Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

giáo trình miễn dịch học cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.57 KB, 22 trang )

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

1

Chương 1

KHÁI NIỆM VỀ MIỄN DỊCH HỌC
I. Mở đầu
Sinh vật ở trong môi trường sống buộc phải trao đổi tích cực với môi trường để tồn tại,
phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết tuy nhiên nó cũng thường xuyên mang lại
các nguy cơ có hại cho sinh vật bởi vì môi trường sống luôn chứa đầy những tác nhân gây
bệnh, đặc biệt là các tác nhân vi sinh vật. Để thóat khỏi các nguy cơ này, trong quá trình tiến
hóa sinh vật đã hình thành và hoàn thiện dần các hệ thống-chức năng để bảo vệ cho chính
mình, một trong các hệ thống đó là hệ thống miễn dịch. Miễn dịch học là môn học nghiên cứu
những hoạt động sinh lý cũng như bệnh lý của hệ thống miễn dịch.
Hệ thống miễn dịch có thể chia làm hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (MDKĐH) và
hệ thống miễn dịch miễn dịch đặc hiệu (MDĐH). Thuật ngữ miễn dịch không đặc hiệu còn có
các tên gọi khác như miễn dịch tự nhiên, miễn dịch bẩm sinh. Thuật ngữ miễn dịch đặc hiệu
cũng có các tên gọi khác như miễn dịch thu được, miễn dịch thích nghi.
Trong lịch sử tiến hóa của hệ miễn dịch, các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu đươc
hình thành rất sớm và phát triển đến lớp động vật có xương sống thì các đáp ứng miễn dịch
đặc hiệu mới được hình thành. Để thực hiện được chức năng bảo vệ cho cơ thể, hai loại đáp
ứng miễn dịch trên đã hợp tác, bổ túc, khuyếch đại và điều hòa hiệu quả của đáp ứng miễn
dịch.

II. Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu
Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại sự
xâm nhập của vi sinh vật và các yếu tố lạ khác. Chúng bao gồm các thành phần không chuyên
biệt (còn một số chức năng khác) và chuyên biệt thực hiện chức năng miễn dịch.
1. Các cơ chế không chuyên biệt tham gia vào đáp ứng MDKDH
1.1. Cơ chế cơ học


Sự nguyên vẹn của da niêm mạc là hàng rào bảo vệ, ngăn chận sự xâm nhập của vi sinh
vật. Mọi sự tổn thương như trong bỏng, rách da hoặc các thủ thuật tiêm truyền đều làm tăng
nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra còn có các hoạt động cơ học của lớp tiêm mao nhầy của hệ
thống đường hô hấp trên nhằm loại bỏ và tống khứ các vi khuẩn, chất thải ra ngoài. Các phản
xạ ho, hắt hơi cũng cho kết quả như vậy. Sự lưu thông và nhu động của đường tiêu hóa,
đường tiết niệu, đường mật ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn.
1.2. Cơ chế hóa học
Trong các dịch tiết tự nhiên có chứa các hóa chất có tác dụng diệt khuẩn không chuyên
biệt. Ví dụ các axit béo trong tuyến bã, độ pH thấp của dịch âm đạo hạn chế sự tăng trưởng
của vi khuẩn. Độ toan cao trong dịch vị có khả năng loại bỏ hầu hết các vi khuẩn.
1.3. Cơ chế sinh học
Trên bề mặt da, đường tiêu hóa thường xuyên có mặt các vi khuẩn cộng sinh không gây
bệnh. Các vi khuẩn này ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh
tranh chất dinh dưỡng, tiết ra các chất kềm khuẩn như colicin đối với vi khuẩn đường ruột.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

2

Bảng 1.1. Hệ thống đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (không chuyên biệt)

2. Các cơ chế chuyên biệt tham gia vào đáp ứng MDKDH
2.1. Các thành phần dịch thể
2.1.1. Lysozym
Là enzym có trong nước mắt, nước bọt, nước mũi, da (trong huyết thanh hàm lượng rất
thấp). Lysozym có khả năng cắt cầu nối phân tử của màng vi khuẩn, do đó có khả năng làm ly
giải một số vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn gram âm nhờ có vỏ bọc ở ngoài là

peptidoglican nên không bị ly giải trực tiếp. Tuy nhiên khi vỏ ngoài bị thủng do tác dụng của
bổ thể thì lysozym sẽ hiệp lực tấn công màng vi khuẩn.
2.1.2. Các protein viêm
Là các protein được tạo ra trong pha cấp của phản ứng viêm như CRP (C-Reactive
Protein, α1 antitrypsin, α1antichymotrypsin, haptoglobin). Trong đó CRP được sản xuất sớm
nhất và có thể tăng gấp 100 lần so với bình thường. Vì vậy trong lâm sàng sử dụng định lượng
CRP huyết thanh để chẩn đoán và theo dõi viêm nói chung.
2.1.3. Interferon (IFN)
Là một nhóm các polypeptid được sản xuất do các tế bào nhiễm vi rut tiết ra (Interferon
-α và β) hay do các tế bào lympho T hoạt hóa (Interferon-γ). Các interferon có nhiều hoạt tính
sinh học như cản trở sự xâm nhập và sự nhân lên của vi rut, kềm hảm sự tăng sinh của của
một số tổ chức u, có khả năng hoạt hóa các đại thực bào và tăng biểu lộ các kháng nguyên hòa
hợp mô giúp cho quá trình nhận diện kháng nguyên của tế bào lympho T. Các hoạt tính này
không có tính đặc hiệu với kháng nguyên, có thể xảy ra với tất cả loại vi rut nên interferon
được xếp vào hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.
2.1.4. Bổ thể (complement, C)
Hệ thống bổ thể bao gồm khoảng 25 loại protein huyết thanh tham gia vào cơ chế đề
kháng tự nhiên của cơ thể và cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Trong huyết thanh bổ thể được
sản xuất ở dưới dạng không hoạt động và có hai con đường hoạt hóa bổ thể:
- Con đường cổ điển: bắt đầu từ C1q và khởi động bởi phức hợp kháng nguyên và
kháng thể (KN-KT), trong đó kháng thể thuộc loại IgG hoặc IgM.
- Con đường tắt: không phụ thuộc vào cơ chế miễn dịch đặc hiệu (không cần có sự hiện
diện của kháng thể và khởi động từ C3). Các vi sinh vật và nhiều chất khác có thể lại hoạt hóa
bổ thể theo con đường tắt như trực khuẩn Gram (+) hay gr (-), vi rut Dengue (sốt xuất huyết,
nấm, ký sinh trùng, và một số chất khác như polysaccharid vi khuẩn (vi khuẩn lao, phế cầu).

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


3

2.2. Các thành phần tế bào
2.2.1. Các bạch cầu hạt
Chiếm đa số trong bạch cầu máu ngoại vi (60-70%), có đời sống ngắn (3-4 ngày). Trong
nhóm này bạch cầu hạt trung tính chiếm đa số và tham gia tích cực vào phản ứng viêm, chúng
có khả năng thực bào và trong bào tương có các hạt chứa nhiều enzym tiêu đạm, enzym thủy
phân như myeloperoxydase, elastase, cathepsin G, hydrolase, lactoferin, collagenase,
lysozym. Các bạch cầu ái toan có vai trò trong đề kháng đối với ký sinh trùng, phản ứng dị
ứng tại chổ. Các bạch cầu ái kiềm có vai trò tương tự như tế bào mast do trên bề mặt tế bào có
các thụ thể đối với mảnh Fc của kháng thể IgE (FcεR). Các tế bào được hoạt hóa khi có hiện
tượng bắt cầu (liên kết chéo) giữa các IgE và kháng nguyên đặc hiệu giải phóng và tổng hợp
các hoạt chất trung gian như histamin, serotonin, leucotrien.
2.2.2. Bạch cầu đơn nhân
Các tế bào này có nguồn gốc từ tủy xương lưu hành trong hệ tuần hoàn, nhưng khi xâm
nhập vào các tổ chức thì biệt hóa thành các đại thực bào với các tên gọi khác nhau như tế bào
Kupffer, tế bào bạch tuộc, tế bào xòe ngón tay. Chúng có khả năng thực bào rất mạnh nên có
vai trò trong dọn dẹp các vật lạ, các tổ chức bị phá hủy, tế bào già cổi.
Khả năng thực bào của các bạch cầu hạt trung tính , bạch cầu đơn nhân / thực bào phụ
thuộc vào sự liên kết giữa vi sinh vật đối với các thụ thể bề mặt của tế bào như thụ thể đối với
C3b.
Mỗi khi vi sinh vật được nhập nội bào trong các túi, tiếp theo là sự hòa màng với các
thể tiêu bào. Quá trình diệt khuẩn xảy ra theo hai phương thức phụ thuộc oxy hoặc không phụ
thuộc oxy tạo ra các sản phẩm như: O2-, H2O2, OCl-, OH- và 1O2, lysozym, lactoferin,
cathepsin G, enzym tiêu đạm.
Ngoài ra các tế bào đơn nhân/đại thực bào còn tham gia chủ động đáp ứng miễn dịch
đặc hiệu bằng cách biệt hóa thành các tế bào có chức năng trình diện KN cho các tế bào
lympho T và tiết ra các cytokin (IL1, TNF,...) mở đầu cho đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
2.2.3. Tế bào NK (natural killer cells)

Có mặt trong tuần hoàn ngoại vi và có tỷ lệ từ 5-15% các tế bào lympho. Về hình thái
thì nó giống tế bào lympho nhưng có những hạt lớn trong bào tương, tế bào NK không có các
dấu ấn (marker) bề mặt của tế bào lympho T và tế bào lympho B. Tế bào NK có khả năng diệt
các tế bào ung thư, tế bào nhiễm vi rut mà không cần được mẫn cảm trước và không bị giới
hạn bởi phức hợp hòa hợp mô (không có tính đặc hiệu).

III. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu
1. Các thuộc tính cơ bản của MDĐH
1.1. Tính đặc hiệu
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có nghĩa là các kháng thể hay các tế bào lympho T hiệu
quả chỉ có thể gắn với kháng nguyên hay chính xác là các quyết định kháng nguyên đã được
tiếp xúc trước đó. Ví dụ: nếu ta tiêm chủng phòng bệnh uốn ván thì hoạt tính miễn dịch chỉ
bảo vệ cho cơ thể chống lại bệnh uốn ván mà thôi.
1.2. Tính phân biệt cấu trúc bản thân và cấu trúc lạ
Bình thường hệ thống miễn dịch không tạo ra đáp ứng miễn dịch gây tổn thương cho
các cấu trúc bản thân trong khi chúng lại có khả năng thải loại các cấu trúc ngoại lai từ cá thể
khác (không cùng thuộc tính di truyền).

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

4

1.3. Trí nhớ miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch được tạo ra khi tiếp xúc với kháng nguyên lần thứ nhất khác với đáp
ứng miễn dịch khi tiếp xúc với chính kháng nguyên đó lần thứ hai được gọi là đáp ứng thứ
phát : đáp ứng miễn dịch thứ phát xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn và có thể chuyển thụ động
bằng cách truyền các tế bào lympho mẫn cảm.

2. Các yếu tố dịch thể tham gia đáp ứng MDĐH
Kháng thể là yếu tố dịch thể tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và có hai dạng:
- Dạng lưu hành tự do trong dịch thể có khả năng kết hợp với các kháng nguyên
(QĐKN) hoà tan đặc hiệu để dẫn đến các thay đổi sinh học.
- Dạng biểu lộ trên bề mặt các tế bào lympho B, có vai trò là thụ thể kháng nguyên của
tế bào B còn được gọi là các globulin bề mặt (sIg).
Về bản chất, kháng thể là một globulin và chúng có những đặc điểm cấu trúc để thực
hiện được chức năng miễn dịch nên được gọi là globulin miễn dịch (immunoglobulin). Căn cứ
vào sự di chuyển trên điện trường người ta còn gọi chúng với tên chung là globulin gamma,
tuy nhiên thực tế còn có các lớp di chuyển trên điện trường thuộc cả khu vực globulin α và β.
Các globulin miễn dịch có khả năng nhận dạng rất nhiều quyết định kháng nguyên khác nhau.
Khi kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu, kháng thể có khả năng hoạt hóa bổ thể và khi bổ thể
được hoạt hóa sẽ dẫn đến nhiều hoạt tính sinh học khác như hiện tượng opsonin hóa tạo điều
kiện dễ cho thực bào, ly giải tế bào đích, trung hòa các độc tố của vi khuẩn, gây độc tế bào
phụ thuộc kháng thể (ADCC).
3. Các thành phần tế bào tham gia đáp ứng MDĐH
Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chủ yếu là các tế bào lympho có nguồn
gốc từ tế bào mầm trong tủy xương, sau đó biệt hóa theo hai con đường khác nhau để tạo nên
hai quần thể lympho có chức năng khác nhau: tế bào lympho T và tế bào lympho B. Tế bào
lympho T biệt hóa ở tuyến ức, chịu trách nhiệm về đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
trong khi tế bào lympho B biệt hóa trong túi Fabricius ở loài chim và trong tủy xương ở các
động vật cấp cao khác, khi các thụ thể bề mặt tế bào lympho B kết hợp với các kháng nguyên
đặc hiệu và cùng với các tín hiệu khác sẽ làm cho tế bào lympho B tăng sinh rồi biệt hóa
thành các tương bào để sản xuất ra kháng thể có tính đặc hiệu tương ứng. Ngoài ra để thực
hiện được chức năng miễn dịch đặc hiệu còn có các tế bào khác cùng tham gia vào như tế bào
trình diện kháng nguyên, dưỡng bào, bạch cầu hạt trung tính..v..v..
4. Các phương thức đáp ứng MDĐH
Cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được thể hiện hoặc bằng cách tạo ra các kháng thể
hoặc qua trung gian của các tế bào lympho T hoặc cả hai. Phương thức đáp ứng kiểu nào tùy
thuộc bản chất và vị trí xâm nhập của kháng nguyên.

4.1. Miễn dịch dịch thể
Các kháng thể có thể bất động các vi sinh vật, ngăn cản khả năng dính của vi sinh vật
với các thụ thể trên bề mặt của tế bào thực bào, trung hòa độc tố, hoạt hóa bổ thể làm ly giải
tế bào đích, hiện tượng opsonin hóa làm dễ cho sự thực bào. Kháng thể được tạo ra bởi các
tương bào do sự biệt hóa và tăng sinh dòng tế bào lympho B được kích thích bởi các kháng
nguyên. Sự tương tác giữa kháng nguyên và tế bào lympho B có thể xảy ra bởi hai cơ chế:
phụ thuộc tế bào lympho T hoặc không phụ thuộc tế bào lympho T.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

5

Hình 1.1. Cơ chế hoạt động của globulin miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh

4.1.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể không phụ thuộc tế bào lympho T
Đáp ứng này được quyết định bởi cấu trúc của kháng nguyên, đặc biệt là các phân tử có
cấu trúc trùng lập với các quyết định kháng nguyên lập lại, ví dụ nhiễm trùng Streptococcus
pneumoniae. Do tính chất cấu trúc như vậy sẽ làm cho các tế bào thực bào nhận diện dễ dàng
các quyết định kháng nguyên và tạo nên những liên kết chéo, kích thích sự hoạt hóa tế bào
lympho B biệt hóa thành tương bào sản xuất kháng thể . Như vậy sự hoạt hóa tế bào B lúc
khởi đầu là không phụ thuộc tế bào lympho T, kháng thể tạo ra chủ yếu là IgM và không có
trí nhớ miễn dịch và đáp ứng miễn dịch không bền vững.
4.1.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể phụ thuộc tế bào lympho T
Đáp ứng này có vai trò rất lớn trong miễn dịch chống nhiễm trùng có độc tố, ví dụ bệnh
bạch hầu và uốn ván. Khi kháng nguyên kết hợp với các thụ thể bề mặt tế bào, sẽ được nhập
nội bào trong các túi thực bào (phagosome). Ở đây kháng nguyên sẽ phân cắt thành các peptid
bởi các enzym tế bào. Sau đó các peptid sẽ được vận chuyển đến bề mặt tế bào cùng với phân

tử hòa hợp mô chủ yếu bậc II, gọi tắt là MHC bậc II. Phân tử MHC trình diện peptid kháng
nguyên với thụ thể đặc hiệu của tế bào lymphoTCD4+ (tế bàoTh2) gọi tắt là TCR (T cell
receptor).

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

6

Hình 1.2. Các hình thức đáp ứng miễn dịch dịch thể

4.2. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có thể thực hiện qua hai cơ chế: (1) liên quan
đến tế bào lympho TCD4+ ( tế bào Th1 ) nhận diện kháng nguyên do phân tử MHC bậc II
trình diện trên bề mặt các đại thực bào, (2) liên quan đến tế bào lympho TCD8+( tế bào T độc
tay gọi tắt là tế bào Tc), nhận diện kháng nguyên do phân tử MHC bậc I trình diện trên các tế
bào có nhân .
4.2.1. Vi sinh vật gắn túi thực bào (đáp ứng của tế bào lympho TCD4+)
Khi các vi khuẩn lao, vi khuẩn hủi xâm nhập vào cơ thể, vi sinh vật lập tức được thực
bào. Trong tế bào các vi khuẩn phát triển các cơ chế ngăn cản sự phá hủy của đại thực bào ví
dụ sản xuất fibronectin, các enzym khử con đường diệt khuẩn cần oxy, ngăn cản hòa màng
với các thể tiêu bào. Các vi khuẩn nhân lên trong các túi nội bào và sản xuất các peptid , các
peptid sẽ được vận chuyển đén màng và được phân tử MHC bậc II trình diện với tế bào Th1.
Tế bào Th1 sản xuất IL-2, IFN-γ, TNF (tumour necrosis factor) tác động trở lại đại thực bào,
riêng IFN-γ và TNF-α hiệp đồng tác động trên hai con đường diệt khuẩn của đại thực bào
(phụ thuộc oxy và không phụ thuộc oxy). TNF-α có vai trò tạo u hạt, yếu tố hóa hướng động
các bạch cầu và bộc lộ các yếu tố dính trên bề mặt các tế bào nội mạc giúp các bạch cầu
xuyện mach.


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

7

Hình 1.3. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đối với mycobacterium

4.2.2. Kháng nguyên vi sinh vật tự do trong bào tương (đáp ứng của tế bào TCD8+)
Phổ biến nhất là các kháng nguyên vi rut, mặc dầu một số vi khuẩn như Listeria
monocytogenes có thể thoát khỏi các túi nội bào vào bào tương. Các vi rut vào tế bào bằng
cách gắn vào các thụ thể đặc hiệu, ví dụ thụ thể CD21 đối với virut Epstein- Barr, thụ thể
CD4 đối với phân tử gp120 của HIV,... Vị trí phân bố các thụ thể là một trong các yếu tố
quyết định ái tính tổ chức của vi sinh vật. Ví dụ : các vi rut bệnh dại gắn với thụ thể
acetylcholin có ở các tiếp hợp thần kinh, do đó có khả năng truyền mầm bệnh đến thần kinh
trung ương. Một khi đã vào tế bào , các virut sao chép và dịch mã, các protein của vi rut đổ
vào bào tương và vận chuyển đến hệ lưới nội mô thô , sau đó chúng được vận chuyển cùng
phân tử MHC bậc I đến màng tế bào trong những cái túi. Phức hợp peptid KN-MHC được
nhận diện bởi các thụ thể đặc hiệu với kháng nguyên có trên tế bào lympho TCD8+ (Tc),
những tế bào này có khả năng tiêu diệt tế bào đích bằng các enzym từ tế bào lympho Tc đổ
vào tế bào đích và gây chết tế bào (apoptosis). Ngoài ra còn có cơ chế thứ hai thông qua các
cytokin TNF-α, IFN-γ do tế bào lympho Tc tiết ra sẽ điều biến sự tổng hợp protein ở tế bào
đích gây chết tế bào.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


8

Hình 1.4. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đối với các vi rút

IV. Ứng dụng gây miễn dịch để phòng ngừa nhiễm trùng
Ngăn ngừa bệnh bằng cơ chế miễn dịch đã chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh nhiễm trùng
hoặc khả năng miễn dịch của lịch sử loài người, ví dụ dùng vảy đậu mùa để ngửi nhằm ngăn
ngừa bệnh đậu mùa đã được nhắc đến từ 590 năm trước công nguyên tại Trung Quốc.
Ngày ra đời của ngành miễn dịch học đánh dấu bởi sự thành công của Edward Jenner
trong chủng ngừa đậu mùa (1798) và gần một thế kỷ sau, người ta hiểu biết về vấn đề chủng
ngừa nhờ những thành công của L. Pasteur. Thời kỳ đáng ghi nhớ cho việc gây miễn dịch ở
người là năm 1885. Cậu bé Joseph Meister đã được tiêm vắc xin chống bệnh chó dại lần đầu
tiên.
1. Miễn dịch chủ động
Miễn dịch chủ động đặt căn bản trên cơ chế miễn dịch tương ứng với sự đề kháng với
tác nhân vi sinh vật, có thể thực hiện được mà không có nguy cơ gây nhiễm trùng cho vật chủ.
Mức độ đáp ứng có được phụ thuộc vào miễn dịch tự nhiên đối với bệnh. Ví dụ các kháng thể
lưu hành trong máu trực tiếp đối với phế cầu khuẩn sẽ ngăn cản khả năng nhiễm bệnh nặng do
chúng làm cho vi khuẩn nhạy cảm hơn với các cơ chế thực bào. Kích thích đáp ứng miễn dịch
có thể thực hiện với polysacarid vách tế bào vi khuẩn mà không cần gây nhiễm với phế cầu
khuẩn thực sự.
Khi được gây mẫn cảm với kháng nguyên, cơ thể sẽ khởi động một loạt đáp ứng ở
mức tế bào và dịch thể, điển hình với những tính chất: đặc hiệu, đa dạng, hiệu ứng phân tử và
có trí nhớ miễn dịch

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


9

2. Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động do sử dụng kháng thể đặc hiệu. Thực tế thường dùng điều trị các
bệnh gây ra bởi độc tố như uốn ván, kháng thể chống nọc độc của rắn. Miễn dịch thụ động
thường ngắn do kháng thể bị giáng hoá trong khi đáp ứng miễn dịch chủ động không được tạo
ra, không có trí nhớ miễn dịch nên vật chủ không được bảo vệ trong lần nhiễm sau. Miễn dịch
thụ động xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do kháng thể thuộc lớp IgG của mẹ truyền qua nhau thai đủ
cung cấp tạm thời khả năng bảo vệ đối với nhiễm trùng trong thời kỳ đầu sau sinh. Một khi
kháng thể của mẹ giáng hoá thì đứa trẻ sẽ nhạy cảm nhiễm trùng trừ khi nó phát triển được
đáp ứng miễn dịch chủ động.
Miễn dịch thụ động sử dụng globulin miễn dịch người, huyết thanh động vật hoặc
huyết tương và các chế phẩm của chúng. Cần quan tâm đến các phản ứng phản vệ, bệnh huyết
thanh, nhiễm trùng kèm theo như nhiễm vi rut viêm gan B..v..v..
3. Nguyên tắc kháng nguyên của một số loại vắc xin
3.1. Vắc xin vi rut và vi khuẩn bất hoạt hoặc giảm độc lực
Các vắc xin vi khuẩn giảm độc lực như lao, các chúng vô hại Salmonnella typhi,
Vibrio cholerae, Bordetella pertussis. Vắc xin này thường có hiệu quả hạn chế và thời gian
miễn dịch ngắn. Các vắc xin vi rut giảm độc lực có vẻ hiệu quả hơn, ngưòi ta chiết xuất vi rut
giảm hoạt từ môi trường nuôi cấy chuyển tế bào nhiều lần như bại liệt, sởi, sốt vàng. Các vắc
xin vi rut bất hoạt như cúm, chó dại và viêm não Nhật bản B. Các vắc xin vi rut thường cho
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu lâu dài, có thể cho trẻ có khả năng bảo vệ suốt đời .
3.2. Vắc xin tinh khiết
Sử dụng kháng nguyên tinh khiết để ngăn ngừa bệnh gây ra do độc tố vi khuẩn. Ví dụ
giải độc tố (toxoide) vô hại mà không làm mất tính kháng nguyên, dùng trong vacxin bạch
hầu và uốn ván. Sử dụng kháng nguyên polysacarid của phế cầu khuẩn, tuy nhiên polysacarid
không đủ kích thích tạo ra các tế bào có trí nhớ miễn dịch. Vắc xin viêm gan vi rut B sử dụng
các peptid kháng nguyên vỏ bằng phương pháp tái tổ hợp gen bằng công nghệ sinh học.
3.3. Vắc xin tổng hợp

Dựa trên sự tổng hợp những đồng phân (polymer) chuổi thẳng hoặc nhánh (3-10 axit
amin) dựa trên cấu trúc đã biết của kháng nguyên vi sinh vật. Tuy nhiên bản thân peptid tổng
hợp thường sinh miễn dịch yếu do đó phải gắn với protein để kích thích đáp ứng miễn dịch .
3.4. Vắc xin vec tơ vi rut sống
Người ta đưa gen mã hoá kháng nguyên vi rut gây bệnh vào cơ thể vật chủ thông qua
một vi rut khác lành tính. Như vậy vi rut được sử dụng như nguồn kháng nguyên trong cá
nhân đó. Tiêm vắc xin vi rut này vào trong nhiều loài vật đã gây được đáp ứng miễn dịch dịch
thể lẫn tế bào đối với kháng nguyên do gen lạ sản xuất, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được
thử nghiệm ở người bởi vì sự an toàn nhưng triển vọng của nó thì không còn bàn cải.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

10


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 10

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ TẾ BÀO CỦA HỆ MIỄN DỊCH
I. Tổ chức lympho
Tổ chức lympho gồm có các tế bào lympho, tế bào biểu mô và các tế bào đệm được
phân bổ vào một tổ chức độc lập có nang bao bọc hoặc được phân bổ dưới dạng một tổ chức

lympho lan tỏa không có nang bao bọc.
Các tổ chức lympho chứa các tế bào lympho ở các giai đoạn phát triển khác nhau được
phân loại thành:
- Tổ chức lympho sơ cấp (trung ương): gồm tuyến ức, túi Fabricius (ở loài lông vũ) hoặc
tủy xương (ở động vật có vú).
- Tổ chức lympho thứ cấp (ngoại vi): gồm lách, hạch bạch huyết và tổ chức lympho liên
kết với niêm mạc.
1. Tổ chức lympho sơ cấp
Tổ chức lympho sơ cấp là nơi mà quá trình biệt hóa của các tế bào lympho không cần sự
kích thích của kháng nguyên.
Tất cả các tế bào của hệ miễn dịch đều được sinh ra trong tủy xương từ các tế bào mầm
(stem cells). Một quần thể các tế bào mầm tiền thân của tế bào lympho T (pre-T cells) sẽ rời
tủy theo đường máu đến một tổ chức có hai thùy ở dưới cổ, đó là Tuyến ức, tại đây chúng tiếp
tục biệt hóa thành các tế bào lympho T trưởng thành (mature T cells).
Một quần thể các tế bào mầm khác tiền thân của tế bào lympho B (pre-B cells) sẽ đi đến
túi Fabricius hay tiếp tục ở lại tủy xương để biệt hóa thành các tế bào lympho B trưởng thành
(mature B cells).
Như vậy, tuyến ức và túi Fabricius (hoặc tủy xương) là những tổ chức lympho sơ cấp mà
ở đó các tế bào lympho đến cư trú đầu tiên và khi rời khỏi nơi ấy, chúng đã thu được những
yếu tố di truyền quan trọng cho phép chúng nhận biết được các kháng nguyên tự thân để dung
nạp và nhận biết các kháng nguyên lạ để loại bỏ.
Có thể nói tổ chức lympho sơ cấp như một loại trường học dành riêng để huấn luyện các
tế bào lympho. Chính ở tại tủy xương mà các tế bào lympho B có được các Ig
(Immunoglobulin) đầu tiên và cũng chính ở tại tuyến ức mà các tế bào lympho T có được các
chất tiếp nhận kháng nguyên (T cell receptor,TCR) đầu tiên xuất hiện trên màng tế bào.
1.1. Tuyến ức (Thymus)
1.1.1. Cấu trúc
Trong quá trình phát triển của cá thể, tuyến ức là tổ chức lympho được hình thành sớm
nhất vào khoảng tuần lễ thứ 6 của thai kỳ, đạt tỷ lệ lớn nhất vào thời sơ sinh và bắt đầu thoái
triển vào tuổi dậy thì nhưng không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Về cấu trúc thì tuyến ức ở động vật có vú là một tổ chức lympho biểu mô, nằm trong
lồng ngực ở phía trước tim và các mạch máu lớn, phân làm 2 thùy, mỗi thùy lại phân làm nhiều
tiểu thùy ngăn cách với nhau bởi một bè tổ chức liên kết.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 11

Về phương diện mô học, tuyến ức được chia thành 2 vùng: vùng vỏ và vùng tủy. Các tế
bào biểu mô của tuyến nối với nhau thành một mạng lưới, thưa thớt ở vùng vỏ nhưng lại dày
đặc ở vùng tủy mà có lẽ chúng có chức năng trong quá trình biệt hóa của các tế bào lympho.
Ngoài ra trên mạng lưới tế bào biểu mô còn có các tế bào dạng bạch tuộc (interdigitating cells)
mang nhiều phân tử MHCII mà người ta cho rằng chúng cần thiết cho các tế bào lympho
trong việc học để nhận biết kháng nguyên tự thân. Trong vùng tủy cũng thấy các tiểu thể
Hassal, chức năng chưa được biết, có thể đóî là nơi chứa các tế bào biểu mô bị thoái hóa.
Các tế bào lympho khi chưa rời khỏi tuyến ức thì được gọi chung là các tế bào tuyến ức
(thymocytes) có sự phân bổ khá khác biệt. Ở vùng vỏ, các tế bào tuyến ức phân bổ dày đặc với
rất nhiều hình ảnh phân chia (ước lượng sự phân chia cao gấp 7 lần hơn các nơi khác). Ở vùng
tủy, tế bào tuyến ức thưa thớt hơn và có kích thước nhỏ, đây chính là các tế bào lympho T đã
trưởng thành chuẩn bị rời tuyến ức để đi vào tuần hoàn đến cư trú tại các tổ chức lympho thứ
cấp.
1.1.2. Chức năng
Thử nghiệm của Miller cắt bỏ tuyến ức ở chuột nhắt sơ sinh nhận thấy chuột con có các
biểu hiện như mất khả năng thải loại mảnh ghép, giảm rõ rệt đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể
đối với một số lớn kháng nguyên (kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức), giảm số lượng tế bào
lympho T trong máu và trong các tổ chức lympho thứ cấp. Sau khi nuôi từ 2 đến 3 tháng,
chuột không lớn, lông xù, ỉa chảy kéo dài,... gọi là mắc bệnh còi (wasting disease).

Như vậy rõ ràng tuyến ức là trường học để đào tạo và huấn luyện các tế bào tuyến ức
non trẻ trở thành các tế bào lympho T trưởng thành đảm nhiệm nhiều chức năng chuyên biệt,
đặc biệt là chúng chịu trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (cell
mediated immunity) và điều hòa đáp ứng miễn dịch.
1.2. Túi Fabricius (Bursa Fabricius)
1.2.1. Cấu trúc
Túi Fabricius chỉ thấy ở loài lông vũ, đây cũng là một tổ chức dạng lympho biểu mô
được hình thành sớm nhưng cũng thoái triển sớm. Khởi đầu, nó là một cái túi lòng hẹp, thông
với ổ nhớp (cloaca), niêm mạc cơ và thanh mạc tiếp liền với các thành phần tương ứng của
đường tiêu hóa nhưng các liên bào ở đây không có các tế bào tiết nhầy. Túi nầy sinh ra các
chồi là các nang lympho biểu mô cũng chia làm 2 vùng:
+ Vùng tủy gồm các liên bào là các tế bào lưới, đại thực bào và các tế bào lympho non
đang phân chia.
+ Vùng vỏ, ngoài liên bào là các tế bào lympho B trưởng thành và một số tương bào
(plasmocyte).
Động vật có vú, không có túi Fabricius nhưng thay vào đó là có những đám tế bào tạo
máu ở trong gan phôi hoặc ở trong tủy xương của độüng vậût trưởng thành, chính các tế nào
nầy sẽ phát triển thành các tế bào lympho B. Vậy tủy xương là tổ chức tương đương với túi
Fabricius về mặt chức năng.
1.2.2. Chức năng
Nếu cắt bỏ túi Fabricius ở phôi gà trước ngày thứ 17 thì thấy: gà không có khả năng đáp
ứng tạo kháng thể, trong máu không có các globulin miễn dịch, vùng cư trú dành cho tế bào
lympho B trong các tổ chức lympho thứ cấp thưa thớt, không có các nang lympho và không
thấy xuất hiện các trung tâm mầm.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


. 12

Như vậy rõ ràng túi Fabricius và tủy xương là nơi biệt hóa và trưởng thành của dòng tế
bào lympho B là các tế bào có tiềm năng sinh kháng thể, chịu trách nhiệm chính trong đáp ứng
miễn dịch dịch thể.
2. Tổ chức lympho thứ cấp
Lách, hạch bạch huyết, tổ chức lympho niêm mạc,... cấu thành tổ chức lympho thứ cấp.
Nơi sinh sống của các tế bào lympho đã trưởng thành đến từ các tổ chức lympho sơ cấp và là
nơi gặp gỡ với các đại thực bào. Chính trong những tổ chức lympho thứ cấp nầy mà các đáp
ứng miễn dịch được thực hiện.
2.1. Hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết ở người thường có hình hạt đậu, phía lõm gọi là rốn hạch nơi các mạch
máu đến và đi. Nếu bổ dọc một hạch bạch huyết ta thấy hạch được bao bọc bởi một bao
collagen có các nhánh ăn sâu vào nhu mô hạch và có thể phân biệt làm 3 vùng:
- Vùng vỏ: Là vùng tế bào lympho B còn gọi là vùng không phụ thuộc tuyến ức. Ở đây
các tế bào lympho bố trí sát nhau tạo ra các nang lympho sơ cấp. Khi có kháng nguyên kích
thích, các nang sơ cấp phát triển rộng xuất hiện các nang thứ cấp.
- Vùng cận vỏ: Là vùng tế bào lympho T còn gọi là vùng phụ thuộc tuyến ức. Nếu một
nơi nào đó trên da bị kháng nguyên xâm nhập thì sẽ có sự tăng sinh của các tế bào lympho T
tại vùng cận vỏ nầy, ngược lại khi cắt bỏ tuyến ức hoặc khi tuyến ức bị teo thì vùng cận vỏ
chứa rất ít tế bào.
- Vùng tủy: Có nhiều xoang bạch mạch, tổ chức liên kết và một ít lympho xâm nhập từ
vùng cận vỏ vào.
Hạch bạch huyết là một tổ chức lympho thứ cấp, có trách nhiệm thanh lọc kháng nguyên
khi chúng xâm nhập vào cơ thể bằng đường bạch huyết (chủ yếu qua da). Do vậy, hạch thường
nằm tại nơi phân nhánh của các bó mạch bạch huyết.
2.2. Lách
Lách không chỉ là một tổ chức lympho thứ cấp mà còn là cơ quan tạo máu trong thời kỳ
bào thai và cả lúc trưởng thành ở một số động vật .
Lách cũng được bao bọc bởi một bao collagen và khi cắt dọc thấy 2 vùng:

- Vùng tủy đỏ: Là nơi phá hủy các hồng cầu già
- Vùng tủy trắng: Là nơi tập trung các tế bào lympho gồm 2 vùng nhỏ:
+ Vùng tập trung tế bào lympho T là vùng chung quanh tiểu động mạch lách, còn gọi la
ìvùng phụ thuộc tuyến ức của lách.
+ Vùng tập trung tế bào lympho B tạo thành các nang lympho là vùng cũng trong tủy
trắng nhưng không bao quanh động mạch, còn gọi là vùng không phụ thuộc tuyến ức của
lách. Khi có kháng nguyên kích thích, các nang lympho sơ cấp sẽ phát triển thành các nang thứ
cấp chứa các tế bào lympho dưới dạng hoạt động tương tự như các nang thứ cầp trong hạch
bạch huyết.
Ngoài chức năng của lách đối với hệ tạo máu, về phương diện miễn dịch học có thể xem
lách như một màng lọc lớn để xử lý các kháng nguyên xâm nhập cơ thể bằng đường máu.
2.3. Các tổ chức lympho liên kết với niêm mạc (MALT)

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 13

Các tổ chức lympho thứ cấp không có nang bao bọc còn gọi là tổ chức lympho liên kết
với niêm mạc (MALT = Mucosa-associated lymphoid tissu) vì nó nằm ở dưới vùng niêm mạc
của nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau.
Một trong những tổ chức lympho liên kết niêm mạc quan trọng là hạch hạnh nhân nằm
quanh vùng hầu (gồm tuyến hạnh nhân khẩu cái, lưỡi, vòm và hầu) hình thành vòng Waldeyer.
Đây là nơi chứa nhiều tổ chức lympho dưới dạng các nang lympho thứ cấp. Ở đường tiêu hóa,
tổ chức lympho liên kết niêm mạc chia làm 2 loại. loại tập trung và loại phân tán:
+ Các mảng Peyer là nơi tập trung các tế bào lympho tạo thành các nang với số lượng từ
200 đến 300 mảng, các mảng nầy nằm về phía bờ tự do của ruột.
+ Các tế bào lympho loại phân tán thì rãi dọc theo niêm mạc đường tiêu hóa kể cả ruột

thừa.
Dọc theo niêm mạc phế quản và niêm mạc đường tiết niệu sinh dục cũng có nhiều tổ
chức lympho niêm mạc tương tự. Thành phần tế bào ở tổ chức lympho niêm mạc gồm cả tế
bào lympho B và T nhưng các tế bào lympho B sản xuất kháng thể IgA tiết là chiếm đa số
(IgA tiết là một kháng thể có khả năng đi qua lớp niêm mạc và giúp niêm mạc chống đỡ với sự
xâm nhập của các vi sinh vật). Vậy có thể nói rằng tổ chức lympho niêm mạc có vai trò rất
quan trọng trong các đáp ứng miễn dịch tại chổ.

Sơ đồ 2.1. Liên hệ giữa tổ chức và tế bào lympho

3. Liên hệ giữa tế bào và tổ chức lympho
3.1. Sự di chuyển của tế bào lympho
Các tế bào non dòng lympho xuất phát từ tế bào mầm của tủy xương sẽ theo đường máu
đến tổ chức lympho sơ cấp tương ứng, tại đây chúng được huấn luyện thành các tế bào lympho
B hoặc T trưởng thành nhưng chưa tiếp xúc với kháng nguyên nên gọi là các tế bào còn trinh
(virgin cells). Các tế bào đó lại được chuyển vận bằng đường máu đến các tổ chức lympho thứ
cấp có hoặc không có nang bao bọc mà ở đấy chúng có thời gian sống từ vài tuần cho đến vài
năm. Mỗi ngày có khoảng 109 tế bào lympho rời khỏi các tổ chức lympho sơ cấp để đến tổ
chức lympho thứ cấp và sẽ vào đúng vị trí nhất định dành cho chúng để thực hiện chức năng
của mình khi có kháng nguyên xâm nhập.
3.2. Sự tái tuần hoàn của các tế bào lympho

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 14

Các tế bào lympho sau khi đến các tổ chức lympho sơ cấp không ở cố định tại chổ mà

luôn luôn có sự tái tuần hoàn. Một số tế bào sau khi đến lách, bạch huyết, tổ chức lympho
niêm mạc,... thực hiện chức năng của nó rồi chết đi. Một số khác thì lại tiếp tục ra đi bằng
đường bạch huyết, trở lại máu rồi quay trở lại hạch hoặc lách,... và cứ như thế tạo thành một
nhóm các tế bào tuần hoàn nhiều năm trong cơ thể.
Mỗi giờ có khoảng 1-2% tổng lượng tế bào lympho lưu thông trên các con đường nói
trên, sự lưu thông nầy là cần thiết để giúp cho tế bào trở về đúng nơi cư ngụ của mình và giúp
cho chúng có điều kiện tiếp xúc với các kháng nguyên xâm nhập. Vì mỗi tế bào lympho chỉ đặc
hiệu cho một loại kháng nguyên cho nên nếu không có sự lưu thông liên tục nầy thì các lympho
sẽ khó tìm gặp được kháng nguyên tương ứng một cách kịp thời.

Sơ đồ 2.2. Nhiệm vụ của các tế bào lympho trong tổ chức lympho

II. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
1. Nguồn gốc

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 15

Hình 2.1. Sơ đồ biệt hoá các dòng tế bào từ tế bào mầm

Tất cả các tế bào của hệ miễn dịch đều phát xuất từ các tế bào mầm vạn năng tại tủy
xương. Các tế bào nầy biệt hóa thành 2 dòng tế bào chính:
- Dòng lympho: Các tế bào mầm chung của dòng lympho biệt hóa tiếp thành các tế bào
tiền B hoặc tiền T, theo thứ tự các tiền tế bào nầy sẽ rời tủy xương đến tổ chức lympho sơ
cấp. Ngoài ra còn có một quần thể lympho thứ 3 gọi là lympho “nuls” có những tính chất rất
khác với 2 quần thê ølympho trên mà nguồn gốc chưa được xác định một cách rõ ràng.

- Dòng tủy: Các tế bào mầm chung của dòng tủy sẽ biệt hóa tiếp thành các bạch cầu đơn
nhân, các bạch cầu hạt và tiểu cầu ...
2. Các tế bào dòng lympho
2.1. Tế bào lympho B
2.1.1. Biệt hóa
Các tế bào mầm dòng lympho biệt hóa thành các tế bào tiền B khởi đầu bằng sự tổng
hợp chuỗi nặng µ (muy) trong bào tương nhưng chưa có chuỗi nhẹ. Tiếp theo là sự tổng hợp
chuỗi nhẹ mà phần lớn thuộc typ κ (kapa), chuỗi nặng và chuỗi nhẹ ghép lại thành phân tử Ig
trong bào tương gọi là CIg (cytoplasma immunoglobulin). Các CIg của tế bào tiền B sau đó
được biểu lộ lên bề mặt tế bào gọi là SIg (surface immunoglobulin). Ở các tế bào lympho B
trưởng thành đều có SIg thuộc lớp IgM hoặc phối hợp giữa lớp IgM và IgD.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 16

Hình 2.2 Sơ đồ biệt hoá của tế bào lympho B

2.1.2. Dấu ấn
Các tế bào lympho B chiếm khoảng 5-15% tế bào lympho của máu. Trong quá trình biệt
hóa, chúng biểu lộ một số dấu ấn bề mặt (surface marker), dấu ấn có tính chất kinh điển là S
Ig mà đa số là IgM đơn phân có đầu kỵ nước của chuỗi nặng giúp cho việc neo phân tử vào
màng tế bào. Đây là thụ thể chủ yếu mà tế bào lympho B dùng để nhận biết kháng nguyên.
Ngoài ra các tế bào lympho B còn có các dấu ấn khác như MHCII, các thụ thể dành cho bổ thể
(CR2, CD21), cũng như các dấu ấn khác: CD19, CD20, CD22,...
2.1.3. Hoạt hóa
Khi một kháng nguyên đi vào cơ thể chúng sẽ chạm trán với một lượng khổng lồ các tế

bào lympho B có mang các kháng thể bề mặt khác nhau. Mỗi một kháng thể có vị trí nhận biết
kháng nguyên và kháng nguyên thì chỉ kết hợp với kháng thể nào phù hợp với nó nhất.
Các tế bào lympho B khi đã kết hợp được với kháng nguyên sẽ nhận được một tín hiệu
khởi động để tiếp tục biệt hóa thành tương bào, là các tế bào có tiềm năng sinh kháng thể. Do
các tế bào lympho B đã được chương trình hóa để chỉ sản xuất một loại kháng thể đặc hiệu nào
đó mà thôi cho nên các kháng thể vừa mới được tổng hợp bởi tương bào sẽ hoàn toàn tương
đồng với kháng thể gốc ban đầu. Như vậy kháng nguyên chọn kháng thể nhận biết mình một
cách có hiệu quả.
Sự hoạt hóa tế bào lympho B còn phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên:
- Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức typ I ở nồng độ đủ cao có thể hoạt hóa trực
tiếp một tỷ lệ đáng kể lympho B.
- Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức typ II có cấu trúc lập lại không bị giáng hóa
có thể tạo ra liên kết chéo (cross linking) để hoạt hóa tế bào lympho B.
- Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức thì sự hoạt hóa tế bào lympho B cần thiết phải có sự
hợp tác của tế bào lympho T hỗ trợ (Th) thông qua các cytokin.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 17

Hình 2. 3. Hoạt hoá theo cơ chế chọn lọc kháng nguyên của lympho B

2.2. Tế bào lympho T
2.2.1. Biệt hóa

Hình 2.4. Biệt hoá của tế bào lympho T


2.2.2. Dấu ấn
Các tế bào lympho T chiếm khoảng 65% tế bào lympho của máu. Các tế bào lympho T
trưởng thành đều có khả năng nhận biết kháng nguyên nhờ vào TCR (T cells receptor), tại thụ

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 18

thể nhận biết kháng nguyên nầy có sự phối hợp với phân tử CD3 cho phép hoạt hóa tế bào sau
khi nhận biết kháng nguyên.
Những quần thể tế bào lympho T khác nhau cũng mang những dấu ấn đặc hiệu riêng. Ví
dụ: tế bào lympho Th có CD4, Tc có CD8,... Căn cứ vào những dấu ấn nầy mà người ta có
thể nhận diện được chúng nhờ các kháng thể đơn clon tương ứng .
2.2.3. Hoạt hóa

Hình 2.5 . Hoạt hoá tế bào lympho T

Như vậy, sự hoạt hóa tế bào lympho T nghỉ (TG) cần hội đủ 2 tín hiệu:
 Tín hiệu 1: Gồm 1 phức hợp bậc 3 TCR+KN(đã xử lý) + MHC tương ứng .
 Tín hiệu 2 : Là Interleukin 1 (IL1) do tế bào trình diện kháng nguyên tiết ra.
2.3. Tế bào lympho “nuls”
Ngoài các tế bào lympho nói trên, còn có một số tế bào lympho khác chiếm khoảng 1525% tế bào lympho của máu và có vai trò quan trọng trong phản ứng gây độc tế bào.
2.3.1.Tế bào NK và LAK: có khả năng giết chết các tế bào ung thư gọi là các tế bào diệt
tự nhiên hay tế bào NK (Natural killer cells); tế bào diệt hoạt hóa bởi lymphokin
(LAK=Lymphokin activated killer cells).
2.3.2. Tế bào K: có khả năng giết các tế bào đã được bao phủ bởi các kháng thể gọi là
các tế bào diệt (killer cells) hay tế bào gây độc qua trung gian kháng thể (ADCC: Antibody

dependent cellular cytotoxic cells).
Tế bào lympho “nuls” có vai trò tối quan trọng trong việc bảo vệ không đặc hiệu chống
vi rut và chống các tế bào ung thư mà không cần phải có các thụ thể nhận biết kháng nguyên,
cũng không bị giới hạn bởi MHC như các tế bào lympho Tc.
3. Các tế bào dòng bạch cầu đơn nhân
3.1. Các đại thực bào của hệ lưới nội mô
Các tiền tế bào đơn nhân sinh ra các tế bào đơn nhân, tế bào nầy mượn đường máu di
trú đến nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau và tại đó, chúng biệt hóa thành các đại thực bào
của tổ chức nơi chúng cư ngụ. Các đại thực bào nầy hình thành nên mạng lưới gọi chung là hệ

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 19

lưới nội mô (RES = reticuloendothelial system) có tác dụng bảo vệ cơ thể loại bỏ các kháng
nguyên khi chúng xâm nhập vào máu và tổ chức. Tùy theo tổ chức cư ngụ và tùy theo từng
giai đoạn biệt hóa mà các đại thực bào nầy có những tên gọi khác nhau.

Sơ đồ 2.3. Biệt hóa của đại thực bào

Ngoài chức năng thực bào, ẩm bào và tiêu hóa các vật lạ, các đại thực bào nầy còn tiết
một số chất như: các enzym tiêu protein, các sản phẩm tham gia vào sự đề kháng như C2 , C3 ,
C4, C5, interferon, interleukin 1, ...
3.2. Các đại thực bào trình diện kháng nguyên
Ngoài chức năng bảo vệ sơ cấp trên, một loại tế bào thuộc dòng bạch cầu đơn nhân còn
đóng vai trò chìa khóa trong việc khởi động các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Cụ thể, chúng
hấp phụ kháng nguyên, cắt kháng nguyên thành những mảnh nhỏ trong bào tương rồi trình

diện nó lên màng tế bào cùng với MHC để các tế bào lympho bào nhận diện và hoạt hóa làm
thành pha mở màn cho đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
Các tế bào trình diện kháng nguyên thấy nhiều ở da, hạch bạch huyết, lách và tuyến ức.
Tế bào đặc trưng cho loại nầy là các tế bào Langerhans ở da làm nhiệm vụ bắt giữ, xử lý
kháng nguyên rồi di chuyển vào vùng vỏ của hạch lympho gần nhất để trình diện kháng nguyên
cho các tế bào lympho T tại đó. Các tế bào dạng bạch tuộc (interdigitating cell) gặp ở những
nang thứ cấp của tế bào lympho B trong hạch và lách cũng là các tế bào trình diện kháng
nguyên. Những tế bào trên cũng thấy tập trung nhiều tại vùng tủy của tuyến ức và bản thân
chúng có mang rất nhiều kháng nguyên tự thân.
4. Các tế bào dòng bạch cầu hạt
Được sản xuất trong tủy xương dưới dạng nguyên tủy bào với tốc độ khoảng 8 triệu tế
bào mỗi phút và có đời sống ngắn ngủi chỉ 2-3 ngày, chiếm 60-70% tổng số bạch cầu trong
máu.
4.1. Các bạch cầu hạt trung tính
Chiếm trên 90% bạch cầu hạt trong máu. Trên bề mặt của nó có các thụ thể dành cho
mảnh FC của IgG và thụ thể dành cho C3 , nhờ các receptor nầy mà bạch cầu hạt trung tính
( và đại thực bào) dễ bám để bắt giữ các vi khuẩn đã được gắn với kháng thể và bổ thể (hiện
tượng opsonin hóa) do đó khả năng thực bào của chúng được nâng cao và có hiệu quả hơn.
Dưới ảnh hưởng của các yếu tố hóa hướng động (chemotaxis factor), bạch cầu hạt trung
tính bị thu hút đến và làm nhiệm vụ tiểu thực bào, giải phóng men tiêu protid đồng thời tiết các
yếu tố hấp dẫn thêm các bạch cầu khác làm cho phản ứng viêm tại chỗ được tăng cường. Do

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 20

vậy bạch cầu hạt trung tính có vai trò rất quan trọng trong phản ứng viêm cấp do vi khuẩn gây

ra.
Ngoài ra, bạch cầu trung tính còn hiện diện tại các ổ viêm không do vi khuẩn mà do các
phức hợp miễn dịch. Nhiều bệnh lý do phức hợp miễn dịch xảy ra bởi sự tụ tập quá mức của
bạch cầu hạt trung tính.
Bạch cầu hạt trung tính cũng đáp ứng với các lymphokin như yếu tố ức chế di tản bạch
cầu (MIF: Migration inhibition factor), yếu tố ức chế sự bám dính bạch cầu,...các yếu tố nầy
do các lympho bào tiết ra mục đích kìm giữ bạch cầu tại chổ xảy ra phản ứng viêm.
4.2. Bạch cầu hạt ái kiềm và tế bào mast
Bạch cầu hạt ái kiềm tuần hoàn trong máu ngoại vi với số lượng rất nhỏ dưới 0,2% còn
tế bào mast thì chỉ thấy trong các tổ chức mà không thấy trong máu ngoại vi. Hai loại tế bào
nầy có điểm giống nhau là trên bề mặt của chúng đều có thụ thể dành cho mảnh Fc của IgE và
trong bào tương của chúng có nhiều hạt chứa các chất hoạt mạch như: histamin, serotonin,
chất phản ứng chậm trong phản vệ (SRS-A: Slow reactive substance of anaphylaxis),...
Khi có dị nguyên bám lên các vị trí kết hợp kháng nguyên của IgE sẽ kích thích gây hiện
tượng vỡ hạt giải phóng các chất hoạt mạch. Các chất nầy tác động lên các tế bào cơ trơn gây
co thắt và tác động lên thành mạch máu làm tăng tính thấm ... và là nguyên nhân của các tình
trạng dị ứng, phản vệ.
4.3. Bạch cầu hạt ái toan
Chỉ có rất ít trong máu ngoại vi khoảng 2-5% và cũng như bạch cầu hạt trung tính chúng
có khả năng tiểu thực bào và tiêu diệt vi sinh vật nhưng chức năng chính của chúng là tập trung
tại nơi xảy ra phản ứng dị ứng.
Trong bào tương của bạch cầu hạt ái toan có nhiều hạt chứa các men và các chất có tác
dụng trung hòa bớt các sản phẩm được giải phóng ra do hiện tượng vỡ hạt tế bào mast và bạch
cầu ái kiềm. Như vậy, bạch cầu hạt ái toan có tác dụng điều hòa sự hoạt hóa của tế bào mast
và bạch cầu ái kiềm.
5. Tiểu cầu
Ngoài vai trò quan trọng trong phản ứng cầm máu, tiểu cầu còn tham gia vào đáp ứng
miễn dịch nhất là trong phản ứng viêm.
Tiểu cầu được hình thành từ các tiểu cầu mẹ trong tủy xương và trên bề mặt có các thụ
thể dành cho Fc của IgG và IgE, các thụ thể dành cho bổ thể. Khi lớp tế bào nội mô của mạch

máu nào đó bị tổn thương hoặc khi có yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF= Platelet activating
factor) thì ngay lập tức tiểu cầu sẽ tập trung đến và ngưng vón tiểu cầu đồng thời giải phóng
các yếu tố làm tăng tính thấm thành mạch, hoạt hóa bổ thể để thu hút bạch cầu đến nơi tổn
thương tạo phản ứng chống đỡ hữu hiệu hơn.

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn


Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

Tai lieu chia se tai: wWw.SinhHoc.edu.vn

. 21



×