Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV đóng tàu hồng hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 89 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH.................................................................................4
I.KHÁI NIỆM:...................................................................................................4
1.1.Khái niệm tiêu thụ:......................................................................................4
1.2.Khái niệm xác định kết quả kinh doanh:....................................................4
1.3. Khái nỉệm doanh thu:.................................................................................4
1.4 Điều kiện ghi nhận doanh thu:....................................................................4
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty......................................12
TT....................................................................................................................20
M« t¶ thiÕt bÞ................................................................................................20
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY...................................................................................25
1- Khó khăn:...................................................................................................25

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN



LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta có sự đổi
mới sâu sắc và toàn diện. Công cuộc đổi mới này tạo ra những chuyển biến
tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nhiều chính sách
kinh tế, cách thức quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước đã và đang ngày
càng hoàn thiện. Hạch toán kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành quan
trọng của hệ thống quản lý kinh tế, tài chính đã có những cải tiến, hoàn thiện
từng bước theo mức độ phát triển của nền kinh tế. Để phù hợp với cơ chế thị
trường hạch toán nền kinh tế, đồng thời hạn chế đưc các khe hở gây khó khăn
cho quá trình quản lý kinh tế - tài chính.
Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay
làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý, nó càng chứng minh sự cần thiết của
công cụ hạch toán kế toán. Đặc biệt quá trình bán hàng được coi là khâu mấu
chốt trong họat động sản xuất kinh doanh. Do vậy, hạch toán các nghiệp vụ
bán hàng rất quan trọng cần được quan tâm thỏa đáng. Nền kinh tế nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa
các thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bằng mọi
cách phải đưa được sản phẩm hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng,
được người tiêu dùng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hạch toán tiêu thụ hàng
hóa sau mỗi kỳ kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp có được cái nhìn tổng
quát về kết quả họat động sản xuất kinh doanh của mình, cụ thể như các chỉ
tiêu doanh thu, lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có những biện pháp điều chỉnh
cơ cấu hàng hóa, hình thức kinh doanh, phương thức quản lý sao cho phù hợp
với điều kiện thực tế để hiệu quả hơn.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH
MTV đóng tàu Hồng Hà- Bộ Quốc phòng, được sự giúp đỡ của Phòng Tài
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5

Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

chính, và các phòng, ban chức năng trong Công ty cùng sự hướng dẫn tận tình
của Thạc sỹ Trần Thị Thùy Trang, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán
tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV
đóng tàu Hồng Hà.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh.
- Phạm vi nghiên cứu Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà.
3. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu.
- Phân tích rõ ràng chi tiết thực trạng của công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà.
- Nhận xét và đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà.
4. Phương pháp nghiêm cứu:
- Theo phương pháp tổng hợp theo số liệu và thông tin thu được từ thực tế.
5. Kết cấu chuyên đề
Nội dung của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương I - Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà.
Chương II- Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà.
Chương III - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà.
Kết luận

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CHƯƠNG I: CƠ SỞ

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

LÝ LUẬN VẾ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH.

I. KHÁI NIỆM:
1.1.Khái niệm tiêu thụ:
Tiêu thụ hay bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về sản phẩm, hàng
hóa hoặc dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền bán
hàng hoặc được quyền thu tiền,

số


tiền thu được hoặc sẽ thu được do bán sản

phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được gọi là doanh thu. Doanh thu có thể được
ghi nhận trước hoặc trong khi thu tiền. Có hai hình thức bán hàng:
-

Bán hàng thu tiền trực tiếp

-

Bán hàng thu tiền sau (bán chịu).

1.2.Khái niệm xác định kết quả kinh doanh:
Xác định kết quả kinh doanh là việc tính toán, so sánh tổng thu nhập
thuần từ các hoạt động với tổng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác
trong kỳ. Nếu tổng thu nhập ứiuần lớn hơn tổng chi phí trong kỳ thì doanh
nghiệp có kết quả lãi, ngược lại là lỗ.
1.3. Khái nỉệm doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tể doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm táng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được được xác định bởi thỏa
thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác
định bằng giá trị họp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi
trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giả hàng bán và giá trị hàng
bán bị trả lại.
1.4 Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5

Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.
Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều
kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền
lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại điểm 10,
16, 24 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác và các quy định của Chế
độ kế toán hiện hành. Khi không thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu
không hạch toán vào tài khoản doanh thu.
>

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả

5 (năm) điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
3. Doanh thu được xác định tưomg đối chắc chắn;
4. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao
dịch bán hàng.
5. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

>

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghì nhận khỉ

thỏa mãn tất cả 4 (bốn) điều kiện sau:
1.

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

2.

Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

3.

Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân

đối kể toán;
4.

Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn

thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
>

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi

nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5

Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

đồng thời 2 (hai) điều kiện sau:
1. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
2. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ
tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao
dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu.
Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo
từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh
thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại
doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, như doanh thu bán hàng
có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa,... nhằm phục vụ
cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý
hoạt động SXKD và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Neu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu
được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần
làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.
Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế
toán được kết chuyển vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Các
tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán doanh thu sử dụng các tài khoản sau:
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
-

TK 512: Doanh thu nội bộ.

-

TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

TK 521: Chiết khấu thương mại.

-


TK 531: Hàng bán bị trả lại.

-

TK 532: Giảm giá hàng bán.

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

1.5. Các hình thức ghi sổ kế toán
Hình thức ghi sổ kế toán được sử dụng tại công ty là hình thức chứg từ ghi
sổ
Sơ đồ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc

Bảng kê chi tiết

Sổ chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh


Báo cáo
tài chính
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU
HỒNG HÀ
2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà là doanh nghiệp Nhà nước,
trực thuộc Tổng cục CNQ/BQP. Được thành lập theo quyết định số: 471/QĐBQP ngày 17/04/1996 của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, giấy phép kinh doanh
số : 110062 ngày 25/06/1996 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng
cấp.

- Tên đầy đủ của Công ty: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà
Tên giao dịch quốc tế:

-

HONG HA SHIPBUILDING ONE MEMBER LIMITED
LIABILITY COMPANY.

- Tên viết tắt: Công ty Đóng tàu Hồng Hà.
- Địa chỉ: Thôn Phí Xá - xã Lê Thiện - huyện An Dương - Hải Phòng.
- Điện thoại: 031.3850651

Fax: 031.3850549

- Email:
- Vốn điều lệ: 334.547.000.000 đồng.
- Số tài khoản:
2511100027005 mở tại ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Hải Phòng.
Ngành nghề kinh doanh:
1. Đóng tàu và cấu kiện nổi.
2. Đóng xuồng, thuyền thể thao và giải trí.
3. Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải.
4. Sản xuất các cấu kiện kim loại.
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước.
- Cơ quan chủ quản: Tổng cục công nghiệp quốc phòng – Bộ quốc
phòng

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 30/10/1965 Cục Quản lý xe - Bộ quốc phòng ra quyết định số
2007/QĐ thành lập Ban Ca nô và đóng tại Cảng Phà đen - Hà Nội với nhiệm
vụ: Đặt hàng các cơ sở sản xuất Ca nô, Sà lan có trọng tải vừa và nhỏ hoạt
động trên sông lạch, ven biển để đảm bảo vận chuyển kịp thời vũ khí, hàng
hoá phục vụ cho chiến trường, phù hợp với điều kiện thời chiến lúc bấy giờ
phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta. Năm 1967
do nhu cầu sản xuất Ca nô, Sà lan ngày càng lớn, việc đặt hàng gia công ở các
cơ sở bên ngoài gặp nhiều khó khăn, Cục Quản lý xe đã quyết định Ban Ca nô
phải tổ chức sản xuất tại chỗ nhằm phục vụ nhu cầu cho chiến trường, năm
1968 đổi tên thành Nhà máy sửa chữa Ca nô - Sà lan Q173W. Năm 1972 đổi
tên thành Nhà máy A173, năm 1981 chuyển về địa điểm hiện nay tại Xã Lê
Thiện - Huyện An Dương - TP. Hải Phòng và đổi tên thành Xí nghiệp A173
thực hiện hoạch toán kinh tế, góp phần đưa Xí nghiệp từng bước phát triển.
Đất nước bước qua thời kỳ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước. Xí nghiệp A173 đứng trước
vận hội mới và khó khăn thử thách mới. Xí nghiệp chấp nhận cuộc cạnh tranh
để tồn tại và tự khẳng định mình. Từ chỗ chỉ sửa chữa Ca nô - Sà lan loại nhỏ
và vừa, chuyển sang đóng mới là chính kết hợp sửa chữa, tăng cường công
tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đa dạng hoá sản phẩm. Năm 1994 Xí nghiệp
đã đóng thành công 02 tầu tuần tra đảm bảo kỹ thuật, tiến độ và phù hợp với

quy phạm của đăng kiểm Việt Nam. Nối tiếp những thành công ban đầu Xí
nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nâng cao năng
lực đóng mới. Với định hướng đúng đắn, đầu tư có hiệu quả nên liên tục từ
năm 1994-1995 Xí nghiệp đã đóng mới thành công từ tầu tuần tra loại nhỏ sà
lan 100 tấn, 135 tấn, 200 tấn, tầu tuần tra đến 1500CV, tầu cá 2000CV, việc

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

làm và đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, doanh thu
năm sau cao hơn năm trước.
Năm 1996 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 471/QĐ-BQP
ngày 17/04/1996 sát nhập Xí nghiệp A173 và Xí nghiệp Vận tải Hồng Hà
thành Công ty Hồng Hà trực thuộc Tổng Cục Hậu Cần với nhiệm vụ chính là
sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ, sản xuất khí công nghiệp và vận tải
hàng hoá đường thuỷ. trong thời gian này Công ty lần đầu tiên đóng thành
công tầu vận tải hàng khô 450 tấn cho quân chủng Hải quân, chiếc thứ hai,
thứ ba vào năm 1997-1998. Ngày 03/04/1997 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra
quyết định số 512/QĐ-BQP giải thể Xí nghiệp Vận tải, như vậy chỉ còn lại Xí
nghiệp A173 trực thuộc Công ty Hồng Hà. Để nâng cao năng lực sản xuất,
Công ty bằng nguồn vốn đầu tư của Bộ Quốc phòng, vốn tự có từng bước mở

rộng mặt bằng sản xuất, xây dựng Nhà xưởng, xây dựng ụ tàu 1200 tấn, trang
bị máy móc thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, đưa cán bộ công nhân đi
học tập về công nghệ đóng tàu ở nước ngoài, đổi mới phương thức sản xuất.
Vì vậy từ năm 1998 Công ty đã sản xuất thành công xuồng, tầu tuần tra cao
tốc vỏ bằng hợp kim nhôm đầu tiên ở nước ta, năm 1999 đưa công nghệ đóng
tàu vỏ hợp kim thép đặc chủng có cường độ chịu lực cao và đưa vào sản xuất
loạt tầu TT-200 với lượng dãn nước 200 tấn, tốc độ 36 hải lý/giờ cho lực
lượng cảnh sát biển.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành (1965 - 2013) với
những thành tích đã đạt được Công ty Đóng tàu Hồng Hà đã được: Đảng,
Chính phủ, Nhà nước, Thành phố Hải Phòng, Quân đội, Tổng cục Công
nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Hậu Cần và các Ban, ngành tặng thưởng nhiều
danh hiệu cao quý. Cụ thể trong 10 năm gần đây là:
- Liên tục các năm: 1997; 1998; 1999; 2000; 2001; 2003; 2005; 2006
được Bộ Quốc Phòng tặng cờ thưởng là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

- Năm 2000: Đảng Bộ Công ty được Đảng uỷ quân sự Trung ương
tặng cờ thưởng: Đảng Bộ cơ sở trong sạch vững mạnh 5 năm liền (1996 2000); Công ty được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị: “Anh Hùng lao
động trong thời kỳ đổi mới”.

- Năm: 2002, 2004, 2012 được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua.
- Năm: 2003, 2004, 2005,2006, 2008 được Thành phố Hải Phòng tặng
Cờ.
- Được Đảng uỷ quân sự Trung ương tặng Cờ thưởng: “Tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc
2001 - 2005”.
- Các tổ chức quần chúng: Đoàn Cơ sở được Trung ương Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng cờ thưởng: đơn vị dẫn đầu phong trào thi
đua khối lực lượng vũ trang 3 năm liền 2003 - 2005. Tổ chức Công đoàn được
Tổng Liên đoàn lao động Việt nam tặng Bằng khen: Công đoàn cơ sở vững
mạnh có phong trào thi đua sản xuất.
*Về tập thể:
+ Năm 1966, 1968, 1977, 1978: Được tặng thưởng “Huân chương
chiến công hạng ba”
+ Năm 1996

: Được tặng thưởng “Huân lao động hạng ba”

+ Năm 2000

: Được nhà nước tặng thưởng danh hiệu: “Anh hùng

lao động trong thời kỳ đổi mới”
+ Năm 2005

: Được nhà nước tặng thưởng danh hiệu: “Huân

chương Lao động hạng Nhất”, “Huân chương chiến công hạng Ba”
+ Năm 2006


: Được nhà nước tặng thưởng danh hiệu: “Huân chư-

ơng Lao động hạng Ba”

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

*Về cá nhân:
1 - Ngày 02/11/2001 đồng chí: Nguyễn Đức Lâm - Giám đốc công ty
được Nhà nước tặng danh hiệu: “Anh hùng lao động” .
2 - Ngày 8/7/2003 đồng chí: Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Đảng uỷ
Công ty được Nhà nước tặng: “Huân chương Lao động hạng Ba”
3 - Ngày 3/10/2004 đồng chí: Triệu Văn Thơm - Phó giám đốc Công
ty được Nhà nước tặng: “Huân chương Lao động hạng Ba”
4 - Ngày 28/06/2007 đồng chí: Nguyễn Văn Cường - Giám đốc
Công ty được Nhà nước tặng: “Huân chương Lao động hạng Ba”
* Về thương hiệu - khoa học công nghệ.
- Năm 2008

:Được Bộ Khoa học và công nghệ tặng thưởng:
“ Cúp vàng ISO”


:Được Hội doanh nghiệp Việt Nam:
“Quả cầu vàng”
- Năm 2012 :Được Hội doanh nghiệp Việt Nam:
“Quả cầu vàng”

2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
1. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Công ty Đóng tàu Hồng Hà là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh
tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Ban giám đốc gồm bốn người, đứng
đầu là giám đốc kiêm Chủ tịch và ba phó giám đốc được phân công chuyên
trách từng công việc. Bên cạnh đó còn có các phòng ban chức năng làm tham
mưu cho giám đốc về các mặt công tác về nhân sự, lao động tiền lương, về kế
hoạch sản xuất kinh doanh, về công tác đảng công tác chính trị, ...

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Đặc điểm tổ chức của bộ máy công ty gọn nhẹ sử dụng các cơ quan tham
mưu cho giám đốc công ty về mọi lĩnh vực hoạt động để giám đốc có những
quyết định quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện cụ thể qua sơ đồ 1
GĐ công ty

PGĐ kỹ thuật

Phòn
g
kỹ
thuậ
t

Phòn
g
KCS

Phòn
g
Kế
hoạch

PX
Vỏ tàu

Chính ủy

PGĐ Hành chính

PGĐ Sản xuất

Phòn

g
Thiết
kế

Phòn
g
Kinh
doanh

Phòn
g
TCLĐ

Phòn
g
tài
chính

Ban
AT


PX
Cơ điện

PX
Ống mạ

Phòn
g

Hành
chính

Phòn
g
Chín
h
trị

PX
Mộc Sơn

Các đội sx trực tiếp
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
2.1. Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của công
ty thông qua các phó giám đốc và các phòng ban.
2.2. Chính ủy: Phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị, công tác nội
chính.
2.3. Phó Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật, chất lượng tiến độ thi công,
chịu trách nhiệm với giám đốc.
2.4. Phó giám đốc sản xuất:
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mảng tiến độ, kế hoạch các sản
phẩm. Phụ trách mảng tiến độ sản xuất, thanh toán lương các sản phẩm.
2.5. Phó giám đốc hành chính:
Phụ trách kỹ thuật, chất lượng tiến độ thi công, chịu trách nhiệm với
Giám đốc về các công trình của dự án đầu tư và phát triển công ty. Phụ trách
mảng an toàn, vệ sinh thực phẩm,...
2.6. Phòng tổ chức lao động
- Tham mưu và hối hợp xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch quỹ tiền
lương hàng năm. Tổ chức quản lý và thực hiện kế hoạch
- Tham mưu và thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, công tác tuyển dụng
lao động, công tác tiền lương.
- Tham mưu và thực hiện công tác quản lý lao động, quản lý định mức lao
động, trả lương cho người lao động.
- Tham mưu và thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện, bảo đảm các chế
độ chính sách cho người lao động như nâng lương, nâng bậc, công tác bảo
hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác.
2.7. Phòng Kế hoạch.
- Lập kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chi tiết từng công đoạn.
- Định mức lao động cho các sản phẩm.
- Đôn đốc chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá kết quả thực hiện tiến độ sản phẩm.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch với giám đốc và với cơ quan cấp trên.
2.8. Phòng kỹ thuật:
- Lập thiết kế, phiếu công nghệ, chỉ đạo các phân xưởng, tổ đội thi
công.
- Chỉ đạo quản lý chất lượng công nghệ kỹ thuật sản phẩm, báo Phòng
KCS kiểm tra và nghiệm thu nội bộ, các bước công nghệ phải đồng bộ và theo

tiến độ đó lập được chủ dự án chấp nhận.
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ hoàn công của từng sản phẩm.
2.9. Phòng thiết kế công nghệ
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

- Chủ trì thực hiện nghiên cứu thẩm định các thiết kế kỹ thuật.
- Tham mưu, quản lý, thực hiện công tác thiết kế chi tiết, thiết kế thi
công trong sửa chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ.
- Tham mưu, thực hiện công tác chế thử các chi tiết sản phẩm để điều
chỉnh hoặc bổ sung chi tiết thiết kế làm cơ sở lập quy trình công nghệ và triển
khai sản xuất.
2.10. Phòng kinh doanh
- Tham mưu và thực hiện công tác quản lý, dự trữ, đảm bảo vật tư, máy móc
thiết bị phục vụ nhiệm vụ sản xuất.
- Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ xuất, nhập, nghiệm thu vật tư trong sản
xuất.
- Ký kết, thanh lý các hợp đồng kinh tế trong đóng mới và sửa chữa
phương tiện thuỷ với khách hàng.
- Quản lý, điều hành các phương tiện vận tải bộ.
2.11. Phòng Tài chính

- Lên kế hoạch cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ thi
công.
- Theo dõi, kiểm tra hoạt động cung ứng, mua bán và thanh quyết toán
nội bộ và khách hàng.
- Đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, tổ chức thực hiện việc
ghi chép, xử lý và cung cấp các số liệu cần thiết phản ánh tình hình tài chính
của Công ty báo cáo Giám đốc .
- Tất cả các nghiệp vụ trên được thực hiện chính xác, có hệ thống theo
nguyên tắc tài chính và các qui định hiện hành của Nhà nước.

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

2.12. Phòng KCS:
- Lập kế hoạch kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý công
nghệ. Kiểm tra độ chính xác và sự phù hợp về kỹ thuật của bản vẽ chi tiết,
phiếu công nghệ, phóng dạng, hạ liệu......
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, các bước công nghệ,
chuyển bước công nghệ...và toàn bộ sản phẩm theo qui phạm phân cấp và
đóng tàu biển Việt nam.
- Làm mọi thủ tục, lập hồ sơ kỹ thuật xuất xưởng và trình Đăng kiểm

để cấp sổ đăng kiểm cho tàu.
- KCS hoạt động độc lập, chịu sự giám sát trực tiếp về chuyên môn và
nghiệp vụ của Đăng kiểm Việt nam.
2.13. Phòng hành chính:
- Quản lý về mặt hành chính, hậu cấn, đời sống và các điều kiện ăn ở,
bảo vệ sức khoẻ người lao động.
- Kiểm tra đôn đốc công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường,
công tác an ninh trật tự trong đơn vị.
2.14. Ban an toàn lao động - Vệ sinh công nghiệp.
- Tham mưu và tổ chức quản lý thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, phòng
chống cháy nổ, trang thiết bị bảo hộ lao động, công tác vệ sinh công nghiệp.
- Chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn viên, theo dõi kiểm tra đôn đốc
các đơn vị chấp hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công
nghiệp.
2.15. Phòng chính trị:
- Đảm bảo đời sống tinh thần cho cán bộ chiến sĩ, CNV, kiểm tra toàn
bộ công tác
- Đảng, công tác chính trị trong đơn vị.
- Tuyên truyền các quy chế, quy định của cấp trên và giám đốc công
ty.
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

2.16. Các phân xưởng:
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về tiến độ, phân công lao động và phương
thức sản xuất của phòng kế hoạch.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về kỹ thuật, công nghệ của phòng kỹ thuật
và phòng Thiết kế.
2.1.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
- Đóng tàu và cấu kiện nổi.
- yĐóng xuồng, thuyền thể thao và giải trí.
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải.
- Sản xuất các cấu kiện kim loại.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu tàu thuyền, mua bán các loại vật tư, máy
móc, thiết bị phục vụ ngành hàng hải
2. Nhiệm vụ của công ty.
+ Quản lý sử dụng vốn kinh doanh và cơ sở vật chất theo đúng chế độ
chính sách nhằm đạt được lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế- xã hội cao
nhất.
+ Chấp hành đủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà Nước và quy
định của địa phương và của ngành.
+ Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng với các chủ thể kinh tế khác.
+ Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty theo chế độ và
chính sách của Nhà Nước, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa và chuyên
môn cho họ.

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

III. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ LAO ĐỘNG
1. Thiết bị sản xuất của Công ty
TT

Mô tả thiết bị

Xuất xứ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Máy tiện băng trung CW 6280D
Máy tiện T630
Máy tiện T616
Máy phay X62W
Máy bào P655
Máy B5020
Máy G72

Máy doa đứng
Máy doa ngang
Máy bơm 150T
Máy cân bơm cao áp 1-12 KW
Máy mài phẳng
Máy phay đứng X5020B
Máy lăn rãnh Y3150E500
Cẩu dầm 8-10 tấn
Máy đột HB63
Máy uốn ống
Máy uốn ống thủy lực
Máy khoan D34
Máy hàn Tig SAF 300
Máy hàn Tig 260 TH
Máy hàn Mig xung LAW 420
Máy hàn Mig LUD 320/MEK
Máy hàn Mig LUD 450/MEK
Máy hàn Tig ARISTOTIG 255
Máy hàn Mig/Mag LAX380
Máy hàn SAF Mig 400
Máy hàn SAF Mig 500
Máy hàn Mig Xung ALUSIT330
Máy hàn BUFFALO 500DC
Máy hàn NERTABLOC 260
Máy hàn tự động STARMATIC 1000DC
Máy hàn bán tự động LAW 520 MEK
Máy hàn ESAB 582CC
Máy hàn ESAB 482CC

Trung Quốc

Nhật Bản
Liên Xô
Trung Quốc
"
"
"
"
"
Việt Nam
Tiệp
Trung Quốc
"
"
"
"
Việt Nam
Liên Xô
Đức
Pháp
"
Thuỵ Điển
"
"
Pháp
Thuỵ Điển
Pháp
"
"
"
"

"
Thuỵ Điển
"
Thuỵ Điển

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

Số lượng
thiết bị
1
10
1
40
5
5
2
5
3
2
5
1
4
1
1
4
1
1
1

5
02
01
01
01
02
04
06
02
5
5
04
01
10
08
06

Chất lượng
sử dụng
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


TT
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

Mô tả thiết bị

Máy hàn bán tự động LAX380/MEK2
Tủ sấy que hàn PK1
Tủ sấy que hàn PK410
Máy cắt Plama PRESTZIP-630
Máy cắt NERTAZIP 540
Máy mài mép tôn
Máy cuốn ống
Máy đột lỗ
Máy cắt lập trình CNC
Phần mềm kiến tạo vỏ tầu thuỷ HSC 4.0
Phần mềm thiết kế hệ thống đường ống
tầu thuỷ PCSP 4.0
47 Máy cuốn tôn 3 trục 16 ly
48 Thiết bị phun cát làm sạch bề mặt kim

loại
49 Thiết bị áp lực vệ sinh bằng nước kiểu
KANZE 625

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Số lượng
thiết bị
10
30
02
05
05
1
1
1
1
01
01

Chất lượng
sử dụng
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Trung Quốc
Mỹ Singapore

01
02

Tốt
Tốt

Đức

01

Tốt

Xuất xứ
"
"
"
Pháp
Thuỵ Điển
Nhật

"
"
"
Trung Quốc
"

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


20
TRNG I HC CễNG NGHIP H NI

KHOA K TON KIM TON

Thit b kim tra.
Cụng ty ó v ang ỏp dng nhng tiờu chun húa ca quc t v cht
lng sn phm nh ISO9001-2000,... nhm ci t tng bc trong cụng tỏc
qun lý.
TT

Xut x

S
lung

Nht

5

Cụng ty


Tt

"

3

"

Tt

"

3

"

Tt

c

2

"

Tt

Nht

5


"

Tt

"

5

"

Tt

Trung Quc

2

"

Tt

Nht

1

"

Tt

c


1

Nga

1

"

Tt

Nga
Vit Nam

1
1

"

Tt
Tt

"

Tt

Mụ t thit b

1 Mỏy o chiu dy mng sn
2 Mỏy o chiu dy kim loi

3 Mỏy kim tra khuyt tt mi hn
4 Mỏy o tc Laser
5 Thc cp in t
6 Thit b kim tra co búp
7 Thit b kim tra ỏp lc nc/du
8 Mỏy o nhit t xa
9 Mỏy o vũng Tua
10 Mỏy cõn bm cao ỏp 12 vũi
11 Mỏy th cụng sut ng c Diesel
12 Thit b th ti gi P: 200Kw

S thit b Cht lng s
thuc s hu
dng

Tt

13 V cỏc thit b kim tra c khớ khỏc
Thiết bị nâng hạ.
TT
1

Mô tả thiết bị
Cần cẩu thủy lực TADANO sức nâng 25T

Số lợng
1

Năm sx
1999


Nớc sx
Nhật

2

Cần cẩu bánh lốp Graz sức nâng 25 tấn

2

1990

LX

3

Cần cẩu điện KC16 sức nâng 16 tấn

1

1990

LX

4

Cần cẩu chân đế sức nâng 30 tấn

1


2000

TQ

5

Cẩu dầm 14m sức nâng từ 5-10 tấn

9

1999

TQ/VN

6

Thiết bị nâng hàng thủy lực 5T

3

1999

Nhật

2. Cụng ngh k thut ca cụng ty.
Vế TH KIM HU
Lp : 5
Khúa : 2

CHUYấN TT NGHIP



21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Công nghệ sản xuất bao gồm: Công nghệ dập ép, xử lý bề mặt sơn,
phun sơn phủ, phun sơn ốp nhựa, công nghệ gá lắp, công nghệ gò hàn, công
nghệ lắp ráp và kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam. Công nghệ đúc, uốn tôn,
căn các loại thép hình, công nghệ hàn ghép các sản phẩm chịu lực.
Ngoài ra trong quá trình thi công phần vỏ con tàu sử dụng một loạt các
công nghệ sau:
1. Thiết kế thi công vỏ và kết cấu hoàn toàn bằng máy tính (do công ty
cổ phần Kỹ thuật và Công nghệ Tàu thủy thực hiện). Thay thế hoàn toàn việc
phóng dạng, khai triển trên sàn phóng. Đặc biệt đây là một con tàu có dạng vỏ
phức tạp có độ cong hông và mµ bằng máy cắt CNC sau khi nhận bản hạ liệu
trên máy tính đưa sang máy cắt. Bản hạ liệu được phần mềm tự động thực
hiện sắp xếp tối ưu các chi tiết trên từng tờ tôn. Bỏ qua các công đoạn hạ liệu,
lấy dấu bằng tay.
3. Sử dụng các bản tổng hợp vật tư do phần mềm tự động tạo ra. Trong
đú số lượng, trọng lượng, trọng tâm từng chi tiết, từng phần, tổng đoạn được
tính chính xác.
4. Gia công các chi tiết, phần tổng đoạn chính xác. Do đó các chi tiết
được cắt chính xác ngay, không để lượng dư lắp ráp (chỉ để lượng dư đấu đà).
5. Hàn lắp bằng mối hàn lút sứ, năng suất cao, tiết kiệm vật tư và rút
ngắn thời gian thi công.
6. áp dụng bệ khuôn xoay khi gia công các phân đoạn mạn. Các số liệu
cần thiết cho bệ khuôn được phần mềm tạo tự động. Bệ khuôn xoay giúp tiết
kiệm vật tư bệ khuôn, dễ lắp ráp, dễ hơn.

7. Sử dụng các bản vẽ lắp ráp dạng phối cảnh. Các bản vẽ này dễ đọc,
giảm nhầm lẫn, làm tăng nhanh tiến độ lắp ráp.
8. Sử dụng máy trắc đạc laser để kiểm tra kích thước trong quá trình lắp
ráp.

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

3. Quá trình sản xuất của Công ty
Thiết kế kỹ thuật
thiết kế thi công

Dự tính nhập NVL máy móc
thiết bị

Phóng dạng
Làm dưỡng mẫu

Kho
Lấy dấu hạ liệu
Gia công

chi tiết
phi kim
loại
nhôm

Kiểm tra
bảo
dưỡng
trang
thiết bị
máy móc

Gia công
các chi tiết
dạng ống
làm sạch
mạ

Sơ chế
làm
sạch
tôn

Gia công chi tiết
Gia công các phân đoạn
thẳng
Lắp ráp các tổng đoạn

Sơn các tổng đoạn


Đấu đà
Lắp ráp hệ trục ,thiết bị
máy phụ

Hạ thuỷ
Lắp đặt
thiết bị
máy
chính

Máy lắp đặt hệ thống ống , điện và thiết bị
hàng hải

Trang trí
nội thất

Sơn trang trí
nghiệm thu chạy thử

Bàn giao tàu

(Sơ đồ quy trình công nghệ đóng mới tàu biển)
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

4. Tình hình nhân sự trong doanh nghiệp
4.1. Đặc điểm lao động trong doanh nghiệp
ĐVT: Người

CƠ CẤU LAO ĐỘNG
STT
1
2
3

4

5

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Theo tính chất
Gián tiếp
Trực tiếp
Theo giới tính
Nam
Nữ
Trình độ
Trên Đại học
Đại học
Cao đẳng

Trung học
Công nhân bậc 5 trở lên
Lao động phổ thông
Theo bậc thợ
Bậc 7
Bậc 6
Bậc 5
Bậc 4
Bậc 3
Bậc 2
Bậc1

VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

Năm 2013
998

Năm 2014
1062

203

214

247
815
1062
842

220

3
200
250
150
382
13

4
50
35
25
387
8

30
112
240
458
158
0
0

40
95
252
525
150
0

0

795

998
784

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

4.2 Tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp
+) Tiêu chí tuyển dụng
Lao động là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá
trình sản xuất kinh doanh và là thành phần mang tính chất quyết định. Dù
máy móc thiết bị có hoàn hảo đến đau đi nữa cũng không thêt tự bản thân nó
tạo ra được của cải vật chất mà phải có sự tác động của con người vòa nó để
biến đổi đầu vào thành đầu ra. Do đó, yếu tố lao động là vô cụng quan trọng,
nó giữ vai trò chủ động trong SXKD. Cũng chính vì thế việc sử dụng lao
động như thế: nào cho hợp lý đóng vài trò quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì thế trong công tác nhân sự, công ty luôn đề ra muc tiêu:
- 100% nhu cầu tuyển dụng đáp ứng:” Vì công việc mới tuyển người,
không vì người mà sắp xếp công việc”
- 100% công tác” Quản trị hành chính” trong công ty được đáp ứng và
thực thi có hiệu quả.

- 6 tháng cuối năm tổ chức ít nhất một lần đánh giá, chuẩn hóa lại năng
lực cán bộ công nhân viên trong công ty.
+) Phương pháp tuyển dụng
Công ty tuyển dụng nhân viên theo 2 nguồn: Nguồn nội bộ và nguồn
bên ngoài.
Đối với các phòng ban, nhân viên được tuyển dụng theo tiến trình: Xét
hồ sơ xin việc - Phỏng vấn - Quyết định tuyển chọn - Tuyển dụng bổ nhiệm.
Ngoài ra đối với những vị trí chủ chốt quan trọng công ty sẽ tiến hành
tuyển dụng nội bộ.
+) Sử dụng và quản lý lao động
Nhân viên trong công ty làm việc theo chế độ ký hợp đồng. Đối với
những người công nhân thì 100% được mua bảo hiểm tai nạn và trang phục
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

bảo hiểm lao động. Đối với những công nhân có tâm huyết, gắn bó lâu dài với
công ty đều được mua BHXH để mọi người yên tâm lao động sản xuất.
Xác định các đoàn thể quần chúng là lực lượng nòng cốt, hỗ trợ cho lao
động sản xuất và phong trào trong anh em công nhân.

V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1- Khó khăn:
- Trong tình hình chung, Công ty cũng chịu tác động của khủng hoảng
kinh tế Thế giới và suy giảm, lạm phát tăng cao của nền kinh tế trong nước.
Tỷ giá ngoại tệ biến động không ổn định, giá cả vật tư thiết bị đều tăng cao.
Vật tư thiết bị đóng tàu đa số đều nhập ngoại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khách quan nên thời gian giao hàng thường chậm làm ảnh hưởng đến kế
hoạch tiến độ sản xuất.
- Được Bộ Quốc Phòng và Tổng cục giao nhiệm vụ đóng mới tàu pháo
TT400TP, đây là tàu chiến đấu có lắp đặt vũ khí khí tài hiện đại, phức tạp nên
đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Công ty với các Viện Thiết kế, Chuyên gia
của Ucraina, Liên bang Nga và Việt Nam trong quá trình thực hiện. Bên cạnh
đó việc cung cấp vũ khí khí tài còn chậm so với kế hoạch, kinh nghiệm để
triển khai tàu đầu tiên cũng có nhiều khó khăn mà Công ty phải vượt qua.
- Điều kiện sản xuất của Công ty còn nhiều khó khăn đặc biệt là mặt
bằng chật hẹp, nhà xưởng thiếu, thiếu các thiết bị chuyên dụng hiện đại. Nhu
cầu đầu tư về nhà xưởng và thiết bị công nghệ so với những dự án đã và đang
thực hiện chưa đáp ứng được so với nhu cầu do đó phần lớn người lao động
phải làm việc ngoài trời ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người lao động, tiến
độ và chất lượng sản phẩm.
VÕ THỊ KIM HUỆ
Lớp : 5
Khóa : 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


×