Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tuyển tập những bài viết hay về kinh nghiệm học tập môn địa lý ôn thi tốt nghiệp THPT đại học đạt điểm cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.67 KB, 17 trang )

Tuyển tập những bài viết hay về kinh nghiệm
học tập, ôn thi tốt nghiệp thpt và cao đẳng
đại học môn địa lý đạt điểm cao
Những lưu ý khi ôn tập kỹ năng thực hành
Địa lí
Cô Cao Thị Thư - giáo viên Trường THPT Cẩm Thủy 1 (Thanh
Hóa) chia sẻ những nội dung cơ bản cần lưu ý trong ôn tập kĩ
năng thực hành Địa lí.
Nắm chắc công thức tính toán
Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong các bài
thực hành nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ, giáo viên tổng hợp một số công
thức thường dùng để tính toán sau đó cho học sinh thực hành (thực hiện ở phần
nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ).
Các công thức bao gồm:

Các công thức nêu trên được áp dụng để tính toán trong phần nhận xét bảng số


liệu và vẽ biểu đồ.
Giáo viên lưu ý học sinh: Tỉ suất gia tăng dân số tính bằng phần trăm (%) nhưng
tỉ suất sinh và tỉ suất tử tính bằng phần nghìn nên phải đổi từ phần nghin ra phần
trăm bằng cách chia kết quả (hiệu tìm được) cho 10.
Đổi đơn vị: 1tấn = 10 tạ = 1.000kg. Nếu đổi tấn ra tạ thì sau khi chia, lấy kết quả
chia được nhân với 10, nếu đổi tấn ra kg thì nhân với 1000.
Phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê
Trong các bài thi Địa lý thường có câu hỏi phân tích số liệu, bởi biết dựa vào
bảng số liệu để tìm thông tin địa lí là một trong những kĩ năng quan trọng trong
học tập và nghiên cứu địa lí.
Loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ
am hiểu, vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá
được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.


Các bước tiến hành nhận xét như sau: Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân
tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần
thiết.
Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên
hướng dẫn học sinh khi phân tích bảng số liệu, cô Cao Thị Thu cho rằng, cần
thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:
Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làm
việc với bảng số liệu.
Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần
nhận xét.
So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí, cụ thể:
Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu của
các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ
tự, các mốc có tính đột biến.
Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ lớn
với nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.
Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ:
Triệu tấn, tỉkw/h , triệu người, ... mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải tính
cơ cấu (tính tỉ lệ %).


Khi trình bày nhận xét phải theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến
riêng, từ cao xuống thấp, … bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu.
Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.
Phần giải thích: Để giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng địa lí có
trong bảng số liệu phải dựa vào kiến thức đã học.
Vì vậy, học sinh cần phải nắm được các mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật
hiện tượng địa lí; mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với dân số, giữa tự nhiên
với dân cư và kinh tế xã hội…
Vẽ và nhận xét biểu đồ

Giáo viên cần ôn lại những nội dung về kiến thức và kĩ năng cơ bản của các loại
biểu đồ, bao gồm: ý nghĩa của biểu đồ, những căn cứ để xác định biểu đồ,
những yêu cầu cần đạt và những điểm cần chú ý khi vẽ biểu đồ.
Kĩ năng quan trọng nhất đối với phần biểu đồ là kĩ năng xác định biểu đồ thích
hợp theo yêu cầu của đề bài.
Nếu như xác định sai biểu đồ thì học sinh sẽ mất điểm phần này và bài thi không
thể đạt điểm cao. Để lựa chọn đúng biểu đồ căn cứ quan trọng là dựa vào yêu
cầu của đề bài và ý nghĩa của biểu đồ. Tiếp đến là học sinh phải nắm chắc các
kĩ thuật thể hiện, các yêu cầu đối với từng loại biểu đồ.
Trong quá trình ôn tập, để học sinh yếu cũng có thể xác định đúng và vẽ được
biểu đồ đảm bảo các yêu cầu, cần ôn lại những kiến thức cơ bản về biểu đồ
(cách xác định và các yêu cầu cần đạt và một số điểm cần chú ý khi vẽ đối với
mỗi loại biểu đồ) sau đó mới thực hành vẽ biểu đồ.
Yêu cầu chung đổi với biểu đồ: Biểu đồ cần phải ghi đầy đủ: tên biểu đồ, tên trục
(đối với biểu đồ cột và đường), tên hình tròn (đối với biểu đồ tròn có từ hai hình
trở lên), số liệu trên biểu đồ, chú giải (nếu thể hiện từ hai đối tượng trở lên); đảm
bảo chính xác, sạch, đẹp.
Củng cố kiến thức bằng bài thực hành
Sau khi đã ôn lại phần lí thuyết cơ bản (nội dung của phần trên), giáo viên cho
hoc sinh làm một số bài thực hành (nhận xét một bảng số liệu và mỗi loại biểu
đồ, làm một bài tập) để kiểm tra, uốn nắn học sinh và tiếp tục rèn luyện trong cả
quá trình ôn tập theo nội dung hướng dẫn ôn thi của Bộ GD&ĐT.

Để dễ nhớ bài môn địa lý
Toàn bộ kiến thức sách giáo khoa địa lý lớp 12 được cô đọng
trong một tài liệu ôn tập cực ngắn gọn - đề cương - của cô Ngô


Thị Việt Hương, tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Marie Curie
(TP.HCM), có thể giúp bạn ôn thi tốt nghiệp THPT môn địa lý một

cách nhẹ nhàng và dễ nhớ nhất.
A. YẾU TỐ TỰ NHIÊN

1. Thế mạnh

á Vị trí địa lý:
+ Giáp với vùng (kể tên vùng) à Thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước,
phát triển kinh tế mở.
+ Giáp với nước (tên các nước giáp vùng) à Thuận lợi giao lưu với các nước,
phát triển kinh tế mở.
+ Giáp với biển à Thuận lợi giao lưu với các nước, phát triển kinh tế biển. Cả
nước, ngoại trừ Tây nguyên không giáp biển, các vùng giáp biển thuận lợi đánh
bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, phát triển du lịch biển và khai
thác khoáng sản (dầu khí, cát, titan, muối…).

á Địa hình:
- Đồng bằng sông Hồng à cao ở rìa phía tây, tây bắc; thấp dần ra biển
- Đồng bằng sông Cửu Long à thấp bằng phẳng.
- Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ à vùng gò đồi chăn nuôi đại gia súc,
đồng bằng nhỏ hẹp; các nhánh núi đâm ra sát biển tạo nhiều vũng, vịnh.
- Tây nguyên, trung du miền núi Bắc bộ à Địa hình cao, có các cao nguyên xếp
tầng.

á Đất: Đọc Atlat trang 11
- Kể tên các loại đất có trong vùng.
- Cho biết loại đất nào là loại đất chính của vùng.

* Nếu là đất bazan, feralit à thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm.
* Nếu là đất phù sa; phù sa cổ à thuận lợi phát triển cây công nghiệp hằng năm,
cây ăn quả và cây lương thực.


á Khí hậu:
•Vùng trung du miền núi Bắc bộ (khí hậu phân hóa theo độ cao)•Đồng bằng sông
Hồng •Bắc Trung bộà Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh à cơ


cấu cây trồng đa dạng.
Riêng Bắc Trung bộ: ngoài khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh thì mùa
hạ còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên có khí hậu khô nóng.

Duyên hải Nam Trung bộ•Tây nguyên (khí hậu phân hóa theo độ cao)•Đông
Nam bộ•Đồng bằng sông Cửu Longà Có khí hậu cận xích đạo, hai mùa mưa khô
rõ rệt à phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
Riêng vùng duyên hải Nam Trung bộ: mưa vào mùa: thu - đông; mùa hạ: khô nóng.

á Sông ngòi: Đọc Atlat trang 10
- Kể tên các con sông lớn có trong vùng.
- Nếu vùng nào có nhà máy thủy điện (có thể xem Atlat trang 22) à có tiềm năng
thủy điện và giao thông vận tải.

- Nếu vùng nào không có nhà máy thủy điện (đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng) à phát triển giao thông vận tải đường thủy, nuôi trồng thủy sản,
phát triển thủy lợi, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Riêng : + Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long à nhớ nói thêm sông ngòi, kênh rạch

chằng chịt
+ Bắc Trung bộ
+ Duyên hải Nam Trung bộ à nhớ nói sông ngắn và dốc à phát
+ Tây nguyên triển thủy điện.


á Sinh vật:
- Trung du miền núi Bắc bộ
- Duyên hải Nam Trung bộ à diện tích rừng lớn à cung cấp nhiều gỗ quý, chim
thú
- Bắc Trung bộ có giá trị.
- Tây nguyên
Riêng Tây nguyên: có diện tích rừng lớn nhất nước.
- Vùng Đông Nam bộ: rừng không lớn à cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu giấy.
- ĐBSCL: chủ yếu là rừng tràm, rừng ngập mặn.
- Ngoài tài nguyên rừng, có thể nói thêm các sinh vật khác như: động vật, thủy


sản…

Chú ý: kể tên những vùng nào có vườn quốc gia, rừng ngập mặn, khu dự trữ
bảo tồn sinh quyển à phát triển du lịch, duy trì nguồn gen động thực vật.

á Khoáng sản: kể tên các loại khoáng sản có trong vùng à phát triển công
nghiệp.

á Tài nguyên du lịch
Đọc Atlat trang du lịch, chú ý những vùng có nhiều bãi tắm đẹp, các di sản văn
hóa thế giới và các di sản thiên nhiên thế giới (kể tên ra).

2. Hạn chế:
- Hạn chế chung của tất cả các vùng và của cả nước: có nhiều thiên tai (bão, lũ,
hạn hán).
Riêng: + Trung du miền núi Bắc bộ có thêm lũ quét, sương muối, rét đậm, rét
hại.

+ Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ còn chịu ảnh hưởng của gió Lào
khô nóng vào mùa hạ.
+ Ngoài ra, đối với trung du miền núi Bắc bộ và Tây nguyên: địa hình hiểm trở,
khó khăn cho GTVT. Còn Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ đồng bằng
nhỏ hẹp.

B. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Tùy theo từng vùng mà chọn các yếu tố cho phù hợp.

1. Dân cư và điều kiện xã hội:

á Dân số: - Quy mô (đông - thưa) à nguồn lao động.
- Mật độ dân số (cao - thấp)

á Dân tộc: ít người (các vùng trung du miền núi Bắc bộ, Tây nguyên, Bắc Trung
bộ, duyên hải Nam Trung bộ là những vùng có nhiều dân tộc ít người).

á Văn hóa : + Đồng bằng sông Hồng: khai thác lâu đời, giàu kinh nghiệm sản


xuất.
+ Trung du miền núi Bắc bộ và Tây nguyên: nhiều dân tộc thiểu số với truyền
thống văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú.
- Mức sống.
- Kinh nghiệm sản xuất
- Trình độ dân trí, trình độ Khoa học kỹ thuật.

á. Chịu nhiều hậu quả của chiến tranh (vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Nam
Trung bộ).


2 Điều kiện kinh tế :
. + Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
+ Chính sách của Nhà nước.
+ Đầu tư nước ngoài.
+Thị trường, vốn, kỹ thuật.
Trong 7 vùng thì đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là những vùng phát
triển nhất. Do đó các yếu tố kinh tế - xã hội đều phải nói về thế mạnh. Còn các
vùng khác thì các yếu tố trên hầu hết là hạn chế.

Lưu ý: Khi giải thích thế mạnh của bất kỳ lĩnh vực nào của các vùng thì dựa vào
các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội để giải thích. Ví dụ: để giải thích về thế
mạnh cây trồng cần phải dựa vào các yếu tố như: đất đai, khí hậu, nguồn nước,
địa hình, nguồn lao động, kinh nghiệm sản xuất, cơ sở chế biến, chính sách của
Nhà nước, thị trường tiêu thụ, vốn, kỹ thuật…

C. CÁC NGÀNH KINH TẾ

- Khi nói về sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp thì phải nói sản phẩm đó
phân bố ở vùng nào chứ không nói phân bố ở tỉnh nào. Ví dụ: cà phê phân bố ở
Tây nguyên, Đông Nam bộ…

- Khi đang ở trong vùng nông nghiệp : nói về sự phân bố sản phẩm thì nói tên
tỉnh. Ví dụ: ở vùng Tây nguyên: cà phê trồng nhiều ở Đắk Lắk...

- Cây công nghiệp đặc trưng mỗi vùng:
+ Cà phê: Tây nguyên.
+ Cao su: Đông Nam bộ.
+ Chè: trung du và miền núi Bắc bộ.



Sau khi kể vùng đặc trưng của cây công nghiệp nào đó, dựa vào Atlat trang
18,19..... kể thêm các vùng khác có thể hiện ký hiệu sản phẩm.

- Khi nói về kinh tế biển thì phải nói về 4 lĩnh vực liên quan đến biển, đó là:
+ Đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
+ GTVT biển
+ Du lịch biển
+ Khoáng sản.
Nhưng kinh tế biển mỗi vùng có mỗi thế mạnh khác nhau. Ví dụ: duyên hải Nam
Trung bộ thì nghề cá mạnh, trong khi đó Đông Nam bộ khai thác chế biến dầu
khí...

- Khi nói về công nghiệp năng lượng thì phải nói về: công nghiệp khai thác than,
công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực (nhớ kể tên các nhà máy
nhiệt điện, thủy điện).

- Nước ta có 7 vùng nông nghiệp ( trang 18 Atlat) nhưng chỉ có 6 vùng công
nghiệp, đó là:
+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc TDMN BB, trừ tỉnh Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Quảng Ninh, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây nguyên, trừ tỉnh Lâm Đồng
+ Vùng 5: Các tỉnh thuộc Đông Nam bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long

Bí quyết vẽ biểu đồ bài tập Địa lý đẹp, chính
xác
Trong các bài thi môn Địa lý luôn có bài tập vẽ biểu đồ. Việc vẽ

những biểu đồ này không chỉ yêu cầu tính chính xác mà cả tính
thẩm mỹ.
Biểu đồ cột
Công việc đầu tiên khi vẽ biểu đồ cột là phải xây dựng hệ trục tọa độ, với trục
tung (trục giá trị) và trục hoành (trục định loại). Hệ trục tọa độ phải được xây
dựng phải phù hợp với khổ giấy vẽ, cân đối,...
Trục tung được sử dụng làm thước đo giá trị của đối tượng cần vẽ nên trên đó
phải chia khoảng cách các giá trị cho phù hợp với bảng số liệu (khoảng cách
giữa các giá trị phải đều nhau, phải ghi trị số của thước đo), đồng thời phải đánh


mũi tên và ghi đơn vị tính lên phía trên mũi tên (triệu tấn, triệu người, tỉ USD,...).
Giá trị đầu tiên của thước đo được đặt ở gốc hệ trục tọa độ, có thể lấy bằng 0
hoặc bằng một giá trị nào đó để khi vẽ xong biểu đồ các độ cao của cột được
phân biệt rõ ràng. Giá trị lớn nhất của thước đo cần lấy cao hơn so với giá trị cao
nhất trong bảng số liệu.
Chú ý: Đối với biểu đồ cột có 2 trục tung thì vẽ 2 trục tung có chiều cao bằng
nhau, trên đó xác định giá trị lớn nhất của 2 trục sao cho có sự tương đồng nhau
là được còn các yếu tố khác chúng không phụ thuộc vào nhau.
Trục hoành thường dùng để chỉ các yếu tố về thời gian (năm, thời kì, giai đoạn),
không gian lãnh thổ (tỉnh, thành phố, vùng,...) hay chỉ tiêu kinh tế theo ngành
(công nghiệp, vật nuôi, cây trồng,...).
Nếu trục hoành thể hiện yếu tố thời gian với các mốc năm cụ thể thì khoảng
cách giữa các cột trên trục này phải phù hợp với tỉ lệ khoảng cách giữa các mốc
năm trong bảng số liệu nhất là khi biểu đồ phản ánh động thái phát triển của đối
tượng. Thời gian luôn được tính theo chiều từ trái qua phải.
Ngược lại nếu trục hoành thể hiện yếu tố thời gian là thời kì hay giai đoạn hoặc
chỉ về không gian lãnh thổ hoặc phản ánh chỉ tiêu kinh tế theo ngành thì khoảng
cách giữa các yếu tố trên trục hoành luôn cách đều nhau.
Với bước vẽ các cột của biểu đồ: Các cột của biểu đồ chỉ khác nhau về chiều

cao, còn chiều ngang phải bằng nhau. Cột của biểu đồ không nên vẽ dính vào
trục tung. Học sinh ghi trị số trên đầu mỗi cột. Các cột hay các phần của cột thể
hiện cùng một đối tượng phải được kí hiệu nền giống nhau.
Biểu đồ tròn
Đối với biểu đồ tròn thể hiện qui mô và cơ cấu cần phải vẽ chính xác tương quan
bán kính theo số liệu đã tính toán; với biểu đồ thể hiện cơ cấu không cần vẽ
chính xác về tương quan bán kính.
Nếu biểu đồ có 2 đường tròn trở lên, tâm của các đường tròn nên nằm trên một
đường thẳng theo chiều ngang.
Để xác định tỉ lệ các thành phần một cách chính xác nên tính từ kim đồng hồ lúc
12 giờ, từ đó lần lượt vẽ các thành phần theo chiều quay của kim đồng hồ.
Mỗi thành phần trong biểu đồ được kí hiệu bằng một kiểu kí hiệu khác nhau sau
khi đã ghi tỉ lệ % vào các thành phần biểu đồ.
Biểu đồ đường (đồ thị)


Với biểu đồ này, việc xây dựng hệ trục giống như hệ trục tọa độ trong biểu đồ
cột. Tuy nhiên có một số khác biệt:
Trục ngang: Chỉ để chỉ yếu tố thời gian qua các năm (khoảng cách giữa các năm
luôn phải được chia đúng theo tỉ lệ khoảng cách giữa các năm trong bảng số
liệu).
Mốc năm đầu tiên luôn trùng với gốc tọa độ (nếu có 2 trục đứng thì mốc năm
cuối cùng luôn trùng với chân trục đứng bên phải).
Trục đứng: Được sử dụng làm thước đo kết hợp với trục hoành để xác định tọa
độ nên trường hợp biểu đồ có nhiều đường biểu diễn phải xác định tỉ lệ của trục
đứng sao cho các đường không quá sát nhau.
Bước vẽ đường biểu diễn thực hiện như sau: Xác định tất cả các tọa độ ứng với
tất cả các năm ở trục ngang, sau đó dùng thước nối tất cả các điểm lại với nhau
ta có đường biểu diễn. (Lưu ý trong trường hợp có nhiều đường biểu diễn nên
vẽ từng đường để tránh nối nhầm).

Nếu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng thì tất cả các đường biểu diễn đều
xuất phát từ giá trị 100 trên trục đứng.
Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn phải có kí hiệu riêng cho từng đường, đặt tại
các điểm tọa độ ứng với mốc năm (mỗi kí hiệu cho một đường); ghi giá trị tại mỗi
điểm nút (trong trường hợp biểu đồ có nhiều đường biểu diễn mà các đường này
lại nằm sát nhau thì không cần ghi).
Biểu đồ miền theo số liệu tương đối
Có 3 bước để vẽ biểu đồ này. Theo đó, bước đầu tiên là kẻ một hình chữ nhật
nằm ngang (cạnh 4/6);
Cạnh đáy tương tự như trục hoành trong biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng
trưởng - chỉ thể hiện thời gian qua các năm, do đó khoảng cách các năm luôn
phải chia đúng tỉ lệ khoảng cách các năm trong bảng số liệu (năm đầu tiên trùng
với gốc tọa độ bên trái, năm cuối cùng ở dưới chân cạnh bên phải).
Cạnh bên trái hình chữ nhật được sử dụng làm thước đo có giá trị từ 0 - 100%,
khoảng cách luôn được chia đều theo 10% hoặc 20%.
Bước 2: Vẽ đường ranh giới giữa các miền. Theo đó, đường ranh giới các miền
được vẽ tương tự như trong biểu đồ đường.
Chỉ có miền ranh giới đầu tiên thì các điểm tọa độ được xác định bằng các giá trị
có trong bảng số liệu, từ ranh giới thứ 2 trở đi giá trị của các đường ranh giới
được tính theo giá trị cộng gộp của giá trị thành phần 1 với thành phần 2,...


Trong trường hợp biểu đồ có 3 miền chỉ cần xác định chính xác 2 đường ranh
giới thứ nhất và thứ 2. Giá trị của mỗi miền được ghi ở giữa các miền tương ứng
với các mốc năm.
Bước 3: Thể hiện mỗi miền bằng một kí hiệu riêng biệt.
Biểu đồ miền theo số liệu tuyệt đối
Biểu đồ này cũng được vẽ theo 3 bước. Bước 1 là vẽ hệ trục tọa độ (tương tự
trong biểu đồ đường chỉ có 1 trục tung và 1 trục hoành).
Trục tung luôn được tính từ giá trị 0, các giá trị trên trục tung là giá trị tuyệt đối.

Trục hoành chỉ thể hiện thời gian là các mốc năm cụ thể, khoảng cách giữa các
năm phải phù hợp với khoảng cách giữa các năm trong bảng số liệu.
Bước 2: Vẽ đường ranh giới, tương tự như đường ranh giới trong biểu đồ miền
tương đối. Cuối cùng, thể hiện mỗi miền bằng một kí hiệu riêng biệt.

Ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý: Nên tận dụng
tối đa Atlat
Để kiếm điểm cao môn Địa không khó, chỉ cần bao quát toàn bộ
chương trình, sau đó hệ thống lại nội dung kiến thức từng
chuyên đề hoặc từng phần, chương, bài theo một dàn ý rõ ràng,
chặt chẽ. Bên cạnh đó, biết cách sử dụng, phân tích dữ liệu từ
tập Atlat.
Đó là quan điểm của cô Vũ Thị Mai Huế, giáo viên Địa Lý, Trường THPT chuyên
Lê Hồng Phong (Nam Định) chia sẻ với các bạn học sinh (HS) cả nước về cách
ôn tập bộ môn này ở kì thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Cũng theo cô Huế, mấu chốt qua trọng khi ôn tập là bám sát vào cấu trúc đề thi
của Bộ GD-ĐT. Không cần phải học chuyên sâu mà chỉ cần nắm chắc kiến thức
cơ bản để có thế kết hợp với dữ liệu của bảng Atlat được sử dụng là hoàn toàn
có thể kiếm được điểm cao.
Điều đặc biệt đối với môn Địa lý, HS ban A có khả năng tiếp thu kiến thức cũng
như định hướng cách làm bài rất nhanh. Chính vì thế, nếu có được kĩ năng khai
thác được kiến thức từ Atlat tốt thì chỉ cần trong vòng từ 1-1,5 tháng là HS có thể
hoàn thành tốt khâu ôn tập.
Tuy nhiên để đạt điểm cao nhất thì điều quan trọng là HS cần phải nắm được
kiến thức cơ bản, biết cách lập dàn ý cho từng vấn đề và Atlat là công cụ để các


em lấp đầy những dàn ý. Bên cạnh đó các em cần rèn cho mình kĩ năng làm bài
thi: tâm lí bình tĩnh, đọc kĩ đề bài, định hướng chính xác yêu cầu đề bài và phân
bố thời gian làm bài hợp lý.

Đề thi Địa lý thường rơi vào một trong các hình thức sau: một là dạng đề trình
bày nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của thí sinh. Hai là dạng đề phân tích chứng minh. Đối với câu hỏi dạng này thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn
phải biết vận dụng để lý luận, phân tích, chứng minh một vấn đề.
Ba là dạng đề so sánh đòi hỏi thí sinh cần tổng hợp kiến thức để phân biệt sự
giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng địa lý. Bốn là dạng đề giải thích
nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS.
Và tất cả những dạng câu hỏi này đều có thể khai thác được kiến thức từ Atlat
và thực tiễn cuộc sống để làm bài.
Đối với phần vẽ biểu đồ thì các dạng thường gặp là biểu đồ cột, biểu đồ đường
hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp (cột và đường). HS cần
nắm vững đặc điểm của từng dạng biểu đồ như dạng biểu đồ so sánh thường là
biểu đồ cột, dạng thể hiện cơ cấu hay chuyển dịch cơ cấu thường dùng biểu đồ
tròn hay miền... Bên cạnh đó HS cần chú ý kỹ năng tưởng đơn giản nhất nhưng
rất quan trọng như phân chia tỷ lệ, chọn độ dài các trục và thể hiện trị số, đơn vị
trên đó, vị trí và thứ tự cách vẽ thành phần trong biểu đồ cơ cấu, sử dụng các ký
hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, ghi chú giải và tên biểu đồ; ngay như xử lí
số liệu thì tên bảng và đơn vị của bảng số liệu mới cũng cần phải rất chính xác
(mà vấn đề này HS không hay để ý, vì thế rất dễ bị mất điểm).
Một trong những vấn đề nhiều HS thường kêu khó đó là phân tích bảng số liệu.
Đối với dạng này đòi hỏi kỹ năng tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy
luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Về tính toán thì
HS cần chuyển đổi số liệu, tùy từng yêu cầu của đề bài mà có thể chuyển từ số
liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tạo đại lượng mới như từ dân số (người) và
diện tích (km2) và để tính mật độ dân số (người/km2); từ sản lượng (tấn) và diện
tích (ha) để tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)... Về nhận xét: Phải nêu được bản chất
của vấn đề theo đùng yêu cầu đề bài.
“Nếu biết sử dụng Atlat thì việc học Địa lý sẽ “nhàn” hơn rất nhiều vì không phải
ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu. HS cần biết đọc và mô tả được các đặc điểm
của hiện tượng địa lý trên bản đồ. HS cần nghiên cứu để hiểu nội dung Atlat,
nắm chắc ký hiệu, ước hiệu bản đồ, xác định được phạm vi các lãnh thổ” - cô

Huế nhấn mạnh.
Mặc dù bảng Atlat được coi như là “phao cứu sinh” dành cho môn Địa lý nhưng
cô Huế vẫn cảnh bảo: “Tài liệu này giổng như là kiến thức tổng quát, HS phải
biết cách chọn nội dung để khai thác. Chính vì thế để làm được bài tốt cần nắm
vững các kiến thức cơ bản”


Để đạt điểm cao môn Địa lý
Với môn Địa lý trong bài thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần nắm
chắc kiến thức trong cuốn Atlat, vẽ biểu đồ và trả lời được các
câu hỏi trong sách giáo khoa là đạt điểm cao.
Bắt buộc phải lập đề cương ôn tập
Trong môn Địa lý các em nên ôn theo cấu trúc chương, ví dụ trong sách Địa lý
lớp 12, phần chương I nói về phần địa lý xã hội Việt Nam bao gồm phần tự nhiên
và phần xã hội.
Trong phần tự nhiên thì các em nên học tất cả các phần tự nhiên để dẫn tới phát
triển kinh tế. Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thì đi theo các phần, công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, sau đó đến 7 vùng kinh tế trong cả nước. Chắc
chắn đề thi sẽ vào 1 trong 7 vùng kinh tế này.
Khi ôn tập môn Địa, điều cơ bản nhất là các em phải lập đề cương để dựa vào
đó phát triển ý của mình. Cách học dễ nhất là nên ôn từ cuối sách giáo khoa
(SGK) ôn lên vì cuối SGK là chương trình mới học nên dễ nhớ nhất. Đặc biệt,
các em không được bỏ phần nào trong SGK.
Môn Địa, học sinh không cần học thuộc nhiều vì đã có cuốn Atlat và bài tập vẽ
biểu đồ. Học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn tài liệu này vì trong đó
chiếm 70% kiến thức môn Địa.
Cuốn Atlat “cứu tinh” gỡ điểm
Cuốn Atlat là tài liệu quan trọng mà các em được mang vào phòng thi. Do vậy,
các em cần phải học, hiểu kỹ cuốn sách này vì chính kiến thức trong cuốn sách
giúp các em lấy được 50% điểm trong bài thi.

Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu
đồ miền trong sách các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích
bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu.
Đối với những bài thi không có trong cuốn Atlat yêu cầu học sinh phải tư duy
như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục... ví dụ, từng bài khi
sử dụng xong Atlat, học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh
chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định. Câu nhận định này khó nhưng chỉ chiếm
0,5 điểm.
Để đạt điểm cao với môn Địa lý thì học sinh nên ôn tập và trả lời tất cả các câu
hỏi trong SGK.


Trong làm bài thi các em đọc kỹ đề xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm
sau, để không bị mất thời gian sa đà vào một câu hỏi.

Ôn tập môn địa lí: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh
thổ
Chuyên đề trình bày về vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta,
qua đó, rút ra ý nghĩa quan trọng của đặc điểm tự nhiên đối với
sự phát triển kinh tế, xã hội và vị thế của Việt Nam trên thế giới.
Phần kiến thức cơ bản nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, ý nghĩa của vị trí địa lí
và lãnh thổ.
Phần củng cố kiến thức yêu cầu hai nội dung: nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm
vi lãnh thổ của nước ta; phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối với đặc
điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Kèm theo đó là những gợi ý chi tiết, học sinh có thể tham khảo.
Phần bài tập về nhà đưa ra ba bài, trong đó có cả bài tập trắc nghiệm.

Địa lý có thể trở thành môn học “gỡ điểm”
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 có 6 môn thi, trong đó môn Địa
lý được các thí sinh xếp vào dạng “khó nhằn” vì khối lượng kiến
thức lý thuyết khá nhiều. Tuy nhiên, đây lại là môn học không
khó để đạt điểm cao nếu thí sinh biết cách ôn tập và có các kỹ
năng phù hợp. Theo các giáo viên dạy Địa lý, môn học này nằm
giữa ranh giới của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, muốn
làm tốt bài thi phải hiểu bài, nếu chỉ học thuộc rất dễ quên. Để
đạt điểm cao với môn Địa lý, thí sinh nên ôn tập và trả lời tất cả
các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Về phần lý thuyết, thí sinh cần nắm toàn bộ và bao quát kiến thức Địa lý đã được
học, nên học từ tổng thể đến các thành phần rồi đến chi tiết, có thể dựng đề
cương chi tiết theo thứ tự sách giáo khoa để ôn tập cho hợp lý. Trong môn Địa lý
có 2 kỹ năng thí sinh phải sử dụng trong bài tập là tính toán, nhận xét số liệu
thống kê ở bảng số liệu và vẽ biểu đồ. Về bảng số liệu, phải chú ý xem số liệu có
nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế
nào; phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian...


nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu. Kỹ
năng vẽ biểu đồ cũng rất quan trọng, đòi hỏi sự chính xác về phân chia số
lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có
ghi chú.
Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ. Phần khó
nhất trong phần bài tập của môn Địa lý là vẽ lược đồ Việt Nam, tuy nhiên, thí
sinh chỉ cần đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các
hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản, không cần
thiết phải quá đẹp về hình thức. Về phần giải thích, thí sinh phải vận dụng kiến
thức đã học để giải thích hiện tượng địa lý cho phù hợp và sát với yêu cầu, tránh
dông dài. Nên tách ý rõ ràng, có thể đánh số theo thứ tự ý chính, điều này dễ
gây thiện cảm cho người chấm và học sinh dễ đạt điểm cao.

Đặc biệt, môn Địa lý là môn thi duy nhất được mang “phao” vào phòng thi một
cách công khai, nếu thí sinh biết cách xử lý một cách hiệu quả thì sẽ bớt được
khá nhiều địa danh, số liệu phải ghi nhớ. “Phao” này chính là cuốn Atlat Địa lý
Việt Nam; theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2010, thí sinh được phép sử
dụng tài liệu này tuy nhiên phải do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành và không
được đánh dấu cũng như viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.
Atlat Địa lý phải đọc theo trình tự khoa học, trước tiên thí sinh phải nắm được
vấn đề chung nhất của trang Atlat, tìm ra các nội dung chủ yếu của trang, mối
liên hệ giữa các trang Atlat để khai thác nội dung chủ yếu trên. Sau đó, thí sinh
phải phân tích và giải thích nội dung chủ yếu trang Atlat, rút ra các nhận xét
chung. Thí sinh cần đọc kỹ đề để tìm ra yêu cầu chính của bài và mối liên hệ của
các yêu cầu với các trang Atlat; phải biết sử dụng dữ kiện nào để trả lời tốt các
yêu cầu chính của đề bài: màu, ký hiệu, số liệu qua các biểu đồ-bản đồ, địa điểm
phân bố, phân tích nhận xét, giải thích thông qua các yếu tố trên. Đọc một bản
đồ, trước hết phải đọc bảng chú giải để hiểu nội dung được thể hiện, rút ra các
kiến thức có tính tổng quát. Đọc bản đồ phải đi từ nhận định khái quát đến chi
tiết. Có thể dựa vào các phần trong Atlat để giải quyết bài lý thuyết trong môn
Địa lý như: sử dụng bản đồ địa lý tự nhiên để trả lời câu hỏi về vị trí địa lý Việt
Nam; bản đồ địa lý kinh tế xã hội và các vùng kinh tế để trả lời câu hỏi về sự
khác nhau giữa các vùng miền.

Thi tốt nghiệp THPT 2010 : Địa lý được mang
'phao'
Môn Địa lý là môn thi duy nhất được mang “phao” vào phòng thi một cách
công khai, nếu thí sinh biết cách xử lý một cách hiệu quả thì sẽ bớt được
khá nhiều địa danh, số liệu phải ghi nhớ. “Phao” này chính là cuốn Atlat
Địa lý Việt Nam.
Theo Quy chế thi tốt nghiệp TPHT năm 2010, thí sinh được phép sử dụng tài liệu
này tuy nhiên phải do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành và không được đánh



dấu cũng như viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.
Atlat Địa lý phải đọc theo trình tự khoa học, trước tiên thí sinh phải nắm được
vấn đề chung nhất của trang Atlat, tìm ra các nội dung chủ yếu của trang, mối
liên hệ các trang Atlat để khai thác nội dung chủ yếu trên.
Sau đó, thí sinh phải phân tích và giải thích nội dung chủ yếu trang Atlat, rút ra
các nhận xét chung. Thí sinh cần đọc kỹ đề để tìm ra yêu cầu chính của bài và
mối liên hệ của các yêu cầu với các trang Atlat; phải biết sử dụng dữ kiện nào để
trả lời tốt các yêu cầu chính của đề bài: màu, ký hiệu, số liệu qua các biểu đồbản đồ, địa điểm phân bố, phân tích nhận xét, giải thích thông qua các yếu tố
trên.
Đọc một bản đồ, trước hết phải đọc bảng chú giải để hiểu nội dung được thể
hiện, rút ra các kiến thức có tính tổng quát. Đọc bản đồ phải đi từ nhận định khái
quát đến chi tiết.
Có thể dựa vào các phần trong Atlat để giải quyết bài lý thuyết trong môn Địa lý
như: sử dụng bản đồ địa lý tự nhiên để trả lời câu hỏi về vị trí địa lý Việt Nam;
bản đồ địa lý kinh tế xã hội và các vùng kinh tế để trả lời câu hỏi về sự khác
nhau giữa các vùng miền.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 có 6 môn thi, trong đó môn Địa lý được các thí
sinh xếp vào dạng “khó nhằn” vì khối lượng kiến thức lý thuyết khá nhiều. Tuy
nhiên, đây lại là môn học không khó để đạt điểm cao nếu thí sinh biết cách ôn
tập và có các kỹ năng phù hợp.
Theo các giáo viên dạy Địa lý, môn học này nằm giữa ranh giới của khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội, muốn làm tốt bài thi phải hiểu bài, nếu chỉ học thuộc
rất dễ quên.
Để đạt điểm cao với môn Địa lý, thí sinh nên ôn tập và trả lời tất cả các câu hỏi
trong sách giáo khoa. Về phần lý thuyết, thí sinh cần nắm toàn bộ và bao quát
kiến thức Địa lý đã được học, nên học từ tổng thể đến các thành phần rồi đến
chi tiết, có thể dựng đề cương chi tiết theo thứ tự sách giáo khoa để ôn tập cho
hợp lý.
Trong môn Địa lý có 2 kỹ năng thí sinh phải sử dụng trong bài tập là tính toán,

nhận xét số liệu thống kê ở bảng số liệu và vẽ biểu đồ. Về bảng số liệu, phải chú
ý xem số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê
cụ thể như thế nào; phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu
theo thời gian… nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung
chính yếu.
Kỹ năng vẽ biểu đồ cũng rất quan trọng, đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số
lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có


ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ.
Phần khó nhất trong phần bài tập của môn Địa lý là vẽ lược đồ Việt Nam, tuy
nhiên, thí sinh chỉ cần đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện
được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản,
không cần thiết phải quá đẹp về hình thức.
Về phần giải thích, thí sinh phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện
tượng địa lý cho phù hợp và sát với yêu cầu, tránh dông dài. Nên tách ý rõ ràng,
có thể đánh số theo thứ tự ý chính, điều này dễ gây thiện cảm cho người chấm
và học sinh dễ đạt điểm cao.



×