Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

báo cáo môn học THAM QUAN NHẬN THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.19 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI
 KHOA MÔI TRƯỜNG 

BÁO CÁO
MÔN HỌC THAM QUAN NHẬN THỨC

SVTH: Nguyễn Viết Minh Hiếu

Lớp: ĐH4KM


Lời nói đầu
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới BGH trường Đại học Tài nguyên và
môi trường Hà Nội, các thầy cô khoa Môi trường đã tổ chức chuyến tham quan
nhận thức thực tế tại nhà máy nước Liên Bảo và vườn quốc gia Cúc Phương.
Em cũng vô cùng biết ơn thầy Mai Văn Tiến và thầy Tuấn là hai giảng viên đã trực
tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt chuyến tham quan. Với tinh thần vui vẻ, thoải
mái và lòng nhiệt huyết hết lòng vì sinh viên, hai thầy đã tiếp thêm cho chúng em
nguồn động lực to lớn cùng những lời khuyên chân thành, bổ ích, bổ sung phần
kiến thức cần thiết trong chuyến tham quan thực tế này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên nhà máy
đã nhiệt tình hướng dẫn bọn em tham quan cáccông trình của nhà máy và giải thích
vô cùng chi tiết về quy trình công nghệ cũng như cách vận hành nhà máy
Chuyến tham quan nhận thức đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về ngành nghề đang
học, góp phần định hướng tương lai sau này. Đồng thời, em đã vận dụng, tiếp thu
được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho việc học lý thuyết trên trường.
Bài báo cáo của em sẽ khó tránh được còn một vài thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
sẽ nhận được những lời góp ý của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



A. Nội dung chuyến tham quan nhận thức
Nhà máy nước Liên Bảo

I.
1.

Giới thiệu chung
Nhà máy nước Liên Bảo, Vụ Bản, Nam Định là một đơn vị trực thuộc Công ty Cổ
phần Nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định. Nó được xây dựng theo mô
hình cấp nước liên xã. Với công suất 3200 m3/ng.đ, nhà máy đảm bảo cung cấp đủ
nước sạch sinh hoạt cho khoảng 5400 hộ dân của ba xã Đại An, Hợp Hưng và Liên
Bảo. Công nghệ xử lý nước hiện đại, quá trình kiểm soát nghiêm ngặt, tự động
hóa, công tác quản lý và tuyên truyền khuyến cáo người dân sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh khá tốt. 100% chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia về
chất lượng nước phục vụ ăn uống và sinh hoạt.Cuộc sống người dân được cải thiện
rõ rệt. Với nhiều thành tích nổi bật trong những năm vừa qua, nhà máy đã vinh dự
đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen từ tỉnh Nam Định và Công ty.
2.

Quy trình công nghệ xử lý nước cấp


(1)

Nước từ sông Đào qua song chắn rác vào công trình thu và được bơm dẫn về nhà
máy xử lý theo tuyến ống nước thô.

(2)


Bể phản ứng gồm 2 ngăn với tốc độ khuấy giảm dần tạo điều kiện dính kết các chất
bẩn có trong nước ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng
trong các bể lắng và dính kết trên về mặt hạt của lớp vật liệu lọc. Ở đây nhà máy sử
dụng hóa chất PAC, nếu nước quá đục có thể thêm polyme trợ lắng.

(3)

Nước từ bể phản ứng sẽ đi vào vùng đệm sau đó đi vào bể lắng. Vùng lắng được
bố trí Lamella với góc nghiêng từ 45 – 60o. Dòng nước đi vào vùng lắng sẽ đi lên
theo phương nghiêng. Nước trong được thu vào máng thu và đưa vào bể lọc. Cặn
lắng tụ dần trên Lamella sẽ trượt xuống đáy bể bằng trọng lực. Nước sau lắng có
độ đục < 5 NTU.


(4)

Bùn cặn từ bể lắng sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Toàn bộ lượng bùn từ bể lắng sẽ
được thu gom vào bể chứa bùn. Phần bùn cặn sẽ lắng xuống đáy bể, được xử lý
bằng clo bột, sau đó được đưa ra ngoài vườn làm đất để tăng gia sản xuất và phần
nước trong sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận.

(5)

Nước trong sau lắng được chia vào 10 ngăn lọc bằng hệ thống vách tràn thủy lực
qua cửa phai.Vật liệu lọc là cát thạch anh với chiều cao là 1.3m. Với lớp vật liệu
này các hạt cặn nhỏ còn lại sau lắng sẽ được giữ lại. Nước sau lọc có độ đục <
1NTU. Toàn bộ quy trình diễn ra trong khoảng thời gian 4giờ.

(6)


Nước sau lọc sẽ được châm Clo để khử trùng, châm vôi để ổn định nước rồi
chuyển vào bể chứa.

(7)

Trạm bơm cấp 2 sẽ vận chuyển nước sạch sau xử lý ra mạng lưới phân phối. Trạm
bơm gồm 4 bơm trục vận hành liên tục 24/24h đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho
người dân.

II.

Vườn quốc gia Cúc Phương
Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam
Điệp, có một mảnh đất đã trở lên vô cùng quen thuộc, thân thương, gợi lên tính


hiếu kỳ cho biết bao du khách trong và ngoài nước, đó là Vườn quốc gia Cúc
Phương - Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
Được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình,
Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích là 22.408 ha. Với nhiều giá trị về cảnh
quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu
Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.
Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần hệ
động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo số liệu điều tra gần đây, Cúc
Phương có 2234 loài thực vật bậc cao và rêu, trong đó có 433 loài cây làm thuốc,
229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
Về động vật, Cúc Phương có 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần 2000 loài
côn trùng, 135 loài thú (trong đó có loài voọc đen mông trắng là loài thú linh
trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương). Với

336 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương.
Thuộc địa hình Caxtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với
những cái tên gợi cảm như: động Sơn cung, động Thủy Tiên, động Trăng
Khuyết…Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền
sử, sống cáchngày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động
Người Xưa), hang Con Moong. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch
của loài động vật có xương sống. Theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt
Nam đây là hoá thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200
đến 230 triệu năm.


Từ xa xưa, Cúc Phương đã là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường
với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng, đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc
thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm, và những lễ hội, phong
tục tập quán và nếp sống của người dân bản địa.
Cây chò ngàn năm là một trong nhiều cây cổ thụ của Cúc Phương. Cây có hình thái
đẹp, cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết. Từ trung tâm
du khách đi theo một con đường mòn dài 3 km trong rừng già để đến Cây chò ngàn
năm – một kỳ quan của tạo hóa. Bạn sẽ gặp trên đường những dây leo thân gỗ Bàm
Bàm với đường kính 0,5m, chạy dài hàng cây số vắt ngang rừng được ví như chiếc
vòng trời. Bạn còn được chiêm ngưỡng những cây Chò chỉ cao tới 70m, thân
thẳng, tròn đều hay loài Đa bóp cổ, một hiện tượng quái dị của thế giới tự nhiên.
Hạt đa nảy mầm trên các hốc cây khác. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất
nhanh, dần bóp chết cây chủ.
Cũng trên tuyến đường đến Cây Chò ngàn năm, phía bên tay phải có con đường
lên núi. Đó là đường dẫn đến thăm động Sơn Cung. Động có nhiều nhũ đá tạo nên
một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, hút hồn bất kỳ ai đến khám phá.

B.


Kết quả đạt được sau chuyến tham quan nhận thức
Học tập từ lâu đã luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người.


Thế nhưng học như thế nào mới đạt hiệu qua cao nhất?Đương thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích,
hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Học và hành phải luôn đi đôi,
không thể tách rời.Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, taọ thành hai mặt của
một quá trình thống nhất.Chúng ta phải biết kết hợp học lý thuyết với thực hành
nhuần nhuyễn những điều đã học.Có như vậy, những kiến thức học được sẽ trở nên
sâu sắc hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức và có thể đem hết những gì đã
học cống hiến phục vụ cho đất nước.

Có thể nói chuyến tham quan nhận thức lần này vận dụng vô cùng thành công
phương châm “học đi đôi với hành”.Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (2 ngày 1
đêm) nhưng nó đã mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng.Nó đưa sinh viên chúng em
tiếp cận thực tế, củng cố lại những kiến thức được dạy trên lớp và hình dung được
công tác của mình trong tương lai.

Tham quan nhà máy nước Liên Bảo, em được tìm hiểu chi tiết về quy trình công
nghệ xử lý nước cấp, phương thức vận hành thiết bị và cách kiểm tra, phát hiện, xử
lý, khắc phục sự cố. Đồng thời, em cũng hiểu biết hơn về nghề nghiệp của các cô,
chú cán bộ, công nhân viên tại nhà máy.Họ luôn hăng say tham gia lao động, tiến
hành tăng gia sản xuất cải thiện cuộc sống, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có.

Tham quan vườn quốc gia Cúc Phương, em được tìm hiểu các biện pháp bảo tồn
đa dạng sinh học tại vườn quốc gia và tác dụng của du lịch sinh thái đến bảo tồn


thiên nhiên.Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Cúc Phương luôn là

ngọn cờ đầu trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên tại nước ta. Không những đạt được
nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Cúc
Phương còn xây dựng và phát triển nhiều công trình bảo tồn có giá trị khoa học cao
và được ghi vào danh sách những công trình bảo tồn quốc tế. Những cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp, lòng hiếu khách đã làm say lòng biết bao du khách khi có dịp
thăm Cúc Phương. Tuy vậy, lượng du khách đến Cúc Phương khá lớn tạo khó khăn
với việc quản lý. Hoạt động của ban quan lý vườn lại quá tập trung vào việc phát
triển du lịch làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây
dựng các hồ nhân tạo trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang
và làm thay đổi chế độ thủy văn của vùng.Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch còn
yếu, chất lượng chưa cao. Còn thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có
kiến thức chuyên môn về sinh thái nhằm hướng dẫn cho đoàn khách có nhu câu
học tập, nghiên cứu. Vì vậy, vườn quốc gia Cúc Phương cần quy hoạch khai thác
có hiệu quả và bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch, tổ chức nhiều loại hình du lịch
phù hợp với khả năng, tình hình thực tế. Đào tạo, tuyển dụng thêm hướng dẫn viên
du lịch theo hướng chuyên nghiệp về nghiệp vụ. Tạo mối liên kết với các tuyến,
điểm du lịch trong khu vực, vùng lân cận.Thực hiện các đánh giá chiến lược về
môi trường, du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch sinh thái đúng nghĩa, lành
mạnh và bền vững.

Tóm lại, tham quan nhận thức đã góp phần rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích
và đánh giá các công trình môi trường trong thực tế; hình thành ý tưởng, thiết kế và
vận hành các hệ thống trên lĩnh vực công nghệ môi trường phù hợp với nhu cầu xã
hội; hiểu biết về hệ thống quản lý năng lượng và môi trường ở các khu sinh thái; áp
dụng các công cụ quản lý môi trường tại các khu sinh thái và kỹ năng làm việc


nhóm, thuyết trình trong xử lý môi trường.Đó là một trong những chuyến đi tuyệt
vời nhất mà em từng tham gia. Tình bạn bè, tình thầy trò, tình yêu thiên nhiên tất
cả hòa quyện với nhau tạo nên một cảm xúc lâng lâng khó tả. Em hi vọng nhà

trường sẽ tổ chức thêm nhiều lần tham quan nhận thức hơn nữa để chúng em có thể
đi nhiều hơn và hiểu nhiều hơn.



×