Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo thực tập: Công tác hòa giải ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.74 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chuyên ngành: Pháp luật

MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng nước Việt Nam với mục tiêu dân
giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
xây dựng con người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Do vậy nhà nước đã có chủ trương mở lớp trung cấp pháp lý tại trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ
bản về pháp luật. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu hoạt động và chuyên môn nghiệp vụ
trong công tác tư pháp ở xã. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể kết
hợp và sử dụng những kiến thức đó vào thực tế công tác chuyên môn ở địa phương.
Là học sinh khoa Kinh tế của Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Điện Biên với
chuyên ngành đào tạo pháp lý, sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập giảng đường
theo sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế và trực tiếp là giáo
viên hướng dẫn thực tập em được phân công thực tập tại UBND xã Nà Bủng –
huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên em đã chọn chuyên đề: “Công tác hòa giải ở cơ
sở” làm chuyên đề thực tập.
Công tác hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các
mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, giữ gìn củng cố đoàn kết trong nội
bộ nhân dân. Phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình dòng họ và cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Giảm bớt khiếu kiện phòng ngừa và hạn chế các vi
phạm pháp luật phổ biến. Giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
và giữ gìn trật tự xã hội. Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhằm phát
huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư. Nâng cao
kết quả giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân
ở cơ sở, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải xét xử tại tòa án.


Sùng A Pủa

1

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo có gì sai sót kính mong nhà trường,
giáo viên hướng dẫn thực tập tiếp tục giúp đỡ để bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sùng A Pủa

2

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chuyên ngành: Pháp luật

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Tổ chức thực hiện công tác tư pháp xã, phường, thị trấn
- Hệ thống chính quyền của bộ máy nhà nước là cơ quan tư pháp nằm trong cơ
quan hành pháp, trong đó:

+ Bộ tư pháp là cơ quan chuyên môn của chính phủ
+ Sở tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh
+ Phòng tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện.
+ Công chức tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND cấp xã
- Căn cứ vào Điều 7 thông tư số: 01/2009/TTLT-BTPBNV ngày 20 tháng 4
năm 2009 của Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức của Sở tư pháp, phòng Tư pháp và công chức tư pháp của UBND cấp xã về
công tác tư pháp ở địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
tư pháp trên địa bàn có các nhiệm vụ quyền hạn sau:
+ Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch, quyết định, chỉ thị về
công tác tư pháp ở cấp xã. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi được cấp
có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
+ Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vè dự án luật, pháp lệnh theo hướng dẫn
của UBND cấp huyện và cơ quan tư pháp cấp trên.
+ Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do UBND xã ban
hành. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp xã ban hành. Chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, tổ
dân phố phù hòa giảiợp với quy định pháp luật hiện hành.
+ Theo dõi báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Phát hiện,
đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành văn bản
quy phạm pháp luật ở cấp xã với phòng tư pháp cấp huyện.

Sùng A Pủa

3

Lớp: K27C3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
+ Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, quản
lý khai thác sử dụng tủ sách pháp luật ở cấp xã.
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa
giải ở cơ sở; bồi dưỡng cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên của tổ hòa giải trên
địa bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.
+ Thực hiện việc đăng kí, đăng kí lại việc sinh, tử, kết hôn, nhân nuôi con
nuôi, thay đổi cải chính bộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi
trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng kí khai sinh, khai tử quá hạn theo quy
định của pháp luật. Quản lý sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy
định của Bộ tư pháp. Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch
từ sổ hộ tịch.
+ Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
+ Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các loại
giấy tờ, văn bản bằng tiếng việt. Chứng thực chữ kí trong các giấy tờ văn bản bằng
tiếng việt, chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự, trong thi hành án dân sự trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo định kì và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý công
tác tư pháp được giao với Ủy ban nhân dân cấp huyện và phòng tư pháp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
2. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã – tiêu
chuẩn hòa giải viên.
2.1 Nhiệm cụ của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
Căn cứ vào Khoản 10 Điều 11 Quyết định số: 04/2004/QĐ-BNV của Bộ
nội vụ ngày 16 tháng 01 năm 2004 quy định nhiệm vụ của công chức tư pháp cấp
xã như sau:


Sùng A Pủa

4

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã soạn thảo ban hành các văn bản quản lý theo
quy định của pháp luật, pháp lệnh theo Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn cơ
quan chuyên môn cấp trên. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo cộng đồng dân cư
tự quản. Xây dựng quy ước, hương ước, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân
và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật. Quản lý tủ sách pháp luật, tủ
sách phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật. Phối hợp hướng dẫn hoạt động tổ hòa
giải báo cáo công tác với UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp trên.
+ Thực hiện đăng kí và quản lý hộ tịch theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp
quản lý và đúng thẩm quyền được giao.
+ Thực hiện chứng thực theo thẩm quyền và giúp Ủy ban nhân dân cấp xã
thực hiện một số việc về Quốc tịch theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý lí lịch tư pháp, thống kê tư pháp xã, phường, thị trấn và giúp Ủy
ban nhân dân cấp xã về công tác thi hành án theo nhiệm vụ được phân công.
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc đăng kí, giao dịch về quyền sử
dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
+ Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các quy chế quản lý hồ sơ tài liệu,
chế độ báo cáo công tác theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Tiêu chuẩn công tác tư pháp hộ tịch cấp xã, tiêu chuẩn hòa giải
viên cơ sở.
*Tiêu chuẩn chung

- Đối với các công chức văn phòng-thông kê, địa chính-xây dựng, đô thị và
môi trường (đối với xã, tài chính-kế toán, tư pháp-hộ tịch, văn hóa-xã hội).
+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu
quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.

Sùng A Pủa

5

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
+ Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu
nhiệm vụ, vị trí làm việc, có đủ năng lực, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
+ An hiểu và tôn trọng phong tục tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn
công tác.
- Đối với công chức chỉ huy trưởng quân sự cấp xã và trưởng công an xã ngoài
những tiêu chuẩn quy định trên còn còn phải có khả năng phối hợp với đơn vị quân
đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng
nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự, giữ gìn
an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính
mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước.
*Tiêu chuẩn cụ thể:
Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã theo từng chức danh do Bộ nội
vụ chủ trì, phối hợp với bộ trưởng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định. Đối với

công chức tại xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn khi tiêu chuẩn về trình độ
văn hóa và trình độ chuyên môn nghiệp vụ có thể thấp hơn một cấp trình độ.
*Tiêu chuẩn hòa giải viên
Hòa giải viên là người tiến hành hòa giải cơ sở có đủ tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam cư trú tại cơ sở.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có uy tín trong cộng đồng dân cư.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng
pháp luật của nhà nước.
- Có hiểu biết pháp luật và khả năng vận động thuyết phục.
- Tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải.
3. Về công tác hòa giải ở cơ sở
3.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở
- Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ thuyết phục các bên tranh chấp
đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy
những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư,

Sùng A Pủa

6

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong cộng
đồng dân cư.

3.2. Vai trò công tác hòa giải.
- Công tác hòa giải có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tình làng
nghĩa xóm đầm ấm, đùm bọc, giúp đỡ nhau.
Xây dựng xã hội bình yên, giàu mạnh tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân
và phát huy đại đoàn kết nhân dân.
- Công tác hòa giải trực tiếp những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong
nhân dân: giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tộ phạm
ở cơ sở thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn tranh chấp
góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho
các cấp chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở.
- Công tác hòa giải góp phần phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, hình
thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật kỷ cương của Đảng và nhà
nước, từng bước xấy dựng ý thức sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong
nhân dân.
3.3. Phạm vị hòa giải
Hòa giải được tiến hành đối với các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ
trong cộng đồng dân cư bao gồm:
- Mâu thuẫn xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về qun
niệm sống, lối sống tình hình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa cá nhân
trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện nước, sinh hoạt,
công trình, giờ giấc sinh hoạt, gây mất trật tự việc sinh hoạt chung.
- Tranh chấp về quyền lợi ích phát sinh từ các mối quan hệ về tài sản, quan hệ
hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về quyền lợi phát sinh quan hệ hôn nhân gia đình như thực hiện
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, nhận con nuôi, ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng.
- Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của
pháp luật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự
hoặc biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi gây mất trật tự công cộng,
đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ.
Không hòa giải các vụ việc hình sự

Sùng A Pủa

7

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
- Các tội phạm hình sự
Riêng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà người bị hại đã không
yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của bộ luật tố tụng
hình sự viện kiểm soát hoặc tòa án không tiếp tục tiến hành việc tố tụng và không
bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật đối với các hành vi như: cố ý gây thương tích hoặc cố ý tổn hại sức khỏe
cho người khác thì có thể hòa giải.
Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
Hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi
phạm.
+ Hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng các
biện pháp xử lý vi phạm hành chính như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh quản chế
hành chính.
- Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không
được hòa giải theo quy định tại Điểm c khoản 2 Điều 3 của pháp lệnh về tổ chức và
hoạt động hòa giải ở cơ sở bao gồm:
+ Kết hôn trái pháp luật.
+ Gây thiệt hại đến tài sản nhà nước.

+ Tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật.
+ Tranh chấp về lao động.
3.4. Nguyên tắc hòa giải
- Phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đạo
đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân.
- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên không bắt buộc, áp đặt các bên tranh
chấp tôn trọng quyền lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của
nhà nước, lợi ích công cộng.
Kịp thời chủ động, kiên trì ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu
quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải.
3.5. Các bước tiến hành hòa giải
Sùng A Pủa

8

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
Từ thực tiễn hoạt động hòa giải tại cơ sở có thể tổng kết các bước tiến hành
hòa giải các mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân như sau:
Bước 1: Trước khi hòa giải.
Khi có vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra, tùy thuộc đối tượng, tính chất
vụ việc, quan hẹ gia đình, xã hội của các bên tranh chấp mà tổ hòa giải nghiên cứu,
lựa chọn cử người tham gia hòa giải phù hợp với vụ việc tranh chấp, việc hòa giải
có thể do một hoặc một số hòa giải viên tiến hành, tổ hòa giải có thể tự quyết định
số hòa giải viên tham gia hòa giải đối với từng vụ việc cụ thể.
- Trong trường hợp cần thiết tổ hòa giải có thể mời những hòa giải viên vẫn
đóng vai trò người thực hiện hòa giải. Người được mời có thể là người có trình độ

pháp lý, có kiến thức xã hội, có kinh nghiệm việc phức tạp. Trong trường hợp cần
thiết có thể hội ý nhanh trong tổ hòa giải đê cùng nhau bàn biện pháp. Phân công
các hòa giải viên tiếp xúc với các bên tranh chấp đê hòa giải. Nếu gặp tình hình xấu
có thể phối hợp với cơ quan chính quyền can thiệp kịp thời.
Bước 2: Trong khi hòa giải
Đây là bước quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành công của hòa giải viên.
Để thực hiện bước này hòa giải viên cần làm những việc như sau:
- Thực hiện các nguyên tắc, phương pháp hòa giải trực tiếp, trao đổi với từng
bên, chú ý đề cao lẽ phải, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn thuẫn, tranh
chấp phát sinh. Phương pháp tiến hành hòa giải thường áp dụng uy tín của các hòa
giải viên để giải thích, giáo dục, cảm hóa động viên các bên tranh chấp tự hòa giải
đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp bất đồng với phương châm kiên trì, bền bỉ
việc nắm rõ đặc điểm tâm lý của từng đối tượng (phụ nữ, thanh niên, trẻ em, người
già) cũng như tính chất vụ việc (dân sự, hình sự và hôn nhân gia đình) để áp dụng
nghệ thuật hòa giải phù hợp là một trong những yếu tố dễ đạt hiệu quả trong hòa
giải. Tùy từng trường hợp cụ thể hòa giải viên có thể gặp gỡ từng bên hoặc trong
các trường hợp có mặt của các bên, hòa giải viên chủ trì có thể mời thêm một số
người làm chứng hoặc một số tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp nếu các bên tranh
chấp là hội viên hoặc người cao tuổi. Hòa giải viên phân tích, giải thích chỉ ra
những hành vi phù hợp pháp luật, hành vi sai trái của mỗi bên với thái độ chân
Sùng A Pủa

9

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
thành, khách quan, vô tư và chỉ ra những hậu quả pháp lý mà đương sự có thể phải

chịu nếu tiếp tục tranh chấp, trên cơ sở cảm hó thuyết phục các bên tự nhận ra sai
lầm của mình, tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp dẹp bỏ mâu thuẫn thuẫn, trở
lại quan hệ bình thường.
- Trong trường hợp hòa giải từng bên, hòa giải viên trực tiếp trao đổi với từng
bên tìm hiểu rõ nguyên nhân mâu thuẫn thuẫn để có biện pháp hòa giải thích hợp
dù hòa giải trong các trường hợp nào hòa giải viên cũng cần lựa chọn thời gian
thích hợp để các bên gặp gỡ, trao đổi, phân tích vụ việc, làm rõ đúng sai dựa vào
quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp để phân
tích cho các bên thấy rõ và tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với pháp luật
và chuẩn mực đạo đức xã hội. Việc gặp gỡ trong hòa giải phải tạo ra được thái dộ
thân mật, cởi mở và chân tình trên cơ sở tình làng nghĩa xóm, không áp đặt ý chí
của hòa giải đối với đương sự.
- Trường hợp hòa giải viên trực tiếp chứng kiến vụ việc tranh chấp, xích mích
và hòa giải viên cần có mặt kịp thời gặp gỡ các bên để can dán dàn xếp, làm dịu
tình hình căng thẳng giữa các bên không để việc bé xé ra to và kéo dài tình trạng
cãi cọ qua lại hoặc để bà con xung quanh tụ tập bàn tán hoặc kích động. Đối với
những vụ việc như đánh nhau, gây mất trật tự chính trị, an ninh cần có biện pháp
ngăn chặn kịp thời. Trong trường hợp cần thiết, mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột
lớn thì cần thông báo cho công an hoặc chính quyền địa phương để can thiệp kịp
thời nhằm hạn chế thiệt hại về vật chất về con người có thể xảy ra.
- Trường hợp hòa giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác
nhau (Xã này với xã khác, thôn này với thôn khác) thì người thực hiện hòa giải ở
các địa bàn khác nhau phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.Trong suốt quá trình
hòa giải các hòa giải viên phải tranh chấp thủ sự đồng tình ủng hộ của các cá nhân,
các tổ chức có liên quan đến vụ việc hòa giải hoặc có ảnh hưởng đến các bên tranh
chấp. Đặc biệt là người có vai trò quan trọng, uy tín cao trong gia đình, họ tộc và
trong cộng đồng dân cư. Đối với vùng đồng bào dân tộc ít người cần chú ý đến vai
trò của già làng, trưởng bản.
Sùng A Pủa


10

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
Bước 3: Sau khi hòa giải
Thông thường, việc hòa giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thảo
thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. Trong trường hợp việc thực hiện thỏa
thuận có khó khăn thì hòa giải viên thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận và có
thể đề nghị trưởng thôn, xóm, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận.
- Trường hợp hòa giải thành thì hòa giải viên cần tiếp tục quan tâm động viên,
giúp đỡ, thăm hỏi, nhắc nhở các bên tự nguyên thực hiện thỏa thuận của mình. Tạo
điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết đó, có thể biểu dương, động viện kịp thời việc
thực hiện cam kết của các bên trong các cuộc họp tổ dân phố.
- Trường hợp hòa giải không thành, các bên không thể đạt được thỏa thuận và
việc tiếp tục hòa giải không thể đạt được kết quả thì hòa giải viên hướng dẫn cho
các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đối với
tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt có thể gây hậu quả xấu ảnh
hưởng tới an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư thì hòa giải viên kịp thời báo cáo
cho tổ trưởng tổ hòa giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải
quyết.
Dù việc hòa giải thành hay không thành, người làm công tác hòa giải đều phải
ghi chép nội dung tranh chấp và nội dung hòa giải vào sổ công tác về hòa giải để
phục vụ cho việc thống kê báo cáo và tổ chức họp trao đổi kinh nghiệm trong tổ
hòa giải. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại
hoặc để đạt được sang kiến hướng dẫn của tư pháp xã, phường, thị trấn.
*Một số điểm lưu ý khi tiến hành hòa giải

Bên cạnh những nội dung trên, khi hòa giải ở cơ sở, người hòa giải cần chú ý
một số điểm sau:
- Thường xuyên nắm bắt tình hình để kịp thời phát hiện và có các biện pháp
thích hợp để ngăn chặn các vi phạm pháp luật tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân
cư.
- Cần tranh chấp thủ đồng tình, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức có liên quan
đến việc hòa giải đặc biệt là những người có vai trò quan trọng và có uy tín cao
Sùng A Pủa

11

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
trong gia đình, hộ tộc và trong cộng đồng dân cư. Đối với vùng sâu, vùng xa, dân
tộc thiểu số cần chú ý đến vai trò của già làng, trưởng bản …
- Khi vận dụng cac phong tục tập quán của từng địa phương vào việc hòa giải
cần xem xét chúng có trái với chủ trương, đường lôi, chính sách của Đảng và pháp
luật của nhà nước hay không. Chỉ được vận dụng các phong tục tập quán tốt đẹp,
không trái với những quy định của Đảng và nhà nước.
3.8 Kỹ năng hòa giải ở cơ sở
- Kỹ năng hòa giải là khả năng của hòa giải viên vận dụng kiến thức pháp luật,
đạo đức xã hội, bằng sự nêu gương của mình và kinh nghiệm cuộc sống để giải
thích, hướng dẫn, thuyết phục, cảm hóa các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp
mâu thuẫn. Nhằm xóa bỏ và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
phòng ngừa hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở. Kỹ năng hòa giải đòi
hỏi hòa giải viên phải có khả năng vận dụng tri thức pháp luật. Đạo đức xã hội và
kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở. Như vậy kỹ năng

hòa giải bao gồm các kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội vào hoạt động hòa
giải đối với vụ việc tranh chấp cụ thể nhằm bảo đảm hòa giải phải theo đúng nguên
tắc hòa giải và phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
- Kỹ năng sử dụng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ hòa giải trong quá
trình thực hiện hòa giải đối với một số vụ việc cụ thể nhằm hòa giải theo đúng
nguyên tắc trình tự thủ tục hòa giải.
- Kỹ năng áp dụng kinh nghiệm cuộc sống trong việc giải quyết cac tranh
chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.
- Kỹ năng tiếp cận đối tượng, nghe đối tượng trình bày, yêu cầu đối tượng
cung cấp giấy tờ liên quan đến vụ việc, xem xét xác minh thu thập chứng cứ nếu
thấy cần thiết để hiểu rõ nguyên nhân tranh chấp và bản chất vụ việc.
- Kỹ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm giải pháp giải quyết tranh chấp.
- Kỹ năng tư vấn pháp luật, giải thích, hướng dẫn, thuyết phục, cảm hóa các
bên tranh chấp tự nguyện giải quyết tranh chấp mâu thuẫn bừng hình thức hòa giải
và đưa ra giải pháp, định hướng cho các bên giải quyêt tranh chấp.

Sùng A Pủa

12

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
Các kĩ năng hòa giải cơ bản trên đây có quan hệ mật thiết, biện chứng, tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau và được sử dụng trong suốt quá trình hòa giải một vụ
việc cụ thể với một đối tượng cụ thể. Tùy theo từng loại tranh chấp và từng đối
tượng cụ thể mà sử dụng các kĩ năng cùng một thời điểm hoặc sử dụng kĩ năng này

trước kĩ năng kia sau. Thông thường để tiến hành hòa giải một vụ việc tổ hòa giải
phải lựa chọn, phân công hòa giải viên thực hiện, hòa giải viên tiếp cận các bên
tranh chấp, lựa chọn thời gian, địa điểm tiếp đối tượng phù hợp, nghe các bên tranh
chấp trình bày. Yêu cầu đưa ra tài liệu chứng minh lý lẽ của các bên, tiến hành xem
xét xác minh vụ việc, gặp người chứng kiến hoặc biết vụ việc khi cần thiết tra cứ
tài liệu pháp luật, tham khảo các nhà chuyên môn và vận dụng kiến thức pháp luật
và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn giải thích, hướng dân, thuyêt phục, cảm hóa
các bên giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Sau đây
chúng ta lần lượt nghiên cứu một số kĩ năng cơ bản nhất thường được áp dụng
trong quá trình hòa giải một số vụ việc ở cơ sở,
*Kỹ năng gặp gỡ và nghe đối tượng trình bày
Hoạt động hòa giải không chỉ là hoạt động trí tuệ, đòi hỏi một quá trình lao
động trí óc để vận dụng pháp luật và đạo đức xã hội vào từng vụ việc cụ thể mà còn
phải sử dụng những kinh nghiệm thực tiễn giải quyết tranh chấp do đó khi tiến
hành hòa giải viên cần thiết phải thực hiện một số kĩ năng sau đây:
+ Kĩ năng giao tiếp:
Giao tiếp là quá trình bày tỏ ý định, cảm xúc, trao đổi thông tin với người
khác, giao tiếp có thể bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ hành vi (không lời).
Để thực hiện hòa giải các hòa giải phải trực tiếp đến gặp từng bên hoặc các bên
tranh chấp để nghe họ trình bày về nội dung vụ việc, những vấn đề vướng mắc và
yêu cầu hòa giải. Trong giai đoạn này, hòa giải viên phải kết hợp các kỹ năng: tiếp
đối tượng, nghe đối tượng, trình bày đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ việc,
tạo cơ hội cho các bên ngồi lại với nhau cùng bàn bạc giải quyết tranh chấp.
Giao tiếp có các chức năng sau đây:
- Trò chuyện để nắm bắt thông tin.
Sùng A Pủa

13

Lớp: K27C3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
- Cung cấp cho đối tượng những thông tin chính xác để xóa bỏ những quan
điểm lệch lạc, thay đổi niềm tin không đúng đắn.
- Hỗ trợ chia sẻ về mặt tâm lý, cảm thông với đối tượng.
- Giúp đối tượng xác định lựa chọn đưa ra những quyết định cụ thể, cách giải
quyết phù hợp.
- Trang bị cho đối tượng kiến thức, cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp.
- Khi tiếp đối tượng, hòa giải viên phải chú ý tỏ thái độ như sau: Quan tâm,
sẵn lòng giúp đỡ người khác.
- Tôn trọng đối tượng, không phán xét họ (ngắt lời, không lắng nghe, tư thế
kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ...)
- Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở tạo sự tin cậy.
- Chấp nhận đối tượng ( không được tỏ thái độ kỳ thị với đối tượng…..)
- Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng.
- Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối
tượng). Khi gặp gỡ, giao tiếp với đối tượng, hòa giải viên cố gắng tìm hiểu về tâm
lý của từng loại đối tượng, các mối quan hệ xã hội của đối tượng để có thái độ ứng
xử, giao tiếp phù hợp. Khi tiếp xúc với bất cứ loại đối tượng nào, người tư vấn đều
phải khiêm tốn, thể hiện thái dộ đúng mực, tôn trọng và tạo không khí đối thoại tự
do, cởi mở giữa các bên tranh chấp để xây dựng niềm tin và hiểu biết lẫn nhau giữa
các bên tranh chấp. Đối với những đối tượng cần tạo không khí đối với người dân
tộc thiểu số không nói được hoặc không thạo tiếng phổ thông, nếu hòa giải viên
không biết tiếng dân tộc thì cần mời người biết tiếng dân tộc, nên mời người có uy
tín như già làng, trưởng bản cùng tham gia để có thể hiểu được những điều đối
tượng cần trình bày và yêu cầu của họ.
+ Kỹ năng nghe đối tượng trình bày
Bất luận vụ việc tranh chấp về vấn đề gì, để thu nhận được những thông tin

chính xác, trung thực về vụ việc (vướng mắc pháp luật) của các bên tranh chấp, hòa
giải viên phải chú ý lắng nghe từng bên hoặc cả hai bên trình bày để hiểu rõ về nội
Sùng A Pủa

14

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
dung và bản chất vụ việc. Trong quá trình đối tượng trình bày, hòa giải viên cần thể
đặt những câu hỏi yêu cầu đối tượng làm rõ thêm tình tiết của vụ việc. Khi nghe
các bên tranh chấp trình bày, hòa giải viên cần chú ý một số kỹ năng sau đây:
- Dùng cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ (tiếp đón đối tượng chu đáo, thăm hỏi sức
khỏe đối tượng và gia đình, mắt nhìn thẳng vào đối tượng khi đối tượng đang trình
bày...thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói)
- Tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại thoải mái để các bên tranh chấp
diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của họ. Đừng phản ứng trước những lời tức
giận của các bên, phải biết tự kiềm chế, yên lặng lắng nghe để cho họ trút hết
những lời bực bội. Phương pháp chuẩn mực để lắng nghe có hiệu quả là tập trung
chú ý vào những điều các bên đang nói, gợi ý họ nói rõ ràng, chính xác những ý
nghĩ của họ, diễn đạt lại đúng sự kiện xảy ra và yêu cầu họ nhắc lại những điểm gì
còn mập mờ, chưa rõ.
- Kiên trì nghe hết những gì đối tượng nói, không nên cắt ngang lời các bên
khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngang trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm
cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng
phản ứng lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói đến khi không còn gì để nói.
Bằng phương pháp đó chúng ta khuyến khích được các bên nói hết những điều
cần nói và chúng ta sẽ hiểu được bản chất vụ việc.

- Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những
thông tin về suy nghĩ, cảm xúc của đối tượng mà mình tiếp nhận được. Hòa giải
viên cần thể hiện sao cho các bên tin rằng mình đã nắm được đúng quan điểm và
bản chất vụ việc thì các bên mới dễ tiếp thu những lời tư vấn và chấp nhận phương
án giải pháp mà hòa giải viên đưa ra.
Tóm lược các nội dung mang tính chất của vụ việc và nguyên nhân phát
sinh tranh chấp một cách chính xác. Khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống
nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

Sùng A Pủa

15

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
Thông thường lần đầu tiên tiếp xúc với một tranh chấp có tính phức tạp, hòa
giải viên chưa nắm bắt một cách chắc chắn bản chất sự việc và nguyên nhân làm
phát sinh tranh chấp. Trong khi đó các bên tranh chấp thường có tâm lý là người
nghe cũng đã nắm được nội dung vụ việc như chính bản thân mình nên đối tượng
thường trình bày theo ý chủ quan và có thể bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là
không cần thiết hoặc những bằng chứng không có lợi cho họ. Vì vậy hòa giải viên
cần nghiên cứu đặt ra những câu hỏi đơn giản để làm rõ những tình tiết có liên
quan đến bản chất vụ việc và gợi ý để đối tượng trình bày đúng bản chất sự việc.
Lưu ý đối tượng trình bày vấn đề một cách vô tư, khách quan, không thiên vị, chủ
quan. Hòa giải viên cần lưu ý đối tượng rằng chỉ có thể đưa ra một giải pháp chính
xác, đầy đủ, đúng pháp luật nếu như đối tượng trình bày vấn đề một cách trung
thực, khách quan; ngược lại giải pháp mà hòa giải viên đưa ra có thể không chính

xác nếu đối tượng trình bày thiên vị, không trung thực.
Trong quá trình nghe các bên trình bày, hòa giải viên cần tránh các hành vi
sau đây:
- Nghe và phán xét: phê phán, đặt ra những câu hỏi giả định, chỉnh lý, thuyết
phục về mặt đạo lý, chất vấn, tranh chấp luận với đối tượng trong khi họ đang trình
bày.
- Không nên có điệu bộ cử chỉ (như lắc đầu, cau có mặt mày, nhéo mắt). Lời
nói tỏ thái độ phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày dài dòng, không logic,
khó hiểu hoặc đặt ra nhiều câu hỏi không liên quan đến vụ việc.
- Không nên buồn bực hay cáu giận khi các bên có cử chỉ hoặc lời nói làm
mình không hài lòng, bởi đó là những bức xúc của họ.
Lắng nghe để hiểu biết về bản chất của một hiện tượng, sự vật thì không đơn
giản bởi không chỉ nghe bằng tai mà phải nghe bằng tất cả các giác quan của con
người. Đúng như nhà triết học Trung Quốc Chuông Tzu đã từng nói: Việc nghe
bằng tai là một chuyện, việc nghe hiểu là chuyện khác nhưng việc lắng nghe không
chỉ giới hạn của cơ quan thính giác (tai) hay bộ óc. Vì nó đòi hỏi sự tham gia của
Sùng A Pủa

16

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
tất cả các giác quan và khi các giác quan bắt đầu tham gia thì tất cả sẽ được lắng
nghe. Có một điều mà có thể trước đây bạn chưa hiểu rõ đó là chưa bao giờ bạn
thực sự lắng nghe.
*Kỹ năng yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên
quan đến vụ việc.

- Để đưa ra những lời khuyên (tư vấn) chính xác, đúng pháp luật, cảm hóa,
thuyết phục được đối tượng thì hòa giải viên phải đề nghị đối tượng cung cấp đầy
đủ các tài liệu (nếu có) phản ánh nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp.
- Trong thực tiễn, hòa giải viên khi có thể đưa ra những lời khuyên (tư vấn)
chính xác nếu chỉ nghe đối tượng trình bày. Đối với những tranh chấp đơn giản, rõ
ràng, sau khi nghe các đối tượng trình bày hòa giải viên có thể phân tích, giải thích
hướng dẫn được ngay cho đối tượng. Song đối với những vụ việc đã được một số
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân can thiệp hoặc giúp đỡ giải quyết, nhưng các bên
tranh chấp vẫn không hài lòng và tiếp tục tranh chấp thì phải yêu cầu các bên cung
cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan (nếu có) đến nội dung và diễn biến vụ việc.
Thông thường người tư vấn chỉ nhận bản sao, chụp các giấy tờ, tài liệu đó sau khi
đã đối chiếu với bản chính, trong trường hợp cần thiết hòa giải viên phải tự mình
tìm hiểu, thu thập chứng cứ gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia
giúp đỡ giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội
dung vụ việc mà họ biết được chỉ có như vậy thì hòa giải viên mới có thể hiểu biết
được bản chất vụ việc, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Từ đó đưa ra lời tư vấn
chính xác đúng pháp luật cảm hóa thuyết phục được các bên tranh chấp tự nguyện
giải quyết bất đồng.
- Trong phần lớn các việc tranh chấp thường có các tài liệu, văn bản, thư từ
giao dịch liên quan đến vụ việc. Những giấy tờ, tài liệu này là những chứng cứ
pháp lý thể hiện nội dung, bản chất vụ việc hoặc phản ánh diễn biến và quá trình
giải quyết tranh chấp. Trong thực tiễn có những vụ việc đối tượng chỉ trình bày vụ
việc một cách chung chung, chưa muốn cung cấp cho hòa giải viên những văn bản,
Sùng A Pủa

17

Lớp: K27C3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
chứng cứ mà họ cho rằng không có lợi cho mình. Hòa giải viên cần thuyết phục, để
họ cung cấp đầy đủ. Nếu các bên không cung cấp những tài liệu này thì việc hòa
giải khó có thể chính xác và đúng pháp luật.
Sau khi đối tượng đã cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu có liên quan hòa
giải có thể đồng thời hình thành luôn giải pháp trên cơ sở sắp xếp các tài liệu theo
tầm quan trọng của vấn đề đưa ra. Có những tài liệu hòa giải viên không hiểu,
không đọc được hoặc nghi ngờ về tính chân thực của nó cần hỏi lại đối tượng để
khẳng định ngay trường hợp sau khi nghe đối tượng trình bày và nghiên cứu các tài
liệu do đối tượng cung cấp chưa thể đưa ra lời khuyên ngay được mà phải có thời
gian nghiên cứu thì hẹn tư vấn cho đối tượng vào một ngày khác. Trong mọi trường
hợp khi chưa thực sự tin tưởng về giải pháp mà mình sẽ đưa ra cho đối tượng thì
hòa giải viên không nên vội vàng đưa ra giải pháp đó.
*Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo.
Trong quá trình hòa giải viên, một hoạt động hết sức quan trọng và mang tính
quyết định của hòa giải viên là tư vấn pháp luật (giải đáp pháp luật, cung cấp thông
tin pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp đưa ra những lời khuyên
về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, hướng dẫn các bên xử sự phù hợp với
pháp luật ...) để các bên tranh chấp nâng cao ý thức pháp luật, hiểu rõ quyền và
nghĩa vụ của mình trên cơ sở tự nguyện giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp
luật. Để đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu tài liệu pháp luật trong
quá trình hòa giải là điều kiện bắt buộc. Bởi thứ nhất để khẳng định với các bên
tranh chấp rằng hòa giải viên đang thực hiện hòa giải theo pháp luật trên cơ sở pháp
luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan., duy ý chí của mình. Thứ hai việc tra
cứu tài liệu pháp luật có liên quan đến vụ việc hòa giải sẽ giúp hòa giải viên kiểm
tra tính chính xác những tư duy và khẳng định chính thức những lời tư vấn của
mình là đúng pháp luật vì trong thực tiễn không bao giờ hòa giải viên cũng có thể
nhớ chính xác tất cả các quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Nếu thấy
cần thiết hoặc các bên yêu cầu thì hòa giải viên có thể cung cấp cho các bên bản

Sùng A Pủa

18

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
sao văn bản, tài liệu đó cùng với lời tư vấn mà mình đưa ra. Trong trường hợp
không tìm thấy văn bản mới thay thế thì hòa giải viên có thể chưa đưa ra lời khuyên
ngay mà hẹn đối tượng vào dịp khác để khẳng định lại tính hợp pháp của văn bản
pháp luật cần áp dụng.
Trường hợp vụ việc hòa giải có liên quan đến lĩnh vực pháp luật mà hòa giải
viên chưa hiểu sâu thì nên gặp các nhà chuyên môn hay đồng nghiệp khác am hiểu
sâu về lĩnh vực pháp luật đó để tham khảo ý kiến trước khi đưa ra lời tư vấn, tránh
tình trạng mặc dù hòa giải viên chưa nắm vững pháp luật nhưng vẫn thực hiện tư
vấn, đưa ra những giải pháp dẫn đến việc hòa giải không chính xác, không đúng
pháp luật, trái với nguyên tắc hòa giải gây hậu quả cho các bên tranh chấp.
*Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc.
- Xem xét, xác minh vụ việc chỉ áp dụng đối với những vụ việc phức tạp có
liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật hoặc đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá
nhân giúp đỡ giải quyết các bên vẫn không thỏa thuận được với nhau trong cách
giải quyết tranh chấp hoặc sau khi đã nghe cả hai bên trình bày, xem xét các giấy tờ
tài liệu các bên cung cấp (hoặc các bên chưa cung cấp đủ các giấy tờ, tài liệu có
liên quan đến vụ việc), hòa giải viên thấy chưa đủ cơ sở để tư vấn đưa ra những
giải pháp, cần phải tiến hành xem xét, xác minh thu thập tài liệu chứng cứ, gặp gỡ,
tiếp xúc với các cơ quan tổ chức và những người có liên quan để tìm hiểu rõ bản
chất vụ việc.
Tránh vội vàng đưa ra những kết luận phiến diện chủ quan. Quá trình xem xét

xác minh vụ việc đòi hỏi hòa giải viên phải thật sự khách quan, vô tư nhất là khi
tiếp xúc với những người có lợi ích liên quan trong vụ việc tranh chấp hoặc thân
quen với một bên tranh chấp. Thông thường những người có lợi ích liên quan đến
vụ việc hoặc thân quen luôn bảo vệ những việc của bên có liên quan đã làm nên chỉ
đưa ra những thông tin có lợi ích cho bên tranh chấp mà họ có liên quan. Vì vậy
hòa giải viên cần khéo léo đề nghị những người có liên quan cung cấp những thông

Sùng A Pủa

19

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
tin, tài liệu chính xác trung thực. Việc xem xét cần xác minh nên lập thành biên bản
để làm căn cứ giải thích, thuyết phục các bên tự nguyện hòa giải.
*Kỹ năng giải thích thuyết phục, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết
tranh chấp.
Giải thích, thuyết phục, cảm hóa được các bên tự nguyện thỏa thuận, giải
quyết tranh chấp là nghệ thuật hòa giải. Đòi hỏi hòa giải viên không chỉ có kiến
thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực tranh chấp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,
hòa giải viên phải có uy tín đạo đức, có tâm, kinh nghiệm cuộc sống mà còn có khả
năng vân dụng pháp luật đạo đức xã hội. Để giải thích, thuyết phục, cảm hóa các
bên đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Giải thích, thuyết phục, cảm hóa và hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết
tranh chấp được hòa giải được hòa giải viên thực hiện trong suốt quá trình hòa giải.
Từ lần gặp gỡ đầu tiên với từng đối tượng hoặc gặp gỡ cả hai bên, hòa giải viên đã
phải đưa ra lời giải đáp, lời khuyên giải pháp, phương án để tháo gỡ những vướng

mắc của các bên. Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan
hệ xã hội có liên quan đến vụ việc tranh chấp hành vi nào trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội nêu rõ hậu quả pháp lý mà các bên trên phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh
chấp và đưa ra định hướng giải quyết tranh chấp để các bên tự lựa chon và quyết
định.
Một điều quan trọng là quá trình hòa giải viên cần phải luôn kết hợp cả tình và
cả lý để phân tích giải thích, thuyết phục các bên tranh chấp hòa giải với nhau.
Khi thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuân hòa giải viên cần lưu ý một
số điểm sau:
- Tỏ ra thông cảm và tôn trọng đối tượng: Khi phân tích giải thích cho các bên
biết hành vi của họ là đúng hay sai, hòa giải viên cần xây dựng không khí gần gũi
và tin tưởng, cảm thông và tôn trọng đối tượng, luôn có thái độ ân cần, chia se,
nhiệt tình, cần phải làm cho không khi nói chuyện được vui vẻ, chan hòa. Như vật
đối tượng sẽ lắng nghe ý kiến thuyết phục của hòa giải viên. Khi thuyết phục đối
Sùng A Pủa

20

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
tượng mà nói được những suy nghĩ, trăn trở của họ dễ đạt được kết quả mong
muốn. Vì vậy mọi lý lẽ, thuyết phục của hòa giải viên phải xuất phát từ lập trường
của các bên tranh chấp hợp tình, hợp lý, nếu khi thuyết phục hòa giải viên không
biết tôn trọng đối tượng, ra vẻ ta đây hơn người thì chắc chắn cuộc hòa giải không
thành công.
- Khơi gợi các bên tranh chấp những tình cảm tốt đẹp vốn có giữa họ (tình
cảm gia đình, tình cảm hàng xóm, tình cảm bạn bè) để họ dễ thông cảm với nhau.

- Cần phải kiên trì thuyết phục, không nên nôn nóng: hòa giải viên cần phải
suy nghĩ chín chắn, đắn đo câu nói: nói gì trước, cái gì sau. Điều gì không nên nói,
ngoài ra cần phải bình tĩnh, kiên trì giải quyết từng bước nhất là đối với những
người có thái độ ngoan cố.
- Về thực chất định hướng cho các bên là việc hướng dẫn cách ứng xử (nên
làm gì và không nên làm gì) cho các bên để giải quyết tranh chấp tốt nhất. Việc đưa
ra giải pháp mang tính định hướng sẽ tạo cơ hội cho các bên lựa chọn phương thức
bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất sau khi hòa giải viên đưa ra định
hướng giải quyết tranh chấp, các bên sẻ biết họ cần phải làm gì tiếp theo.
Mục tiêu đặt ra đối với kỹ năng hòa giải là những lời khuyên, thuyết phục
và hướng dẫn của hòa giải viên phải được các bên chấp nhận đồng thuận nghe theo
và làm theo bằng việc các bên tự định đoạt giải quyết dứt điểm tranh chấp lựa chọn
cách ứng xử phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội tránh được những hậu quả
của pháp lý bất lợi bảo vệ được quyền lợi, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên một cách tốt nhất. Đến đây là một số vấn đề nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải
cơ bản nhất mang tính phương pháp luận dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và
tham khảo kinh nghiệm thực tiễn hoạt động hòa giải những tranh chấp nhỏ trong
cộng đồng dân cư ở Việt Nam trong điều kiện, hoàn cảnh hiện nay. Tuy nhiên việc
áp dụng các kỹ năng này vào thực tiễn hòa giải các tranh chấp ở cơ sở thì vô cùng
sinh động phụ thuộc vào sự nhạy bén, sáng tạo và năng lực thực hành của mỗi hòa
giải viên. Bởi các tranh chấp rất phong phú, đa dạng mỗi loại tranh chấp có một
Sùng A Pủa

21

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật

màu sắc khác nhau và mỗi loại đối tượng tranh chấp có tâm lý, tính cách, trình độ
học vấn, năng lực nhận thức và xử sự khác nhau. Hơn nữa trong phạm vi của tài
liệu này không thể nêu chi tiết tất cả các kỹ năng hòa giải ở cơ sở phù hợp với tất
cả các loại vụ việc tranh chấp và cho tất cả các đối tượng tranh chấp khác nhau. Vì
vậy, tùy từng loại vụ việc tranh chấp và từng loại mà vận dụng các kỹ năng hòa giải
một cách mềm dẻo, linh hoạt tăng trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn của mình.
4. Trách nhiệm của UBND cấp xã trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
+ Chủ trì, phối hợp với ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật về hòa giải cơ sở: xây dựng, củng cố, công nhận tổ hòa giải, tổ
trưởng tổ hòa giải và hòa giải viên tại địa phương.
+ Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật
nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải cho công chức tư pháp-hộ tịch, cán bộ mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận cấp xã và hào giải viên.
+ Phổ biến pháp luật về hòa giải cơ sở cho nhân dân tại địa phương.
+ Sáu tháng háng năm báo cáo Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt
Nam cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải cơ
sở theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì phối hợp vởi ủy ban mặt trân Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức
kiểm tra, sơ kết, tổng kết khen thưởng đối với công tác hòa giải tại địa phương.
5. Đối tượng và phương pháp tiến hành.
5.1.Đối tượng
Với chuyên đề công tác hòa giải ở cơ sở là những hành vi vi phạm pháp luật
và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân như:
- Hòa giải được tiến hành trực tiếp bằng lời nói với sự có mặt của các bên .
- Lắng nghe ý kiến trình bày của các bên, tìm hiểu rõ nội dung, nguyên nhân
mâu thuẫn, tranh chấp để hướng dẫn cho các bên tự giải quyết.
Sùng A Pủa


22

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
- Trong quá trình tiến hành hòa giải, hòa giải viên và các bên có thể mời người
trong dòng họ, hàng xóm, bạn bè hoặc đồng nghiệp, người có trình độ pháp lý có
kiến thức xã hội, người có uy tín, người biết rõ vụ việc, các chức sắc tôn giáo và
những cá nhân từ các tổ chức xã hội liên quan tham gia hòa giải.
- Hòa giải viên phân tích, thuyết phục giúp các bên đạt được thỏa thuận trên
cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung các vụ việc hòa giải viên vào sổ
theo dõi hoạt động hoạt động hòa giải viên ở cơ sở.
PHẦN II: THỰC TIỄN TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP.
1. Đặc điểm của cơ sở thực tập.
1.1. Tên, địa chỉ của cơ sở.
1.2. Lịch sử ra đời, quá trình phát triển của Ủy ban nhân dân xã Nà
Bủng:
- Căn cứ công văn số 4315 VPCP Điện Biên ngày 04 tháng 08 năm 2006 của
Văn phòng Chính phủ về việc thủ tướng chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Chủ
nhiệm Uỷ ban dân tộc ra Quyết định công nhận các xã, Huyện, Tỉnh miền núi vùng
cao.
- Căn cứ Quyết định số 172 QĐ-UBDT ngày 07 tháng 07 năm 2006 về việc
công nhận các xã vùng cao.
- Căn cứ Quyết định số 75 QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2006 phê duyệt
đề án quy hoạch các đơn vị hành chính cấp Huyện, xã, tỉnh Điện Biên đến năm
2020.

* Điều kiện tự nhiên:
Xã Nà Bủng có tổng diện tích tự nhiên là 7.800,12ha, trong đó:
+ Đất xây dựng cơ bản là: 2,14ha.
+ Đất xây nông nghiệp là: 6.957,96ha.
+ Đất xâylâm nghiệp là: 5208,29 ha.
+ Đất khác là: 760,46ha
- Xã Nà Bủng có 4 dân tộc anh em sinh sống với nhau trong đó:
+ Dân tộc Mông chiếm 98%.
+ Dân tộc Thái chiếm o,6 %.
+ Dân tộc Kinh chiếm 1,2%.
Sùng A Pủa

23

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Dân tộc Mường chiếm 0,36%

Chuyên ngành: Pháp luật

- Vị trí tiếp giáp của xã: xã Nà Bủng là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Nậm
Pồ có ranh giới với các xã bạn.
+ Phía đông Bắc giáp xã Nậm Nhừ.
+ Phía đông Nam giáp Nước CHDCND Lào.
+ Phía đông giáp với xã Vàng Đán.
+ Phía Tây Nam giáp với Nước CHDCND Lào.
Xã Nà Bủng có 8/8 bản gồm. Nà Bủng 1, Nà Bủng 2, Nà Bủng 3, Ngài Thầu
1, Ngài Thầu 2, Nậm Tắt, Pá Kha, Bản Nương.

1.3. Quy mô của cơ sở.
*Cơ cấu bộ máy quản lý:
- Bộ máy quản lý của xã gồm: ban chấp hành Đảng ủy với 14 đồng chí trong
đó có 01 đồng chí Bí thư, 02 đồng chí phó bí thư, 04 ủy viên thường vụ Đảng ủy.
- Hội đồng nhân dẫn xã gồm 18 đại biểu trong đó có 01 chủ tịch HĐND, 01
phó chủ tịch HĐND xã.
- UBMTTQ và các tổ chức toàn thể trực thuộc Đảng ủy xã. UBND xã gồm 03
thành viên trong đó có 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch.

Sùng A Pủa

24

Lớp: K27C3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành: Pháp luật
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ XÃ NÀ BỦNG:

Đảng ủy

Khối
HĐND

đoàn thể

MTTQ

HND


HPN

ĐTN

UBND


pháp
hộ
tịch

Văn
phòng
thống


Sùng A Pủa

Địa
chính
xây
dựng

Chỉ
huy
quân
sự

Văn

hóa xã
hội

25

Tài
chính
kế
toán

Trưởng
công an


Lớp: K27C3

HCCB


×