Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY CHẾ TẠO MÁY BAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 123 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, ngành công nghiệp điện lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì điện
năng là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong nền kinh tế quốc dân.
Khi xây dựng nhà máy, khu dân cư, thành phố… trước tiên phải xây dựng hệ thống
cung cấp điện cho máy móc và phục vụ sinh hoạt cho con người.
Ngày nay ngành công nghiệp nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các nhà máy, xí
nghiệp, khu công nghiệp không ngừng được xây dựng. Từ đó giúp nền kinh tế nước ta
có những bước phát triển vượt bậc, hội nhập với khu vực và thế giới. Ngoài ra còn có
nhiều công trình khác xuất hiện, đặc biệt là các công trình nhà cao tầng, khu chung
cư… Để đáp ứng được nhu cầu nói trên thì hệ thống điện phải được thiết kế theo nhu
cầu của xã hội. Xuất phát từ nhu cầu đó, cùng những kiến thức học được tại bộ môn
Hệ Thống Điện trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, em đã được nhận đề tài:
“THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO
NHÀ MÁY CHẾ TẠO MÁY BAY”.
Trong thời gian làm đồ án vừa qua, với sự tìm tòi và nỗ lực của bản thân, cùng sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ Thống Điện, đặc biệt là sự
giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: ThS. Trần Tấn Lợi, em đã hoàn thành đồ án
thiết kế tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã rất cố gắng, xong do hạn chế về kiến thức và
kinh nghiệp thực tế, nên bản đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy cô để bản đồ án của
em được hoàn chỉnh hơn. Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Trần Tấn Lợi và các
thầy cô giáo trong bộ môn Hệ Thống Điện đã giúp đỡ em hoàn thành bản thiết kế này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Thơm



Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang1


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

PHẦN I
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
CHO NHÀ MÁY CHẾ TẠO MÁY BAY

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CHẾ TẠO MÁY BAY
1. Loại ngành nghề, quy mô và năng lực của nhà máy.
1.1. Loại ngành nghề.
Công nghiệp chế tạo máy nói chung và nhà máy chế tạo máy bay nói riêng là
một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta, có nhiệm vụ
cung cấp các loại máy bay, động cơ máy bay phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Trong nhà máy sản xuất máy bay có nhiều hệ thống máy móc khác nhau rất đa
dạng, phong phú và phức tạp. Các hệ thống máy móc này có tính công nghệ cao và
hiện đại nên việc cung cấp điện cho nhà máy phải đảm bảo chất lượng và độ tin cậy
cao.
1.2. Quy mô, năng lực của nhà máy.
Nhà máy có tổng diện tích mặt bằng phục vụ sản xuất là 25000 m 2 bao gồm 10
phân xưởng với tổng công suất dự kiến là 10MW.
Bảng 1-1: Công suất đặt và diện tích các phân xưởng của nhà máy.

Số trên
mặt bằng

Tên phân xưởng

Công suất đặt
(kW)

Diện tích
(m2)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

PX. Đúc kim loại đen
PX. Đúc kim loại màu
PX. Gia công thân động cơ
PX. Gia công các chi tiết động cơ
PX. Lắp ráp & thử nghiệm động cơ
PX. Sửa chữa cơ khí
PX. Bạc thân máy bay
PX. Dập khuôn máy bay

PX. Lắp ráp khung máy bay
PX. Lắp ráp máy bay

2800
1000
1720
1150
780
Theo tính toán
1200
1000
400
600

1750
1800
1800
1920
1680
1875
1250
3880
3750
6450

Dự kiến trong tương lai nhà máy sẽ mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng, mở
rộng thêm một số phân xưởng và lắp đặt, thay thế các thiết bị, máy móc tiên tiến hơn
để sản xuất ra nhiều sản phẩm đạt chất lương cao hơn đáp ứng nhu cầu trong và ngoài
nước.
Đứng về mặt cung cấp điện thì việc thiết kế cung cấp điện phải đảm bảo sự gia

tăng phụ tải trong tương lai. Về mặt kỹ thuật và kinh tế phải đề ra phương thức cấp
điện sao cho không gây ra quá tải sau vài năm sản xuất và cũng không gây quá dư thừa
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang2


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

dung lượng mà sau nhiều năm nhà máy vẫn không khai thác hết công suất dự trữ dẫn
đến lãng phí.
2.Giới thiệu qui trình sản xuất của nhà máy.
2.1. Tóm tắt qui trình sản xuất.

PX.
§óc kim lo¹i ®en

PX.
Söa
ch÷a

khÝ

PX.
§óc kim lo¹i mµu

PX. Gia c«ng th©n
®éng c¬


PX. DËp
khu«n m¸y bay

PX. Gia c«ng
c¸c chi tiÕt ®éng c¬

PX
B¹c th©n m¸y bay

PX. L¾p r¸p & thö
nghiÖm ®éng c¬

PX. L¾p r¸p
khung m¸y bay

PX.
L¾p r¸p m¸y bay

2.2. Chức năng của các khối trong qui trình sản xuất.
• Các xưởng đúc kim loại: có nhiệm vụ gia công các sản phẩm thô, hình
thành các chi tiết trên máy bay.
• PX. Gia công thân động cơ: có nhiệm vụ gia công phần vỏ động cơ, như
ống kéo dài, thân vỏ tuốc bin….
• PX. Gia công các chi tiết động cơ: có nhiệm vụ gia công các chi tiết trên
động cơ như các tầng nén tuabin, các miệng phun nhiên liệu.
• PX. Lắp ráp & thử nghiệm động cơ: có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết trên
động cơ vào thân động cơ, ghép nối các phần thân với nhau, sau đó được
thử nghiệm kiểm tra qua một số máy chuyên dụng.
• PX. Dập khuôn máy bay: có nhiệm vụ gia công phần vỏ máy bay, các chi

tiết trên máy bay …
• PX. Bạc thân máy bay: có nhiệm vụ rà bóng và sơn máy bay…
• PX. Lắp ráp khung máy bay: có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết gắn trong
máy bay như các thùng dầu, các khối chi tiết… lắp ráp vỏ máy bay.
• PX. Lắp ráp máy bay: có nhiệm vụ lắp động cơ lên máy bay, lắp buồng
lái, lắp máy phát… thông điện kiểm tra.
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang3


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

2.3. Mức độ tin cậy cung cấp điện đòi hỏi từ qui trình công nghệ.
Để cho quá trình sản xuất của nhà máy đảm bảo tốt thì việc cung cấp điện cho
nhà máy và cho các bộ phận quan trọng của nhà máy như các phân xưởng nhiệt luyện,
phân xưởng luyện kim đen, phân xưởng luyện kim màu…phải đảm bảo chất lượng
điện năng và độ tin cậy cao.
Theo qui trình công nghệ sản xuất của nhà máy thì việc ngừng cung cấp điện sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm rối
loạn các qui trình công nghệ. Do đó, nhà máy cần phải được cung cấp điện liên tục.
3. Giới thiệu phụ tải điện của toàn nhà máy.
3.1. Các đặc điểm của phụ tải điện.
Phụ tải điện trong các nhà máy công nghiệp có thể phân ra làm 2 loại phụ tải:
- Phụ tải động lực.
- Phụ tải chiếu sáng.
Phụ tải động lực thường có chế độ làm việc dài hạn, điện áp yêu cầu trực tiếp
đến thiết bị là 380/220V, công suất của chúng nằm trong dải từ 1 đến hàng chục kW và

được cung cấp bởi dòng điện xoay chiều có tần số công nghiệp f=50Hz.
Phụ tải chiếu sáng thường là phụ tải một pha, công suất không lớn. Phụ tải chiếu
sáng bằng phẳng, ít thay đổi và thường dùng dòng điện xoay chiều có tần số f=50Hz.
Độ chênh lệch điện áp trong mạng chiếu sáng ∆Ucp% = 2,5%.
3.2. Các yêu cầu về cung cấp điện của nhà máy.
Các yêu cầu cung cấp điện phải dựa vào phạm vi và mức độ quan trọng của các
thiết bị để từ đó vạch ra phương thức cấp điện cho từng thiết bị cũng như cho các phân
xưởng trong nhà máy. Ở đây, căn cứ vào chức năng của các phân xưởng và công suất
đặt ta có thể sơ bộ phân loại được hộ phụ tải.
Bảng 2-2: Phân loại hộ phụ tải cho các phân xưởng.
Tên phân xưởng
PX. Đúc kim loại đen
PX. Đúc kim loại màu
PX. Gia công thân động cơ
PX. Gia công các chi tiết động cơ
PX. Lắp ráp & thử nghiệm động cơ
PX. Sửa chữa cơ khí
PX. Bạc thân máy bay
PX. Dập khuôn máy bay
PX. Lắp ráp khung máy bay
PX. Lắp ráp máy bay

Phân loại hộ phụ tải
I
I
I
I
III
III
II

II
III
III

Đánh giá tổng thể toàn nhà máy ta thấy tỉ lệ (%) của phụ tải loại I và II theo
công suất là khoảng 83%. Phụ tải loai III chỉ chiếm một tỉ lệ khoảng 17%, do đó nhà
máy được đánh giá là hộ phụ tải loại I và vì vậy yêu cầu cung cấp điện phải được đảm
bảo liên tục.

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang4


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

4. Phạm vi đề tài.
Đề tài thiết kế tốt nghiệp này có mục đích thiết kế hệ thống cung cấp điện cho
nhà máy sản xuất máy bay nhưng do thời gian có hạn nên việc tính toán chính xác và tỉ
mỉ cho toàn bộ công trình là một khối lượng lớn, đòi hỏi thời gian dài, do đó ta chỉ tính
toán chọn cho những hạng mục quan trọng của công trình.
Dưới đây là những nội dung chính mà bản đồ án thiết kế sẽ đề cập:
• Tính toán, thiết kế mạng điện cao áp của nhà máy.
• Thiết kế mạng điện phân xưởng sửa chữa cơ khí.
• Tính toán bù công suất phản kháng cho mạng điện nhà máy.
• Thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng sửa chữa cơ khí.
• Tính toán nối đất cho các trạm biến áp phân xưởng.


Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang5


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

CHƯƠNG II
XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA CÁC PHÂN XƯỞNG
VÀ TOÀN NHÀ MÁY
1. Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng sửa chữa cơ khí.
1.1. Phân loại và phân nhóm phụ tải điện trong phân xưởng sửa chữa cơ khí.
Để phân nhóm phụ tải ta dựa theo nguyên tắc sau:
- Các thiết bị trong nhóm nên có cùng chế độ làm việc.
- Các thiết bị trong nhóm nên gần nhau để tránh chồng chéo và giảm chiều dài
dây dẫn hạ áp.
- Công suất thiết bị trong nhóm cũng nên cân đối để khỏi quá chênh lệch
giữa các nhóm nhằm giảm chủng loại tủ động lực.
- Số lượng thiết bị trong nhóm nên có một giới hạn.
Căn cứ vào vị trí, công suất của các máy công cụ bố trí trên mặt bằng phân
xưởng ta chia làm 5 nhóm thiết bị (phụ tải) như sau, theo kí hiệu trên mặt bằng:
Bảng 2.1- Phân nhóm phụ tải
TT
1
3
4
5
6

7

1
2
3
4
5

1
2
3
4
5
6
7

Tên thiết bị
Nhóm 1
Máy tiện ren
Máy doa ngang
Máy mài phẳng có trục nằm
Máy mài sắc
Máy dũa
Máy mài sắc có dao cắt gọt
Cộng nhóm 1
Nhóm 2
Máy tiện ren
Máy phay chép hình
Máy mài tròn
Máy khoan để bàn

Máy mài sắc
Cộng nhóm 2
Nhóm 3
Máy phay vạn năng
Máy phay ngang
Máy phay chép hình
Máy phay chép hình
Máy bào ngang
Máy bào giường một trụ
Máy khoan hướng tâm
Cộng nhóm 3
Nhóm 4

Số Ký hiệu trên
lượng mặt bằng

Pđm(kW)
1 máy
Toàn bộ

4
1
1
1
1
1
9

1
4

20
24
27
28

10.00
4.50
2.80
2.80
1.00
2.80

40.00
4.50
2.80
5.6
1.00
2.80
53.90

4
1
1
1
1
8

2
10
17

22
24

10.00
0.60
7.00
0.65
2.80

40.00
0.60
7.00
0.65
2.80
51.05

2
1
1
1
2
1
1
9

5
6
7
11
12

13
15

7.00
4.50
5.62
3.00
7.00
10.00
4.50

14.00
4.50
5.62
3.00
14.00
10.00
4.50
55.62

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang6


Đồ án tốt nghiệp

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Máy doa toà độ
Máy phay đứng
Máy phay chép hình
Máy xọc
Máy khoan đứng
Máy mài tròn vạn năng
Máy mài phẳng có trục đứng
Máy ép thuỷ lực
Máy cưa
Máy mài hai phía

Máy khoan bàn
Cộng nhóm 4
Nhóm 5
Máy tiện ren
Máy tiện ren
Máy tiện ren
Máy tiện ren
Máy khoan đứng
Máy khoan đứng
Máy phay vạn năng
Máy bào ngang
Máy mài tròn vạn năng
Máy mài phẳng
Cộng nhóm 5

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

1
2
1
2
1
1
1
1
1
2
3
16


3
8
9
14
16
18
19
21
11'
12'
13'

4.50
7.00
1.70
7.00
4.50
2.80
10.00
4.50
2.80
2.80
0.65

4.50
14.00
1.70
14.00
4.50
2.80

10.00
4.50
2.80
5.60
1.95
66.35

2
2
2
1
2
1
1
1
1
1
14

1'
2'
3'
4'
5'
6'
7'
8'
9'
10'


7.00
4.50
3.20
10.00
2.80
7.00
4.50
5.80
2.80
4.00

14.00
9.00
6.40
10.00
5.60
7.00
4.50
5.80
2.80
4.00
69.10

1.2.Khái niệm về phụ tải tính toán.
a. Khái niệm về phụ tải tính toán.
Phụ tải tính toán là phụ tải không có thực, nó cần thiết cho việc chọn các trang
thiết bị CCĐ trong mọi trạng thái vận hành của hệ thống CCĐ. Trong thực tế vận hành
ở chế độ dài hạn người ta muốn rằng phụ tải thực tế không gây ra những phát nóng quá
mức các trang thiết bị CCĐ (dây dẫn, máy biến áp, thiết bị đóng cắt v.v...), ngoài ra ở
các chế độ ngắn hạn thì nó không được gây tác động cho các thiết bị bảo vệ (ví dụ ở

các chế độ khởi động của các phụ tải thì cầu chì hoặc các thiết bị bảo vệ khác không
được cắt). Như vậy phụ tải tính toán thực chất là phụ tải giả thiết tương đương với phụ
tải thực tế về một vài phương diện nào đó. Trong thực tế thiết kế người ta thường quan
tâm đến hai yếu tố cơ bản do phụ tải gây ra đó là phát nóng và tổn thất và vì vậy tồn
tại hai loại phụ tải tính toán cần phải được xác định: Phụ tải tính toán theo điều kiện
phát nóng và Phụ tải tính toán theo điều kiện tổn thất.
Phụ tải tính toán theo điều kiện phát nóng: Là phụ tải giả thiết lâu dài, không
đổi tương đương với phụ tải thực tế, biến thiên về hiệu quả phát nhiệt lớn nhất.
Phụ tải tính toán theo điều kiện tổn thất: (thường gọi là phụ tải đỉnh nhọn) Là
phụ tải cực đại ngắn hạn xuất hiện trong 1 thời gian ngắn từ 1 đến 2 giây, chúng chưa
gây ra phát nóng cho các trang thiết bị nhưng lại gây ra các tổn thất và có thể là nhẩy
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang7


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

các bảo vệ hoặc làm đứt cầu chì. Trong thực tế phụ tải đỉnh nhọn thường xuất hiện khi
khởi động các động cơ hoặc khi đóng cắt các thiết bị cơ điện khác.
b. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán.
1. Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số cực đại.
2. Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và độ lệch trung bình
bình phương.
3. Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số hình dạng.
4. Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu.
5. Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất.
6. Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản

phẩm và tổng sản lượng.
7. Xác định phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị.
1.3. Tính phụ tải tính toán cho các nhóm thiết bị của phân xưởng sửa chữa cơ
khí.
Với phân xưởng sửa chữa cơ khí đề thiết kế đã cho các thông tin khá chi tiết về
phụ tải vì vậy để có kết quả chính xác ta chọn phương pháp tính toán là: Tính phụ tải
tính toán theo công suất trung bình Ptb và hệ số cực đại kmax.
a. Tính phụ tải tính toán cho nhóm 1.
TT
1
2
3
4
5
6

Tên thiết bị
Nhóm 1
Máy tiện ren
Máy doa ngang
Máy mài phẳng có trục nằm
Máy mài sắc
Máy dũa
Máy mài sắc có dao cắt gọt
Cộng nhóm 1

Số Ký hiệu trên
lượng mặt bằng
4
1

1
1
1
1
9

1
4
20
24
27
28

Pđm(kW)
1 máy
Toàn bộ
10.00
4.50
2.80
2.80
1.00
2.80

40.00
4.50
2.80
2.80
1.00
2.80
53.90


Tra bảng phụ lục PL.I.1 ta được: ksd=0,15; cosϕ =0,6 (tgϕ =1,33)
I dm =

S dm
U 3

=

P dm
U 3Cosϕ

, U=0,38 kV

n=9 ; n1=4
n1 4
= = 0,444
n 9
P
40
p* = 1 =
= 0,742
P 53,9

n* =

Tra bảng phụ lục PL.I.5 ta được n *hq=0,75
Số thiết bị làm việc hiệu quả: nhq=n*hq.n=0,75.9 ~ 7 thiết bị
Tra bảng phụ lục PL.I.6 với ksd=0, 15 và nhq= 7 được kmax=2,48
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47


Trang8


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

- Tính phụ tải tính toán nhóm 1:
n

Ptt1 = K max .K sd 1.∑ Pdmi = 2, 48.0,15.53,9 = 20, 05
i =1

Qtt = Ptt .tgφ = 20, 05.1,33 = 26, 73Kvar

b. Tính phụ tải tính toán cho các nhóm còn lại (2-3- 4-5).
Bằng phương pháp và cách tính giống như với nhóm 1 ta được kết quả như sau:
:

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang9


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Bảng 2.2: Kết quả xác định phụ tải tính toán cho các nhóm trong phân xưởng sửa chữa cơ khí

TT


hiệu
trên
bản

Tên nhóm và thiết bị

Số
Lượng

Công
Tổng
suất
công
Iđm(A) ksd
đặt/ 1
suất
máy
(kW)
THIẾT BỊ NHÓM 1

cos/tag

1

1

Máy tiện ren


4

10

40

25.32

0.15 0.6/1.33

2

4

Máy doa ngang

1

4.5

4.5

11.40

0.15 0.6/1.33

3

20


Máy mài phẳng có trục nằm

1

2.8

2.8

7.09

0.15 0.6/1.33

4

24

Máy mài sắc

1

2.8

2.8

7.09

0.15 0.6/1.33

5


27

Máy giũa

1

1

1

2.53

0.15 0.6/1.33

6

28

Máy mài sắc các dao cắt gọt

1

2.8

2.8

7.09

0.15 0.6/1.33


Cộng nhóm 1

9

23.9

53.9

60.52

Phụ tải tính toán

Nhq kmax
Ptt

Qtt

Stt

Itt

33.4

50.8

7

2.48


20.05 26.73

6

2.64

20.22 26.54 33.69 51.19

THIẾT BỊ NHÓM 2
1

2

Máy tiện ren

4

10

40

25.32

0.15 0.6/1.33

2

10

Máy phay chép hình


1

0.6

0.6

1.52

0.15 0.6/1.33

3

17

Máy mài tròn

1

7

7

17.73

0.15 0.6/1.33

4

22


Máy khoan để bàn

1

0.65

0.65

1.65

0.15 0.6/1.33

5

24

Máy mài sắc

1

2.8

2.8

7.09

0.15 0.6/1.33

Cộng nhóm 2


8

21.05

51.05

53.30

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang10


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

THIẾT BỊ NHÓM 3
1

5

Máy phay vạn năng

2

7

14


17.73

0.15 0.6/1.33

2

6

Máy phay ngang

1

4.5

4.5

11.40

0.15 0.6/1.33

3

7

Máy phay chép hình

1

5.62


5.62

14.23

0.15 0.6/1.33

4

11

Máy phay chép hình

1

3

3

7.60

0.15 0.6/1.33

5

12

Máy bào ngang

2


7

14

17.73

0.15 0.6/1.33

6

13

Máy bào giường 1 trụ

1

10

10

25.32

0.15 0.6/1.33

6

15

Máy khoan hướng tâm


1

4.5

4.5

11.40

0.15 0.6/1.33

Cộng nhóm 3

9

41.62

55.62

105.39

8

THIẾT BỊ NHÓM 4
1

3

Máy doa toạ độ


1

4.5

4.5

11.40

0.15 0.6/1.33

2

8

Máy phay đứng

2

7

14

17.73

0.15 0.6/1.33

3

9


Máy phay chép hình

1

1.7

1.7

4.30

0.15 0.6/1.33

4

14

Máy xọc

2

7

14

17.73

0.15 0.6/1.33

5


16

Máy khoan đứng

1

4.5

4.5

11.40

0.15 0.6/1.33

6

18

Máy mài tròn vạn năng

1

2.8

2.8

7.09

0.15 0.6/1.33


7

19

Máy mài phẳng có trục đứng

1

10

10

25.32

0.15 0.6/1.33

8

21

Máy ép thuỷ lực

1

4.5

4.5

11.40


0.15 0.6/1.33

9

39

Máy cưa

1

2.8

2.8

7.09

0.15 0.6/1.33

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang11

1.31

19.2
7

25.7

32.12


48.8


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

10

40

Máy mài hai phía

2

2.8

5.6

7.09

0.15 0.6/1.33

11

41

Máy khoan bàn


3

0.65

1.95

1.65

0.15 0.6/1.33

Cộng nhóm 4

16

48.25

66.35

122.18

12

1.96

19.5
1

26.01 32.51

11


2

20.7
3

27.64 34.55 52.49

49.4

THIẾT BỊ NHÓM 5
1

29

Máy tiện ren

2

7

14

17.73

0.15 0.6/1.33

2

30


Máy tiện ren

2

4.5

9

11.40

0.15 0.6/1.33

3

31

Máy tiện ren

2

3.2

6.4

8.10

0.15 0.6/1.33

4


32

Máy tiện ren

1

10

10

25.32

0.15 0.6/1.33

5

33

Máy khoan đứng

2

2.8

5.6

7.09

0.15 0.6/1.33


6

34

Máy khoan đứng

1

7

7

17.73

0.15 0.6/1.33

7

35

Máy khoan vạn năng

1

4.5

4.5

11.40


0.15 0.6/1.33

8

36

Máy bào ngang

1

5.8

5.8

14.69

0.15 0.6/1.33

9

37

Máy mài tròn vạn năng

1

2.8

2.8


7.09

0.15 0.6/1.33

10

38

Máy mài phẳng

1

4

4

10.13

0.15 0.6/1.33

Cộng nhóm 5

14

51.6

69.1

130.66


Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang12


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

1.4. Tính phụ tải tính toán cho toàn bộ phân xưởng sửa chữa cơ khí.
a. Phụ tải tính toán động lực của toàn phân xưởng.
Ta có :
n

Ptt®l = k ®t .∑ Pttnhi (kW)
i =1

Trong đó :
Pttdl : Là công suất tác dụng tính toán động lực của phân xưởng
kđt : Là hệ số đồng thời đạt giá trị cực đại công suất tác dụng
Pttnhi : Là công suất tác dụng tính toán nhóm thứ i, kW
n : Là số nhóm.
- Lấy kđt = 0,85 và thay Ptt của nhóm vào công thức ta được
Pttđlpx=0,85.( 20,05+20,22+19,27+19,51+20,73)=84,81kW
b. Tính phụ tải chiếu sáng cho toàn bộ phân xưởng.
Phụ tải chiếu sáng được tính theo công suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích
theo công thức sau:
Pcs =P0 . F
Trong đó:

Pcs : Là công suất chiếu sáng (kW)
p0 : Suất phụ tải chiếu sáng trên đơn vị diện tích (W/m2)
F : Diện tích cần được chiếu sáng (m2)
- Trong phân xưởng sửa chữa cơ khí, hệ thống chiếu sáng sử dụng đèn sợi đốt, tra
sách hệ thống cung cấp điện ta tìm được po =15W/m2, cosϕ=1, tgϕ=0, Qcs=0.
-

Phụ tải chiếu sáng của phân xưởng:
Pcs =P0 . F = 0.015 × 1875 = 28,13 kW

c. Phụ tải tính toán của toàn bộ phân xưởng sữa chữa cơ khí.
Công thức tính toán:
n

n

∑ Pttnhi + ∑ Pcsi

Pttpx = kđt i =1

i =1

n

∑Q

ttnhi

Qttpx = kđt i =1
2

2
+ Qttpx
Sttpx = Pttpx
Cosϕ = Pttpx/Sttpx
Ittpx =

Sttpx
3U đm

Trong đó:
kđt : Hệ số đồng thời của toàn phân xưởng (kđt = 0,85).
m : Số nhóm thiết bị động lực trong phân xưởng.
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang13


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Pttpx = 84,81 + 28,13 = 112,93kW
Qttpx = 0,85.(26,73 + 26,95 +25,7 +26,01 +27,64)=113,08kVAr
Sttpx = 112,932 +113,09 2 = 159,82kVA
112,93

Cosϕ= 159,82
Ittpx =

= 0,71


159,82
= 242,82A
3.0,38

d. Tính toán phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị và phân xưởng.
Phụ tải đỉnh nhọn của thiết bị xuất hiện khi thiết bị có dòng khởi động lớn nhất
mở máy, còn các thiết bị khác trong nhóm đang làm việc bình thường và được tính
theo công thức:
- Công thức tính:
Iđn= Ikđmax + (Ittnhóm- ksd.Iđm(max))
= kmn.Iđmmax+ (Itt - ksd.Iđm(max))
Trong đó:
Ikđmax - Dòng điện khởi động của thiết bị có dòng điện khởi
động lớn nhất trong nhóm máy, A
Itt
- Dòng điện tính toán của nhóm máy, A
Idm(max) - Dòng định mức của thiết bị đang khởi động, A
ksd
- Hệ số sử dụng của thiết bị đang khởi động.
kmm

- Hệ số mở máy của động cơ (kmm=5÷7)

- Tính toán cho nhóm máy 1:
Ta có : I đmmax = 25,32 A (Kết quả bảng 2-2)
Lấy kmm = 5  Ikđmmax = kmm.Iđmmax = 5.25,32 = 126,62 (A)
Itt = 77,5 A (Kết quả bảng 2-2)
Thay số vào công thức tính Iđn ở trên ta được :
Iđn1 = 126,6 + ( 50,8 – 0,15.25,32 ) = 173,6 (A)

- Tính toán cho nhóm máy khác:
Cách tính tương tự như nhóm 1. Ta được kết quả cụ thể như sau:
- Nhóm 2 : Iđn2 = 174,0 (A)
- Nhóm 3 : Iđn3 = 171,62 (A)
- Nhóm 4 : Iđn4 = 172,21 (A)
- Nhóm 5 : Iđn5 = 175,3 (A)
* Tính toán cho toàn phân xưởng:
Trong phân xưởng SCCK, máy có dòng khởi động lớn nhất có công suất 20 kW
và cosϕ=0,6 - ksd =0,16
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang14


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Ta có: Iđm max = 25,32 A
Ikđ max = 126,62 A
Ittpx = 242,82 A
Thay số liệu vào công thức ta được:
Iđnpx = 126,6 + (242,82 – 0,15.25,32 ) = 365,6A
2. Xác định phụ tải tính toán cho các phân xưởng khác trong toàn nhà máy.
2.1. Lựa chọn phương pháp tính.
Đối với các phân xưởng còn lại của nhà máy ta chỉ biết được công suất đặt tổng
và diện tích của toàn phân xưởng, vì vậy để đơn giản, sơ bộ ta dùng phương pháp
tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu.
2.2 Tính phụ tải tính toán cho các phân xưởng.
Công thức tính toán phụ tải động lực:

Pđl=knc . Pđ
Qđl = Pđl . tgϕ
Trong đó:
Pđl : công suất tính toán động lực, kW
Pđ : là tổng công suất đặt của phân xưởng , kW
knc : là hệ số nhu cầu của phân xưởng.
tgϕ : tương ứng với cosϕ của riêng của từng phân xưởng
Công thức tính toán phụ tải chiếu sáng (ở đây ta dùng đèn sợ đốt):
Pcspx = p0. F
Trong đó :
Pcspx - Công suất chiếu sáng của phân xưởng, kW
p0 - Công suất phụ tải chiếu sáng trên một đơn vị diện tích, W/m 2
F - Diện tích cần được chiếu sáng, m
Công thức tính phụ tải tính toán của toàn bộ phân xưởng:
Ptt = Pđl + Pcspx ; Qtt = Qđl
Stt =

Ptt2 + Qtt2

a. Tính chi tiết cho phân xưởng đúc kim loại đen.
Tra sách ( Hệ thống cung cấp điện – Nguyễn Công Hiền )với phân xưởng đúc ta
tìm được:
knc= 0,7 ; cosϕ = 0,8  tgϕ = 0,75 ; po = 15W/m2;
Pđặt = 2800 kW; F=1750m2
Pđl = knc .Pđ = 0,7. 2800 = 1960 kW
Pcspx = 0.015.1750 = 26,25 KW
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang15



Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Ptt = Pđl + Pcspx = 1960 + 26,25 = 1986,25 kW
Qtt = Pđl. tgϕ = 1960.0,75 = 1470 kVAR
Stt = Ptt2 + Qtt2 = 2471,05 kVA
I tt =

Stt
2471, 05
=
= 3754,37 A
3.U tt
3.0,38

b. Bảng kết quả tính cho toàn bộ các phân xưởng khác.
Tính tương tự như phân xưởng đúc kim loại đen ta có bảng kết quả như sau:

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang16


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Pd

Tên phân xưởng

(KW)

P0

F
2

(m )

Knc
cosϕ

w
( 2)
m

Pdl

Qdl

Pcs

Pttpx

Qttpx

Sttpx


(KW)

(KvAr)

(KW)

(Kvar)

(Kvar)

(KVA)

Ittpx
(A)

1

PX. Đúc kim loại đen

2800

1750

0,7

0,8

15

1960


1470

26,25

1986,25

1470

2471,05

3754,37

2

PX. Đúc kim loại màu

1000

1800

0,7

0,8

15

700

525


27

727

525

896,75

1362,47

3

PX. Gia công thân động cơ

1720

1800

0,3

0,6

15

516

688

27


543

688

876,47

1331,65

4

PX. Gia công các chi tiết của động

1150

1920

0,3

0,6

15

345

460

28,80

373,80


460

592,73

900,56

780

1680

0,3

0,6

15

234

312

25,20

259,20

312

405,62

616,28


Theo tính

1875

0,7

15

84,81

113,08

28,13

112,93

113,1

159,82

242,82


5

PX. Lắp ráp & thử nghiệm động cơ

6


PX. Sửa chữa cơ khí

toán
7

PX. Bạc thân máy bay

1200

1250

0,6

0,7

15

720

734,55

18,75

738,75

734,55

1041,78

1582,82


8

PX. Dập khuôn máy bay

1000

3880

0,6

0,7

15

600

612

58,20

658,20

612.12

898,84

1365,65

9


PX. Lắp ráp khung máy bay

400

3750

0,4

0,6

15

160

213,33

56,25

216,25

213,33

303,77

461,53

10

PX. Lắp ráp máy bay


600

6450

0,4

0,6

15

240

320

96,75

336,75

320

464,54

705,8

5559,81

5448,08

392,33


5952,13

5448,08

8111,37

Tæng

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang17


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

3. Xác định phụ tải tính toán của toàn nhà máy.
3.1. Phụ tải tính toán của toàn nhà máy theo kết quả tính từ phụ tải.
Công thức tính toán:
n

Pttnm = kđt . ∑ Pttdlpxi +
i =1

n

∑P
i =1


n

n

i =1

i =1

cspxi

Qttnm = kđt . ∑ Qttdlpxi + ∑ Qttcspxi
Sttnm =
Ittnm =

2
2
Pttnm
+ Qttnm

S ttnm
3.U đm

cosϕnm = Pttnm/Sttnm
Trong đó:
Pttpxi – Phụ tải tính toán động lực của phân xưởng thứ i trong nhà máy
Qttpxi – Phụ tải tính toán phản kháng của phân xưởng thứ i trong nhà máy
Pcspxi – Phụ tải chiếu sáng thứ i trong nhà máy
kđt – Hệ số đồng thời đạt giá trị cực đại của phụ tải (0,8 - 1)
Lấy kđt = 0,8 ta được:

Pttnm = 0,8.(5559,81 + 392,33) = 4761,71 kW
Qttnm = 0,8.(5448,08+0 )= 4358,47 kVAr
2
2
+ Qttnm
Sttnm = Pttnm
= 4761, 712 + 4358, 47 2 = 6455,24 kVA
Ittnm =

S ttnm
3.U đm

=

6455, 24
= 9807,72 A
3.0,38

cosϕnm = Pttnm/Sttnm = 4761,71/6455,24 = 0,74
3.2. Phụ tải tính toán của nhà máy có kể đến sự phát triển của tương lai.
Công thức tính toán : Theo công thức 2.53b trang 63(Cơ sở lý thuyết tính toán
và thiết kế hệ thống cung cấp điện – Phan Đăng Khải) ta có :
SNM(t) = Stt(1+αt)

(2-1)

0Trong đó :
SNM (t) : Công suất của năm dự kiến (kVA)
Stt


: Công suất tính toán hiện tại (kVA)

t

: Thời gian dự kiến theo năm (10 năm)

[0,T]

: Khoảng thời gian để đánh giá sự phát triển của phụ tải

α: Hệ số phát triển hàng năm của phụ tải cực đại (α=0,0595 – 0,0685)
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang18


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

(Theo Sách Tra Cứu Về Cung Cấp Điện Xí Nghiệp Công Nghiệp –
Mạng Lưới Điện Công Nghiệp Tập 1 trang 262). Trong trường hợp
này lấy α=0,06, thay số vào công thức tính toán ta được:
Snm(10) = 6455,24.( 1 + 0,06.10 ) = 10328,38 kVA
Pnm(10) = Snm(10) .cos ϕnm = 10328,38.0,74=7618,73 kW
4. Biểu đồ phụ tải của các phân xưởng và nhà máy.
4.1 Biểu đồ phụ tải của các phân xưởng.
a. Ý nghĩa của biểu đồ phụ tải trong thiết kế cung cấp điện.
Biểu đồ phụ tải là một cách biểu diễn về độ lớn của phụ tải trên mặt bằng nhà

máy, nó cho biết sự phân bố của phụ tải trên mặt bằng (tức mật độ phụ tải các vị trí
khác nhau trên mặt bằng). Điều này cho phép người thiết kế chọn được vị trí đặt các
trạm BA, trạm phân phối. Khi biết rõ sự phân bố của phụ tải trên mặt bằng còn giúp
cho người thiết kế chọn được kiểu sơ đồ CCĐ thích hợp nhằm giảm được tổn thất và
đạt được các chỉ tiêu kinh tế tối ưu.
Biểu đồ phụ tải là một vòng tròn có diện tích bằng phụ tải tính toán của phân
xưởng theo một tỷ lệ lựa chọn.
b. Tính bán kính vòng tròn phụ tải cho các phân xưởng.
Mỗi phân xưởng có một biểu đồ phụ tải. Tâm đường tròn biểu đồ phụ tải được
đặt tại trọng tâm của phụ tải phân xưởng, tính gần đúng ta có thể coi như phụ tải của
phân xưởng được phân bố đồng đều theo diện tích phân xưởng. Vì vậy trọng tâm của
phụ tải phân xưởng được xem như tâm hình học của phân xưởng.
- Vòng tròn phụ tải được chia làm 2 phần: Phần phụ tải động lực là phần hình
quạt được gạch chéo, phần còn lại không gạch chéo là phần phụ tải chiếu sáng.
- Bán kính vòng tròn phụ tải có thể được xác định theo công thức:
Rpxi =

S ttpxi

π .m

Trong đó:
Rpxi : Bán kính vòng tròn biểu đồ phụ tải của phân xưởng thứ i đơn vị là (mm)
Sttpxi: Phụ tải tính toán của phân xưởng thứ i; (kVA)
m : Hệ số tỉ lệ lựa chọn (kVA/mm2). Chọn m=5 kVA/mm2.
Để thể hiện cơ cấu phụ tải trong vòng tròn phụ tải, người ta thường chia vòng
tròn phụ tải theo tỉ lệ giữa công suất chiếu sáng và động lực. Vì vậy ta có thể tính góc
của phần công suất chiếu sáng theo công thức sau:
Góc của phụ tải chiếu sáng trên biểu đồ:
αcsi =

Trong đó:

αcsi

360.Pcspxi
Pttpxi

: Góc của phụ tải chiếu sáng phân xưởng i

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang19


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Pcspxi : Phụ tải chiếu sáng của phân xưởng i
Pttpxi : Phụ tải tính toán của phân xưởng i

Vẽ biểu đồ phụ tải cho các phân xưởng
*Vòng tròn phụ tải:
: Phụ tải chiếu sáng.
: Phụ tải động lực.

1
2471,05

: Tên phân xưởng


: Công suất tính toán của phân xưởng; kVA

4.2. Xác định trọng tâm phụ tải của toàn nhà máy.
a. Ý nghĩa của trọng tâm phụ tải trong thiết kế cung cấp điện.
Trọng tâm phụ tải của nhà máy là một số liệu quan trọng cho người thiết kế tìm
được vị trí đặt các trạm bến áp, trạm phân phối nhằm giảm tối đa tổn thất năng lượng,
ngoài ra trọng tâm phụ tải còn có thể giúp cho nhà máy trong việc qui hoạch và phát
triển sản xuất trong tương lai nhằm có các sơ đồ cung cấp điện hợp lý tránh lãng phí và
đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mong muốn.
b. Tính toạ độ trọng tâm phụ tải của nhà máy.
Tâm qui ước của phụ tải nhà máy được xác định bởi một điểm M có toạ độ
được xác định: M0(x0,y0) theo hệ trục toạ độ xoy. (Vì chiều cao của nhà máy không lớn
nên bỏ qua thành phần cao độ z).
Công thức:
n

x0 =

∑ S ttpxi .xi
i =1
n

∑S
i =1

ttpxi

n


;y 0 =

∑S
i =1
n

ttpxi

∑S
i =1

.y i

(2-2)

ttpxi

Trong đó :
Sttpxi : Phụ tải tính toán của phân xưởng i
xi,yi : Tọa độ của phân xưởng i theo hệ trục xoy đã chọn.
m
: Số phân xưởng có phụ tải điện trong nhà máy

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang20


Đồ án tốt nghiệp


Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Ta có bảng kết quả tính toán các phân xưởng:
TT

Pcs
Ptt
Stt
[kW] [kVA] [kVA]

Tên phân xưởng

1 PX đúc kim loại đen

Tâm phụ
R
tải
[mm]
X Gi YGi

26.25 1986,25 2471,05 107 343 12,55

α cso
3,82

2 PX đúc kim loại màu

27

727,00 896,75 285 345 7,56


10,84

3 PX gia công thân động cơ

27

543,00 876,47 101 172 7,47

11,90

4 PX gia công các chi tiết động cơ

28.8

373,80 592,73 286 173 6,14

17,49

5 PX lắp ráp & thử nghiệm động cơ

25.2

259,20 405,62 100 200 5,08

22,37

6 PX sửa chữa cơ khí

28.13 112,93 159,82 283 201 3,19


63,35

7 PX bạc thân máy bay

18.75 738,75 1041,78 431 202 8,15

6,48

8 PX dập khuôn máy bay

58.2

23,31

9 PX lắp ráp khung máy bay

56.25 216,25 303,77 268

4,4

66,66

10 PX lắp ráp máy bay

96.75 336,75 464,54 440 306 5,44

74,98

658,20 898,84 266 134 7,57

50

Vị trí tâm phụ tải điện của nhà máy (tính theo công thức 2-2):
10

Xo =

∑ S .x
i

i

1

10

∑S

=

1837718, 22
≈ 227 mm
8111,37

=

2011712,97
≈ 248mm
8111,37


i

1

10

Yo =

∑ S .y
i

i

1

10

∑S

i

1

Vậy tâm phụ tải điện M 0 (227, 248). Dựa vào toạ độ ta thấy đây là một vị trí
thuận lợi cho việc xây dựng trạm biến áp trung tâm hoặc trạm phân phối điện trung
tâm.

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang21



100

200

300

400

0

50

134

202
200

345
343
306
173
172

Y

201

100


101 107

405,62 5

876,47 3

200

M(227,248)

266

biÓu ®å phô t¶i toµn nhµ m¸y
2471,051

268283
285286

300

896,75 2

898,84 8

159,82 6

592,73 4

303,77 9


400
431

440

464,54 10

500

1041,787

600

X

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang22


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

CHƯƠNG III
THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CAO ÁP CHO NHÀ MÁY

1. Lựa chọn cấp điện áp truyền tải từ trạm khu vực về nhà máy.
1.1 Các công thức kinh nghiệm.
Trong tính toán điện áp truyền tải thông thường người ta thường sử dụng một
số công thức kinh nghiệm sau:
U=4,34 L + 0,016 P

(kV)

(3-1)

U= P(0,1 + 0,015 L )

(kV)

(3-2)

U=16 P.10 −3.L

(kV)

(3-3)

(kV)

(3-4)

U=17

L
+ P.10 −3

16

Trong đó :
- U : Điện áp truyền tải, kV
- L : Khoảng cách truyền tải, km
- P : Công suất tryền tải tính bằng, kW
1.2 Xác định điện áp truyền tải điện về nhà máy.
Kinh nghiệm vận hành cho thấy phụ tải điện của nhà máy, xí nghiệp sẽ tăng lên
không ngừng do việc hợp lý hoá tiêu thụ điện năng và thay thế hoặc lắp đặt thêm các
thiết bị sử dụng điện. Vì vậy khi chọn điện áp tải điện ta cũng phải tính đến sự phát
triển trong tương lai của nhà máy. Nhưng vì không có thông tin chính xác về sự phát
triển của phụ tải điện của nhà máy cho nên ta xét sơ bộ theo hệ số tăng trưởng hàng
năm lớn nhất trong 10 năm tới theo công thức (2-1) chương II và đã có được S(t) là
công suất của năm dự kiến là:
S(t)=S(10)= 10347,87 (kVA)
 Pnm(10) = Snm(10) .cos ϕnm =10328,38.0,74 = 7618,73(kW)
- Xác định áp truyền tải theo công thức (3-1) với:
P = P(10) = 7618,73(kW)
L=8 km
Thay vào công thức (3-1) được:
U= 4,34. 8 + 0, 016.7618, 73 = 49,46 (kV)
Vậy ta chọn cấp điện áp truyền tải từ hệ thống về nhà máy là điện áp
Uđm=35 kV
2. Vạch các phương án cung cấp điện cho nhà máy.
2.1. Nguyên tắc chung.
Các hộ dùng điện trong nhà máy cần phải được phân loại theo mức độ tin cậy
cung cấp điện, điều này có một ý nghĩa quan trọng cho việc chọn sơ đồ và phương án
CCĐ nhằm đạt được chất lượng điện năng cung cấp theo yêu cầu của các phụ tải. Việc
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47


Trang23


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

phân loại thông thường đánh giá từ các phụ tải, nhóm phụ tải, phân xưởng và toàn bộ
nhà máy được căn cứ vào tính chất công việc, vai trò của chúng trong dây truyền công
nghệ chính của nhà máy, vào mức độ thiệt hại kinh tế khi chúng không được cung cấp
điện, loại mức độ nguy hiểm có đe doạ đến tai nạn lao động khi ngừng cung cấp điện.
Sau đây ta sẽ tiến hành phân loại phụ tải của nhà máy sản xuất máy bay theo nguyên
tắc trên bắt đầu từ dây truyền công nghệ.
2.2. Phân loại các hộ dùng điện trong nhà máy.
- Trong nhà máy sản xuất máy bay có:
Phân xưởng đúc kim loại đen, Phân xưởng đúc kim loại màu, Phân xưởng gia
công thân động cơ, Phân xưởng gia công các chi tiết động cơ, Phân xưởng bạc thân
máy bay, Phân xưởng dập khuôn máy bay là những phân xưởng chủ yếu trong quy
trình công nghệ của nhà máy. Nếu bị ngừng cấp điện thì sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng,
ngừng trệ sản xuất và lãng phí nhân công vì vậy các phân xưởng này được xếp vào hộ
phụ tải loại I & II.
Phân xưởng sửa chữa cơ khí, Phân xưởng lắp ráp & thử nghiệm động cơ, Phân
xưởng lắp ráp khung máy bay và Phân xưởng lắp ráp máy bay là những phân xưởng
quan trọng trong dây truyền sản xuất nhưng được phép ngừng cung cấp điện trong thời
gian sửa chữa thay thế các phần từ bị sự cố nhưng không quá một ngày đêm và các
phân xưởng này được xếp vào hộ phụ tải loại III .
Kết luận chung : Qua việc phân tích đánh giá trên ta thấy trong nhà máy sản
xuất máy bay có 10 phân xưởng thì các phân xưởng loại I & II chiếm tới 83% về công
suất còn lại xếp vào hộ loại III . Vậy nhà máy được xếp vào hộ phụ tải loại I .
2.3. Giới thiệu kiểu sơ đồ cung cấp điện phù hợp với điện áp truyền tải đã chọn

ở trên.
a. Kiểu sơ đồ có Trạm biến áp trung tâm.
Với loại sơ đồ này thì điện lấy từ hệ thống vào trạm biến áp trung tâm đặt ở
trọng tâm (hoặc gần trọng tâm) của nhà máy và được biến đổi xuống cấp điện áp nhỏ
hơn là 10kV hoặc 6kV để tiếp tục đưa đến các trạm biến áp phân xưởng.
- Loại sơ đồ này thường được áp dụng trong các trường hợp nhà máy có các
phân xưởng đặt tương đối gần nhau (phụ tải tập trung) và công suất không lớn hoặc ở
xa hệ thống.

Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang24


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

HTÐ

HTÐ
35-220kV

6-20kV

35-220kV

20-35kV

6-20kV


Ưu điểm của sơ đồ:
. Có độ tin cậy cấp điện khá cao
. Chi phí cho các thiết bị không lớn lắm
. Vận hành dễ dàng
Nhược điểm của sơ đồ:
. Số lượng các thiết bị sẽ nhiều do lắp đặt trạm biến áp trung tâm
. Sơ đồ nối dây phức tạp hơn
b. Kiểu sơ đồ không có trạm Biến áp trung tâm.
Với loại sơ đồ này thì điện được lấy từ hệ thống về đến tận trạm biến áp phân
xưởng sau đó sẽ hạ cấp xuống 0,4 kV để dùng trong các phân xưởng.

Sơ đồ a) là loại sơ đồ chỉ đặt trạm phân phối trung tâm. Kiểu sơ đồ này phù hợp
với các xí nghiệp có phụ tải tập trung, công suất nhỏ hoặc ở gần hệ thống. Sơ đồ này
có ưu điểm là đơn giản, ít phần tử nên độ tin cậy cung cấp điện khá cao. Tuy nhiên nếu
Sinh viên : Trần Thị Thơm – Lớp HTĐ –T3 K47

Trang25


×