Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Báo cáo thực tập điện: vận hành, sửa chữa điện trong nhà máy, xí nghiệp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.6 KB, 58 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Mục Lục
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN QUÂN
Điện 1 – K59
I.

Giới thiệu đơn vị thực tập

II.

Nội dung thực tập
1. Thực tập kỹ thuật viên
1.1 Chức trách nhiệm vụ kỹ thuật viên trong nhà máy, xí
nghiệp.
1.2 Phương pháp kiểm tra xác định sự cố, biện pháp kỹ thuật
giải quyết, chỉ đạo kỹ thuật thi công, xử lý sự cố.
1.3 Sơ đồ mạng lưới điện trong nhà máy, xí nghiệp.
2. Thực tập vận hành, sửa chữa điện trong nhà máy, xí
nghiệp.
2.1 Các loại máy điện trong nhà máy xí nghiệp.
2.2 Các mạch máy công cụ.
2.3 Các hệ truyền động điện trong nhà máy xí nghiệp.
2.4 Các thiết bị điều khiển, bộ biến đổi trong nhà máy, xí
nghiệp.
2.5 Sửa chữa mạng lưới điện
3. Tự đánh giá kết quả thực tập, khả năng, năng lực của bản
than, ý kiến đề xuất.



SV : Nguyễn Văn Quân

1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, điện có một vai trò rất quan trọng. Việc đào tạo ra
các kỹ sư ngành điện có vai trò quan trọng không kém. Ngày nay theo đà
phát triển của xã hội mà điều khiện học tập của sinh viên nói chung và sinh
viên ngành điện nói riêng đã có nhiều cải thiện rất thuận lợi.
Ngành điện công nghiệp là ngành có rất nhiều triển vọng trong xã hội
hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì vậy, em cùng rất nhiều bạn sinh
viên khác đã chọn ngành điện là nghề nghiệp của mình sau này.
Sinh viên trường đại học Công Nghiệp Hà Nội là sinh viên của một
trường kỹ thuật. Do vậy điều kiện thực hành là rất quan trọng và cần thiết
hơn cả. Chính vì vậy trước khi tốt nghiệp, sinh viên chúng em đã được nhà
trường tạo điều kiện cho đi thực tập để tích lũy thêm vốn làm việc thực tế
cũng như được áp dụng những kiến thức mình được học ở trường vào thực
tế công việc.
Rất may mắn khi chúng em đã xin được thực tập tại công trường của
công ty cổ phần xây dựng và môi trường Hà Nội. Đây là công ty có tiềm
năng lớn và có rất nhiều điều kiện giúp sinh viên đi thực tập làm tốt công
việc của mình.

Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo chủ nhiệm Tô Anh Dũng ,
chúng em đã thực hiện tốt kỳ thực tập này.

SV : Nguyễn Văn Quân

2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

I.

Khoa Điện

Giới thiệu về đơn vị thực tập Công ty Cổ phần Điện Quang

Vinh
Công ty Cổ phần Điện Quang Vinh được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ năm 2005 và hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây dựng và xử lý môi trường. Công
ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên có trình độ, năng động, sang tạo và tận
tâm trong công việc. Với những thành tựu đã đạt được trong mấy năm qua,
chúng tôi khẳng định rằn chúng tôi sẽ là sẽ là nhà tư vấn, nhà thầu chuyên
nghiệp cho các nhà đầu tư yên tâm tìm đến khi thiết kế, thi công các công
trình dân dụng, công trình công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.
Để xây dựng và phát triển công ty ngàn một vững mạnh, công ty chúng tôi
luôn hoạt động với phương châm tám chữ vàng: “ Uy tín, chất lượng, tiến
độ, hiệu quả”

Sự hân hạnh lớn lao của chúng tôi là được các Chủ đầu tự tạo môi trường
để chúng tôi phát huy hết năng lực sãn có, hiệu quả công trình đạt chất
lượng tối đa, đem lại sự hài long cho các Chủ đầu tư.
Công ty chúng tôi được Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép
đăng ký kinh doanh số: 0103006533 ngày 18/01/2005 (thay đổi lần 2 ngày
14/6/2006) và hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu sau:
-

Thi công xây dựng:

+ Xây dựng, lắp đặt các công trình về cung cấp nước sạch, thoát nước và
xủ lý nước tải, lò đốt chất thải răn, xử lý môi trường
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông
thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật.
-

Cung cấp, lắp đặt thiết bị xử lý môi trường :

+ Sản xuất, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm cơ khí, sản phẩm nhựa tổng hợp
phục vụ cho các công trình cấp thoát nước và xủ lý môi trường

SV : Nguyễn Văn Quân

3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Điện

+ Buôn bán máy móc, thiết bị, vật tư chuyên ngành cấp thoát nước – xử
lý nước
-

Tư vấn:

+ Tư vấn đấu thầu, lập tổng dự đoán, lập hồ sơ thầu, thẩm tra dự án về
đầu tư dự án về đầu tư xây dựng đối với các công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông thủy lợi, công trình cấp thoát nước và xử lý môi
trường.
+

Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị xử lý

nước thải.
+

Tư vấn thiết kế bản vẽ thi công dự án; Lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật các

công trình xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước, xử lý nước thải, ô
nhiễm môi trường và các công trình xây dựng khác.
+ Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM); Đề án bảo vệ môi
trường; Bản cam kết bảo vệ môi trường; Đăng ký chủ nguồn chất thải nguy
hại.
+

Đào tạo, hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực


xử lý nước thải.
Tâm huyết với nghề chúng tôi đã đầu tư và thu hút được những cán bộ
kỹ sư, thạc sĩ, kiến trúc sư có nhiều kinh nghiệm từ các cơ quan, đơn vị đã
từng xây dựng các công trình lớn, có tín nhiệm, có năng lực.

SV : Nguyễn Văn Quân

4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Thông tin chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN AN MÔN
Địa chỉ trụ sở chính: 16 Phùng Hưng - Hàng Mã - Hoàn Kiếm - Hà Nội –
Hà Nội
Các ngành nghề kinh doanh chính:
-

Xây dựng và lắp đặt các công trình về cung cấp nước sạch, thoát

nước, xử lý nước thải, lò đốt chất rắn, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
-

Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,


thủy lợi, các công trình về điện đến 35kV.
-

Sản xuất, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm cơ khí, sản phẩm nựa

tổng hợp phục vụ các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường.
-

Kí gửi, buôn bán, thiết bị, vật tư chuyên ngành cấp thoát nước –

xử lý nước.
-

Tư vấn thiết kế, lập dự toán các công trình xây dựng chuyên

ngành cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường và các
công trình dân dụng khác.
-

Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường.

-

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết đạt tiêu

chuẩn môi trường.

Năng lực về nhân sự:
Ban lãnh đạo công ty:
Trong đó: Giám đốc điều hành


- Cử nhân kinh tế; kỹ sư dây dân dụng.

Phó giám đốc kỹ thuật - Thạc sỹ xây dựng dân dụng – công
nghiệp
Phó giám đốc kinh doanh – Cử nhân luật.
Các cán bộ kỹ thuật chủ chốt công ty:
Trong đó: Thạc sỹ ngành kỹ thuật môi trường
SV : Nguyễn Văn Quân

5

2 người
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Thạc sỹ ngành xây dựng DD – CN

1 người

Kiến trúc sư

1 người

Kỹ sư xây dựng


4 người

Kỹ sư cấp thoát nước

2 người

Kỹ sư công nghệ môi trường

2 người

Kỹ sư cầu đường

2 người

Kỹ sư cơ khí – chế tạo máy

1 người

Cử nhân kinh tế, tài chính

3 người

Lực lượng cán bộ - công nhân viên:
Trung cấp xây dựng

4 người

Lực lượng lao động chủ yếu chúng tôi đã hợp đồng với các tổ, lao động ở
các làng nghề chuyên đi thi công các công trình và đảm bảo khi có công
trình và đảm bảo khi có công trình là điều động được


SV : Nguyễn Văn Quân

6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1: THỰC TẬP KỸ THUẬT VIÊN
I. CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ KỸ THUẬT VIÊN TRONG NHÀ MÁY
XÍ NGHIỆP.
Kỹ thuật viên kỹ thuật nhà máy là viên chức chuyên môn kỹ thuật làm
công tác kiểm định kỹ thuật, an toàn lao động, chịu trách nhiệm thực hiện
một số bước cụ thể trong quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về kỹ thuật, an toàn lao động có thông số kỹ thuật thấp, mức độ
nguy hiểm, độc hại thấp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện
hành theo sự phân công của kiểm định viên kỹ thuật nhà máy.
Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật của nhà máy có nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm định các thiết bị, vật tư theo một quy trình cụ thể
trên một dây chuyền kiểm định hoàn chỉnh, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và
an toàn đề ra.
- Tuân thủ một số bước của quy trình kiểm định để phát hiện các lỗi kỹ thuật
đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an
toàn lao động trong quá trình kiểm định.
- Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng kiểm định.

- Phát hiện kịp thời các hư hỏng của phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác
kiểm định, đề xuất biện pháp khắc phục để bảo đảm chất lượng kiểm định.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về kết luận của mình tại các bước kiểm định cụ
thể theo sự phân công.

SV : Nguyễn Văn Quân

7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA XÁC ĐỊNH SỰ CỐ, BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT GIẢI QUYẾT, CHỈ ĐẠO KỸ THUẬT THI CÔNG, XỬ LÝ
SỰ CỐ
1. Hiện tượng bất thường
Nhà máy điện, lưới điện có thiết bị vận hành không bình thường cũng như
các vi phạm công nghệ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng ảnh
hưởng tới chế độ vận hành bình thường của nhà máy, lưới điện thì điều được
đánh giá là “hiện tượng bất thường” trong vận hành.
Cụ thể:
- Hệ thống vận hành với tần số từ 49 Hz đến dưới 59, 5 Hz kéo dài
đến 1 giờ.
- Thiết bị chính, thiết bị phụ trong các nhà máy và trên lưới điện vận
hành không bình thường hoặc có hiện tượng hư hỏng nhưng vẫn còn
duy trì vận hành được cho đến kỳ sửa chữa kế tiếp hoặc đến khi điều

độ hệ thống cho phép dừng.
- Thiết bị phụ trong quá trình vận hành nếu xảy ra hư hỏng hoặc có
hiện tượng hư hỏng cần phải ngừng vận hành mà không gây sự cố làm
ngừng thiết bị chính.
- Thiết bị chính vận hành không bình thường nhưng đã có kế hoạch
xin ngừng thiết bị hoặc xin giảm công suất để ngăn ngừa trước sự cố
có thể xảy ra.
- Ngắt điện tự động hoặc ngăt điện do vô ý của nhân viên vận hành
thao tác nhầm thiết bị nhưng sau đó tự động đóng điện lại hoặc thao
tác đóng điện lại thành công trong thời gian cho phép theo qui trình
vận hành.

SV : Nguyễn Văn Quân

8

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

- Hư hỏng hệ thống tín hiệu trung tâm, hệ thống thông tin liên lạc, các
thiết bị điều độ phải khôi phục lại trong thời gian đến 8 giờ.
- Vi phạm hoạt động của thiết bị trong khi nghiên cứu khoa học kỹ
thuật và thử nghiệm theo chương trình đã dược cấp có thẩm quyền
duyệt nếu vi phạm này chưa đến mức gây nên sự cố cho các thiết bị
chính, các phần tử trong hệ thống điện.
2. Sự cố và hiện tượng bất thường xảy ra mà nguyên nhân gây nên bởi

một trong các trường hợp sau đây thì được phâ loại là nguyên nhân chủ
quan:
a) Do công tác chỉ đạo sản xuất của lãnh đạo các cơ sở sản xuất, truyền tải,
phân phối điện, điều độ hệ thống v.v... trực tiếp gây ra như:
- Không quan tâm hoặc thiếu quan tâm đến việc củng cố công tác quản lý kỹ
thuật, kỹ thuật an toàn.
- Quản lý thiết bị lỏng lẻo, không có biện pháp tích cực để khắc phục kịp
thời các sai sót của thiết bị mà cán bộ, công nhân cũng như đoàn kiểm tra
các cấp đã phát hiện và kiến nghị giải quyết.
- Không trang bị đầy đủ các quy trình vận hành thiết bị, quy trình chức năng
nhiệm vụ của phòng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất v.v...
- Không đôn đốc, kiểm tra thực hiện chế độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ
thiết bị đúng kỳ hạn, đúng quy trình.
- Không điều tra phân tích các nguyên nhân sự cố và hiện tượng bất thường
cũng như không thi hành các biện pháp để ngăn ngừ sự cố, để vi phạm tái
diễn.
- Không tổ chức thực hiện đầy đủ công tác bồi huấn nghiệp vụ và sát hạch
quy trình, quy phạm cho công nhân và cán bộ quản lý.
- Bố trí phương thức sản xuất và dây chuyền sản xuất không hợp lý.
b) Do nhân viên vận hành:
SV : Nguyễn Văn Quân

9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện


Nhân viên vận hành trực tiếp gây nên như:
- Không thực hiện đúng các quy trình vận hành, quy trình nghiệp vụ, quy
trình xử lý sự cố, quy trình bảo dưỡng thiết bị v.v... cũng như các nội quy,
kỷ luật sản xuất.
- Trong vận hành không theo dõi kiểm tra để phát hiện kịp thời các khiếm
khuyết của thiết bị để xử lý.
c) Do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm
- Bỏ qua hạng mục sửa chữa, thí nghiệm hoặc làm không đảm bảo chất
lượng, không phát hiện hết các hư hỏng của thiết bị.
- Đấu sai mạch, sai quy cách kỹ thuật, đọc nhầm thông số thí nghiệm v.v...
- Kết thúc công tác không kiểm tra, xem xét kỹ càng để quên dụng cụ đồ
nghề, tạp vật trong thiết bị để khi đưa thiết bị vào làm việc gây hư hỏng.
3. Sự cố và hiện tượng bất thường xảy ra mà nguyên nhân gây nên bởi
một trongcác trường hợp sau đây thì được phân loại là sự cố khách
quan.
a) Do nhà chế tạo hoặc cơ quan thiết kế, xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa
chữa.
Những công trình mới xây dựng hoặc thiết bị mới đưa vào vận hành hoặc đã
vận hành lâu năm bị hư hỏng do có những khuyết tật, thiếu sót về chất lượng
nguyên vật liệu chế tạo thiết bị; do chất lượng thiết kế, xây dựng, lắp ráp,
hiệu chỉnh, sửa chữa kém, không đảm bảo mà trong quá trình nghiệm thu
bàn giao đưa vào vận hành không phát hiện được.
Nguyên nhân do cơ quan bên ngoài nêu trên chỉ được kết luận trong trường
hợp nắm được đầy đủ cơ sở pháp lý về kỹ thuật và cần kịp thời mời đại diện
của tổ chức đó tham gia điều tra, trình bày cho tổ chức đó kết quả điều tra cụ
thể và việc xác lập văn bản khiếu nại đền bù. Nếu đại diện cơ quan bên
ngoài đó không tham gia điều tra thì văn bản khiếu nại đền bù phải được

SV : Nguyễn Văn Quân


10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

đính kèm theo biên bản điều tra sự cố. Bản khiếu nại đền bù đối với nhà máy
chế tạo phải gửi đến trong thời gian bảo hành. Nếu thời gian bảo hành đã hết
thì bản khiếu nại đền bù phải thay bằng văn bản góp ý.
Việc khiếu nại đối với các cơ quan thiết kế, các nhà máy chế tạo ở nước
ngoài sẽ do Công Ty xem xét quyết định.
b) Do cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài:
- Do bắn súng vào đường dây, ném cành cây, dây leo, chặt cây đổ vào đường
dây, trạm điện gây sự cố; đào đắp kênh mương sát chân cột; làm nhà cửa,
công trình kho tàng dưới đường dây không đảm bảo đường dây vận hành an
toàn; ô tô, bè mảng, tàu thuyền chạm vào đường dây gây đứt dây, đổ cột
điện.
- Đường dây, trạm điện, nhà máy điện bị kẻ địch phá hoại hoặc bị người xấu
gây hư hỏng.
- Do thiết bị điện của khách hàng hư hỏng hoặc khách hàng thao tác sai gây
sự cố vượt cấp lên lươí điện mà phạm vi quản lý vận hành không thể phòng
ngừa được.
- Do không được cấp. đủ nhiên liệu hoặc nhiên liệu chất lượng xấu mà vi
phạm này không phải do cán bộ, nhân viên nhà máy hoặc cán bộ điều hành
sản xuất gây nên.
c) Do thiên tai

- Do bão, lụt, giông, sét ... gây hư hỏng lưới điện; nhà máy nhà phạm vi
quản lý vận hành không thể đề phòng ngăn chặn trước được.
Nếu sự cố hoặc hiện tượng bất thường xảy ra do một nguyên nhân này
nhưng lại phát triển thêm theo những nguyên nhân khác với những hậu quả,
nặng nề hơn thì việc phân loại phải được xác đinh theo việc phát triển hậu
quân đó.

SV : Nguyễn Văn Quân

11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

4. Nguyên tắc xử lý sự cố lưới điện, hệ truyền động điện, trang bị điện.
1. Phải áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn
ngừa sự cố lan rộng;
2. Phải nhanh chóng cung cấp điện cho nhà máy, đặc biệt là các phụ tải
quan trọng và đảm bảo chất lượng điện năng về tần số, điên áp;
3. Đảm bảo sự làm việc của mạng lưới điện;
4. Nắm vững diến biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố,
phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian phuc hồi;
5. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng lời nói hoặc bằng tín hiệu
điều khiển;
6. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói phải do nhân viên vận hành cấp
trên truyền đạt trực tiếp tới nhân viên vận hành cấp dưới thong qua hệ thống

thong tin lien lạc. Lệnh phải chính xác, ngắn gọn, rõ ràng. Nhân viên vận
hành ra lệnh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lệnh của mình trong quá
trình xử lý sự cố;
7. Trong thời gian thực hiện xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng phương tiện
thông tin lien lạc phục vụ chỉ huy xử lý sự cố vào mục đích khác;
8. Trong quá trình xử lý sự cố nhân viên vận hành phảo tuân thủ các quy
định của quy định này, các quy chuẩn, quy phạm, quy định chuyên ngành,
quy định khác của pháp luật và những tiêu chuẩn an toàn do nhà chế tạo đã
quy định.

SV : Nguyễn Văn Quân

12

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

5. Khi xuất hiện sự cố, nhân viên kỹ thuật phải:
1.

Thực hiện xử lý theo đúng quy phạm, quy trình hiện hành;

2.

Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự lan rộng của sự


cố và khôi phục việc cung cấp điện cho nhà máy trong thời gian ngắn nhất;
3.

Thực hiện xử lý nhanh với tất cả khả năng của mình;

4.

Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện

tượng và diễn biến sự cố cho nhân viên kỹ thuật cấp trên;
5.

Ở những khu vực không xảy ra sự cố, nhân viên kỹ thuật phải

thường xuyên theo dõi những biến động của sự cố qua thông số cơ sở mình,
báo cáo cho nhân viên kỹ thuật cấp trên trực tiếp những hiện tượng đặc biệt,
bất thường;
6.

Sau hi xử lý xong, nhân viên kỹ thuật cấp trên trực tiếp sẽ thông

báo tóm tắt tình hình cho nhân viên kỹ thuật cấp dưới có liên quan theo quy
định.
6. Khi xảy ra mất điện toàn nhà máy, nhân viên kỹ thuật phải:
1.

Thực hiện xử lý sự cố theo quy định xử lý sự cố riêng của đơn vị;

2.


Tiến hành cắt toàn bộ các thiết bị trong nhà máy. Các trường hợp

đặc biệt do yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các thiết bị phải có
quy định riêng để phù hợp;
3.

Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong nhà máy;

4.

Đảm bảo các thiết bị đủ điều khiện vận hành sẵn sang nhận điện

lại;
5.

Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện toàn nhà

máy;

SV : Nguyễn Văn Quân

13

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

6.


Khoa Điện

Đề nghị cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập

thiết bị bị sự cố(nếu có);
7.

Thao tác cô lập phần tử gây sự cố mất điện toàn nhà máy, khôi

phục lại toàn bộ nhà máy bị ảnh hưởng bởi sự cố;
8.

Làm báo cáo gửi về cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị bị sự cố

và các đơn vị quản lý cấp trên theo quy định.
III. SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP.
Nhà máy có 11 phân xưởng được đánh số thứ tự từ phân xưởng 1 đến
phân xưởng 11.

3.1 Sơ đồ mặt bằng của nhà máy, xí ngiệp.

SV : Nguyễn Văn Quân

14

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Điện

3.2 Biểu đồ phụ tải toàn nhà máy.

3.3 Sơ đồ dây điện mạng cao áp nhà máy, xí nghiệp.

SV : Nguyễn Văn Quân

15

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

PHẦN 2: THỰC TẬP VẬN HÀNH, SỬA CHỮA ĐIỆN
CÔNG NGHIỆP.
I.

CÁC LOẠI MÁY ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP
1. Máy biến ap

1.1 Khái niệm chung
a) Định nghĩa
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng
điện từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng
vẫn giữ nguyên tần số. Hệ thống điện đầu vào máy biến áp có: điện áp U1,
dòng điện I1, tần số f. Hệ thống điện đâu ra của máy biến áp có: điện áp

U2, dòng điện I2 và tần số f.
b) Các đại lượng định mức
-

Điện áp định mức: Điện áp sơ cấp định mức ký hiệu

U1dm, là điện áp qui định cho dây cuốn sơ cấp. Điện áp thứ cấp định mức
ký hiệu U2dm, là điện áp giữa các cực của dây quấn thứ cấp. Người ta qui
ước, với máy biến áp 1 pha điện áp định mức là điện áp pha, với máy biến
áp 3 pha là điện áp dây. Đơn vị điện áp ghi trên máy thường là V hoặc kV.
-

Dòng điện định mức: Là dòng điện quã quy định cho

mỗi dây quấn của máy biến áp, ứng với công suất định mức và điện áp định
mứ. Đối với máy biến áp 1 pha, dòng điện định mức là dòng điện pha. Đối
với máy biến áp 3 pha, dòng điện định mức là dòng điện dây.Đơn vị dòng
điện ghi trên máy thường là A. Dòng điện sơ cấp định mức ký hiệu I1dm,
dòng điện thứ cấp định mức ký hiệu I2dm.
-

Công suất định mức: Là công suất biểu kiến định mức.

Công suất định mức ký hiệu là Sdm, đơn vị là VA, kVA.

SV : Nguyễn Văn Quân

16

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

c)

Khoa Điện

Công dụng của máy biến áp

Máy biến áp có vai trò quan trọng trong hệ thống điện. Nó là một khâu
quan trọng dùng để truyền tải và phân phối điện năng. Các nhà máy điện
công suất lớn thường ở xa trung tâm tiêu thụ điện, vì thế cần phải xây dựng
các đường dây truyền tải điện năng.
1.2

Cấu tạo của máy biến áp

a)

Lõi thép máy biến áp

Lõi thép máy biến áp dùng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo
từ những vật liệu dẫn từ tốt, thườn là lá thép kỹ thuật điện. Lõi thép gồm 2
bộ phận:
Trụ là nơi để đặt dây quấn
Gông là phần khép kín mạch từ giữa các trụ.
Trụ và gong tạo thành mạch từ khép kín.
Dây quấn máy biến áp
Dây quấn máy biến áp thường được chế tạo bằng dây đồng( hoặc

nhôm), có tiết diện tròn hoặc chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện.
Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồn vào trụ lõi thép. Giữa các vòng
dây, giữa các dây quấn có cách điện với nhau và các dây quấn cách điện với
lõi thép. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. Khi các dây quấn
đặt trên cùng 1 trụ, thì dây quấn đặt sát trụ thép, dây quấn cao áp đặt lồng ra
ngoài. Làm như vậy sẽ giảm được vật liệu cách điện và khoảng cách cách
điện với phần tiếp đất nên giảm được kích thước máy biến áp.
1.3

Nguyên lý làm việc của máy biến áp

Theo định luật cảm ứng điện từ, sự biến thiên của từ thông làm cảm ứng
vào dây quấn sơ cấp sức điện động là:
e1 = − w1


dt

SV : Nguyễn Văn Quân

17

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Và cảm ứng vào dây quấn thứ cấp sức điện động là:

e 2 = − w2


dt

Trong đó w1, w2 là số vòng của dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
2. Máy điện không đồng bộ
2.1

Khái niệm chung

Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều, làm việc theo
nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của roto n ( tốc độ của máy) khác
với tốc độ quay của từ trường n1.
Các số liệu định mức của động cơ không đồng bộ là:
Công suất có ích trên trục:
Điện áp dây stato:
Dòng điện dây stato:
Tần số dòng điện stato:
Tốc độ quay roto:
Hệ số công suất:
Hiệu suất:
2.2 Cấu tạo của máy điện không đồng bộ ba pha
Cấu tạo của máy điện không đồng bộ gồm hai bộ phận chủ yếu là stato và
roto, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy.
Stato
Stato là phần tĩnh gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra có
vỏ máy và nắp máy.
-


Lõi thép: Lõi thép stato hình trụ đo các lá thép kỹ thuật
điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau thành các rãnh theo hướng
trục. Lõi thép được ép vào trong vỏ máy.

-

Dây quấn: Dây quấn stato làm bằng dây dẫn bọc cách
điện ( dây điện từ) được đặt trong các rãnh của lõi thép.
SV : Nguyễn Văn Quân

18

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

-

Khoa Điện

Vỏ máy: Vỏ máy làm bằng nhôm hoặc bằng gang, dùng
để giữ chặt lõi thép và cố định máy trên bệ. Hai đầu vỏ có nắp máy, ổ đỡ
trục. Vỏ máy và nắp maysconf dùng để bảo vệ máy.

a)

Roto
Roto là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.


-

Lõi thép: Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện được
dập rãnh mặt ngoài ghép lại, tạo thành các rãnh theo hướng trục ở giữa có lỗ
để lắp trục.

-

Dây quấn: Dây quấn roto của máy điện không đồng bộ
có hai kiểu: roto ngắn mạch ( còn gọi là roto lồng sóc) và roto dây quấn.
Loại roto lồng sóc công suất trên 100kW, trong các rãnh của lõi thép roto đặt
các thanh đồng hai đầu nối ngắn mạch bằng 2 vòng đồng tạo thành lồng sóc.
Loại dây quấn, trong rãnh lõi thép roto, đặt dây quấn ba pha. Dây quấn roto
thường nối sao, ba đầu ra nối với ba vòng tiếp tục bằng đồng, cố định trên
trục roto và được cách điện với trục.
2.3

Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ

Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào ba dây quấn stato, sẽ tạo ra từ
60 f

trường quay p đôi cực, quay với tốc độ là n1 = p . Từ trường quay cắt các
thanh dẫn của dây quấn roto, cảm ứng các sức điện động.
Chiều điện từ xác định theo quy tắc bàn tay trái, trùng với chiều quay n1.
Độ chênh lệch giữa tốc độ từ trường quay và tốc độ máy gọi là tốc độ
trượt n2.
n2 = n − n

Hệ số trượt của tốc độ là:


SV : Nguyễn Văn Quân

19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
s=

Khoa Điện

n 2 n1 − n
=
n1
n1

Khi roto đứng yên (n=0), hệ số trượt s=1; khi roto quay định mức
s=0,02+0,06. Tốc độ động cơ là:
n = n1 (1 − s ) =

60 f
(1 − s)vg / ph
p

3. Máy điện đồng bộ
3.1 Định nghĩa và công dụng
a)


Định nghĩa
Những máy điện xoay chiều có tốc độ roto n bằng tốc độ quay của từ

trường n1, gọi là máy điện đồng bộ. Máy điện đồng bộ có hai dây quấn:
dây quấn stato nối với lưới điện có tần số f không đổi, dây quấn roto được
kích thích bằng dòng điện một chiều. Ở chế độ xác lập máy điện đồng bộ
có tốc độ quay roto luôn không đổi khi tải thay đổi.
b)

Công dụng
Máy điện đồng bộ là nguồn điện chính của các lưới điện quốc gia. Công

suất của mỗi máy phát có thể đạt đến 600MA hoắc lớn hơn và chúng
thường làm việc song song. Động cơ đồng bộ được sử dụng khi truyền
động công suất lớn, có thể đạt vài chục MW. Trong công nghiệp luyện kim,
khai thác mỏ, thiết bị lạnh, động cơ đồng bộ được sử dụng để truyền động
các máy bơm, nén khí, quạt gió v.v… với tốc độ không đổi. Trong hệ thống
điện, máy bù đồng bộ dùn để phát công suất phản kháng cho lưới điện để
bù hệ số công suất và ổn định điện áp.

SV : Nguyễn Văn Quân

20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện


3.2 Cấu tạo máy diện đồng bộ
a)

Stato

Stato của máy điện đồng bộ giống như stato của máy điện không đồng bộ,
gồm hai bộ phận chính là lõi thép stato và dây quấn ba pha stato. Dây quấn
stato gọi là dây quấn phần ứng.
b)

Roto
Roto máy điện đồng bộ có các cực từ và dây quấn kích thước từ dùng để

tạo ra từ trường cho máy, đối với máy nhỏ roto là nam châm vĩnh cửu.
Có hai loại: roto cực ẩn và roto cực lồi.
Roto cực lồi dùng ở các máy có tốc độ thấp, có nhiều đôi cực.
Roto cực ẩn thường dùng ở máy có tốc độ cao 300vg/ph, có một đôi cực.
3.3 Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
Cho dòng điện kích từ vào dây quấn kích từ sẽ tạo nên từ trường roto khi
quay roto bằng động cơ sơ cấp, từ trường của roto sẽ cắt dây quấn phần ứng
stato và cảm ứng sức điện động xoay chiều hình sin, có trị số hiệu dụng là:
E 0 = 4,44 fw1 kdqΦ 0

Trong đó : E0 , w1 , kdq, Φ 0 là sdđ pha, số vòng dây một pha, hệ số dây
quấn, từ thông cực từ roto.
Nếu roto có p đôi cực, khi roto quay được một vòng, sdđ phần ứng sẽ
biến thiên p chu kỳ. Do đó tần số f của sdđ các pha lệch nhau góc pha
f = pn , n đo bằng vg/s
hoặc f =


pn
60

, n đo bằng vg/ph

Dây quấn ba pha stato có trục lệch nhau trong không gian một góc 120 0
điện, cho nên sdđ các pha lệch nhau góc pha 120 0 . Khi dây quấn stato nối
với tải, trong các dây quấn sẽ có dòng điện ba pha giống như ở máy điện
không đồng bộ, dòng điện ba pha dây quấn sẽ tạo nên từ trường quay,với
SV : Nguyễn Văn Quân

21

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

tốc độ là n1= 60 f/p, đúng bằng tốc độ n của roto. Do đó loại máy điện này
được gọi là máy điện đồng bộ.
4. Máy điện một chiều
Trong các thiết bị tự động, các máy điện khuếch đại, các động


chấp hành cũng là máy điện một chiều. Ngoài ra, các máy điện một

chiều còn thấy trong ô tô, tàu thủy , máy bay, các loại máy điện một chiều áp

thấp dùng trong các thiết bị điện hóa, thiết bị hàn điện có chất lượng cao.
4.1

Cấu tạo máy phát điện một chiều

a)
Stato
Stato còn gọi là phần cảm, gồm lõi thép bằng thép đúc, vừa là mạch từ
vừa là vỏ máy. Các cực từ có dây quấn kích từ.
b)

Roto

Roto của máy điện một chiều được gọi là phần ứng, gồm lõi thép và dây
quấn phần ứng. Lõi thép hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày
0,5mm, phủ sơn cách điện ghép lại. Các lá thép được dập có lỗ thông gió và
rãnh để đặt dây quấn phần ứng. Mỗi phần tử của dây quấn, phần ứng có
nhiều vòng dây, hai đầu với hai phiến góp, hai cạnh tác dụng của phần tử
dây quấn trong rãnh dưới hai cực khác tên.
Ngoài dây quấn xếp, ở máy điện một chiều còn kiểu dây quấn song. Các
phần tử được nối thành nạch vòng kín, ở dây quấn song đươn chỉ có hai
mạch nhánh song song, thường thấy ở máy có công suất nhỏ.
c) Cổ góp và chổi điện
Cổ góp gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng hình
trụ, gần pử đầu trục roto. Các đầu dây của phần tử nối với phiến góp.
Chổi điện làm bằng than graphit. Các chổi tỳ chặt lên cổ góp nhờ lò xo và
gia chổi điện gần trên nắp máy.

SV : Nguyễn Văn Quân


22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

4.2

Khoa Điện

Nguyên lý làm việc của máy điện 1 chiều

Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí của phần tử thay đổi, thanh ab ở
cực S, thanh dc ở cực N, sdđ trong thanh dẫn đổi chiều. Nhờ có chổi điện
đứng yên, chổi điện A vẫn nối với phiến góp phía trên, chổi B nối với
phiến góp phía dưới, nên chiều dòng điện ở mạch ngoài không đổi. Ta có
máy phát điện một chiều với cực dương ở chổi A, cức âm ở chổi B.
Ở chế độ máy phát, dòng điện phần ứng cùng chiều với sdđ phần ứng
Eu . Phương trình điện áp là:
U = E u − Ru I u

Trong đó: Ru I u là điện rơi trong dây quấn phần ứng; là điện trở của dây
quấn phần ứng; U là điện áp đầu cực máy phát; Eu là sức điện động phần
ứng.
II.

CÁC MẠCH MÁY CÔNG CỤ
1. Sơ đồ điều khiển truyền động chính máy tiện nặng 1A660


SV : Nguyễn Văn Quân

23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

SV : Nguyễn Văn Quân

Khoa Điện

24

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

a) Mạch động lực Động cơ Đ quay truyền động chính được cấp điện từ máy
phát F. Động cơ sơ cấp quay máy phát F không thể hiện trên sơ đồ. Kích từ
của động cơ Đ là cuộn CKĐ(2). Kích từ của máy phát là cuộn CKF(9).Để
động cơ Đ làm việc được cần ĐG(đl) = 1, nối điện áp máy phát với động cơ
đồng thời K2 (đl) = 0, để giải phóng mạch hãm động năng. Cuộn kích từ
CKĐ(2) được cấp đủ điện để đảm bảo từ thông Ф Đ và cuộn kích từ máy phát
CKF(9) có điện để tạo từ thông ФF làm cho máy phát F tạo ra điện áp UF .
Rơle RC(đl) bảo vệ quá dòng có tiếp điểm là RC(27). Khi dòng điện qua

động cơ lớn hơn giá trị cho phép, RC(đl) = 1, → RC(9) = 0, → cắt điện
mạch điều khiển ( dòng 27)
Rơle RH(đl) và RCB(đl) có giá trị tác động khác nhau. Gía trị tác động của
RCB bằng giá trị định mức của điện áp máy phát; còn giá trị tác động của
RH bằng 10% giá trị định mức của điện áp máy phát.
RG1 và RD1 là hai cuộn dòng của rợle RG và RD. Hai cuộn áp tương ứng là
RG2(9) và RD2(8). Hai cuộn dòng và áp nối ngược cực tính nhau. Bình
thường khi cuộn áp có điện sẽ làm cho tiếp điểm của rơle tương ứng đóng
lại. Nều dòng điện trong động cơ lớn hơn giá trị cho phép thì cuộn dòng sẽ
tạo ra lực đẩy lớn hơn lực hút của cuộn áp làm cho tiếp điểm của nó mở ra.
Cụ thể khi:
RG(9) = 1, → RG(8) = 1; nếu IĐ> Icf1 → Fđẩy RG1> FhútRG2 → RG(8) = 0;
RD(8) = 1, → RD(4) = 1, nếu IĐ> Icf2 → Fđẩy RD>Fhút RD2→ RD(4) = 0,
b) Mạch kích từ động cơ
Cuộn CKĐ(2) là cuộn kích từ của động cơ Đ được cấp từ nguồn một chiều
cùng nguồn với cuộn CKF(9) và là nguồn cấp cho mạch khống chế. Biến trở
ĐKT(2) nối tiếp với cuộn CKĐ để thay đổi dòng điện chạy qua nó, làm thay
đổi từ thông ФĐ để thay đổi tốc độ động cơ trên tốc độ cơ bản. Khi RKT(2)
và Rđ(2) bị nối tắt thì dòng CKĐ bằng định mức.

SV : Nguyễn Văn Quân

25

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


×