Tải bản đầy đủ (.docx) (372 trang)

Tuyển tập những bài văn nghị luận xã hội hay (373 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.91 KB, 372 trang )

Page 1 of 372

Nghị luận xã hội về ý nghĩa việc học tập
Người xưa có câu :
"Ngọc bất trác, bất thành khí
Nhân bất học, bất tri lý"
Nghĩa là ngọc mà không được mài dũa thì không thể trở thành món đồ
có giá trị, cũng như người mà không học thì không biết được lý lẽ. Câu
nói đó đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Và ngày nay, để xác định
một lần nữa mục đích của học tập, UNESCO đề xướng: "Học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình." Học là trau
dồi kiến thức tổng quát, là tiếp thu những cái hay, cái mới, cái tiến bộ
sáng tạo... là nâng cao khả năng chuyên môn và các kĩ năng khác, đồng
thời là hoàn thiện nhân cách của bản thân. Trước hết là chúng ta "học để
biết", để nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, hiểu rõ được các vấn đề.
Quả thật là nếu không có học thì bản thân chúng ta sẽ không có hiểu biết
để đánh giá, nhận định đúng một sự việc, vấn đề. Điều quan trọng hơn là
sau khi hiểu được, biết được thì ta phải "làm", phải vận dụng những gì
đã học được vào thực tiễn đời sống. Có như vậy ta mới biết được thành
quả của việc học đã đem lại, đồng thời thông qua đó cũng đóng góp một
phần không nhỏ vào các hoạt động chung của xã hội. Mặt khác chúng ta
còn "học để chung sống" để tạo dựng các mối quan hệ giữa người với
người được hòa thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp thu những qui tắc
giao tiếp, ách ứng xử và sự tinh tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. Có


Page 2 of 372

như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hòa hợp và có ích với cộng
đồng. Hơn thế nữa là chúng ta còn "học để tự khẳng định mình", để
chứng tỏ bản thân mình học là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ


lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu đó. Đó là một quá trình
lâu dài và đòi hỏi bản thân người học sư siêng năng, chăm chỉ, sự kiên
trì, bền bỉ tới cùng. Tất nhiên thành quả của quá trình "học và làm" như
vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích và xứng đáng với công sức mà ta đã bỏ ra.
Như vậy câu nói của UNESCO khẳng định rằng học tập là bước cơ bản
cung cấp cho ta tri thức đồng thời hướng dẫn ta sử dụng tri thức vào các
mục đích tốt đẹp. Câu nói của UNESCO đã mở ra cho ta hai khía cạnh
chính của việc học: thứ nhất là học phải thông qua việc tiếp thu kiến
thức trên lý thuyết; thứ hai là học phải ứng dụng thực hành trong thực tế.
Hai phạm trù này luôn sóng đôi với nhau, bổ sung cho nhau và không
thể tách rời được. Đây cũng lá một trong những bước chính yếu để việc
học của một người đạt được kết quả cao. Từ đó tạo cho nền tảng phát
triển vững chắc, có năng lực trong công việc chuyên môn, rèn luyện
nhân cách bản thân tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng xã hội văn minh,
hiện đại, tiên bộ hơn vể cả "bộ mặt" lẫn con người.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người học với mục đích đối phó,
qua loa cho có. Do vậy mà họ nắm kiến thức một cách hời hợt, không
sâu không chắc. Những dạng người này cho dù có đạt được thành tích
cao trong học tập thì cũng rất khó thành công một cách bền vững cho
sau này được.


Page 3 of 372

Tóm lại mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định
mục tiêu cụ thể, đúng đắn cho bản thân và nỗ lực không ngừng nghỉ
nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập cho bản thân sự tự tin bản lĩnh mạnh
mẽ về năng lực của bán thân, rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách
cao đẹp.



Page 4 of 372

Nghị luận xã hội về việc học 2
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học
hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích
học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng
định mình".
Mục đích học tập mà UNESCO để ra không chỉ phù hợp với thời đại mà
luôn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu
cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng
bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: "học đế biết”. Bài học đầu tiên
của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ
nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức
toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do
người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua
việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên,
những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị
cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản
nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con
người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không bằng tay quen”.
Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm
việc tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví đụ dễ thấy


Page 5 of 372

rằng cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng

khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông
dân "chân lấm tay bùn” suốt ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”
không được học hành đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài
giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm
trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những
người vô dụng. Đó là những con người biết trang trí bản thân chứ ko biết
rèn luvện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất
nhiên chúng ta ko nên nghiêng phiên diện một phía: "học" quan trọng
hơn "hành" quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa hai yêu tố
đó. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành
công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho
phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên
mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ
tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai
chiều giữa "học” và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác
với nhau, là hai mặt của quá trình.
Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO
đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là
mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung
quanh làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa
dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người


Page 6 of 372

khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ,
cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp
cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một

bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục
đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc
học như nhiệm vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy
cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực
dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như
cả xã hội này coi học tập chi là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức
độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng
tạo của bản thân và vô tình kim hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác
định mục đích học tập là rất quan trọng.
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua
đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu
ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang
ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp
con người!


Page 7 of 372

Nghị luận xã hội về vẻ đẹp của người Việt Nam
Ca dao không những là tiêng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người
lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của muôn
đời. Đọc từng trang ca dao, chúng ta thấy hiện lên cuộc sống của người
xưa trong sương mờ quá khứ. Trong đó, lời ăn tiếng nói của con người
trong giao tiếp được người xưa coi trọng và hiển nhiên đó là một trong
những chuẩn mực đức của con người.
Một trong những "tiêu chuẩn" hàng đầu của vẻ đẹp con người là "ăn
nói” phải mặn mà, phải có nét duyên: "Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai
thương nói mặn mà, có duyên". Quan niệm xưa cho rằng "tóc bỏ đuôi
gà, má lúm đồng tiền" là vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp bề ngoài; còn "ăn nói
mặn mà có duuyên” là vẻ đẹp của tâm hồn bên trong, luôn bền vững với

năm tháng, với thời gian. Song song đó, hình ảnh "người khôn" được
nhắc đi nhắc lại với tần suất cao trong ca dao cũng là một điều cần lưu ý.
"Người khôn" ở đây không phải hạng người "khôn lỏi, khôn vặt"; sống
ích kỷ, nhỏ nhen mà là những người sống có nhân nghĩa, biết đối nhân
xử thế đúng mực, đúng chuẩn ở đời.
Người xưa từng nói "lạt mềm buộc chặt" – lời nói ngọt ngào, dịu dàng
giờ cũng mang ấn tượng tốt, mang lại cảm tình, niềm vui giao tiếp cho
người được tiếp xúc: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói
tiếng dịu dàng, dễ nghe". Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói


Page 8 of 372

phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng
trường hợp cụ thể chúng ta dành những "lời hay ý đẹp" cho nhau.
Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được
nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người
thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn: "Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa
lời mà nói cho vừa lòng nhau". Có môi trường sống tốt ắt có nhiều lời
nói hay, nói đẹp.
Bởi môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách
con người: "Đất tốt trồng cây rườm rà. Những người thanh lịch nói ra
dịu dàng". Người thanh tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu chuông đánh
bên thành cũng kêu”. Mỗi cử chỉ, mỗi hành vi, mỗi việc làm, lời nói đều
bộc lộ phần nào phẩm đạo đức, nhân cách của con người. Một khi lời
nói đã thốt ra thì không giờ lấy lại được nữa! Câu "nhất ngôn hạ xuất, tứ
mã nan truy" đủ để biết trọng đến nhường nào trong lời ăn tiếng nói! Vì
vậy, phải giữ đúng lời không vì lý do gì mà thay đổi. Bởi giữ lời hứa là
giữ uy tín, danh dự, thể diện của bản thân: "Nói lời phải giữ lấy lời.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Có khi người xưa khuyên răn nên

"nói ít làm nhiều", đừng "nói nhiều ít" kẻo mang tiếng cười, tiếng chê
bai: "Nói chín thì phải làm mười. Nói mười làm chín kẻ cười người
chê".
Mặt khác, cũng cần tránh lối nói lấp lửng, nửa úp nửa mở; khiến cho
người áy náy, phân vân, không rõ thực hư thế nào, gây phiền muộn cho


Page 9 of 372

nhau: Người khôn ăn nói nửa chừng. Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
"Bên cạnh người xưa dạy những điều thật thấm thìa: đó là khi nói, cần
biết dừng lại khi cần; đừng nói dông dài "con cà, con kê" ắt sẽ làm cho
người nghe nhàm chán, mất hứng thú: "Rượu lạt uống lắm cũng say.
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm "Trong gia đình, trong làng
xóm, trong quan hệ cộng đồng - sự hài hòa, nhường nhịn là cái gốc của
cuộc sống yên vui. Xưa có đôi câu đối rằng: “Nhất cần thiên hạ vô nan
sự. Bách nhẫn đường trung hữu thái hòa" (Chăm thiên hạ không việc
khó. Tốt nhịn, gia đình lắm vẻ vui). Bài học mà ca dao chúng ta thật nhẹ
nhàng mà vô cùng sâu sắc: "Kim vàng ai nỡ uốn câu. Người khôn ai nỡ
nói nhau nặng lời". Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình
huống nào cũng rất cần chữ "nhẫn" như người xưa khuyên nhủ “một câu
nhịn, chín câu lành".
Trong cuộc sống, biết bao điều phức tạp nảy sinh và lời ăn tiếng nói có
tầm trọng hàng đầu. Tìm hiểu ca dao, chúng ta càng cảm phục cha ông,
càng thấm thìa những lời dạy được truyền từ đời này qua đời khác mà
luôn luôn nguyên giá trị của nó trong sự nghiệp xây dựng con người mới
hiện nay.


Page 10 of 372


Nghị luận xã hội về văn học
Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết
thực với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới
hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới
chủ thể của nghệ sĩ…
Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những
khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý
nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn
lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông
chùa, một bờ tre, ruộng lúa... bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự
của con người gửi gắm ở bên trong.
Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội,
là gốc của mọi sáng kiến, phát minh. Con người với tất cả niềm vui, nỗi
buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng
trung thực của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân
chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản
nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính.
Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả
của tình yêu". Còn Goethe thi nói: "Những điều đầu tiên mà thiên nhiên
cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống". Nữ văn sĩ Pháp Elsa
Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: "Nhà văn là
người cho máu". Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác


Page 11 of 372

phẩm chân chính đúng là sản phẩm trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước
mắt nữa của người nghệ sĩ, là kết quả của quá trình nếm trải, nung nấu,
cảm xúc dào dạt - cái mà người ta gọi là cảm tưởng trong sáng tạo nghệ

thuật, không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc
cảm. Cảm tưởng ấy có thế bắt đầu từ niềm vui sưóng, tự hào hay tin
tưởng, phân khởi, nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chăng bao giờ có
niềm vui hời hạt, giản đơn. Bởi vi cuộc sống con người, trong tính hiện
thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn
tại bên cạnh bóng tốì, cái xấu luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc
thường đi liền với khổ đau, bất hạnh ….Và những khổ đau của con
người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất hối thúc người nghệ sĩ
cầm bút.
Chính nhà văn Xô viết V.Raxpuchin đã diễn đạt tình cảm ấy một cách
giản dị chân thành: "Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đây
trong người với Huygo thì bể khổ của nhân loại là hầm mỏ khai thác
không vơi cạn cuả cha ông. Truyện kiều là tiếng khóc đứt ruột. Chí Phèo
là tiếng thét phẫn uất đòi quyền làm người... Những tác phẩm chân
chính, bất tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả những xung
đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác,
giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng với cái thấp hèn, ghê
tởm... Tuy nhiên "thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao
thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung". Đó chính là khả năng nhân đạo mà
văn học chân chính có thể mang lại cho con người.


Page 12 of 372

Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý: Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không
phải văn học nói chung vì trong sự tồn tại của văn học nhân loại quả là
những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá con người nhưng cũng
có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con người. Có những tác phẩm
là kết quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở nhưng cũng không
thiếu thứ văn chương làm thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho

giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy tàn, mục ruỗng
Có thứ văn chương bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ
tiền sẽ bị quên lẵng với thời gian. Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương
tôn trọng con người là thước đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn
học chính. "Những người khốn khổ" của Hugo, “ Sống lại" của
L.Tolstoi, Thúy Kiều của Nguyễn Du... là những tác phẩm trong đó tác
giả còn bộc lộ quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải pháp cải tạo
xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng xé, lầm
lẫn... nhưng đó là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với
thời gian; bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người
mênh mông, sâu thẳm bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước những thế
lực xâu xa, tàn ác đã giày xéo chà đạp lên con người.
Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hoa con
người, làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn
tơi điều cao cả, cao thượng, kể cả những con người đã trải qua và chịu
đựng nhiều điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây
ra.


Page 13 of 372

Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là
khả năng gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh
ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra trong xã hội, dù điều đó cũng là một
phương tiện đáng quí. Chức năng nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức
vè bản thân, tự nhận diện bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác...
mà tác phẩm gọi lên. Người ta nói đến sự "thanh lọc" tâm hồn của văn
học, hay hình thức "sám hối" của bản thân trước lương tâm của quá trình
tiếp nhận tác phẩm là như thế.
Nam Cao không phải chi là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ...

có một cuộc sống bị "cơm áo ghì sát đất", nó đang có nguy cơ giết chết
những ước mơ và những tình cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm
của Nam Cao như một tâm gương soi để độc giả hôm nay tự nhận diện
chính mình, không ngừng vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống một cách
xứng đáng hơn, toota đep hơn.
Nếu trong tác phẩm "Đời thừa", nhân vật Hộ là một trí thức hoàn toàn
tốt tác phẩm có thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa
nhân cách cao thượng, hành vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha
của một "chàng trai trẻ vốn say mê lí tưởng" với những bận rộn tẹp nhẹp
vô nghĩa lí, với sự hối thúc của đời sống tầm thường hàng ngày, cả
những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành vi "tàn nhẫn
của hắn" đối với Từ - người rất đỗi đáng thương của y và những giằng
xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa thương


Page 14 of 372

cảm đến tận đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn
của tác phẩm.
Chính bản thân tác phẩm "Đời thừa" đã tạo được giá trị đích thực mà tác
giả của nó hằng mong mói. "Nó chứa đựng được một cái gì lớn lao,
mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình
bác ái, sự công bằng… Nó làm cho con người gần người hơn". Những
giá trị nhân văn to lớn như thế lại được hình thành từ những mẫu chuyện
nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng được viết bằng một ngòi bút chân thực, tài hoa
và nhất là bằng một cuộc sống cũng đầy mâu thuẫn, đau xót, trăn trở của
chính nhà văn Nam Cao.
Ở đây có vấn đề viết cái gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất
nội dung phản ánh và sự phản ánh. Nói cho rõ hơn, ở đây tình cảm,
lương tri, thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần của con người đã rọi

sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dậy lên ở người đọc một mối
liên tưởng đồng cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức
thuyết phục sâu xa đối với người đọc.
Đọc "Đời thừa" ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chỗ sâu kín nhất
của Quá trinh nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy. Ở "Lão
Hạc" không vậy. Tác phẩm gợi lên lòng thương cảm nơi người đọc từ
cái chết thê thảm của lão vì lòng thương con và vì tình trạng khốn quẫn
của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm chủ yếu lại không chỉ nằm
ở đây. Tác phẩm là những tình cảm vị tha, cao thượng đầy tự trọng của


Page 15 of 372

một lão già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lão tự tử còn vì lòng
tự trọng bị tổn thương, lương tâm cắn rứt vì nỡ lừa dối một con chó!
(trong khi còn biết bao con người nhưng mặt người nhưng lòng lang dạ
thú "người với người là chó sói"). Phát hiện chỗ sâu xa nhất những nét
đẹp lương tri con người, tác phẩm đóng vai rò tích cực trong việc làm
cho con người trở nên tốt đẹp, nhân ái hơn.
Đó là chưa kể đến những câu văn chan chứa một lòng vị tha độ lượng
thái độ làm hòa với người khác và với chính mình, những tình cảm nhân
đạo là bài học về cách sống, cách xử thế, cách nhìn nhận và đánh giá con
người làm cho lòng ta trở nên thanh thản hơn, cao thượng hơn. "Chao ôi!
Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tâm mà hiểu họ thì ta
chi thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bi ổi... toàn là những cớ
để cho ta tàn nhẫn không bao giờ ta thấy họ là những người đáng
thương, không bao giờ đáng thương... “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ
quá rồi. Một người đau chân, có thể nào quên được cái chân đau của
mình để nghĩ đến một cái gì khác hơn. Con người ta khổ quá thì người ta
chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo

lắng buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ
không nỡ giận".
Chao ôi, nếu ai cũng nghĩ được như thế thì quan hệ giữa con người với
con người sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu. Những câu văn xót xa mà đẹp đẽ
như vượt ra khỏi khuôn khổ của tác phẩm, nó nói về cái tình người


Page 16 of 372

muôn thủa nên có, nó có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con
người trở nên cao thượng và nhân ái hơn.
Ở đây nói nhân đạo hóa để nhân mạnh sức cảm hóa mạnh mẽ của nghệ
thuật. Con người là sản phẩm của tạo hóa, nó vốn đẹp đẽ "nhân chi sơ
tính bản thiện". Nhưng xã hội có thể làm tha hóa con người thì văn
chương chính lại có khả năng tác động ngược lại. Tình thương, lòng
nhân đạo sẽ cảm hóa, thức tỉnh lương tri vốn luôn ấn chứa trong chiều
sâu nội tâm con người có khả năng "nhân đạo hóa" con người. Nói "khả
năng" vì không nhất thiết bao giờ cũng có thể đạt được như vậy. Nó còn
tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận riêng biệt của chủ thể cảm thụ. Nhưng một
nhà văn chân chính bao giờ cũng nung nấu, khát vọng tác phẩm của
mình sẽ đem lại một giá trị tinh thần nào đó nhằm cứu vãn con người.
Ngay cả Truyện Kiều, dù Nguyễn Du có viết:
"Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh"

Thì ta cũng hiểu đó chỉ là một cách nói khiêm nhường. Khi trút lên ngòi
bút bao nỗi đớn đau về cuộc đời, đương nhiên nhà văn khao khát những
tấm lòng những giọt nước mắt đồng cảm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?



Page 17 of 372

Mấy thế kỉ trôi qua, Truyện Kiều và những tác phẩm đầy nhân đạo của
Nguyễn Du mãi mãi là người bạn tâm tình, là nguồn sức mạnh của biết
bao thế hệ độc giả, kể cả những độc giả trẻ tuổi hiện nay:
Dẫu súng đạn nặng lòng ra hỏa tuyến
Đi đường đài, em giữ “Truyện Kiểu" theo.
(ChếLan Viên – Gửi Kiều cho em Năm đi đánh Mỹ)
Không thể nào có thế nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đối
với con người. Nhưng quả thật, đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta
có cảm thấy thật hạnh phúc và sung sướng như đang được đối diện, tâm
tình trò chuyện với một người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như
đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được
đón nhận ý chí, niềm nghị lực trong cuộc hành trình đầy thử thách cùa
cuộc sống. Biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đã trở thành cuốn sách
gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nói như Gorki :"sách vở đã chỉ cho tôi
chỗ đứng của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật
là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn luôn hướng về cái tốt đẹp hơn,
rằng con người đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế mà họ đã chịu
biết bao đau khổ". Và cũng chính Gorki đã tuyên ngôn: "Con người - cái
tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao. Con người phai tôn trọng
con người".
Hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau
con người, của mình trong đời sống, nói cho tôi biết rằng con người thật


Page 18 of 372


là vĩ đại. Và nỗi buổn, niềm vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón
nhận ý niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình đầy tà truyện với mọi
con người, căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết hướng tới cái chân,
thiện, mĩ; biết một cách chân thật, nhân ái, cao thượng... đó là những dấu
hiệu của quá “nhân đạo hóa" mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ
đem lại cho con người vì hạnh phúc của con người.


Page 19 of 372


Page 20 of 372

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải
Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc
tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể
coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường.
Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tuy
nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi
trường và hạn chế những vấn đề rác thải.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất
nhiều loại rác thải. Nếu như tất cả các loại rác thải ấy được để hết vào
thùng rác để đưa về nhà máy rác xử lí thì môi trường của chúng ta đã bớt
ô nhiễm. Nhưng thực trạng cho thấy, trong rất nhiều tình huống hàng
ngày, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình xả rác bừa bãi ra ngoài môi
trường.
Ở Bờ Hồ, trên bờ và cả dưới nước đều có rất nhiều các bỏ chai, vỏ lon
và túi ni lông mặc dù xung quanh có các thùng rác. Và ở rất nhiều nơi
chúng ta đều có thể chứng kiến những hành động tương tự. Đó có thể là

do người đó vô tình, hoặc cố tình xả rác ngay tại chỗ, vì lười đi ra thùng
rác. Nhưng dù sao, đó cũng là những hành động vô ý thức, gây mất mĩ
quan và ô nhiễm môi trường. Ở Bờ Hồ, đã có rất nhiều lần cụ rùa phải
ngoi lên vì khó thở. Việc làm ô nhiễm môi trường sẽ làm cho môi trường
sinh thái cũng bị ảnh hưởng theo. Ngay cả ở các khu du lịch, có rất


Page 21 of 372

nhiều các thùng rác, biển cấm xả rác, nhưng vẫn có những người khách
du lịch có vẻ vẫn không quan tâm đến việc này cho lắm. Họ vẫn “tiện
tay” vứt rác khắp mọi nơi, khiến cho những nơi đang đẹp đẽ lại trở nên
xấu đi bởi sự điểm xuyết của túi ni lông, của vỏ chai. Việt Nam chúng ta
có rất nhiều những khu du lịch đẹp, thế nhưng đang bị tàn phá dần dần
bởi sự vô ý thức của một số người khách tham quan.
Trong các trường học, hiện tượng xả rác bừa bãi cũng rất phổ biến. Các
bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy không dùng đến hay vỏ hộp
đồ ăn vào ngăn bàn mà không chịu đem ra thùng rác vứt. Có nhiều bạn
thậm chí còn để đồ ăn thừa vào trong ngăn bàn. Và chỉ một vài ngày sau,
đồ ăn đó bị hỏng, mốc, sẽ bốc mùi gây ảnh hưởng đến không khí của cả
phòng học. Bài học vứt rác đúng nơi quy định là một bài học mà mỗi
chúng ta đều được học từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, và
được thầy cô, người lớn nhắc nhở rất nhiều. Vậy mà vẫn còn rất nhiều
bạn làm không đúng, dẫn đến rất nhiều rác thải trong môi trường học tập
của lớp.
Ngay cả ở nông thôn, nơi mà vẫn được chúng ta vẫn coi là một nơi có
bầu không khí rất trong lành. Tuy nhiên, càng ngày, vùng nông thôn lại
càng bị ô nhiễm nặng nề. Một phần do ở nông thôn, mọi người vẫn chưa
có nhiều ý thức bảo vệ môi trường. Rác thải thường chỉ được đổ tập
trung tại một nơi gần nhà, hoặc vứt bừa ra đường chứ chưa có nhiều

thùng rác. Hơn nữa, ở nông thôn, còn có rất nhiều các loại rác thải hóa
học. Người nông dân sau khi sử dụng phân bón hóa học xong không vứt


Page 22 of 372

bao bì, chai lọ đựng phân bón ra ngay bờ ruộng chứ không vứt vào
thùng rác. Lâu dần, những mảnh chai lọ có thể gây bị thương cho người
khác, chất hóa học dư thừa sẽ ngấm vào đất gây ra những tác hại rất lớn
như ngấm vào gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên nhân của tình trạng rác thải bị xả bừa bãi hiện nay là gì? Thứ
nhất, đó là do ý thức của người dân chưa tốt. Mọi người thường có tâm lí
rằng, vứt một chút rác ra đường thì đâu có sao. Thế nhưng, họ không
biết rằng, mỗi người một chút, hơn bảy tỉ người trên thế giới, sẽ khiến
Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh rác nếu như đống rác thải ấy
không được xử lí kịp thời. Thư hai, đó là do người dân chưa ý thức được
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là hậu quả của
việc các cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên truyền, giáo dục đúng cách.
Vì thế, đa số người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi
trường, cũng như chưa quan tâm đến việc bỏ rác vào đúng nơi quy định.
Hơn nữa, hệ thống xử lí rác thải của nước ta còn lạc hậu, nên chưa xử lí
được triệt để rác thải.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế được việc thải rác ra môi
trường, cũng như hạn chế việc mọi người xả rác vô ý thức ?
Đầu tiên, phải nâng cao ý thức của mỗi người dân. Người dân có ý thức
thì sẽ hạn chế được việc vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Hơn
nữa, chúng ta cần khuyến khích việc tái sử dụng túi nilong, sử dụng
nhiều các túi hữu cơ để có thể bảo vệ môi trường. Túi nilong khi không
được xử lí trong các nhà máy mà chỉ bị chôn xuống đất thì sẽ rất khó



Page 23 of 372

phân hủy, và gây hại cho đất. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần thắt
chặt và xử phạt thật nặng đối với những đối tượng vi phạm. Chỉ có như
thế, vấn đề tác thải mới có thể giảm được phần nào.
Rác thải đang càng ngày càng nhiều, việc tuyên truyền và nâng cao ý
thức người dân cũng được thực hiện ngày một tốt hơn. Đó là một dấu
hiệu rất tốt. Mỗi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và bảo
vệ chính cuộc sống của mình. Rác thải – một ngày nào đó sẽ trở thành
vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Hãy ý thức
hơn, để Trái đất trở lại thành hành tinh xanh nhưng cái tên của nó.


Page 24 of 372

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng
"Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và
những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng
những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để
chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại
vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật
xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào...". Và
thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là
những ước mơ.
Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong
sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng
thượng những kế hoạch dài hơn cho chính bản thân mình. Cũng như các
bạn tôi là một người có rất... rất nhiều ước mơ và hoài bão. Vâng, một
lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại một trong những người làm nên thế kỷ XX,

một tỷ phú Bill Gates làm chao đảo cả thế giới phần mềm, cũng như các
Thiên tướng của Thế giới qua mọi thời đại: Thành Cát Tư Hãn Thiết
Mộc Chân, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Anh cả của Quân đội
Việt Nam Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm cả thế giới phải thán phục về
tài dụng binh của mình... Thử hỏi ai trong chúng ta lại không một lần
ước mơ được như thế?
Ước mơ - hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu
tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Nhưng ước mơ sẽ chỉ


Page 25 of 372

là mơ ước nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực
hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều
thành phần, nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương
lai phải kể đến tri thức với hai quá trình song hành và bổ sung cho nhau:
tích luỹ tri thức và phát triển tri thức. Nếu như học tập là quá trình tích
luỹ tri thức thì nghiên cứu khoa học, tìm lời giải cho các bài toán trong
khoa học và thực tiễn là quá trình phát triển các tri thức mới. Học tập và
nghiên cứu khoa học do vậy là hai quá trình song hành, không thể thiếu
đối với thanh niên hiện nay.
Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt
huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là một thứ
ngầm rất quý mà không phải ai cũng biết, nó là món quà vô giá mà tạo
hoá ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ cúa mình.
Ai đó đã nói: "Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng
ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc
18-25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn
thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết
bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận

thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì
vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn
trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất
dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn
cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.". Tuổi trẻ tự


×