Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận chuyên đề - Cơ sở di truyền chọn giống động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.25 KB, 26 trang )

Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã biết thuần dưỡng và nuôi một số động vật để
công cụ khai thác lao động cũng như làm thức ăn. Qua thời gian, số lượng vật
nuôi đã được nhân giống và thuần hóa trở nên đông đúc.
Tuy nhiên, ban đầu năng suất của các giống vật nuôi được thuần hóa còn
rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Từ thời phong
kiến, con người đã bước đầu biết sử dụng phương pháp lai tạo để tạo ra những
giống vật nuôi có năng suất cao và phẩm chất tốt. Nhưng phải đến nửa sau thế
kỷ XX, khi công nghệ sinh học phát triển mạnh, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của di truyền học, đã tạo nên cuộc cách mạng trong việc chọn giống vật
nuôi. Có được các thành tựu to lớn đó phải kể đến vai trò của ưu thế lai và các
phương pháp nghiên cứu đa hình di truyền sinh lý-hoá sinh, miễn dịch.
Xuất phát từ lý do trên,em tiến hành nghiên cứu tiểu luận về vấn đề:
- Phương pháp đánh giá, chọn lọc và nhân giống nhằm sử dụng ưu
thế lai trong chăn nuôi.
- Nghiên cứu đa hình di truyền sinh lý - hoá sinh, miễn dịch và khả
năng ứng dụng.
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS. Nguyễn Trọng Lạng, người đã luôn quan tâm giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện tiểu luận này.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
1


Tiểu luận chuyên đề


Cơ sở di truyền chọn giống động vật

PHẦN 2 - NỘI DUNG
A. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG
NHẰM SỬ DỤNG ƯU THẾ LAI TRONG CHĂN NUÔI
Di truyền học có tầm ứng dụng rất lớn trong thực tiễn chăn nuôi động
vật. Nó góp phần giúp người chăn nuôi làm chủ tác động vào hướng hình
thành, tiến hóa biến đổi theo hướng có lợi. Mục đích cuối cùng là làm tăng
sản lượng của vật nuôi bằng cách thay đổi tính di truyền của chúng.
Có rất nhiều phương pháp chọn lọc và nhân giống động vật nhằm tạo ra
ưu thế lai trong chăn nuôi.
1. Các phương pháp đánh giá, chọn lọc trong chăn nuôi
a. Phương pháp chọn lọc các tính trạng đơn giản
Các tính trạng như màu sắc lông, nhóm máu vv… là các tính trạng dễ
phân tích về mặt di truyền. Vì vậy chúng được gọi là các tính trạng đơn giản.
Một đặc điểm là các tính trạng đơn giản rất ổn định qua các thế hệ. và
tuân theo các quy luật di truyền của Mendel Do đó, dựa vào kiểu hình cha mẹ
có thể xác định được kiểu hình của gen đời sau.
Việc chọn lọc các tính trạng đơn giản chỉ cần xem xét kiểu hình và quy
luật di truyền của nó, sau đó chỉ cần chọn theo kiểu hình. Tuy nhiên, cần chú
ý xem xét mối liên quan của tính trạng cần chọn với tính trạng khác, nếu
không có thể dẫn tới thất bại.
b. Phương pháp chọn lọc tính trạng phức tạp
Các tính trạng phức tạp như sản lượng thịt, sản lượng sữa, sản lượng
trứng vv… chịu sự tác động của nhiều gen và luôn luôn thay đổi. Các tính
trạng số lượng không những phức tạp về mặt di truyền mà mỗi tính trạng lại
là tổ hợp nhiều đặc điểm hình thái khác. Số lượng các đặc điểm hình thái và
sự biểu hiện của chúng phụ thuộc vào số lượng gen nhiều hay ít cộng lại. Mặt

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

2


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

khác, các tính trạng phức tạp còn chịu tác động của môi trường.
Trong thực tế, người ta chia tính trạng phức tạp ra thành các tính trạng
đơn giản hơn để chọn lọc. Trong trường hợp cơ thể lai, sự xuất hiện các tổ
hợp di truyền mới do sự tác động qua lại của các gen đôi khi làm giảm khả
năng sống, độ hữu thụ, khả năng sinh sản. Do đó khi chọn lọc kết hợp với lai
tạo cần phải chú ý đến sự thay đổi tương quan của các tính trạng.
c. Chọn lọc theo dạng hình
Thời gian trước đây, chọn lọc gia súc người ta thiên về đánh giá ngoại
hình. Dần dần, khi việc sử dụng gia súc có phần đa dạng hơn, bản thân vật
nuôi trưởng thành và cho nhiều sản phẩm hàng hóa thì phương pháp chọn lọc
theo ngoại hình phải gắn với số lượng và chất lượng sản phẩm, dựa vào các
phương pháp di truyền toán học, được gọi là phương pháp chọn lọc theo dạng
hình.
d. Chọn lọc theo quan hệ huyết thống - Chọn lọc theo phả hệ
Phương pháp chọn lọc theo phả hệ còn gọi là phương pháp phân tích lý
lịch. Lý lịch động vật giúp cho việc chọn lọc dễ dàng hơn, nó cho biết rõ
quan hệ huyết thống của con vật đối với con khác trong cùng dòng, khác
dòng, trong cùng đàn, khác đàn.
Chọn lọc theo phả hệ cần chú ý mục kiểm tra cá thể qua đời con. Đối
với các tính trạng chỉ có ở một giới như sữa ở bò cái, trứng ở gà mái vv… thì
kiểm tra qua đời con lại càng cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra qua
đời con còn nhiều khó khăn.
Hiện nay, phương pháp chọn lọc theo phả hệ gắn với phương pháp chọn

lọc theo kiểu hình, chọn theo gia đình, chọn lọc hàng loạt. Nhưng những tư
liệu thường dùng có phương pháp theo phả hệ như sổ giống, sổ lai lịch, bản lý
lịch vv… trở nên cần thiết cho các phương pháp xác định giá trị giống.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
3


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

e. Chọn lọc theo đời trước
Chọn lọc theo đời trước là xon tổ tiên hay họ hàng có những tiêu chuẩn
kiểu hình về tính trạng nào tốt hay chưa tốt để đánh giá giá trị vì biết rằng giá
trị của đời trước đều được di truyền và bảo tồn cho đời sau. Lợi ích của việc
chọn lọc theo đời trước không những chỉ rõ được ưu, nhược điểm của các chỉ
tiêu được di truyền mà còn biết được những tính trội, lặn.. nào, có thể dự
đoán tiếp tục được cho đời tiếp theo.
Tuy nhiên, phương pháp chọn lọc này cũng có nhiều hạn chế: ví dụ tổ
hợp do cha mẹ tạo nên trong quần thể là khá nhiều nhưng con vật được đánh
giá chỉ là một trong tổng số tổ hợp. Mặt khác, di truyền các tính trạng mà đời
con thừa hưởng không chỉ tuân theo định luật Halton (50% từ cha mẹ, 25% từ
ông bà và 12,5% từ cụ kị) mà còn phân ly phức tạp theo các quy luật di
truyền của Mendel và nhiều định luật khác.
f. Chọn lọc cá thể
Kiểu chọn lọc này được dùng trong chọn lọc kiểu hình, chọn lọc hàng
loạt, đàn lớn khi mà các cá thể được chọn, được sắp ngang nhau để cùng lúc
nhân thành một quần thể lớn. Đây là một khâu quan trọng vì noslaf khâu cụ
thể, trực tiếp về sự tập trung di truyền của đời tổ tiên trong điều kiện nuôi

dưỡng nhất định, sự ổn định của đặc tính đó và là sự dự đoán khả năng di
truyền cho đời sau.
g. Chọn lọc theo đời sau
Phương pháp này nhằm xác định sự di truyền và tính ổn định của các
tính trạng ở các con vật được đánh giá di truyền cho đời con.
Các phương pháp thường dùng để chọn lọc: So sánh mẹ - con: muốn
kiểm tra một con đực, người ta cho nó phối với một nhóm con cái, đời con
sinh ra được nuôi dưỡng giống nhau và các chỉ tiêu trung bình của đời con

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
4


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

được so sánh với đời trung bình của con mẹ, biểu hiện qua công thức
B=C-M
Trong đó: B: là cha, C: là con, M: là mẹ
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc
2.1. Số lượng gen đối với việc chọn lọc một tính trạng
Nếu một tính trạng mong muốn nào đó chỉ do một cặp gen điều khiển
thì tính trạng đó dễ đạt được khi chọn lọc. Tuy nhiên, khi tính trạng đã
“thuần” thì tiến bộ di truyền tiếp tục phụ thuộc vào sự thay đổi của môi
trường là chính. Có thể nói rằng tính trạng do ít cặp gen điều khiển thì tiến bộ
của chọn lọc sẽ nhanh hơn, sau đó dừng lại nhanh chóng. Nếu tính trạng
thuộc gen trội thì chọn lọc sẽ dễ dàng hơn vì gen trội xuất hiện rõ và mạnh
hơn. Hiệu quả chọn lọc các tính trạng do nhiều gen điều khiển đòi hỏi thời
gian chọn lọc lâu hơn.

2.2. Số lượng tính trạng chọn lọc
Đối với vật nuôi, có thể có vài ba chục tính trạng kinh tế và dạng hình
cầu chọn lọc nhưng nếu chọn một lúc hay tuần tự các tính trạng đó thì người
chăn nuôi không làm được. Cho nên phải chọn lọc những tính trạng quan
trọng nhất và đặt vị trí của các tính trạng kinh tế lên trước. Trong một số
trường hợp, tính trạng dạng hình không phải là không quan trọng. Nếu chỉ
chọn một tính trạng thì người ta sẽ có tiến bộ di truyền nhanh. Nếu thêm một
tính trạng thứ hai - dù nó có tương quan với tính trạng thứ nhất thì hiệu quả
của việc chọn lọc tính trạng thứ nhất cũng bị hạn chế. Nếu tính trạng thứ hai
mà độc lập thì khả năng chọn lọc để đạt được một lúc cả hai tính trạng càng
thấp hơn.
2.3. Nhịp độ sinh sản
Mức độ cũng như nhịp độ sinh sản của động vật là một yếu tố quan trọng

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
5


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc. Chẳng hạn, tiến bộ trong chọn lọc ở gia cầm
sẽ nhanh hơn so với gia súc có sừng vì một gà mái có thể đẻ được trên 100 gà
con một năm để chọn lọc, trong khi bò cái chỉ cho một bê. Tuy nhiên, nhịp độ
sinh sản không phải chỉ do di truyền mà còn do chế độ nuôi dưỡng.
2.4. Số lượng trong một đàn
Trong một đàn mà số lượng đực, cái quá ít thì triển vọng chọn lọc rất
khó. Nếu có vô sinh sẽ lại càng khó hơn. Trong một đàn nếu chỉ có một đực
duy nhất thì một sự nhầm lẫn trong kỹ thuật thì việc chọn lọc sẽ mang tác hại

cho cả đàn. Thậm chí, nếu tỷ lệ đực cái là 1/10 thì điều đó sẽ hạn chế việc
chọn lọc vì tần số thay đổi di truyền sẽ không cao.
2.5. Tính trạng của gia súc gốc
Việc chọn lọc không tạo thêm gen mới cũng như không gây được sự đột
biến của gen. Trong một quần thể gia súc, gia cầm, tần số các gen mong
muốn và không mong muốn đóng vai trò quan trọng khi bắt đầu chọn lọc. Lý
do vì gen lặn mong muốn hay không mong muốn đều xuất hiện với tần số
thấp; gen trội mong muốn có tần số thấp cũng dễ dạt hơn mà gen trội không
mong muốn cũng có tần số thấp cũng dễ thải loại hơn.
2.6. Áp lực của chọn lọc
Nếu quần thể gốc đã đồng dạng sẵn thì sẽ khó khăn cho việc chọn lọc.
Nếu sự đồng dạng đó lại do cận huyết gần thì khó khăn đó tăng thêm, cận
huyết đã củng cố vững chắc sự đồng dạng. Thực tế có những quần thể đồng
dạng mang sẵn gen lặn không mong muốn (ví dụ tầm vóc nhỏ), nhưng cũng
có những gen lặn rất quý (ví dụ tính miễn dịch đối với một bệnh) mà trong
quá trình chọn lọc hay khi tiến hành lai tạo mới phát hiện được, áp lực chọn
lọc trong trường hợp thứ nhất gây khó khăn cho việc thực hiện mục đích của
chọn lọc (vì gen lặn không mong muốn phải loại thải), còn trường hợp thứ hai

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
6


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

dễ phát hiện và dễ đạt được nếu biết dùng phương pháp thích hợp. Vì có sự
tương quan ngược đó nên chọn lọc càng khó. Nếu là do nguyên nhân di
truyền chung cho cả quần thể thì việc giao phối chéo - nếu không phải là lai

tạo - có thể sửa chữa được tính trạng này. Nhưng nếu là do khuyết tật sinh lý
của cá thể thì sẽ gặp khó khăn trong cải thiện tình hình.
2.7. Bệnh tật của gia súc
Dịch bệnh gây trở ngại cho chọn lọc, có khi dẫn đến hủy bỏ cả đàn vì:
- Làm giảm mức sinh sản.
- Làm mất đi những gia súc tốt.
- Làm che mất những gen mong muốn ở một cá thể hay nhiều cá thể
nên không phát hiện được để chọn lọc. Vì vậy, phải bảo vệ tính trạng sức
khỏe đàn gia súc được chọn lọc.
3. Các phương pháp lai tạo để nhân giống
+ Lai kinh tế: nhằm sử dụng ưu thế lai ở các con lai làm tăng nhanh số
lượng và chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thực tiễn của xã hội. Lai
kinh tế nhìn chung tạo con lai không phải dùng cho sinh sản hoặc để làm
giống mà dùng cho thương phẩm. Tùy thuộc vào cách sử dụng số lượng bố
mẹ và cách tiến hành mà người ta chia lai kinh tế thành các phương pháp sau:
- Lai giữa hai giống, dòng: cho con đực và con cái của hai dòng, hai
giống khác nhau và dùng con lai F1 làm thương phẩm.
- Lai giữa ba giống: cho giao phối con đực và con cái của hai giống
khác nhau cho con lai F1, sau dó dùng con lai F1 cho giao phối với con đực
giống thứ ba.
- Lai giữa bốn giống: cho lai giữa hai giống A, B tạo con lai FAB ,
đồng thời cho lai hai giống C, D tạo con lai FCD và cho lai FAB với FCD tạo
con lai FABCD dùng làm thương phẩm.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
7


Tiểu luận chuyên đề


Cơ sở di truyền chọn giống động vật

- Lai ngược hoặc lai pha máu: trước tiên lai con đực và con cái thuộc
hai giống khác nhau cho con lai F1, sau đó tùy mục đích mà cho lai F1 với
một trong hai giống ban đầu.
- Lai chéo thay đổi: lai luân phiên giữa hai, ba, bốn hoặc nhiều giống
với nhau.
+ Lai tạo giống: là phương pháp lai nhằm phá vỡ hàng rào di truyền
năng suất cũ để tạo giống mới có tiềm năng di truyền cao về năng suất, chất
lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Các phương pháp lai
tạo giống thường áp dụng:
- Lai cải tiến: là phương pháp dùng con đực của giống cải tiến giao
phối với con cái của giống bị cải tiến. Sau đó dùng con đực hoặc con cái của
giống bị cải tiến lai với con cái hoặc con đực của các đời lai.
- Lai tổ hợp: là phương pháp lai phối hợp nhiều giống khác nhau để tạo
con lai có nhiều đặc điểm quý từ mỗi giống.
- Lai khác loài: là phương pháp cho lai giữa bố và mẹ khác loài. Lai giữa
các loài có sự cách ly sinh sản, cách ly di truyền, con lai khác loài là bất thụ.
4. Ưu thế lai (heterosis)
4.1. Khái niệm về ưu thế lai. [1]
Ưu thế lai là hiện tượng khi lai giữa hai bố mẹ khác nhau về di truyền
(khác giống, dòng...) con lai F1 tỏ ra ưu việt hơn bố mẹ chúng về mặt sinh
trưởng, sức chống chịu, năng suất.... Thuật ngữ “ưu thế lai” được Shull đưa ra
vào đầu năm 1914, mặc dù hiện tượng “sức mạnh con lai” đã được biết và mô
tả trước đó khá lâu.
Trong thực vật học, hiện tượng “sức mạnh con lai” đã được Kelreiter
mô tả từ năm 1766 và nhận định rằng, “sức mạnh con lai” liên quan đến mức
độ khác nhau về mặt di truyền của cha mẹ chúng. Sau đó ít lâu, công trình

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

8


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

của Darwin “Tác dụng của thụ phấn chéo và tự thụ phấn trong giới thực vật”
đã đưa ra qui luật của tự nhiên về lợi ích của lai giống và tác hại của tự thụ
phấn kéo dài. Darwin đã gắn liền khả năng sống và sức sản xuất cao của các
con lai với sự tham gia của các tế bào sinh dục đực và cái đã được biệt hóa về
sinh lý và di truyền trong quá trình sinh sản. Người ta cho rằng các dạng
chuyên hóa trong một giống sẽ xuất hiện hiệu quả ưu thế lai không chỉ do sự
phong phú hơn của tính di truyền mà còn nâng cao khả năng sống nhờ kết
hợp các tế bào sinh dục không họ hàng, nhờ mở rộng khả năng thích ứng và
bền vững của cơ thể với những tác động bất lợi của các điều kiện bên ngoài.
Tất cả các điều đó dẫn đến nâng cao các tính trạng có lợi, tính trạng kinh tế
(tốc độ sinh trưởng, độ hữu thụ, năng suất...)
4.2. Các biểu hiện của ưu thế lai
Trong chăn nuôi gia súc, sự xuất hiện ưu thế lai rất đa dạng và phức
tạp. Có thể liệt kê các dạng ưu thế lai có gặp như sau:
- Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về thể trạng và sức sống, khả năng sinh
sản bình thường và đôi khi còn tốt hơn bố mẹ. Thể hiện khi lai lạc đà một
bưới với lạc đà hai bưới; lai giữa các loại bò chuyên dụng thịt .
- Khi lai giữa các giống lợn, gà hướng trứng với gà thịt-trứng như gà
Leughorn với gà Newhampshire, Plymouth rock, Australop...thì sức sản xuất
của con lai F1 chiếm vị trì trung gian về thể trọng, nhưng vượt hơn bố hoặc
mẹ về độ hữu thụ và khả năng sống.
- Con lai F1 vượt hơn bố, mẹ về thể chất vững chắc, tuổi thọ, sức làm
việc, song lại mất (hoàn toàn hoặc một phần) khả năng sinh sản, điển hình là

con lai giữa ngựa và lừa bất dục hoàn toàn. Song, khi lai giữa bò nhà với
những loại bò rừng như Yak, Bison bison... hoặc giữa một số loài thuộc lớp
chim thì chỉ có giới dị giao tử là bất dục, còn giới đồng giao tử vẫn hoàn toàn

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
9


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

hữu dục.
- Dạng ưu thế lai đặc biệt, khi mỗi tính trạng tách ra một cách riêng rẽ
thì F1 là trung gian, nhưng về sức sản xuất cuối cùng thì lại thấy có ưu thế lai
điển hình. Ví dụ, khi lai giữa bò Holstein Friesean (Lang trắng đen) với bò
Jersey người ta thấy về sản lượng sữa và tỷ lệ mỡ sữa, con lai F1 chiếm vị trí
trung gian, nhưng sức sản xuất cuối cùng (tổng lượng mỡ) lại thấy vượt trội
hơn cả bố, mẹ.
- Một dạng ưu thế lai khác ở vật nuôi là sức sản xuất của con lai tuy
không cao hơn cha mẹ loại tốt nhưng cao hơn chỉ tiêu trung bình của hai
giống gốc. Loại này chưa được nhiều người thừa nhận.
4.3. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
Như chúng ta đã biết ưu thế lai là hiện tượng sinh học phức tạp loài
người đã biết và sử dụng từ lâu, song cơ sở sinh học của nó vẫn chưa hoàn
toàn sáng tỏ. Một số giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của hiện tượng này.
4.3.1. Thuyết tập trung gen trội có lợi
Theo thuyết này, tiến hóa của quần thể xẩy ra dưới tác động của chọn
lọc tự nhiên mà các nhân tố di truyền tác động có lợi lên sự sinh trưởng, sức
sản xuất....là trội hoặc trội không hoàn toàn, còn những nhân tố tác động bất

lợi lên chúng là lặn. Trong các quần thể ngẫu phối, các gen trội có lợi này
thường ở trạng thái dị hợp. Nhưng khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết,
các quần thể này bị phân hóa thành các dòng mà trong đó các gen này hay
gen khác chuyển sang trạng thái đồng hợp. Lúc đó, các dòng khác nhau là
đồng hợp theo các gen trội có lợi khác nhau. Nếu lai các dòng này sẽ dẫn đến
là con lai F1 có số nhân tố trội điều khiển các tính trạng là lớn hơn so với các
dòng cha mẹ, nhờ đó xuất hiện ưu thế lai.
Như vậy, ưu thế lai là hiệu quả của việc tập trung các gen trội có lợi

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
10


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

không alen ở con lai F1.
4.3.2 Thuyết dị hợp và siêu trội
Một quan niệm khác mà theo đó tính dị hợp theo nhiều gen chính là cơ
sở của ưu thế lai (Shull, 1908, 1952, East, 1908, 1919, Hayes, 1952 ....).
Người ta cho rằng, các alen khác nhau của cùng một gen trong các cơ thể dị
hợp là quan trọng đối với các quá trình tổng hợp hóa sinh và là tốt hơn so với
các alen đồng hợp, đảm bảo tính đa dạng cần thiết của chức năng sinh lý cho
sự phát triển cơ thể. Giải thuyết siêu trội đã được Shull đưa ra vào năm 1914
là sự phát triển tiếp theo của thuyết dị hợp. Theo thuyết này, tương tác giữa
các alen ở trạng thái dị hợp mạnh hơn so với các alen ở trạng thái đồng hợp,
kết quả là hiệu ứng ưu thế lai ở con lai F1 lớn hơn tất cả các hiệu ứng của các
alen ở cả hai bố mẹ. Bởi vì, mỗi alen trong quá trình tổng hợp hóa sinh thực
hiện chức năng khác nhau, cho nên trong thể dị hợp (có các alen khác nhau)

các chức năng khác nhau này sẽ gây nên hiệu ứng bổ sung lẫn nhau. Hiện
tượng bổ sung này đã thể hiện rõ trong di truyền học thực nghiệm và di
truyền học hóa sinh. Emerson (1952) trên cơ sở nghiên cứu ở nấm
Neurospora crasa đã đưa ra mô hình về bản chất hóa sinh của ưu thế lai.
Neurospora crasa là sinh vật được đặc trưng bởi bộ đơn bội vật chất nhân,
song khi cấy chung các chủng khác nhau thì thành phần nhân của tế bào này
có thể chuyển sang tế bào khác tạo nên tế bào có hỗn hợp hai thành phần
nhân gọi là thể dị nhân. Emerson đã so sánh sự sinh trưởng của hai tập đoàn
xuất phát trong môi trường tối thiểu: đột biến thiếu sulphamid (sfo, +) và đột
biến thiếu paraamino benzoic acid (+, pab) với thể lai dị nhân của chúng.
Chủng đột biến thứ nhất tổng hợp được methionine và paraamino benzoic
acid nhưng không tổng hợp đủ số lượng cần thiết treonine. Chủng kia, ngược
lại tổng hợp đủ threonine nhưng không tống hợp đủ methionine và paraamino

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
11


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

benzoic acid, cho nên những chủng này phát triển kém trong môi trường tối
thiểu. Song thể dị nhân, thu được từ việc “lai” giữa hai chủng thì hai dạng
chất nhân đã bổ sung cho nhau nên chúng sinh trưởng hoàn toàn tốt trong môi
trường này. Một ví dụ khác đã được biết rộng rãi trong di truyền y học là
trong nhiều vùng ở Châu Phi và Ấn Độ có xuất hiện đột biến làm thay đổi 1
amino acid trong phân tử hemoglobin làm hồng cầu có dạng hình lưỡi liềm. Ở
trạng thái đồng hợp, đột biến như vậy dẫn tới dạng thiếu máu đặc biệt có hiệu
quả gây chết. Song những người mang đột biến này ở trạng thái dị hợp không

những hoàn toàn có khả năng sống mà còn có tính bền vững cao, chống lại
những dạng có hại của sốt rét địa phương.
Trong cả hai giả thuyết “tập trung gene trội” và “tính dị hợp và siêu
trội” ở trên chúng ta mới phân tích vai trò của sự tương tác giữa các gen alen
với nhau trong việc xuất hiện ưu thế lai. Tuy nhiên, ngoài sự tương tác của
các gen alen, thì sự tương tác giữa các gen không alen (khác locus) cũng có
thể ảnh hưởng tới việc biểu hiện ưu thế lai (bổ trợ và át chế). Mặt khác các
gen này không chỉ ở trạng thái phân ly độc lập mà cả trưởng hợp một số gen
liên kết cũng cần phải tính đến.
4.3.3. Vai trò của mối tương quan giữa nhân và tế bào chất
Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, năm 1914 Shull cũng đã đưa ra giả
thuyết về sự biến đổi giữa nhân và tế bào chất khi lai giống. Kết quả khảo
nghiệm được tiến hành trên động vật và thực vật cho thấy sự khác nhau của
con lai trong các phép lai tương hổ (thuận nghịch). Ví dụ, khi lai giữa ngựa
và lừa cho con lai khác nhau..
Những sai khác này có thể do:
+ Hợp tử lai do lai tương hổ khác nhau về bản chất, phụ thuộc chủ yếu
vào cấu trúc tế bào chất được xác định bởi cơ thể mẹ.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
12


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

+ Do những đặc điểm đặc thù của ảnh hưởng sinh lý lên đời con từ phía
mẹ. Nhìn chung, trong mối quan hệ này thì vai trò của nucleic acid trong các
cơ quan tử của bào chất như ty thể, lạp thể.... đóng vai trò quan trọng. Chúng

có thể tham gia trực tiếp vào biểu hiện ưu thế lai, đồng thời cũng có thể tương
tác với các gen nhân bào trong việc làm xuất hiện ưu thế lai.
4.3.4. Ưu thế lai và khả năng phối hợp
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học phức tạp mà loài người đã biết và sử
dụng nó trong sản xuất từ lâu, song cho đến nay, khoa học còn chưa hoàn
thiện được các phương pháp dự đoán trước tổ hợp các cặp cha mẹ nào cho kết
quả tốt. Chính vì vậy mà một mạng lưới lớn các cơ quan khoa học ở các nước
khác nhau đã được xây dựng để tìm ra tổ hợp các giống, các dòng động vật
cho ưu thế lai cao (có khả năng phối hợp cao) cho địa phương mình. Như vậy,
khái niệm về khả năng phối hợp di truyền các cặp bố mẹ có liên quan chặt
chẽ đến hiện tượng ưu thế lai. Những nghiên cứu về vấn đề này đã được bắt
đầu ở Mỹ trên ngô vào năm 1952.
Các tác giả đã phân chia thành hai khái niệm khác nhau:
+ Khả năng phối hợp chung (General combining ability) là khả năng
một dòng, một gia đình và ngay cả một cá thể cho ưu thế lai với tất cả các
dòng, các gia đình khác. Vì vậy nó được tính bằng giá trị ưu thế lai trung bình
của tất cả các tổ hợp lai với sự tham gia của dòng, gia đình đó.
+ Khả năng phối hợp đặc biệt (Special combining ability) là khả năng
một dòng hoặc một gia đình cho ưu thế lai chỉ khi lai với một dòng, gia đình
nhất định. Khả năng phối hợp được biểu thị bằng biểu thức toán học sau:
H (AB) = GC (A) + GC (B) + SC (AB)
Trong đó, H (AB) là sức sản xuất được xác định về di truyền của con
lai AB GC là khả năng phối hợp chung SC là khả năng phối hợp đặc biệt

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
13


Tiểu luận chuyên đề


Cơ sở di truyền chọn giống động vật

Trong các nhân tố di truyền thì các gen có tác dụng cộng gộp và át chế có ảnh
hưởng mạnh mẽ lên GC, trong khi đó SC về cơ bản phụ thuộc vào ảnh hưởng
át chế và các nhân tố trội. Ngoài ra các gen không cộng gộp khác cũng có ý
nghĩa và ảnh hưởng đối với SC. Nhiều thí nghiệm đã cho thấy vai trò của SC
tăng cùng với việc tăng mức cận huyết và sự phân hóa về di truyền của các
dòng cha mẹ ban đầu. Điều này có liên quan chặt chẽ với khả năng dự đoán
kết quả lai trên cơ sở các chỉ tiêu của các dạng cha mẹ.
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai.[1]
Mức độ biểu hiện của ưu thế lai phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Nguồn gốc di truyền của các dạng cha mẹ đem lai. Các dạng cha mẹ
có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai biểu hiện càng cao và
ngược lại, cha mẹ có nguồn gốc di truyền càng gần nhau thì ưu thế lai biểu
hiện càng thấp.
- Hế số di truyền của tính trạng nghiên cứu, nhìn chung các tính trạng
có hệ số di truyền cao thì mức độ biểu hiện của ưu thế lai thấp và ngược lại,
các tính trạng có hệ só di truyền thấp thì mức độ biểu hiện ưu thế lai cao.
- Chiều hướng của phép lai, mức độ biểu hiện của ưu thế lai còn phụ
thuộc vào hướng lai, tức là sử dụng giống, dòng nào làm mẹ, giống, dòng nào
làm bố trong các phép lai cụ thể.

B- NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH DI TRUYỀN SINH LÝ-HOÁ SINH,
MIỄN DỊCH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
Các tính trạng hoá sinh là các tính trạng muốn xác định nó người ta
phải dùng các phương pháp phân tích hoá học, hoá sinh học. Hướng nghiên
cứu di truyền học hoá sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các đối
tượng vi sinh vật, thực vật, động vật và người. Trong những năm gần đây nhờ
cải tiến các kỹ thuật phân tích hoá sinh ngày càng hiện đại, chính xác, có sự


Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
14


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

kết hợp giữa các máy móc phân tích tự động với máy vi tính đã rút ngắn khá
nhiều thời gian phân tích các tính trạng tới hàng trăm, hàng nghìn lần.[5][3]
Năm 1955, Smithies O. đã chứng minh tính đa dạng di truyền các
protein huyết thanh máu động vật. Ông đã dùng hai phương pháp chính là:
Phương pháp miễn dịch học phat hiện nhóm máu γ-globulin và βlipoprotein… và phương pháp điện di đã phát hiện hemoglobin, haptoglobin,
transferin.
Nhiều nhà nghiên cứu về sau đã sử dụng các phương pháp điện di trên
giấy, trên gel tinh bột, gel agarose, gel poliacrylamid… để xác định đa hình
của hemoglobin, các protein trong máu, mô cơ quan, sữa, trứng và các enzym
trong máu, trong dịch cơ thể.
1. Các kiểu hemoglobin ở động vật
Bằng phương pháp điện di trên giấy, trên gel tinh bột người ta xác định
tính đa hình di truyền của các kiểu hemoglobin (Hb) ở động vật làm cơ sở
cho chọn giống, tạo giống động vật.
Hemoglobin có trọng lượng phân tử 64.500. Cấu tạo phân tử của
hemoglobin gồm 4 chuỗi polypeptit là 2 chuỗi α và hai chuỗi β.
Hiện tượng đa hình của phân tử hemoglobin biểu hiện ở đa hình trong
quá trình phát triển cá thể và hiện tượng đa hình di truyền.
+ Hiện tượng đa hình trong quá trình phát triển cá thể là hiện tượng bắt
gặp các cấu trúc khác nhau trong quá trình phát triển cá thể. Ở giai đoạn phát
triển khác nhau có các kiểu hemoglobin khác nhau. Sự thay thế dạng này
bằng dạng khácliên quan đến độ thành thục sinh dục. Vì vậy người ta sử dụng

tiêu trí này để đánh giá phẩm chất giống gia súc.
+ Hiện tượng đa hình di truyền là hiện tượng di truyền trong đó bắt gặp
nhiều kiểu hemoglobin ở các gia súc khác nhau với tần số các kiểu Hb ở các

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
15


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

quần thể khác nhau trong các loài khác nhau. Hiện tượng này do các nhân tố
đột biến, chọn lọc tác động, trong đó chủ yếu do các đột biến gây nên.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đa hình di truyền hemoglobin:
+ Nghiên cứu đa hình di truyền hemoglobin góp phần trong một số vấn
đề chăn nuôi như xác định nguồn gốc động vật nuôi. Vì hemoglobin là một
tính trạng ổn định về mặt di truyền và mỗi quần thể có tần số alen tương ứng,
do đó có thể dựa vào đó mà xác định nguồn gốc động vật.
+ Các kiểu hemoglobin có liên quan đến sức sản xuất của động vật.
Pinco B. V (1986) phát hiện mối liên quan giữa kiểu Hb với sức sản xuất của
bò sữa. Cụ thể là bò có HbB và HbAB có hàm lượng mỡ sữa cao hơn HbA.
2. Tính đa hình protein huyết thanh máu
Protein huyết thanh máu là hỗn hợp các chất khác nhau. Người ta đã di
sâu chứng minh vai trò của các tiểu phần huyết thanh với quá trình trao đổi
chất và liên quan của chúng với các chỉ tiêu kinh tế khác.[1]
2.1. Thành phần protein huyết thanh của gia súc và các động vật khác
Tuỳ theo phương pháp xác định thành phần protein huyết thanh mà ta
được số tiểu phần khác nhau.
Phương pháp điện di trên giấy tách protein huyết thanh bò, lợn được

bốn tiểu phần chính là: albumin là tiểu phần chạy nhanh nhất, α globulin, β
globulin, ‫ ﻻ‬globulin.
Kết quả phân tích điện di protein huyết thanh của các giống bò Việt
Nam, bò lai Sind, bò Vàng… đều tách được bốn tiểu phần như mô tả ở trên.
Kết quả phân tích điện di protein huyết thanh của các giống trâu Việt
Nam cũng đều tách được bốn tiểu phần như trâu ở nước ngoài.
Về thành phần huyết thanh của gà, lợn, cá và một số giống vật nuôi
khác khi điện di trên giấy cũng được bốn tiểu phần chính như trên.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
16


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

Khi phân tích protein huyết thanh trên gel tinh bột thuỷ phân, gel
poliacrylamid… số cấu tử sẽ lớn hơn vì mỗi tiểu phần ở trên giấy được tách
ra làm nhiều phần nhỏ như tiền albumin, hậu albumin…
Albumin huyết thanh đóng vai trò giữ áp lực thẩm thấu keo, vận chuyển
và liên kết axit béo, vitamin… Hàm lượng albumin ở gia súc có sừng chiếm
30-45%, ở lợn chiếm 25-35%, ở bò Vàng Việt Nam khoảng 28,10%.
Albumin liên quan đến một số tính trạng kinh tế như lợn sinh trưởng
nhanh, tỷ lệ nạc cao thì chúng có hàm lượng albumin cao.
α globulin tuy có hàm lượng thấp so với tổng lượng protein huyết thanh
nhưng có vai trò trong liên kết với gluxit, lipit để tạo ra lipoproteit,
glucoproteit. Đồng thời chúng tham gia vận chuyển axit amin.
β globulin có nhiệm vụ liên kết và chuyển hoá sắt, tạo máu, vận chuyển
các ion khoáng, chuyển hóa mỡ. Khi tách β globulin bằng gel tinh bột được

transferin có vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Nó liên quan đén sản
lượng sữa ở bò và sức kháng bệnh tự nhiên ở gia súc.
‫ ﻻ‬globulin là tiểu phần rất quan trọng. Nó là tiểu phần protein miễn
dịch có vai trò trong việc chống bệnh, bảo tồn nòi giống. Gồm 5 nhóm là IgA,
IgG, IgH, IgD và IgE.
2.2. Tính đa hình di truyền của transferin
Transferin (Tf) là tiểu phần protein huyết thanh chứa sắt thuộc nhóm β
globulin. Trong huyết thanh máu nó chiếm khoảng 3-5%.
Khi nghiên cứu Tf người ta thấy rằng, Tf do một locut gen có nhiều
alen quy định. Các alen đó là TfA, TfD1, Tfd2, TfE, TfB… trong đó có TfA,
TfD có tần số cao.Tuỳ theo giống bò, lợn mà tần số alen của mỗi giống có sự
khác nhau. Có tác giả cho rằng Tf còn liên quan đến sản lượng sữa, tỷ lệ mỡ
sữa nhưng mối liên quan trên còn chưa rõ ràng.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
17


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

2.3. Tính đa hình di truyền của albumin
Albumin của huyết thanh máu mang tính đa hình di truyền. Theo
Fomiseva (1968) albumin gia súc do hai alen đồng trội AlF và AlS xác định.
Ngày nay người ta thống nhất albumin do một locut gen có 3 alen Ala ,Alb,
Alc xác định và có 6 kiểu hình albumin.
3. Tính đa hình di truyền của protein sữa
Người ta đã xác đinh tính đa hình của protein sữa và mối liên quan giữa
các tiểu phần này với các chỉ tiêu về sức sản xuất.[5]

3.1. Các thành phần của protein sữa
Trong protein sữa chứa chủ yếu là cazein chiếm 80% còn lại là albumin
và globulin.
Cazein là chất rất quan trọng, nó là photphoprotein (axit amin +
H3PO4). Trong sữa cazein ở dạng hợp chất với canxi.
Bằng phương pháp điện di trên giấy, người ta đã tách cazein sữa thành
bốn tiểu phần là α- cazein, β- cazein, ‫ ﻻ‬-cazein và k- cazein. Nhiều tác giả
cũng đã phát hiện được mối liên quan giữa các tiểu phần cazein với các chỉ
tiêu sản xuất sữa.
Albumin, globulin sữa ở trạng thái hoà tan chiếm khoảng 18% protein
trong sữa. Bằng phương pháp điện di người ta tách được bốn tiểu phần là
albumin, β lactoglobulin, α lactoalbumin và ‫ ﻻ‬globulin.
Albumin sữa là tiểu phần di chuyển nhanh nhất trong điện di, nó có tính
chất giống như albumin trong máu.
β lactoglobulin là tiểu phần quan trọng trong sữa.
α lactoalbumin là tiểu phần chuyển động sau β lactoglobulin.
‫ ﻻ‬lactoglobulin và globulin miễn dịch trong sữa chứa nhiều trong sữa
đầu của động vật còn sữa về sau có hàm lượng thấp hơn nhiều.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
18


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

3.2. Tính đa hình của β lactoglobulin
β lactoglobulin ở bò có hai dạng ký hiệu là β - A, β – B do hai alen
LgA, LgB của một locut gen quy định. Như vậy, ở bò có ba kiểu gen là

LgALgA, LgBLgB và LgALgB. Các kiểu gen β lactoglobulin cũng liên quan
đến nòi giống bò.
3.3. Tính đa hình của α lactoalbumin
α lactoalbumin mang tính đa hình di truyền. α lactoalbumin do một
locut gen có hai alen quy định gọi là các alen L αA, L αB. Tương ứng với hai
alen có ba kiểu gen L αA L αA, L αB L αB, L αA L αB.
3.4. Tính đa hình của β cazein, α cazein
Nhiều tác giả đã phát hiện tính đa hình của β cazein, α cazein. Đối với
tiểu phần của β cazein, Aschaffenburg 1964, phát hiện ba kiểu khác nhau của
β cazein mà mỗi kiểu được quy định bởi ba cặp alen trong dãy ba alen β CnA,
β CnB, β CnC xác định. Về tiểu phần α cazein cũng mang tính đa hình di
truyền. Nhiều tác giả đã xác định được 3 alen α cazein đó là α s1CnA, α
s1CnB, α s1CnC.
4. Tính đa hình di truyền của các izozym
Hầu hết các phản ứng hoá học xẩy ra trong hệ thống sống đều do các
enzym xúc tác, nó là chất xúc tác sinh học. Trong tế bào sống bao gồm một
hệ thống enzym xúc tác cho một chuỗi các phản ứng của một quá trình trao
đổi chất nhất định.
Izozym là những biến dạng của enzym được xác định về phương diện di
truyền của các enzym khác nhau về cấu trúc bậc I và do các locut gen khác
nhau xác định. Do tính chất di chuyển khác nhau của các izozym trong quá
trình điện di mà người ta nghiên cứu những biến dạng của enzym ở các nòi,
giống, các thể động vật khác nhau.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
19


Tiểu luận chuyên đề


Cơ sở di truyền chọn giống động vật

Allozym là một biến dị tương ứng của một izozym. Về mặt di truyền thì
một locut gen xác định một izozym nhưng vì một locut gen có thể có hai hay
nhiều alen xác định izozym đó.
4.1. Phát hiện và phân biệt các izozym
Muốn nhận biết các izozym phải dùng phương pháp nhuộm màu đặc
hiệu với từng loại enzym. Ví dụ có thể dùng cơ chất tương ứng, coenzym
tương ứng cho từng loại izozym và dung dịch đệm hay chất xúc tác thích hợp.
4.2. Tính đa hình di truyền của các izozym ở động vật
Nhiều nghiên cứu về tính đa hình di truyền của các izozym ở gia súc,
vật nuôi, côn trùng cho thấy đại đa số các động vật đều biểu hiện tính đa hình
di truyền ở nhiều hệ izozym khác nhau. [5]
Người ta phát hiện ở gia súc và nhiều động vật có ba gen mã hoá cho
một enzym lactat đehdrogenaza(LDH). Điều đó có nghĩa là 1 enzym LDH có
ba izozym được gọi tên là A, B, C.
A có hoạt tính trội biểu hiện cao ở cơ và xương.
B có hoạt tính biểu hiện ở cơ tim.
C có trong võng mạc mắt, gan, dịch hoàn…
Trong nhiều mô và cơ quan của một số loài cả hai gen A, B hoật động
đồng thời.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến biểu hiện sự đa hình của
izozym cũng được một số tác giả quan tâm.
5. Triển vọng của việc nghiên cứu tính đa hình di truyền các tính trạng
sinh lý hoá sinh, miễn dịch
Trong những năm gần đây, nhờ các phương pháp và kỹ thuật phân tích
sinh hoá hiện đại phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phương pháp điện di, và các
phương pháp nhuộm hoá tế bào đã góp phần quan trọng để nghiên cứu, phát

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

20


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

hiện cấu trúc enzym của protein huyết thanh, sữa, các kiểu hemoglobin… trên
cơ sở đó, nghiên cứu cơ chế phân tử của trao đổi chất, hoật động của gen
trong tế bào. Vì lẽ đó, di truyền học hoá sinh giúp cho nhiều nghiên cứu về
sinh học, phân loại học bậc cao, sinh học phân tử và nhiều lĩnh vực khác của
sinh học.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu ở các
trường Đại học, Viện nghiên cứu khoa học đã tiến hành nghiên cứu lĩnh vực
di truyền hoá sinh và di truyền phân tử, sinh học phân tử để đánh giá phẩm
giống, xác định nguồn gốc động vật, kiểm tra cá thể để chọn lọc, chọn đôi
giao phối, điều tra vốn gen của các giống gốc làm vật liệu ban đầu cho công
tác giống. Nhiều dẫn liệu trong lĩnh vực phân tích tính đa hình di truyền của
các tính trạng hoá sinh đã được ứng dụng trong công tác chọn giống trên các
đối tượng vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà,…một cách có hiệu quả.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã và đang tiến hành
phân tích theo dõi các chỉ tiêu hoá sinh cùng với chỉ tiêu sản xuất, tính trạng
kinh tế của từng cá thể, quần thể để đánh giá chính xác phẩm giống phục vụ
cho chọn giống và tạo tổ hợp lai có năng suất cao. Nhiều phân tích các tính
trạng hoá sinh, đặc biệt là izozym và ADN đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu này là
phương tiện tốt nhất để nghiên cứu mức độ thuần, mức độ dị hợp của phẩm
giống, đánh giá vốn gen của các giống nội, giống nhập ngoại.[5]
Nhiệm vụ trước mắt là cần phải tiến hành đồng bộ, phối hợp nhiều cơ
sở nghiên cứu và sản xuất, chăn nuôi để phân tích theo dõi các hằng số sinh
học, đặc điểm các tính trạng hoá sinh, sinh lý bằng cách sử dụng nhiều

phương pháp hiện đại như PCR, sắc ký, điện di… để có số liệu hiệu quả để
phục vụ cho công tác nhân giống gia súc, gia cầm ở nước ta.
Xu hướng hiện đại trên thế giới và trong nước là coi trọng các giống cổ

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
21


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

truyền, giúp địa phương điều tra và gìn giữ các vốn gen quý của các giống
này để có biện pháp duy trì, bảo vệ, sử dụng các vốn gen quý hiếm. Đồng thời
điều tra các giống nhập nội, tìm hiểu những đặc điểm tính trạng quý như khả
năng tăng trọng nhanh, năng suất phẩm chất cao… nhằm lai tạo với giống địa
phương để tạo con lai có ưu thế cao phù hợp với đặc điểm khí hậu, điều kiện
chăn nuôi của từng vùng nước ta.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
22


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

PHẦN 3 - KẾT LUẬN
Phương pháp đánh giá, chọn lọc và nhân giống nhằm sử dụng ưu thế lai
trong chăn nuôi đã giúp con người có thể chọn lọc, đánh giá và tạo ra các giống

vật nuôi có các đặc tính, tính trạng tốt, loại bỏ những tính trạng xấu , phẩm chất
kém nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của chăn nuôi và thực tiễn xã hội.
Ngoài ra, nghiên cứu đa hình di truyền sinh lý - hoá sinh, miễn dịch giúp
chúng ta thấy được tính đa hình di truyền của hemoglobin, protein, huyết thanh
máu, protein trong sữa hoặc các enzym trong máu và các mô cơ quan…. Từ đó
làm cơ sở ứng dụng để theo dõi các chỉ tiêu hoá sinh, tính trạng kinh tế của từng
cá thể, quần thể để đánh giá chính xác phẩm chất giống, cũng như nâng cao khả
năng miễn dịch của vật nuôi nhằm phục vụ cho chọn giống và tạo tổ hợp lai có
năng suất cao, phẩm chất tốt và theo nhu cầu của con người.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
23


Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trịnh Đình Đạt, 2002, Di truyền chọn giống động vật, NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội.
[2]. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng, 1999, Cơ sở di
truyền chọn giống động vật, NXB Giáo dục.
[3]. Phan Cự Nhân, 2001, Di truyền học động vật và ứng dụng, NXB
Giáo dục.
[4]. Phan Cự Nhân, 2001, Di truyền học động vật, NXB Giáo dục.
[5]. Một số trang web trên Internet.

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
24



Tiểu luận chuyên đề

Cơ sở di truyền chọn giống động vật

MỤC LỤC
PHẦN 1 - MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Từ xa xưa, con người đã biết thuần dưỡng và nuôi một số động vật để công cụ khai thác lao
động cũng như làm thức ăn. Qua thời gian, số lượng vật nuôi đã được nhân giống và thuần hóa
trở nên đông đúc............................................................................................................................1
Tuy nhiên, ban đầu năng suất của các giống vật nuôi được thuần hóa còn rất thấp, không đáp
ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Từ thời phong kiến, con người đã bước đầu biết sử
dụng phương pháp lai tạo để tạo ra những giống vật nuôi có năng suất cao và phẩm chất tốt.
Nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XX, khi công nghệ sinh học phát triển mạnh, cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của di truyền học, đã tạo nên cuộc cách mạng trong việc chọn giống vật nuôi.
Có được các thành tựu to lớn đó phải kể đến vai trò của ưu thế lai và các phương pháp nghiên
cứu đa hình di truyền sinh lý-hoá sinh, miễn dịch........................................................................1
PHẦN 2 - NỘI DUNG..................................................................................................................2
A. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG NHẰM SỬ DỤNG ƯU
THẾ LAI TRONG CHĂN NUÔI.............................................................................................2
1. Các phương pháp đánh giá, chọn lọc trong chăn nuôi......................................................2
a. Phương pháp chọn lọc các tính trạng đơn giản..............................................................2
b. Phương pháp chọn lọc tính trạng phức tạp....................................................................2
c. Chọn lọc theo dạng hình................................................................................................3
d. Chọn lọc theo quan hệ huyết thống - Chọn lọc theo phả hệ..........................................3
e. Chọn lọc theo đời trước.................................................................................................4
f. Chọn lọc cá thể...............................................................................................................4
g. Chọn lọc theo đời sau....................................................................................................4
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc....................................................................5

2.1. Số lượng gen đối với việc chọn lọc một tính trạng....................................................5
2.2. Số lượng tính trạng chọn lọc......................................................................................5
2.3. Nhịp độ sinh sản.........................................................................................................5
2.4. Số lượng trong một đàn..............................................................................................6
2.5. Tính trạng của gia súc gốc..........................................................................................6
2.6. Áp lực của chọn lọc....................................................................................................6

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
25


×