Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thiết kế kho hàng phân phối của công ty coca – cola tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.11 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

i


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Nội dung

Trang

1.1

Mặt hàng Coca - cola

3

2.1

Máy quét mã vạch

8

2.2

Đèn LED High-bay 100W

10

2.3



Quạt thông gió VGP 1400

11

2.4

Cao bản nhựa

12

2.5

Máy chấm công Ronald Jack B3

14

2.6

Xe nâng điện Reach Truck Nissan Japan

17

2.7

Giá hàng con lăn tự động

18

2.8


Xe nâng điện Linde R16HD

19

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Kích thước của từng đơn vị hàng

3

2.1

Thông số kỹ thuật máy quét mã vạch

9

2.2

Thông số kỹ thuật đèn LED High-bay 100W

10


2.3

Tổng đơn vị hàng trên 1 cao bản

16

2.4

Kích thước cao bản, giá hàng, khối hàng coca, khu
chứa hàng

16

2.5

Ưu nhược điểm của hai phương án đầu tư

20

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Nội dung

Sơ đồ

Trang

2.1

Cấu trúc kho


6

2.2

Khu vực lưu trữ sử dụng giá hàng cao bản dạng khối

17

2.3

Khu vực lưu trữ khi sử dụng giá hàng con lăn tự động

19

ii


MỞ ĐẦU
Logistics vừa là một khoa học vừa là một ngành dịch vụ đang được quan tâm
phát triển trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay. Trong đó, kho hàng là một trong
những nội dung trọng tâm của hệ thống logistics trong doanh nghiệp, có tác động trực
tiếp và dài hạn đến chi phí và chất lượng dịch vụ khách hàng và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Phân phối là một khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân phối thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồng
thời thực hiện việc tổ chức điều hoà, phối hợp giữa các tổ chức trung gian khác nhau
đảm bảo cho hàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường. Vai
trò của phân phối là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp gia tăng
hiệu quả hệ thống chuỗi cung ứng, cân bằng nhu cầu về hàng hóa, gia tăng hiệu của
giao dịch.

Tuy nhiên khách hàng thường ở xa các cơ sở sản xuất vì vậy việc phân phối gặp
rất nhiều khó khăn. Để giảm thiểu những khó khăn này các hệ thống phân phối đã
được hình thành, đóng vai trò làm cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Kho
phân phối là một trong những bộ phận của hệ thống phân phối, có tác dụng lưu trữ sản
phẩm trong quá trình phân phối.
Để hiểu rõ hơn về kho phân phối cũng như các quy trình hoạt động trong kho
chúng ta cùng nghiên cứu đề tài “ Thiết kế kho hàng phân phối của công ty Coca –
cola tại Việt Nam”
Kết cấu của đồ án gồm có 3 chương
Chương 1: Đặc điểm hàng hóa, kho hàng
Chương 2: Thiết kế kho hàng
Chương 3: Đề xuất trang thiết bị, hệ thống quản lý trong kho

1


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HÀNG HÓA KHO HÀNG
1.1 Đặc điểm của hàng hóa, kho hàng
1.1.1 Đặc điểm của hàng hóa
Mặt hàng Coca cola có một số đặc điểm sau:
+ Là loại nước uống có gas, thường được dùng để giải khát.
+ Là mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích và sử dụng, theo thống kê có
khoảng 98% dân số thế giới biết đến nhãn hiện Cocacola.
+ Thành phần chính là Coca – cola là đường, quế, dầu cam quýt, vị xit, vanilla và
các nguyên liệu phụ khác để tạo ra hương vị khác biệt cho mỗi nhãn hiệu. Nguyên liệu
phụ đó có thể là oải hương, hạt nhục đậu khấu...và các thành phần khác, tuy nhiên
hương vị cơ bản khiến đa số người tiêu dùng nhân ra được hương vị của Coca – cola
vân là quế và vanilla.
+ Chất axit được sử dụng để sản xuất Coca – cola là axit photphoric, đôi khi kèm
theo cam chanh và các axit cô lập khác.

+ Chất làm ngọt trong Coca – cola là siro bắp có độ ngọt cao, bên cạnh đó còn có
các thành phần khác cũng được sử dụng để làm ngọt như stevia, đường hoặc chất làm
ngọt nhân tạo tùy theo từng sản phẩm và phân phối ra thị trường khác nhau. Với sản
phẩm Coca không đường thì chỉ chứa chất làm ngọt nhân tạo.
+ Vì là loại nước uống có gas, nên nếu sử dụng quá nhiều Coca – cola có thể gây
ra một số tác hại không tốt đến sức khỏe như một số bệnh về thận, dạ dày, đường ruột
và tim mạch…
Ngày nay sản phẩm Coca-Cola được bày bán trên thị trường với 3 loại đó là chai
thủy tinh, chai nhựa và lon kim loại.

2


Hình 1.1 Mặt hàng Coca - cola
(Nguồn: Nuockhoangviet,2015)
Coca-Cola Việt Nam muốn xây dựng 1 kho hàng phân phối tại Việt Nam để chứa
sản phẩm của công ty với 3 loại sản phẩm được bảo quản trong các đơn vị bảo quản
riêng (chai thủy tinh được bảo quản trong các két nhựa có chia ngăn; chai nhựa được
bọc ngoài một lớp nilon dẻo; lon kim loại được đóng trong các thùng caton) với kích
cỡ như sau:
Bảng 1.1: Kích thước của từng đơn vị hàng
Sản phẩm
Kích thước

Chai thủy tinh(Két)
30×25×24

Chai nhựa(bọc)
18×12×24


(Đơn vị: cm)
Lon kim loại(thùng)
30×25×12
(Nguồn: Tự tổng hợp)

1.1.2 Đặc điểm kho hàng
+ Được xây dựng với diện tích rộng lớn và ở các vị trí rộng rãi, bằng phẳng, có
không gian thoáng đãng

3


+ Kho được xây dựng theo kiểu kiến trúc khép kín để lưu kho, lưu trữ nguyên vật
liệu, sản phẩm hoặc hàng hóa trong một khoảng thời gian nào đó nhằm bảo vệ hàng
hóa khỏi bị tác động bởi môi trường hay mất mát, hao hụt…
+ Có khoảng không gian hiệu quả và phù hợp với chức năng của nó, cung cấp
môi trường làm việc an toàn và thoải mái cho công nhân nhằm mục tiêu tăng năng suất
và khả năng kiểm soát, giảm chi phí khai thác cũng như tăng mức độ dịch vụ khách
hàng.
+ Kho phân phối tại Việt Nam của công ty là kho phân phối cấp 1. Sản phẩm sau
khi từ sản xuất từ nhà máy được chuyển đến kho này và phân phối tiếp tới các đại lý
cấp 1,…phân phối tới các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ đó đáp
ứng nhanh hơn các nhu cầu của khách hàng.
1.2 Các điều cần lưu ý khi tiến hành lưu kho, làm hàng
+ Thủ kho có trách nhiệm hướng dẫn việc kiếm soát và sắp xếp việc xếp dỡ hàng
hóa trong kho
+ Thủ kho cần đảm bảo rằng cách thức xếp dỡ và công cụ sử dụng là phù hợp và
không ảnh hưởng đến các hàng hóa được xếp dỡ
+ Chỉ thủ kho mới có quyền dịch chuyển hàng hóa trong kho hay đưa hàng hóa
vào kho

+ Trước khi nhập hàng, kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ, gọn gàng,
ngăn nắp
+ Công nhân xếp dỡ phải tiến hành xếp hàng theo đúng sơ đồ xếp hàng
+ Hàng hóa trong lúc di chuyển, xếp dỡ phải di chuyển nhẹ nhàng để tránh đổ
vỡ, va chạm làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
+ Hàng hóa sau khi xuất xong cần được sắp xếp gọn hàng, tạo không gian để cho
hàng hóa khác
+ Hàng xếp theo quy tắc nhập trước – xuất trước (FIFO: First in – First out): Khi
xếp vào nên để ở khu vực gần cửa để tiện cho việc xuất hàng
+ Hàng hóa xếp hợp lý sao cho dễ tìm, dễ lấy hàng, an toàn, không làm đổ hay
rơi hàng
+ Xếp hàng cẩn thận, khéo léo nhẹ nhàng vì hàng là thủy tinh va chạm dễ vỡ

4


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KHO HÀNG
2.1 Xác định vị trí kho hàng
Kho hàng được thiết kế đặt tại khu công nghiệp VSIP2 thuộc thành phố Thủ Dầu
Một, Phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, phường Phú Chánh, Vĩnh Tân thuộc thị xã Tân
Uyên và xã Tân Bình thuộc huyện Bắc Tân Uyên.
Kho cách trung tâm thành phố mới Bình Dương 5km là nơi tập trung các cơ sở
thương mai, trụ sở cơ quan của tỉnh Bình Dương như là trung tâm TC-NH, trung tâm
tài chính tập trung, bệnh viện đa khoa, trung tâm thương mại, trường học quốc tế đạt
chuẩn từ mầm non đến đại học, trường đua ngựa, hồ sinh thái…
Đường vành đai 4 cắt ngang khu công nghiệp, bên cạnh đó khu công nghiệp
được bao bọc bởi các tuyến đường huyết mạch như cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn,
DT742, DT741
Các khu công nghiệp khác như Phú Gia, An Hòa nằm ở phía Tây Nam của
VSIP2

+ Nằm trên tuyến giao thông chính (quốc lộ 13)
+ Phía Đông Bắc của dự án khu đô thị cổng xanh với dân địa phương tập trung
động đúc.
+ Khu công nghiệp được đặt ở vị trí vô cùng tiềm năng kinh tế gần sát bên trung
tâm hành chính, gần các quốc lộ huyến mạch, các nơi tập trung dân đông tạo lợi thế
vững mạnh cho việc phát triển ngành công nghiệp cho Bình Dương nói riêng cũng như
Việt Nam nói chung.

5


2.2 Xác định cấu trúc kho

6


Để thiết kế một kho hàng thì bước đầu ta phải dự báo được nhu cầu về sản phẩm
của công ty. Có nghĩa là ta phải chuẩn bị dự báo về đơn vị hàng hóa cho từng thời kì
(thường là 30 ngày) theo từng chủng loại hàng. Tiếp đến, công ty cần xác định lượng
đặt hàng cho mỗi loại sản phẩm và mức tồn kho dự phòng. Sau đó phải chuyển từ đơn
vị khối lượng sang đơn vị thể tích lưu trữ, bao gồm cả thể tích cao bản. Kho cần được
thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại cũng như tương lai, sử dụng không gian
hiệu quả tối đa và tối ưu hóa mặt bằng cho các hoạt động khai thác. Đây là các bước
rất quan trọng để xác định được diện tích cũng như cấu trúc không gian kho.
Với tính toán dự báo nhu cầu khách hàng của công ty thì kho hàng phân phối tại
Việt Nam của công ty Coca – cola được lựa chọn là kho hàng một tầng vì nó sẽ tạo ra
nhiều không gian hơn trên mỗi chi phí đầu tư it tốn kém hơn khi thi công xây dưng.
Kho được bố trí theo luồng dịch chuyển chữ U tức là cửa nhập và cửa xuất đều ở cùng
một phía, phần không gian phía sau được sử dụng để lưu kho nên tận dụng được tối đa
không gian kho.

Kho có tổng diện tích là 1500

, chiều dài là 50m, chiều rộng là 30m, chiều cao

là 7m bao gồm các khu vực sau:
+ Khu vực nhập hàng và khu vực xuất hàng: Là 2 khu vực có liên quan trực tiếp
đến vận tải, phần không gian của nó được thiết kế dựa vào tốc độ chuyển hàng vào
kho, lượng hàng cần thực hiện cross-dock và các công việc có liên quan đến việc xử lý
hàng bằng tay có nhiều hay không? Mặc dù 2 khu vực này có thể gộp lại trong cùng
một khu vực, tuy nhiên để tăng hiệu quả hoạt động và tránh tắc nghẽn tại khu vực cửa
kho nên sẽ chia ra làm 2 khu vực riêng rẽ. Khu vực nhập và xuất có tổng diên tích là
405

, mỗi khu đều có chiều dài là 22,5m và chiều rộng là 9m. Tại 2 khu vực này

được bố trí 2 cửa, mỗi cửa có chiều dài là 6m. Trước 2 cửa sẽ sử dụng 2 cầu bến là bến
nhập và bến xuất có sàn nâng hạ tự động – dock leveler để phục vụ cho hoạt động lưu
chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho hoặc ngược lại. Việc sử dụng sàn
nâng hạ tự động này sẽ giúp đạt hiệu quả công việc cao hơn, tiết kiệm được chi phí và
nhân công, làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp.
+ Khu vực nhặt hàng và ghép đơn hàng: Có tổng diện tích 120

, chiều dài là

30m và chiều rộng là 4m. Khu vực này cũng rất quan trọng giúp khai thác kho có hiệu
quả và tăng chất lượng dịch vụ khách hàng.
7


+ Khu vực lưu trữ hàng là khu vực quan trọng nhất của kho, là khoảng không

gian thực tế để lưu trữ, bảo quản hàng hóa và ta cần bố trí việc sắp xếp hàng hóa tại
đây để có thể tận dụng tối đa phần thể tích này. Khu vực lưu trữ có diện tích lớn nhất
lên đến 810

.

+ Các không gian khác trong kho như khu vực văn phòng, khu sửa chữa, khu vực
phụ để dành cho căng – tin, tủ khóa đồ, nhà vệ sinh, khu chứa vỏ chai… có tổng diện
tích là 150

(30x5).

+ Ngoài ra, kho còn có 4 cửa thoát hiểm được bố trí tại các khu vực tập trung
đông người để mau chóng thoát ra ngoài khi xảy ra sự cố.
+ Kho được xây trên nền cao 1,5m so với mặt đất, chiều cao của kho là 7m tính
từ nền kho. Nền kho được đặt trên các đầu cọc bê tông dài từ 36m-42m dàn trải cách
mỗi 2,5m/cọc đảm bảo chống lún, nứt và nền kho chịu lực được tới 5T/

.

2.3 Trang thiết bị, hệ thống quản lý trong kho
2.3.1 Các hệ thống và trang thiết bị trong kho
1. Máy quét mã vạch
Máy quét mã vạch đa năng Motorola Symbol LS4208 – 3 chiếc

Hình 2.1 Máy quét mã vạch
(nguồn: Sieuthimasomavach,2015)
Là thiết bị đọc mã vạch 1 chiều, đọc được đa tia và có dây
+ Có thể đọc được tất cả các mã vạch 1 chiều, các mã vạch bị lỗi hoặc những mã
vạch bị thu nhỏ kích cỡ (RSS), mã vạch dạng PDF siêu nhỏ (microPDF), dạng

PDF417

8


+ Là máy đọc mã vạch cầm tay được thiết kế có độ bền cao, chắc chắn và đọc rất
nhanh nhạy.
+ Nó giúp người sử dụng tiếp nhận và xử lý các dữ liệu ở dạng các mã vạch một
cách chính xác và nhanh chóng, đồng thời giúp giảm chi phí bảo trì và thời gian xử lý
dữ liệu bằng tay qua đó nâng cao hiệu quả cho công việc.
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật máy quét mã vạch
Có dây
Kích thước


6,7 inch C x 3,7 inch D x 2,7 inch R (17

Màu sắc
Trọng lượng
Công nghệ
Giao diện đuợc hỗ trợ

cm C x 9,3 cm D x 6,8 cm R)
Đen mờ, Trắng kiểu máy đếm tiền
Xấp xỉ 6,4 oz. (181 g)
Laze
IBM, Cổng Bàn phím , RS-232, Synapse,

Khả năng giải mã


USB, Wand
1D/PDF417, Và hầu hết các loại mã vạch

Độ phân giải tối thiểu

phổ biến hiện nay
Khả năng phản xạ tối thiểu 25%
(Nguồn: Thegioimavach,2015)

Việc ứng dụng công nghệ mã vạch giúp:
+ Kho hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng kiểm soát được lượng hàng hóa trong
kho, lượng hàng tồn kho và các thông số khác của hàng hóa để có những quyết định
phù hợp
+ Giảm thiểu thao tác nhập số liệu qua giấy tờ, sổ sách từ đó hạn chế tối đa nhầm
lẫn trong nghiệp vụ nhặt hàng để xuất
+ Trợ giúp cho việc ra quyết định nhập lô hàng mới
+ Trợ giúp đắc lực cho việc nhặt hàng từ đó đáp ứng nhanh chóng các đơn đặt
hàng của khách hàng
+ Giảm 100% nhầm hàng khi xuất nhập nhờ tính chính xác của mã vạch
+ Giảm 50% các thao tác thu thập và nhập dữ liệu trong kho
2. Hệ thống điện và ánh sáng
+ Nhà kho cần được bố trí đèn điện đảm bảo cho quá trình làm việc được thực
hiện trong điều kiện tốt nhất
+ Hệ thống điện dự phòng để tránh từ trạng ngưng hoạt động khi mất điện gây
tắc nghẽn, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng
Với nhà kho này ta sử dụng đèn LED nhà xưởng (đèn LED High-bay) 100W
9


Hình 2.2 Đèn LED High-bay 100W

(Nguồn: Denled,2015)
Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật đèn LED High-bay 100W
Mã số:JD-HB100W

Độ lệch ánh sáng: <9%

Công suất LED: 92W

Nhiệt độ phát ra: <80°C

Góc chiếu sáng: 45°/90°/120°

Hiệu quả năng lượng: >82%

Tổng công suất: 106W

Nhiệt độ làm việc: -25~45°C

Điện áp làm việc: DC30-36V

Hiệu quả chiếu sáng: >91%

Điện áp đầu vào: AC85-265V

Chiều cao lắp đặt: 6M 8M 10M

Tần số làm việc: 50-60HZ

Tuổi thọ làm việc: >50000hrs
Độ rọi trung bình: >55.4LUX >26.5LUX

>14.5LUX
(Nguồn: Denled,2015)

+ Đèn LED nhà xưởng sử dụng vật liệu chính là hợp kim nhôm nên giúp bảo vệ
đèn hiệu quả, tăng tuổi thọ, độ bền tối đa, quá trình tản nhiệt diễn ra nhanh chóng.
+ Phát quang hiệu quả: Màu sắc ánh sáng luôn ổn định, phân bố đồng đều
+ Bề mặt trước của đèn là thấu gương cầu nên có tác dụng bảo vệ đèn chống
cháy nổ, phân phối ánh sáng đồng đều và có thể sử dụng trong mọi điều kiện môi
trường.

10


+ Mỗi bong đèn LED nhà xưởng 100W có thể thay thế cho 1 bóng đèn trước đây
400W khi treo trong nhà kho có độ cao trung bình từ 6-8m, vì vậy tiết kiệm được
nhiều chi phí.
+ Khu vực lưu trữ ta sẽ bố trí tất cả 30 bóng đèn, mỗi bóng đèn cách nhau 4m,
đèn treo cách trần 1m.
Bên cạnh sử dụng ánh sáng nhân tạo thì kho cũng cần được thiết kế để tận dụng
tối đa ánh sáng tự nhiên để sử dụng ban ngày. Trên mái của kho thì sẽ bố trí them các
tấm mica trong suốt và dày có khả năng chịu nhiệt tốt, xuyên sáng tốt, bền nhẹ. Bên
cạnh đó ta cũng sử dụng các cửa kính trên tường để tận dụng tối đa ánh sáng từ bên
ngoài.
Với kho hàng này ta sử dụng:
+ Mica với độ dày mỗi tấm là 2,8mm, kích thước 1200x2400mm, số lượng 15
tấm
+ Dọc theo 3 mặt tường là 10 ô kính.
3. Quạt thông gió

Hình 2.3 Quạt thông gió VGP 1400

(Nguồn: vuonggiaphat,2015)
Có 2 phương pháp thiết kế thông gió trong kho là thông gió tự nhiên và thông
gió cơ khí. Thông gió tự nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào hướng gió nên ta sử dụng
thông gió bằng các quạt hút gió.
Bố trí 10 quạt thông gió VGP 1400

11


Loại quạt này vận hành ổn định, tiêu tốn it năng lượng, tuổi thọ cao và có cửa
che mưa tự đóng mở. Nó vừa được sử dụng trong hệ thống đẩy, vừa sử dụng trong hệ
thống hút.
Mỗi quạt phục vụ thông gió cho khoảng từ 80 đêm 180

. Cánh quạt làm bằng

nhôm, bao gồm 6 cánh. Motor 100% là dây đồng, truyền động trực tiếp. Khung sắt thì
có lớp lưới bảo vệ, cách điện an toàn cho người sử dụng.
4. Hệ thống cứu hỏa
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được đầu tư lắp đặt các vòi phun sương tự động
bố trí đều khắp trần nhà, có thể phun sương với khu vực có đường kính 5m. Đây là hệ
thống phòng cháy chữa cháy hiệu quả và an toàn nhất hiện nay, chữa cháy rất hiệu quả
với lượng nước rất nhỏ, do đó giảm thiểu tối đa thiệt hại cho thiết bị cũng như chi phí
vệ sinh sau cháy. Thiết bị này được sử dụng kết hợp với các bộ cảm biến nhiệt và cảm
biến khói được lắp trên trần. Khi xảy ra cháy nổ, các thiết bị cảm ứng nhiệt và khói sẽ
ngay lập tức nhận dạng và tự động kích hoạt hệ thống phun sương để kịp thời xử lý
đám cháy. Ngoài ra kho đầu tư thêm các bình chữa cháy CO 2 loại xách tay dùng để
dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh.
5. Hệ thống thoát hiểm
Kho có 4 cửa thoát hiểm được bố trí tại những nơi tập trung đông người. Phòng

khi có sự cố hay cháy nổ xảy ra thì có thể mau chóng thoát ra ngoài.
6. Cao bản
Lựa chọn cao bản nhựa để sử dụng trong kho

Hình 2.4 Cao bản nhựa
(Nguồn: pallettrungchuyen,2015)
12


• Ưu điểm:
+ Không bị thấm nước, không bị ẩm mục, mối mọt
+ Độ bền cao, tiết kiệm chi phí và hiệu quả về kinh tế
+ Không cần khử trùng, phù hợp với các mặt hàng nhẹ, quá trình tái chế nhanh,
chịu lực tốt
+ Bảo vệ môi trường
• Nhược điểm:
+ Khó tiến hành sửa chữa
+ Sản xuất ra cao bản nhựa tốn kém về máy móc, trang thiết bị
+ Đắt hơn pallet gỗ
+ Quy trình sản xuất ra cao bản độc hại hơn
7. Hệ thống báo động
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát
hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được
thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên
tục trong 24/24 giờ.
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có
hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của
khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và
truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin
nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone hay địa chỉ) và

truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết
bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra
sự cháy và xử lý kịp thời.
8. Hệ thống an ninh
Khu vực trong và ngoài kho được bố trí camera quan sát để đảm bảo an toàn,
phát hiện được trộm cắp và các sự cố không lường trước. Phòng bảo bệ được bố trí
ngay gần khu vực cổng kho để tăng cường an ninh bên ngoài và trông kho vào ban
đêm, phòng an ninh cũng sẽ luôn có người theo dõi 24/24.
9. Hệ thống thông tin liên lạc
Trong kho sẽ được bố trí 4 loa phát thanh tại các khu vực kho chứa hàng, làm
hàng, khu vực cạnh cửa nhập, xuất và khu xử lý rác thải.Các hoạt động sẽ được phòng
13


điều khiển thông báo trên loa để các bộ phận phối hợp làm việc một cách chính xác
nhất.
10. Máy chấm công

Hình 2.5 Máy chấm công Ronald Jack B3
(Nguồn: Minhnhan,2015)
+ Hệ thống chấm công bằng vân tay đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho
doanh nghiệp. Đồng thời giúp nhà quản lý tiết kiệm được thời gian dành cho chấm
công hàng ngày, tính lương hàng tháng cho nhân viên của kho. Từ đó đem lại hiệu quả
làm việc cao hơn
+ Khắc phục tình trạng gian lận trong chấm công vì chấm công bằng vân tay sẽ
không chấm hộ được
+ Thống kê hệ thống tính lương trong doanh nghiệp như về sớm, đi muộn, tình
hình nhân sự, tình hình nghỉ của nhân viên
+ Tính cá nhân cao, đáng tin cậy và ổn định. Mỗi người sẽ được đăng ký 10 vân
tay và xảy ra trùng lặp vân tay là không thể có

+ Nếu chấm công bằng thủ công trước đây thì ghi chép mất nhiều công sức và
thời gian để thu thập dữ liệu để tính lương hàng tháng cũng như quản lý nhân sự, việc
sai sót rất dễ xảy ra và khó tránh khỏi
Với kho phân phối này ta sử dụng máy chấm công RONALD JACK B3, số
lượng 1 chiếc
Đây là sản phẩm được nhập khẩu phần cứng từ hang Ronald Jack Malaysia và sử
dụng phần mềm chấm công bằng tiếng việt
14


Máy chấm công Ronald Jack B3 có chi phí đầu tư thấp và rất dễ sử dụng. Nó
thích hợp với tất cả các công ty, nhà xưởng tại Việt Nam
Đặc điểm:
+ Được kết nói đến máy tính trực tiếp hoặc qua mạng TCP/IP
+ Đầu đọc chống trầy, chống bong tróc
+ Lấy dữ liệu qua mạng internet từ xa
+ Một nhân viên có thể đăng ký 1 mã sử dụng và 1-10 vân tay
+ Dễ bấm nút ra (check out), vào (check in)
+ Khi mất nguồn dữ liệu không bị mất
+ Có tuổi thọ cao
+ Phát đèn tín hiệu và âm thanh khi chấm công
+ Phần mềm rất linh hoạt do được thiết lập thành các ca làm việc theo các dạng
tham số, phù hợp với cả tình huống đi làm 3 ca liên tiếp hay giờ hành chính.
+ Xuất báo biểu ra excel hay các dạng khác…
+ Dữ liệu phần mềm là SQL Sever 2000 hoặc là Access
+ Hỗ trợ tải dữ liệu và xuất ra dạng text theo yêu cầu cho các phần mềm chấm
công, tiền lương, quản lý nhân sự.
+ Kiểu ứng dụng: Thẻ cảm ứng và vân tay
+ Chíp xử lý: Chip Intel của Mỹ 64 bit
+ Dung lượng bộ nhớ: 3000 thẻ cảm ứng và 3000 vân tay

+ Dung lượng chấm công là 100.000 lần
+ Màn hình hiển thị: Màn LCD màu TFT 3 inch
+ Đèn hiệu: đèn LED hai màu đỏ và xanh
11. Giá hàng và xe nâng
Từ các thông số về kích thước của từng đơn vị hàng ta có bảng sau:

15


Bảng 2.3 Tổng đơn vị hàng trên 1 cao bản
Sản phẩm
Kích cỡ một đơn vị hàng
Số sản phẩm trong từng đơn

Chai thủy tinh
45×30×20cm
24 chai

Chai nhựa
28×16×30cm
6 chai

Lon kim loại
40×27×12cm
24 lon

vị hàng
Số tầng xếp cao nhất
Số đơn vị ở mỗi tầng
Tổng đơn vị hàng trên 1 cao


6
6 két
36 két

4
9 bọc
36 bọc

10
6thùng
60 thùng

bản
(Nguồn: Tác giả)
Phương án 1:
A, Sử dụng giá hàng cao bản dạng khối (drive in/ drive through racking)
Hàng hóa được lưu trữ ở trong kho hàng có 3 dạng là dạng chai thủy tinh, lon
kim loại và chai nhựa. Mặc dù chúng có kích thước khác nhau tuy nhiên để dễ dàng
tính toán ta sẽ đóng các loại hàng này lên cao bản có kích thước tương đương.
Ta có bảng sau:
Bảng 2.4 Kích thước cao bản, giá hàng, khối hàng coca, khu chứa hàng
Đơn vị: cm
Kích thước
Khối hàng coca
Cao bản
Giá hàng
Khu chứa hàng

Dài

110
120
130
4500

Rộng
100
100
120
1800

Cao
120
14
140
700
(Nguồn: Tác giả)

Với việc sử dụng giá hàng cao bản dạng khối, xe nâng sẽ đi xuyên vào bên trong
các giá hàng để lấy hàng nên kích thước của xe nâng tương đối nhỏ. Vì vậy chiều rộng
lối đi là 3m.
Mặt hàng Coca – cola có hạn sử dụng nhất định nên phải tuân thủ quy tắc lấy
hàng nhập trước – xuất trước FIFO (First in First out), cần dành đường đi để xe nâng
có thể ra phía sau giá hàng để lấy hàng.
Cao bản dạng khối chỉ sử dụng để lưu trữ những mặt hàng đồng nhất nên ta chia
khu vực lưu trữ thành 3 khu vực dành cho lưu trữ 3 loại hàng riêng biệt.

16



Sơ đồ 2.2 Khu vực lưu trữ sử dụng giá hàng cao bản dạng khối
(Nguồn: Tác giả)
Với diện tích khu vực lưu trữ là 810

(45x18m), xếp hàng thành 4 tầng sau khi

đã trừ đi diện tích của 4 lối đi thì khu vực lưu trữ để được 1160 giá hàng.
B, Xe nâng
Sử dụng xe nâng điện Reach Truck Nissan Japan 1,2 – 1,4 Tấn, số lượng: 3 xe

Hình 2.6 Xe nâng điện Reach Truck Nissan Japan
(Nguồn: Samcovina,2015)
Xe được sản xuất tại Thụy Điển với models RG-14L, RG-12L, RG-14N có các
thông số:
+ Tải trọng nâng hàng từ 1,2 -1,4 Tấn
+ Độ cao nâng hàng 8.950m
+ Xe có bề rộng hẹp chui vào các kệ drive
+ Thích hợp với các kho hẹp, bán kính quay trở nhỏ
17


Phương án 2:
A, Sử dụng giá hàng con lăn tự động (Pallet flow rack)
Phương án này sẽ sử dụng giá hàng trượt theo một hướng. Giá hàng này được
thiết kế như một băng chuyền và có độ dốc nhất định tạo ra một lực chuyển động, các
cao bản dịch chuyển về một phía. Các cao bản xếp trên giá tự động đẩy từ phía cao
hơn xuống phía thấp hơn nghĩa là khi lấy 1 cao bản hàng ra thì tự động có một cao bản
khác sẽ lấp vào vi trí của cao bản trước đó từ phia bên kia.

Hình 2.7 Giá hàng con lăn tự động

(Nguồn: Palletflowrack,2015)
Giá hàng này được lắp đặt các con lăn bằng kim loại hoặc bằng nhựa. Trượt rất
linh hoạt từ đó thúc đẩy nhanh chóng quá trình nhập hàng hay xuất hàng.
Ưu điểm:
+ Đẩy nhanh tốc độ lấy hàng, nhặt đơn hàng.
+ Hàng hóa được luân chuyển nhanh chóng, tự động theo nguyên tắc FIFO
+ Diện tích lưu trữ hàng hóa được tận dụng tối đa
+ Thời gian và không gian sản xuất tối đa
+ Đáng tin cậy, đảm bảo an toàn
+ Không nhất thiết phải sử dụng các xe nâng chuyên dụng
Với việc sử dụng giá hàng tự động này trong kho phân phối của công ty Coca –
cola ta sẽ sắp xếp hàng trong khu vực lưu trữ như sau

18


Sơ đồ 2.3 Khu vực lưu trữ khi sử dụng giá hàng con lăn tự động
(Nguồn: Tác giả)
+ Cần 3m để làm lối đi để xe nâng vào xếp hàng và lấy hàng. Lối đi được thiết kế
xung quanh khu vực giá hàng để thuận tiện cho việc rút hàng từ đằng sau.
+ Giá hàng được đặt ở phần không gian còn lại để tận dụng tối đa diện tích lưu
trữ. Phần diện tích khu vực lưu trữ sau khi trừ đi diện tích lối đi thì ta có thể xếp được
30 hàng, mỗi hàng 10 cao bản, xếp lên 4 tầng. Vậy tổng số giá hàng khi sắp xếp theo
mô hình này là 30x10x4=1200 (giá).
B, Xe nâng
Sử dụng xe nâng điện Linde R16HD có xuất xứ từ Đức
Số lượng: 3 chiếc
Thông số kỹ thuật xe nâng điện
linder16hd
Mã số: G1X115T53138

Nhãn hiệu: Linde
Xuất xứ: Germany
Năng lượng sử dụng: Điện
Điện áp sử dụng: 48 VDC
Tải trọng nâng tối đa: 1600 kg
Nâng cao tối đa: Từ 10200 mm

Hình 2.8 Xe nâng điện Linde R16HD
(Nguồn: Samcovina,2015)
Ưu điểm:
19


+ Di chuyển mất ít diện tích, có thể sử dụng trong lối đi chật hẹp
+ Điều khiển dễ dàng, tiện dụng, thoải mái
+ Chi phí vận hành thấp
+ Di chuyển linh hoạt, tốc độ nhanh trên mọi địa hình
+ Thiết kế độc đáo
Ưu nhược điểm của từng phương án sẽ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5 Ưu nhược điểm của hai phương án đầu tư
Ưu điểm

Phương án thứ nhất
+ Tốn it chi phí đầu tư hơn

Phương án thứ hai
+ Năng suất làm việc cao.
+ Tận dụng không gian lưu trữ tối
đa
+ Không yêu cầu loại xe nâng


Nhược điểm

chuyên dụng
+ Quá trình lấy hàng diễn ra + Chi phí đầu tư cao
chậm hơn
+ Không gian lưu trữ không
được tận dụng tối đa
+ Yêu cầu khắt khe về loại xe
nâng sử dụng để có thể đi
xuyên vào giá hàng lấy hàng
(Nguồn: Tác giả)

Từ việc phân tích ưu nhược điểm của 2 phương án thông qua bảng trên với điều
kiện tài chính vô hạn, ta sẽ lựa chọn phương án thứ 2 vào việc bố trí kho phân phối của
công ty Coca – cola tại Việt Nam
2.3.2 Hệ thống quản lý trong kho
Sử dụng phần mềm quản lý kho BS Silver
BS Silver là phần mềm quản lý kho, cho phép quản lý nhiều hàng hóa, vật tư với
nhiều kho. Kiểm soát sự biến động về số lượng và giá trị nhập, xuất của từng mặt
hàng, từng kho, bộ phận, vụ việc, khách hàng, nhà cung cấp...
+ Phần mềm cung cấp đầy đủ các sổ sách quản lý hàng hóa như các sổ tổng hợp,
thẻ kho, phiếu nhập, xuất theo mẫu chuẩn của Bộ tài chính. Ngoài ra phần mềm cung

20


cấp phong phú các dạng biểu đồ giúp cho nhà quản lý nắm bắt nhanh sự biến động về
nhập xuất theo các mục đích sử dụng.
Phần mềm cho phép chạy qua mạng LAN và Internet, vì vậy nhiều người (có thể

hàng trăm người) có thể cùng kết nối chung vào CSDL để làm việc. Phần mềm quản
trị người dùng chặt chẽ nhờ cơ chế phân quyền chi tiết theo từng nhóm người truy cập.


Thông tin hệ thống

+ Phần mềm sử dụng font chữ Unicode
+ Kết nối qua mạng LAN và Internet.
+ Chạy trên các HĐH Windows 32, 64-bit : Windows XP, Vista, 7, 8,
Server2003, Server2008, 2012
+ Quản lý hàng hóa, vật tư theo nhóm, vị trí trong kho.
+ Quản lý hàng hóa theo nhà cung cấp, khách hàng, bộ phận, nhân viên, vụ việc.
+ Kiểm soát người dùng chặt chẽ nhờ phân quyền chi tiết theo từng chức năng.
+ Hạch toán với nhiều loại tiền tệ.
+ Các thiết lập về định dạng số, tiền tệ, ngày tháng độc lập với hệ điều hành.
+ Cho phép ghi sổ các loại nghiệp vụ liên quan đến kho như:
-

Nhập kho – Mua
Nhập kho nội bộ
Xuất kho - Trả lại hàng mua
Xuất kho - Bán.
Xuất kho nội bộ
Nhập - Hàng xuất bị trả lại
Điều chuyển kho

+ Quản lý hàng hóa vật tư theo lô, hạn sử dụng
+ Quản lý hàng theo đa đơn vị tính (nhập, xuất với các đơn vị đo khác nhau), cho
phép quy đổi về đơn vị bất kỳ theo nhiều cấp
+ Tích hợp với máy kiểm kê giúp cho việc kiểm kho cuối kỳ nhanh gọn và chính

xác
+ Các phiếu nhập, xuất, bán hàng tích hợp máy quét mã vạch giúp việc gọi hàng
hoá vật tư nhanh và chính xác.
+ Tự động cảnh báo khi hàng tồn trong kho hết hoặc số lượng tồn dưới mức tối
thiểu
+ Cho phép sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu
+ Quản lý hàng hóa theo mã vạch
21


+ Hàng quản lý theo vị trí
+ Cho phép xuất dữ liệu ra tệp với nhiều định dạng: Excel, PDF, Word…
+ Cung cấp các báo cáo chi tiết theo từng mã hàng (thẻ kho), vụ việc, từng bộ
phận, khách hàng, nhà cung cấp theo dạng bảng và biểu đồ
+ Cung cấp các báo cáo tổng hợp xuất - nhập - tồn theo kho, theo khách hàng

22


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG
KHO HÀNG
3.1 Quy trình nhập hàng
Quy trình nhập hàng được tiến hành theo sơ đồ sau:
Nhận phiếu yêu cầu
nhập kho

Nhận hàng

Dán nhãn


Sơ đồ 3.1 Quy trình nhập hàng
(Nguồn: Tác giả)
Bước 1: Nhận phiếu yêu cầu nhập kho
Căn cứ vào phiếu xuất kho của nhà máy có phần thực xuất giúp phòng kế toán có
cơ sở lập phiếu nhập kho. Phòng tài chính – kế toán sẽ gửi phiếu yêu cầu nhập kho
cùng phiếu xuất kho của nhà cung cấp thông báo chi tiết về hàng hóa sẽ nhập về kho
để sắp xếp định vị lại quầy kệ và chuẩn bị bãi chứa hàng.
Thủ kho nhận phiếu yêu cầu nhập kho từ phòng tài chính – kế toán gửi cho để
xác định thời gian, số lượng, loại hàng sẽ nhận. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra lại các
khu vực chứa hàng xem có đủ diện tích để lưu trữ lượng hàng mới nhập này không và
lập bảng kế hoạch xếp hàng, lên sơ đồ sắp xếp hàng hóa.
Bước 2: Nhận hàng
Thủ kho cho công nhân xếp hàng xuống khỏi xe ra khu vực cửa kho đồng thời
thông báo cho nhân viên xếp dỡ những điều kiện xếp dỡ đối với loại hàng hóa dễ đổ
vỡ. Sau đó cho nhân viên kiểm đếm tiến hành kiểm mã hàng, số lượng hàng.
+ Nếu hàng hóa đầy đủ, không bị hư hỏng đổ vỡ thì thủ kho và người giao hàng
ký nhận sau phiếu xuất kho của nhà máy: ghi rõ họ tên, chức vụ và viết chữ “đã nhận
đủ hàng”
+ Nếu hàng hóa gặp sự cố trong quá trình vận chuyển từ nhà máy về kho, bên
giao là tài xế xe và bên nhận là kho thì sẽ lập biên bản. Phòng kỹ thuật lập phiếu thẩm
định chất lượng hoặc biên bản nhập kho. Nếu hàng bị đổ bể nhiều thì trả lại luôn, kho
để vào bìa hồ sơ biên bản “hàng trả lại”
+ Scan mã hàng nhập từ dữ liệu vào máy tính, chuyền số liệu qua mạng (tên
hàng, số lượng, địa chỉ, kệ hàng) cho bộ phận kế toán làm phiếu nhập kho. Nhập số
liệu mặt hàng vào phần mềm quản lý kho quầy kệ
+ Nhân viên khu vực nhập vào thẻ kho của mình từng mặt hàng mình quản lý
23



×