – 23oC, độ ẩm dao động lớn từ 73 - 87%. Lượng mưa hàng
năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm
từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đất sét sử dụng làm gạch ngói.
Lượng mưa trung bình năm từ 1400 – 1600 mm.
Diện tích của làng 100 ha (trong đó 15 ha là ao, hồ).


6


Hình 1.1: Bản đồ làng nghề giết mổ trâu, bò Phúc Lâm
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo số liệu khảo sát năm 2012, làng có 480 hộ gia đình, tương ứng với đó
là 2000 dân với 30 hộ gia đình làm nghề giết mổ trâu, bò, trong đó có 15 hộ giết mổ
thường xuyên. Xuất hiện ở đây từ sau năm 1979, ban đầu, phần lớn các hộ gia đình
trong thôn đều theo nghề nhưng sau đó vì thị trường tiêu thụ bị thu hẹp nên các hộ
chuyển sang kinh doanh dịch vụ khác: gia công cơ khí, làm bún, vận tải...
Mặc dù số hộ gia đình làm nghề giết mổ trâu, bò chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng số
lao động ăn theo việc giết mổ lại khá lớn, gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề
môi trường. Trung bình một con trâu có 6 nhân lực ăn theo. Thời điểm hiện tại
không phải là mùa giết mổ nhưng mỗi ngày, thôn Phúc Lâm giết mổ không dưới
100 con trâu bò. Nếu vào các dịp lễ tết thì con số này lớn gấp đôi. Như vậy, trung
bình, số lao động tại địa phương theo nghề này chiếm đến 1/3 dân số của thôn.
Khi nền kinh tế thị trường tràn về làng cũng là lúc nhu cầu thực phẩm gia súc
như thịt bò, thịt trâu tăng nhanh. Trước đây, mỗi nhà ở Phúc Lâm sở hữu 1 lò mổ
ngay tại nhà và tự mang đi tiêu thụ nhưng nay đã chuyển sang phân cấp chuyên
nghiệp hơn, có nhà chuyên thu gom trâu, bò từ các tỉnh miền núi như Sơn La, Cao
7


Bằng, Lạng Sơn…về bán lại cho các hộ giết mổ khác, có nhà chuyên lấy thịt đi giao
cho các cửa hàng.
1.2. Một số vấn đề môi trường do làng nghề giết mổ trâu, bò gây ra
Các vấn đề về môi trường do làng nghề giết mổ trâu, bò chủ yếu liên quan
đến các chất thải vào nước, nước thải, ngoài ra còn có các vấn đề về mùi, tiếng ồn,
các chất thải và phụ tạng của trâu, bò. Có thể mô tả tóm tắt các hoạt động chính

phát sinh ô nhiễm môi trường của làng nghề giết mổ trâu, bò như sau:

Bảng 1.1: Các hoạt động phát sinh ô nhiễm môi trường từ l
àng nghề giết mổ trâu, bò
TT
1
2

3
4
5
6

T Các hoạt động phát sinh
Các loại chất thải
chất thải
1
Nước thải, phân, cám,
Nơi nuôi nhốt tập trung
mùi hôi thối, tiếng
kêu của trâu, bò
2 Công đoạn giết mổ (cắt
Nước thải, phân, cám,
tiết, nhúng nước sôi, làm
mùi hôi thối, tiếng
lông, mổ, làm sạch nội
kêu của trâu, bò
tạng…)
3 Khu vực lò hơi hoặc khu
Bụi, nhiệt, khí xỉ than

vực đun nước sôi.
4 Khu thu gom hoặc xử lý
Bụi thải, nước thải
nước thải
5 Hoạt động sinh hoạt của
Nước thải sinh hoạt
thợ giết mổ
Các phương tiện vận tải

Khí thải giao thông

Các yếu tố môi
trường chịu tác động
Môi trường nước,
không khí, khu dân cư
Môi trường nước,
không khí, khu dân cư
Môi trường không
khí, môi trường đất
Môi trường đất, nước
Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm không khí

1.2.1. Chất thải rắn
1.2.1.1. Nguồn gốc
Phát sinh chủ yếu từ khâu nhốt gia súc tập trung chờ giết mổ, làm lòng xẻ
thịt. Các chất thải chủ yếu của các khâu này là lông, phân, phế thải nội tạng, xỉ than,
các chất thải sinh hoạt, đều được thải trực tiếp vào môi trường.

1.2.1.2. Tác động

Hầu hết gia súc cung cấp cho làng nghề giết mổ đều được chuyên chở từ các
vùng chăn nuôi lân cận hoặc từ các tỉnh khác đến. Do đó các làng giết mổ đều có
những khu nhốt gia súc tập trung chờ giết mổ, các khu vực này đã tạo ra một lượng
8


lớn chất thải rắn (phân, cám thừa) gây ra mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường
không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe con người xung quanh lò mổ.
Ngoài ra còn có các chất thải rắn trong quá trình giết mổ ở công đoạn làm
lông và làm nội tạng, xẻ thịt tuy nhiên lượng chất thải rắn ở công đoạn này thường
không lớn, vì chỉ có một phần là các nội tạng thừa, xương vụn trong quá trình giết
mổ được thải vào môi trường cùng với nước thải và một phần chất thải rắn sinh hoạt
do các công nhân làm tại làng giết mổ thải ra.

1.2.2. Khí thải, bụi
Phát sinh từ các phương tiện giao thông chuyên chở trâu, bò và nuôi nhốt
chờ giết mổ, mùi hôi của trâu, bò khi sống và mùi thối từ các chất thải đang bị phân
hủy, khí than, bụi từ các bếp lò nấu nước để làm lông động vật. Các khí thải từ lò
giết mổ chủ yếu là NOx, CO2, CO, SO2, bụi, CxHy...

1.2.3. Chất thải lỏng
1.2.3.1. Nguồn gốc
a. Nước thải sản xuất: chất thải lỏng chủ yếu là nước thải, nước thải sản xuất
phát sinh chủ yếu từ khâu làm vệ sinh trước và sau khi giết mổ, vệ sinh thiết bị lò
mổ, làm nội tạng. Dòng thải này có hàm lượng chất hưu cơ cao nhưng dễ phân hủy
sinh học. Quá trình trao đổi chất của vi sinh vật đã tạo ra các khí như NH 3, H2S, các
hợp chất amin…gây ra mùi hôi thối. Nước thải sản xuất tại các lò giết mổ gia súc
không được xử lý ứ đọng gây ô nhiễm môi trường nước bề mặt, nước ngầm và hiện
tượng phú dưỡng nguồn nước.
b. Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ khâu vệ sinh của công nhân tại làng

nghề, nước thải này chủ yếu là các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ,
các chất dinh dưỡng đồng thời còn có cả các chất tẩy rửa, sát trùng không được tách
dòng mà được thải cùng với nước sản xuất.
c. Nước thải chảy tràn: khi mưa, nước mưa chảy tràn qua làng nghề sẽ cuốn
theo dầu, mỡ rơi vãi, chất cặn bã, đất đá và bụi trên mái nhà, sân, đường đi. So với
nước thải, thì nước mưa khá sạch, nồng độ các chất độc hại trong nước mưa hầu
như là không đáng kể nên không gây ảnh hưởng tới môi trường nhưng khi lượng
mưa khá lớn thì hòa cùng với nước thải nó dẫn đến tình trạng ngập úng xung quanh
làng giết mổ gây ra tình trạng ô nhiễm trên diện rộng.

9


1.2.3.2. Tác động của nước thải tới môi trường sinh thái
Nước thải chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ (thể hiện qua chỉ số BOD 5,
COD), đây là hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxy hòa
tan trong nước để oxy hóa các chất hữu cơ. Sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn
đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để
phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm gây tác hại đến thủy sinh, mùi hôi thối
và chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng (N, P) dư thừa cũng là nguyên nhân gây
ảnh hưởng tiêu cực tới các thủy sinh vật, đồng thời làm ảnh hưởng xấu tới mỹ quan
xung quanh làng nghề. Bên cạnh đó còn có một lượng mỡ rơi vãi trong quá trình
sản xuất tạo ra một lớp mỡ trên mặt nước sẽ ngăn cản quá trình hòa tan oxy khí
quyển, gây nên tình trạng thiếu oxy trong nước ảnh hưởng tới các vi sinh vật sống
trong nước. Làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước do các sinh vật tham
gia vào quá trình tự làm sạch nước bị chết .
Có thể nói nước thải từ làng nghề giết mổ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
nước xung quanh làng nghề, hàm lượng các chất hữu cơ cao vượt tiêu chuẩn cho
phép (QCVN 24 – 2009/BTNMT) rất nhiều lần. Tuy nhiên các hợp chất hữu cơ này
dễ phân hủy đây lại được xem như một lợi thế cho quá trình xử lý nước thải giết mổ

bằng phương pháp sinh học ở nồng độ nhất định [8].

1.3. Các phương pháp xử lý nước lò mổ
Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây ô nhiễm có tính chất rất khác
nhau: từ các loại chất rắn không tan, đến các loại chất rắn khó tan và những hợp
chất tan trong nước. Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và
có thể đưa nước đó vào nguồn hoặc tái sử dụng. Để đạt được những mục đích đó
chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại nước thải để lựa chọn phương pháp
sử lý thích hợp. Thông thường có các loại phương pháp sử lý sau: xử lý nước thải
bằng phương pháp cơ học, xử lý nước thải bằng phương pháp hóa – lí và xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học [2,6]. Như đã phân tích ở trên nước thải giết mổ rất
phù hợp để đưa vào xử lý sinh học.
Phương pháp sinh học là quá trình biến đổi các chất bẩn hữu cơ có trong
nước thải ở dạng hòa tan, keo và phân tán nhỏ nhờ các quá trình sinh hóa dựa vào
sự hoạt động của vi sinh vật có khả năng tiêu thụ các chất bẩn hữu cơ trong nước
thải. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động của vi sinh vật,
chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Quá trình hoạt động của
chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được phân hủy thành các chất
10


đơn giản hơn. Mức độ phân hủy và thời gian phân hủy phụ thuộc trước hết vào cấu
tạo các chất hữu cơ, độ tan trong nước và hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng khác. Vi
sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm
nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh
sản, phát triển tăng số lượng tế bào (tăng sinh khối), đồng thời làm sạch (có thể là
gần hoàn toàn) các chất hữu cơ hòa tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Do vậy,
trong xử lý sinh học, người ta phải loại bỏ các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước
thải trong giai đoạn xử lý sơ bộ [6].
Nói chung xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường bao gồm các

phương pháp sau: xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí, xử lý nước thải bằng
phương pháp kị khí, xử lý nước thải bằng phương pháp tùy nghi, phương pháp thủy
sinh. Do hàm lượng các hợp chất hữu cơ như COD≥2000mg/l và các làng giết mổ
gia súc gần nhiều ao, hồ, kênh, mương như phân tích ở trên nên không thể xử lý
bằng phương pháp hiếu khí, kị khí tự nhiên do vậy trong khóa luận này tác giả chỉ
giới thiệu về xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo (bể phản ứng hiếu
khí, lọc sinh học, mương oxi hóa…), xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí nhân
tạo(bể UASB, lọc kỵ khí, bể tiếp xúc kị khí…) và phương pháp thủy sinh học (ao,
hồ chứa các thực vật thủy sinh như bèo tấm, bèo cái, cây mã đề…) thường để xử lý
nước thải giàu hợp chất hữu cơ [6].

1.3.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí nhân tạo
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí do một quần thể
vi sinh vật hoạt động không cần sự có mặt của oxi không khí, sản phẩn cuối cùng là
một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2…Trong đó có tới 65% là CH4 (khí metan), vì
vậy quá trình này còn gọi là lên men metan và quần thể vi sinh vật được gọi tên
chung là các vi sinh vật metan.
Các vi sinh vật metan sống kị khí hội sinh và là tác nhân phân hủy các chất
hữu cơ, như protein, chất béo, hidratcacbon (cả xenlulozo và hemixenlulozo…)
thành các sản phẩm có phân tử lượng thấp qua 2 giai đoạn như sau [6]:
1. Giai đoạn thủy phân
Giai đoạn này vi sinh vật tiết ra một số loại enzym để thủy phân các hydratcacbon (tan và không tan trong nước) thành đường, protein thành các axit anmin,
peptit và lipit thành glyxerin và axit béo.

11


2. Giai đoạn sinh khí metan
Phân hủy các hợp chất ở giai đoạn một thành CO 2, CH4, H2S, H2, N2 và muối
khoáng.

Các chất hữu cơ (tan và không tan trong nước)→ các axit hữu cơ, axit béo,
rượu → CH4 + CO2 + N2 + H2…
Tùy thuộc vào tính chất hoạt động của các vi sinh vật có trong nước thải mà
người ta có phương pháp phân hủy kị khí với sinh trưởng lơ lửng thường sử dụng
để xử lý nước thải có độ ô nhiễm cao và sinh trưởng bám dính thường được sử dụng
để xử lý nước thải có độ ô nhiễm thấp. Với hàm lượng các hợp chất hữu cơ
(COD≥2000mg/l) có trong nước thải giết mổ gia súc cao nên sử dụng phương pháp
kỵ khí sinh trưởng lơ lửng [2,6].
* Phương pháp kỵ khí với sinh trưởng lơ lửng
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ với khí sinh trưởng lơ lửng được
dùng phổ biến nhất, đó là quá trình phân hủy kỵ khí xáo trộn hoàn toàn trong điều
kiện không có không khí, thường thì thời gian lên men trong khoảng 15 ngày hoặc
ít hơn, phương pháp kỵ khí sinh trưởng lơ lửng là một trong những quy trình xử lý
bùn cặn lâu đời nhất, có hai phương pháp kỵ khí với sinh trưởng lơ lửng là phương
pháp tiếp xúc kỵ khí và phương pháp xử lý nước thải ở lớp bùn kỵ khí với dòng
hướng lên (UASB), hai phương pháp này thường được sử dụng nhiều để xử lý nước
thải có hàm lượng COD và BOD cao như giết mổ gia súc, chế biến sữa, thủy hải
sản, bia…thông thường sau kỵ khí người ta sẽ đưa vào xửlý hiếu khí tiếp vì xử lý
kỵ khí không xử lý hết được BOD, NH4 [6].
-

Bể tiếp xúc kị khí

Bể tiếp xúc kỵ khí là bể lên men có thiết bị trộn và có một bể lắng riêng biệt
giữa hai bể này đặt một máy bơm bùn tuần hoàn.

12


Hình 1.2: Bể tiếp xúc kị khí

Bể phản ứng có thể làm bằng bêtông, bằng thép hay chất dẻo, có chống ăn
mònở phía trong, có cách nhiệt để duy trì nhiệt độ mong muốn ở khu vực giữa.
Khuấy trộn bằng cách bơm khí vào bình chứa làm bằng vật liệu không gỉ [6].
Bể lắng coi như một thiết bị cô đặc, vì bùn tách ra có nồng độ cao và từ đây
bùn hồi lưu trở lại bể phản ứng, tỉ lệ bùn tuần hoàn khoảng 50- 100% [6].
Xử lý bằng phương pháp này ít chịu ảnh hưởng bởi lưu lượng, thích hợp với
việc xử lý phân chuồng, nước thải đặc như trong công nghiệp đồ hộp, công nghiệp
giầy…, chuyển hóa bùn từ bể này sang bể khác dễ dàng, lọc bỏ được khí H 2S và thu
được khí gas ở ngoài, tách được một phần các chất khoáng của bùn nhờ máy li tâm.
Hiệu quả xử lý của phương pháp này là loại bỏ được khoảng 80- 90% BOD và
COD từ 65- 90% [6].

1.3.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo
Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí dựa trên nhu cầu oxi cần cung
cấp cho vi sinh vật hiếu khí có trong nước thải hoạt động và phát triển cần có oxi
của không khí để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn vào nước. Quá trình phân
hủy hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn biểu thị bằng các phản ứng sau [6]:
1. Oxi hóa các chất hữu cơ

CxHyOzNt

Emzyme
emzyme
+ CO2 + H2O + NH3 + năng lượng

Các hợp chất phân hủy hiếu khí chủ yếu theo phương trình này.
13


2. Tổng hợp xây dựng tế bào

CxHyOzNt + O2 + NH3

+ emzyme
tế bào vi sinh vật
+
+ H2O + C5H7NO2 + năng lượng

CO 2

Đây là phương trình tóm tắt quá trình sinh tổng hợp tạo thành tế bào vi sinh
vật.
3. Tự phân hủy
C5H7NO2 + 5O2

enzyme

5CO2+ 2 H2O + NH3 + năng lượng

Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo được chia thành 2 loại:
loại xử lý nước thải dựa trên sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật và xử lý nước thải
dựa trên sinh trưởng bám dính của vi sinh vật. Trong xử lý hiếu khí sử dụng vi
khuẩn sinh trưởng lơ lửng có bểaeroten, mương oxi hóa…còn trong xử lý hiếu khí
sử dụng vi khuẩn sinh trưởng bám dính thì có lọc sinh học [6].

1.3.2.1. Xử lý hiếu khí sử dụng vi khuẩn sinh trưởng lơ lửng
Xử lý hiếu khí sử dụng vi khuẩn sinh trưởng lơ lửng có các loại bể Aeroten,
mương oxi hóa…Trong khóa luận này chúng tôi chỉ giới thiệu về bể aeroten là loại
bể hiện đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam để xử lý nước thải giàu hợp chất hữu
cơ như nước thải giết mổ gia súc.
Bể phản ứng hiếu khí – Bể aeroten

Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ hoặc sau khi xử lý kỵ khí nếu hàm lượng
COD và BOD quá cao còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các
chất lơ lửng được đưa vào bể aeroten để xử lý tiếp. Các chất lơ lửng này là một số
chất rắn và có thể là các chất hữu cơ chưa phải ở dạng hòa tan. Các chất lơ lửng làm
nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần thành các bông cặn, các
bông cặn này dần dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy mà xử lý nước thải ở
bể aeroten được gọi là sinh trưởng lơ lửng của quần thể vi sinh vật, các bông cặn
chính là bùn hoạt tính, bùn hoạt tính là các bông cặn có mầu sẫm, chứa các chất hữu
cơ hấp phụ từ nước thải và là nơi cư trú cho các vi khuẩn cùng các vi sinh vật bậc
thấp khác [2,6].
+ Quá trình oxi hóa các chất bẩn hữu cơ trong bể aeroten qua ba giai đoạn:
-

Giai đoạn thứ nhất: tốc độ oxi hóa bằng tốc độ tiêu thụ oxi, ở giai đoạn này bùn
hoạt tính hình thành và phát triển. Hàm lượng oxi cần cho vi sinh vật sinh trưởng,
đặc biệt ở thời gian đầu tiên thức ăn dinh dưỡng trong nước thải rất phong phú,
14


lượng sinh khối trong thời gian này ít. Sau khi vi sinh vật thích nghi với môi trường,
chúng sinh trưởng rất nhanh theo cấp số nhân, chính vì vậy mà lượng tiêu thụ oxi
tăng cao dần.
-

Giai đoạn thứ hai: vi sinh vật phát triển ổn định và tốc độ tiệu thụ oxi cũng ở mức
gần như ít thay đổi. Chính vì vậy giai đoạn này là giai đoạn các hợp chất hữu cơ bị
phân hủy nhiều nhất.

-


Giai đoạn thứ ba: sau một thời gian khá dài tốc độ oxi hóa cầm chừng và có chiều
hướng giảm, lại thấy tốc độ tiêu thụ oxi tăng lên,đây là giai đoạn nitrat hóa các
muối amon, sau cùng nhu cầu oxi lại giảm và cần phải kết thúc quá trình làm việc
của bể aeroten. Ở đây cần lưu ý rằng, sau khi oxi hóa được 80% - 95% BOD trong
nước thải, nếu không khuấy đảo hoặc thổi khí, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy, cần
phải lấy bùn cặn ra khỏi nước. Nếu không kịp thời tách bùn, nước sẽ bị ô nhiễm thứ
cấp, nghĩa là sinh khối trong bùn sẽ bị tự phân hủy, ngoài ra tế bào vi khuẩn có hàm
lượng protein rất cao, chất béo khi bị tự phân sẽ làm ô nhiễm nguồn nước [2,6].
+ Phân loại bể aeroten
Có rất nhiều cách để phân loại bể aeroten [6].
- Phân loại theo chế độ thủy động: aeroten đẩy, aeroten khuấy trộn
- Phân loại theo chế độ làm việc của bùn hoạt tính: aeroten có ngăn hoặc bể
tái sinh bùn hoạt tính tách riêng và loại không có ngăn tái sinh bùn hoạt tính tách
riêng.
- Phân loại theo tải trọng BOD trên 1 gam bùn trong một ngày: aeroten tải
trong cao, aeroten tải trọng trung bình và aeroten tải trọng thấp.
- Phân loại theo số bậc cấu tạo trong aeroten (xây aeroten có nhiều ngăn hoặc
hành lang) ta có: các aeroten 1 bậc, 2 bậc, 3 bậc…

1.3.2.2. Xử lý hiếu khí sử dụng vi khuẩn sinh trưởng bám dính - Lọc sinh học
Phương pháp lọc sinh học dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở
màng sinh học, oxi hóa các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Các màng sinh học, là
tập thể các vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kị khí và kị khí tùy tiện. Các
vi khuẩn hiếu khí được tập trung phần lớn ở ngoài cùng màng sinh học. Ở đây
chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu lọc (được gọi là sinh trưởng gắn
kết hay sinh trưởng dính bám). Trong quá trình làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc
với nước chảy từ trên xuống, sau đó nước thải đã làm sạch thu gom xả vào lắng 2.
Nước vào lắng 2 có thể kéo theo những mảnh vỡ của màng sinh học bị tróc ra khi
15



lọc làm việc. Trong thực tế, một phần nước đã qua lắng 2 được quay trở lại làm
nước pha loãng cho các loại nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc và giữ nhiệt
cho màng sinh học làm việc [6].
Chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxi hóa bởi quần thể vi sinh vật ở
màng sinh học. Màng này thường dày khoảng từ 0,1 – 0,4 mm, các chất hữu cơ
trước hết bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí. Sau khi thấm sâu vào màng, nước hết
oxi hòa tan và sẽ chuyển sang phân hủy bởi vi sinh vật kỵ khí. Khi các chất hữu cơ
có trong nước thải cạn kiệt, vi sinh vật ở màng sinh học sẽ chuyển sang hấp nội bào
và khả năng bám dính cũng giảm, dần dần bị vỡ cuốn theo nước lọc. Hiện tượng
này gọi là “tróc màng”. Sau đó lớp màng mới lại xuất hiện. Lọc sinh học được chia
làm hai loại: lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước (lọc nhỏ
giọt), lọc sinh học có vật liệu tiếp xúc đặt ngập trong nước. Lọc sinh học với vật
liệu ngập trong nước thường được sử dụng để xử lý nước thải đô thị và nước thải
giết mổ gia [6].

1.3.3. Xử lý nước thải kết hợp kị khí và hiếu khí
Biện pháp này thường được áp dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất
hữu cơ cao (1500 mg/l trở lên) cũng như các chất hữu cơ khó phân hủy. Nước thải
được xử lý bằng hệ thống UASB kỵ khí cho đến khi COD còn khoảng 200 – 300
mg/l thì được đưa sang bể aeroten để xử lý tiếp [2,3,5,6].

Nước ra
Bể Aeroten

Nước vào
Bể UASB

Hình 1.3: Sơ đồ kết hợp kị khí và hiếu khí


1.3.4. Phương pháp thủy sinh
Thực vật nước có vai trò quan trọng trong xử lý ô nhiễm nước thải. Trong
khi vi sinh vật tham gia trực tiếp vào quá trình phân hủy chất hữu cơ và tạo ra các
16


chất vô cơ (N,P, các chất khoáng khác…) cho thực vật sử dụng. Nhiều loại thực vật
nước có thể cung cấp oxi để tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu
cơ. Để tăng trưởng, thực vật nước hấp thụ tích cực và đồng hóa các chất vô cơ dạng
NO3-, NH4+, PO43+…Đây chính là một trong những cơ chế quan trọng khi sử dụng
thực vật thủy sinh để làm sạch nước thải[1].
Cần nói thêm là bên cạnh các phương pháp hóa – lí và phương pháp sinh học
sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải, thực vật thủy sinh hiện nay đang là đối tượng
được các nhà nghiên cứu quan tâm do nó có những ưu điểm sau [1]:





Sử dụng thực vật thủy sinh là phương pháp thân thiện với môi trường.
Tăng trưởng nhanh nên hấp thụ các chất khoáng nhanh.
Giá thành sử dụng thấp.
Sinh khối sau xử lý có thể tận dụng cho chăn nuôi, sản xuất khí metan, làm
phân bón.

Thực vật thủy sinh là những loại thực vật sinh trưởng tốt trong môi trường
nước. Chúng được phân ra thành các loại: sống ngập hoàn toàn trong nước hoặc rễ
thân trong nước nhưng lá và hoa lại ở trong không khí ở trên mặt nước. Những loại
có lá trên mặt nước thì lấy CO 2 từ không khí lại được phân ra thành nhóm những
loại có rễ bám chặt trong đất và những loài nổi trên mặt nước. Ngoài hấp thụ CO 2

các loài thực vật đều hấp thụ các yếu tố hóa học khác. Quan trọng nhất là các hợp
chất chứa nito (N) và photpho (P), kali (K) và một số kim loại khác [1].
Trong nước thải giết mổ gia súc chứa nhiều hợp chất nito và photpho như
amoni, photphat các hợp chất này cần phải được giảm thiểu đạt tiêu chuẩn cho phép
trước khi thải ra môi trường. Thực vật thủy sinh có thể tham gia vào việc làm giảm
các hợp chất trên để làm sạch môi trường nước một cách hiệu quả hơn và ít tốn
kém. Các thực vật thủy sinh sống trong các ao, sông, hồ tự nhiên, vì vậy người ta
thường tận dụng sông, ao, hồ trong tự nhiên để xử lý nước thải dựa vào khả năng
phân hủy các chất của các thực vật thủy sinh sống trong sông, ao, hồ đó. Ngoài ra
trong ao, hồ, còn tồn tại những thực vật bậc thấp (tảo đơn bào, đa bào) quang hợp
mạnh và cung cấp oxy cho vi khuẩn tiến hành phân hủy các hợp chất hữu cơ và làm
sạch môi trường nước nói chung và nước thải giết mổ gia súc nói riêng.
Ví dụ xử dụng bèo tấm, rau muống để xử lí nước thải thủy sản sau công đoạn
yếm khí (UASB) có nồng độ NH 4+dưới 100mg/l. Sau đây là bảng đánh giá khả năng
loại bỏ nito và photpho của bèo tấm và rau muống [1].
Bảng 1.2: Đánh giá khả năng loại bỏ nito và photpho của bèo tấm[1]
17


Thời gian thí Tăng trưởng
nghiệm
( ngày )

NH4+
( mg/l )

NO3( mg/l)

Photpho
tổng

( mg/l )

COD
( mg/l )

0

40,0

20,6

0,1

3,6

60,0

3

71,2

18,7

0,2

3,1

46,6

5

7
10

99,3
138,0
160,0

13,5
11,7
1,1

0,3
0,3
0,5

2,5
2,5
1,2

44,6
37,2
30,7

Bảng 1.1: Đánh giá khả năng loại bỏ nito và photpho của rau muống [1]
Thời gian thí Tăng trưởng NH4+
nghiệm
( gr tươi )
( mg/l )
( ngày )


NO3( mg/l)

Photpho tổng COD
( mg/l)
(mg/l)

0

200

88,0

0,3

3,1

183

3
5
7
9
14

282,7

52,0
39,5
27,9
2,1

0,7

0,2
0,7
1,3
1,1
0,2

1,5
0,5
0,3
0,4
0,2

92
84
52
34
32

18


Từ bảng số liệu 3 và 4 cho ta thấy khá năng xử lí dinh dưỡng của rau muống
với bèo tấm là khác nhau [1]:
- Khả năng hấp thụ NO3-, photpho của rau muống thấp

.

- Khả năng thích ứng của bèo tấm và rau muống đối với nồng độ amoni là

khác nhau. Bèo tấm sinh trưởng tốt ở vùng có nồng độ amoni là 150mg/l, trong khi
rau muống sinh trưởng phát triển tốt ở khoảng nồng độ 50 – 350mg/l.
- Hiệu quả xử lý amoni và COD của bèo tấm lớn hơn rau muống do tốc độ
tăng trưởng sinh khối lớn hơn.
Có thể nói thực vật thủy sinh có khả năng xử lý nước thải ở những nồng độ
thích hợp. Vì vậy việc nghiên cứu đưa ra các hệ thực vật thủy sinh để xử lý nước
thải đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt với những nước thải giàu hợp
chất hữu cơ, nitơ và photpho như nước thải giết mổ gia súc, nước thải thủy sản [1].

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng
1.3.5.1. Ảnh hưởng của tải trọng các hợp chất hữu cơ
Phương pháp xử lý sinh học nước thải dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh
vật để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn nước. Do vậy, điều kiện đầu tiên và rất
quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân hủy
các chất hữu cơ trong nước thải, các chất hữu cơ có trong nước thải là cơ chất dinh
dưỡng nguồn cacbon và năng lượng cho vi sinh vật. Các hợp chất hidratcacbon,
protein, lipit hòa tan thường là cơ chất dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật, nước thải
đưa vào xử lý sinh học có hai thông số đặc trưng là COD và BOD. Tỉ số của hai
thông số này phải là: COD/BOD < 2 hoặc = 2 mới có thể đưa vào xử lý sinh học
(hiếu khí). Nếu COD lớn hơn nhiều lần so với BOD, trong đó xenlulozo,
hemixenlulozo, protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kị khí [2,3].

1.3.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ nước thải trong các hệ xử lý sinh học ở một địa bàn cũng thay đổi
mạnh theo mùa, có nơi sai lệch vài chục độ. Nhiệt độquá cao hay quá thấp cũng ảnh
hưởng xấu đến các đối tượng tham gia vào quá trình làm sạch nước. Vì nhiệt độ tối
ưu cho hoạt động của từng nhóm vi sinh vật cũng khác nhau.
Ví dụ vi khuẩn hoạt động tốt trong khoảng 25 – 30 o C, tuy nhiên phân hủy
hiếu khí và nitrat hóa (NH 4+ thành NO2-, NO3-) dừng lại ở nhiệt độ ≥ 50 oC. Nhiệt độ
thấp hơn 150C vi khuẩn sinh metan hầu như ngừng hoạt động, nhiệt độ tối ưu cho

19


quá trình này ở khoảng 350, vì vậy hiệu quả xử lý sinh học các loại bị nhiệt độ ảnh
hưởng mạnh [2,8].

1.3.5.3. Ảnh hưởng của các chất tẩy rửa
Trong ngành chế biến thực phẩm nói chung thường phải sử dụng một số chất
sát trùng để vô trùng các dụng cụ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thường
dùng NaOH, Javen…để tẩy trùng. Đối với các hệ thống xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học, các chất sát trùng có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của
vi sinh vật kéo theo làm giảm hiệu suất xử lý.
Nồng độ các chất tẩy rửa cao làm cho các vi sinh vật trong hệ thống xử lý
nước thải bị ức chế hoàn toàn, thối rữa tạo thành keo trong nước làm cho COD và
SS tăng lên. Javen có tính sát trùng rất mạnh, vì vậy để không ảnh hưởng đến hiệu
suất xử lý nước thải cần phải loại bỏ Javen ra khỏi hệ thống. Trong trường hợp
không loại bỏ được hết thì nồng độ tối đa cho phép 0.001mg/l. Ngoài ra nồng độ
kim loại nặng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của vi sinh vật gây ảnh hưởng
lớn đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, đặc biệt là quá trình
xử lý yếm khí bằng bể UASB [2].

20


CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đặc điểm nước thải lò mổ của làng nghề Phúc Lâm.
- Công nghệ xử lý nước thải lò mổ.
- Địa điểm xây dựng trạm xử lý.
- Nơi tiếp nhận nước thải sau khi xử lý.


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Điều tra tại làng nghề giết mổ Phúc Lâm hai lần :
+Lần 1 vào hai ngày mùng 4 và mùng 5 tháng 3 năm 2015
+Lần 2 vào hai ngày 15 và 16 tháng 4 năm 2015
Phỏng vấn bác Truất - trưởng thôn Phúc Lâm.
Phỏng vấn các hộ gia đình :
+Gia đình ông Nguyễn Văn Xứng, chủ một lò mổ nhỏ ở trong làng với công
suất 5 con/đêm.
+Gia đình ông Nguễn Văn Cảnh, chủ một lò mổ lớn ở trong làng với công
suất 10 con/đêm.
+Gia đình ông Đỗ Văn Vô kinh doanh da trâu, bò, lợn.
Khảo sát các hệ thống rãnh, mương và các hồ ao nhận nước thải.

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Trong bài báo cáo này đã sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau : Các
báo cáo khoa học, các tài liệu liên quan, các sách chuyên đề, các bài báo khoa học
được đăng tải trên các tạp chí khoa học, môi trường trong và ngoài nước như là:
+Xử lý nước thải lò giết mổ đăng trên tạp chí Bảo Hộ Lao Động tháng
10/2008, Tạp chí khoa học.
+Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 48, 2008.
+ Lương Đức Phẩm,Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học.
NXB Giao Dục, 2003.

21


Mục đích của phương pháp này là tham khảo và lựa chọn một số phương
pháp đánh giá ô nhiễm nước thải từ các làng nghề giết mổ gia súc và học tập phong

cách viết một báo cáo khoa học.

2.2.3. Tổng hợp và phân tích tài liệu và số liệu
Số liệu thu thập được phân tích tổng hợp theo các hạng mục khác nhau.
+Tổng hợp theo nhóm vấn đề.
Điều kiện tự nhiên.
Điều kiện kinh tế - xã hội.
Môi trường (Các chất thải và ảnh hưởng tới môi trường)

2.2.4. Phương pháp thống kê
Các số liệu thu thập được trên thực địa, từ các báo cáo nghiên cứu, số liệu
phân tích trong phòng thí nghiệm được thống kê theo các bảng biểu diễn.

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm
2.2.5.1. Xác định vị trí lấy mẫu
Để đảm bảo vị trí lấy mẫu mang tính đại diện, không bị ảnh hưởng và thuận
lợi. Chúng tôi tiến hành lấy 3 mẫu:
- Mẫu 1 : tại sàn giết mổ (mẫu tươi)
-Mẫu 2 : tại điểm cuối của rãnh trước khi thải ra hồ
- Mẫu 3 : tại hồ (thuộc xóm Si)

22


CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng nước thải làng nghề Phúc Lâm và ảnh hưởng môi trường
3.1.1. Các loại nước thải
- Nước thải sinh hoạt: nước thải ra sau khi các hộ gia đình sử dụng vào việc
tắm giặt, vệ sinh, nấu ăn…chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn dễ phân hủy, các chất
vô cơ sinh dưỡng (N, P), cùng với các vi khuẩn.

- Nước thải giết mổ.
Nước thải sinh hoạt
Sông

( 480 hộ )
Rãnh thải chung
Nước thải lò mổ

Ao, hồ

( 30 hộ )
Hình 3.1: Các nguồn nước thải ở làng nghề Phúc Lâm.

- Từ các số liệu thu thập được trong quá trình thực địa, ta có thể tính được cụ
thể lượng nước thải như sau :
Làng có 480 hộ với 2000 dân thì tổng lượng nước thải trong 1 ngày là :
(2000 x 80) : 1000 = 160 m3/ngày
Với 30 hộ giết mổ thì tổng lượng nước thải trong 1 ngày là:
30 x 3,3m3/ngày = 99 m3/ngày
- Nước mưa chảy tràn.
Tổng lượng nước mưa chảy tràn qua làng nghề bằng :
(Lượng mưa năm) x (Diện tích của làng)
→ (1400 -1600 mm) x 100ha = 1,4 – 1,6 triệu m3/năm
→ Nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất thường không được
phân biệt và được thải thẳng trực tiếp ra ngoài không qua xử lý vào các ao, hồ xung
quanh làng hoặc các kênh tiêu trong vùng. Hệ thống thoát nước chỉ là một số rãnh
nhỏ, phần lớn là không có nắp đậy chạy dọc theo đường làm nhiệm vụ tiêu nước
thải cũng như thoát nước mưa chung.

23



3.1.2. Ảnh hưởng đến môi trường.
Trong quá trình giết mổ, tiếng trâu, bò gây ra tiếng ồn rất lớn làm ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống người dân.
Bụi, nhiệt, khí, xỉ than thải ra từ quá trình giết mổ và vận chuyển gia súc gây
ô nhiễm không khí.
Lượng nước thải và chất thải ứ đọng lại trong các cống rãnh, ao hồ gây mùi
hôi thối nồng nặc. Do địa hình ở Phúc Lâm thấp, hệ thống kênh rạch, ao hồ hẹp, khả
năng thoát nước kém nên nước thải thường ứ đọng lại khiến cho môi trường ngày
càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Hầu hết các ao, hồ ở Phúc Lâm đã trở thành những
ao, hồ “chết”.
Đâu đâu cũng có những đống xương, răng bò chất cao bốc lên một mùi hôi
thối.
→ Hoạt động giết mổ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (khí, nước, đất).

3.2. Công nghệ giết mổ và các nguồn thải
Vận chuyển đến chuồng nhốt

Nước thải

Làm ngất

Nước thải chứa phân và nước tiểu

Chọc tiết và hứng máu

Nước thải chứa chất thải máu, lông

Dội nước sôi

Cạo lông
Rửa lại
Mổ

24


Cắt đầu, chân, bỏ mỡ

Nước thải chứa các chất thải nội tạng, tủy, xương vụn, phân. Tăng lượng mỡ trong nước thải.
Rút bỏ tim, gan, lòng…

Rửa lại

Xẻ thịt, lọc thịt

Làm lòng

Phân loại, cân, bảo quản kho lạnh

Hình 3.2: Sơ đồ giết mổ trâu bò và và nước thải ở các khâu của
làng nghề giết mổ Phúc Lâm.
Trâu, bò thu mua từ các tỉnh thành lân cận được nhốt trong chuồng cho đến
khi bị giết. Quy trình giết mổ, sơ chế và xử lý sản phẩm phụ được thực hiện ở lò mổ
của mỗi gia đình. Để thu được thành phẩm gồm thịt tươi, cùng với một số phụ phẩm
như tim, phổi, lưỡi các quy trình đều được thực hiện trong lò mổ. Trâu bò được làm
ngất trước khi chọc tiết ngay trên sàn lò mổ. Tiếp đó dội nước đun sôi ở 100 oC để
làm lông, quy trình làm lông rất thủ công chỉ dùng dao để cạo. Sau bước cạo lông
trâu, bò sẽ được rửa lại bằng nước sạch để mổ. Phần thân động vật được xẻ ra, rửa
sạch cắt bỏ đầu, chân, mỡ. Tim, gan, thận, lưỡi, não... được đưa vào ướp lạnh trước

khi đem bán. Da lột từ trâu, bò cất giữ trong kho trước khi chuyển đến thợ thuộc
da. Nội tạng (lòng) được ướp muối rồi rửa sạch. Vì vậy chất thải lò mổ được tạo ra
trên sàn mổ, ngay trong quy trình mổ, xẻ thịt, trong hầm chứa da.

25


×