Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.41 KB, 10 trang )

A. MỞ ĐẦU
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa
án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố
tụng theo quy định của pháp luật.
Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau, trong đó có thể nói việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đóng vai trò quan
trọng.
Việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên
tòa sơ thẩm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong giai đoạn này qua việc xét hỏi và
tranh luận dân chủ, công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại
toàn bộ những chứng cứ, tình tiết của vụ án đã có trong hồ sơ và tại phiên tòa để
đưa ra phán quyết cuối cùng.
Vì vậy, việc hoàn thiện BLTTHS hiện hành nói chung cũng như việc hoàn
thiện các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm nói riêng nhằm đáp
ứng các yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là
hết sức cần thiết. Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này, em lựa
chọn đề tài “Các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và việc
hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này ” để thực hiện bài tập học kì.
1
B. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN VỀ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM.
Phiên tòa sơ thẩm phải được xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Thành phần
của Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm; trong
trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể
gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm…
1. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
Dựa vào khoản 1 Điều 184 BLTTHS năm 2003 thì tòa án phải trực tiếp xác
định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám


định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, người
bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Đây là quy định quan trọng trong quá trình xét xử sơ thẩm, vì chỉ khi Hội
đồng xét xử trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng tại phiên tòa mới có thể
đảm bảo cho quá trình xét xử vụ án được chính xác, khách quan. Việc xét xử trực
tiếp của tòa án đối với những người có liên quan trong vụ án, những người có
mặt tại phiên tòa sẽ tạo cho Hội đồng xét xử sự đối chiếu, so sánh lời khai… để
có quyết định đúng đắn nhất.
Để bảo đảm tính liền mạch của quá trình tố tụng một vụ án hình sự thì việc
tiến hành xét xử của tòa án cần phải được tiến hành liên tục. Để Hội đồng xét xử
tập trung tư tưởng một cách xuyên suốt vào vụ án và những người tham dự dễ
theo dõi việc xét xử.
Như vậy, việc xét xử cần được tiến hành liên tục từ khi khai mạc phiên tòa
cho đến khi tuyên án trừ: thòi gian nghỉ (nghỉ qua đêm, ngày chủ nhật, ngày lễ,
nghỉ vì lí do khách quan khác). Thời gian nghị án cũng là thời gian Tòa án làm
2
việc. Khi chưa kết thúc phiên tòa đã được bắt đầu thì Thẩm phán, Hội thẩm,
Kiểm sát viên không được tiến hành tố tụng đối với vụ án khác.
2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm.
Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 185 bao
gồm: một thẩm phán và hai hội thẩm. Đối với trường hợp vụ án có tính chất
nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội
thẩm.
Việc pháp luật không quy định số lượng thẩm phán và hội thẩm ngang
nhau là nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực của hội thẩm. Đồng thời,
việc quy định số lượng hội thẩm luôn lớn hơn thẩm phán là bảo đảm tính nhân
dân, sự giám sát của nhân dân vào quá trình xét xử vụ án hình sự sơ thẩm.
Hội đồng xét xử phải tham gia xét xử vụ án từ khi khai mạc phiên tòa đến
khi kết thúc. một thẩm phỏn và hai hội thẩm. Đối với trường hợp vụ ỏn cú tớnh
chất nghiờm trọng, phức tạp, thỡ Hội đồng xột xử cú thể gồm hai thẩm phỏn và

ba hội thẩm.
Việc xét xử vụ án sẽ không hề bị gián đoạn khi thẩm phán hoặc hội thẩm
không tiếp tục tham gia phiên tòa nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm dự khuyết.
Yêu cầu thẩm phán hoặc hội thẩm dự khuyết phải có mặt từ đầu tại phiên tòa mới
được tham gia xét xử. Trong trường hợp không có thẩm phán, hội thẩm dự khuyết
để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ
đầu.
3. Những chủ thể khác tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Luật tố tụng hình sự quy định những người sau cần có mặt tại phiên tòa:
a. Quy định đối với Kiểm sát viên.
Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự quy định kiểm sát viên viện kiểm sát
cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Nếu vụ án có tính chất phức tạp nghiêm trọng
thì có thể có hai kiểm sat viên cùng tham gia phiên tòa. Họ thực hành quyền công
3
tố, quyết định truy tố người phạm tội trước tòa. Họ còn phải kiểm sát việc chấp
hành các thủ tục tố tụng của Hội đồng xét xử. Nếu có những vụ việc đặc biệt mà
bị can, bị cáo là những người có vị trí trong xã hội, người nước ngoài có thể chịu
mức hình phạt cao nhất thì Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng viện kiểm sát trực
tiếp tham gia phiên tòa.
Với vai trò hết sức quan trọng của mình trong quá trình tố tụng nên khi
vắng mặt hoặc bị thay đổi kiểm sát viên phiên tòa sẽ bị hoãn. Do đó để khắc phục
tình trạng trên, thì sẽ quy định cử thêm kiểm sát viên dự khuyết, để cho phiên tòa
luôn được diễn ra liên tục không bị gián đoạn.
b. Đối với bị cáo
Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án, nếu vắng
mặt không có lí do chính đáng thì bị áp giải. Theo đó bị cáo bắt buộc phải có mặt
tại phiên tòa nhằm đảm bảo nguyên tắc xét xử trực tiếp cũng như tạo điều kiện
thuận lợi để thực hiện quyền bào chữa của bị cáo. Nếu bị cáo vắng mặt có lí do
chính đáng thì phải hoãn phiên tòa, lí do chính đáng phải được báo cho tòa án
biết trước khi khai mạc phiên tòa.

Nếu trong vụ án đồng phạm có nhiều bị cáo trong đó có bị cáo bỏ trốn, có
bị cáo không bỏ trốn thì tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với tất cả
các bị cáo. Khi đó bị cáo không bỏ trốn sẽ bị tạm giam theo Điều 176, 177 Bộ
luật tố tụng hình sự, và ra lệnh truy nã đối với bị cáo bỏ trốn. Hết thời hạn một
tháng mà việc truy nã không có kết quả, thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt
bị cáo bỏ trốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 187 bộ luật tố tụng hình sự.
c. Người bào chữa
Căn cứ vào Điều 190 thì người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa.
Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho tòa án. Nếu người bào chữa
vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành xét xử. Trong trường hợp bắt buộc phải có
người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS, đó là: trường
4
hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hay tâm
thần hoặc trường hợp bị cáo bị truy tố đưa ra xét xử về tội có khung hình phạt cao
nhất là tử hình mà người bào chữa vắng mặt, thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên
tòa.
Nhằm đảm bảo cho bị cáo được hưởng quyền bào chữa thì trong trường
hợp bị cáo là người chưa thành niên, bị nhược điểm về thể chất mà không mời
được người bào chữa thì hội đồng xét xử yêu cầu cử người bào chữa.Việc từ chối
người bào chữa của bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được lập
thành văn bản, nhưng cần có được sự chấp nhận của hội đồng xét xử.
d. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án và đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên tòa.
Nếu họ vắng mặt thì tùy trường hợp, hội đồng xét xử hoãn phiên tòa (nếu sự có
mặt của họ là cần thiết) hoặc vẫn cứ tiến hành xét xử (nếu sự vắng mặt của họ
không trở ngại cho việc xét xử).
Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn
dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì hội đồng xét xử có

thẻ tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự Điều 191 bộ
luật tố tụng hình sự.
e. Người làm chứng.
Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa thì tùy từng trường hợp, HĐXX
quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Nếu người làm chứng vắng
mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai ở cơ quan điều tra và tòa án quyết định vẫn
tiến hành xét xử thì chủ tọa phiên tòa công bố lời khai đó của họ Điều 192 bộ luật
tố tụng hình sự.
5

×