Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tuyển tập các bài viết hay về kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệm đại học và cao đẳng khối A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.78 KB, 27 trang )

Tuyển tập các bài viết hay về kinh
nghiệm ôn thi tốt nghiệm đại học và cao
đẳng đạt điểm cao khối A
(Sưu tầm)
*MÔN TOÁN
Môn toán cần kỹ năng tính toán nhanh và
lời giải thuần thục
Năm nay là năm đầu tiên học sinh học và thi theo chương trình
sách giáo khoa mới ở lớp 12, và cũng là lần đầu tiên đề thi tuyển
sinh ĐH, CĐ sẽ ra theo chương trình phân ban. Đối với môn
toán thí sinh cần phải lưu ý những gì? Ôn tập như thế nào để
làm bài thi đạt kết quả tốt nhất?
Tuổi Trẻ Online lược ghi lại phương pháp ôn tập và làm bài thi môn toán do thầy
NGUYỄN ANH DŨNG - một thầy giáo có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại
khối chuyên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) - hướng dẫn.
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn bao quát toàn bộ chương trình toán phổ thông,
trong đó chủ yếu là lớp 12 theo sách giáo khoa mới. Về nội dung ôn tập, học
sinh cần lưu ý:
Phần đại số, giải tích
- Lớp 12: khảo sát hàm số (chủ yếu là các hàm số bậc ba, bậc bốn trùng
phương và số phân thức bậc nhất trên bậc nhất); các câu hỏi phụ về hàm số
(các bài toán về tiếp tuyến, cực trị, tương giao của một đồ thị với một đường
thẳng, hàm số đồng biến nghịch biến…); tính nguyên hàm, tích phân và ứng
dụng của tích phân các em cần quan tâm đến các bài toán về phương trình, hệ
phương trình, bất phương trình mũ logarit. Ngoài ra học sinh phải luyện tập
nhiều để thực hiện thuần thục các bài toán về số phức.
Cần lưu ý, không dùng tiêu chuẩn “nghiệm kép” để làm điều kiện tiếp xúc của
một đường thẳng với đồ thị.
Điều kiện để hai đường y = f(x) và y = g(x) tiếp xúc là hệ phương trình sau có
nghiệm: {f(x) = g(x); f’(x) = g’(x)}.



- Lớp 10, 11: các bài toán về phương trình lượng giác; nắm vững các công thức
biến đổi lượng giác để giải các bài toán tích phân và các bài toán tìm giá trị lớn
nhất, nhỏ nhất.
Các bài toán về tổ hợp, xác suất, nhị thức Newton và phương trình, bất phương
trình, hệ phương trình đại số.
Cần lưu ý, không sử dụng định lý đảo về dấu tam thức bậc hai. Khi cần so sánh
các nghiệm của một phương trình bậc hai với một số k cho trước, ta đặt t = x - k;
để đưa về so sánh nghiệm của phương trình với 0.
Trong đề thi tuyển sinh ĐH, câu khó nhất sẽ nằm trong phần chung. Phần riêng
cho các ban cơ bản, nâng cao chiếm 3 điểm, mức độ khó của hai phần này
tương đương. Học sinh có thể chọn phần nào cũng được, tùy theo kiến thức và
loại toán phù hợp với năng lực và sở trường của mình.
Câu khó của đề thi thường là các bài toán về bất đẳng thức, tìm giá trị lớn nhất,
nhỏ nhất, bài toán biện luận.. Cần lưu ý các bài toán sử dụng phương pháp hàm
số (dùng đạo hàm, xét biến thiên hàm số, suy ra số nghiệm của phương trình
hoặc tập giá trị của hàm số).
Phần hình học
Thông thường trong mỗi đề thi có ba câu tương ứng với 3 điểm về các chủ đề:
phương pháp toạ độ trong mặt phẳng (gồm phương trình đường thẳng, đường
tròn và ba đường conic); phương pháp tọa độ trong không gian (gồm phương
trình đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu); hình học tổng hợp (các bài toán về
chứng minh hoặc tính toán liên quan đến hình chóp, lăng trụ, mặt cầu…).
Với hình học tổng hợp, cũng nên lưu ý các bài toán cần sử dụng phương pháp
véctơ, phương pháp tọa độ.
Thí sinh tự do phải tự học thêm các phần của sách giáo khoa mới và phải nắm
được các phần mà chương trình đã cắt bỏ. Phần mới và khó là xác suất, số
phức. Phần phương trình, bất phương trình mũ, logarit và hình học tổng hợp
được đưa vào sách giáo khoa 12 do đó cũng là một trọng tâm của kiến thức thi.
Phương pháp, kỹ năng ôn tập - về lý thuyết và bài tập để nắm vững kiến thức và

làm bài thi môn toán đạt hiệu quả cao:
Để làm tốt bài thi môn toán, học sinh cần có kiến thức giáo khoa vững vàng và
kỹ năng thực hiện lời giải thuần thục (tính toán nhanh, chính xác và trình bày lời
giải rõ ràng).
Về lý thuyết, điều quan trọng nhất là nắm vững các định nghĩa, các tính chất của


từng khái niệm, nhớ và biết cách vận dụng của mỗi công thức. Việc tự mình lập
các bảng tổng kết, hệ thống công thức, mối tương quan giữa các vấn đề trong
mỗi chương theo sách giáo khoa là rất tốt giúp học sinh nhớ lý thuyết.
Về kỹ năng vận dụng kiến thức, cách tốt nhất là tự giải nhiều bài tập. Trước mỗi
bài tập nên thực hiện theo trình tự sau: đọc kỹ đề để nắm vững giả thiết và yêu
cầu của bài toán; định hướng, hình dung các bước của lời giải; thực hiện giải và
trình bày chi tiết lời giải.
Nên tránh việc làm bài đại khái, nhiều học sinh khi biết hướng giải của bài toán
lại ngại và không muốn thực hiện các phép tính và trình bày chi tiết lời giải. Nên
phối hợp hợp lý việc nháp và thực hiện lời giải trong bài làm.
Trong quá trình học nên hệ thống, phân loại bài tập và phương pháp giải từng
loại. Đối với các bài khó mà tự mình không giải được, việc ghi bài trên lớp không
nên chỉ là chép lại bài của giáo viên một cách máy móc, thụ động. Tốt nhất là
học sinh nên tập trung nghe và theo dõi lời giải của giáo viên, học cách tư duy và
tháo gỡ của từng bước giải. Khi đã hiểu thì tự mình làm lại bài vào vở và ghi nhớ
cách giải của loại toán đó. Học như vậy thì khi gặp bài toán tương tự ta sẽ làm
được.

Ôn tập Toán thi THPT quốc gia: Chủ đề bất
đẳng thức, phương trình...
Tiến sĩ Nguyễn Sơn Hà - Giáo viên Trường THPT Chuyên ĐHSP
Hà Nội - hướng dẫn ôn tập môn Toán các chủ đề: Khối đa diện,
khối tròn xoay; Phương trình, hệ phương trình, bất phương

trình đại số; Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng; Bất đẳng
thức; tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức.
Chủ đề: Khối đa diện và khối tròn xoay

Học sinh cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản: Hai đường thẳng song
song, góc giữa hai đường thẳng, hai đường thẳng vuông góc, góc giữa đường
thẳng và mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng
song song, góc giữa hai mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc, hình chóp đều,
hình tứ diện đều, hình hộp, hình hộp đứng, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ
đứng, hình lăng trụ tam giác đều;
Hình lăng trụ tứ giác đều, hình lập phương, hình nón, hình trụ, mặt cầu, công
thức tính thể tích của khối chóp, công thức tính thể tích của khối lăng trụ, công
thức tính diện tích xung quanh của hình nón, công thức tính diện tích xung
quanh của hình trụ, công thức tính thể tích của khối nón, công thức tính thể tích
của khối trụ, công thức tính diện tích của mặt cầu, công thức tính thể tích của
khối cầu, cách xác định tâm của mặt cầu đi qua 4 điểm.


Học sinh phải nhớ những kiến thức liên quan đến các đại lượng hình học ở cấp
THCS và ở lớp 10: Định lí Pytago, tỉ số lượng giác của góc nhọn và hệ thức
lượng trong tam giác vuông, định lí côsin trong tam giác, công thức trung tuyến,
định lí sin trong tam giác, các công thức tính diện tích của tam giác, diện tích của
hình chữ nhật, chu vi và diện tích của hình tròn.
Các tình huống thường gặp nhằm đánh giá mức độ thông hiểu và vận dụng về
khối đa diện: Tính thể tích của khối chóp hoặc khối lăng trụ, chứng minh các
quan hệ song song giữa các đối tượng đường thẳng và mặt phẳng, chứng minh
các quan hệ vuông góc giữa các đối tượng đường thẳng và mặt phẳng, tính các
loại góc và khoảng cách trong không gian.
Những hình đa diện thường gặp là: Hình chóp đều có đường cao đi qua tâm của
mặt đáy; hình lăng trụ đứng có đường cao bằng cạnh bên; hình chóp hoặc hình

lăng trụ có một cạnh bên vuông góc với mặt đáy, khi đó chiều cao của hình chóp
bằng độ dài của cạnh bên; hình chiếu vuông góc của các cạnh bên còn lại trên
mặt đáy là đoạn thẳng có một đầu mút là chân đường cao, từ đó có thể xác định
góc giữa đường thẳng chứa cạnh bên và mặt phẳng chứa đáy của đa diện;
Hình chóp hoặc hình lăng trụ có một mặt bên vuông góc với mặt đáy, khi đó
đường cao của hình chóp hoặc hình lăng trụ là đường cao của mặt bên và hình
chiếu của mọi đường thẳng thuộc mặt bên trên đáy trùng với giao tuyến, từ đó
có thể xác định góc giữa đường thẳng chứa cạnh bên và mặt phẳng chứa đáy
của đa diện.
Nếu giả thiết của bài toán có hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì thường kẻ
thêm đường phụ là đường thẳng trong một mặt phẳng và vuông góc với giao
tuyến, khi đó đường này sẽ vuông góc với mặt phẳng còn lại. Nếu giả thiết có
hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt thứ ba thì thường dùng đến giao tuyến
của hai mặt phẳng vì giao tuyến sẽ vuông góc với mặt thứ ba.
Các tình huống thường gặp nhằm đánh giá mức độ thông hiểu và vận dụng về
khối tròn xoay: xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp hoặc lăng trụ. Có thể
phải xác định tâm đường tròn ngoại tiếp của đáy đa diện, từ đó xác định trục của
đường tròn ngoại tiếp. Nếu các đỉnh đa diện cùng nhìn hai điểm cố định dưới
một góc vuông, khi đó tâm mặt cầu là trung điểm đoạn nối hai điểm cố định.
Nếu hình chóp có các cạnh bên bằng nhau thì đáy của hình chóp là đa giác nội
tiếp đường tròn và hình chiếu của đỉnh trên đáy trùng với tâm đường tròn ngoại
tiếp của đáy, trục của đường tròn ngoại tiếp đáy chứa đường cao hình chóp.
Hình chóp đều có tâm mặt cầu ngoại tiếp thuộc đường cao.
Hình chóp có đáy là tam giác vuông có trục của đường tròn ngoại tiếp đáy là
đường thẳng đi qua trung điểm của cạnh huyền và vuông góc với đáy. Với dạng
toán hình trụ, ta thường kẻ thêm đường sinh, đường sinh của hình trụ vuông góc
với hai đáy và song song với đường thẳng nối tâm của hai đáy.


Một số lỗi thường gặp: nhầm lẫn các khái niệm hình chóp tam giác đều và tứ

diện đều, hình hộp và hình hộp đứng, hình hộp đứng và hình hộp chữ nhật, hình
lăng trụ tứ giác đều và hình lập phương.
Chủ đề: Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình đại số
Các tình huống thường gặp nhằm đánh giá khả năng vận dụng cao ở chủ đề
phương trình, hệ phương trình, bất phương trình đại số: Giải phương trình, bất
phương trình bằng cách kết hợp nhiều phương pháp khác nhau:
Biến đổi tương đương (chuyển vế đổi dấu, cộng vào hai vế với một đại lượng,
nhân hoặc chia hai vế với một đại lượng khác 0, bình phương hai vế kèm theo
điều kiện, biến đổi tương đương về dạng tích); đặt một ẩn phụ; đặt hai ẩn phụ;
đánh giá bằng bất đẳng thức đại số; đánh giá bằng bất đẳng thức hình học; đánh
giá bằng cách sử dụng chiều biến thiên của hàm số; lượng giác hóa.
Học sinh cần phải chú ý có những phương trình mà nhiều máy tính hiện nay
không thể hiện được chính xác nghiệm, cần phải sử dụng biểu thức khác để thể
hiện nghiệm: sử dụng căn bậc n, sử dụng lũy thừa với số mũ thực, sử dụng
lôgarit, sử dụng biểu thức lượng giác…
Chủ đề: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Các dạng bài tập của chủ đề này thường đánh giá mức độ vận dụng cao, yêu
cầu học sinh khai thác các kết quả đã có về hình học ở cấp THCS và lớp 10, sau
đó mới dùng tọa độ thể hiện các kết quả đó.
Học sinh cần ôn lại nhiều nội dung: tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông,
tia phân giác của một góc, đường trung trực của đoạn thẳng, điểm nằm trên
đường trung trực của một đoạn thẳng, điểm nằm trên tia phân giác của một góc,
ba đường phân giác trong một tam giác, ba đường cao trong một tam giác;
Ba đường trung trực trong một tam giác, ba đường trung tuyến trong một tam
giác, trọng tâm của tam giác, trực tâm của tam giác, tâm đường tròn ngoại tiếp
của tam giác, tâm đường tròn nội tiếp của tam giác, các trường hợp bằng nhau
của hai tam giác, định lí Ta-let và tính chất của đường phân giác trong tam giác,
các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
Học sinh cần vận dụng được các tính chất của hình bình hành, hình chữ nhật,
hình thoi, hình vuông, đường elip (tổng khoảng cách từ một điểm bất kì trên

đường elip đến hai tiêu điểm là một đại lượng không đổi);
Vận dụng được các tính chất của đường tròn, tính chất của đường kính vuông
góc với dây cung, liên hệ về độ dài của hai dây cung và khoảng cách từ tâm của
đường tròn đến hai dây cung, tiếp tuyến của đường tròn, góc ở tâm, góc nội tiếp,


góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung, tứ giác nội tiếp đường tròn, đẳng thức tích
độ dài của các đoạn thẳng có được khi hai đường thẳng chứa hai dây cung của
một đường tròn cắt nhau, đẳng thức tích độ dài của các đoạn thẳng có được khi
tiếp tuyến của đường tròn và đường thẳng chứa dây cung một một đường tròn
cắt nhau.
Học sinh cần phải nhớ kết quả của nhiều bài toán hình học THCS để vận dụng
giải các bài toán về tọa độ. Học sinh chú ý cả những tình huống bất thường: khai
thác giả thiết ban đầu về tọa độ để suy ra hình vẽ đặc biệt, sau đó sử dụng các
kết quả ở cấp THCS đối với hình vẽ đặc biệt và cuối cùng mới thể hiện các tính
chất hình vẽ đặc biệt thông qua tọa độ.
Chủ đề: Bất đẳng thức, tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức
Bất đẳng thức, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là nội dung có thể được sử dụng để
kiểm tra khả năng vận dụng cao của học sinh. Chủ đề này thường rất khó và
không có quy trình giải cố định, học sinh phải có tư duy rất tốt và tự học nhiều thì
mới có cơ hội làm được:
Phải nắm vững nhiều bất đẳng thức quan trọng, nắm vững nhiều phương pháp
chứng minh bất đẳng thức, nắm vững nhiều kết quả của các bài toán mà có thể
khai thác được trong việc chứng minh bất đẳng thức,...
Ngoài những chủ đề nói trên, học sinh cần quan tâm thêm những bài toán tổng
hợp nhiều nội dung toán học, những bài toán liên quan đến thực tiễn, những bài
toán có nội dung tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực người học.
Học sinh phải hiểu kĩ về các khái niệm toán học, biết vận dụng các khái niệm
toán học để giải quyết những vấn đề thực tiễn hoặc những vấn đề liên quan đến
môn học khác. Học sinh phải tự đọc nhiều tài liệu giới thiệu con đường hình

thành các khái niệm toán học, tài liệu giới thiệu ý nghĩa của các khái niệm toán
học.
Ví dụ: ý nghĩa của công thức tăng trưởng mũ trong bài toán tính lãi suất và dự
báo dân số thế giới; ý nghĩa của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trong một
số bài toán kinh tế;

Môn toán: Tính nhẩm để tiết kiệm thời gian
Năm nay, môn Toán vẫn thi dưới hình thức tự luận. Tuy nhiên,
đây là năm học đầu tiên học sinh cả nước học chương trình
phân ban nên so với cấu trúc đề thi trước đây, có một vài điểm
mới.


Để việc ôn tập và thi đạt kết quả tốt, các em cần chuẩn bị cho mình lượng kiến
thức đầy đủ, phương pháp học tập hiệu quả và tâm lý ổn định, quyết tâm cao.
Trước hết, các em cần tìm hiểu, nắm vững cấu trúc đề thi môn Toán - tuyển sinh
đại học, cao đẳng năm 2009 theo chương trình phân ban đại trà mà Cục Khảo
thí - Bộ GĐ&ĐT ban hành. Từ đó, tìm ra các kiến thức trọng tâm, chiếm nhiều
điểm để lên kế hoạch ôn tập cho mình.
Cần học kỹ (đến mức nhuần nhuyễn) các phần kiến thức không quá khó nhưng
có phổ điểm rộng như:
- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số và các bài toán liên quan.
- Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số.
- Phương trình lượng giác.
- Nguyên hàm, tích phân ứng dụng.
- Phương pháp tọa độ trong không gian.
- Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng.
- Hình học không gian (tổng hợp)...
Phần kiến thức khó hơn (VD: bất đẳng thức...), các em có thể ôn tập sau khi
nắm vững các kiến thức cơ bản. Khi các em đã làm nhiều dạng toán dễ thì theo

quy luật “lượng đổi, chất đổi”, các em có cơ hội nắm bắt tốt hơn các dạng toán
khó hơn.
Khi ôn tập, các em nên ôn tập theo từng vấn đề dọc theo chương trình học. Mỗi
vấn đề cần phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản, thuộc các công thức đã học.
- Ghi nhớ các kiến thức liên quan, giúp ta giải quyết tốt hoặc nhanh hơn bài toán
thuộc vấn đề đang xét.
- Làm bài tập để củng cố, khắc ghi kiến thức. Nếu lượng bài tập làm quá ít hoặc
làm hời hợt sẽ dẫn tới hiện tượng nhớ không kỹ hoặc nhầm lẫn, rất nguy hiểm.
- Các em cũng có thể gạch đầu dòng các đơn vị kiến thức trong mỗi vấn đề.
Những đơn vị kiến thức nào cảm thấy còn khuyết hoặc còn non, bài tập chưa
làm được một cách chắc chắn, cần bổ sung ngay. (Đọc tài liệu, nhờ sự giúp đỡ
của thầy cô, bạn bè).


Trong quá trình ôn tập, các em cũng nên chú ý đến kỹ thuật làm bài. Với một bài
toán, có nhiều hướng giải quyết. Nếu chọn hướng đi đúng, sẽ đỡ tốn thời gian
và công sức, ngược lại, có thể sẽ làm ta sa đà, thậm chí đi vào ngõ cụt.
Các em cần biết tính nhẩm để tiết kiệm thời gian (VD: Nhẩm nghiệm của phương
trình, bất phương trình bậc hai, xét dấu biểu thức,...), cần biết sử dụng máy tính
cầm tay có hiệu quả (VD: giải hệ phương trình hai ẩn, ba ẩn...).
Các bài toán cơ bản, nhất là các bài toán đã có phương hướng, đường lối giải,
các em rèn cho mình làm cẩn thận ngay từ đầu (không cần nháp) (VD: khảo sát,
vẽ đồ thị hàm số; viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng, mặt cầu thỏa mãn
điều kiện cho trước...).
Các bài toán ở mức độ khó hơn, cần nhanh chóng phân tích để đưa về các bài
toán quen thuộc, biết cách giải.
Một số định lý không được học trong sách giáo khoa nhưng hay được sử dụng
giải toán, các em cần ghi nhớ nội dung và cả cách chứng minh để sử dụng sau
này (VD: định lý về tỷ số thể tích khối chóp tam giác, định lý về tính nhanh cực

trị, viết phương trình đường thẳng đi qua điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm
số...).
Khi đã ôn tập về cơ bản, các em nên dành thời gian để giải các đề thi. Các em
có thể tham khảo các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm gần đây,
kể cả các đề dự bị. Một đề thi môn toán thường có 10 bài toán nhỏ, mỗi bài như
vậy khoảng 1 điểm. Với thời gian 180 phút, ta cần 18 phút cho một bài toán nói
trên.
Khi giải đề tại nhà, các em cần rèn luyện để mình có thể làm xong mỗi ý khoảng
15 phút trở xuống. Các em nên hoạch định thời gian cho mỗi bài toán nhỏ, tùy
theo khả năng của mình. Ví dụ:
- Khảo sát, vẽ đồ thị hàm số: 10 phút.
- Bài toán liên quan đến khảo sát hàm số: 15 phút.
- Giải phương trình lượng giác: 12 phút.
- Tính tích phân: 12 phút.
Với các em còn hay nhầm lẫn trong tính toán có thể dành cho mỗi bài toán một
thời gian dài hơn rồi rút ngắn dần qua mỗi lần luyện giải đề.
Phải rèn luyện cho mình tính cẩn thận, làm đến đâu, chắc đến đó. Kinh nghiệm
cho thấy, tìm ra cái sai của mình rất khó. Có khi tìm và sửa sai còn mất nhiều
thời gian hơn là làm mới.


Khi đã tự giải một số đề thi, các em sẽ có kinh nghiệm trong việc giải đề. Các em
sẽ rút ngắn thời gian cho những bài toán quen thuộc và tìm ra đường lối cho các
bài toán khó nhanh hơn.
Theo quan sát thí sinh hàng năm, tôi nhận thấy với những học sinh khá, thông
thường từ 90 đến 100 phút đầu các em có thể làm được 70% yêu cầu của đề.
Trong thời gian nước rút này, ngoài môn toán, các em còn ôn tập các môn khác,
rồi ôn thi tốt nghiệp. Các em cần lên kế hoạch hợp lý cho mình: Thời gian nào
học môn nào, học trong bao lâu một cách khoa học, hài hòa. Phải có lúc giải lao,
thư giãn. Cần phải ăn uống đầy đủ và giữ gìn sức khỏe, không thức quá khuya.

Các em giữ tâm lý ổn định, không quá lo lắng để ảnh hưởng tới sức khỏe và
chất lượng ôn tập.
Chuẩn bị chu đáo, ắt sẽ thành công!

Cấu trúc đề thi đại học môn Toán năm 2015
ra như thế nào?
Các dự thảo Quy chế thi năm 2015 đã được Bộ GD-ĐT đưa ra để
lấy ý kiến góp ý. Tuy nhiên, có điều quan trọng nhất hiện nay,
các thầy, cô giáo và HS đều chưa biết được cấu trúc đề thi năm
2015 như thế nào để biết cách dạy và học.
Để giúp thí sinh học tốt hơn môn Toán, Báo Dân Trí đã có một số phân tích,
đánh giá về đề thi môn Toán từ năm 2010 đến năm 2014 nhằm giúp học sinh
tiếp cận 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao trong đề thi
và rút ra phương pháp học tập đúng đắn để đạt được mục tiêu đặt ra.
Từ năm 2010 đến 2014, cấu trúc đề thi đại học môn Toán không thay đổi nhiều.
Sự thay đổi lớn nhất là việc bỏ phân loại phần riêng cho ban cơ bản và ban nâng
cao vào năm 2014 tạo ra sự công bằng đối với mọi thí sinh dự thi.
Trong đề thi đại học môn Toán các năm 2010 – 2014, các câu hỏi phân bổ ở
mức độ dễ, trung bình, khó đảm bảo đề thi vừa sức với học sinh và vẫn phân
loại được thí sinh. Trong đó, học sinh có thể dễ lấy điểm ở những câu có thuộc
mức độ dễ, trung bình như chuyên đề 1, 2, 4, 8, 9 (theo bảng). Học sinh chỉ cần
nắm vững kiến thức cơ bản, biết nhận dạng phương pháp làm một số bài toán
và tính toán cơ bản có thể đạt được khoảng 5 điểm. Những câu hỏi này thường
không có tính đánh đố hay yêu cầu học sinh phải tư duy, sáng tạo ở mức độ
cao.


Những chuyên đề 3, 5, 6, 7 tương đối khó đòi hỏi mức độ tư duy vận dụng, vận
dụng cao. Để làm được các chuyên đề này, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ
bản, học sinh còn cần rèn luyện khả năng tư duy biến đổi cũng như tích luỹ thêm

các kinh nghiệm làm bài.
Nội dung kiến thức: Phân tích đề thi từ năm 2010 đến 2014
1. Hàm số:
- Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số
- Các bài toán liên quan
(Ý a, b của Câu 1)
20%
Các câu hỏi phần Hàm số có mức độ khó giảm dần. Từ năm 2010 đến năm
2013, hai câu hỏi phần hàm số ở mức độ dễ và trung bình thì đến năm 2014, cả
hai ý a và b đều ở mức độ dễ. Phần kiến thức này chỉ yêu cầu học sinh nhớ
được kiến thức và tính toán thành thạo.
2. Phương trình lượng giác
10%
Nội dung kiến thức phần phương trình lượng giác giữ ổn định ở mức độ câu hỏi
dễ. Đặc biệt, đến năm 2014 thì ở mức “siêu dễ”.
3. Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình
10% (riêng năm 2010 chiếm 20%)
Đề thi năm 2010 có 1 câu bất phương trình và 1 câu hệ phương trình với tỉ lệ
điểm chiếm 20%. Từ năm 2011 đến 2014, đề thi chỉ còn 1 câu hệ phương trình
với mức độ câu hỏi khó yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và tư duy vận
dụng cao.
Học sinh phải nắm vững các phương pháp giải phương trình, hệ phương trình
và chịu khó rèn luyện thêm các bài nâng cao mới có thể giải được trong điều
kiện thời gian có hạn.
4. Tích phân
10%
Qua đề thi các năm, câu hỏi phần Tích phân giữ nguyên ở mức độ trung bình.
Đề thi yêu cầu học sinh nắm vững các công thức Tích phân cơ bản, các phương
pháp tính Tích phân và cách vận dụng các kiến thức này.
ð Đây là phần kiến thức vừa sức, học sinh dễ dàng kiếm điểm ở câu này.

5. Hình học không gian
- Thể tích
- Khoảng cách
10%


Trong đề thi đại học môn Toán, phần Hình học không gian thường yêu cầu tính
thể tích và tính khoảng cách. Qua đề thi các năm, câu hỏi tính thể tích thuộc
mức độ câu hỏi trung bình, câu hỏi về khoảng cách thường khó hơn.
Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tính chất hình học trong không gian và
công thức tính thể tích là có thể làm được câu về thể tích.
Yêu cầu tính khoảng cách yêu cầu học sinh phải có tư duy tốt về hình học không
gian mới có thể giải được.
ð Cả hai phần kiến thức thể tích và khoảng cách đều yêu cầu cấp độ tư duy
thông hiểu và vận dụng. Để dành điểm phần này, học sinh cần nắm vững kiến
thức hình học không gian và chăm chỉ luyện tập để rút ra được kinh nghiệm tư
duy hình học không gian.
6. Bất đẳng thức, GTLN-GTNN
10% (riêng năm 2010 không có)
Nội dung Bất đẳng thức, GTLN – GTNN là câu hỏi có tính phân loại cao nhất
trong đề thi. (Năm 2010, đề thi không có nội dung này, thay vào đó là 2 câu HPT
và BPT). Ví dụ: câu 9 đề thi Toán khối A năm 2014
Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng lực, có tư duy
sáng tạo, có niềm đam mê và chịu khó rèn luyện trong suốt quá trình học phổ
thông mới có thể hoàn thành. Đây có thể được coi là câu “vận dụng cao” rõ ràng
nhất, là câu mà các trường TOP trên có thể sử dụng để phân loại thí sinh.
7. Hình học phẳng
10%
Các câu hỏi Hình học phẳng có mức độ khó tăng dần, đặc biệt là năm 2013,
2014. Trong đề thi 2014, câu hỏi hình học phẳng ở mức độ khó, yêu cầu học

sinh phải tư duy ở mức độ vận dụng cao.
Đây cũng là phần kiến thức mang tính phân loại thí sinh. Học sinh có mục tiêu
vào các trường đại học phải tập trung ôn luyện và nắm vững kiến thức.
8. Hình giải tích không gian
10%
Nội dung hình giải tích không gian trong đề thi các năm 2010-2014 nằm ở mức
độ từ dễ đến trung bình, độ khó tăng dần qua các năm nhưng ở mức vừa phải
và không quá sức.
=> Đây là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi, học sinh chỉ cần chăm chỉ rèn
luyện là có thể làm được.
9. Tổ hợp – xác xuất – nhị thức – số phức
10%


Nội dung kiến thức tổ hợp – xác suất – nhị thức, số phức là phần kiến thức dễ
trong đề thi đại học các năm gần đây. Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức cơ bản,
thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được.

Đề thi môn Toán trong năm 2015, ra như thế nào?
Dựa trên những phân tích về “bản lề”, “bước thử” năm 2014, xu hướng ra đề thi
trong năm 2015 sẽ đáp ứng những tiêu chí sau:
Việc ra đề đảm bảo để học sinh đạt mức điểm trung bình. Điều này sẽ thể hiện
rõ qua việc xu hướng các câu hỏi dễ tiếp tục tăng về chất và lượng. Các câu hỏi
này được dùng để xét tuyển những thí sinh dự thi kì thi Quốc gia với mục đích
xét tuyển tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc các phần: Khảo
sát hàm số, Lượng giác, Tích phân, Tổ hợp xác suất, Số phức, Hình học giải
tích.
Đề thi định hướng tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng vào thực tiễn,
các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc phần Tích phân và Bất đẳng thức, là những
kiến thức có thể vận dụng để giải các bài toán trong đời sống thực tiễn.

Đề thi sẽ tăng cường và mở rộng các câu hỏi khó và cực khó để phân loại rõ
ràng thí sinh. Những câu hỏi này sẽ phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng
hợp của thí sinh vào giải quyết một vấn đề thay vì làm theo khuôn mẫu.
Một số điểm học sinh ôn thi cần lưu ý
Mỗi học sinh trước hết phải đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của bản thân. Từ
mục tiêu đó, xác định phương pháp học phù hợp. Ví dụ: với mục tiêu 7 điểm
môn Toán nên xác định phần kiến thức nào mình nên đầu tư. Không thể vì mục
tiêu 7 điểm mà dành trọn 2 tháng để ôn tập BĐT, GTLN-GTNN.
Nắm vững kiến thức cơ bản của các chuyên đề trên. Bất kể là câu hỏi dễ, trung
bình hay khó cũng đều yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức căn bản. 4 mức độ
nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao cũng đều đánh giá học sinh
qua mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức căn bản đó.
Phân bổ thời gian làm bài thi hợp lí đảm bảo có thể hoàn thành các câu hỏi mình
có thể làm được.

*MÔN LÝ
Hệ thống các phương pháp giải bài toán
sóng cơ học


Sóng cơ là một phần kiến thức của chương trình Vật lý lớp 12
và là phần không thể thiếu trong cấu trúc của đề thi tốt nghiệp
THPT cũng như tuyển sinh vào các trường CĐ, ĐH.
Thầy Trần Tấn Minh - Phó Hiệu trưởng THPT Chuyên Bến Tre - cho biết:Bài tập
sóng cơ khá đa dạng, từ những dạng đơn giản, chỉ áp dụng các công thức có
sẵn trong bài học ở SGK đến những dạng phức tạp phải sử dụng kết hợp những
kiến thức về dao động điều hòa với kiến thức toán học mới có thể giải được.
Hiện nay đa số học sinh khi học phần này chỉ giải được những bài toán ở mức
độ đơn giản, chưa tự tin khi gặp các bài toán khó, nhất là các bài toán ở mức độ
khó trong đề thi đại học.

“Vấn đề là ở chỗ các em chưa phân loại được các dạng bài toán và không nắm
được một cách hệ thống phương pháp giải từng dạng bài toán sóng cơ học này”
- Thầy Trần Tấn Minh cho hay.
Nắm rõ các khó khăn này, thầy Trần Tấn Minh đã công phu phân loại các dạng
bài toán sóng cơ học và đưa ra cách giải tương ứng cho từng dạng.
Trong đó đặc biệt chú ý đến việc sử dụng kết hợp kiến thức của Vật lý như: Dao
động điều hòa, chuyển động tròn đều với kiến thức về toán hình học như đường
tròn, elip, hyperbol, tính chất tam giác..., giúp cho học sinh nắm được một cách
có hệ thống phương pháp giải, tự tin khi giải bài toán sóng cơ học.
Sau khi phân loại dạng bài toán, mỗi dạng nêu cách giải tổng quát, phân tích cho
học sinh thấy được cách sử dụng kiến thức liên quan đã được học ở phần dao
động cơ, ở bộ môn Toán để vận dụng vào, thầy Minh đưa ra các dạng bài toán
tương tự cho học sinh vận dụng để rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Các dạng toán và cách giải tương ứng được thầy Trần Tấn Minh chia sẻ cụ thể
như sau:
Dạng 1: Bài toán xác định các đại lượng đặc trưng của sóng như tần số, chu kì,
vận tốc, bước sóng dựa vào phương trình sóng hoặc dựa vào độ lệch pha của
sóng tại hai điểm.
Phương pháp giải bài toán này là:
Dựa vào phương trình sóng đã cho và phương trình sóng tổng quát để suy ra
đại lượng cần tìm.
Dựa vào các định nghĩa: Chu kì, tần số, vận tốc hay bước sóng để tìm.
Dựa vào biểu thức độ lệch pha sóng giữa hai điểm Δφ = 2πd/λ= 2πfd/v để suy ra
đại lượng cần tìm. Trong dạng này có thể dùng hàm Mode 7 trong máy tính cầm


tay để tính ( nếu bài toán có cho giá trị giới hạn của đại lượng).
Trong dạng bài toán này cần chú ý đến đơn vị của các đại lượng như vận tốc,
bước sóng.
Dạng 2: Bài toán viết phương trình sóng tại một điểm khi biết phương trình sóng

tại một điểm đã cho.
Phương pháp giải bài toán này là:
Tính độ lệch pha Δφ = 2πd/λ= 2πfd/v của sóng tại điểm đã cho và điểm cần tính.
Căn cứ vào chiều truyền của sóng để xác định sóng tại điểm cần tìm là sớm hay
trễ pha hơn để được phương trình sóng:

Dạng 3: Viết phương sóng tổng hợp tại một điểm do sóng từ hai nguồn truyền
tới.
Phương pháp giải:

Dạng 4: Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong đoạn nối hai
nguồn
Sử dụng công thức tổng quát để tìm:
Số điểm dao động với biên độ cực đại:


Số điểm dao động với biên độ cực tiểu:

Trong đó Δφ là độ lệch pha của sóng ở hai nguồn, l là khoảng cách giữa hai
nguồn. Số giá trị nguyên của k là số điểm.
Dạng 5: Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong đoạn nối hai
điểm M và N bất kỳ.
Phương pháp: Sử dụng các biểu thức:
Hai nguồn dao động cùng pha:
Cực đại: DdM < kl < DdN
Cực tiểu: DdM < (k+0,5)l < DdN
Hai nguồn dao động ngược pha:
Cực đại:DdM < (k+0,5)l < DdN
Cực tiểu: DdM < kl < DdN
Số giá trị nguyên của k thoả mãn các biểu thức trên là số đường cần tìm

Dạng 6: Tìm số điểm dao động thỏa mãn điều kiện về pha( ví dụ cùng pha hoặc
ngược pha với nguồn) trong một đoạn cho trước.
Phương pháp chung: Sử dụng biểu thức sóng tổng hợp tại một điểm và biểu
thức sóng tại nguồn, xác định độ lệch pha của sóng tại điểm khảo sát với song
tại điểm gốc (thường là nguồn).
Dạng 7: Tìm số điểm dao động thỏa mãn điều kiện về biên độ và về pha (ví dụ
biên độ cực đại, cùng pha với nguồn) trong một đoạn cho trước.
Phương pháp chung: Sử dụng biểu thức sóng tổng hợp tại điểm khảo sát, dùng
điều kiện về biên độ tổng hợp, về pha để tính.
Dạng 8: Tìm vị trí một điểm thỏa điều kiện về biên độ, về pha (ví dụ biên độ dao


động cực đại, cùng pha hoặc ngược pha với nguồn, gần (xa) nguồn hay trung
điểm của đoạn nối hai nguồn nhất).
Phương pháp: Sử dụng biểu thức sóng tổng hợp tại một điểm và công thức về
đường trung tuyến trong tam giác.
Dạng 9: Tìm li độ, vận tốc sóng tổng hợp tại một điểm nằm trên elip có hai tiêu
điểm là hai nguồn.
Phương pháp: Sử dụng kết hợp phương trình sóng và tính chất của elip.
Dạng 10: Tìm biên độ dao động của một điểm trong sóng dừng
Phương pháp: Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn
đều, ta có biểu thức tính biên độ dao động :
Nếu chọn gốc tọa độ tại nút sóng thì biên độ dao động tại điểm cách nút một
đoạn x là: A=2asin(2πx/λ)
Nếu chọn gốc tọa độ tại bụng sóng thì biên độ dao động tại điểm cách bụng một
đoạn x là: A=2acos(2πx/λ)
Dạng 11: Xác định mức cường độ âm tại một điểm.
Phương pháp: Sử dụng định nghĩa về cường độ âm, mức cường độ âm tại một
điểm:


Thầy Trần Tấn Minh cho biết: Việc áp dụng giải pháp này vào giảng dạy chương
sóng cơ học của chương trình Vật lý lớp 12 có thể thực hiện dễ dàng trong điều
kiện hiện nay của các trường THPT.
Giải pháp có thể dễ dàng phổ biến rộng rãi cho giáo viên bộ môn Vật lý tham
khảo, đúc rút kinh nghiệm của bản thân thông qua giảng dạy nhằm góp phần làm
tăng hiệu quả cho việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng tích cực.

Ôn tập môn Vật lý: Ba điều cần nhớ


Vật lý không phải là môn học thuộc lòng thuần túy mà đòi hỏi
học sinh phải nắm vững bản chất hiện tượng vật lý, các khái
niệm, định luật và vận dụng kiến thức vật lý để giải thích hiện
tượng trong thực tế.
Để

đạt được điểm cao trong quá trình thi trắc nghiệm môn vật lý, các em cần chú
ý các điểm sau:
60 - 70 phần trăm câu hỏi cơ bản
+ Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có bốn phương án trả lời, trong đó có một phương án
đúng (đối với câu tìm phương án đúng) hoặc một phương án sai (đối với câu tìm
câu sai).
Với nhiều phương án như vậy, nếu học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản
rất dễ chọn nhầm. Ví dụ: con lắc đơn muốn dao động điều hòa thì lực cản môi
trường coi bằng không và góc oc nhỏ, học sinh thường bỏ qua điều kiện oc nhỏ.
+ Học tất cả các phần trong SGK, không bỏ qua bất kỳ kiến thức cơ bản nào
trong chương trình, bởi câu hỏi trắc nghiệm khi thi có nội dung phủ đều ở tất cả
các phần trong chương trình. Nếu học thuộc lòng từng bài, không nắm được bản
chất, không nắm được các ý chính, rất khó trả lời các câu trắc nghiệm, dễ dẫn

đến sai lầm; do đó các em phải nắm được bản chất từng bài. Mỗi bài học vật lý
chỉ có một, hai nội dung cơ bản mà thôi.
Ví dụ: Khi nói về dao động, phải phân biệt được thế nào là dao động, dao động
tuần hoàn, dao động tiến hóa, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, so sánh
sự khác nhau cơ bản giữa các dao động đó.
+ Học sinh thường thích lao vào giải các bài quá khó (nhiều khi không hiểu) mà
thường bỏ qua các câu hỏi cơ bản. Nên nhớ rằng, một đề thi đại học thường
chiếm 60 - 70 phần trăm câu hỏi rất cơ bản, nếu trả lời sai thì thật đáng tiếc, nhất
là khi điểm các câu hỏi cơ bản và câu hỏi khó như nhau.
Học sinh thường mất điểm đối với câu hỏi lý thuyết (do không nắm được bản
chất vật lý của hiện tượng và không đọc kỹ câu hỏi). Loại câu hỏi này chỉ cần
thời gian rất ngắn so với các câu hỏi định lượng.
Ví dụ: Nói ánh sáng trắng là tập hợp bảng màu: đỏ, da cam, vàng, lục lam,
chàm, tím là sai, mà phải nói: ánh sáng trắng là tập hợp các ánh sáng đơn sắc
có bước sóng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
+ Nội dung kiến thức vật lý gồm nhiều phần: Dao động, sóng, dao động điện,
dao động điện từ, sóng ánh sáng, nguyên tử..., do đó, học sinh nên học kỹ theo
từng chuyên đề cẩn thận. Nếu phần nào chưa vững nên nhờ sự giúp đỡ thêm
của bạn bè, thầy cô và sưu tầm thêm các câu hỏi liên quan đến kiến thức còn


yếu.
Sau khi có kiến thức chắc chắn từng phần, học sinh mới nên tham gia vào các
buổi ôn tập tổng hợp hoặc thi thử. Nếu thấy phần nào còn yếu nên quay lại
chuyên đề đó để ôn lại.
Các em nên nhớ rằng, nếu chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của từng phần,
từng chuyên đề, thì chưa nên tham gia vào làm đề tổng hợp hoặc thi thử vì nóng
vội chỉ làm cho các em hoang mang.
Tập phản xạ nhanh, nhạy
Đề thi tốt nghiệp THPT có 40 câu, đề thi đại học có 50 câu, nếu không phản xạ

nhanh, rất khó có đủ thời gian làm bài. Muốn phản xạ nhanh cần chú ý các điểm
sau:
+ Bám chắc các khái niệm, định luật trong SGK để chọn câu đúng.
+ Dùng phương pháp loại trừ đối với các câu hỏi mà các em thấy sai, không
đúng với định nghĩa ở SGK.
+ Nhớ công thức định lượng để giải toán nhanh, không phải chứng minh lại.
Cẩn thận
+ Về lý thuyết vật lý: Phải đọc câu hỏi một cách cẩn thận, không đọc lướt qua,
tìm ra ý đúng của đáp án để chọn phương án đúng.
+ Về bài tập: Phải nhớ được các công thức đơn giản trong quá trình giải toán, để
áp dụng không phải chứng minh lại.
Ví dụ: x2/A2 + v2/A2.w2 = 1
+ Nhớ đơn vị của các đại lượng, khi đổi chúng ra hệ đơn vị SI, đặc biệt là các bài
tập về hạt nhân nguyên tử.
Để làm bài thi tốt, cần chú ý các điểm sau:
Thứ nhất: Đọc lần lượt từng câu, thấy câu nào dễ, quen thuộc thì làm trước. Câu
nào khó, hoặc còn phân vân thì để trống làm sau. Làm được một lượt, chúng ta
mới quay lại các câu chưa làm.
Thứ hai: Nên làm các câu định tính trước vì thời gian quyết định nhanh, còn các
câu định lượng, mặc dù biết cách làm, nhưng cần thời gian nhiều nên để sau.
Không nên tập trung quá nhiều thời gian vào một vài câu hỏi khó, quá sức mình.


Thứ ba: Những câu hỏi nào cần cân nhắc, đắn đo, nên áp dụng nhiều cách:
Phương pháp loại trừ loại bỏ các đáp án sai, sau đó cân nhắc những phương án
còn lại, hoặc dùng chính những phương án còn lại, hoặc dùng chính những kết
quả đó để thử lại kết quả.
Thứ tư: Sau khi làm bài xong, còn một vài câu quá khó, không nên bỏ trắng đáp
án mà nên tìm một đáp án khả dĩ nhất để đánh dấu, nếu đúng thì được điểm,
nếu sai cũng không sao.

Thứ năm: Không nên đánh dấu một câu có hai đáp án đúng (máy quét sẽ loại
ngay câu đó) hoặc các câu đều đánh dấu cùng một đáp án đúng (ví dụ tất cả các
câu đều chọn đáp án A)..

Môn vật lý: câu chắc đúng làm trước
Qua các đề thi trắc nghiệm vật lý THPT, CĐ và ĐH từ năm 2007
đến nay, có thể tạm đúc kết cách làm bài thi vật lý nhanh và hợp
lý.
Trước hết phải đọc tổng quát thật nhanh cả đề và tô sẵn những câu lý thuyết mà
biết chắc chắn đúng. Những câu tìm phát biểu sai thì tô lên chữ sai để sau đó coi
lại cho chắc. Sau đó nên làm lý thuyết trước (chiếm trên 40%). Những câu nào
chưa suy luận được thì ghi chú lại ngoài rìa đề thi để làm lại sau.
Phần bài tập vì có nhiều mã đề nên không như thi tự luận thường cho câu dễ
trước, câu đúng sau. Do đó câu nào làm nhanh, chắc đúng thì làm trước, tô luôn
trên đáp án. Các câu cần tính toán qua 2-3 giai đoạn thì làm sau. Đừng mất tinh
thần khi gặp 2-3 câu đầu tiên khó. Toán vật lý cần đơn vị, nhưng nếu nhìn thấy
bốn đáp án có số hạng đầu khác nhau và tính toán chỉ có nhân chia (không lấy
căn hay lũy thừa) thì đa số trường hợp đều không cần đổi đơn vị làm mất thì giờ.
Về cấu trúc đề thi, phần nhiều câu nhất là phần dao động cơ học và phần dòng
điện xoay chiều. Với phần dao động cơ học, học sinh thường vướng ở vấn đề
thời gian đi từ điểm này đến điểm kia. Trừ một số trường hợp đặc biệt có thể học
thuộc, nên chú ý phương pháp giải tổng quát dựa vào mối liên hệ giữa dao động
điều hòa và chuyển động tròn đều.
Với phần dòng điện xoay chiều, một số câu hơi khó có thể vẽ giản đồ và dùng
kiến thức hình học đơn giản để giải. Các phần sóng ánh sáng, lượng tử ánh
sáng, hạt nhân nguyên tử, từ vi mô đến vĩ mô thường cho lý thuyết khá nhiều,
học sinh cần nắm vững, hiểu rõ sâu sắc các kiến thức trong sách giáo khoa.
Phần bài tập sóng ánh sáng thường là giao thoa ánh sáng với những kiến thức
quen thuộc như tìm số vân, vị trí vân trùng... Phần bài tập hạt nhân nguyên tử



chú ý đến năng lượng liên kết riêng, số hạt nhân phân rã trong hiện tượng phóng
xạ, năng lượng phản ứng...

*MÔN HÓA
Môn hóa: chú ý vận dụng công thức riêng
Những ngày cuối cùng này, các em nên tập trung ôn tập các câu
hỏi giáo khoa và các công thức giải toán. Hãy ôn kỹ các nội
dung luôn có trong đề thi như các vấn đề về phản ứng oxy hóa
khử, Al, Fe, các kim loại phân nhóm IA, IIA, các nhóm nguyên tố
(C, H); (C, H, O), (C ,H, N);
(C, H, O, N). Các em hãy kiểm tra lại kiến thức của mình và bổ sung ngay những
nội dung còn thiếu đó bằng cách giải lại nghiêm túc các đề đã thi. Khi làm bài
các em nên chia đề thành ba nhóm để giải:
- Nhóm 1 là nhóm câu hỏi dễ lấy điểm. Các em hãy lấy điểm tuyệt đối ở nhóm
câu này. Nhóm câu này chủ yếu là các câu hỏi giáo khoa. Các em nên đọc lại tất
cả các câu hỏi loại này từ đề thi các năm 2007, 2008, 2009. Thời gian cho nhóm
câu này khoảng 15 phút và các em có thể được chắc chắn trên 15 câu.
- Nhóm 2 là nhóm câu quyết định kết quả thi. Để thi đậu, bắt buộc các em phải
lấy được điểm trên 20 câu. Thời gian cho nhóm câu này khoảng 60 phút. Ở
nhóm câu này đòi hỏi các em phải tập trung tư duy cao độ và phải vận dụng thật
tốt các kỹ năng và kinh nghiêm giải toán. Các em nhớ ở nhóm câu này chủ yếu
dùng công thức riêng để giải. Hãy đọc kỹ đề bài các em sẽ thấy được công thức
giải đó. Các công thức giải này các em nên chuẩn bị sẵn từ các đề đã thi.
- Nhóm 3 là nhóm câu chưa có hướng giải quyết. Nếu đã chuẩn bị kỹ thì nhóm
câu này còn khoảng 6 đến 10 câu. Trước khi giải nên dành ít phút để thư giãn.
Sau ít phút giải tỏa tâm lý, các em sẽ có hướng giải quyết ít nhất ba câu nữa.
Những câu còn lại nên chọn các phương án trả lời đã chọn ít nhất, nếu may mắn
có thể sẽ đúng ít nhất hai câu.


Kinh nghiệm ôn - luyện thi THPT Quốc gia
2016 môn Hóa học
Để có được kỹ năng ôn tập phần lý thuyết môn Hóa học, TS.
Dương Quang Huấn - Giảng viên chính khoa Hóa (Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2) - hướng dẫn những kỹ năng cơ bản ôn
tập lý thuyết môn học này.


Nắm được lý thuyết hoá học về bản chất là nắm được tính chất vật lý, tính chất
hoá học, phương pháp điều chế các chất và các nội dung liên quan như cấu tạo
nguyên tử, liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá - khử,…
Làm thế nào để ôn tập nhanh tính chất và phương pháp điều chế các chất trong
thời gian một tuần? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Chú ý về tính chất vật lý
Học sinh chỉ cần xét các nội dung cơ bản như trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan
(trong nước, trong dung môi hữu cơ), nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
Những lưu ý về tính chất hoá học
Để nắm được tính chất hoá học của một chất vô cơ, các em chỉ cần tập trung xét
theo các nội dung:
Tính axit - bazơ: Cần xét xem chất đó có tính chất axit, bazơ, lưỡng tính hay
trung tính theo thuyết Bronsted.
Tính oxi hoá - khử: Cần xét xem chất đó có tính oxi hoá hay tính khử hay cả tính
oxi hoá và khử. Trong nội dung này cần chú ý tới các số oxi hoá có thể có của
nguyên tố trung tâm trong chất theo một trong ba nguyên tắc:
Nếu nguyên tố trung tâm có số oxi hoá cao nhất của nó thì chất chỉ có tính oxi
hoá (vì nó chỉ có thể giảm số oxi hoá).
Nếu nguyên tố trung tâm có số oxi hoá thấp nhất của nó thì chất chỉ có tính oxi
khử (vì nó chỉ có thể tăng số oxi hoá).
Nếu nguyên tố trung tâm có số oxi hoá trung gian của nó thì chất có cả tính oxi
hoá và tính khử (vì nó chỉ có thể giảm hoặc tăng số oxi hoá).

Tính chất riêng (nếu có): Khả năng phân huỷ (bởi nhiệt hoặc bởi ánh sáng?), các
phản ứng đặc biệt của chất đó.
Trong mỗi nội dung, học sinh cần lấy các phản ứng phù hợp để minh hoạ. Khi
lấy phản ứng minh hoạ, cần cho chất đó phản ứng với các chất có tính chất
ngược với nó. Chẳng hạn chất có tính chất axit thì phải cho phản ứng với chất
có tính chất bazơ, chất có tính khử thì phải cho phản ứng với chất có tính oxi
hoá.
Ví dụ 1: Kim loại chỉ có tính khử (vì chúng chỉ có các số oxi hoá là 0 và dương),
phi kim (trừ oxi và flo) đều có cả tính oxi hoá và tính khử (vì chúng có cả số oxi
hoá âm, 0 và dương).


Ví dụ 2: HNO3 sẽ có tính chất axit, tính oxi hoá (vì nitơ có số oxi hoá +5, là số
oxi hoá cao nhất của nitơ), phản ứng phân huỷ chậm bởi ánh sáng.
Ví dụ 3: SO2 có tính chất axit (vì nó là oxit axit), tính oxi hoá và tính khử (vì lưu
huỳnh có số oxi hoá +4, là số oxi hoá trung gian của lưu huỳnh).
Để nắm được tính chất hoá học của một chất hữu cơ chứa nhóm chức, các em
cần tập trung xét theo các nội dung sau
Tính chất của nhóm chức: Chỉ có nhóm chức phản ứng, còn gốc hidrocacbon
không bị biến đổi. Như vậy, các em chỉ cần học tính chất của các nhóm chức
như -OH, -COOH, …
Tính chất của gốc hidrocacbon: Chỉ có gốc hidrocacbon phản ứng (phản ứng thế
hidro của gốc; phản ứng cộng, trùng hợp,… với gốc không no). Phần này các
em chỉ cần nắm được tính chất của hidrocacbon thì sẽ áp dụng được.
Tính chất do cả gốc và nhóm chức đều tham gia: Cả gốc hidrocacbon và nhóm
chức đều bị biến đổi.
Tính chất riêng: Chỉ chất đó có, còn đồng đẳng với nó không có.
Ví dụ 1: Ancol etylic (C2H5OH) có các tính chất của nhóm -OH (tác dụng với kim
loai kiềm, phản ứng tạo ete, phản ứng este hoá), tính chất do cả gốc và nhóm
chức đều tham gia là phản ứng tách nước tạo anken, tính chất riêng là phản ứng

tạo buta-1,3-dien.
Ví dụ 2: Axit acrylic (CH2=CH-COOH) có các tính chất của nhóm -COOH (tính
axit, phản ứng este hoá), tính chất của gốc hidrocacbon (phản ứng cộng vào nối
đôi, phản ứng trùng hợp).
Chú ý phương pháp điều chế
Chỉ cần nắm được phương pháp điều chế (trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp) những chất được nêu trong sách giáo khoa. Phần này các em có thể lập
thành bảng điều chế các chất với 3 cột: công thức của chất, điều chế trong
phòng thí nghiệm, điều chế trong công nghiệp.
Ví dụ 1: Điều chế clo
Trong phòng thí nghiệm: Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với các chất có tính
oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7.
Trong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.


Ví dụ 2: Điều chế nhôm
Trong phòng thí nghiệm: Không điều chế
Trong công nghiệp: Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt của criolit (Na3AlF6).
Cần lưu ý rằng, phương pháp điều chế chất này chính là một phản ứng thể hiện
tính chất hoá học của chất khác.

*MÔN SINH
Lưu ý kiến thức lý thuyết và bài tập Sinh học
thi THPT quốc gia
Sinh học được xem là một môn tự nhiên, nhưng lại kết hợp với
kiến thức xã hội, vừa phải học lý thuyết, vừa phải làm bài tập.
Với đặc thù này, phải học ôn môn Sinh học như thế nào để đạt
hiệu quả?
Dưới đây là chia sẻ của cô Lý Thị Thanh Hương - Giáo viên Trường THPT Phan
Thiết (Bình Thuận), với các sĩ tử tham gia thi THPT quốc gia sắp tới.

Lý thuyết: Học theo chủ đề
Với phần lý thuyết môn Sinh học, học sinh nên học theo chủ đề. Với mỗi chủ đề,
nên hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ, nắm vững ý chính của từng bài; từ ý
chính triển khai các ý phụ và khai thác thêm các ý trong sách giáo khoa.
Sau khi học xong từng chủ đề, việc tiếp theo là tiến hành luyện tập trắc nghiệm
theo chủ đề. Khi làm trắc nghiệm, học sinh lưu ý, không đọc lướt mà đọc thật kỹ
để không bỏ sót chi tiết.
Dùng bút gạch chân những điểm đáng chú ý, có thể dùng phương pháp loại bỏ
để giảm bớt lựa chọn.
Bài tập: Lưu ý theo từng dạng bài
Các bài tập di truyền phân tử và bài tập di truyền học quần thể thuộc khoa học
chính xác như Toán học, Vật lý, Hóa học. Do đó, học sinh buộc phải nắm chắc


công thức mới giải được.
Bài tập qui luật di truyền thuộc khoa học thực nghiệm. Với dạng bài này,học sinh
sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài.
Điều quan trọng nhất là phải nhận định được bài tập đã cho thuộc qui luật di
truyền nào, từ đó học sinh có thể dùng phương pháp giải nhanh để ra kết quả,
đáp án (không cần viết sơ đồ lai).
Các bài tập thuộc đột biến, yêu cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức lý thuyết
để xác định các dạng đột biến; có thể dùng phương pháp giải nhanh đối với
những bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Lưu ý: Đối với những bài tập quá khó so với khả năng học của mình, học sinh
nên bỏ qua, đừng mất nhiều thời gian với những bài tập này vì giá trị điểm mỗi
câu là ngang nhau.
4 việc cần làm trong 7 tuần ôn tập cuối cùng
1.Xác định tư tưởng lập trường vững vàng, tự giác học tập.
2. Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian học khoa học; xen kẽ giữa các môn
tự nhiên và xã hội. giữa học tập và giải trí hợp lý. Kiên định với kế hoạch đặt ra.

3.Đi học đều đặn để không mất kiến thức, lắng nghe thầy cô giảng bài và phát
biểu ý kiến để nhớ lâu

4.Chuẩn bị tốt tất cả những yêu cầu của thầy cô trước khi đến lớp, đây chính là
cơ sở cho buổi học sau đạt kết quả tốt.

Những lỗi cần tránh khi làm bài trắc nghiệm
môn Sinh học thi THPT quốc gia
Thầy Nguyễn Đình Diên - Tổ trưởng tổ Sinh học, Trường THPT
Trần Phú (Hà Tĩnh), chia sẻ kỹ năng ôn tập và một số lỗi thường
gặp khi làm bài trắc nghiệm môn Sinh học cho các em học sinh
lớp 12 trước kỳ thi bước vào THPT Quốc gia sắp tới.
Học đâu, chắc đấy

Để làm được bài thi đạt 7 điểm thì học sinh chỉ cần nắm chắc phần kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa hiện hành là đủ. Riêng môn Sinh học thì chỉ cần nắm
vững kiến thức cơ bản của lớp 12.


Theo thầy Diên, thời điểm này ngoài thời gian ôn thi ở trường theo lịch của
trường tổ chức thì thời gian tự học ở nhà là rất quan trọng.
Vì thế, giáo viên dạy ôn thi cho học sinh không chỉ ôn về kiến thức mà phải
hướng dẫn cho các em biết cách tự học có hiệu quả. Có thể giao thêm bài tập về
nhà để học sinh tự làm, sau đó giáo viên kiểm tra và sửa lỗi cho các em.
Các em nên tự kiểm tra xem mình nắm được kiến thức đến mức nào bằng cách
gấp sách lại và hình dung ra toàn bộ chương trình thi gồm những mảng kiến
thức nào.
Trong từng mảng đó lại gồm các phần nào và cứ thế chia nhỏ. Nếu có chỗ chưa
nắm tốt hoặc cảm thấy chưa chắc chắn thì cần giở sách ra học cho bằng được.
Từng phần một, các em nên chia nhỏ thành các nhánh: Học theo chủ đề mà

không học theo các câu hỏi cụ thể. Các chủ đề lớn lại được chia nhỏ thành các
đơn vị kiến thức. Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần học theo cách: Nắm chắc khái
niệm, cơ chế, ý nghĩa.
Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT thường ra đề theo hướng mở, yêu cầu thí sinh
phải vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy các em hết sức chú phần này để
và ôn luyện ngay từ bây giờ.
Theo đó, các em nên học đâu, chắc đấy. Nắm vững lý thuyết để vận dụng vào
giải các bài tập. Chẳng hạn như các bài tập về di truyền, liên kết gen, hoán vị
gen.
Những lỗi cần tránh khi làm bài trắc nghiệm
Theo thầy Diên, môn Sinh học được thi theo đề trắc nghiệm, vì thế khi làm bài thi
học sinh cần tránh một số lỗi sau:
Đọc không kĩ câu dẫn của mỗi câu hỏi dẫn tới hiểu nhầm yêu cầu của đề bài và
chọn đáp án sai.
Đọc không hết các trường hợp đáp án mà đã chọn đáp án đúng dẫn tới kết quả
sai.
Học sinh thường làm theo thứ tự câu mà không biết phân loại câu, theo mảng
kiến thức và mức độ khó, cho nên mất nhiều thời gian cho những câu khó, trong
khi đó có nhiều câu dễ lại không có thời gian làm.
Ngoài ra còn có các lỗi về tô đáp án vào phiếu trả lời: như tô không rõ làm máy
không đọc được, tô hai đáp án, tô sai ô, khi sửa đáp án tẩy không sạch làm máy
đọc 2 đáp án dẫn tới phạm quy...


×