Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tình hình xuất khẩu hạt điều sang thị trường mỹ trong những năm gần đây (20008 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.47 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

i


Danh mục các từ viết tắt
a) Việt Nam = VN
• Tài liệu tham khảo
 /> /> Hiệp hội điều Việt Nam –vinacas

ii


Danh mục các bảng biểu sơ đồ
 Bảng 1.1.a : Sản lượng điều thô trên thế giới những năm gần đây
 Bảng 2.1.b: Tỷ trọng một số mặt hang trong tổng xuất khẩu nhóm nông
sản,thủy sản năm 2013
 Bảng 2.3.a: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Hoa kỳ trong năm 2008
 Bảng 2.1.a: So sánh lượng và đơn gái xuất khẩu hạt điều và gạo trong tháng 4
2009-2010.

iii


Lời mở đầu
Điều là loại cây dễ trồng, có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu ngoại tệ
lớn, cây điều cung cấp loại hạt nổi tiếng về chất lượng nhờ thu hoạch đúng thời vụ, đặc
biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Ngoài giá trị là thức ăn, quả điều còn được
sử dụng trong ngành công nghiệp dược do có những thuộc tính như diệt sâu bệnh, diệt
nấm và diệt khuẩn. Quả điều còn được dùng trong ngành công nghiệp chế biến da
thuộc, sản xuất rượu.


Chính bởi lí do đó, hạt điều ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm và được
biết đến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ đó, ngành chế biến và xuất khẩu hạt
điều ngày càng phát triển. Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong việc trồng cũng như chế
biến loại hạt này, bắt kịp nhu cầu của thế giới, Việt Nam đã chế biến và xuất khẩu hạt
điều sang nhiều nước.Cho đến nay,hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng,chiếm
1/6 thị phần hạt điều trên thế giới, có tỉ lệ xuất khẩu hạt điều đứng thứ 2 trên thế giới,
đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng.Điều này tạo rất nhiều thuan lợi cho việc đẩy
mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tang kim ngạch xuất khẩu góp phần làm tăng
ngân sách nhà nước.
Hàng năm sản lượng sản xuất và chế biến hạt điều rất lớn và được xem như một
trong những loại nông sản trọng điểm của nước ta. Hạt điều cung cấp nhiều dinh
dưỡng nên được sử dụng như một loại thực phẩm, thuốc… Ngành điều những ưm gần
đây có sản lượng xuất khẩu rất lớn và đóng góp một phần tang kim ngạch hang năm
của nước ta. Nhận thấy tiềm năng của loại cây này, việc cân làm trước mắt là chusbng
ta phải phát triển đàu tư hơn về tranng thiết bị và giống cây trồng mang lại sản lượng
cao hơn.
Mỹ là một thị trường tiềm năng với khả năng tiêu thụ hang hóa và sản phẩm cao.
Trong đó điều là một trong những sản phẩm có mức độ tiêu thụ khá lớn, và nhu cầu
của người dân Mỹ về mặt hang này cũng khá cao. Nên việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt
điều ra thế giới nói chung và xuất khẩu hạt điêu sang thị trường Mỹ nói riêng là một
việc làm cần thiết đối với nước ta hiện nay.
Chính vì lẽ đó, em chọn đề tài “Tình hình xuất khẩu hạt điều sang thị trường Mỹ
trong những năm gần đây (20008-2014)” Mục đích của đề tài nhằm đưa ra và phân
tích tình hình sản xuất, chế biến cũng như xấu khẩu hạt điều trên thế giới nói chung và

1


sang thị trường Mỹ nói riêng. Trình bày thực trạng , thuan lợi và khó khan trong việc
xuấ khẩu hạt điều của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2008 đến nay.
Nội dung bài tâp gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận chung
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang thị trường Mỹ
Chương III: Thuận lợi và hạn chế trong việc xuất khẩu hạt điều của Việt Nam
Bài làm có thể còn nhiều thiếu xót vì thiếu kiến thức và kĩ năng làm bài tập lớn.
vì vậy em mong thầy sẽ góp ý và giúp bài làm của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.
1.1.

Tổng quan về xuất khẩu hạt điều trên thế giới
Phân bố địa lý

Điều hay còn được gọi là đào lộn hột là một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc
họ nhà Xoài. Cây điều sinh trường và phát triển ở những nơi có độ ẩm và nhiệt độ caocác quốc gia cận thuộc khu vực cận xích đạo. Cây này có nguồn gốc từ phía đông bắc
của nước Brasil.
Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích cây điều
lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến.
Được biết tổng sản lượng điều thô toàn thế giới tại thời điểm từ 1,575 - 1,600 ngàn tấn,
bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30% tổng sản lượng. Tiếp theo là
Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau,
Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya – những quốc gia sản xuất điều nổi
tiếng; mỗi năm các nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào
tổng sản lượng điều thế giới.

Theo ước tính chính thức, sản lượng điều thô Ấn Độ năm 2012-2013 là khoảng
730 nghìn tấn, trên diện tích gieo trồng hơn 980 nghìn ha. Con số này tăng so với mức
348 nghìn tấn với diện tích 565 nghìn ha năm 1993-1994 và 500 nghìn tấn với diện
tích 770 nghìn ha năm 2002-2003.
Tuy nhiên, Việt Nam đã tăng năng suất trong những năm gần đây và giành vị trí sản
xuất hạt điều số 1 từ tay Ấn Độ.
Tổng số điều thô sản xuất tại Việt Nam trong năm 1993 là 186 nghìn tấn với 69,1
nghìn ha. Con số này tăng lên 127,3 nghìn tấn với diện tích 331 nghìn ha trong năm
2011, theo số liệu thống kê mới nhất của FAO.
Sản lượng điều của Việt Nam là 3,8 tấn/ha, Ấn Độ là 772 kg/ha.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng các vấn đề năng suất của Ấn Độ có liên
quan đến các đồn điền điều và cần thay thế các diện tích trồng điều bằng cây có năng
suất cao hơn.
Ấn Độ chiếm 24% diện tích trồng điều của thế giới, chiếm 19% tổng sản lượng
toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 10% diện tích canh tác nhưng năng suất

3


và sản lượng đều cao hơn.

Bảng 1.1.a : Sản lượng điều thô trên thế giới những năm gần đây
Ta có thể thấy, Ấn độ và Châu Phi là những khu vực,quốc gia có sản lượng dầu
thô lớn nhất thế giới. Trong đó năm 2013-2014 sản lượng dầu thô của ấn độ là trên
600000 tấn, Việt Nam chỉ đạt mức gần 250000 tấn. Trong những nước sản xuất dâu
thô thì Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục là một trong những nuớc có khả năng chế biến dàu
thô lớn nhất thế giới. Với năng lực chế biến của mình, Ấn độ chỉ thảo mã 1 nửa số
lượng điều thô mỗi năm trong khi đó, phải nhập khẩu điều tử Việt nam và các nước
Châu Phi. Việt Nam chế biến được khoảng 40000 tấn một năm, trong khi brasil chỉ
chế biến được 250000 tấn một năm.


4


1.2.

Cung và Cầu

Trong khi các nước Ấn Độ, Brazin, Việt Nam cùng nhau sản xuất khoảng 70%
tổng sản lượng điều thế giới, thì chỉ riêng Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50% tổng số
lượng nhân điều thế giới, tiếp theo là Liên minh Châu Âu (EU) chiếm 29%, còn lại là
các nước Châu Á chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%.
1.3.

Chế biến

Chế biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều. Mỗi quốc
gia đều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng. Trong khi ở Braxin
cơ giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, thậm
chí ở Ấn Độ, mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau. Ví dụ: ở khu
vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng phương pháp hấp và những khu vực
Orissa và Andhra Pradesh thì sử dụng phương pháp chiên.
Sau khi chế biến, nhân điều được tách khỏi vỏ và được phân loại theo kích cỡ,
hình dáng, màu sắc như nhân nguyên (wholes), nhân vỡ dọc (split), nhân bể (brokens),
nhân vụn (butts), nhân vụn sém (scorched butts)... Nhân nguyên sau đó được phân loại
tiếp thành những loại W320, loại W180, loại W450… căn cứ số lượng hạt trên mỗi
pound (tương đương 0,45 kg). Nhân điều được phân thành 23 đến 26 loại (grades).
Nhân nguyên được bán như thực phẩm ăn nhanh (snack) trong khi nhân vỡ dọc thường
được dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác.
1.4.


Mua bán điều

Trong chuỗi giá trị điều gồm có nhiều nhân tố tham gia bao gồm nhà sản xuất và
kinh doanh điều thô, nhà chế biến điều, nhà trung gian bán nhân điều và nhà bán lẻ
hoặc người mua cung cấp hàng cho người tiêu dùng.
1.5.

Về xuất khẩu

Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều tiếp theo là Ấn Độ và Braxin.
Ấn Độ xuất khẩu được khoảng 100 - 125 ngàn tấn nhân điều mỗi năm. Hoa Kỳ, Hà
Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Anh và Nhật Bản là những khách
hàng chính của Ấn Độ
Theo báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam, trong năm 2014, cả nước xuất khẩu
đạt khoảng 306.000 tấn nhân điều, tăng khoảng 17,4% so với năm 2013 và đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước đó; cộng thêm các sản

5


phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm giá trị gia tăng thì tổng kim ngạch xuất
khẩu đạt 2,2 tỷ USD.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân đạt 6.553 USD/tấn, tăng gần 3,8% so với năm
2013.
Hiện nay, hạt điều của Việt Nam đã xuất khẩu sang 50 nước trên thế giới; trong đó,
Mỹ là thị trường lớn nhất với 30%, các nước châu Âu 25% và Trung Quốc là 20%.
1.6. Về nhập khẩu
Những nước nhập khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu,
Trung Quốc, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Nhật Bản và Ả Rập

Xê Út.
2. Vai trò của xuất khẩu điều trong nền kinh tế quốc dân.

Bảng 2.1.a: So sánh lượng và đơn gái xuất khẩu hạt điều và gạo trong tháng 4
2009-2010.
Hạt điều giờ đây được coi là một trong những loại nông sản xuất khẩu chính của
Việt Nam sau lúa gạo và café. Chính vì vậy nó ảnh hướng rất lớn tới tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp một vai trò q uan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

6


Bảng 2.1.b: Tỷ trọng một số mặt hang trong tổng xuất khẩu nhóm nông sản,thủy
sản năm 2013
a)

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm thu hút lao

động và tăng thu nhập.
Việc sản xuất va xuất khẩu điều tạo nhiều cơ hội công ăn việc làm cho nguời
nông dân đaực biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Theo số liệu
thống kê của VINACAS thì hiện nay có khoảng 8000 người sống bằng nghề trồng
điều, và tổng số trực tiếp lao động làm việc tại các nhà máy sản xuất, chế biến, xuất
khẩu vào khoảng 120000 người, chưa kể số lao động gián tiếp và số lao động nông
nhàn tham gia sản xuất khi vào thu hoạch. Ước tính cứ 1000 tấn điều thô sẽ giải quyết
vấn đề việc làm cho 250 người lao động trong vòng một năm với mức thu nhập 500700USD/1 người.
b)
Sản xuất và xuất khẩu điều còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái.
Cây điều là cây công nghiệp dài ngày, chịu được hạn và không kén đất do đó

chúng ta có thể tận dụng vùng đất cạn ở phía Nam nước ta. Do bản chất bán hoang dại
và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên cây điều có thể phát triển trong điều kiện nóng
gió khô hạn đặc biệt là khu vực Duyên hải miền trung. Trong điều kiện thời tiết khắc
nghiệt đất đai khô hạn nghèo dinh dưỡng nhưng cây điều vẫn cho hiệu quả kinh tế cao
hơn hẳn so với các cây trồng công nghiệp khác.
Bên cạnh đó đất nước của chúng ta đang đứng trước những vấn đề về thiên tai
như hạn hán lũ lụt…. mà trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nạn chặt phá rừng, sự
lạm dụng phân hóa học và các chất khác. Có ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới chất

7


lượng đất đai hiện nay. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải phủ xanh đất trống đồi
trọc, cải thiện lại tình trạng của đất.
Bởi vạy, cây điều xuất phát từ một cây trông lâm nghiệp đủ điều kiện trong việc
giữ dất, và được khuyến khích trong việc trồng để giữ đất đàu nguồn.Cây điều góp một
phần rất quan trọng trong việc phủ xanh đồi trọc, phát triển rừng và giữ cân bằng hệ
sinh thái
c) Sản xuất và xuất khẩu điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công
nghệ,góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hàng năm hạt điều xuất khẩu đem lại một lượng kim ngạch xuất khẩu rất lớn,
đóng góp rất nhiều cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều
không ngừng tang trong những năm qua, đóng góp cho ngâ sách của ngành điều cũng
lien tục tăng.
Sản xuất và xuất khẩu hạt điều tạo điều kiện cho việc nhập khẩu khoa học công
nghê từ nước ngoài, phát triển công nghệ hiện có trong nước. Lượng ngoại tệ thu
được từ việc xuất khẩu hạt điều được đầu tư một cách hợp lí để nhập khẩu những
giống điều mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và đầu tư trang thiết bị tiên tiến để
hiện đại hóa ngành điều.
Việc phát triển ngành sản xuất va chế biến điều vô hình chung đẩy nhanh tốc độ

công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của chế biến và xuất
khẩu nông sản nói chung và chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướng hiện đại hóa.
3. Các lợi thế của Việt Nam trong việc sản xuất,chế biến và xuất khẩu hạt điều
1.1 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới cây điều
Cây điều phát triển tốt ở nhiệt độ cao, ưa độ cao 0-600m so với mặt biển.
Nhìn chung độ cao nơi trồng điều so với mặt biển càng lớn thì cây sinh trưởng càng
chậm, năng suất càng giảm.
 Cây điều được trồng ở khu vực ve biển vừa có mục đích giữ đất, chống lũ
lụt xói mòn vừa là điều kiện rất tốt để cây có thể phát triển. Bên cạnh đó,Việt Nam là
nước ven biển,diện tích bờ biển dài, có một lượng đất trồng lớn phù hợp với loại cây
này
-

Lượng mưa: 800-1500 mm/năm, trãi đều trong 6-7 tháng và một mùa khô

kéo dài từ 5-6 tháng trùng vào mùa cây đều ra hoa kết quả. Cây điều rất thích hợp với
kiểu khí hậu hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mưa nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đếncây
điều. Mưa nhiều làm cây chậm sinh trưởng và sản phẩm kém chất lượng, bị ký sinh
trùng tấn công nhiều. Mưa ít làm cho cây ra trái bất thường.
Lượng mưa các tháng 10, 11 và 12 ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch
sớm, trung bình hay thu hoạch muộn. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng 220 mm sẽ

8


cho năng suất cao, ngược lại nếu lượng mưa trung bình tháng 11 nhiều hơn sẽ cho
kếtquả ngược lại ở những cây ra hoa sớm vào tháng 11.
Cây đòi hỏi mùa khô kéo dài ít nhất 4-5 tháng.
 Khí hâu 2 mùa là một dạng khí hâu có ở khu vực miền Trung, miền nam việt
nam. Một năm thể hiện rõ hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Vậy nên cây điều sinh

trưởng và phát triển rất tốt tại những vùng này.
Nhiệt độ: Cây điều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 24-280C, nhiệt độ
tối đa trung bình cây còn khả năng chống chịu là 380C.
Trong giai đoạn sản xuất của cây nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa.
Thời kỳ quả phát triển, nhiệt độ lớn hơn 400C sẽ gây rụng hoa, quả. Cây điều non
thường rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, cây trưởng thành thì có thể chịu được nhiệt độ ở
00C.
-

Ánh sáng: Điều là cây ưa sáng, thường sản xuất trong mùa khô, khoảng

2000 giờ nắng/ năm.
-

Ẩm độ tương đối: Cây thích hợp với ẩm độ tương đối của không khí 665-

80%, trong mùa ra hoa của cây độ ẩm nàythấp sẽ thuận lợi cho cây.
Gió: Các nước trồng điều nhiều, khu vưc trồng điều chủ yếu của họ nằm gần
biển, phơi ra gió.
Cây điều phần lớn thụ phấn chéo và được phát tán nhờ gió, tốc độ gió thích
hợp 2-25 km/h. Gió mạnh sẽ làm rụng hoa, tăng bốc thoát hơi nước làm mất cân bằng
sinh lý. Gió mặn (có chứa muối) dẫn đến các mầm và lá non bị cháy nắng.
- Khô trong suốt thời kỳ ra hoa thì sự kết quả rất tốt
- Nhiều mây trong suốt đợt ra hoa làm cho hoa bị khô héo do nhiễm bọ xít chè.
- Mưa nặng hạt trong lúc ra hoa gây hại cho sản xuất
-

Nhiệt độ cao ở giai đoạn quả non (hòn bi) sẽ gây rụng quả.
Điều phát triển tốt hơn khi thời gian khô hạn ngắn hơn.
Đất: Cây điều có thể phát triển được trên các loại đất cát rời, đất bồi, đất có


chứa sắt, đất feralit.
Cây chỉ sinh trưởng tốt trên đất xốp, sâu, thoát nước tốt pH từ 4,5 – 6,5. Cây
điều thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân về lý tính hơn là hóa tính.
Ở Việt Nam rất nhiều vùng đất có thể thích hợp cho việc phát triển của cây
điều như:
- Đất cát đỏ ở ven biển Bình Thuậ
- Đất cát trắng bờ biển duyên hải Nam Trung bộ.
- Đất xám phù sa cổ (Đông Nam bộ chiếm diện tích lớn nhất)
- Đất badan thoái hóa (Các tỉnh ở Tây Nguyên).

9




Tất cả những loại đất này phần lớn là đất trống, đồi núi trọc cần phải được

phủ xanh nên rất thuận lợi cho các kế hoạch mở rộng diện tích trồng điều.
1.2 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước
Nhà nước sẽ hỗ trợ ngân sách khảo sát địa hình, xác định các vùng đủ điều kiện
sản xuất hạt điều an toàn tập trung; xây dựng, cải tạo hạ tầng. Ngân sách địa phương
hỗ trợ đầu tư chợ bán buôn, kho bảo quản, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật..
Ưu đãi về đất đai: Miễn, giảm tiền thuế đất, thuê mặt nước của Nhà nước. Thanh
toán hỗ trợ Ngân sách Nhà nước về tiền thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá
nhân.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công
nghệ.
Hỗ tợ tài chính các hạng mục xây dựng của cơ sở kinh doanh và hỗ trợ khác như:

Thanh toán hỗ trợ hạng mục xây dựng cơ bản; Thanh toán hỗ trợ chi phí vận chuyển.
Có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư khi có dự án đầu tư nông nghiệp như: áp dựng
mức giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất quy định; miễn tiền thuê
đất, thuê mặt nước; hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến; hỗ trợ chi phí vận
chuyển.
Xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng: giao thông, kênh mương tưới, tiêu cấp 1, trạm
bơm, điện hạ thế.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, trong
phạm vi quyền hạn và ngân sách địa phương, ban hành chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện cho người sử dụng đất thự hiện “dồn điền, đổi thửa”, cho thuê, chuyển
nhượng, tích tụ đất đai hình thành vùng sản xuất an toàn tập trung; ban hành chính
sách hỗ trợ vốn và chính sách khác cho sản xuất, chế biến , tiêu thụ hạt điều trên địa
bàn.

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị
trường Mỹ
2.1

Tổng quan về nền kinh tế Mỹ

10


Vị trí địa lý: Nằm ở giữa Bắc Mỹ, cách Việt Nam khoảng 13565 km. Diện tích:
9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và Canada) chiếm 6,2% diện
tích toàn cầu. Khí hậu: Mỹ gần như có tất cả các loại khí hậu: khí hậu ôn hòa (đa số
các vùng), khí hậu nhiệt đới (ở Hawaii và miền nam Florida), khí hậu địa cực (ở
Alaska), khí hậu hoang mạc (ở Tây nam), khí hậu Địa Trung Hải (ở duyên hải
California), khí hậu khô hạn và nửa khô hạn. Dân số: 308.745.538 người (theo Cục
thống kê Hoa Kỳ - ngày 01/04/2010), trong đó California là bang đông dân nhất. Vì

vậy: Mỹ là một thị trường khổng lồ. Dung lượng thị trường Mỹ rất lớn do Mỹ có dân
số đông, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Mỹ lớn vì họ chi tiêu
mua sắm nhiều. Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ đã từ
6% giảm xuống còn 1%. Hàng hoá mà người Mỹ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu từ
bên ngoài. Có thể đánh giá rằng Mỹ là một xã hội tiêu thụ. Cơ cấu thị trường và mặt
hàng tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng, nhu cầu hàng hoá ở từng vùng không giống nhau.
Hàng hoá dù có chất lượng cao hay vừa đ ều có th ể bán trên thị trường Mỹ vì ở đây có
nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng
Mỹ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, s ản ph ẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả
phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo. Với sức hấp dẫn của mình, Mỹ là một thị trường cạnh
tranh gay gắt. Hàng hoá của một nước vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh với các mặt
hàng tương tự từ nhi ều nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh
tranh trên thị trường Mỹ là giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đôi khi đòi hỏi về giá cả lại
lớn hơn đòi hỏi về chất lượng. Do người tiêu dùng Mỹ thích thay đổi, họ muốn mua
những hàng hoá rẻ, chất lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì
nguyên nhân này mà các hàng hoá của Trung Quốc rất thành công trên thị trường Mỹ.
Một điều nữa cần lưu ý là khi bán hàng trên thị trường Mỹ, công tác marketing đóng
vai trò hết sức quan trọng. Thị trường Mỹ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong
thương mại, các văn bản luật bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng
nhóm các mặt hàng và thậm chí một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này
rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm
cho các nhà xuất khẩu nước ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững. *Thị hiếu
khách hàng: Trong kinh doanh quốc tế, chúng ta cần phải chú trọng đến việc nắm bắt
thị hiếu khách hàng. Trước hết phải thấy rằng Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và
tiêu dung. Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều càng kích thích sản xuất và dịch vụ

11


tăng trưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển. Ngày nay, tâm lý này không chỉ của riêng

nền kinh tế Mỹ mà còn có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới.
Hàng hóa dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Hoa Kỳ vì các
tầng lớp dân cư của nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Các nước đang phát triển
và Việt Nam khi xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ cần phải lấy yếu tố giá cả làm
trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ nhưng phải đa dạng và hợp thị hiếu. Những
đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng
khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng nặng nề
của 2 cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho
Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân. Với thu nhập
đó, việc mua săm đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu cho văn hóa hiện đại của
nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở
rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ gần như tin tưởng tuyệt
đối vào các cửa hàng bán lẻ của mình, họ có sự đảm bảo về chất l ượng, bảo hành và
các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh
với lần tiếp xúc đầu tiên đối với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hóa
sẽ khó có cơ hội trở lại. Vì vậy sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn l ẻ thường
không mấy khi đe dọa được sự hiện diện TM của người đến trước. Nói tóm lại, phân
phối, giá cả và chất lượng là những yêu tố ưu tiên đ ặc bi ệt trong thứ tự cân nhắc
quyết định mua hàng của người dân Hoa Kỳ. Địa lý rộng lớn, phong cảnh đa dạng
cũng tạo cho người dân Hoa Kỳ một thói quên ham du lịch ưa khám phá trong và
ngoài nước. Các phân tích cụ thể cho thấy thị hiếu của người Hoa Kỳ rất đa dạng do
nhiều nền văn hóa khác nhau cùng tồn tại, xác định rõ phân đoạn thị trường mình sẽ
thâm nhập để xuất khẩu là chìa khóa đi đến thành công
Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường đa dạng, là một trong số các quốc gia công
nghiệp hùng mạnh và có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới, trong đó các khu vực
tư nhân đóng vai chủ đạo. Chính phủ là một khách hàng lớn nhất đặt mua hàng hóa và
dịch vụ từ khu vực tư nhân. Các ngành kinh tế trọng điểm gồm:
Dịch vụ: Ngành dịch vụ bao gồm: ngân hàng, bất động sản, khách sạn, vận tải,
du lịch, chăm sóc y tế, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tư vấn pháp luật, bán buôn, bán lẻ,
nhà hàng, kế toán… chiếm gần 80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có vai

trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin,
tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh…

12


Trên 3/4 lực lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ. Hoa Kỳ luôn duy trì được
thặng dư trong thương mại dịch vụ.
Công nghiệp: Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo.
Hiện nay nền công nghiệp Hoa Kỳ không còn ở vị trí số 1 thế giới do sự trỗi dậy mạnh
mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản. Các ngành công nghiệp chính của Hoa
Kỳ gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến
thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng, vũ trụ, viễn thông, công nghiệp
quốc phòng. Năm 2012 công nghiệp tăng trưởng 3,2%.
Nông nghiệp: Nông nghiệp của Hoa Kỳ rất phát triển, đứng đầu thế giới về sản
lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng tổng
sản lượng nông nghiệp đạt hơn 200 tỷ đô-la. Các sản phẩm chính gồm thịt gia súc,
ngô, lúa mì, ngũ cốc khác, trái cây, đậu nành, gia cầm, thủy sản, sữa và các sản phẩm
bơ sữa... Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lớn nông sản, năm 2010 đạt 103,12 tỷ USD.
2.2 Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam
2.2.1 Quan hệ ngoại giao
-Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam tháng 2 năm 1994.
-Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995 và trao đổi đại sứ đầu tiên
tháng 5/1997.
-Cựu Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam tháng 11/2000
-Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ tháng 6/2005
-Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ coi trọng khu vực châu Á - TBD, tranh thủ
nhiều hơn vai trò của Đông Nam á và ASEAN, tăng cường quan hệ với cả ASEAN
cũng như quan hệ và hợp tác với từng nước thành viên.
-Tồn tại, khó khăn: những vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.

-Hợp tác Khoa học-Công nghệ, Văn hóa, Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Lao động:
• Bản Ghi nhớ (MOU) cấp Bộ như Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai Bộ
Y tế (12/1997).
• Thỏa thuận hợp tác về thể dục thể thao (3/1999).
• Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam - Hoa Kỳ (11/2000),
• Bản Ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn (1/2001),
• Biên bản Ghi nhớ giúp đào tạo nhân lực cho ngành Thủy sản Việt Nam
(11/3/2003).
• Hiệp định hợp tác y tế và khoa học y học Việt Nam - Hoa Kỳ
2.2.2 . Quan hệ kinh tế và thương mại
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng phát triển.
Các hiệp định đã ký kết:
• Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997).
• Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA ký 13/7/2000, có
hiệu lực 10/12/2001).
• Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001).

13






.

Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003).
Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004).
Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005).
Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005).

Ngày 31/5/2006 hai nước đã ký “Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán

song phương Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO)”
Kết quả hợp tác:
Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực tháng
12/2001, đến năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 24,7 tỷ USD. Hiện Hoa
Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam. Năm 2012 thị trường Hoa Kỳ chiếm 17% tổng kim ngạch xuất
khẩu và 4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt NamHoa Kỳ phát triển mạnh hơn từ năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Quan hệ
chính trị nước tiếp tục được củng cố và phát triển theo hướng tích cực.
Chi phí sản xuất ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, nên ngày càng nhiều các nhà sản xuất
Hoa Kỳ đặt gia công sản phẩm và/hoặc bán thành phẩm ở nước ngoài, trong đó có Việt
Nam, hoặc trở thành các nhà nhập khẩu hàng giá rẻ về cung ứng cho hệ thống khách
hàng của mình tại Hoa Kỳ.
Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng. Chủng tộc và văn hóa đa dạng dẫn
đến nhu cầu và tập quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người cao,
song chênh lệch thu nhập rất lớn. Số dân nhập cư vào Hoa Kỳ hiện nay mỗi năm tới
trên 1 triệu người và ngày ngày càng tăng, trong đó phần đông là những người lao
động chân tay có thu nhập thấp, vì vậy thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu cả về hàng cao
cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân rẻ tiền.
2.2.3. Hợp tác đầu tư và hợp tác phát triển
Cải thiện môi trường thương mai, đầu tư của hai nước trong khuôn khổ Hiệp
định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), bao gồm: mở thị trường cho thịt bò Mỹ
và nông sản Việt Nam, thực hiện các cam kết WTO. Được ký một năm trước đây,
TIFA là một diễn đàn cho việc thảo luận và giải quyết các vấn đề thương mại và đầu
tư song phương.
Thiết lập các liên kết rộng lớn hơn về hàng không giữa hai nước, bao gồm các
bước: Tiến hành đàm phán Hiệp định Bầu trời mở (Open Skies) vào tháng 10/2008.
Ký hiệp định hợp tác triển khai dự án về nâng cao năng lực giám sát hàng không cho

Việt Nam. Đạt được tiến bộ trong việc Việt Nam tham gia ký Hiệp ước Cape Town,

14


giúp cải thiện các điều khoản quy định việc Việt Nam cấp tài chính cho hoạt động mua
bán máy bay.
Tăng cường các hệ thống an toàn thực phẩm, thông qua việc giúp tăng cường
hệ thống luật pháp về an toàn thực phẩm của Việt Nam, tăng cường đào tạo cho quan
chức nhằm giúp họ đánh giá tốt hơn các nguy cơ đối với nguồn cung lương thực của
Việt Nam. Ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa nhà chức trách Hoa Kỳ và Việt Nam
liên quan đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Hoa Kỳ về an toàn thực phẩm,
dược phẩm và thức ăn gia súc. Tuân thủ các yêu cầu của Hoa Kỳ về xuất khẩu trái cây
của Việt Nam sang Mỹ.
Hai bên cũng đang tiếp tục đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT) và
phối hợp trong việc tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP); tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong cơ chế họp theo khuôn khổ TIFA (Hiệp định
Thương mại và Đầu tư) để giải quyết các vướng mắc trong quan hệ kinh tế thương mại
hai nước. Ta cũng đã đồng ý nhập thị bò không xương trên 30 tháng tuổi từ Mỹ. Hai
bên cũng đã và đang hợp tác tốt trên khuôn khổ đa phương như tại HĐBA LHQ. Phía
Mỹ mong VN đóng góp tích cực trong ASEAN và đánh giá cao việc VN sẵn sàng hợp
tác trong khuôn khổ tiểu vùng Mekong.
2.3 Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ những năm gần đây.
Việt Nam hiện là một trong những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới với
sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150 nghìn tấn (tương đương 600
nghìn tấn điều thô). Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp
điều lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Xuất khẩu hạt
điều của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của
quốc gia này. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều của Việt Nam sang
Hoa Kỳ năm 2008 đạt 25,12% với kim ngạch 249,57 triệu USD. Nguyên nhân của

tăng trưởng đột biến do cả giá và nhu cầu nhập khẩu hạt điểu của Hoa Kỳ tử Việt Nam
tăng nhanh trong 7 tháng đầu năm, (giá điều nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 32,74% và
nhu cầu nhập khẩu tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2007).
Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 250 triệu USD, hạt điều trở thành mặt hàng
đứng thứ 3 trong các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
sang Hoa Kỳ năm 2008. Và đồng thời với tốc độ tăng trưởng khá tốt (25,12%), hạt
điều cũng lọt vào top 15 các mặt hàng có tăng trưởng nhập khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất
năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều sang thị trường này đã bắt

15


đầu có dấu hiệu suy giảm dần. Năm 2008, tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 25,12% trong
khi năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 39,59% và không có hiện tượng tăng giá đột biến
như trong 7 tháng đầu năm 2008. Điều này chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu điều của Hoa
Kỳ từ Việt Nam -giống như các mặt hàng nông sản khác- đang giảm xuống. Tuy bị tụt
hạng từ thứ 10 xuống thứ 15 trong xếp hạng các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản có tốc
độ tăng trưởng nhập khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ nhưng hạt điều vẫn là một mặt hàng
chủ lực đóng góp kim ngạch xuất khẩu khá lớn.

Bảng 2.3.a: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Hoa kỳ trong năm 2008
Hạt điều Việt Nam được vận chuyển sang 50 nước và vùng lãnh thổ và Mỹ tr ở
thành nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 1/3 tổng sản lượng xuất khẩu hạt điều. Về thị
trường xuất khẩu, sự tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng hạt điều tại khu vực châu Mỹ và
châu Á đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của ngành điều nước ta trong
năm 2013. Nếu xét về kim ngạch xuất khẩu thì châu Mỹ là đối tác nhập khẩu hạt điều
lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu hạt điều sang khu vực này chủ yếu chỉ tập trung vào
2 thị trường là Hoa Kỳ và Ca-na-đa, cụ thể sang Hoa Kỳ đạt 81,4 nghìn tấn với kim
ngạch 538,1 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và 32,6% về kim ngạch so với năm
2012; sang Ca-na-đa đạt 8,6 nghìn tấn với kim ngạch 61,3 triệu USD, tăng 20,9% về

lượng và tăng 21,4% về kim ngạch.
Kim ngạch, cơ cấu, phương thức xk, thị phần điều Việt Nam tại Hoa Kỳ Ngành
điều đã đạt được tăng trưởng đầy ấn tượng, làm cho Việt Nam trở thành một trong
những nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới từ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu
hạt điều trong các năm gần đây liên tục tăng với tốc độ cao năm 2010 đạt 1.123 tỷ
USD, năm 2011đạt 1,35 tỷ USD, năm 2012 đạt 1,47 tỷ USD và năm 2013 là 1,66 tỷ

16


USD thẹo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) thì kim ngạch xuất khẩu hạt
điều trong năm 2014 sẽ là 1.8 tỷ USD.
Trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta đó là hoa Kỳ với kim ngạch
qua các năm tính tới tháng 9/2013 như sau Năm Kim ngạch xuất Kim ngạch xuất khẩu
% kim ngạch khẩu toàn sang thị trường Mỹ xuất khẩu sang quốc(tỷ USD) (USD) thị
trường Mỹ 2010 1.123 370.551.058 32,99 2011 1.35 395.945.223 29,33 2012 1.47
405.115.036 27,56 2013 1.66 413.712.954(*) 24,92(*) (*) giá trị tính đến tháng 9/2013
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam có xu hướng tăng về giá
trị xuất khẩu nhưng ngày càng giảm đi về tỷ trọng song vẫn chiếm tỷ trọng cao trong
kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chứng tỏ thị trường Mỹ vẫn là thị trường
quan trọng cần quan tâm tới và còn rất nhiều tiềm năng trong thời gian tiếp theo. • Cơ
cấu mặt hàng xk Mặt hàng Lượng(kg) GIÁ(USD) ĐKGH Hạt điều chiên 18,523 3.74
FOB muối Hạt điêu nhân loại 7,490 3.62 FOB WS Hạt điều nhân đã 15,876 2.91 FOB
xấy khô Hạt điều khô đã bóc 15,876 5.64
• Phương thức xuất khẩu chủ yếu vao tt Hoa Kỳ: 1.Xuất khâu tự doanh( xuất trực
tiếp) 2.Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài 3.Tổ chức phân phối tại nước ngoài
• Thị phần tại thị trường Hoa kỳ Nhờ đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và
đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, nhân hạt điều đã có thêm các thị
trường xuất khẩu mới, ổn đ ịnh tại Nga, các nước Đông Âu, Bắc Âu và ngày càng tăng
tại Mỹ Nếu so với khối lượng nhân điều Mỹ cần nhập khẩu tiêu thụ là 70.000 tấn/năm

thì trong năm 2004, điều Việt Nam đã chiếm được 15% thị phần. Đến nay đã được 10
năm.
Năm 2010 Hoa Kỳ nhập khẩu được 119.113 tấn điều nhân các loại với kim ngạch
nhập khẩu 692.179.176 USD, tăng nhẹ 1,85% về lượng và tăng 18,71% về trị giá so
với năm 2009. Giá nhập khẩu bình quân của Hoa Kỳ năm 2010 đạt 5.811 USD/tấnHoa Kỳ là một trong những quốc gia có giá trị nhập khẩu cao nhất thế giới. Tính cả
năm 2010, Việt Nam chiếm đến 48,96% thị phần nhập khẩu điều nhân của Hoa Kỳ
(58.313 tấn và 340.411.029 USD), tiếp theo là Ấn Độ (25,73% thị phần), Brazin
(19,59% thị phần).
Chính sách: Giám sát chặt chẽ các hoạt động mua bán Điều trên đất nước
của họ. Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm, đưa ra yêu cầu về chất lượng cao thì
mới được xuất khẩu vào đất nước của họ. Chống bán phá giá giúp cho việc cạnh tranh

17


lành mạnh, làm cho các đơn vị có sản phẩm kém chất lượng sẽ không thể xâm nhập
vào thị trường nội địa.
Lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi
suất 0,25%, sau 7 năm duy trì ở mức gần bằng 0%. Việc điều chỉnh lãi suất này theo
đánh giá của các chuyên gia kinh tế sẽ có tác động không nhỏ đến tâm lý của các
doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, tuy nhiên hầu hết đều lạc quan và cho rằng đây
chỉ là những tác động rất nhỏ và không đáng ngại bởi vì nền kinh tế Mỹ trong thời
gian qua đã chứng minh được sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, thể
hiện ở tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn một nửa so với thời kỳ đỉnh điểm, chi tiêu
của người dân Mỹ tăng,... 11 tháng năm 2015, Mỹ nhập khẩu nhân điều từ Việt Nam
với số lượng 97,3 ngàn tấn trị giá 718,6 triệu USD, tăng 32,2% về lượng và tăng
48,15% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy tính chung các thị trường trong 11 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã
xuất khẩu được trên 300 ngàn tấn điều nhân các loại, đạt kim ngạch xuất khẩu lên đến
2,18 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 19,2% về trị giá so với cùng kỳ 2014. Năm

2015 tiếp tục là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất
khẩu nhân điều với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điều (bao gồm dầu vỏ hạt điều
và các sản phẩm phụ,…) đạt khoảng 2,5 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay. Hạt điều
là một trong hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực duy nhất của Việt Nam có tăng
trưởng dương cả về lượng và trị giá trong năm 2015 theo đánh giá của Bộ NN & PT
NT. Hạt điều Việt Nam chiếm trên 50% thị phần giao dịch thương mại điều toàn cầu.

18


Chương III: Thuận lợi và khó khan trong việc sản xuất và
phát triển xuất khẩu của ngành điều tại Việt Nam.
1.1 Thuận lợi
Việt Nam giữ vị trí số 1 về xuất khẩu nhân điều. Trong 32 nước trồng điều trên
thế giới, Việt Nam là 1 trong 3 nước có diện tích và sản lượng điều cao nhất. Hiện diện
tích điều của cả nước gần 390 nghìn ha được trồng tập trung nhiều nhất chủ yếu ở các
tỉnh Đông Nam Bộ như: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai và vùng Tây
Nguyên.
Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để giành vị trí số 1 trong “làng xuất khẩu điều thế
giới” với khối lượng đạt 126.800 tấn, chiếm 37,3% thị trường thế giới.
Cùng với thông tin này, Quyền Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam Nguyễn Đức
Thanh cũng dẫn lại nhận định của các doanh nghiệp nhập khẩu điều hàng đầu thế giới
tại một hội nghị về điều được tổ chức ở Mỹ hồi tháng 4/2010, cho rằng chất lượng
nhân điều Việt Nam thơm ngon hơn hẳn so với sản phẩm của nhiều quốc gia khác.
Công bằng mà nói dù không được coi trọng đúng mức nhưng hạt điều nhân xuất
khẩu lại chính là mặt hàng Việt Nam thành công nhất trong xuất khẩu trong hơn hai
thập kỷ qua.
Theo Lý thuyết về lwoij thế do dánh của Ricardo các mặt hang nông sản Việt
Nam có sức cạnh tránh cao trên thị trường thế giới. Với nguồn lao động sẵ có và chi
phí chế biến rẻ là mọt yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lwoij thế so sánh trong xuất

khẩu , đây cũng là một trong những đặc điểm của các quốc gia đang phát triển. Ngành
điều hiện nay thu hút khá lớn nguồn lao động tham gia chế biến xuất khẩu, hơn nữa lại
chủ yếu là lao động phổ thông nên mức lương lại giữ ở mức thấp. Việc nguồn lao
động, chi phí rẻ và có khả ăng đáp ứng tạo ra lwoij thế lướn cho VN trong việc xuất
khẩu nhân điều ra thế giwois. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đã có công nghệ chê
sbieens riêng thay vì nhâp khẩu máy móc rát đắt từ nước ngoài. Với năng suất cao, tỷ
lệ hạt bể vỡ thấp hơn nữa giá thành lại rẻ, đây là một trong những yếu tố góp phần đưa
VN thành nước đứng đầu thế giwosi về xuất khẩu điều từ năm 2008.
1.2 Những khó khăn và hạn chế khi xuất khẩu hạt điều sang Mỹ
3.2.1 Khó khăn
Thứ nhất: Hàng hóa Việt Nam vào mỸ gặp nhiều rào cản. Người Mỹ gắn thương
mại hóa với môi trường,coi như một đạo luật nhưng thực chất là rào cản phi thuế quan
mới trong giao thương hang hóa. Hiện nay thị trường Mỹ gặp phải rất nhiều quy định,
rào cản theo hướng bất lợi cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Từ khi
hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực bắt đầu từ năm 2001, có thể khẳng điịng

19


rằng việc hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực tạo điều kiện thuân lợi cho việc
xuất khẩu hang nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, một thị trường có sức mua
lớn nhất thế giới. Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ là một thế mạnh của Việt
Nam trong hơn chục năm qua nhưng điều đó dường như đã thay đổi khi thị trường
nước này ngày càng có nhiefu quy định, đồi hỏi các nhà xuất khẩu phải vượt qua.
Ví dụ như Mỹ đã áp dụng đạo luât Lacey trong xuất khẩu đồ gỗ, các quy định của
Farm Bill 2008 của Mỹ, hay áp dụng phương pháp “zeroing”( quy về bằng không) khi
tính toán biên độ phá giá…
Để giảm bớt rào cản chỉ khi từ phía Mỹ đồng ý cho Việt nam hường quy chế
hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GPS) và công nhan Việt nam là nước có nên kinh
tế tị trường tì khi đó xuất khẩu nông sản vào Mỹ mới thuận lợi.

Thứ 2: Mỹ là một thị trường không những có quy địng khắt khe mà còn có sự
cạnh tranh gay gắt. Theo thống kê, đối thủ chính của VN trong ngành hang cà phê hiện
là Indonesia và AAsb độ. Hạt tiêu thì có Indonesia, Ấn độ, Malaysia ; cao su là Tái
Lan, Indonesia, Malaysia; hải sản là Thái Lan, Philipines. Riêng về ngành hang có kim
ngạch nhập khẩu cao nhất vào Mỹ hiện nay là may mặc và giày dép tì các đối thủ
chính của Việt Nam là Trung Quốc, Thái lan…..
Thứ 3: Nhưng khó khan về vấn đề luật lệ, các quy tắc tương mại khi lầm ưn với
Mỹ. Luạt pháp chi phối moi trường kinh doanh ở Mỹ, và các doanh nghiệp tường có
thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. do vaajta
các doanh nghiệp Việt Nam phải cẩn trọng quan hệ làm ăn. Việc sử dụng lật sư tư vấn
để hạn chế những tranh chấp hay xác định rõ các điều khaorn kí trong hợp đồng sẽ
giúp cho phía doanh nghiệp VN chủ động trong những tranh chấp với doanh nghiệp
Mỹ.
3.2.2 Hạn Chế
Tuy là nước xuất khẩu nhân điều đứng vị trí số 1 thế giới, nhưng hàng năm Việt
Nam phải nhập khẩu một số lượng điều thô đáng kể để đáp ứng công suất chế biến
ngày càng tăng. Với diện tích điều hiện có và sản lượng điều thô khoảng 350 nghìn
tấn, mới đáp ứng 60% nguyên liệu cho các nhà máy chế biến điều. Do đó, hàng năm
VN phải nhập thêm từ các nước trên dưới 250 nghìn tấn điều thô cho chế biến. Như
vậy các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải nhập tới hơn 40% lượng điều thô. Trong
khi đó, tiềm năng trồng điều trong nước không nhỏ, và một số nơi, người nông dân đã
phải chặt bỏ cây điều.
Năm 2010, ngành Điều thế giới bắt đầu hồi phục trở lại nhưng những yếu tố bất
lợi về mùa vụ, sản lượng điều thô và sự biến động của giá cả điều thô sẽ gây những bất

20


lợi cho ngành điều Việt Nam giai đoạn cuối năm 2010 đầu năm 2011 và các năm tiếp
theo.

Trong đó, khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu điều thô cho chế biến xuất
khẩu thiếu và bấp bênh. Mặt khác, cây điều trồng trong nước cũng đang bị một số cây
trồng khác cạnh tranh, nhất là cây cao su luôn giữ giá cao liên tiếp trong nhiều năm
qua. Bên cạnh đó, thiếu lao động khâu chế biến điều và chi phí đầu vào từ khâu trồng,
thu hoạch đến chế biến, bảo quản tăng cũng là một trong những khó khăn thách thức
trong thời gian tới.
Có thể nói xuất khẩu điều của Việt Nam khá chật vật. Trong những năm qua, kim
ngạch xuất khẩu không những không ổn định mà còn sụt giảm. Diện tích trồng điều
của cả nước lại có xu hướng "co" lại, sản lượng bấp bênh; thị trường giá cả thu mua
không ổn định; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến;
chưa có sự liên kết, thống nhất giữa các doanh nghiệp nên đã tạo sự cạnh tranh không
lành mạnh…
Giá bán quá cao cộng với có quá ít dòng sản phẩm để người tiêu dùng lựa
chọn (Ấn Độ có bánh kẹo chế biến từ hạt điều, chocolate, mè hạt điều... còn Việt Nam
thì đơn điệu) nên hạt điều chưa phải là dòng sản phẩm phổ biến. Ông Nguyễn Đức
Thanh, phó chủ tịch hiệp hội Điều Việt Nam từng thừa nhận: "Lâu nay hầu như các
doanh nghiệp chỉ chú trọng đến xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa”. Sản phẩm
hạt điều chế biến mới ở dạng bán thành phẩm, thiếu đa dạng hóa sản phẩm nên giá trị
hàng hóa chưa được nâng cao.
1.3 Nguyên nhân và giải pháp
1.3.1Nguyên nhân
Theo Vinacas, những năm gần đây, năng suất cây điều liên tục sụt giảm do giá
vật tư tăng cao, người trồng điều bị lỗ vốn nên ít có khả năng đầu tư và nảy sinh tâm lý
chán nản, bỏ bê chăm sóc. Năm 2009, tình trạng mất mùa điều diễn ra ở khắp các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, cùng tác động của những đợt mưa trái mùa vừa
qua đã làm cho hơn 100 nghìn ha điều bị nhiễm bệnh cho năng suất rất thấp khiến sản
lượng điều trong nước sụt giảm đáng kể (năm 2007 sản lượng điều thô đạt 400 nghìn
tấn nhưng năm 2008 chỉ còn 350 nghìn tấn và năm 2009 sản lượng thấp hơn nhiều).
Năng suất thấp, cùng với giá hạt điều thô rất thấp trên thị trường thế giới tiếp tục gây
khó khăn cho người trồng điều. Hiện nay, thương lái thu mua tại vườn chỉ với giá 6,87 nghìn đồng/kg, giảm 3- 5 nghìn đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2009 khiến nông

dân lỗ nặng. Vì vậy, ở một số nơi, người nông dân ồ ạt chặt bỏ cây điều để trồng cây

21


khác với hy vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khiến diện tích trồng điều trong
nước bị sụt giảm khá lớn. Một tính toán đơn giản sau đây cũng đủ cho thấy việc nông
dân Việt Nam ruồng bỏ cây điều để chạy theo các loại cây trồng khác là điều hoàn
toàn dễ hiểu. Đó là, nếu chia đều tổng kim ngạch xuất khẩu ở thời điểm năm 1992 cho
mỗi héc ta diện tích bốn loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu được trồng tại các vùng
đất trù phú của Tây Nguyên và Đông Nam bộ thì cây tiêu đạt kỷ lục 2.391 USD, cây
cà phê về nhì với 832 USD, cây điều đứng áp chót với 523 USD và cây cao su “đội
sổ” với 315 USD. Còn ở thời điểm cây điều đạt kỷ lục năm 2007 thì chính nó lại ở vị
trí “đội sổ” vì chỉ tăng được 964 USD, trong khi cây cao su cũng tăng được 2.189
USD, còn cà phê tăng được 2.871 USD và cây tiêu tăng kỷ lục 3.209 USD.
Mặc dù tăng tốc xuất khẩu ngoạn mục và cũng được giá như vậy, nhưng vị thế
của cây điều trong các loại cây trồng của Việt Nam lại đang bị lung lay. Trước hết, các
số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy cho dù đạt được nhịp độ tăng bình quân quân
xấp xỉ 10%/năm trong 17 năm qua, đứng thứ ba về nhịp độ tăng trong số sáu loại cây
công nghiệp lâu năm (gồm: cao su, cà phê, dừa, chè, điều và hồ tiêu), nhưng tỷ trọng
của cây điều trong tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm đã từ 24,1% năm 2006
giảm chỉ còn 20,6% năm 2009. Về số tuyệt đối thì giảm từ kỷ lục 440 nghìn ha xuống
chỉ còn 398 nghìn ha, tức là mất 42 nghìn ha.
Đây chính là nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến cho ngành công nghiệp
chế biến điều vốn là niềm tự hào của Việt Nam những năm gần đây lâm vào tình trạng
thiếu nguyên liệu.
Khởi điểm thiếu điều thô cho công nghiệp chế biến có nhiều khả năng là năm
2005. Và khối lượng bị thiếu trong hai năm 2006 và 2007 cũng chỉ mới khoảng trên 10
nghìn tấn, nhưng năm 2008 đã tăng vọt lên hơn 60 nghìn tấn, năm 2009 là trên 70
nghìn tấn, năm 2010 lập kỷ lục với 194 nghìn tấn và được bù đắp bằng điều nhập

khẩu. Các con số nói trên cũng chưa có dấu hiệu dừng lại.
Có thể khẳng định rằng, dù có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan
trọng nhất khiến cây điều thất thế so với các cây công nghiệp lâu năm khác nói riêng
và cây trồng nói chung của Việt Nam là do năng suất điều của nước ta vẫn còn quá
thấp. Các số liệu thống kê của nước ta và FAO cho thấy, trong 17 năm gần đây, năng
suất điều của nước ta tăng bình quân 5,4%/năm và với nhịp độ tăng như vậy thì có lẽ

22


×