Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo đồ án tốt nghiệp QUẢN lý CÔNG tác GIÁO VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 71 trang )

MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay việc quản lý công tác giáo viên trong từng học kỳ và năm học
vẫn đang là một vấn đề rất cần thiết. Tại Học viện, đã có một số chương trình
quản lý từng được thử nghiệm thành công tại một số Bộ môn nhưng chưa
được mang ra áp dụng rộng rãi.
Vấn đề đặt ra trong đồ án này là thiết kế, xây dựng một hệ thống phần
mềm hỗ trợ quản lý công tác giáo viên sao cho hệ thống này có thể đưa ra áp
dụng rộng rãi tới các Bộ môn trong toàn Học viện.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý công tác giáo viên
tại Học viện.
Hệ thống được xây dựng này sẽ giúp cho công việc quản lý trở nên gọn
nhẹ, khoa học và chính xác. Công việc lưu trữ dữ liệu cũng đơn giản và an
toàn.
 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chương trình hỗ trợ cho việc quản lý công tác giáo viên tại
các bộ môn trong mỗi học kỳ và năm học. Tổng hợp và đưa ra đánh giá mức
độ hoàn thành công tác của mỗi giáo viên vào cuối học kỳ và năm học
Để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồ án bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Mô tả bài toán quản lý công tác giáo viên.
- Chương 2: Phân tích hệ thống.
- Chương 3: Thiết kế hệ thống.
- Chương 4: Thiết kế chương trình.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ BÀI TOÁN QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN
1.1 Mô tả cách thức quản lý trước khi xây dựng hệ thống.
Công tác giáo viên tại Học viện kĩ thuật quân sự bao gồm rất nhiều


mảng, được chia ra làm 2 mảng chính là: Hoạt động đào tạo và Hoạt động
khoa học công nghệ.
 Hoạt động đào tạo bao gồm các hoạt động nhỏ sau:
- Hoạt động giảng dạy.
- Các môn học đảm nhiệm.
- Biên soạn giáo trình, tài liệu.
- Xây dựng chương trình môn học.
- Xây dựng cơ sở vật chất.
- Hoạt động phương pháp.
- Hướng dẫn đồ án, luận án.
 Hoạt động khoa học công nghệ bao gồm các hoạt động sau:
- Các bài báo đã công bố.
- Các báo cáo khoa học.
- Các đề tài nghiên cứu.
- Các đề án, dự án.
Ngoài ra còn có một số hoạt động khác nhưng ở đây trong đồ án này
chỉ đề cập tới các hoạt động vừa nêu trên và tập trung chủ yếu vào hoạt động
giảng dạy. Sau đây là mô tả cho các hoạt động:
3
 Hoạt động giảng dạy: Công việc quản lý lịch giảng dạy của
giáo viên thường do nhân viên hay thư ký trong Bộ môn đảm nhiệm. Quy
trình làm việc như sau:
- Đầu mỗi học kỳ, Phòng Đào Tạo lập danh sách các môn học cho tất cả
các lớp trong toàn Học viện (tất cả các khoá). Sau đó báo dạy sẽ được gửi trực
tiếp về các Bộ môn, ngoại trừ các môn học chung thì sẽ gửi về Khoa. Sau khi
báo dạy về tới Bộ môn, căn cứ vào định mức, chức danh và năng lực chuyên
môn của giáo viên mà Chủ nhiệm Bộ môn sẽ phân công cụ thể các môn học
trong báo dạy mà Phòng Đào Tạo gửi xuống tới từng người. Danh sách giáo
viên đảm nhiệm giảng dạy các môn học trong học kỳ sẽ được các Bộ môn gửi
lên Phòng Đào Tạo để làm thời khoá biểu cho các lớp.

Thời khoá biểu mà Phòng Đào Tạo lập ra chỉ là thời khoá biểu của Lớp,
không có thời khoá biểu cho từng giáo viên như trước đây. Vì vậy đầu mỗi học
kỳ, Bộ môn sẽ nhận tất cả các thời khoá biểu của tất cả các lớp đảm nhiệm
giảng dạy từ Phòng Đào Tạo, sau đó nhân viên hoặc thư ký Bộ môn sẽ tổng
hợp trên từng thời khoá biểu của từng lớp để ghi lên kế hoạch công tác tuần.
Mỗi giáo viên cũng sẽ được nhận thời khoá biểu của từng lớp đúng với sự phân
công, căn cứ vào ngày, cặp tiết, tên môn, tên lớp, tên hội trường trên từng tờ
thời khoá biểu mà giáo viên có nhiệm vụ đến đúng địa điểm đó để giảng dạy.
Việc quản lý lịch giảng dạy của giáo viên cũng tương đối phức tạp và
hay bị nhầm lẫn do công việc này thường lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, khi cần
tìm kiếm lại các thông tin về lịch giảng của năm học trước là rất khó và hầu
như không thực hiện được. Ví dụ: muốn biết trong học kỳ x, năm học y, ngày z
có giáo viên nào giảng dạy cho lớp học nào, môn gì thì cũng phải kiểm tra lại
trong thời khoá biểu của của học kỳ và năm học đó. Hoặc muốn biết trong tuần
thứ x, có những giáo viên nào phải giảng dạy những lớp nào, môn học gì cũng
cần xem lại thời gian trên thời khoá biểu và giáo viên tương ứng.
4
Bên cạnh việc quản lý lịch giảng này một số công việc có liên quan như:
tính tải giảng, định mức, vượt tải, kết hợp với tính tiền giảng dạy cho từng
người. Nếu như việc quản lý không chặt chẽ thì đương nhiên các công việc liên
quan cũng sẽ không chính xác.
 Đánh giá
 Ưu điểm:
- Thường xuyên phải cập nhật các thông tin về lịch giảng của giáo viên.
 Nhược điểm:
- Việc quản lý yêu cầu phải mất nhiều thời gian.
- Độ chính xác không đảm bảo do phải làm với nhiều dũ liệu, lặp đi lặp
lại nhiều lần có thể dẫn đến nhầm lẫn.
- Tốc độ chậm, không linh hoạt.
- Không thể tra cứu, tìm kiếm.

 Các hoạt động khác: xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng chương trình
môn học, hoạt đông phương pháp, hướng dẫn đồ án - luận án, các bài báo đã
công bố, các báo cáo khoa học…Đây là một số trong nhiều hoạt động của
giáo viên mà hàng năm đều phải diễn ra. Việc quản lý tất cả các hoạt động
này đòi hỏi hệ thống phải lớn và nhiều bộ phận đảm nhiệm. Với đồ án này,
chỉ tập trung vào một phần quản lý chính là hoạt động giảng dạy. Để mô tả
cách thức quản lý các hoạt động này trước khi xây dựng hệ thống ta hình
dung như sau:
Nếu không có hệ thống nào đảm nhiệm lưu trữ, cập nhật các thông tin
của các hoạt động này thì việc lưu trữ bằng các phương pháp truyền thống
bằng giấy tờ, sổ sách là điều bắt buộc, mà nếu hàng năm đều diễn ra các hoạt
động đó thì các văn bản giấy tờ ngày càng nhiều. Do đó để tổng hợp và đưa ra
5
báo cáo chi tiết là rất khó khăn và tốn thời gian. Việc lưu trữ lại cồng kềnh,
không thuận tiện.
1.2 Mô tả cách thức quản lý sau khi xây dựng hệ thống.
Với các nhược điểm mà trước khi xây dựng hệ thống mắc phải, hệ
thống sau khi được xây dựng sẽ khắc phục và loại bỏ các nhược điểm đó, làm
cho phương thức quản lý trở nên gọn nhẹ, dễ dàng. Sau đây là mô tả cho các
hoạt động sau khi xây dựng hệ thống:
 Hoạt động giảng dạy:
Sau khi xây dựng hệ thống, công việc quản lý lịch giảng dạy của giáo
viên trong Bộ môn sẽ được hỗ trợ thực hiện bằng máy tính. Chỉ cần nhập một
lần các dữ liệu vào đầu mỗi học kỳ là có thể thực hiện các công việc liên quan
khác. Vào cuối mỗi giai đoạn nếu có kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng
giảng dạy của từng giáo viên thì chương trình sẽ thống kê và đưa ra các báo
cáo cần thiết.
Quy trình của công việc quản lý bắt đầu khi nhận báo dạy của Phòng
đào tạo về. Nhân viên Bộ môn sẽ nhập lịch cho từng giáo viên Bộ môn mình
căn cứ vào dữ liệu trên thời khoá biểu đã nhận. Sau khi nhập dữ liệu xong,

việc tương tác với dữ liệu đó như thế nào chỉ tuỳ thuộc yêu cầu của Bộ môn.
Chương trình có thể dùng cho tất cả các giáo viên trong Bộ môn, mỗi
giáo viên có thể tự xem lịch giảng của mình và xuất ra văn bản khi cần thiết.
Giáo viên Bộ môn không được phép cập nhật hoặc xoá dữ liệu, mọi thao tác
đó chỉ có nhân viên đảm nhiệm chính mới được làm và có sự kiểm tra của
Chủ nhiệm Bộ môn.
Các giao diện cập nhật các danh mục được làm đơn giản, dễ sử dụng,
có nhiều chức năng, giúp cho người quản lý bao quát được mọi công việc.
Chương trình có tạo ra các loại báo cáo cần thiết trong quá trình quản lý lịch
6
giảng cũng như quản lý nhân sự tại Bộ môn. Hệ thống này có thể áp dụng cho
tất cả các Bộ môn trong toàn Học viện vì cơ cấu và cách thức làm việc ở các
Bộ môn là như nhau.
 Đánh giá
 Ưu điểm:
- Tốn ít thời gian.
- Độ chính xác bảo đảm.
- Tốc độ nhanh và linh hoạt.
- Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm và báo cáo.
 Nhược điểm: Không.
 Các hoạt động khác:
Khi có chương trình bằng máy tính thực hiện công việc quản lý thì hiệu
quả mà nó mang lại sẽ là rất lớn nếu đó là một chương trình quản lý tốt, nghĩa
là nó có thể đáp ứng về các nhu cầu về lưu trữ, cập nhật hoặc tổng hợp, báo
cáo.
7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1 Khảo sát hệ thống thực
2.1.1 Một số quy định về cán bộ giảng dạy tại Học viện kỹ thuật quân
sự

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế cán bộ giảng dạy tại Học viện kỹ thuật quân sự (HVKTQS)
quy định về tiêu chuẩn , nhiệm vụ, quyền lợi và chế độ làm việc của cán bộ
giảng dạy (CBGD) tại HVKTQS.
Điều 2: CBGD tại HVKTQS là các cán bộ có các chức danh do Nhà
nước quy định: trợ giảng (TG), giảng viên (GV), giảng viên chính (GVC),
phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) tham gia công tác đào tạo của Học viện.
Điều 3: CBGD tại HVKTQS bao gồm:
1. CBGD chuyên trách: là những cán bộ biên chế chính thức trong các
bộ môn, khoa, trung tâm hoàn thành đầy đủ các chức trách, chế độ công tác
quy định cho CBGD.
2. CBGD kiêm nhiệm: là các cán bộ không thuộc biên chế các bộ môn,
khoa, trung tâm của Học viện có tham gia công tác đào tạo với thời lượng lớn
hơn hoặc bằng 25% thời lượng quy định cho CBGD chuyên trách.
3. CBGD cộng tác: là những cán bộ không thuộc biên chế các bộ môn,
khoa, trung tâm của Học viện có tham gia công tác đào tạo với thời lượng nhỏ
hơn 25% thời lượng quy định cho CBGD chuyên trách.
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ giảng dạy
Điều 6: Nhiệm vụ chung:
8
1. Thực hiện công tác giảng dạy cho các loại hình đào tạo trong Học
viện theo sự phân công của Chủ nhiệm Bộ môn theo chương trình đào tạo đã
được phê duyệt; chấp hành nghiêm các quy chế, quy định về đào tạo.
2. Biên soạn giáo trình, tài liệu cho các môn học mà mình phụ trách;
tham gia xây dựng cơ sở vật chất của Bộ môn, khoa.
3. Tham gia và thực hiện nghiêm túc kế hoạch nghiên cứu khoa học
(NCKH).
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo đức,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Thực hiện tốt chế độ quy định đối với người sỹ quan, quân nhân

chuyên nghiệp (QNCN), viên chức quốc phòng (VCQP) theo quy định của
điều lệnh quản lý bộ đội.
6. Tham gia công tác quản lý đào tạo.
Quỹ thời gian dành cho từng nhiệm vụ của điều này do Bộ Quốc Phòng
(BQP) và nhà nước quy định theo chức danh CBGD.
Điều 7: Nhiệm vụ cụ thể theo chức danh:
1. Trợ giảng:
- Tự bồi dưỡng kiến thức môn học, các môn học liên quan, chính trị,
quân sự, tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để trở thành giảng viên
đại học.
- Giữ vai trò trợ lý cho các CBGD có chức danh từ giảng viên trở lên
trong công tác giảng dạy và NCKH.
- Thực hiện một số bài giảng với mục đích tập sự; hướng dẫn học viên
làm bài tập, thí nghiệm, thực hành, ngoại khoá…
- Tham gia NCKH, hướng dẫn học viên NCKH.
9
- Tham gia công tác xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo và
NCKH.
2. Giảng viên:
- Giảng dạy các giáo trình được phân công.
- Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm đồ án môn học, luận văn, đồ
án tốt nghiệp đại học (cao đẳng).
- Biên soạn tài liệu tham khảo môn học khi được phân công.
- Tham gia các đề tài NCKH, hướng dẫn học viên NCKH.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ, quy chế
các trường đại học.
- Tham gia công tác quản lý đào tạo: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập.
- Tham gia bồi dưỡng trợ giảng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
3. Giảng viên chính:
- Giảng dạy có chất lượng giáo trình các môn học thuộc nhóm môn học

được phân công. Tham gia bồi dưỡng học viên giỏi. Tham gia đào tạo, bồi
dưỡng sau đại học nếu là tiến sĩ.
- Chủ trì hướng dẫn, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao
đẳng). Tham gia hướng dẫn luận văn cao học; tham gia phản biện luận án tiến
sĩ, tham gia hướng dẫn NCS và thực tập sinh (nếu là tiến sĩ và có chuyên
ngành đào tạo). Có trách nhiệm bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ môn.
- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương
trình đào tạo.
10
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy,
đào tạo.
- Chủ trì hoặc tham gia đề tài NCKH, tham gia các báo cáo khoa học,
trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của Bộ môn hay chuyên
ngành trong và ngoài nước.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ
về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Học viện và quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Tham gia công tác quản lý đào tạo: chủ nhiệm lớp, cố vấn hoặc tham
gia công tác quản lý ở Bộ môn, phòng, ban thuộc Học viện.
4. Phó giáo sư:
- Giảng dạy với chất lượng tốt các môn học chính của chuyên ngành
đào tạo. Giảng dạy một số chuyên đề chính của của chương trình đào tạo, bồi
dưỡng sau đại học, phát hiện và bồi dưỡng học viên giỏi của chuyên ngành
đào tạo.
- Chủ trì hướng dẫn, chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học theo quy
chế đào tạo sau đại học; có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo
yêu cầu phát triển chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ môn hoặc chuyên ngành.
- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế
hoạch, chương trình đào tạo chuyên môn ngành học ở bậc đại học và sau đại

học.
- Chủ trì việc biên soạn giáo trình, sách giáo khoa của ngành học.
- Tổng kết, đánh giá được kết quả giảng dạy, đào tạo theo chuyên
ngành và chủ động đề xuất cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo
phù hợp với yêu cầu thực tế.
11
- Chủ trì hoặc tham gia các đề án, đề tài NCKH cấp ngành hoặc cấp
Nhà nước.
- Chủ trì hoặc tham gia các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm
đóng góp vào sự phát triển của Bộ môn hay chuyên ngành ở trong và ngoài
nước.
- Hướng dẫn học viên NCKH và tổ chức các lực lượng cán bộ khoa học
trong và ngoài Học viện thực hiện các đề tài NCKH.
- Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo (khi có yêu cầu).
5. Giáo sư:
- Giảng dạy với chất lượng cao các môn học chủ chốt và môn học mới
nhằm mục tiêu cập nhật và hiện đại hoá kiến thức chuyên ngành. Có trách
nhiệm phát hiện và bồi dưỡng học viên giỏi theo chuyên ngành đào tạo.
- Chủ trì hướng dẫnvà chấm luận án tiến sĩ theo các quy định của quy
chế đào tạo sau đại học.
- Có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ GVC và GV theo yêu cầu phát
triển chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ môn hoặc chuyên ngành.
- Chủ trì tổ chức việc thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch,
chương trình đào tạo theo chuyên ngành của Học viện. Đề xuất các chủ
chương, phương hướng phát triển cảu chuyên ngành. Chủ trì xây dựng
phương hương học thuật của nhóm chuyên môn hoặc của Bộ môn.
- Chủ trì tổ chức chỉ đạo và thực hiện việc biên soạn giáo trình, sách
giáo khoa của bộ môn về chuyên ngành đào tạo.
- Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài NCKH cấp Nhà nước.
12

- Chủ trì và tổ chức chỉ đạo xây dựng, thông qua các báo cáo khoa học,
trao dổi kinh nghiệm, các công trình nghiên cứuđể đóng góp vào sự phát triển
của Bộ môn chuyên ngành và trao đổi quốc tế.
- Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo (nếu có yêu cầu).
- Chủ trì hoặc tham gia các hoạt động khoa học ở tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.
- Chủ trì tổng kết đánh giá đúc rút kinh nghiệm và đề xuất việc cải tiến
mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành.
Điều 8: Trưởng nhóm môn học do Chủ nhiệm bộ môn chỉ định trong số
các CBGD có chức danh giảng dạy cao nhất trong nhóm môn học, giúp Chủ
nhiệm bộ môn về việc phát triển và thực hiện nhiệm vụ của nhóm môn học
theo định hướng chuyên môn.
Điều 9: Nhiệm vụ của CBGD kiêm nhiệm và CBGD cộng tác được
quy định trong hợp đồng giảng dạy với Bộ môn.
2.1.3 Chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy
Điều 11: CBGD có trách nhiệm hoàn thành các mặt công tác, đảm bảo
chất lượng và định mức khối lượng công việc ghi trong điều 6, điều 7 và phụ
lục 1 (quy chế cán bộ giảng dạy tại Học viện kỹ thuật quân sự) .
Điều 12: Hàng năm Chủ nhiệm Bộ môn giao nhiệm vụ cho CBGD,
khối lượng còn lại CBGD tự đăng ký để đảm bảo đủ định mức (phụ lục 1,2 -
Quy chế). Phần tự đăng ký phải được Chủ nhiệm bộ môn phê duyệt.
Điều 13: Khi khối lượng công tác của một hoặc một số mặt công tác
không đủ định mức quy định thì có thể bù bằng khối lượng của các mặt công
tác còn lại.
13
Điều 14: Hàng tháng các CBGD báo cáo kết quả công tác của mình với
Chủ nhiệm bộ môn. Cuối năm học, CBGD tổng kết công tác của mình theo
nội dung kế hoạch công tác để lưu hồ sơ quản lý ở các cấp.
Điều 15: CBGD chịu sự thanh tra, kiểm tra các mặt công tác của Bộ
môn, Khoa, Học viện và các cơ quan chuyên trách của Học viện, BQP, Bộ

giáo dục và đào tạo.
2.1.4 Quy định chế độ làm việc của CBGD.
 Định mức giờ chuẩn theo chuyên môn và chức danh CBGD.
CHUYÊN MÔN
CHỨC DANH GHI
CHÚ
TG GV GVC PGS GS
Cơ bản,
kỹ thuật,
cơ sở,
ngoại
ngữ
Định mức giảng dạy
22
0
26
0
280 290 31
0
Phần bù
NC và thực
nghiệm KH,
tham gia HĐ
37 73 84 90
10
0
Biên soạn
GTTL, tham gia

24 36 54 62 70

Xây dựng
CSVC, tham gia

75 49 29 17 9
Cơ sở
chuyên
Định mức giảng dạy
20
0
24
0
260 270
29
0
Phần bù
NC và thực
nghiệm KH,
tham gia HĐ
34 67 78 84 94
14
ngành,
chuyên
ngành,
đảm bảo
KT, KH
quân sự
Biên soạn
GTTL, tham gia

21 34 50 58 66

Xây dựng
CSVC, tham gia

68 46 27 16 9
Thể dục,
thể thao
Định mức giảng dạy
24
0
29
0
310 330
35
0
Phần bù
NC và thực
nghiệm KH,
tham gia HĐ
42 81 93 103 113
Biên soạn
GTTL, tham gia

26 41 60 71 75
Xây dựng
CSVC, tham gia

82 55 32 20 10
Khoa
học xã
Định mức giảng dạy

17
6
20
8
224 232 248
Phần bù
NC và thực
nghiệm KH,
tham gia HĐ
30 58 67 72 80
15
hội &
nhân văn
Biên soạn
GTTL, tham gia

19 29 43 50 56
Xây dựng
CDVC, tham gia

60 39 23 14 8
 Giảm định mức thời gian khi CBGD tham gia hoạt động quản lý.
STT CHỨC VỤ TỶ LỆ
1 Chủ nhiệm Khoa 30 %
2 Phó chủ nhiệm Khoa 20 – 25 %
3 Chủ nhiệm Bộ môn 20 – 25 %
4 Phó chủ nhiệm Bộ môn 10 – 15 %
5 Giáo vụ Khoa 30 %
6 Trưởng phòng thí nghiệm 10 – 15 %
7 Thư ký Bộ môn 10 – 15 %

8 Bí thư đảng uỷ Khoa, chi bộ trực thuộc 20 %
9 Bí thư chi bộ 10 %
10 Ban giám đốc và các giáo viên kiêm nhiệm 100 %
11 Giáo viên đang học Cao học không tập trung 50 %
12 Giáo viên đang NCS không tập trung 70 %
 Quy định về định mức chi cho đào tạo
16
 Đào tạo đại học và cao đẳng tại Học viện
- Chi cho giảng dạy:
T = K ×K ×n×T
1 2 0
Trong đó: n – là giờ giảng dạy theo thời khoá biểu
T
0
là mức tiền hỗ trợ (đồng/tiết giảng), được giám đốc quy định cho
từng năm học.
K
1
– là hệ số phụ thuộc vào chức danh CBGD
K
1
= 1,2 với Giáo sư
1,1 với Phó giáo sư, Tiến sỹ Khoa học
1,0 với Giảng viên chính, Tiến sỹ
0,9 với Giảng viên
0,8 với Trợ giảng
K
2
– là hệ số phụ thuộc vào số lượng học viên trong lớp học
K

2
= 1,0 với lớp có số học viên <= 75
1,1 với lớp có số học viên từ 76 đến 100
1,2 với lớp có số học viên >= 101
- Định mức riêng đối với các hình thức huấn luyện: xem thêm trong
tài liệu tham khảo (Quy chế CBGD tại Học viện kỹ thuật quân sự)
 Đào tạo sau đại học
- Chi cho giảng dạy:
0 2
T = n×K ×K ×K ×K ×T
1 3 0
Trong đó: n – là số giờ giảng dạy theo thời khoá biểu
T
0
– là định mức giảng dạy (đồng/tiết giảng), được giám đốc quy định
cho từng năm học.
K
0
– là hệ số giảng dạy sau đại học (K
0
= 2,5)
17
K
1
– là hệ số phụ thuộc vào loại môn học
K
1
= 1,00 với các môn ngoại ngữ
1,10 với các môn chung và các môn cơ bản
1,20 với các môn chuyên ngành

K
2
– là hệ số phụ thuộc vào chức danh CBGD
K
2
= 1,50 với Giáo sư
1,25 với Phó giáo sư
1,00 với Giảng viên chính, thạc sỹ
K
3
– là hệ số phụ thuộc số lượng học viên của lớp học
K
3
= 0,70 với lớp học < 4 học viên
1,00 với lớp từ 4 đến 39 học viên
1,10 với lớp từ 40 đến 79 học viên
1,20 với lớp >= 80 học viên
- Các khoản chi khác: tham khảo trong quy chế CBGD tại Học viên kĩ
thuật quân sự.
2.2 Phân tích hệ thống
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của các Bộ môn tại Học viện, hệ thống được
xây dựng bao gồm 3 nhóm chức năng chính: Quản trị hệ thống, quản lý danh
sách giáo viên, quản lý công tác giáo viên. Sau đây là bảng cụ thể mô tả cho 3
nhóm chức năng này:
1) Đăng nhập hệ thống
2) Thay đổi mật khẩu
3) Quản lý người sử dụng
4) Sao lưu dữ liệu
18
5) Khôi phục dũ liệu

6) Thiết lập máy in
7) Thoát hệ thống
8) Hồ sơ giáo viên chi tiết
Quản lý danh
sách giáo viên
9) Hồ sơ giáo viên rút gọn
10) Quá trình công tác
11) Quá trình cấp bậc
12) Quá trình khen thưởng
13) Danh mục khoa
14) Danh mục Bộ môn
15) Cập nhật kế hoạch giảng dạy
Quản lý công
tác giáo viên
16) Cập nhật lịch giảng dạy
17) Cập nhật các hoạt động đào tạo khác
và hoạt động khoa học công nghệ
18) Cập nhật quy định về định mức chi
cho đào tạo
19) Các chức năng tìm kiếm, thống kê,
báo cáo
Trên đây là bảng mô tả tổng quan về hệ thống quản lý công tác giáo
viên. Sơ đồ phân rã chức năng như sau:
19
Hình 2.2.1.1: Sơ đồ phân rã chức năng
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1 Thiết kế kiểm soát.
20
3.1.1 Xác định nhu cầu bảo mật của hệ thống.
Để hệ thống hoạt động đúng đắn hiệu quả, ta cần phải bổ sung các kiểm

soát cần thiết, các kiểm soát này nhằm: tăng độ tin cậy của hệ thống; phòng
tránh hay hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất mát, hư hỏng thông tin đe doạ
sự hoạt động của hệ thống do ngẫu nhiên hay cố ý.
Mục đích của việc thiết kế kiểm soát là đề xuất các biện pháp nhằm làm
cho hệ thống đảm bảo được tính chính xác, dữ liệu trong hệ thống là xác thực,
tính an toàn, bảo mật và tính riêng tư.
* Tính chính xác: Hệ thống làm việc luôn đúng đắn, không đưa ra kết
quả tính toán sai lạc, không dẫn đến kết quả tính toán sai lạc. Các sai lạc có
thể bắt nguồn từ hệ thống trước đây chưa thật kín kẽ hoặc lập trình sai gây lỗi.
Các loại kiểm định có thể giúp phát hiện các các sai xót đó bằng các kiểm
định đơn nguyên, kiểm định tích hợp, kiểm định hệ thống.
* Dữ liệu hệ thống là xác thực: Nghĩa là đảm bảo tính toàn vẹn, tính
xác thực và phi mâu thuẫn của dữ liệu. Kiểm tra các thông tin thu thập và
thông tin xuất ra từ hệ thống nhằm đảm bảo tính xác thực của dữ liệu sử dụng.
* Tính an toàn: là hệ thống không bị xâm hại khi có sự cố kỹ thuật.
* Tính bảo mật: là khả năng ngăn ngừa các xâm phạm vô tình hay cố ý
từ phía con người.
* Tính riêng tư: là bảo đảm được các quyền riêng tư đối với các loại
người dùng khác nhau.
3.1.2 Phân định các nhóm người dùng.
Hệ thống có các nhóm người dùng sau đây:
21
STT
Nhóm Hoạt động
1 Quản trị hệ thống Đây là nhóm có quyền cao nhất trong hệ thống.
Nhóm này được phép thao tác toàn bộ trên dữ
liệu và quản lý danh sách người dùng.
2 Cập nhật Cập nhật dữ liệu từ hệ thống vào cơ sở dữ liệu
3 Báo cáo Thống kê, lập các loại báo cáo và văn bản.
4 Xem Xem thông tin.

3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL).
3.2.1 Xác định các bảng dữ liệu phục vụ nhu cầu bảo mật.
Bảng dữ liệu phục vụ nhu cầu bảo mật của hệ thống là bảng phân
quyền sử dụng hệ thống . Khi người dùng muốn sử dụng hệ thống thì phải
đăng nhập vào theo tên và mật khẩu được cho phép. Hệ thống sẽ kiểm tra tính
hợp lệ của tên và mật khẩu người dùng, với mỗi tên và mật khẩu cho phép sẽ
có một số quyền nhất định. Dựa vào quyền của người sử dụng mà hệ thống
lọc ra những modul mà người đó được dùng. Các bảng người dùng hệ thống
có cấu trúc như sau:
Bảng danh sách người dùng: app_list_user
Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Mô tả
User_id Smallint 2 Mã người dùng
User_name Nvarchar 10 Tên người dùng
Full_name Nvarchar 50 Tên đầy đủ người dùng
Group_id Smallint 2 Nhóm người dùng
Start_date Datetime 8 Ngày bắt đầu sử dung
End_date Datetime 8 Ngày kết thúc sử dụng
22
Pic Image 16 Ảnh
Password Nchar 10 Mật khẩu của người dùng

Bảng danh sách nhóm người dùng: app_group_user
Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Mô tả
Group_id Smallint 2 Mã nhóm người dùng
Group_name Nvarchar 50 Tên nhóm người dùng
Ghi_chu Nvarchar 50 Ghi chú
Bảng phân quyền cho nhóm người dùng: app_group_right
Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Mô tả
Ma_id Smallint 2 Mã bản ghi
Group_id Smallint 2 Mã nhóm người dùng

Them Bit 1 Quyền thêm
Sua Bit 1 Quyền sửa
Xoa Bit 1 Quyền xoá
Xem Bit 1 Quyền xem
3.2.2 Mô hình dữ liệu của hệ thống.
Do số lượng các bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu nhiều, trong báo cáo
này chỉ đưa ra các mối liên hệ từng phần giữa các bảng với nhau để tiện theo
dõi:
23
 Mô hình quan hệ giữa 3 bảng: giáo viên với các khoa và bộ môn
Hình 3.2.2.1: Mô tả quan hệ giữa giáo viên với các Bộ môn và Khoa
 Mô hình quan hệ giữa 3 bảng: danh sách người dùng với nhóm và phân
quyền nhóm.
Hình 3.2.2.2: Mô tả quan hệ giữa các bảng phân quyền bảo mật
24
 Mô hình quan hệ giữa 8 bảng: dm_gvien, dm_lop, dm_hoitruong,
dm_hocky, dm_lhdt, lich_gd_hk_new và khgdhk:
 Mô tả quan hệ giữa 11 bảng: giáo viên với các hoạt động đào tạo và
khoa học công nghệ.
25

×