Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

phan tich bao cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN AN GIANG
Ngành: KẾ TOÁN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: Võ Minh Long
Sinh viên thực hiện:

MSSV:

Phạm Thị Thanh Huyền

1211180255

Phạm Thị Quỳnh Như

1211180438

Huỳnh Ngọc Ngà

1211180367

Lê Thị Châu Báu

1211180069

Hồ Nữ Ngọc Khuê



1211180269

Phan Thị Phương Thảo

1211180581

Trần Thị Lan Hoa

1211180202

Nguyễn Ngọc Ngân

1211181033

Nguyễn Thị Hoàng Oanh

1211180462

Trần Thị Thúy Vi

1211180778

TP. Hồ Chính Minh, 2015

Lớp: 12DKTC01


MỤC LỤC



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Thông tin chung
Tên Doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN AN GIANG
Tên tiếng Anh : Angiang Fisheries Import Export Joint Stock
Company
Tên viết tắt : AGIFISH Co.
Trụ sở chính : 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên,
Tỉnh An Giang
Điện thoại : (84.76) 3 852 939
Fax : (84.76) 3 852 202
Website : www.agifish.com.vn
Email :
Mã số thuế: 1600583588


Nơi mở tài khoản : STT Ngân hàng giao dịch Số tài khoản

1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh An
Giang 015.100.000.6120 VND
2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An
Giang 070.002.010.117 VND
Vốn điều lệ hiện tại: 128.592.880.000 đồng (Một trăm hai
mươi tám tỷ năm trăm chín mươi hai triệu tám trăm tám
mươi nghìn đồng).
• Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: TT Ngành nghề kinh
doanh Mã ngành 1 Sản xuất, chế biến và mua bán thủy,

hải sản đông lạnh, thực phẩm 151 2 Sản xuất và mua bán
thuốc thú y, thủy sản 24232 - 242320 3 Dịch vụ kho vận,
cho thuê kho lạnh, kiểm tra hàng, cân hàng hóa thủy sản
63121 - 631210 4 Mua bán cá và thủy sản 51243 – 512430
• Sản phẩm/dịch vụ chính: (i) Sản phẩm cá tra, cá basa; (ii)
Sản phẩm từ phụ phẩm; (iii) Sản phẩm từ thuốc thú y thủy
sản; (iv) Cung cấp dịch vụ và (v) hoạt động khác.


3


1.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Năm 1987
Tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng từ
năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3
năm 1987.
Năm 1990
Năm 1990 Công ty Thủy sản An Giang bị giải thể nên Xí nghiệp
Đông lạnh An Giang được sáp nhập vào Công ty Xuất Nhập Khẩu
Nông Thủy sản An Giang (AFIEX) và đổi tên thành Xí nghiệp Xuất
khẩu Thủy sản, được phép hạch toán theo cơ chế tự hạch toán
hiệu quả, tự cân đối đầu vào và tìm kiếm thị trường xuất khẩu,
xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động và
khai thác tiềm năng nguyên liệu của địa phương.
Năm 1995
Tháng 10 năm 1995, Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An
Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp Xuất khẩu
Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) và Xí nghiệp Đông lạnh

Châu Thành (trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang AGITEXIM)
Năm 1999
Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH)
được cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập
khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ban hành ngày 28/06/2001. Agifish được tổ
chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp do Quốc hội Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
12/06/1999.
Năm 2001
Ngày 28/07/2001, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội đồng
cổ đông đầu tiên và đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động,
các phương án hoạt động kinh doanh của Công ty, bầu ra Hội
đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên 2001 – 2002.
Ngày 01/09/2001, Agifish chính thức hoạt động theo dưới hình
thức Công ty Cổ phần
Năm 2002
4


Agifish chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.
Hồ Chí Minh với vốn điều lệ ban đầu là 42 tỷ đồng và là một
trong những công ty thủy sản đầu tiên giao dịch trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay vốn điều lệ
của Agifish đạt được 128 tỷ đồng.

1.2 Mục tiêu hoạt động của công ty.
Mục tiêu của Công ty là huy động và sử dụng đồng vốn có
hiệu quả nhất. Không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh, nâng cao tính cạnh tranh, đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu,

nâng cao đời sống của người lao động trong Công ty, bảo đảm
lợi ích hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà
nước.
Giữ vị trí trong top 5 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
Việt Nam.
Thay đổi tỉ trọng xuất khẩu sang các thị trường khác trong năm
2015: Năm 2014, tỉ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm xuống
33%, thay vào đó tỉ trọng xuất khẩu của công ty sang các thị
trường khác như Tây Âu, Úc, Châu Á tăng lên.
Năm 2014 phát triển vùng nuôi cá nguyên liệu của công ty lên
120-150 ha, đáp ứng 70% nhu cầu nguyên liệu tiêu chuẩn. Công
ty đặt ra mục tiêu năm 2015 đạt lợi nhuận trước thuế 75 tỷ.

1.3 Đơn vị trực thuộc và hoạt đông sản xuất kinh
doanh.
-Trụ sở chính
địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, P.Bình Đức Tp Long Xuyên T.An
Giang
-Hoạt động kinh doanh của công ty
Theo giấy phép kinh doanh số 5203000009 (29/05/1995)
chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần ngày
01/09/2001.

5


1.4. Cơ cấu tổ chức công ty
1.4.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

1.4.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

6


Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty


Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Xuất
Nhập khẩu Thủy sản An Giang. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua
các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh
doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều
lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu ra Hội
đồng Quản trị, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của
Công ty.


Hội đồng Quản trị:

Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại
hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. HĐQT nhân danh
Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền
lợi của Công ty. HĐQT có nhiệm kỳ tối đa là 5 năm và có thể
được bầu lại tại cuộc họp ĐHĐCĐ tiếp theo. HĐQT do ĐHĐCĐ
7



của CTCP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang bầu. Hội đồng
Quản trị hiện tại gồm sáu (06) người, trong đó có một Chủ tịch
Hội đồng Quản trị, hai phó Chủ tịch và ba thành viên. Hội đồng
Quản trị có các trách nhiệm chính như sau:
- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và
ngân sách hàng năm;
-Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu
chiến lược được ĐHĐCĐ thông qua;
- Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý Công ty theo
đề nghị của Giám đốc/Tổng Giám đốc điều hành và quyết định
mức lương của họ;
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty;
- Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản
lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải
quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán
bộ quản lý đó;
- Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ
phiếu phát hành theo từng loại;
- Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi
thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua
cổ phiếu theo mức giá định trước;
- Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các
chứng khoán chuyển đổi;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc/Tổng giám
đốc điều hành hay cán bộ quản lý hoặc người đại diện của Công
ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công
ty. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo
hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có);
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức
tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức;

- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty. ϖ Ban Kiểm
soát: Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ của Công ty bầu. Hiện tại, Ban
Kiểm soát gồm (03) ba thành viên, nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát
không quá 5 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thể được bầu lại
với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trách nhiệm chính của Ban Kiểm
soát là kiểm tra tính hợp lý, tính hợp pháp của các hoạt động
8


kinh doanh, quản trị điều hành và báo cáo tài chính của CTCP
Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang.


Ban Tổng Giám đốc:

Ban Tổng Giám đốc Công ty bao gồm Tổng Giám đốc và các
Phó Tổng Giám đốc đều do HĐQT bổ nhiệm. Hiện tại, Công ty có
một Tổng Giám đốc và ba phó Tổng Giám đốc, các thành viên
đều tham gia làm việc toàn thời gian cho Công ty. Trách nhiệm
chính của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc là:
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trị và Đại hội
đồng cổ đông;
- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết
của Hội đồng Quản trị;
- Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà Công ty
cần thuê để HĐQT bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết;
- Tham khảo ý kiến HĐQT để quyết định số lượng người lao
động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiêm, miễn nhiệm và
các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;
- Trình HĐQT phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho

năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân
sách như kế hoạch tài chính năm;
- Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được ĐHĐCĐ và
HĐQT thông qua.


Các Chi nhánh:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực
hiện một phần chức năng và phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của chi nhánh gồm
Giám đốc chi nhánh, các Phó giám đốc chi nhánh, trưởng các
phòng, ban, bộ phận.


Văn phòng đại diện:

Không có
Các Phòng, Ban – Đơn vị kinh doanh:
Phòng Kế toán Tài vụ:

9


Tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ
sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, trực tiếp công tác kế
toán cho hai Xí nghiệp đông lạnh.
Phòng Kế hoạch và Điều độ sản xuất:
Lập kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp, hoàn thành các thủ
tục xuất khẩu, lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty.

Phòng Tổ chức Hành chính:
Quản lý điều hành công tác hành chính tổ chức của Công ty,
theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động
Phòng Quản lý Chất lượng:
Quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, xây dựng công
nghệ chế biến các sản phẩm mới, nghiên cứu cải tạo, đa dạng
hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, lập kế hoạch quản lý
chất lượng cho Công ty.
Phòng Kỹ thuật: Vận hành và sửa chữa toàn bộ hệ thống các
máy móc thiết bị của toàn Công ty.
Xí nghiệp Dịch vụ Thủy sản:
Nuôi trồng và quản lý toàn bộ hệ thống vùng nuôi của Công ty.
Ngoài ra xí nghiệp còn có chức năng kinh doanh thức ăn và
thuốc thú y thủy sản.
Xí nghiệp AGF7, AGF8, AGF9:
Sản xuất fillet đông lạnh. Xí nghiệp AGF360: Sản xuất các mặt
hàng giá trị gia tăng.
Xí nghiệp Kho vận Mỹ Thới:
Tồn trữ, bảo quản thành phẩm đông lạnh của Công ty; Dịch vụ
cho thuê kho
Cơ cấu cổ đông:
Cơ cấu cổ đông của công ty tại thời điểm ngày 15/3/2013
Danh mục

tỉ lệ nắm giữ(%)

Trong nước

97.06%


-cá nhân

15.93%

-tổ chức

81.13%
10


Ngoài nước

2.94%

-cá nhân

1.11%

-tổ chức

1.83%

1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
Công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác thị trường một
cách tích cực, tìm hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng, chất
lượng sản phẩm công ty không ngừng được tăng lên nhưng bên
cạnh còn nhưng khó khăn như hàng bán bị trả lại và giảm giá
hàng bán dẫn đến chi phí tăng cao.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG

TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

11


2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân
đối kế toán :
2.1.1 Phân tích theo chiều ngang:
2.1.1.1 Đánh giá các biến động tài sản :

Bảng 2.1: Tình hình kết cấu tài sản của công ty qua 4 năm

12


Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản của công ty qua bốn
năm
-Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được
ưu tiên trước trong bảng cân đối kế toán bên phần tài sản.
Dựa vào bảng số liệu 2.2, ta thấy tình hình tài sản ngắn
hạn của công ty có xu hướng biến động liên tục qua các năm.
Năm

2012

,

tài


sản

ngắn

hạn

của

công

ty

giảm



50,890,133,067 đồng ứng với tỷ lệ 4.3% so với năm 2011. Sang
năm 2013, tài sản ngắn hạn tăng vượt trội so với năm 2012 là
688,825,285,786 đồng ứng với tỷ lệ là 60.9% và giảm
7,283,774,733 đồng ứng với tỷ lệ 0.4% vào năm 2014. Tài sản
ngắn hạn thay đổi do các yếu tố sau :
+ Tiền và các khoản tương đương tiền :
Tiền và các khoản tương đương tiền thay đổi qua các năm .
Cụ thể , năm 2012 giảm 12,748,407,848 đồng ứng với tỷ lệ là
19.1%

so

với


năm

2011.

Sang

năm

2013

lại

tăng

181,859,647,237 đồng ứng với tỷ lệ là 337.8% so với năm 2012
13


và giảm mạnh vào năm 2014 với số tiền là 106,761,944,386
đồng tương ứng 45.3%. Sự giảm sút của lượng tiền và các khoản
tương đương tiền đã cho thấy công ty đã mạnh dạn dùng tiền
đem vào các hoạt động đầu tư , kinh doanh mà không giữ lượng
tiền và các khoản tương đương tiền quá nhiều. Chính vì điều đó
sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty
giảm xuống, làm giảm tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm
xuống như vậy làm cho lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
giảm. Vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữ lên và
điều tiết một cách hợp lý. Ngược lại , nếu tiền và các khoản
tương đương tiền của công ty tăng thì đó là một điều có lợi cho
công ty trong khả năng thanh toán nhanh bằng tiền , tăng tính

hiệu quả vốn.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn :
Từ năm 2011 đến 2013 công ty không đầu tư tài chính
ngắn hạn nhưng đến năm 2014 công ty đã bắt đầu đầu tư tài
chính ngắn hạn với số tiền là 8,100,000,000 đồng. Điều này thể
hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản
đầu tư ngắn hạn tăng hứa hẹn mang lại nguồn lợi tức ngắn hạn
cho công ty .
+ Các khoản phải thu :
Đây chính là chỉ tiêu đánh giá các giá trị tài sản của công
ty đang bị các đơn vị khác chiếm dụng. Các khoản phải thu ngắn
hạn của công ty vào năm 2012 giảm là 105,711,953,288 đồng
ứng với 20.9% so vơi năm 2011. Việc giảm các khoản phải thu
ngắn hạn cho thấy rằng khả năng thu hồi vốn của công ty là khá
tốt, giảm bớt được lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán cũng
như hạn chế được số vốn bị chiếm dụng. Sang năm 2013 chỉ tiêu
này lại tăng mạnh lên với số tiền là 303,838,329,962 đồng ứng
với tỷ lệ 76% so với năm 2012 và năm 2014 thì chỉ tiêu này vẫn
tiếp tục tăng với số tiền là 81,782,680,115 đồng với tỷ lệ 11.6%
so với năm 2013. Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn lên cho
14


thấy khả năng thu hồi vốn của công ty khá đã xấu đi. Vì thế
công ty cần phải tăng cường thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn ứ
động trong khâu thanh toán cũng như hạn chế bị chiếm dụng
vốn.
+ Hàng tồn kho :
Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2012 so với năm 2011 đã tăng
78,591,439,421 đồng ứng với tỷ lệ 13.6% và năm 2013 lại tăng

thêm 190,268,492,151 đồng với tỷ lệ 28.9% so với năm 2012
.Sang năm 2014 chỉ tiêu này lại giảm so với năm 2013 là
28,121,975,999 đồng ứng với tỷ lệ 3.3% . Hàng tồn kho là nhân
tố tác động đến sự tăng giảm tài sản ngắn hạn. Việc chỉ tiêu
hàng tồn kho của công ty tăng qua các năm 2011, 2012, 2013
cho thấy công ty đã gia tăng sản xuất , kinh doanh tạo ra nhiều
sản phẩm hơn để cung cấp cho thị trường .
+ Tài sản ngắn hạn khác :
Tài sản ngắn hạn khác trong năm 2012 so vơi năm 2011 đã
giảm 11,021,211,352 đồng ứng với tỷ lệ 35.7% , sang năm 2013
lại tăng 12,858,816,436 đồng với tỷ lệ 64.8% so với năm 2012
và chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng vào năm 2014 với số tiền là
37,717,465,537 đồng với tỷ lệ 115.3% so với năm 2013. Tài sản
ngắn hạn khác tăng lên là do: thuế giá trị gia tăng đượckhấu trừ
tăng ,thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước tăng và tài sản
ngắn hạn khác tăng .Chi phí trả trước ngắn hạn giảm thì công ty
không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đáp ứng cho các đơn
vị ,công ty đối tác và điều này sẽ giúp cho nguồn vốn bị chiếm
dụng của công ty giảm xuống . Thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ tăng lên là do công ty tăng cường nhập khẩu các loại hàng
hóa. Tài sản ngắn hạn khác là nhân tố tác động trực tiếp tới sự
tăng giảm của tài sản ngắn hạn.
- Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định , các khoản
đầu tư tài chính dài hạn , tài sản dài hạn khác. Qua bảng số
15


liệu 2.1 , ta thấy rằng tài sản dài hạn của công ty có xu hướng
giảm dần qua các năm. Năm 2011 , tài sản dài hạn của công ty

đạt được cao nhất trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2014 với
số tiền là 522,789,524,883 đồng . Có thể thấy công ty đã mạnh
dạn đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng thêm các công
trình , các nhà máy .. để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh
doanh lâu dài của công ty .Năm 2012 , tài sản dài hạn của công
ty giảm 89,444,183,558 đồng ứng với tỷ lệ 17.1% so với năm
2011. Chỉ tiêu này cũng tiếp tục giảm vào 2 năm tiếp theo . Cụ
thể năm 2013 giảm 2,898,270,843 đồng ứng với tỷ lệ 0.7% so
với năm 2012 và năm 2014 giảm 27,419,031,107 đồng ứng với
tỷ lệ 6.4% so với năm 2013. Tài sản dài hạn giảm xuống là do sự
giảm xuống của tài sản cố định vì tài sản cố định chiếm phần lớn
trong tài sản dài hạn. Việc tài sản dài hạn giảm xuống , điều này
kéo theo sự giảm xuống của Tổng tài sản .
2.1.1.2. Đánh giá các biến động nguồn vốn:
Đơn vị tính :
Đồng

16


Bảng 2.3. Tình hình kết cấu nguồn vốn của công ty
qua 4 năm.

17


Bảng 2.4. Tình hình biến động nguồn vốn của công
ty qua 4 năm.
- Phân tích sự tăng giảm của nợ phải trả: là khoản nợ gồm
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ phải trả
2011
2012
2013
2014
1,061,535,11 906,210,432, 1,431,097,18 1,351,699,57
2,524
079
7,214
0,353
Bảng 2.5 Tình hình nợ phải trả qua bốn năm
Nợ phải trả của công ty có sự biến động không đồng đều
qua 4 năm. Năm 2012 nợ phải trả giảm 155,324,680,445 đồng
ứng với tỷ lệ 14.6% so với năm 2011. Năm 2013 thì nợ phải trả
của công ty tăng mạnh với số tiền là 524,886,755,135 đồng với
tỷ lệ tương ứng là 57.9% so với năm 2012 . Sang năm 2014 , chỉ
tiêu này lại giảm đi 79,397,616,861 đồng với tỷ lệ 5.5% so với
năm 2013. Khi công ty bỏ ra một khoản nợ phải trả khá lớn thì
công ty cần trang bị cho mình một lượng tiền vốn để chi trả cho
phần lãi của khoản nợ phải trả. Dựa theo tình hình của công ty
qua 4 năm ta thấy rõ rằng khoản vốn bằng tiền của công ty biến
động tăng giảm qua các năm nên khoản nợ phải trả của công ty
có xu hương biến động tăng giảm qua các năm cũng là một điều
hợp lý khi khoản vốn bằng tiền tăng lên rồi giảm xuống qua các
năm. Vì đối với một doanh nghiệp khi khoản nợ phải trả quá lớn
thì khi công ty phải bỏ ra một khoản vốn để trang trải cho phần
lãi vay, cho nên nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ
của công ty về sau. Còn khoản nợ phải trả dài hạn của công ty
năm 2012 giảm 2,826,844,423 đồng so với năm 2011, sang năm
2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm thêm 4,005,489,922 đồng so với

năm 2012 và tiếp tục giảm thêm 1,014,638,308 đồng vào năm
2014 so với năm 2013. Do đây là khoản nợ phải trả dài hạn nên
công ty có thể duy trì thời gian trả nợ .Việc các chỉ tiêu nợ dài
hạn của công ty giảm dần qua các năm cũng cho thấy được khả

18


năng chủ động trong các khoản nợ của công ty cho thấy được
tình hình tài chính của công ty có tiến triển.
- Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu :
Vốn chủ sở hữu
2011
2012
2013
2014
643,781,258, 658,771,622, 819,811,881, 864,506,692,
321
141
949
970
Bảng 2.6 Tình hình vốn chủ sở hữu qua bốn năm
Ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các
năm . Năm 2012 vốn chủ sở hữu tăng 14,990,363,820 đồng ứng
với tỷ lệ 2.3% so với năm 2011 . Chỉ tiêu này tiếp tục tang mạnh
vào năm 2013 với số tiền là 161,040,259,808 đồng ứng với tỷ lệ
24.4% so với năm 2012 . Sang đến năm 2014 chỉ tiêu này tiếp
tục tăng thêm 44,694,811,021 đồng tương ứng với tỷ lệ 5.5% .
Tuy nhiên công ty lại bị động trong việc sử dụng vốn do vốn chủ
sở hữu thấp hơn so với khoản mục nợ phải trả của công ty .

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu tăng lên từ lợi nhuận giữ lại , điều này
chứng tỏ tình trạng kinh doanh của công ty rất tốt mang lại lợi
nhuận cao và nó là nguồn tăng trưởng tốt nhất cho công ty.
-Phân tích các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán:

Các chỉ tiêu
Ngoại tệ các
loại
Đô
la
Mỹ
( US$)
Euro (EUR)
Bảng 2.7

2011

2012

2.199.147 360.832
5.480
5.477

2013

2014

3.307.948 1.295.109
13
13


Các chỉ tiêu ngoài bảng qua bốn năm

Có thể nhận ra rằng công ty đã nổ lực trong việc tìm kiếm
khách hàng mới , xúc tiến vào các thi trường lớn trên thế giới
nhằm nâng cao vị thế của công ty trên thị trường khác. Chính vì
19


thế công ty đã thu về cho mình một lượng lớn ngoại tệ về mình.
Tuy nhiên, thị trường mới được xem là tiềm năng nhưng công ty
cũng gặp không ít khó khăn, các thị trường mới này vẫn chưa ổn
định . Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh bản xứ
cũng như đối thủ ở nước ngoài . Bên cạnh đó , chính sách thuế
quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu do chính phủ ban hành ,
các yếu tố chính trị pháp luật , nhu cầu của thi trương nước
ngoài … cũng tác động đến việc công ty mở rộng thị trường ra
nước ngoài. Việc ngoại tệ các loại của công ty biến động tăng
giảm qua các năm là do ảnh hưởng của các tiêu chí vừa nói ở
trên.
Trên đây chỉ là một số đánh giá chung dựa trên các mối
quan hệ của các chỉ tiêu trên cùng một dòng của bảng cân đối
kế toán nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các
năm 2011, 2012, 2013, 2014. Để có thể đánh giá so sánh các
chỉ tiêu này với tổng quy mô chung của công ty chúng ta cần
phải tiến hành phân tích theo chiều dọc.
2.1.2

Phân tích theo chiều dọc


2.1.2.1 Đánh giá biến động tài sản:


Tài sản ngắn hạn:

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn qua bốn năm trích
bảng CĐKT

20


Chỉ tiêu
Tài sản
Tài sản ngắn hạn

2014

2013

2012

2011

81,8%

80,9%

Tiền mặt

5,8%


10,5%

3,4%

3,9%

Đầu tư tài chính ngắn
hạn

0,4%

0%

0%

0%

35,4%

31,3%

25,5% 29,6%

37%

37,7%

42,1%


34%

3,2%

1,5%

1,3%

1,8%

Các khoản phải thu
ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

72,3% 69,3%

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn phân tích theo chiều dọc
2012-2011:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của năm 2012 so với năm 2011 có xu
hướng tăng, cụ thể là 3% ( năm 2011 là 69,3% và năm 2012 là
72,3%).
Trong đó, chủ yếu tăng ở chỉ tiêu hàng tồn kho tăng tới 8,1 %,
còn các chỉ tiêu khác đều giảm như tiền mặt giảm 0,5%, các
khoản phải thu ngắn hạn giảm 4,1% và tài sản ngắn hạn khác
giảm 0,5%. Điều này cho thấy khoản mục vốn bằng tiền của
doanh nghiệp không bị ứ đọng.
Khoản mục tiền năm 2011 có tỷ trọng là 3,9% còn năm 2012
giảm xuống 3,4% tức giảm được 0,5%.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm đáng kể, ở năm 2011 là

29,6% sang năm 2012 là 25,5% giảm 4,1%. Khi các khoản thu
giảm tức là các khoản bị chiếm dụng giảm là một điều rất đáng
mừng của công ty bởi vì công ty thu hồi được vốn bỏ ra và có
thể đầu tư dễ dàng hơn và hơn nữa không phải lo lắng vì có quá
nhiều các khoản nợ phải thu khó đòi.
Khoản mục hàng tồn kho của công ty tăng lên, năm 2011 là 34%
thì đến năm 2012 là 42,1% tăng 8,1%. Tình hình này thì công ty
nên xem xét lại vì hàng tồn kho nhiều có thể giúp dễ dàng phân
phối nhưng tại vì sản phấm là thủy sản nên chi phí bảo quản sẽ
cao hơn.

21


Tỷ trọng của khoản mục tài sản ngắn hạn khác giảm 0,5 % ở
năm 2011 là 1,8% và đến năm 2012 là 1,3% trong đó chủ yếu là
thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm.
Nhìn chung tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng mặc
dù còn có một vài chỉ tiêu giảm qua đó cho thấy công ty hoạt
động có hiệu quả tuy nhiên công ty nên chú ý đến khoản mục
hàng tồn kho để tránh tình trạng hư hỏng hàng hóa.
2013-2012:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của năm 2013 so với năm 2012 có xu
hướng tăng, cụ thể là 8,6% ( năm 2012 là 72,3% và năm 2013 là
80,9%).
Trong đó, chỉ tiêu tiền mặt tăng tới 7,1 %, chỉ tiêu các khoản
phải thu ngắn hạn tăng 5,8% và tài sản ngắn hạn khác tăng
0,2% nhưng hàng tồn kho lại giảm 4,4%. Điều này cho thấy
khoản mục vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng.
Khoản mục tiền năm 2012 có tỷ trọng là 3,4% còn năm 2013

tăng lên 10,5% tức tăng lên 7,1%.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng đáng kể, ở năm 2012 là
25,5% sang năm 2013 là 31,3% tăng 5,8%. Khi các khoản thu
tăng tức là các khoản bị chiếm dụng tăng, tuy là một điều bình
thường nhưng doanh nghiệp nên theo dõi để tình trạng này
không kéo dài.
Khoản mục hàng tồn kho của công ty giảm, năm 2012 là 42,1%
thì đến năm 2013 là 37,7% giảm 4,4%. Điều này cho thấy công
ty đã giảm được một lượng hàng tồn kho đáng kể, giảm chi phí
bảo quản và tăng chất lượng sảm phẩm.
Tỷ trọng của khoản mục tài sản ngắn hạn khác tăng 0,2% ở năm
2012 là 1,3% và đến năm 2013 là 1,5% trong đó chủ yếu là thuế
giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà
nước giảm.
Nhìn chung tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng
nhưng chỉ tiêu tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn tăng
đáng kể nên công ty nên xem xét lại tránh tình trạng khách
hàng chiếm dụng vốn và ứ đọng vốn đầu tư quá lâu.
2014-2013:

22


Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của năm 2014 so với năm 2013 có xu
hướng tăng nhẹ, cụ thể là 0,9% ( năm 2013 là 80,9% và năm
2014 là 81,8%).
Trong đó, chủ yếu tăng ở chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn là
4,1%, tài sản ngắn hạn khác tăng 1,6% còn chỉ tiêu tiền mặt lại
giảm mạnh những 4,7%, hàng tồn kho giảm nhẹ 0,7%. Điều này
cho thấy khoản mục vốn bằng tiền của doanh nghiệp không bị ứ

đọng.
Khoản mục tiền năm 2013 có tỷ trọng là 10,5% còn năm 2014
giảm xuống 5,8% tức giảm xuống 4,7%.
Đặc biệt giai đoạn này khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của
công ty tăng 0,4% cho thấy doanh nghiệp đã chuyển một phần
vốn đầu tư sang những hạng mục ngoài hàng hóa.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng đáng kể, ở năm 2013 là
31,3% sang năm 2014 là 35,4% tăng 4,1%. Cho thấy giai đoạn
này công ty lại tiếp tục tăng khoản bị chiếm dụng, doanh nghiệp
nên có giải pháp để tránh sau này có thể gặp trường hợp thiếu
vốn phải đi vay từ bên ngoài.
Khoản mục hàng tồn kho của công ty lại tiếp tục giảm nhẹ, năm
2013 là 37,7% thì đến năm 2014 là 37% giảm 0,7%. Tình hình
này cho thấy công ty đang đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường,
đảm bảo hơn về chất lượng hàng hóa nhưng vẫn xem xét tình
hình để tránh trường hợp thiếu hụt.
Tỷ trọng của khoản mục tài sản ngắn hạn khác tăng 1,6% ở năm
2013 là 1,5% và đến năm 2014 là 3,2% trong đó thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước và tài
sản ngắn hạn khác giảm.
Giai đoạn này tài sản ngắn hạn của công ty vẫn tiếp tục tăng
nhẹ, khoản mục tiền giảm đồng thời đầu tư tài chính ngắn hạn
tăng cho thấy dấu hiệu tốt nhưng đồng thời cũng làm tăng áp
lực trích lập dự phòng giảm giá, ngoài ra còn có các khoản phải
thu ngắn hạn tiếp tục tăng đáng kể nên côn ty nên có giải pháp
để đề phòng trường hợp thiếu vốn phải vay bên ngoài sau này.

23





Tài sản dài hạn:

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu tài sản dài hạn qua bốn năm
trích bảng CĐKT
Chỉ tiêu

2014

2013

2012

2011

18,2%

19,1%

27,7%

30,7%

Tài sản cố định hữu 12,9%
hình

13,9%

21%


21,1%

Tài sản cố định vô 3%
hình

3%

4,3%

3,8%

Chi phí xây dựng cơ 0,7%
bản dở dang

1,4%

1,7%

0,6%

Đầu tư tài chính dài 0%
hạn

0%

0%

4,4%


Tài sản
khác

0,8%

0,7%

0,8%

Tài sản
Tài sản dài hạn

dài

hạn 1,6%

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài sản dài hạn phân tích theo
chiều dọc
2012-2011:
Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong hai năm 2011 và 2012 bị
giảm xuống 3% trong đó giảm chủ yếu là do giảm đầu tư tài
24


chính dài hạn nếu như năm 2011 là 4,4% thì năm 2012 còn 0,0%
giảm tới 4,4%, tài sản cố định hữu hình giảm 0,1% ở năm 2011
tỷ trọng là 21,1% thì năm 2012 còn lại 21%, tài sản dài hạn khác
giảm 0,1% từ 0,8% của năm 2011 xuống còn 0,7% của năm
2012 trong khi đó cũng có những khoản mục tăng lên nhưng
tăng không đáng kể như tài sản cố định vô hình tăng 0,5%, chi

phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 1,1%.
Điều này cho thấy công ty đang đầu tư cho khoản mục tài sản cố
định hữu hình nhưng hạng mục này vẫn chưa hoàn thiện.
2013-2012:
Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong hai năm 2012 và 2013 bị
giảm xuống 8,6% trong đó giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố
định hữu hình và vô hình, tài sản cố định hữu hình giảm 7,1% ở
năm 2012 tỷ trọng là 21% thì năm 2013 còn lại 13,9%, tài sản
dài hạn cố định vô hình giảm 1,3% từ 4,3% của năm 2012 xuống
còn 3% của năm 2013 và chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm
0,3% từ 1,7% năm 2012 xuống còn 1,4% năm 2013 trong khi đó
tài sản dài hạn có tăng nhưng không đáng kể 0,1% .
Điều này cho thấy mức khấu hao tài sản cố định của doanh
nghiệp đang tăng dần, cần có chế độ bảo dưỡng thường xuyên,
sửa chữa lớn để tránh tình trạng hư hỏng đột ngột ảnh hưởng
đến năng suất và tiến độ kế hoạch.
2014-2013:
Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong hai năm 2013 và 2014 lại
giảm xuống 0,9% trong đó giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố
định hữu hình, tài sản cố định hữu hình giảm 1% ở năm 2013 tỷ
trọng là 13,9% thì năm 2014 còn lại 12,9%, chi phí xây dựng cơ
bản dở dang giảm 0,7% từ 1,4% năm 2013 xuống còn 0,7% năm
2014 trong khi đó tài sản cố định vô hình không thay đổi và tài
sản dài hạn tăng 0,8% từ 0,8% năm 2013 lên 1,6% năm 2014.
Điều này cho thấy hạng mục đang sửa chữa làm mới của doanh
nghiệp sắp hoàn thiện ngoài ra công tác bảo dưỡng sửa chữa tài
sản cố định cũng được cải thiện.
2.1.2.2 Đánh giá biến động nguồn vốn:
 Nợ phải trả:


Chỉ

2014

2013
25

2012

2011


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×