Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài tập lớn môn pháp luật về giao dịch bảo đảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.39 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN: PHÁP LUẬT VÊ
GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
ĐÊ BÀI 7:
Biện pháp bảo lãnh: So sánh quy định của
BLDS 2005 và 2015; phân tích, đánh giá những điểm mới
trong BLDS 2015 và cho ví dụ minh họa.
Họ và tên: NGUYỄN NGỌC ÁNH
MSSV: 391214
Lớp: N03
Nhóm: 03

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Khái quát về biện pháp bảo lãnh trong BLDS 2005.................................2
1. Khái niệm và đặc điểm............................................................................2
2. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh...............................................................3
3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh...............................................................3
4. Nội dung của bảo lãnh.............................................................................3
II. So sánh quy định với BLDS 2015; phân tích, đánh giá và cho ví du
minh họa...........................................................................................................5
A. Phân tích, đánh giá.................................................................................5


B. Ví dụ minh họa.......................................................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................12

2


LỜI MỞ ĐẦU
Sáng ngày 24/11/2015 Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Bộ
luật Dân sự (BLDS) sửa đổi. BLDS 2015 được thông qua đã có nhiều quy
định mới, bên cạnh những điểm mới nổi bật như cá nhân có quyền xác định
lại giới tính, lãi suất theo thỏa thuận không quá 20%/ năm,…thì những quy
định về các biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng được bổ
sung và hoàn thiện hơn. Trong đó, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm có khá
nhiều sửa đổi, bổ sung cần tìm hiểu rõ. Chính vì vậy mà em đã chọn đề số 7
“Biện pháp bảo lãnh: So sánh quy định của BLDS 2005 và 2015; phân tích,
đánh giá những điểm mới trong BLDS 2015 và cho ví dụ minh họa” làm bài
tập lớn học kỳ.
Trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót mong thầy, cô góp ý để bài
làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VÊ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH TRONG BLDS 2005.
1. Khái niệm và đặc điểm.
Căn cứ theo Điều 361 BLDS 2005 thì “bảo lãnh là việc người thứ ba
(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên
nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi
là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa
thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh

không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên
cũng mang những đặc điểm chung giống các biện pháp bảo đảm khác, ngoài
ra, bảo lãnh còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Bảo lãnh là biện pháp mang tính chất đối nhân.
- Bên bảo đảm trong bảo lãnh bao giờ cũng là người thứ ba.
3


- Nghĩa vụ giữa những người cùng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh là
nghĩa vụ liên đới, trừ khi có thỏa thuận khác.
2. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh.
Hiện nay, vẫn có quan điểm khác nhau về chủ thể trong quan hệ bảo
lãnh. Quan điểm thứ nhất cho rằng quan hệ bảo lãnh chỉ là quan hệ giữa bên
bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Quan điểm thứ hai cho rằng quan hệ bảo lãnh
là quan hệ ba bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
Xét thấy rằng, khi thực hiện quan hệ bảo lãnh thì người được bảo lãnh có
thể biết hoặc không biết cam kết bảo lãnh giữa hai bên và sự đồng ý hay
không của người được bảo lãnh không làm ảnh hưởng đến quan hệ bảo lãnh.
Do đó, quan hệ bảo lãnh chỉ bao gồm hai bên là:
- Bên bảo lãnh: là bên cam kết trước bên có quyền trong quan hệ nghĩa
vụ được bảo đảm về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ trong
quan hệ nghĩa vụ đó nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
- Bên nhận bảo lãnh: là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo
đảm bằng biện pháp bảo lãnh.
3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh.
Đối tượng của biện pháp bảo lãnh: có thể là tài sản hoặc công việc tùy
theo nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ thanh toán tiền hay nghĩa vụ thực
hiện một công việc nhất định.

Phạm vi bảo lãnh: Điều 363 BLDS 2005 quy định “bên bảo lãnh có thể
cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ”. Nếu không có thỏa thuận
gì khác, thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi
bảo lãnh; đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi thường
thiệt hại. Như vậy, phạm vi bảo lãnh bao gồm nhiều phần so với tổng giá trị
của nghĩa vụ chính tùy thuộc vào sự thỏa thuận, cam kết của người bảo lãnh.
4. Nội dung của bảo lãnh.
Căn cứ vào Điều 361 và Điều 41 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì nghĩa
vụ bảo lãnh được thực hiện theo các thời điểm sau:
4


- Thời điểm bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ bị coi là
vi phạm nghĩa vụ nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó.
- Thời điểm bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn
nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đây là trường
hợp do bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng nên bên có quyền hủy bỏ hợp đồng
và yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó trước thời hạn.
- Thời điểm bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình. Trong trường hợp này, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là
thời điểm có đủ căn cứ xác định về tình trạng không còn khả năng thực hiện
nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được
bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn lại đối với mình nếu không có thỏa thuận
khác. Bên bảo lãnh cũng được hưởng thù lao nếu có thảo thuận giữa họ với
người được bảo lãnh hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 364, Điều 367
BLDS 2005).
Nếu nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực
hiện việc bảo lãnh. Trong trường hợp họ đã thỏa thuận và cam kết trước

người có quyền về việc mỗi người chỉ bảo lãnh một phần nghĩa vụ độc lập
hoặc pháp luật đã quy định từng phần nghĩa vụ độc lập, thì mỗi người bảo
lãnh chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ trong phạm vi mà mình đã cam kết bảo
lãnh (Điều 365 BLDS 2005).
Nếu người bảo lãnh được ngươì nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa
vụ thì người được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có
quyền. Trong trường hợp người nhận bảo lãnh chỉ miễn cho một người trong
số những người bảo lãnh liên đới việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của
người đó, thì những người bảo lãnh khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong
phạm vi mà họ đã bảo lãnh (Điều 368 BLDS 2005).

5


II. SO SÁNH VỚI BLDS 2015; PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ CHO VÍ
DỤ MINH HỌA.
A. Phân tích, đánh giá.
1. Khái niệm và hình thức bảo lãnh.
BLDS 2015 vẫn giữ nguyên khái niệm về bảo lãnh, chỉ khác là được
tách ra thành hai khoản, giúp cho điều luật trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn.
Về hình thức bảo lãnh, Điều 362 BLDS 2005 quy định việc bảo lãnh
phài được lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực trong trường
hợp pháp luật có quy định. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại bỏ điều luật quy định
về hình thức. Việc lược bỏ này thể hiện sự tôn trọng yếu tố thỏa thuận và
tránh sự ràng buộc giữa các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh.
Mặc dù vậy, có câu nói “giấy trắng mực đen”, do đó quy định bảo lãnh phải
lập thành văn bản là bằng chứng chứng minh có sự cam kết bảo lãnh giữa các
bên, nhất là có tranh chấp xảy ra.
2. Phạm vi bảo lãnh .
Ngoài các khoản nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại BLDS 2005, BLDS

2015 bổ sung thêm “lãi trên số tiền chậm trả”. Điều 336 BLDS 2015 “Nghĩa
vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt
hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Như vậy,
phạm vi bảo lãnh đã được mở rộng, giúp bảo đảm lợi ích của bên nhận bảo
lãnh và nâng cao trách nhiệm của bên bảo lãnh.
Bổ sung thêm các quy định sau:
Thứ nhất, các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài
sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (khoản 3 Điều 336 BLDS 2015).
Quy định chưa rõ ràng về các biện pháp bảo đảm bằng tài sản, và liệu cầm giữ
có nằm trong số đó không. Trước đây, BLDS 2005 không quy định cụ thể về
việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp) để thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh những thực tiễn áp dụng thì vẫn có trường hợp xảy ra. Tuy
nhiên quy định này có thể gây chồng chéo 2 biện pháp bảo đảm đối với tài
sản của người thứ ba, đó là vừa thế chấp tài sản của người thứ ba lại vừa bảo
6


lãnh bằng tài sản của người thứ ba. Trong một hợp đồng bảo lãnh lại sử dụng
đồng thời hai biện pháp bảo đảm là “cầm cố” hoặc “thế chấp” và “bảo lãnh”.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2014 đã không còn quy định về bảo bảo lãnh
bằng quyền sử dụng đất. Vì vậy, cần xem xét và quy định rõ ràng, cụ thể hơn
đối với biện pháp này.
Thứ hai, trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong
tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi
người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. (Khoản 4 Điều
336 BLDS 2015). Đây là quy định mới có lợi cho bên bảo lãnh, không mang
tính ràng buộc đối với các chủ thể khác ngoài những chủ thể trong quan hệ
bảo lãnh khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt. Tuy
nhiên, quy định này lại có hại cho người được bảo lãnh trong trường hợp pháp
nhân cố tình hợp nhất, giải thể,…để chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh.

3. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Bổ sung quy định sau: Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền
yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được
bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ (Điều 339 BLDS 2015).
Quy định mới này còn có hạn chế như: chưa quy định cụ thể việc thực
hiện quyền yêu cầu của bên nhận bảo lãnh này vào thời điểm trước hay sau
khi đến hạn; thứ hai, việc quy định như vậy có thể khiến bên được bảo lãnh cố
tình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng để bên bảo lãnh phải thực
hiện nghĩa vụ thay mình. Do đó cần quy định thêm bên bảo lãnh có quyền từ
chối thực hiện nghĩa vụ thay nếu chứng minh được bên được nhận bảo lãnh
cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
4. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh.

7


Mặc dù khác nhau về cách diễn đạt nhưng BLDS 2015 vấn chỉ quy định
về “bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối
với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác” (Điều 340 BLDS 2015)
Việc giữ nguyên quy định này có thể coi là hạn chế của BLDS 2015. Bởi
với tư cách là người tự nguyện đứng ra bảo lãnh cho một bên có nghĩa vụ
giúp tạo độ tin cậy để xác lập nghĩa vụ chính, tránh rủi ro cho bên nhận bảo
lãnh nhưng lại chưa có điều luật nào ghi nhận quyền cho bên bảo lãnh. Do đó,
pháp luật có một điều luật riêng quy định quyền của bên bảo đảm với một số
nội dung như:

- Quyền quyết định bảo lãnh một phần hay toàn bộ nghĩa vụ.
- Quyền xác nhận các thông tin đầy đủ, kịp thời liên quan đến nghĩa vụ
được bảo lãnh và khả năng thực hiện nghĩa vụ từ bên nhận bảo lãnh và được
bảo lãnh.
- Quyền yêu cầu bên được bảo đảm hoàn trả phần nghĩa vụ mà bên bảo
lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
5. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 quy định trường hợp phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh mà được miễn thì không phải thực hiện nghĩa vụ: Trường
hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh
miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không
phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả
thuận hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 341 BLDS 2015). Việc
quy định miễn đồng thời cả cho người được bảo lãnh thể hiện mối liên hệ, sự
ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên được lãnh. Trong trường hợp người được
bảo lãnh không biết về việc bảo lãnh thì sự ràng buộc này lại có lợi cho họ.
Trong bảo lãnh liên đới, trường hợp một trong số những người nhận bảo
lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối
với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với
8


những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại (khoản 3 Điều 341 BLDS 2015).
Quy định này phù hợp với các quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ
dân sự liên đới.
6. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh
Đây là quy định mới được đề cập tại BLDS 2015. Điều 342 BLDS 2015
quy định như sau:
“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên
nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi
phạm và bồi thường thiệt hại.”
Điều luật này quy định cụ thể hậu quả mà bên bảo lãnh phải chịu khi
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh, góp phần
nâng cao ý thức của bên bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên
nhận bảo lãnh. Ngoài ra, nên quy định thêm nếu bên bảo lãnh chứng minh
được thiệt hại do người thứ ba gây ra thì không phải bồi thường.
Đa phần các quy định đều nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên nhận bảo
đảm, nhằm nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh, và quy định
này cũng vậy. Do đó, cần có thêm các quy định nhằm bảo vệ cho bên được
bảo lãnh.
7. Xử lí tài sản của bên bảo lãnh, hủy bỏ việc bảo lãnh.
Hai điều luật này đã được lược bỏ hoàn toàn trong BLDS 2015. Việc bỏ
đi 2 điều luật này giúp cho các quy định về bảo lãnh bớt rườm rà hơn, ta có
thể áp dụng các Điều 299, 300, 301, 302, 305 BLDS quy định chung về xử lý
tài sản bảo đảm trong các trường hợp xử lí tài sản của bên bảo lãnh.
B. Ví du minh họa.
1. Tóm tắt vụ việc.
- Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Trường Phú (Công ty Trường Phú). Địa
chỉ: Số 10 khu biệt thự 2, Bắc Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

9


- Bị đơn: Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Hoàn
Kiếm (MB). Địa chỉ: số 28, Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Cổ phần tập đoàn
Công nghiệp Thiên Phú (Công ty Thiên Phú). Địa chỉ: Cụm công nghiệp Hà

Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội.
Ngày 5/6/2011, Công ty Trường Phú và Công ty Thiên Phú ký hợp đồng
mua bán 60 tấn dây đồng loại phi 2.6mm. Ngày 9/4/2012, MB chi nhánh
Hoàn Kiếm đã phát hành hai bảo lãnh thanh toán đối với hợp đồng và các phụ
lục của hợp đồng mua bán dây đồng giữa hai công ty này. Sau khi hoàn tất
việc giao hàng theo hợp đồng, Trường Phú yêu cầu Thiên Phú thanh toán tiền.
Bên mua nhiều lần xác nhận nợ xong không thực hiện. Khi phía Công ty
Thiên Phú vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, Công ty Trường Phú đã gửi
văn bản yêu cầu MB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của
bảo lãnh. Nhưng MB nhiều lần tìm cách trì hoãn không thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.
Toà sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Trường Phú với MB. Theo
đó, toà buộc MB trả nợ thay theo nghĩa vụ bảo lãnh đối với số tiền Công ty
Thiên Phú phải trả cho Công ty Trường Phú, tổng số tiền là 33,8 tỷ đồng, gồm
nợ gốc 24,4 tỷ đồng, lãi 4,8 tỷ đồng và bồi thường thiệt hại 4,6 tỷ đồng do
công ty này phải vay của các ngân hàng khác để chi trả các khoản. Tuy nhiên,
MB đã kháng cáo toàn bộ quyết định trên của tòa cấp sơ thẩm.
Ngày 14/8/2014, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý, xử phúc
thẩm Ngày 19/8/2014, tại buổi tuyên án, toà phúc thẩm sửa một phần bản án
sơ thẩm, chấp nhận việc Công ty Trường Phú đồng ý rút lại khoản bồi thường
thiệt hại hơn 4 tỷ đồng, còn lại MB phải có nghĩa vụ thanh toán cho khách
hàng này hơn 28 tỷ đồng (gồm 24,4 tỷ đồng gốc và 3,7 tỷ đồng lãi).
2.Giải quyết vụ việc theo hướng BLDS 2015.
Căn cứ vào Điều 335 BLDS 2015, ta có thể thấy vụ việc trên là tranh
chấp về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong quan hệ bảo lãnh đó, bên bảo
lãnh là Ngân hàng MB, bên nhận bảo lãnh là công ty Trường Phú, bên được
10


bảo lãnh là công ty Thiên Phú. Cụ thể, Ngân hàng MB đã bảo lãnh cho nghĩa

vụ thanh toán tiền mua dây đồng của công ty Thiên Phú với công ty Trường
Phú. Các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau và việc bảo lãnh này được lập
thành văn bản.
Dựa vào lời khai của các đương sự, cũng như tính xác thực của các giấy
tờ mà các bên đã cung cấp, hoàn toàn có cơ sở chứng minh rằng Ngân hàng
MB đã bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán của Công ty Thiên Phú đối với Công
ty Trường Phú, với phạm vi bảo lãnh là toàn bộ hợp đồng cùng với phụ lục
hợp đồng mua bán dây đồng của hai công ty này theo đúng điều 335, 336
BLDS 2015 về bảo lãnh. Chính vì vậy, khi Công ty Thiên Phú vi phạm nghĩa
vụ trả tiền mua hàng cho Công ty Trường Phú thì MB phải có nghĩa vụ thanh
toán cho Công ty Trường Phú theo khoản Điều 342 BLDS 2015 quy định về
trách nhiệm của bên bảo lãnh: “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ đó”. Đồng thời, theo Điều 339 BLDS 2015: “Trường hợp bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì
bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực
hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo
lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ”, thì Công ty Trường Phú yêu cầu
MB thanh toán khoản nợ cho Thiên Phú là đúng pháp luật.
Căn cứ vào điều 336 BLDS năm 2005: “Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả
tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm
trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác”, thì số tiền MB phải thanh toán cho
Công ty Trường Phú bao gồm cả tiền nợ gốc, nợ lãi và tiền bồi thường. Theo
Công ty Trường Phú, Công ty đã phải vay nợ các ngân hàng khác để có nguồn
vốn nhập hàng và bán cho Công ty Thiên Phú. Khi bên Thiên Phú không
thanh toán, MB trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Công ty Trường
Phú đã phải kéo dài thời gian trả lãi vay ngân hàng. Do đó, ngoài khoản nợ
gốc và lãi phát sinh, công ty Trường Phú yêu cầu MB bồi thường thiệt hại cho
11



khoản lãi vay này. Tuy nhiên, nguyên tắc trong xét xử dân sự là tôn trọng
quyền tự do thỏa thuận giữa các bên trong phạm vi pháp luật cho phép, theo
đó chấp nhận việc Trường Phú đồng ý rút lại khoản bồi thường thiệt hại hơn 4
tỷ đồng do MB và Trường Phú đã thỏa thuận.
Về khoản bồi thường thiệt hại, dù hai bên đã thỏa thuận rút lại khoản tiền
bồi thường, nhưng theo khoản 2 Điều 342 BLDS 2015 “Trường hợp bên bảo
lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền
yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt
hại” . Do đó, MB vẫn phải thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, sau khi MB thanh toán xong các khoản tiền trên cho Công ty
Trường Phú, công ty Thiên Phú sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại cho MB số tiền
mà MB đã trả nợ thay cho Thiên Phú. Căn cứ vào Điều 340 BLDS 2015 thì
“Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối
với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác” ,và nếu có tranh chấp về nghĩa vụ hoàn lại giữa Thiên Phú
với MB thì MB có quyền khởi kiện và sẽ được giải quyết bằng vụ kiện khác
nếu có yêu cầu.

KẾT LUẬN
Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm được áp dụng khá phổ
biến hiện nay, nhất là trong quan hệ vay tài sản. Vì vậy mà hiểu được và biết
cách áp dụng các quy định về biện pháp này là rất cần thiết. Những phân tích
ở trên đã chỉ ra những điểm mới cơ bản của biện pháp bảo lãnh trong BLDS
2015. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chỉ khi được áp dụng trên thực
tế ta mới có thể khẳng định được nó đã hoàn thiện hay chưa.

12



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công
an nhân, Hà Nội, 2012.
2. Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa cụ dân sự, TS. Phạm
Văn Tuyết, TS. Lê Kim Giang, nxb. Dân trí, 2015.
3. Bộ Luật Dân sự 2005
4. Bộ Luật Dân sự 2015
* Một số link tài liệu tham khảo:

/> />
13



×