Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty TNHH hanmiflexible vina năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.5 KB, 89 trang )

MỤC LỤC

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Vì vậy nền công nghiệp rất quan trọng, đặc biệt là ngành công nghiệp mỏ,
bởi vì sản phẩm của nó là nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho hầu hết các quá
trình sản xuất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển của nền
kinh tế quốc dân.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh
giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh
nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động và các nguồn tiềm năng cần được khai
thác trên cơ sở đó đề ra giải pháp và phương án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở doanh nghiệp. Việc đánh giá cụ thể theo từng nội dung sẽ được đánh giá
và phân tích trong báo cáo tốt nghiệp dưới đây.
Công ty TNHH Hanmiflexible Vina đã xác định được vai trò nhiệm vụ
của mình trong việc sản xuất kinh doanh than. Trong đó nhiệm vụ cải tiến công
nghệ sản xuất áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến không ngừng phát triển
năng suất lao động, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng lợi nhuận để
nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Để đạt
được mục tiêu đó, một yêu cầu khách quan là công ty phải tổ chức phân công
lao động hợp lý, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu,
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho công nhân viên.
Công ty là doanh nghiệp hạch toán nội bộ, do vậy mà quá trình phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm nhằm đánh giá thực trạng sản xuât
kinh doanh, rút ra những ưu khuyết điểm, tìm hướng đi tiếp theo là một công


việc hết sức cần thiết. Để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh công ty
TNHH Hanmiflexible Vina năm 2015. Nội dung được trình bày như sau:
Chương I: Tìm hiểu chung về công ty

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 2


Chương II: Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính của Công ty TNHH Hanmiflexible Vina năm 2015
Chương III: Tìm hiểu và mô tả quy trình nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền
của doanh nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hà cùng các cô chú cán bộ
công nhân viên trong công ty đã giúp em hoàn thành đồ án môn học này. Mặc dù
đã cố gắng nhưng đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự
góp ý của các thầy cô giáo trong khoa và các bạn sinh viên để đồ án được hoàn
thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm đồ án tốt nghiệp sau này.
Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 3


CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
HANMIFLEXIBLE VINA

I, Lịch sử hình thành và phát triển của công ty


- Công ty TNHH Hanmiflexible Vina được thành lập theo QĐ số 1329/QĐTTg ngày 19 tháng 09 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng và được Hội đồng quản trị thông qua ngày
22 tháng 09 năm 2006.
- Tên Công ty:
+ Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH HANMIFLEXIBLE VINA.
+ Tên viết tắt: HMV.
+ Tên tiếng Anh: HANMIFLEXIBLE VINA CO., LTD.
- Loại hình Công ty: Công ty TNHH một thành viên.
- Địa chỉ: Nhà xưởng E4 (thuộc lô E), khu CN7, Khu công nghiệp Tràng
Duệ, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
- Tổng Giám đốc: Ông Bang Yong Hwi.
- Mã số thuế: 0201280004.
- Điện thoại: 0312 248698.
- Website: hanmiflex.com.
- Quy mô của Công ty:
+ Vốn điều lệ: 21,000,000,000 VND (hai mươi mốt tỷ đồng).
+ Vốn đầu tư: 63,000,000,000 VND (sáu mươi ba tỷ đồng).
+ Số lượng nhân viên: 240 người.
- Ngành, nghề kinh doanh
+ Sản xuất, gia công các bộ phận, linh kiện nhựa cho các thiết bị điện tử.
+ Sản xuất, gia công cụm linh kiện điện tử.
+ Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử dân dụng

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 4


II, Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động
Về cơ sở vật chất:

- Nhà xưởng Công ty được xây dựng sẵn để phục vụ nhu cầu thuê, thuê
mua của các nhà đầu tư. Diện tích nhà xưởng: Từ 4400m2 - 4800m2 - 5200m2 5800m2. Trong đó, có 2 xưởng sản xuất linh kiện nhựa và điện tử hiện đại. Các
nhà xưởng 4.000 m² - 6000 m² đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 120.000m2
được xây sẵn để phục vụ nhu cầu thuê, sử dụng của các nhà đầu tư. Các nhà đầu
tư có thể đi ngay vào sản xuất bởi kết cấu bền vững và tính hoàn thiện của nhà
xưởng.
- Văn phòng của các phòng ban quản lý được thiết kế thành một không gian
liên tục 15 nhịp, mỗi nhịp 8m, khẩu độ 43m. Sử dụng khung kèo thép tiền chế.
Diện tích văn phòng (3 tầng): Từ 150m2-165 m2/ tầng.
- Hệ thống điều hoà
- Máy tính văn phòng, máy in, máy phôtô
- Phương tiện vận tải: các loại xe ôtô, xe tải chở hàng.
- Máy móc thiết bị.
- Các loại tài sản cố định khác
Về nguồn lực lao động:
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục
có sẵn tạo cho một cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất lao
động. Như vậy, nguồn vốn nhân lực của Công ty là lượng lao động hiện có cùng
với nó là kỹ năng tay nghề, trình độ đào tạo, tính sáng tạo và khả năng khai thác
của người lao động. Trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm, do đó với trình độ tay nghề của người lao động và
ý thức trách nhiệm trong công việc sẽ nâng cao được năng suất lao động. Đồng
thời tiết kiệm và giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó góp phần

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 5



nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Vì thế, quản trị nguồn nhân
lực làm sao cho tốt là vấn đề mà bất kỳ Công ty nào cũng đặt lên hàng đầu.

Dựa vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh (2014 - 2015), ta có thể thấy :
- Về lao động: Nguồn nhân lực của Công ty có sự tăng mạnh từ năm 2014
đến 2015 và tăng nhẹ trong năm 2014. Cụ thể là:
+ Năm 2015 Công ty có 230 lao động, gấp 1.08 lần so với năm 2014 (17
lao động).
+ Năm 2015 Công ty có 240 lao động, gấp 1.04 lần so với năm 2014 (10
lao động).
Ngoài ra, tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Cơ cấu lao động trong giai đoạn (2014-2015)
(ĐVT: Người)
Năm 2014
Số
Tỷ lệ
Chỉ tiêu

Năm 2015
Số Tỷ lệ

So sánh
Số Tỷ lệ

lượng (%) lượng (%) lượng (%)
230 100,00
240 100
10 104,35

Tổng số lao động

1. Trình độ học vấn
- Đại học các ngành
nghề
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Công nhân kỹ thuật
2. Giới tính
- Lao động nam
- Lao động nữ
3. Tính chất sử dụng
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp

12

5,22

18 7,83
145 63,04
55 23,91
230 100,00
220 95,65
10 4,35
230 100,00
175 76,09
55 23,91

18

7,50


25 10,42
150 62,50
47 19,58
240 100,00
230 95,84
10 4,16
240 100,00
179 74,58
61 25,42

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 6

6 150,00
7
5
-8
10
10
0
10
4
6

138,89
103,45

85,46
104,35
104,55
100,00
104,35
102,29
110,91


IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
III. Sơ đồ tổ chức quản lý.

Ban giám đốc
Phòng
Kế Toán
Phòng Kinh Doanh
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng
Kế Hoạch
1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban
1.1. Giám Đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trực tiếp lãnh
đạo quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách hiệm về hoạt
động kinh doanh của công ty.
1.2. Phòng Kỹ Thuật: Phụ trách kỹ thuật về xây dựng cơ bản, ký kết hợp
đồng liên quan đến xây dựng, sửa chữa các thiết bị máy móc trong doanh
nghiệp…
1.3. Phòng Kế Toán: Tổ chức quản lý về mặt giá trị của toàn bộ tài sản,
theo dõi phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh về vật tư, tiền vốn của
công ty, lập kế hoạch thu chi ngân quỹ tài chính và lập báo cáo tài chính theo

quy định, đồng thời thường xuyên liên hệ với ngân hàng. Thanh toán lương cho
cán bộ công nhân viên, giao dịch thu chi với khách hàng.
1.4. Phòng Kinh Doanh: Đàm phán ký kết thực hiện các hợp đồng mua bán sản phẩm, tìm kiếm khách hàng xâm nhập thị trường trong và ngoài nước.
Giới thiệu mẫu mã, sản phẩm mới của công ty trong thời gian tới.
Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 7


1.5. Phòng Kế Hoạch: Tham mưu cho Ban giám Đốc Công Ty trong xây
dựng kế hoạch thiết kế sản phẩm và triển khai quá trình sản xuất sản phẩm với
thời gian nhanh nhất, chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp.
IV, Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai
của doanh nghiệp
1,Thuận lợi:
+ Quy trình sản xuất theo dây chuyền hiện đại, mang lại hiệu quả cao.
+ Nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động , sáng tạo, tích cực trong
công việc.
+ Được giao, thực hiện các hợp đồng lớn với các tập đoàn danh tiếng trên
thế giới.
+ Vị trí thuận lợi cho công tác xuất, nhập nguyên liệu và thành phẩm.
2, Khó khăn
+ Giá trị tài sản cố định của công ty là tương đối lớn nằm rải rác tại các nơi
nhưng công ty lại chưa theo dõi được hết các tài sản đó còn sử dụng được hay
không, đã thanh lý vào thời gian nào.
+ Nguyên vật liệu tại công ty chủ yếu là do mua ngoài giá trị thường lớn,
tuy nhiên công ty lại không có kho chung số lượng dụ trữ mà chỉ là nhập tại
kho. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý dễ bị thất thoát gây thiệt hại
cho công ty.
+ Giá cả nguyên vật liệu có nhiều biến động nhưng công ty lại không thực

hiện kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 8


VI. Tổ Chức công tác kế toán của doanh nghiệp
6. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán vủa công ty Hanmiflexible – Vina
6.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
6.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ : Sơ đồ quản lý bộ máy kế toán

6.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành
Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra
giám sát việc thực hiện công tác kế toán, tình hình nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh, tài sản, tiền vốn của công ty giúp ban giám đốc điều hành sản xuất có
hiệu quả.
Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu sản lượng xây lắp,
sản xuất vật tư được phán ánh từ các nghiệp vụ kế toán chi tiết lên bảng báo kết
quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, sổ tổng hợp các báo cáo tài chính liên

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 9


quan khác.Bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán và cung cấp tài liệu cho các bộ
phận có liên quan kể cả bên ngoài.
Kế toán vật tư - thiết bị : Theo dõi và lập nhập - xuất - tồn kho vật tư, điều

chuyển mua sắm vật tư thiết bị trong công ty, lập bảng phân bổ vật tư, theo dõi
công nợ phải trả cho nhà cung cấp. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung
cấp vật tư về số lượng vật liệu, chất lượng, mặt hàng…, kiểm tra việc chấp hành
chế độ bảo quản nhập xuất vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao,
phát hiện và đề xuất xử lý vật liệu thiếu thừa, ứ đọng, kém phẩm chất…xác định
giá trị tiêu hao và phân bổ chính xác chi phí cho các đối tượng sử dụng.
Kế toán thanh toán : Theo dõi thu chi tài chính, lập báo cáo thu chi, nhật
ký và bảng kê liên quan, xây dựng thu chi tài chính.
Kế toán XDCB – SCL TSCĐ : Ghi chép và phản ánh tổng họp số liệu về
tình hình vay, cấp phát, sử dụng thanh toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình, tình hình biến động của TSCĐ, bảo quản giám sát chặt chẽ về việc mua
sắm TSCĐ, XDCB hoàn thành, tính toán và phân bổ tính khấu hao TSCĐ theo
chu kỳ sản xuất.
Kế toán Ngân hàng : theo dõi, đối chiếu và lập báo cáo các nghiệp vụ phát
sinh trong công ty với Ngân hàng.
Kế toán Thuế : theo dõi, đối chiếu và lập báo cáo các nghiệp vụ phát sinh
trong công ty với cơ quan thuế.
Kế toán tiền lương và BHXH : theo dõi, tổng hợp chi tiết các số liệu phản
ánh về số lượng lao động, thời gian lao động kết quả lao động, các khoản chi phí
phải nộp, khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, phân bổ tiền lương vào các
đối tượng sử dụng, lập báo cáo về lao động tiền lương.
Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi và quản lý két bạc của công ty
6.1.3 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán của công ty TNHH
HANMIFLEXIBLE VINA


Hình thức ghi sổ kế toán:
Để phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh của Công ty cũng như phù

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305


Page 10


hợp với nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức sổ kế
toán. Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật Ký Chung để ghi chép và hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian.
• Các chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu thu, phiếu chi
- Bảng sao kê của ngân hàng và các chứng chỉ kèm theo ( Ủy nhiệm thu,
Ủy nhiệm chi, giấy chuyển tiền,.. )
- Các chứng từ gốc có liên quan.
• Các sổ kế toán sử dụng
Theo hình thức sổ kế toán Nhật Ký Chung thì Công ty sử dụng các loại sổ
kế toán là: - Sổ Nhật ký chung.
- Sổ Cái các loại tài khoản.
- Các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Công ty không sử dụng sổ nhật ký đặc biệt mà mọi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đều được ghi chép vào Sổ Nhật ký chung.

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 11


SƠ ĐỒ QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
HANMIFLEXIBLE VINA

Chứng từ gốc


Ghi chú:

Nhật ký chung

Sổ thẻ kế toán chi
tiết

Sổ Cái

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối sốphát
sinh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu , kiểm tra
Báo Cáo tài chính

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 12


Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký chung. Trên
cơ sở nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái tài khoản liên quan .
Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ ghi vào sổ nhật ký chung được dùng
để ghi vào các sổ , thẻ kế toán chi tiết hàng ngày. Cuối tháng kế toán tiến hành
cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết để ghi vào sổ tổng hợp chi tiết sổ này dùng để đối

chiếu với các sổ cái tài khoản có liên quan.
Cuối tháng quý năm kế toán tiến hành đối chiếu các số liệu ghi trên Sổ
Cái và Sổ tổng hợp chi tiết rồi tiến hành ghi vào bảng cân đối số phát sinh làm
căn cứ lập báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và
Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung.
1. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng.
Doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính quy
định đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng bao gồm các Tài khoản
cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài
Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán .

BẢNG 1 : ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SXKD CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNH
NĂM 2014 -2015
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Doanh thu

Đồng

2

Chi phí


Đồng

Giá vốn

Đồng

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 13

Năm 2014

Năm 2015

60.677.437.97
9
70.452.510.94
2
61.623.717.36
3

159.806.883.1
19
188.677.190.9
73
174.813.153.8
98

So sá

26
(%
26

28


3
4
a
b
c
5
a
b
C

Lợi nhuận
Đồng
trước thuế
LĐ và tiền
lương
Tổng quỹ
Đồng
lương
Số lao động
Người
bình quân
Lương bình
đ/ng/năm

quân
Quan hệ
với ngân
Đồng
sách
Thuế
Đồng
GTGT
Thuế
Đồng
TNCN
Thuế khác

Đồng

(9.775.072.963 (28.870.307.85
)
4)
7.234.484.8
37

25.349.881.74
9

35

230

240


10

2.621.190,1
58

8.817.667,2
74

(5.091.696.435
)

302.119.76
5

(5.293.219.025
)
172.572.51
6
28.950.074

301.818.80
8

17

3.048.000

1

kinh doanh, tình hình tài chính của công ty TNHH Hanmiflexible Vina năm


Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 14

(5

(2.747.043)

CHƯƠNG II: Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất
2015

29


Nhìn vào bảng tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của
Công ty TNHH Hanmiflexible Vina, ta thấy hầu hết tất cả các chỉ tiêu trong
bảng đều có nhiều biến động.
Để có những đánh giá sâu sắc và chính xác về sự biến động tình hình
SXKD của doanh nghiệp, ta sẽ tiến hành phân tích từng chỉ tiêu.


Tổng doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các khoản thu từ hoạt
động SXKD và các hoạt động khác của doanh nghiệp tính cho một thời kỳ.
Trong

năm


2014

tổng

doanh

thu

của

doanh

nghiệp



60.677.437.979đồng, năm 2015 tăng lên đạt 159.806.883.119 đồng. Như vậy
trong năm 2015 chỉ tiêu này tăng lên 99.129.445.140 đồng về số tuyệt đối,
tương ứng tăng 163,37 % về số tương đối, sự biến động tăng của các nhân tố
này có thể do các nguyên nhân sau:
+ Đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện mở rộng quy mô hoạt động, giá
trị sản lượng tăng làm cho doanh thu trong kỳ tăng.
+ Trong năm doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, đặc
biệt là nhiều hợp đồng cung cấp linh kiện điện thoại lớn, khoản đầu tư mà các
nhà thầu bỏ ra là không nhỏ đem lại nguồn thu dài hạn cho công ty và việc làm
lâu dài cho công nhân.
+ Một trong những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng đó là doanh
nghiệp đã nắm bắt được tiềm năng xây dựng của thị trường nên đã tuyển mộ
thêm một số nhân viên kinh doanh tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Điều này
đã đem lại hiệu quả tốt, giúp doanh nghiệp thực hiên tốt mục tiêu đoanh thu đề

ra


Tổng chi phí
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ

các hao phí lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp chi ra trong 1
kỳ có liên quan đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của
doanh nghiệp.
Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 15


Tổng chi phí của doanh nghiệp được tính = giá vốn hàng bán + Chi phí
quản lý doanh nghiệp + chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng chi phí của doanh nghiệp năm 2014 là: 70.452.510.942 đồng, năm
2015 chỉ tiêu này tăng lên tới: 188.677.190.973 đồng, như vậy trong năm qua
tổng chi phí của doanh nghiệp đã tăng tới 118.224.680.031 đồng về số tuyệt đối,
tương ứng tăng 167,81 % về số tương đối. Sự biến động của nhân tố này có thể
là do các nguyên nhân chính sau:
+ Trong năm, doanh nghiệp đầu tư mua thêm 01 xe tải HUYNDAI và 01
máy CNC để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp tăng lương cho cán bộ công nhân viên chức để động viên
tinh thần làm việc, tạo động lực hăng say, làm việc có hiệu quả.
+ Trong năm do biến động của thế giới có nhiều bất ổn, các hàng hóa dịch
vụ đầu vào của doanh nghiệp điều tăng giá. Giá cả các yếu tố đầu vào trên thị
trường tăng có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất
là đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế tạo linh kiện điện tử công ty thì việc
biến động đã làm đội giá thành sản phẩm, hàng hóa của công ty lên làm tăng

tổng chi phí.


Lợi nhuận
Lợi nhận là biểu hiện bằng tiền của khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập

và chi phí bỏ ra để có thu nhập đó.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí.
Trong 2 năm qua, do có sự biến động giá hàng hóa sản phẩm và các nhân
tố khác như xăng dầu, nguyên vật liệu giảm nên chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
cho sản xuất doanh nghiệp nhiều hơn, đây là một dấu hiệu không tốt. Cụ thể là
năm 2015, doanh nghiệp đã lỗ 28.870.307.854đồng giảm 295,35 % so với năm
2014. Ta có thể thấy sự biến động giảm này có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Trong năm doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí vận tải cũng như chi phí
quản lý doanh nghiệp, vẫn chưa giảm hết được các khoản chi phí giao hàng cũng
như chi phí tài chính nhỏ lẻ, tài sản không cần thiết. Cần duy trì tích cực cắt
Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 16


giảm nguồn chi phí đầu vào xong vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, hàng
hóa cung ứng cho khách hàng.
+ Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên đã tăng tổng chi phí, doanh
nghiệp chưa làm tốt công tác quản lý, khai thác, sử dụng TSCĐ nên bị thất thoát
lãng phí. Điều này mang lại hiệu quả chưa tốt, doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện
các mục tiêu đã đề ra về lợi nhuận.

a)


Lao động và tiền lương.

Tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương trong năm 2014 của doanh nghiệp là 7.234.484.837 đồng,
chỉ tiêu này đên năm 2015 tăng lên 25.349.881.749 đồng, như vậy chỉ tiêu này
trong năm tăng 18.115.396.912 đồng, tương ứng tăng 250,40 % về số tương đối.
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong năm tăng tương đối chậm.
+ Có sự tăng lên của tổng quỹ lương là do: do mở rộng quy mô kinh
doanh, doanh nghiệp đã tuyển mộ thêm một số lao động. Số lao động trong kỳ
tăng lên.
+ Trong năm Nhà nước tăng lương cơ bản cho người lao động nên trong
doanh nghiệp cũng tăng lương đã đẩy tổng quỹ lương lên cao.
+ Trong năm, công ty đã đặc biệt quan tâm chú trọng đến việc bồi dưỡng
cán bộ công nhân trong điều kiện vất vả, nặng nhọc.

b)

Số lao động bình quân:
Tổng số lao động bình quân trong năm 2014 của doanh nghiệp là
230người, chỉ tiêu này đến năm 2015 tăng lên 10người, như vậy chỉ tiêu này

tương ứng tăng 4,35% về số tương đối. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong
năm tăng tương đối chậm. Chỉ tiêu này tăng lên là do:
+ Công ty mở rộng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã tuyển mộ thêm
một số lao động.
+ Một số công nhân đã hết hợp đồng, lí do nghỉ về hưu, doanh nghiệp cần
tuyển thêm lao động mới.
c)

Lương bình quân

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 17


Lương

bình

quân

trong

năm
tiêu

2014
này

đên

của

doanh

năm

2015

nghiệp




tăng

lên

2.261.190,158đồng/người/năm,

chỉ

8.817.667,274đồng/người/năm,

như vậy chỉ tiêu này trong năm tăng

6.196.477,116đồng/người/năm, tương ứng tăng 0,34% về số tương đối. Tổng quỹ

lương của doanh nghiệp trong năm tăng tương đối chậm.
Quan hệ ngân sách
a)

Thuế GTGT
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản gia tăng thêm của hàng hoá dịch vụ
kinh doanh phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Đối
tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD, đối tượng nộp VAT
là các tổ chức, các nhân SXKD hàng hoá dịch vụ
Năm 2014 thuế GTGT phải nộp là 5.293.219.025đồng, năm 2015 thuế GTGT
phải nộp là 2.747.043 đồng, như vậy thuế GTGT trong năm doanh nghiệp nộp giảm
xuống 5.290.471.982 đồng về số tuyệt đối, tương ứng giảm 99,95 % về số tương đối.
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN trong hai năm 2014 và 2015 có sự biến đổi rõ rệt. Vì doanh
nghiệp đã lỗ nên không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế TNCN
Năm 2014 doanh nghiệp phải nộp thuế TNCN là : 172.572.516đồng, năm
2015 là 301.818.808 đồng, như vậy thuế TNCN của doanh nghiệp tăng
172.572.516đồng, tương ứng tăng 174,89 %.

Nguyên nhân của sự tăng này là: Sự tăng lên về số tiền nộp thuế TNCN
là do số lao động năm 2015 tăng so với năm 2014 và tổng quỹ lương của công ty
tăng lên, công ty cũng đã tăng lương cho các nhân viên trong xưởng sản xuất và
nhân viên văn phòng.
Thuế khác
Các khoản thuế khác bao gồm thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.
Năm 2014 doanh nghiệp phải nộp thuế khác là : 28.950.074đồng, năm 2015 là
3.048.000 đồng, như vậy thuế khác của doanh nghiệp giảm 25.902.074đồng, tương

ứng giảm 89,47 %.
Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 18


Kết luận :
Tất cả các chỉ tiêu trong bảng phân tích của doanh nghiệp hầu hết đều có
sự biến đổi. Mặt khác khoản lãi có dấu hiệu giảm, đây là biểu hiện tiêu cực cho
thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn do biến động của thị trường xây dung
cung ứng đồ điện tử. Việc tăng về doanh thu cho thấy tiềm năng phát triển của
ngành cũng như cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Nhưng tốc độ tăng về chi
phí cũng tăng cùng tốc độ tăng về doanh thu đòi hỏi sự duy trì và tiếp tục cố
gắng vô cùng lớn của toàn thể doanh nghiệp về mọi mặt. Chính vì vậy mà trong

năm tiếp theo 2016 doanh nghiệp nên có những biện pháp giảm chi phí hoạt
động kinh doanh cũng như tìm kiếm thêm những khách hàng mới kí kết và hợp
tác lâu dài với doanh nghiệp.
Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính của Công ty năm 2015
1.Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 19


C HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
H HANMIFLEXIBLE VINA NĂM 2014 – 2015
Đơn vị : Đồng

m 2015

Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)

7.463.560.236

255,64

95.867.259.570

155,64

105.465.144


7,26

(1.347.083.277)

(9,27)

7.358.095.092

261,64

97.214.342.847

161,64

4.813.153.898

283,68

113.189.436.535

70,03

.455.058.806)

1.179,42

(15.975.093.688)

-


1.891.701.037

487,11

1.503.346.763

387,11

1.006.882.156
1.846.428.149
1.006.587.080
.423.255.154)
557.086.990
4.139.690
552.947.300

101,76
378,92
149,71
296,59
383,32
18.713,85
380,53

17.393.369
1.359.141.730
3.654.590.828
(19.502.872.851)
411.755.529

4.117.569
407.637.960

1,56
278,92
49,71
283,32
18.613,85
280,53

.870.307.854)

295,35

(19.095.234.891)

-

.870.307.854)

295,35

(19.095.234.891)

-

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 20



Qua bảng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy các chỉ
tiêu tài chính của doanh nghiệp đa số đều biến động. Trong đó chỉ tiêu chi phí
khác có tốc độ tăng nhanh nhất với 18.713%. Các chỉ tiêu chi phí đều có xu
hướng tăng cho thấy doanh nghiệp đang khai thác được tiềm lực của mình cũng
như hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả.
Nguồn số liệu này lấy trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH Hanmiflexible Vina năm 2015. Trong bảng này là báo cáo kết
quả kinh doanh của công ty 2015 và các cột so sánh, chênh lệch tương đối, tuyệt
đối được tính như sau:
So sánh = ( Giá trị chỉ tiêu năm 2015/ Giá trị chỉ tiêu năm 2014 ) *100
Chênh lệch tuyệt đối = Giá trị từng chỉ tiêu vào năm 2015 – Giá trị từng
chỉ tiêu năm 2014
Chênh lệch tương đối =(( Giá trị chỉ tiêu năm 2015/ Giá trị chỉ tiêu năm
2014) *100) - 100
Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu 14 – Lợi nhuận sau thuế cuả năm 2014 là
9.775.072.963 đồng và năm 2015 là 28.870.307.854 đồng chứng tỏ doanh
nghiệp làm ăn chưa có hiệu quả.
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ .
Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là cơ sở
để trang trải chi phí sản xuất và tiếp tục phát triển công ty. Chỉ tiêu này cũng
phản ánh quy mô kinh doanh cả về số lượng và chất lượng.
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các
khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế
TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là
61.596.300.666 đồng.

Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ năm 2015

157.463.560.236 đồng.
Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 21




Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 đạt 255,64 %
và tăng tăng hơn so với năm 2014 là 95.867.259.570 đ, tương đương tăng 10,75 %.
Qua đây ta nhận thấy doanh nghiệp bên cạnh tập trung vào hoạt động sản xuất
và cung ứng linh kiện điện tử còn chú trọng vào các hoạt động tài chính khác.
Điều đó là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đã tăng mạnh.
Do vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần tích cực đề ra các biện pháp nhằm
tiếp tục đẩy mạnh sản lượng, tăng doanh thu và tạo sự ổn định trong kinh doanh.
Cụ thể:
- Sắp xếp, bố trí cán bộ có trình độ, năng lực quản lý .
- Xây dựng và áp dụng mức khoán hợp lý nhằm tạo cho cán bộ, công
nhân viên chủ động trong kinh doanh, khuyến khích tính năng động, sáng tạo
trong sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện việc sản xuất, giao hàng và thu tiền đúng quy định, không để
phát sinh công nợ lớn và nợ kéo dài.
Chính vì vậy mà doanh thu trong việc bán hàng và cung cấp sản phẩm
ngày càng cao đóng góp phần lớn vào tổng thu nhập của công ty.
Nguyên nhân chính tăng doanh thu thuần là doanh nghiệp trong năm 2015
đã gia tăng ký kết các hợp đồng có giá trị kinh tế cao. Như vậy, để tăng doanh
thu thì công ty cần tìm thêm nhiều hợp đồng, nhưng phải mang tính khả thi do
sự biến động của thị trường nhà đất làm ảnh hưởng đến việc buôn bán của công
ty.. Điều này phụ thuộc vào sự năng động của ban lãnh đạo doanh nghiệp và tình
hình phát triển kinh tế trong nước.

2. Giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán năm 2014 là 61.623.717.363 đ.
Giá vốn hàng bán năm 2015 là 174.813.153.898 đ..
Giá vốn hàng bán năm 2015 đạt 283,68 % và tăng hơn so với năm 2014 là
113.189.436.535 đ, tương đương tăng 9,78%.
Nguyên nhân của việc tăng gia vốn có thể kể đến là:

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 22


- Do giá cả thị trường tăng kéo theo giá vốn hàng bán tăng. Mặt khác, việc
sử dụng tiền vốn, sử dụng lao động của doanh nghiệp chưa hợp lý cũng làm gia
tăng giá vốn.
- Do doanh nghiệp ký kết được hợp đồng hơn năm 2015 nên giá vốn các
hoạt động kinh doanh này cũng tăng mạnh. Mặt khác còn do nguyên nhân khác
như:
- Nguyên nhân khách quan là do nhu cầu thị trường tăng sức mua nên các
nhà sản xuất nguyên vật liệu tăng mức giá bán ra nên nguyên vật liệu doanh
nghiệp nhập vào tăng lên. .
- Chi phí xây dựng, vận chuyển đến công trường phát sinh nhiều chi phí
cũng khiến giá vốn, giá thành các yêu tố đầu vào trong năm 2015 cũng tăng cao
hơn so với năm 2014.
Chính vì vậy đã làm cho giá vốn năm 2015 tăng cao so với năm 2014.
Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng về doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ nên có thể nói trong năm 2015, doanh nghiệp hoạt
động tỏ ra hiệu quả hơn năm 2014.
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ .
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán .

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2014 là 1.479.965.118 đ.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là
17.455.058.806 đ.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 bằng 1.179,42
% và giảm so với năm 2014 là 15.975.093.688 đ , tương đương giảm 19,29%.
Nguyên nhân giảm lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ là do giá
vốn hàng bán giảm chậm hơn so với doanh thu khiến lợi nhuận gộp mà doanh
nghiệp thu về tăng giảm.

Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 23


4. Doanh thu hoạt động tài chính.
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: những khoản thu do hoạt động đầu
tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại như: Liên doanh liên kết, lãi tiền
cho vay.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2014 là 388.354.274 đ.
Năm 2015 doạnh nghiệp đạt 1.891.701.037 đ, đạt 487,11 % so với năm
2014, đã tăng lên 1.503.346.763 đ tương ứng tăng 56.12%.
Nguyên nhân đó là do trong năm 2015 công ty chú trọng hơn vào việc đầu
tư một số dự án ngoài khác đem lại nguồn doanh thu về mặt tài chính . Bên cạnh
đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty thành công đã làm tăng nguồn
thu nhập cho công ty đem lại phần lợi nhuận..
5. Chi phí quản lí doanh nghiệp.
Chi phí quản lí doanh nghiệp trong năm 2014 là 7.351.996.252đ
Năm 2015 doạnh nghiệp đạt 11.006.587.080 đ, đạt 149,71 % so với năm
2014, đã tăng lên 3.654.590.828đ tương ứng tăng 487,11 %.
Nguyên nhân:

- Trong năm 2015 doanh nghiệp có tuyển dụng công nhân kỹ thuật phục vụ
cho việc xây dựng, đảm bảo tiến độ và nhận thêm nhân viên quản lý do đội ngũ
trong công ty nên chi phí lương cho nhân viên quản lý tăng.
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = doanh thu từ hoạt động kinh doanh –
Chi phí hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2014 là 9.920.382.303 đ.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2015 là 29.423.255.154 đ.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2015 đạt 296,59 % và tăng so với
năm 2014 tương đương tăng 19.502.872.851 đ.
Nguyên nhân tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh là do: doanh thu hoạt
động kinh doanh của công ty tăng lên, tổng chi phí tăng ít hơn do doanh nghiệp
tiết kiệm được các khoản chi nhỏ bên cạnh đó việc thu nhập từ các nguồn thu tài
Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 24


chính dài hạn đã làm tổng lợi nhuận từ hoat động kinh doanh của công ty tăng
lên.
7. Tổng lợi nhuận trước thuế.
Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi
nhuận khác.
Năm 2014 mức lợi nhuận là 9.775.072.963 đ và năm 2015 là
28.870.307.854 đ tăng 295,35%. Như vậy nó đã tăng lên 19.095.234.891 đ
tương ứng tăng thêm 22,19%. Kết quả kinh doanh này là do chịu tác động bởi
một số nguyên nhân chủ quan sau đây:
- Nguyên nhân đầu tiên tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
chính là từ những chính sách đúng đắn của nhà quản trị trong doanh nghiệp. Khi
một số sản phẩm của doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn bão hoà không còn

hấp dẫn với người tiêu dùng nữa thì doanh nghiệp đã kịp thời tung ra thị trường
những sản phẩm mới có tính năng chất lượng tốt hơn thu hút được sự chú ý của
khách hàng tạo hiệu quả trong công tác tiêu thụ sản phẩm nên đã tăng doanh thu
bán hàng của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực
làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Cơ cấu mặt hàng thay đổi, doanh nghiệp chú trọng vào mặt hàng có
giá trị cao, dây chuyền sản xuất mới đưa vào hoạt động có hiệu quả nên tiết
kiệm được nhiều chi phí sửa chữa làm cho giá thành sản xuất sản phẩm hạ. Đây
là thuận lợi lớn của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có giá
thành hạ nhưng doanh nghiệp vẫn ổn định giá bán nên lợi nhuận thu được từ
việc bán hàng hoá là tăng lên. Với việc xác định được mặt hàng chủ đạo trong
quá trình sản xuất doanh nghiệp không ngừng khai thác triệt để thị trường hiện
tại đồng thời tìm hướng đi mới trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nên ngày càng
gia tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Do đó, nhờ việc điều chỉnh cơ cấu mặt
hàng hợp lý mà doanh nghiệp luôn giữ được lượng khách hàng hiện tại và tiềm
năng của mình. Đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận trong kỳ của doanh
nghiệp tăng mạnh.
Sinh viên: Trần Thu Hoài - MSV: 49305

Page 25


×