Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo đồ án tốt nghiệp tình hình ô nhiễm các hợp chất của nitơ, nitrit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.85 KB, 20 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.Tình hình ô nhiễm các hợp chất của nitơ, nitrit [1,2,4]
1.1 Nitrit, tình hình ô nhiễm nitrit và các hợp chất của nitơ
1.1.1 Nitrit và các hợp chất của nitơ
Các hợp chất của nitơ trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu
cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc phát sinh từ các hoạt động của con người. Các hợp chất
này thường tồn tại dưới dạng nitrat, nitrit, ammoniac (NH3) hoặc nguyên tố nitơ (N2).
Nitrat (công thức hóa học là NO3-) và nitrit (công thức hóa học là NO2-) là hợp chất
của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là nguồn cung cấp nitơ cho
cây trồng. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ
nitrat trong nước quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây ảnh hưởng có hại
đến sức khỏe.
Sự có mặt của nitrat và nitrit trong nước cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn từ sử
dụng phân bón trong nông nghiệp, bể phốt, hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật,
chất thải công nghiệp hoặc từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, hàm
lượng nitrat trong nước cao cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn bởi một số chất ô
nhiễm khác như vi khuẩn hoặc thuốc trừ sau, những chất ô nhiễm này có thể thâm nhập
nguồn nước và hệ thống phân phối nước giống như nitrat và nitrit. Tùy theo mức độ có
mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước
mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH 3, NO2- và NO3-.
Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Như vậy:
- Nếu nước chứa NH3và nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.
- Nếu nước chủ yếu có NO2-thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn, ít nguy hiểm hơn.
Nếu nước chủ yếu là NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.
1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm nitrat, nitrit
a) Nguồn gốc tự nhiên
Do cấu tạo địa chất và lịch sử hình thành địa tầng: các hiện tượng xói mòn, xâm
thực, hiện tượng sét trong tự nhiên, v.v xảy ra giải phóng các hợp chất của nitơ dẫn tới các
quá trình nitrat hóa, nitrit hóa. Tuy nhiên, trong môi trường tự nhiên, các hợp chất này có
khả năng được đồng hóa và đưa về trạng thái cân bằng.



b) Nguồn gốc nhân tạo
- Sử dụng quá mức lượng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất, thực vật đã gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước hoặc do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ
càng làm đẩy nhanh quá trình nhiễm nitrat, nitrit trong nước.
- Quá trình khoan khai thác nước diễn ra phổ biến cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm do lượng nước bị khai thác lớn mà lượng nước mới chưa kịp bổ sung
dẫn tới quá trình xâm thực được đẩy mạnh, nước ngầm được bổ sung bằng việc thấm từ
nguồn nước mặt xuống Do các hoạt động của nguồn trên đã dẫn đến sự gia tăng nồng độ
các chất nitơ trong nước bề mặt. Các chất này theo nước mặt thấm xuyên từ trên xuống
hoặc thấm qua sườn các con song, xâm nhập vào nước ngầm dẫn tới tình trạng tăng nồng
độ hợp chất nitơ.
1.1.3 Ảnh hưởng của nitrat, nitrit tới sức khỏe
Nitrit (NO2-), nitrat (NO3-) là những chất có tính độc hại tới sinh vật và con người vì
sản phẩm nó chuyển hóa thành có thể gây độc cho cá, tôm, v.v, gây ung thư cho con
người.
a) Con người
Thực ra NO3- không độc nhưng khi vào cơ thể nitrat được chuyển hóa thành nitrit
nhờ vi khuẩn đường ruột. Ion này còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khỏe con người.
Do vậy, khi ăn uống nước có chứa nitrit thì cơ thể sẽ hấp thu nitrit. Nitrit có tác dụng oxy
hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin (Hb) thành
methemoglobin (MetHb) không có khả năng vận chuyển O2 và thán khí giống như
hemoglobin.
Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với bệnh này trẻ sơ sinh không có đủ enzyme trong máu để
chuyển hóa methemoglobin trở lại thành hemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này
thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi bị
ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó
thở, ngột ngạt. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn ít bị ảnh hưởng bởi
methemoglobinemia do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ và thải loại nitrat.
Mặc dù đã có những nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng gây ung thư do ăn uống

nước bị ô nhiễm nitrat và nitrit (ở nồng độ cao) trong thời gian dài, nhưng cho đến nay
các kết quả nghiên cứu chưa đủ để khẳng định mối tương quan giữa ăn uống nước bị


nhiễm nitrat và nitrit trong thời gian dài và ung thư. Tuy nhiên, nitrat và nitrit (đặc biệt là
nitrit) vẫn được khuyến cáo là có khả năng gây ung thư ở người do nitrit sẽ kết hợp với
các axit amin trong thực phẩm làm thành một họ chất nitrosamine-1 hợp chất tiền ung
thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong
gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan hoặc ung thư dạ dày.
Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy
cơ tử vong cao.
b) Sinh vật
Nuôi trồng thủy sản: tôm, cá nước ngọt và các sinh vật thủy sinh khác. Khi tôm tiếp
xúc với nồng độ NO3-cao trong thời gian dài sẽ bị cụt râu, mang bất thường và gan tụy bị
tổn thương. Cơ quan gan tụy ở tôm sản xuất enzyme tiêu hóa và chịu trách nhiệm thúc
đẩy sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Khi bị tổn thương sự hấp thu sẽ giảm, dẫn đến tăng
trưởng tôm thấp. Nitrite không chỉ làm cá thiếu oxy vì tạo ra MetHb mà còn tác động đến
nhiều cơ quan khác bởi nhiều cơ chế khác nhau. Ví dụ ở cá hồi thì nitrite gây giãn mạch,
bằng chứng là tăng sự rối loạn nhịp tim gây ra cao áp huyết; hoặc nitrite chuyển sang
dạng nitric oxide (NO) làm cản trở quá trình điều hòa; làm rối loạn quá trình tiết hormon
của tuyến nội tiết như quá trình tổng hợp hormone sinh dục bị ức chế khi đó những
hormon này bị chuyển thành dạng ammonia hoặc urea để thải ra ngoài. Nitrite không
dừng lại ở mang và máu mà còn tích lũy trong gan, não và cơ. Lúc đầu khi lượng nirite
vào cơ thể sẽ được máu (HbO2) chuyển hóa thành nitrate (NO 3-) ít độc hơn và quá trình
chuyển hóa này cũng xảy ra ở gan nhằm giải độc nitrite cho cơ thể nhưng nếu nồng độ
nitrite quá cao thì cá có thể chết do nồng độ MetHb trong cơ thể tăng cao.
1.1.2 Tình hình ô nhiễm nitrit và các hợp chất của nitơ
Theo báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt năm 2012, thì tại các con sông lớn
như sông Kì Cùng, sông Hồng, sông Cầu, sông Nhuệ-Đáy, sông Thái Bình, sông Tiền,
sông Hậu.. đều đã bị ô nhiễm ở hầu hết các trạm quan trắc.

Các năm gần đây chất lượng nước sông Kỳ Cùng bị giảm sút đáng kể. Kết quả phân
tích cho thấy các thông số TSS, COD, BOD 5 , NH4+, NO2- , Fe, Mn, Coliforms đều vượt
quá QCVN 08: 2008 loại A2, chỉ đạt nguồn nước loại B (Sở TN&MT Lạng Sơn, 2010).
Trên hệ thống sông Hồng: Kết quả quan trắc môi trường khu vực đầu nguồn thuộc tỉnh
Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,... cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều nằm trong
ngưỡng A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Nước sông Hồng có hàm lượng chất hữu cơ
thấp nhưng độ pH tương đối cao đi cùng với lượng phù sa lớn, nên trong một số thời điểm


quan trắc, giá trị tổng lượng sắt đôi khi vượt QCVN. So với các sông khác trong vùng,
sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn. Đoạn sông Hồng chảy qua thủ đô Hà Nội, các
thông số ô nhiễm thường xấp xỉ ngưỡng A1 của QCVN 08:2008/ BVMT.
Lưu vực sông Cầu tại một số trạm quan trắc tại Bắc Ninh, Bắc Giang có hàm lượng
NH vượt quá QCVN vượt loại A1 và xấp xỉ loại B1. Trên lưu vực sông Nhuệ -Đáy, đặc
biệt là sông Nhuệ, nơi tiếp nhận nguồn thải từ các con sông trên địa bàn Hà Nội, đều vượt
quá QCVN 08: 2008 thậm chí là QCVN 14:2008/BTNMT. Hầu hết các con sông ở miền
Trung và Nam đều có hàm lượng các chất ô nhiễm thấp nhưng không ổn định.
+
4

Biểu đồ diễn biến hàm lượng N-NH4 trên sông Nhuệ từ 2007 đến 2009


Biểu đồ diễn biến hàm lượng N-NH4 trên sông Cầu từ 2007 đến 2009

Biểu đồ diễn biến hàm lượng NO3- trên sông Tiền và sông Hậu từ 2008 đến 2011
1.2 Các phương pháp xử lý[3]
Xử lý hợp chất nitơ có thể thực hiện bằng các biện pháp hóa lý (hóa học), vật lý hoặc sinh
học dựa trên các nguyên tắc chuyển hóa thành hợp chất khác hoặc tách loại, cách ly
chúng ra khỏi môi trường nước.

- Chuyển hóa các hợp chất nitơ thành dạng khí, thâm nhập vào bầu khí quyển. Con
đường chuyển hóa này có thể thực hiện bằng phương pháp sinh học thông qua các quá
trình liên tiếp nitrat hóa (oxy hóa amoniac) và khử nitrat (khử nitrat với tư cách là chất
oxy hóa và chất hữu cơ carbon là chất khử). Thực hiện phản ứng oxy hóa khử trực tiếp
giữa amoniac với nitrit và nitrat bằng phương pháp vi sinh (quá trình Anamox). Oxy hóa


xúc tác trực tiếp amoniac thành khí nitơ Oxy hóa amoniac với clo hoạt động (clo hóa tại
điểm đột biến).
- Chuyển hóa các hợp chất nitơ thành các thành phần trong tế bào của sinh khối
(thực vật và vi sinh vật). Quá trình chuyển hóa trên gắn liền với các phản ứng sinh hóa
xảy ra trong tế bào động, thực vật, trong quá trình quang hợp của thực vật hay đồng hóa
của vi sinh vật. Quá trình trên tồn tại trong tự nhiên, là cơ sở của phương pháp xử lý bằng
các loại thủy thực vật.
- Bốc hơi amoniac vào bầu khí quyển. Phương pháp này thật ra là chuyển chất ô
nhiễm từ nước vào không khí, sau đó phần lớn lại được hấp thụ trở lại vào môi trường
nước ở những vị trí khác. Để thực hiện phương pháp trên, amoniac phải tồn tại ở dạng
bay hơi (trung hòa) và do độ tan của amoniac trong nước rất lớn nên để thúc đẩy cần phải
sục khí với lượng rất lớn và ở nhiệt độ cao.
- Tách amoniac ra khỏi môi trường nước có thể thực hiện bằng phương pháp trao đổi
ion trên cationit. Các loại nhựa cationit có độ chọn lọc trao đổi thấp đối với amoni, dung
lượng trao đổi động thấp, bị cạnh tranh mạnh bởi các ion khác có mặt với nồng độ cao
như canxi, magie. Loại zeolit tự nhiên clinoptilolite có khả năng chọn lọc cao đối với
amoni có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Nitrat cũng là cấu tử có độ chọn lọc
trao đổi ion thấp hầu hết trên các loại nhựa tổng hợp. Trên thị trường có một số anionit
đặc thù dành cho trao đổi nitrat.
Sử dụng một số loại màng thích hợp: màng nanô, màng thẩm thấu ngược hay điện
thẩm tích cũng tách được các hợp chất nitơ đồng thời với các hợp chất khác.
Các phương pháp hóa học thường dùng là trao đổi ion và oxi hóa khử. Trong đó xử
lí nitrit bằng oxi hóa khử như sau:

Một số loại nước thải chứa nitrit, có thể loại bỏ nitrit bằng phương pháp oxy hóa.
Chuyểnhóa nitrit thành nitrat có thể thực hiện với chất oxy hóa là clo hoạt động hoặc với
hydro peroxit theo các phản ứng:
NO2- + OCl- ↔ NO3- + ClNO2- + H2O2 ↔ NO3- + H2O
Phản ứng trên xảy ra trong môi trường axit nhẹ (pH = 3 - 4) với tốc độ rất nhanh.
Khi nồng độ nitrit lớn, trong phản ứng trên dễ xảy ra nguy cơ tạo thành khí oxit nitơ
khi dùng axit để điều chỉnh pH của môi trường. Để giảm nguy cơ trên, trước hết đưa một
lượng cần thiết chất oxy hóa, vào dung dịch nitrit, tiếp theo sẽ chỉnh pH với tốc độ vừa


phải. Đối với chất oxy hóa là clo hoạt động, nếu sử dụng axit HCl để chỉnh pH thì sẽ xuất
hiện khí clo.
Lượng chất oxy hóa cần thiết cho phản ứng trên: 1,54 g clo hoạt động hoặc 0,78 g
H2O2 để oxy hóa 1 g nitrit.
Nitrit cũng có thể khử về dạng khí nitơ khi phản ứng với axit amidosulfonic trong
điều kiện pH <4 ở nhiệt độ thường:
NO2- + NH2SO3- ↔ N2 + SO42- + H2O
Phản ứng xảy ra rất nhanh vì vậy phản ứng thường được tiến hành theo mẻ (2,1 g
NH2SO3- /1g NO2Cũng trong điều kiện môi trường axit nhẹ, ở nhiệt độ cao, ure phản ứng với nitrit và
tạo thành khí nitơ.
2 NO2- + (NH2)2CO ↔ 2 N2 + CO2 + H2O + OHII.Giới thiệu vật liệu hydroxit lớp kép
Các hydroxit cấu trúc lớp kép (layered double hydroxit - LDH) đã được biết đến từ
hơn 150 năm trước đây. Công thức chung của các LDH là:
[M2+ 1-xM3+ x(OH)2]x+[(An-)x/n. mH2O]xTrong đó M2+ và M3+ là các cation kim loại hóa trị 2 và 3 tương ứng và An- là
anion. Chúng còn được gọi là vật liệu giống hydrotalcite hay đơn giản là vật liệu
hydrotalcite (LDH) theo tên gọi của một khoáng trong họ, tồn tại trong tự nhiên với công
thức chính xác là Mg6Al2(OH)16CO3.4H2O. Một tên nữa của họ hợp chất này là khoáng sét
anion, để nhấn mạnh đến sự so sánh với các khoáng sét cation rất phổ biến trong tự nhiên.
Vì vậy để đơn giản trong cách gọi tên trong luận văn này chúng tôi gọi hydroxit cấu trúc
lớp kép là hydrotalcite. M2+ là cation kim loại hóa trị 2 như Mg, Zn, Ca, Fe, Ni... M3+ là

cation kim loại hóa trị 3 như Al, Cr, Fe... An- là các anion rất đa dạng có thể là phức anion,
anion hữu cơ, các polymer có khối lượng phân tử lớn, các halogen hay SO4 2- CO32- . x là
tỉ số nguyên tử M3+/(M2+ + M3+), x thường nằm trong khoảng 0,20≤ x≤0,33, cũng có một
số tài liệu đã công bố LDH có thể tồn tại với 0,1≤ x ≤0,5.
2.1 Đặc điểm cấu trúc của hydroxit lớp kép[13,22,25]
LDH được cấu tạo dạng lớp bao gồm:
- Lớp hydroxit (lớp brucite): là hỗn hợp của các hydroxit của kim loại hóa trị 2 và
hóa trị 3, tại đỉnh là các nhóm OH-, tâm là các kim loại hóa trị 2 và 3, có cấu trúc tương tự


như cấu trúc brucite trong tự nhiên. Cấu trúc này được sắp đặt theo dạng M(OH)6 bát
diện. Những bát diện này dùng chung cạnh kế cận để hình thành nên các lớp không giới
hạn. Các lớp hydroxit này có dạng [M2+ 1-xM3+ x(OH)2]x+ trong đó một phần kim loại hóa
trị 2 được thay thế bằng kim loại hóa trị 3 nên lớp hydroxit mang điện tích dương. Lượng
điện tích dư thừa sẽ được trung hòa bởi các anion xen giữa.
- Lớp xen giữa: [Anx/n] là các anion mang điện tích âm nằm xen giữa các
lớphydroxit, trung hòa điện tích dương của lớp hydroxit. Ngoài anion, các phân tử nước
cũng được định vị ở lớp xen giữa những lớp hydroxit kim loại. Chỉ có các liênkết yếu tồn
tại giữa các ion và phân tử này với lớp cơ bản. Điều này dẫn đến một trong những đặc
điểm chủ yếu của họ vật liệu này là khả năng trao đổi anion của các anion lớp xen giữa.
Mật độ điện tích của tấm hydroxide trong LDHs là trong khoảng 0,33-0,25 Cm-2
(cao như trong mica, 0,32-0,34 Cm-2), và cao hơn nhiều so với những gì quan sát trong
đất sét cation khác nhau của cả tự nhiên và tổng hợp nguồn gốc. Tuy nhiên, trạng thái
đáng chú ý của LDH là phản ứng cao đối với các anion hữu cơ khác nhau, trong đó có thể
trao đổi nhiều tới 80 - 100% các anion xen trong LDHs.
Tương tác tĩnh điện giữa các lớp hydroxit kim loại với các anion ở lớp xen giữa và
liên kết hydro giữa các phân tử nước làm cho cấu trúc của hydrotalcite có độ bền vững
nhất định. Các anion và các phân tử nước trong lớp xen giữa được phân bố một cách ngẫu
nhiên và có thể di chuyển tự do không có định hướng, có thể thêm các anion khác vào
hoặc loại bỏ các anion trong lớp xen giữa mà không làm thay đổi đáng kể cấu trúc của

LDH.


2.2 Một số tính chất của LDHs[7,9,10,16,21]
2.2.1 Độ bền hóa học
Độ bền hóa học là rất quan trọng đối với nhiều ứng dụng của LDH, chẳng hạn như
khi LDH được dùng làm bể chứa các ion kim loại phóng xạ từ các chất thải hạt nhân. Độ
bền hóa học của các LDH tăng theo thứ tự Mg 2+ < Mn2+ < Co2+ ≈ Ni2+ < Zn2+ đối với
cation hóa trị 2 và Al3+ < Fe3+ đối với cation hóa trị 3. Điều này cũng phù hợp với giá trị
pKsp của các hydroxit kim loại tương ứng (Ksp là độ tan của sản phẩm). Bên cạnh đó có
thể tính trực tiếp độ hòa tan. Sự hòa tan hydroxit kim loại của LDH ảnh hưởng bởi anion
trong lớp xen giữa. Ví dụ CO32- BrO3-,… làm giảm khả năng hòa tan, trong khi ion NO 3-,
SO4 2- làm tăng khả năng hòa tan.
2.2.2 Độ bền nhiệt
Mặc dù tính đa dạng về thành phần, phần lớn các LDH thể hiện hành vi phân hủy
nhiệt tương tự nhau: Khi nung nóng, trước hết các LDH giải phóng nước trong các lớp
xen giữa, sau đó là quá trình dehydroxyl hóa của các lớp hydroxit và sự phân hủy các
anion lớp xen giữa ở các nhiệt độ cao hơn, cấu trúc lớp bị phá hủy. Sự khác nhau thể hiện
ở nhiệt độ xảy ra các quá trình này. Các nghiên cứu cho thấy rằng độ bền nhiệt tăng theo
trật tự Co-Al < Zn-Al ≈ Cu-Al < Mg-Fe ≈ Ni-Al < Mg- Al ≈ Mg-Cr.


Sự phân hủy nhiệt của các LDH thành các oxit tương ứng chịu ảnh hưởng đáng kể
bởi bản chất của các anion lớp xen giữa. Ví dụ, nghiên cứu phân tích DTA đã chỉ ra rằng
Mg Al/NO3 bền nhiệt hơn khi điện tích lớp x (x = Al/(Mg+Al)) tăng. Ngược lại, MgAl/CO3 lại cho nhiệt độ phân hủy giảm khi x tăng. Các tinh thể LDH chứa các anion hữu
cơ có thể thay đổi khoảng cách cơ bản trong cấu trúc khi nung nhẹ, mở rộng hoặc thu hẹp
khi mất nước trong lớp xen giữa.
2.2.3 Chu trình nung- hydrat hóa và hiệu ứng nhớ lại cấu trúc
Các LDH sau khi nung tạo thành oxit, có thể tái tạo lại cấu trúc lớp khi đưa vào
dung dịch. Đây là một tính chất rất thú vị của các vật liệu này. Quá trình nung – hydrat

hóa tái tạo lại cấu trúc có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thành chu trình. Tuy nhiên, quá trình
này diễn ra khá phức tạp. Hơn nữa, sự giảm dung lượng hấp phụ anion hay những thay
đổi trong tính đối xứng của tinh thể có thể xảy ra sau một hay nhiều chu trình, hoặc pha
sipnel cũng có thể xuất hiện trong những chu trình tiếp theo. Cũng có thể có các pha oxit
không mong muốn khi lặp lại chu trình này… Khả năng tái tạo cấu trúc phụ thuộc vào
bản chất của các cation kim loại thành phần. Một ví dụ điển hình cho nhận định này là
việc mất hoạt tính khi rehydrat hóa các xúc tác oxit trở lại cấu trúc LDH nếu dùng Ni 2+
thay thế cho Mg2+ để tổng hợp LDH.
Điều kiện nung (nhiệt độ, tốc độ, thời gian nung) cũng là những yếu tố rất quan
trọng, quyết định đến quá trình tái tạo cấu trúc của LDH. Ví dụ như khi nung ở 6000C,
cấu trúc LDH có thể tái tạo sau 24 giờ rehydrat hóa, còn mẫu nung đến 750 0C cần khoảng
thời gian 3 ngày.
2.2.4 Tính chất trao đổi ion
Các đa kim loại hay các oxit kim loại trong dung dịch có sức hấp dẫn rất lớn
đối với LDH. Do đó, LDH trở thành một trong những hợp chất chủ yếu để trao đổi
ion.
Phương pháp trao đổi có dạng sau:
[M2+M3+A] + A’- = [M2+M3+A’] + AA là anion ở lớp xen giữa
A’ là anion cần trao đổi
Hoặc có thể trao đổi ở dạng sau:
LDH-A’: LDH có 1 anion xen giữa là A’.


LDH-AA’: LDH có 2 anion xen giữa cùng tồn tại, lúc này quá trình trao đổi xảy ra
không hoàn toàn, A không trao đổi hết với A’
Khả năng trao đổi ion phụ thuộc rất lớn vào bán kính, điện tích của anion A’ và
anion A cần trao đổi. Khi sử dụng LDH trong phản ứng trao đổi ion thì kích thước của lỗ
xốp và
diện tích bề mặt của LDH cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra độ tinh khiết của tinh thể
cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi.

Đối với LDH có lớp xen giữa là ion Cl- (LDH/Cl), hoặc NO 3- (LDH/NO3) thì rất dễ
tham gia phản ứng trao đổi ion. Phản ứng có thể thực hiện trong dung môi là nước hoặc
etanol.
Thực nghiệm cho thấy LDH/NO3, LDH/Cl trao đổi ion rất tốt đối với ion Mo7O246-,
Fe(CN)63-, Fe(CN)64-, S4O62-,... hay các muối hữu cơ như: -OOC(CH2)4COO-. Đối với
hydrotalcite chứa CO3 2- thì rất khó trao đổi ion trong dung dịch bởi cấu trúc này rất bền
vững.
Lượng Mg bị hòa tan trong lúc trao đổi ở cả hai môi trường: dung môi nước, dung
môi hỗn hợp ethanol và nước, tuy nhiên khi trao đổi trong môi trường nước và ethanol
Mg bị tan ít hơn trong dung môi nước.
Sự trao đổi ion phụ thuộc vào:


Tương tác tĩnh điện của lớp hydroxit với anion xen giữa và năng lượng tự do

của các anion cần trao đổi.


Ái lực của hydroxit với các anion cần trao đổi trong dung dịch và ái lực của

lớp hydroxit với các anion trong lớp xen giữa.


Cấu tạo của anion cần trao đổi. Hằng số cân bằng trao đổi tăng khi bán kính

anion trao đổi giảm, trao đổi ion sẽ thuận lợi với các anion trong dung dịch có nồng
độ cao.


Anion hóa trị 2 được ưu tiên hơn anion hóa trị 1 và thời gian trao đổi cũng


nhanh hơn.



Khoảng cách lớp xen giữa L.
Sự trao đổi ion còn có sự ưu tiên đối với các ion có trong mạng lưới tinh thể


vật liệu chất hấp phụ rắn, hoặc ít ra có cấu tạo giống với một trong những ion tạo ra
mạng lưới tính chất của chất hấp phụ.
Khả năng trao đổi còn phụ thuộc vào pH, pH luôn luôn phải nằm trong vùng tồn tại
bền của lớp hydroxit và các anion bù trừ điện tích.
2.2.5 Tính chất hấp phụ
Cùng với khả năng trao đổi ion, tính chất hấp phụ luôn song hành và cũng hết sức
quan trọng đối với việc tổng hợp và các ứng dụng của vật liệu LDH. Tương tác chất hấp
phụ, chất bị hấp phụ bao gồm cả hấp phụ tĩnh điện và trao đổi phối tử. Các anion hấp phụ
được kiểm soát không chỉ bởi mật độ điện tích mà còn bởi sự hình thành các liên kết
hydro đặc biệt. Dung lượng hấp phụ và hệ số phân bố cũng được xác định từ các mô hình
đẳng nhiệt hấp phụ truyền thống như Langmuir, Freundlich, …. Tính chất hấp phụ thể
hiện rất tốt với nhiều loại vật liệu hydrotalcite sau nung (LDHC) đặc biệt là các
LDH/CO3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ cũng giống như các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi ion, khả năng hấp phụ của LDHC còn phụ thuộc vào nhiệt
độ, thời gian nung và tỉ số M2+/M3+. Những yếu tố này quyết định mật độ điện tích và cấu
trúc xốp của vật liệu LDHC, do vậy ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ. Ngoài ra, quá trình
hấp phụ diễn ra trong môi trường nước nên còn chịu nhiều tác động của các yếu tố như
pH dung dịch, các ion và hợp chất lạ….
2.3 Một số phương pháp tổng hợp vật liệu hydroxit lớp kép[14,15,17,21,22]
LDH có những ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nên có rất nhiều công trình
nghiên cứu điều chế LDH. Hydrotalcite có thể điều chế trực tiếp từ các dung dịch muối

kim loại, oxit của kim loại hay điều chế từ những khoáng tự nhiên bằng cách trao đổi
anion hay nung rồi hydrat hóa trở lại với một anion khác để sắp xếp lại cấu trúc. Dưới đây
trình bày những phương pháp thường được sử dụng nhất để điều chế hydrotalcite.
2.3.1 Phương pháp đồng kết tủa
Hydroxit cấu trúc lớp kép đầu tiên được tổng hợp bằng phản ứng của hỗn hợp dung
dịch muối với một dung dịch hydroxit của kim loại kiềm (FeitknecLDH và Gerber 1942).
Phương pháp này tiêu biểu cho một trong những phương pháp tổng hợp được dùng nhiều
nhất để điều chế LDH bao gồm sự kết tủa đồng thời của các hydroxit, của hai hay nhiều
cation kim loại hóa trị II và III. Phương pháp này được gọi là phương pháp “đồng kết tủa”
có nghĩa là phải có tối thiểu hai hydroxit kim loại cùng kết tủa đồng thời.


Năm 1942, FeitknecLDH và Gerber lần đầu tiên đã sử dụng phương pháp này điều
chế được [Mg–Al/CO3] bằng phản ứng của các dung dịch rất loãng. Sau đó Gastuche,
Brown và Mortlan (1967) đã phát triển phương pháp này để điều chế [Mg–Al/CO3].
Miyata (1975), Miyata và Okada (1977) đã thay đổi một vài tham số như nồng độ của các
chất phản ứng (nồng độ dung dịch của hỗn hợp muối kim loại nằm trong khoảng 0,1M
đến 3,5M và giảm giá trị từ 0,1M đến 0,01M trong dung dịch phản ứng), sự kiểm soát pH
trong quá trình điều chế. Chính những yếu tố này ảnh hưởng đến sự hình thành LDH.
Để đảm bảo sự kết tủa đồng thời của hai hay nhiều cation cần phải tiến hành tổng
hợp ở điều kiện quá bão hòa. Nói chung quá bão hòa đạt được bằng cách kiểm soát pH
của dung dịch. Hai phương pháp đồng kết tủa thường dùng là: kết tủa ở điều kiện bão hòa
thấp và kết tủa ở điều kiện bão hòa cao. Đồng kết tủa ở bão hòa thấp được thực hiện bằng
cách thêm từ từ hỗn hợp dung dịch muối hóa trị 2 và 3 với các tỉ lệ đã chọn vào bình phản
ứng chứa dung dịch anion mong muốn nằm ở lớp xen giữa. Sau đó thêm đồng thời dung
dịch kiềm vào bình phản ứng, duy trì pH như mong muốn để kết tủa đồng thời hai muối
kim loại. Đối lập với phương pháp này là phương pháp đồng kết tủa ở pH cao bằng cách
thêm hỗn hợp dung dịch muối vào dung dịch kiềm chứa anion mong muốn ở lớp xen
giữa. Đồng kết tủa ở bão hòa cao thường cho tinh thể vật liệu kém hơn so với phương
pháp bão hòa thấp bởi vì hình thành số lượng lớn mầm tinh thể. Bằng phương pháp này

có thể tạo thành hydrotalcite với hàng loạt các anion xen giữa khác nhau và mật độ các
anion xen giữa thay đổi được. Tiếp theo quá trình kết tủa là quá trình già hóa có ý nghĩa
rất quan trọng, làm tăng hiệu suất và độ tinh thể của sản phẩm. Thời gian già hóa để cho
LDH có cấu trúc ổn định trong khoảng 4 – 12 giờ, có khi tới vài ngày. Các điều kiện của
sự già hóa phải phù hợp với bản chất của LDH thu được, ví dụ: [MII, MIII - NO 3] sẽ cần
thời gian già hóa lâu hơn [MII,MIII - CO3].
Cấu trúc và tính chất hóa lý của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất
và nồng độ của các chất phản ứng, pH kết tủa, nhiệt độ và thời gian già hóa.
2.3.2 Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion đặc biệt có ích khi phương pháp đồng kết tủa không thực
hiện được, ví dụ như khi cation kim loại hóa trị II và III hoặc các anion không bền trong
dung dịch kiềm hoặc khi phản ứng trực tiếp giữa ion kim loại và anion mong muốn (anion
“khách”) có nhiều thuận lợi hơn. Trong phương pháp này, anion “khách” được trao đổi
với anion “chủ” có mặt trong lớp xen giữa của pha LDH. Trao đổi ion trong LDH phụ
thuộc chính vào tương tác tĩnh điện giữa lớp chủ tích điện dương và anion trao đổi.


Quan sát một hệ gồm LDH chứa ion trao đổi Am- và dung dịch chứa Bn- là ion cần
trao đổi với Am-. Phương pháp trao đổi ion có thể tiến hành bằng một trong hai cách sau:
LDH(Am-) + Bn- →LDH(Bn-)m/n + Am- (cách 1)
Hoặc
LDH(Am-)+ Bn-+ mH+ →LDH(Bn-)m/n + HmA (cách 2)
Trong cách 1, anion ban đầu trong LDH là anion hóa trị I như Cl -, NO3-, … nó có
tương tác tĩnh điện yếu với lớp chủ. Trong cách 2, anion trong LDH ban đầu là các anion
dễ bị axit tấn công như: CO32-, carboxylat….
Một số yếu tố quyết định đến khả năng trao đổi:
 Ái lực đối với anion trao đổi

Thường khả năng trao đổi của anion trao đổi tăng với sự tăng của điện tích vàsự
giảm bán kính ion. Mức độ trao đổi của các anion vô cơ đơn giản giảm theo thứtự CO 32- >

HPO42- > SO42- đối với anion hóa trị 2 và OH - > F- > Cl- > Br- > NO3- > I- đối với anion hóa
trị 1. Bởi vì NO3- được trao đổi dễ dàng nhất, nên các LDH chứa NO3- (LDH/NO3)
thường được sử dụng như tiền chất để trao đổi ion.
 Môi trường trao đổi

Khoảng cách lớp xen giữa của LDH có khả năng mở rộng đến mức độ nào đó trong
môi trường dung môi phù hợp tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi ion. Ví dụ trao đổi
anion vô cơ diễn ra thuận lợi trong môi trường nước, trong khi các dung môi hữu cơ lại
thích hợp cho các anion hữu cơ trao đổi.
 Giá trị pH

Đối với các anion như terepLDHhalate hoặc benzoate là các bazơ liên hợp của các
axit yếu, pH của dung dịch phản ứng càng thấp, tương tác giữa các lớp và anion ở lớp xen
giữa càng yếu. Vì vậy, một giá trị pH thấp thuận lợi cho sự giải phóng của anion “chủ” là
một axit liên hợp và sự kết hợp các anion bazơ yếu từ dung dịch. Tuy nhiên, giá trị pH
không nên thấp hơn 4 vì khi đó các lớp LDH bắt đầu bị hòa tan.
 Thành phần hóa học của lớp brucite

Thành phần hóa học của lớp LDH ảnh hưởng đến mật độ điện tích của các lớp và
trạng thái hydrat hóa, do đó làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi ion. Một vài yếu tố
khác như nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi ion. Nhiệt độ càng cao thuận lợi
cho việc trao đổi ion, tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng bất lợi đến tính


toàn vẹn cấu trúc của LDH. Phương pháp trao đổi ion đặc biệt được sử dụng để điều chế
LDH không chứa cacbonat. Một số lớn các anion hữu cơ và vô cơ có thể đi vào lớp xen
giữa của các LDH nhờ sử dụng quá trình trao đổi ion.
2.3.3 Phương pháp xây dựng lại cấu trúc
Các LDH được tạo thành bằng phương pháp này với số lượng lớn các anion hữu cơ
và các anion vô cơ như: -OOC(CH2)4COO-, S4O62- Fe(CN)63-Cr2O72-,…

Trong phương pháp này LDH được nung ở nhiệt độ cao (khoảng 500 0C) để loại bỏ
nước, các anion trong lớp xen giữa và các nhóm hydroxit, do tạo thành hỗn hợp các oxit
kim loại đã không đạt được bằng phương pháp cơ học. Sau khi nung, LDH có khả năng
tái tạo lại cấu trúc lớp khi nó được tiếp xúc với nước và các anion. Nước được hấp thụ để
hình thành lại lớp hydroxit và các anion và nước đi vào lớp xen giữa. Anion này không
nhất thiết phải là anion trong vật liệu LDH ban đầu, vì vậy đây là một phương pháp quan
trọng để tổng hợp các LDH với các anion vô cơ và hữu cơ mong muốn cho những ứng
dụng xác định.
Phương pháp này thường được dùng khi anion “khách” là các anion lớn. Nó cũng
ngăn ngừa được sự xâm nhập sự cạnh tranh của các anion vô cơ từ nguồn muối kim loại.
Tuy nhiên, cách tiến hành là phức tạp hơn phương pháp đồng kết tủa hay phương pháp
trao đổi ion và thường tạo ra đồng thời các pha vô định hình. Cần chú ý rằng nhiệt độ
nung và thành phần hóa học của các lớp LDH có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xây
dựng lại cấu trúc. “Hiệu ứng nhớ” bị giảm khi tăng nhiệt độ nung của LDH ban đầu (gốc),
bởi vì khi tăng nhiệt độ nung do có sự khuếch tán ở trạng thái rắn của cation hóa trị 2 vào
vị trí tứ diện, dẫn đến hình thành các pha spinel bền thay vì các oxit.
2.3.4 Phương pháp muối-oxit
Boelm, Steink và Vieweger là những người đầu tiên sử dụng phương pháp tổng hợp
này để điều chế hydroxit lớp kép Zn–Cr/ Cl và Cu-Cr/Cl, chúng khó tạo thành bằng
phương pháp đồng kết tủa. Tác giả cho kẽm oxit ở dạng huyền phù phản ứng với lượng
dư dung dịch CrCl3 ở nhiệt độ phòng trong vài ngày và đã thu được một thành phần hóa
học duy nhất tương ứng với công thức Zn 2Cr(OH)6Cl.12H2O đặc trưng cho hợp chất
LDH. Lal và Howe (1981) đã điều chế được loại vật liệu tương tự bằng cách cho CrCl3
vào ZnO ở dạng bùn lỏng sệt và khuấy trộn trong 10 giờ. Điều kiện này đã được mô
phỏng trong thí nghiệm Matériau đã thu được [Zn-Cr/Cl] có độ trật tự kém.
De Roy, Besse và Bendot (1985); De Roy (1990) đã phát triển phương pháp này để
điều chế hợp chất khác nhau từ kim loại hóa trị II, hóa trị III và các anion, đặc biệt là [Zn-


Cr/Cl], [Zn-Cr/NO3], [Zn-Al/Cl] và [Zn-Al/NO3] với phương trình của phản ứng lý

thuyết:
MIIO+xMIII X3/mm- +(n+1)H2O→M1-xIIMxIII (OH)2 Xx/mm- +xMII Xx/mm- +xMIII X3/mmDo bản chất của các chất tham gia phản ứng nên dẫn đến tên gọi của quá trình tổng
hợp này là “phương pháp muối oxit”
2.3.5 Phương pháp thủy nhiệt
Khi cần đưa các anion có ái lực thấp vào lớp xen, thì phản ứng trao đổi anion dùng
LDH như tiền chất hoặc phương pháp đồng kết tủa dùng các muối kim loại hòa tan như
clorua và nitrat là không thích hợp. Phương pháp thủy nhiệt là hiệu quả trong những
trường hợp như vậy bởi các hydroxit không tan, ví dụ như Mg(OH) 2, Al(OH)3 có thể sử
dụng như các chất nguồn vô cơ, đảm bảo các anion mong muốn chiếm được khoảng
không lớp xen giữa vì không có anion cạnh tranh nào khác có mặt (trừ hydroxit mà
hydroxit có ái lực rất thấp). Phương pháp thủy nhiệt cũng được sử dụng để kiểm soát kích
thước hạt và sự phân bố của nó, khi các muối tan của nhôm và magiê được sử dụng cùng
với dung dịch kiềm để điều chế Mg-Al/CO3, đặc biệt có ích khi LDH được điều chế bằng
cách sử dụng vật liệu ban đầu ở dạng bột.
2.4 Ứng dụng của vật liệu hydroxit lớp kép[8,12,11,16]
Các vật liệu LDH, ở dạng vừa tổng hợp cũng như sau khi xử lý nhiệt, là những vật
liệu hứa hẹn cho rất nhiều lĩnh vực ứng dụng như xúc tác, hấp phụ, dược học, quang học,
điện hóa, …. Điều này là do chúng khá dễ dàng được tổng hợp với giá thành thấp, linh
động trong thành phần và khả năng linh hoạt tạo ra các tính chất xác định nhằm đáp ứng
các yêu cầu ứng dụng cụ thể.
2.4.1 Ứng dụng trong xúc tác
Làm chất mang xúc tác:
Nhiều loại LDH chưa nung và sau nung là những chất mang hiệu quả cho các xúc
tác kim loại quý, kim loại chuyển tiếp, cố định các enzyme,…
Xúc tác trong các phản ứng hữu cơ quan trọng
Đã có rất nhiều bài báo công nhận việc sử dụng LDH chưa nung trong một số lớn
các phản ứng xúc tác, bao gồm phản ứng epoxidation của styren sử dụng LDH Mg/Al,
ngưng tụ Knoevenagel bằng cách sử dụng LDH Ni/Al, hoặc LDH có chứa florua,
hydroxyl hóa phenol trên các LDH Co/Ni/Al và cacbonyl hóa pha lỏng methanol thành



metyl axetat được xúc tác nhờ LDH Ni(Sn)/Al…. Trong tất cả các trường hợp đều có hoạt
tính tính chọn lọc rất tốt. LDH cũng là tiền chất thích hợp cho việc tạo ra các xúc tác dị
thể chứa kim loại chuyển tiếp. Gần đây, hiệu quả sử dụng LDH trong tổng hợp carbon
nanotube nhờ lắng đọng pha hơi có xúc tác cũng đã được thông báo.
Xúc tác trong môi trường
Các LDH sau nung được xem là vật liệu tiềm năng để khử SOx và NOx thải ra từ
các nhà máy lọc dầu. Corma và các đồng nghiệp đã nghiên cứu được hỗn hợp oxit thu
được từ tiền chất LDH Mg-Cu-Al đặc biệt hiệu quả khi xúc tác cho quá trình oxi hóa SO2
thành SO42- và khử SO42- thành H2S, rồi thu hồi trong môi trường khử của vùng cracking.
Nung LDH Mg-Cu-Al và LDH Mg-Co-Al sau đó hoạt hóa bằng cách nung nóng trong
điều kiện có H2, đồng thời có thể loại bỏ được SOx và NOx.
2.4.2 Ứng dụng trong trao đổi ion và hấp phụ
Hiện nay đã có nhiều quan tâm đáng kể trong việc sử dụng các LDH để loại bỏ các
phần tử tích điện âm bằng cả hấp phụ bề mặt và trao đổi ion. Mức độ hấp thu cao các
anion có thể nhờ diện tích bề mặt lớn và dung lượng trao đổi anion (AEC) cao và tính linh
động của khoảng cách lớp xen giữa. Các LDH có thể chứa các vật liệu rất đa dạng như
chất gây ô nhiễm từ đất, trầm tích, nước. Khả năng trao đổi anion LDH bị ảnh hưởng bởi
bản chất của anion lớp xen giữa ban đầu và mật độ điện tích lớp (tức là tỉ lệ M(II) : M(III)
trong lớp brucite). Khi mật độ điện tích cao thì phản ứng trao đổi có thể trở nên khó khăn.
LDH có ái lực lớn đối với các anion đa hóa trị hơn là đối với anion hóa trị I. LDH có thể
hấp thu anion từ dung dịch bằng ba cơ chế khác nhau: hấp phụ bề mặt, trao đổi anion lớp
xen giữa và xây dựng lại cấu LDH nung nhờ “khả năng nhớ”.
“Khả năng nhớ” của LDH là một trong những tính năng hấp dẫn nhất của họ này
như là chất hấp phụ các loại anion. Quá trình nung cho phép quay vòng và tái sử dụng của
các chất hấp phụ với việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm hữu cơ. Ưu điểm chính so với các
loại nhựa trao đổi anion truyền thống là giá trị dung lượng trao đổi anion cao hơn khả
năng chịu nhiệt ở nhiệt độ cao của LDH.
Tóm lại chất có thể được hấp phụ bởi LDH là những chất có đặc trưng anion, vô cơ
cũng như hữu cơ. Một số phân tử hữu cơ phân cực cũng có khả năng kết hợp chặt chẽ

trong lớp xen giữa. Các anion vô cơ có thể là các oxoanion như NO 3-, AsO43- , Cr2O72cũng có thể là các anion đơn nguyên tử như Cl-, Br-, …. Các loạichất hữu cơ có thể kể
đến là các phenol, các chất mang màu, các chất hoạt động bề mặt loại anion (như natri


dodecylbenzensulfonate), một số loại thuốc trừ sâu,… Chúng đều có thể được hấp thu
trên nhiều loại LDH sau nung và chưa nung.
2.4.3 Ứng dụng trong y, sinh học
Các ứng dụng y học sớm nhất của LDH chủ yếu là làm giảm độ axit trong dạ dày và
các chất kháng nguyên và dự kiến trong tương lai nhu cầu tăng trong lĩnh vực này. Hơn
nữa, họ đề xuất loại bỏ anion photphat từ thuốc dạ dày với mục đích phòng ngừa chứng
tăng photphat. Gần đây, các LDH đã được tìm thấy các ứng dụng trong y học quan trọng
đặc biệt khác, đặc biệt là trong các công thức bào chế dược phẩm. Các nghiên cứu gần
đây tập trung vào sự xâm nhập và giải phóng có kiểm soát các hoạt dược từ các vật liệu
LDH, nhờ lợi thế về tính tương thích sinh học, thành phần hóa học có khả năng biến đổi
và khả năng lưu giữ các dược phẩm dạng anion.
Xu hướng hiện nay trong công nghiệp dược phẩm yêu cầu khả năng duy trì nồng độ
thuốc có hoạt tính dược lý trong thời gian dài. Khu vực lớp xen giữa của LDH có thể
được xem là các “bình chứa” rất nhỏ trong đó thuốc được lưu trữ một cách có thứ tự để
duy trì tính toàn vẹn của nó, và bảo vệ khỏi tác động của ánh sang và oxy. Thuốc có thể
được giải phóng thông qua quá trình trao đổi ion hoặc phản ứng thay thế. Một hệ thống
dẫn truyền thuốc như vậy có thể làm giảm tác dụng phụ và kéo dài thời gian hiệu quả của
thuốc.
Do vậy trong những năm gần đây, đã có những quan tâm đáng kể đến việc đưa các
phân tử sinh học hoặc các tác nhân thuốc vào vật liệu hydrotalcite chẳng hạn như các
amino axit, axit deoxyribonucleic (DNA), các vitamin (A, C, E).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1) Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010

2) Báo cáo nôi trường quốc gia năm 2012- Báo cáo môi trường nước mặt
3 )Lê Văn Cát, “Xử lý nước thải giàu nitơ và photpho”, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên
và công nghệ năm 2007
4)

Thái
Hà,
2014.
Nitrat,
nitrit
trong
nước.
Online
/>
:

5) Trần Kim Hạnh và Đỗ Thị Kim Liên, 2014. Nghiên cứu xử lý nitrat trong nước bằng
vật liêu hydroxit lớp kép Mg-Al LDH - PVA/Alginat
6) Trần Thị Hương, 2011. Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu
trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường
Tài liệu nước ngoài
7) A. Bissessur and M. Naicker, 2013 . Synthesis and use of hydrotalcites as heat
stabilisers in thermally processed powdered polyvinylchloride (PVC), International Joural
of Physical Sciences
8) C.C. Arruda, P.H.L. Cardoso and I.M.M. Dias, R. Salomão*, 2013, Hydrotalcite
(Mg6Al2(OH)16(CO3)·4H2O): A Potentially Useful Raw Material for Refractories,
9) E. M. Seftel, E. Dvininov, D. Lutic, E. Popovici, C. Ciocoiua, 2005, Synthesis of
hydrotalcite- type anionic clays containing biomolecules , Journal of Optoelectronics and
Advanced Materials
10) Francis Reny Costa, 2007 “Mg-Al Layered Double Hydroxide: A Potential Nanofiller

and Flame-Retardant for Polyethylene”, 2007
11) František Kovanda , Eva Jindová , Barbora DOUŠOVÁ , David KOLOUŠEK
,Josef PLEŠTIL and Zdeňka SEDLÁKOVÁ, 2009. Layered double hydrixides
intercalateed with organic anions and their application in preparation of LDH/polymer
nanocomposites
12) Hibino (1999), “Synthesis and Applications of Hydrotalcite – type Anionic
Clays”, report of the nation insitute for resources and environment.
13) J.A. Rivera , G. Fetter and P. Bosch, (2006), “Microwave power effect on hydrotalcte
Synthesis, Micropous and mesoporous material
14) Juan J. Bravo-Suárez, Edgar A. Páez-Mozo and S. Ted Oyama, 2004. Review of
synthesis of layed double hydroxides: a thermodynamic approach
15) Lucjan Chmielarz, Malgorzata Rutkowska, Piotr Kustrowshi, Marek Drozdek, Zofia
Piwowarska, Barbara Dudek, Roman Dziembaj, Marek Michalik (2011), “An influence of


thermal treatment conditions of hydrotalcite-like materials on their catalytic activity in
the process of N2O decomposition”, J Therm Anal Calorim
16) Mahamudur Islam and Rajkishore Patel, “Nitrate sorption by thermally activated
Mg/Al chloride hydrotalcite-like compound”, ScienceDirect
17) Maria Celina Alexandrica, Mihaela Silion , Doina Hritcu1, Marcel Ionel Popa, 2015,
Layed double hydroxides as adsorbents for anonic dye removal from aqueous solution
18) M.DEL ARCO, E. CEBADERA,S. GUTIE´RREZ, C. MARTI´N, M.J.
MONTERO,V. RIVES, J. ROCHA, M.A. SEVILLA, 2003, Mg,Al Layered Double
Hydroxides with Intercalated Indomethacin: Synthesis, Characterization, and
Pharmacological Study
20) Norhiro Murayama, Junji shibata (2005), “Synthesis of hydrotalcite-like material from
various waster in aluminum regeneration process”, Kaisai University, Japan.
21) Ramesh Chitrakar, Satoko Tezuka, Akinari Sonoda, Kohji Sakane, and Takahiro
Hirotsu (2008), “A new method for synthesis of Mg-Al, Mg-Fe and Zn-Al layered double
hydroxides and their uptake properties of bromide ion”, Industrial & Engineering

Chemistry Research
22) R. Ibrahim and Y. Lwin (2010), “Adsorbents derived from Mg-Al hydrotalcitelike
compounds for high – temperature hydrogen storage”, Journal of Applied
Sciences
23) Tatjana J. Vulić và Goran C. Bošković,2010. Mg-Cu-Al layered double hydroxides
based catalysts for the redution of nitrates in aqueous solutions. Original scientific paper
24) Xiangyu Xu, Dianqing Li, Jiaqing Song, Yanjun Lin, Zhi Lv, Min Wei, Xue Duan,
“Synthesis of Mg–Al–carbonate layered double hydroxide by an atom-economic
reaction”, ScienceDirect
25) Ye Kuang, Lina Zhao, Shuai Zhang, Fazhi Zhang, Mingdong Dong và Sailong Xu,
“Morphologies, Preparations and Applications of Layered Double Hydroxide
Micro-/Nanostructures”, Material, 2010



×