Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

bài tập lớn kĩ thuật an toàn và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CƠ KHÍ
**********
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

BÀI TẬP LỚN
Môn Học: Kĩ Thuật An Toàn và Môi Trường
.
Giáo Viên Hướng Dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Kiên
Nhóm 20
Sinh viên thực hiện
1)Nguyễn Thế Thắng
2)Nguyễn trọng Thắng
3)Trần Chiến Thắng
4)Trần Hữu Thắng
5)Trịnh Nam Thắng

MSSV
20133684
20092536
20120912
20133702
20110795

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2015

1


Mục lục


2


• Danh mục các kí tự viết tắt và kí hiệu.
Số thứ
tự

Kí hiệu

Chú thích

1

PH

2

BOD

3

COD

4

DO

5
6


ĐBSCL
H5N1

7

C/N

8

ISO

9

DDT

10
11
12
13
14

BLHS
WTE
EFW
PVC
SXSH
BĐKH

chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+)
trong dung dịch.

là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất
hữu cơ.
là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học
trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng BOD,
COD được lấy từ oxy hoà tan trong nước.
Đồng bằng song Cửu Long
là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus
cúm gia cầm
là chỉ số đánh giá tốc độ phân hủy chất hữu cơ sau khi
chúng được bón xuống đất
là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
(International Organization for Standardization) nhằm
mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương
mại và thông tin.
là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm
qua. Công thức hoá học của loại thuốc này là
C14H9Cl5’ tên khoa học là dichloro-diphenyltrichloroethane
Bộ luật hình sự
Xử lý chất thải thành năng lượng
năng lượng từ chất thải
Nhựa poly vinyl clorua
Sản xuất sạch hơn
Biến đổi khí hậu

15

• Danh mục hình ảnh.
Số thứ tự
Tên hình

1
Hình 1.1: Nhà máy thép ở Đà Nẵng
2
Hình 1.2: Xe ô tô tải chở hàng thải các chất ô
nhiễm vào môi trường.
3
Hình 1.3: Công ty Vedan xả nước thải chưa qua
xử lí xuống song thị vải.
4
Hình 1.4: Sự ô nhiễm trên một con sông ở TP
Hồ Chí Minh.

trang
8
9
10
11

3


5

Hình 1.5: Cá hồ tây chết hàng lọat do ô nhiễm.

11

6
7


12
12

9
10
11
12

Hình 1.6: Sông Tô Lịch ngày nay.
Hình 1.7: Nước thải từ KCN gây ảnh hưởng tới
năng xuât nông nghiệp.
Hình 1.8: Nước thải từ KCN Hoà Khánh gây lở
loét
Hình 1.9: Trạm xử lí nước thải.
Hình 2.1: Than đá kẻ tàn phá môi trường.
Hình 2.2: Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên.
Hình 2.3: Khí thải do hoạt động công nghiệp.

13
14

Hình 2.4: Xe bus thải khói đen kìn kịt.
Hình 2.5: Trồng cây xanh trong thành phố.

19
21

15
16


24
25

17

Hình 3.1: Người dân xả rác bừa bãi.
Hình 3.2: Nhà máy thải trực tiếp nước thải ra
môi trường.
Hình 4.1: Thuốc trừ sâu có độc tính cao.

18

Hình 4.2: Đất bị nhiễm kim loại nặng.

36

19
20

Hình 6.1: Buồng lắng bụi.
Hình 6.2: Cấu tạo Cyclone kiểu thông thường

47
48

21

Hình 6.3: Thiết bị lọc bụi ống tay áo nhiều đơn
nguyên.
Hình 6.4: Buồng phun hoặc thùng rửa khí rỗng


49

51

24

Hình 6.5: Sơ đồ cấu tạo thiết bị lọc bụi bằng
điện kiểu ống
Hình 9.1: Người lao động trực tiếp thao tác

25

Hình 9.2: Chuẩn hóa các điều kiện vận hành.

64

26

Hình 9.3: Thiết bị máy móc hiện đại nâng cao
năng xuất.
Hình 9.4: Ứng dụng tự động hóa trong sản
xuất.
Hình 9.5: Tái chế, tái sử dụng những chất thải
còn chứa vật liệu.

65

8


22
23

27
28

13
15
17
18
19

31

50

63

65
66
4


29

Hình 9.6: Cải tiến sản phẩm: việc cải tiến sản
phẩm có thể đem lại các lợi ích

66


30

Hình 10.1: Ô nhiệm bụi tại Trung Quốc

68

31

Hình 10.2: Ô nhiễm bụi tại khu vực khai thác
than

69

32

Hình 10.3: Ô nhiệm nước thải ( vụ HaBeCo)

69

33

Hình 10.4: Khói bụi do các nhà máy công
nghiệp

69

34

Hình 10.5: Nhà xưởng tiết kiệm năng lượng
điện


71

35

Hình 10.6: Hệ thống sản xuất gạch

71

không nung

• Danh mục bảng.
Số thứ tự
Tên bảng
1
Bảng 3.1: Các tác nhân gây ô nhiễm
môi trường nước.
2
Bảng 4.1: Nguồn gốc chính của kim
loại nặng trong chất thải.
3
Bảng 4.2: Thành phần cơ bản của dầu
mỏ.

Trang
22
33
34

5



LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường , đặc biệt tại các đô thị khôngvấn đề
riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đềtoàn
cầu.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong
thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, và đã làm cho môi
trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những
năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường
đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và
mưa axít.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc đối với môi
trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không chỉ tác
động xấu đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và
biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,…
Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô
nhiễm môi trường càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng cuộc sống của
con người theo chiều hướng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp,
các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ
các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia
tăng đột biến của các phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho
tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng.

6


Câu 1: Phân tích tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp
phòng chống do sử dụng chất độc trong sản xuất công nghiệp.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng chất độc trong sản xuất
công nghiệp.

Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia,
vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ
sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu
nhập, xóa đói giảm nghèo cho các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các
quốc gia.
1.1.

Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa hiện đại hóa mang lại được
thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội trong nước.
Tuy nhiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng làm ảnh hưởng đến môi trường
sống của con người. Ô nhiễm môi trường chính là tác hại rõ nhất của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những ngành công nghiệp chế biến từ trước tới nay
vẫn đóng vai trò then chốt cũng thuộc diện gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Xếp
đầu bảng là công nghiệp hoá chất gây ô nhiễm không khí, đất và nước; Tiếp sau
là các ngành sản xuất và tái chế kim loại (sử dụng hóa chất trong khi gia công và
tạo hình sản phẩm ). Có 30 trên tổng số 129 ngành đứng đầu bảng gây ô nhiễm
hội tụ đủ cả bốn loại ô nhiễm là: đất, nước, không khí và môi trường.
1.1.1.

Trước tiên là tác hại của Công nghiệp hóa hiện đại hóa là làm ô nhiễm
không khí:

Hình 1.1: Nhà máy thép ở Đà Nẵng.
7


Để nền công nghiệp phát triển thuận lợi thì không thể không thúc đẩy phát
triển ngành giao thông-vận tải. Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng

năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn
xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn
bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2,
13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực
trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. theo ước tính cho thấy,
hoạt động giao thông vận tải đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng
VOCs(Volatile Organic Compounds). Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp
là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và
hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau.

Hình 1.2: Xe ô tô tải chở hàng thải các chất ô nhiễm vào môi trường.
Tại Hà Nội, vào nhưng năm 2002 - 2003 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở
xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính
khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép
khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai –
Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi
cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng
Đình, kết quả đo đạc các năm 2005 - 2006 cho thấy nồng độ SO2 trong không
khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Các chlorofluorocarbons (CFCs), một lớp của các hóa chất tổng hợp được
sử dụng trong các chất làm lạnh và đẩy aerosol, đã gây ra lỗ hổng trên tầng
ozone của Trái đất. Việc sử dụng của hóa chất bị cấm có liên quan với sự gia
tăng mức độ ô nhiễm không khí.
8


1.1.2.

Thứ hai là Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây ô nhiễm nguồn nước:


Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Do sử dụng
các hóa chất độc hại trong sản xuất nên môi trường nước ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất
thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô
nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Ví dụ:
Ngành công nghiệp dệt may, Khoảng 1/10 trong số 2400 hóa chất dệt may được
xác định có khả năng gây hại cho con người và môi trường. Đặc biệt trong số
đó, thuốc nhuộm azo là chủ yếu. Một lượng lớn thuốc nhuộm azo axit và nước
hoa có thể gây kích hoạt làm tăng khả năng bị dị ứng cho người sử dụng.
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 911; chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên
đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới
hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-)
vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho
phép do đó gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.

Hình 1.3: Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lí xuống song thị vải.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp
thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác
than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm
khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và
hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu,
9


mùi khó chịu… Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhụm, chỡ, giấy,
dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không

qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.

Hình 1.4: Sự ô nhiễm trên một con sông ở TP Hồ Chí Minh.
Việc khắc phục hậu quả ô nhiễm cũng rất phức tạp, kéo dài và rất tốn kém,
thậm chí vượt xa tổng số ngân sách mà khu, cụm công nghiệp đó đóng góp cho
địa phương trong suốt thời gian nó hoạt động.
Song, hậu quả nguy hiểm nhất chính là những ảnh hưởng đến an toàn sức
khoẻ người dân và huỷ hoại tài nguyên môi trường - có những tác động không
thể và không bao giờ khắc phục được.
Hàng loạt các “con sông chết”, “vùng đất chết”, “cánh đồng chết” kéo theo
đó là những làng ung thư, những hồ tôm, ao cá với hàng ngàn tấn cá chết hàng
loạt xuất hiện khắp mọi vùng miền của đất nước.

10


Hình 1.5: Cá hồ tây chết hàng lọat do ô nhiễm.

Hình 1.6: Sông Tô Lịch ngày nay.
Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang
hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại
đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các
nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã
phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm
nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông
dân.

11



Hình 1.7: Nước thải từ KCN gây ảnh hưởng tới năng xuât nông nghiệp.

Hình 1.8: Nước thải từ KCN Hoà Khánh gây lở loét
1.2.

Các biện pháp phòng chống do sử dụng chất độc trong sản xuất công
nghiệp.

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm
môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những
chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hành chính) phải thực sự đủ
mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng
bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các
tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi
trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát
môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những
hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi
trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động của các lực lượng này.
12


- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các
làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng,
toàn diện các xu thế phát triển; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng

bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho
công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công
nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ
thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động,
đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác
thải tại đó.
- Nghiên cứu thay thế các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường được đặt lên
hàng đầu.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội
nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo
vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn
giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận
thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con
người - xã hội. Động viên, khuyến khích mọi người dân và từng cộng đồng dân
cư chủ động và tích cực tham gia vào việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc
phục suy thoái môi trường.
- Chủ cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư vốn để xử lý ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng do mình gây ra; được phép sử dụng các nguồn tài trợ, đóng
góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện; được
xem xét vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo các quy định
tại Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam.Các Bộ, ngành và địa phương là cơ quan chủ quản các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng bố trí kế hoạch hỗ trợ một phần vốn từ ngân
sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch (phần thuộc trách nhiệm của Bộ, ngành và
địa phương mình).
- Chủ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng triển khai thực hiện Kế hoạch
được hưởng các chính sách miễn giảm thuế hoặc ưu đãi về thuế suất, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến, công nghệ sản
xuất sạch và thân thiện với môi trường; được hưởng các chính sách ưu đãi hoặc

miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất theo các quy định tại
Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
13


- Khuyến khích đổi mới và nâng cấp công nghệ; đẩy mạnh áp dụng các công
nghệ sạch và thân thiện với môi trường vào sản xuất của các doanh nghiệp.
- Tăng cường năng lực quản lý của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về
môi trường từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt trong việc kiểm tra, thanh
tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch và công tác thanh tra nhà nước,
thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường. Khuyến khích và hỗ trợ các
doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn Môi trường
Việt
- Thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật đối
với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có hành vi dây dưa, chõy ỡ,
không tự giác thực hiện Kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đối với khu công nghiệp bắt đầu xây dựng, yêu cầu phải xây dựng và vận hành
trạm xử lý nước thải ngay khi bắt đầu hoạt động, Công khai danh sách các hóa
chất sử dụng khi sản xuất và các khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý
nước thải tập trung và thời hạn phải hoàn thành việc xây dựng để nhân dân cùng
giám sát.

Hình 1.9: Trạm xử lí nước thải.
- Những bài học được rút ra từ các khu, cụm công nghiệp trong thời gian qua
là những kinh nghiệm quý cho các cấp chính quyền trong quá trình quy hoạch,
xây dựng và quản lý các khu công nghiệp. Phát triển công nghiệp ở Việt Nam
trong tương lai hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chú trọng đến
sức khoẻ người dân là một định hướng phát triển mang tính nhân văn, mang tính
toàn cầu.

14


Câu 2: Phân tích các nguyên nhân, biện pháp khắc phục gây ô nhiễm môi
trường không khí?
2.1.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

- ô nhiễm không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc là khi có
một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc
gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm dần tầm nhìn xa do bụi).
Mặt khác sự tích lũy hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí phụ
thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng.
- Nhiễm bẩn không khí là kết quả do hoạt động của con người. Tình trạng nhiễm
bẩn không khí do sử dụng than đá làm nguồn năng lượng nhiệt. nhiễm bẩn
không khí từ lò đốt trong nhà là hình thức gây nhiễm bẩn sớm nhất, mặc dù khả
năng gây tác động có hại bên trong nhà thường mang tính cá biệt. việc thay than
đá bằng sản phẩm dầu khí ở nhiều nước trên thế giới đã làm giảm bớt ô nhiêm
môi trường do khói than gây ra.Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm dầu khí quá
nhiều, nhất là do động cơ đốt trong. Hiện nay là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm
bẩn không khí. Các Động cơ đốt trong thải ra không khí cacbon oxit, chì, nitơ
oxit và nhiều hydrocacbon khí. Nồng độ của các chất này rất cao nhất là trung
tâm thành phố có giao thông đông đúc. Trong điều kiện thông gió tự nhiên
không đủ và cương độ bức xa cao sẽ gây nên phản ứng phức tạp giữa nitơ oxit
và hydrocacbon tạo nên nito peoxi axinitrat và nhiều chất đặc biệt được gọi
chung là các oxit quang hóa học.
- Mưa axit là tác nhân thứ cấp gây ô nhiễm không khí. Nước mưa bình thường
chỉ mang tính axit nhẹ, không có tác nhại gì.Tuy nhiên, các khí thải SO2, NO2
do con người và các hoạt động công nghiệp thải vào khí quyển hòa tan với hơi

nước trong không khí tạo thành axit sulfuric (H2SO4), axit nitic (HNO3).Khi
trời mưa các hạt axit này lẫn vào nước mưa làm giảm độ PH của nước mưa. Nếu
nước mưa có độ acid dưới 5,6 đc gọi là mưa axit, gây ảnh hưởng xấu tới thủy
vực làm chúng bị axit hóa. Cây xanh khi gặp phải mưa acid sẽ làm cho khả năng
quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.

15


Hình 2.1: Than đá kẻ tàn phá môi trường.
-Các nguồn gây ô nhiễm không khí có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo.
+) Nguồn tự nhiên:
- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, meetan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì
nó được phun lên rất cao.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng, đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. csac đám cháy này thường
lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất xa mạc, đất trồng và
gió thooir tung lên thành bụi. nước biển bốc hơi và cùng với sòng biển tung bọt
mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
- các quá trình phân hủy, thối rữa xác động vật. thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua , nitrit, các loại muối v…v.. các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không
khí.

16



Hình 2.2: Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên.
+)Nguồn nhân tạo:
- Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yêu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao
thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra :
- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ồng khói của các
nhà máy vào không khí.
- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút
và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện,
vật liệu xây dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các
xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải,
bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.

17


Hình 2.3: Khí thải do hoạt động công nghiệp.

Hình 2.4: Xe bus thải khói đen kìn kịt.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí.

2.2.

Để đảm bảo sự trong sạch cho không khí trong thành phố, cần áp dụng các
biện pháp tổ hợp sau đây:
a)

biện pháp kĩ thuật.


-Các loại máy móc và dây truyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm, cần được thay
thế bằng dây truyền công nghệ, máy móc hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.
18


-Các loại máy móc chạy bằng than đá, dầu mazut phải được thay thế bằng chạy
điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi muội than và SO2.
-Cần sử dụng rộng rãi điện năng trong vận tải ô tô thiết kế hoặc thay thế loại
động cơ đốt trong đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, chạy bằng các laoji xăng cao
cấp để thải ít nhất các chất gây ô nhiễm không khí…. Ưu tiên các phương tiện
giao thông công cộng và hạn chế xe tư nhân. Với vận tải bằng đường sắt, cần
điện khí hóa ngành này đồng thời cần phải chuyển các xưởng sửa chữa ra khỏi
thành phố.
b)

Biện pháp quy hoạch:

-Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố (nếu xây
mới), và phải chuyển nó ra khỏi thành phố.
-Do các nhà máy này trong quá trình sản xuất làm không khí bão hòa hơi nước,
và làm thay đổi tiểu khí hậu dẫn tới độ ẩm không khí cao, giảm giờ nắng trong
ngày, số ngày mưa và số ngày sương mù tăng, và do sự đốt cháy không hoàn
toàn của nhiên liệu đã làm tăng mức độ nhiễm bẩn của không khí thành phố.
-Chỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân, nhưng cần thay thế máy cũ bằng máy mới, thay đổi quy trình
công nghệ với các kĩ thuật hiện đại, nhờ đó giảm chu vi vùng bảo vệ vệ sinh.
-Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiện các
vấn đề về an toàn giao thông ( trong thành phố phải có bãi đỗ xe công cộng, xây
dưng các cầu vượt, tạo ra nhiều đường một chiều, phải xây dựng cầu vượt hoặc

đường ngầm cho khách đi bộ hành qua các ngã tư…
-Sau cùng là tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố (gồm cả diện
tích của cây xanh và diện tích mặt nước). lục hóa các vùng bảo vệ, các quãng
đường, thiết lập các dải cây xanh lối liền các khu vực khác nhau của thành phố
với các rừng, công viên tăng diện tích cây xanh cho mỗi đầu người trên 50 m2.
Bên cạnh đó, cần phải quy định những biện pháp nghiêm ngặt kiểm tra trước
hết đối với các xí nghiệp công nghiệp mới, đồng thời áp dụng cho cả các xí
nghiệp cũ.

19


Hình 2.5: Trồng cây xanh trong thành phố.
-Để giảm bụi trên các tuyến đường thì cần tăng cường hệ thống xe rửa đường, xe
hút bụi.
-Tại những nơi có nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần thì phải
tiến hành đo đạc một cách chính xác chất lượng không khí tại đó, từ đó đưa ra
phương án khắc phục.
c)

Các biện pháp y tế-giáo dục:

-Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục dưới mọi hình thức về
vấn đề phòng chống ô nhiễm.
-Cần tiến hành các cuộc nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong vấn
đề kĩ thuật mà còn ảnh hưởng của các nhân tố làm không khí bị ô nhiễm tác hại
lên sức khỏe và bệnh tật, lên môi trường sinh thái như thế nào. Đế xuất được các
chiến lược trước mắt và lâu dài phòng chống ô nhiễm không khí cho mọt khu
công nghiệp hay cho cả một vùng lãnh thổ.
Có thể thấy vấn đề ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên trầm trọng

và nguy hiểm. ảnh hưởng của nó tới con người là vô cùng lớn, không thể chủ
quan. Cùng với sự lỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng mỗi người
dân cần phải có trách nhiệm hơn với bầu khí quyển, với môi trường mà chính
chúng ta đang sống. nếu không chính chúng ta đang tự hủy hoại môi trường, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng hệ sinh thái và trực tiếp hơn đó là sức
khỏe của mỗi chúng ta.
20


Câu 3. Ô Nhiễm Môi Trường Nước
3.1

. Khái niệm

Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa: Sự ô nhiễm là một biến đổi nói chung do
con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây ra nguy
hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho nuôi trồng thuỷ sản,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và động vật hoang dã. Theo vị trí không
gian có thể chia ra: ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước
ngầm.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể xếp vào 3 loại để dễ sử dụng và kiểm
soát, 3 loại trên được chia thành 8 nhóm:
Tác nhân gây ô
nhiễm môi trường
nước
-Về mặt sinh học

-Về mặt lí học


-Về mặt hóa học

Phân loại
+) Các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, vi rút, ĐVNS, kí
sinh trùng.
+) Các chất thải cần ôxy: phân gia súc, các chất hữu cơ
phân huỷ...
+) Phù sa hoặc các chất lơ lửng: các hạt đất, bùn không
hoà tan
+) Các chất phóng xạ
+) Độ sạch: Mức độ về độ sạch của nước là tuỳ thuộc
vào mục tiêu sử dụng: nước sinh họat
+) Các hoá chất hoà tan: axit, muối, các kim loại độc, ...
+) Các chất vô cơ: Muối Nitrat, Phosphat hoà tan
+) Các chất hữu cơ có thể hoà tan và không hoà tan:
dầu, mỡ, nhựa, các dung môi,...

Bảng 3.1: Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
3.2. Thực trạng hiện nay
a. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới.
-Hàng năm có khoảng 700.000 người mắc bệnh do nước uống không đảm bảo.
Có 2 tỷ người đang khát hàng năm (Không có nước sạch). Hiện nay đường thuỷ
và sông ngòi Châu Âu đều đã bị ô nhiễm do hợp chất hữu cơ có chứa Clo từ các
nhà máy công nghiệp, nông nghiệp và nước sinh hoạt. Mĩ hàng năm sử dụng
đến 400.000 kg thuỷ ngân để chế thuốc trừ sâu và diệt cỏ. Ấn Độ có tới 70%
nước bề mặt bị nhiễm bẩn, Sông Phin của Cộng hoà Liên bang Đức hàng năm
21



nhận vào 7 tấn muối, 4000 tấn Nitrat, 2.200 tấn Sulphát ...Sự ô nhiễm cả đại
dương đáng lo ngại: Dầu mỏ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nước thải, ....1 tấn
dầu tạo 500 ha váng, dù có váng mỏng cũng làm ngạt các sinh vật thuỷ sinh. Cá
con chỉ cần một nồng độ 0,2 mg/l, cá lớn 16 mg/l thì sẽ bị chết ngạt.
b.

Ô nhiễm nước ở Việt Nam.

- Hiện tại đã xuất hiện nhiều điểm ô nhiễm nước. ở phía Nam, nước sông Đồng
Nai thường có pH <6, Vùng Đồng Tháp, Tứ Giác Long Xuyên nước đầu mùa
mưa nhiễm phèn nặng, pH có nơi xấp xỉ bằng 3. Nhiều nhà máy xí nghiệp thải
ra sông lam nước càng ngày càng bị ô nhiễm nặng, dũng sụng ở cỏc khu cụng
nghiệp vừa là nơi xả thải cỏc chất thải của nhiều nhà mỏy, như gần đõy cú vụ
sụng Thị Vải. Phần lớn các con sông ở phía Bắc nước ta có phản ứng kiềm yếu
hoặc trung tính. ở Hà Nội, nước sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu,... rất
bẩn do bị ô nhiễm chất thải sinh hoạt, màu đen kịt, mùi hôi tanh. Hàm lượng ôxy
hoà tan rất thấp, có khi bằng 0, hàm lượng BOD5 cao trên 30mg/l, NH4 > 10
mg/l. Sông Hồng có lượng phù sa lớn tại Sơn Tây là 6.980 g/m3, hàng năm đổ ra
biển 120 triệu tấn. Cứ 1000 m3 nước cho một lượng các chất màu mỡ tương
đương 1 tấn phân chuồng. Nước ở Hà Nội phần trên mặt còn rất bẩn do lượng
chất thải sinh hoạt của thành phố quá lớn (300.000m3/ngày đêm). Cả Hà Nội có
236 xí nghiệp, nhà máy quốc doanh và 12.223 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh
hoạt động liên tục và thải chất thải
- Nước kênh Tham Luông (TP.HCM) màu đen sẫm, thối, chất hữu cơ cao, có khi
COD = 596mg/l, BOD5 = 184,5 mg/l, DO = 0. Nước sông Sài Gòn có lượng
ôxy giảm, NH+4 tăng sau khi nhận được nước kênh Tham Luông và rạch Thị
Nghè, kênh Bến Nghé. Các cơ sở sản xuất ở Việt Trì mỗi năm thải vào sông
Hồng 3,9 triệu m3 và 2,8 triệu m3 nước sinh hoạt. Khu vực Bãi Bằng,
Supephosphat mỗi ngày thải ra sông Hồng 100.000 m3 nước với chất lượng
pH< 4, hàm lượng Fe, chất hữu cơ, NH+4 , NO 2 tăng. Đặc biệt ô nhiễm nguồn

nước nhà máy Supephotphat Lâm Thao làm đã gây bệnh ung thư ở người. Khu
công nghiệp Thái Nguyên đã biến nước sông Cầu thành màu đen, mặt nước nổi
bọt kéo dài hàng chục km. Trâu, bò uống nước ao, hồ chết hàng loạt, lúa bị khô
vàng cả một vùng. Một số nơi như Châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Cửu Long, vùng ven biển Quảng Ninh, miền Trung,... do khai thác
3.3.
a.

Nguyên nhân.
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất
thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...
22


Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt
thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các
bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia
chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm
sinh học nguồn nước,ví dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ
lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris
thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong 1cm³ nước thải,
trong đó có nhiều loài gây bệnh( Plancho in Furon,1962). Các nhà máy giấy thải
ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy trung bình làm nhiễm
bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân. Các nhà máy chế biến
thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi
được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid
béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Phế
thải của nhà máy giấy Nước thải trực tiếp ra sông Âu thuyền Thọ Quang đang là
điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Đà Nẵng do nước thải từ các nhà máy trong
KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang.


Hình 3.1: Người dân xả rác bừa bãi.
b.

Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các
chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải
vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp
và các chất thải từ các ngành công nghiệp. Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là
23


chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như
đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh. Thủy ngân
dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh Minamata ở
Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây
nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá
và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra. Sự ô
nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi
phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất
lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng
được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước
mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở
các lớp nước ở dưới.

Hình 3.2: Nhà máy thải trực tiếp nước thải ra môi trường.
c.


Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu,
vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.

Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một
phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách
tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn
đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ
1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989). Ước
tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một
tấn dầu loang rộng 12 km² trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp
mỏng dầu trên mặt (Furon,1962). Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn
bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe
24


tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp
7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn
hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ
biển.
d.

Ô nhiễm vật lý

Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như
muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị
không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi
lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi
tanh của cá.

3.4.

Biện pháp khắc phục

Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng tại Việt Nam?

Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã
qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh.

Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản
tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng.
Ngay cả việc xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con
người.

Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần
phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô
nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng
được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong
lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án
nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này
và thu hút người dân tham gia. Một ví dụ điển hình là dự án công viên Yên Sở
trị giá hàng triệu đô la đã được đề cập ở trên. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà
Nội đã và đang làm việc với Gamuda để cải tạo và nâng cấp hệ thống Công viên
hồ, kênh Yên Sở trở thành một công viên công cộng tiêu chuẩn quốc tế với
những hồ nước tự nhiên sạch sẽ, một hệ thống vệ sinh hiện đại, và những công
trình đô thị quanh hồ mang lại cho người dân Hà Nội và du khách một lối sống
lành mạnh, tràn đầy bản sắc văn hóa. Một trong những phần quan trọng của dự
25



×