MỤC LỤC
•
MỤC LỤC...........................................................................................................................1
•
MỞ ĐẦU............................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................3
2. Mục đích,đối tượng,giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................4
3. Bố cục của đề tài...........................................................................................................4
•
CHƯƠNG
1.
MỘT
SỐ
VẤN
ĐỀ
LÍ
LUẬN
VỀ
TỘI
VI
PHẠM
QUY
ĐỊNH
VỀ
ĐIỀU
KHIỂN
PHƯƠNG
TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ..................................................................................................5
1.1. Khái niệm tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". 5
1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ".........................................................................................................................6
1.2.1. Khách thể của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ"......................................................................................................................7
1.2.2. Mặt khách quan của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ"............................................................................................................8
1.2.2.1. Hành vi khách quan của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ"................................................................................8
1.2.2.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ".........................................................9
1.2.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ" và hậu quả tai nạn..................................11
1.2.2.4. Những biểu hiện khác của mặt khách quan trong cấu thành tội "vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".................13
1.2.3. Chủ thể của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ"................................................................................................................................13
1.2.4. Mặt chủ quan của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ"....................................................................................................................14
1.2.4.1. Lỗi.....................................................................................................15
1.2.4.2. Động cơ và mục đích của tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ".................................................................16
•
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY VÀ
NHỮNG
VƯỚNG
MẮC,
KHÓ KHĂN.......................................................................................................................17
2.1. Sơ lược về Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế.....................17
2.2. Thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy và những vướng mắc, khó
khăn................................................................................................................................17
2.2.1. Tình hình thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế.............................................17
2.2.2. Tình hình xử lí tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ" trên địa bàn Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................18
2.2.3. Tình hình xét xử tại Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế về
tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ......................19
2.2.4. Những khó khăn trong công tác xét xử và phương hướng giải quyết,hoàn thiện
......................................................................................................................................21
2.2.4.1. Hạn chế,khó khăn..............................................................................21
2.2.4.1. Phương hướng giải quyết,hoàn thiện................................................21
•
KẾT LUẬN.........................................................................................................................23
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của nước ta chuyển sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã có những bước
tiến lớn lao, đời sống của nhân dân được nâng cao. Trong những sự chuyển
biến trên thì sự phát triển của giao thông vận tải là mạnh mẽ nhất, điều này
thể hiện rõ nhất qua việc đường xá, cầu cống, xe cộ được xây dựng mới và
mua sắm rất nhiều. Khi giao thông phát triển và tình hình trật tự an toàn giao
thông được đảm bảo thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ, là tiền đề thúc đẩy xã hội
phát triển; ngược lại, nếu nó lạc hậu thì sễ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Tình hình trật tự an toàn giao thông trong những năm gần đây có
những diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về cả
số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy
ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng
ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra
trên lĩnh vực giao thông đường bộ luôn chiếm trên 90% tổng số vụ tai nạn
giao thông, gây nên những thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản.
Do đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm là hết sức
quan trọng, nhất là trong tình hình diễn biến tội phạm nói chung, tội phạm vi
phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng là hết sức phức tạp.
Xuất phát từ tình hình trên,bản thân là một sinh viên được thực tập tại một
TAND cấp huyện (thị xã), trong thời gian thực tập, tôi đã được tiếp xúc với
những bản án,những phiên xét xử tại Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy về
tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo
điều 202 của BLHS 2009 thấy được những vướng mắc,khó khăn trong công
tác xét xử nên tôi đã chọn đề tài “Thực tiễn xét xử tội ““Vi phạm quy định
4
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”” tại Tòa án nhân dân
Thị xã Hương Thủy” làm nội dung báo cáo thực tập.
2. Mục đích,đối tượng,giới hạn phạm vi nghiên cứu
1. Đề tài nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp
xử lý của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ" trong giai đoạn những năm hiện nay để từ đó tìm ra những biện pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội “vi phạm điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ”.
Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu khái niệm, các dấu hiệu
pháp lý của tội cướp giật tài ểsản, đưa ra một số biện pháp, kiến nghị hoàn
thiện các quy định tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ".
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tội "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ" và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân
dân thị xã Hương Thủy- tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu: Niên luận tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu
thống kê trong 03 năm, từ năm 2010 đến năm 2013 trên phạm vi thị xã
Hương Thủy- tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng các dữ liệu thu thập thông qua việc tham gia các phiên toà xét xử
cũng như nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, tôi đã tiến hành phân loại các tài liệu
thu thập được để hoàn thành chuyên đề.
3. Bố cục của đề tài
Bao gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận chung về tội “vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”
5
Chương 2: Thực tiễn xét xử tại TAND thị xã Hương Thủy – những
khó khăn và vướng mắc
Chương 3: Nhận xét, phương hướng, giải pháp hoàn thiện
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỘI
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ"
Trong quá trình nghiên cứu tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ", tác giả nhận ra rằng việc làm rõ khái
niệm của tội này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tìm ra những bất
cập trong thực tiễn xử lý cũng như đề xuất những giải pháp để tháo gỡ
những bất cập đó.
Cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa
chính thức về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ". Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 không miêu tả dấu hiệu và không
nêu khái niệm tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ"mà chỉ nêu tên tội này: “Người nào điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây
thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản
của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Một số nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về tội này cũng đã cố gắng đưa
ra một số cách định nghĩa, chẳng hạn trong Luận văn thạc sĩ “Tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" trong luật hình sự
Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Ninh)”, tác giả
Nguyễn Đắc Dũng có đưa ra định nghĩa như sau: Tội "vi phạm quy định về
6
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" là hành vi của người điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ do lỗi vô ý gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt
hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác do người có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Định
nghĩa trên phần nào đã khái quát được những đặc điểm cơ bản của Tội "vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Trong đó
có các đặc điểm về hành vi khách quan, về chủ thể của tội phạm và về hậu
quả do các tội này gây ra.
Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Đắc Dũng, tác giả Đinh Văn Quế trong cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập
7”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - cũng đưa ra cách hiểu các tội
xâm phạm trật tự an toàn giao thông như sau: Tội "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ" là hành vi vi phạm quy định về an
toàn giao thông trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ
gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác.
Từ những sự phân tích trên, trên cơ sở tham khảo những khái niệm mà
những tác giả trước đó đã đưa ra, tác giả xin mạnh dạn đưa ra khái niệm như
sau: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
là hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”.
1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ"
So với Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 202 Bộ luật hình
sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung như:
7
Quy định cụ thể hành vi phạm tội là hành vi "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ" chứ không phải vi phạm về an toàn
giao thông vận tải chung chung như Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985;
Sửa đổi tình tiết gây thiệt hại đến sức khoẻ thành “gây thiệt hại nghiêm
trọng đến sức khoẻ”;
Bổ sung tình tiết “không có giấy phép lái xe”, ngoài tình tiết không có
bằng lái xe;
Bổ sung tình tiết “Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm
nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” và tình tiết “Gây hậu quả
rất nghiêm trọng” là yếu tố định khung hình phạt;
Bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội; tăng
hình phạt cải tạo không giam giữ lên tới ba năm.
Thông qua nội dung của điều luật có thể dưa ra những dấu hiệu pháp lý
của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
như sau:
1.2.1. Khách thể của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ"
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo
vệ và bị các hành vi phạm tội xâm phạm đến. Tội "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo quy định tại Điều 202 Bộ luật
Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 trực tiếp xâm phạm đến sự hoạt
động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ, xâm phạm đến
quan hệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của các tổ
chức và công dân.
Đối tượng tác động của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ" là các loại phương tiện giao thông đường bộ nói
chung, bao gồm các loại xe có gắn động cơ ( ô tô các loại, máy kéo, xe
chuyên dùng, xe gắn máy…), các loại xe thô sơ (xe đạp, xe cải tiến, xe tự
8
chế…) do người điều khiển hoặc do súc vật kéo. Tất cả các loại phương tiện
này dù của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài hay
của các tổ chức quốc tế, khi đã tham gia vào hoạt động giao thông trên các
tuyến đường bộ của Việt Nam thì đều phải tuân thủ những quy định hiện
hành của pháp luật Việt Nam về an toàn giao thông đường bộ.
1.2.2. Mặt khách quan của tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ"
Yếu tố tiếp theo trong cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội
phạm. Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên
ngoài thế giới khách quan. Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có
những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp
nhận biết được. Đó là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội cũng như
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của
việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ
đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). Tổng hợp những biểu hiện trên tạo
thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy mặt khách quan của tội phạm
là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn
ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Nghiên cứu mặt khách quan của tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ" chúng ta cần phải xem xét một cách toàn
diện từ hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả mà nó gây ra. Trong
đó việc nghiên cứu hành vi khách quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
giúp ta phân biệt được tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ" với những tội phạm khác trong nhóm tội xâm phạm an
toàn giao thông đường bộ thông đường bộ.
1.2.2.1. Hành vi khách quan của tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ"
9
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ". Điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ là hành vi trực tiếp thực hiện các chức năng điều khiển sự vận
động của phương tiện giao thông đường bộ. Do đó, vi phạm quy định về
điều khiền phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người trực tiếp
tham gia giao thông vi phạm các quy định trực tiếp nhằm bảo đảm sự an
toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ.
Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ thường được biểu hiện ở những vi phạm sau đây: Vi phạm về tốc
độ (đi quá tốc độ cho phép hoặc không đúng tốc độ quy định ); chở quá
trọng tải; vượt trái phép (vượt ẩu khi chưa có điều kiện an toàn); đi không
đúng phần đường quy định. Bên cạnh những vi phạm về kỹ thuật an toàn
giao thông đường bộ nêu trên thì những hành vi vi phạm các quy định về an
toàn giao thông đường bộ còn thể hiện ở những hành vi như: Điều khiển
phương tiện giao thông vận tải đường bộ mà không có giấy phép lái xe; điều
khiển phương tiện trong khi đang say rượu hoặc say do dùng chất kích thích
mạnh khác. Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 không nêu rõ những hành vi như
thế nào là "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ", do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự
1999 thì cần phải xác định những quy định cụ thể nào bị vi phạm văn cứ vào
“Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô
thị”. Như vậy nghĩa là việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều
kkhiển phương tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định
của Bộ luật Hình sự mà còn phải căn cứ vào các quy định của Luật Giao
thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn khác của cơ quan có thẩm quyền.
1.2.2.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội "vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
10
Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật Hình sự
bảo vệ. Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu
tố mặt khách quan trong cấu thành tội phạm- đó là hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của hành vi khách quan.
Trong cấu thành tội phạm của tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ", thiệt hại nghiêm trọng xảy ra- hậu quả
của hành vi khách quan là một dấu hiệu bắt buộc. Hành vi vi phạm chỉ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại
nghiêm trọng về sức khỏe tài sản của người khác, trừ trường hợp quy định
tại khoản 4 của điều luật ( hành vi vi phạm có khả năng thực tế dẫn đến hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời). Còn lại, nếu
hành vi xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ thông đường bộ nhưng
chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 202 BLHS thì bị xử phạt hành chính.
Hậu quả nghiêm trọng trong cấu thành tội phạm của tội "vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" được hướng dẫn cụ
thể trong Nghị quyết số 02/2003/NQ HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật Hình sự 1999 như sau:
a. Làm chết một người;
b. Gây tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của
mỗi người từ 31% trở lên;
c. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của dưới
31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 41% đến 100%;
d. Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thưong tật từ 21%
đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng;
11
đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của
tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những
người này từ 30% đến 40%và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba
mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá tị từ năm mươi triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng.
Khi xác định thiệt hại tài sản cho người khác cần chú ý:
Chỉ những tài sản do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián
tiếp không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội như: Do bị thương nên phải chi phí cho việc điều trị và các khoản
chi phí khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắt giả...). Mặt dù các
thiệt hại này người phạm tội vẫn phải bồi thường nhưng không tính để xác
định trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội.
Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản mà người phạm tội gây ra là
thiệt hại đối với người khác, nên không tính thiệt hại mà người phạm tội gây
ra cho chính mình. Ví dụ: Do phóng nhanh, vượt ẩu, nên A đã gây tai nạn
làm B bị thương có tỷ lệ thương tật 25%, còn A cũng bị thương có tỷ lệ
thương tật 35%. Trong trường hợp này, thiệt hại về sức khoẻ do hành vi vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của A
gây ra đối với người khác chỉ có 25%, chứ không phải 60% (25%+35%).
1.2.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ" và hậu quả tai nạn
Trong một cấu thành tội phạm, nếu hậu quả đã được phản ánh là một
dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan thì mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi khách quan và hậu quả cũng sẽ là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan
của cấu thành tội phạm. Do đó, việc áp dụng cấu thành tội phạm đối với tội
"vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" không
12
chỉ đòi hỏi phải xác định được hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà còn phải
xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ví dụ, theo
Điều 9 Luật giao thông đường bộ qui định qui tắc đường bộ: “Người tham
gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường,
phần đường qui định và phải chấp hành hệ thống biển báo đường bộ”.
Không tuân thủ quy định trên, Nguyễn văn B điều khiển xe ô tô đi vào phần
đường bên trái theo chiều đi của mình để đầu xe ô tô đâm vào chị A làm chị
A chết tại chỗ. Mối quan hệ nhân quả của vụ tai nạn là hành vi không chấp
hành Luật giao thông đường bộ của B, thể hiện về mặt khách quan đó là B
đã điều khiển xe ô tô đi sai quy định đâm vào chị A, hậu quả là chị A tử
vong. Hậu quả chị A tử vong nhưng đồng thời là mặt khách quan do tội
phạm gây ra.
Tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ" có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả phải là đấu hiệu bắt buộc của
mặt khách quan. Việc xác định hậu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định tội danh và quy định hình phạt. Vì vậy khi định tội, định khung hình
phạt cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả
thực tế xảy ra. Khi có một vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thường do
một loạt các nguyên nhân và điều kiện tác động, gắn liền với nhau. Chúng
có thể là hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông, có
thể là lỗi của người bị hại, hoặc do lỗi của cả hai bên, thậm chí là do lỗi của
người thứ ba. Ngoài ra, có thể do tình trạng đường sá, thời tiết, thiết bị an
toàn của phương tiện, hệ thống đèn, biển báo giao thông, hay do tình trạng
sức khỏe của nạn nhân và điều kiện cứu chữa…Như vậy, trong từng trường
hợp cụ thể, cần phải xác định được những nguyên nhân nào do ai gây ra; đâu
là nguyên nhân trực tiếp, đâu là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hậu quả. Một
người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội
nếu hậu quả đó do chính hành vi vi phạm của họ gây ra.
13
1.2.2.4. Những biểu hiện khác của mặt khách quan trong cấu thành tội
"vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
Ngoài các nội dung biểu hiện như hành vi khách quan, hậu quả nguy
hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả,
mặt khách quan của tội phạm còn có những nội dung biểu hiện khác như:
phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội …Tuy nhiên, những
nội dung này không phải được phản ánh là đấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội phạm đối với tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ". Việc xác định thời gian, địa điểm, hoàn cảnh cụ thể xảy ra
tội phạm không ảnh hưởng đến việc định tội danh mà chỉ có ý nghĩa khi
quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
1.2.3. Chủ thể của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ"
Chủ thể của tội phạm theo luật Hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể
là con người cụ thể. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của
tội phạm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Hình sự. Để xác định một
người có phải là chủ thể của tội phạm hay không ta cần xem xét hai điều
kiện, là những dấu hiệu bắt buộc của chủ thể của tội phạm, đó là năng lực
trách nhiệm hình sự và độ tuổi.
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cấu thành để có thể xác
định con người có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Chỉ những người nào có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể
của tội phạm.
Luật Hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là có
năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự ( Điều 12 BLHS 1999 ) và quy định thế nào là trường hợp trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 BLHS 1999). Do đó
có thể hiểu rằng: Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật Hình sự
14
Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc
trường hợp ở trong trạng thái không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Đối với tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ", chủ thể của tội phạm là chủ thể thường. Bất kỳ người nào từ đủ
16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, trực tiếp điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bao gồm cả người trực tiếp điều
khiển các phương tiện thô sơ đường bộ.
Tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người điều khiển
các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
Khi xác định chủ thể của tội phạm này cần chú ý: Người điều khiển
phương tiện giao thông cũng là người tham gia giao thông, nhưng người
tham gia giao thông thì có thể không phải là người điều khiển phương tiện
giao thông. Đây cũng là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với các tội vi phạm
an toàn giao thông khác.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển
xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử
dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt
súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện
do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.
1.2.4. Mặt chủ quan của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ"
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu
mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ
quan của tội phạm lại là những hoạt động tâm lý bên trong của người phạm
tội, thể hiện những nội dung khác nhau như lỗi khi thực hiện hành vi, động cơ
thúc đẩy hoặc mục đích mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm.
15
1.2.4.1. Lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới
hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
Đối với tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ", người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm do lỗi vô ý, có thể là
vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.
Vô ý do quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước được
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Đối với tội "vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", lỗi vô ý do
quá tự tin thường được thể hiện trong những trường hợp như phóng nhanh
vượt ẩu, luồn lách đánh võng…do tự tin vào trình độ lái xe của mình mà cho
rằng tai nạn không thể xảy ra, nhưng nhận định chủ quan đó của người phạm
tội là không có cơ sở, do đó, thực tế tai nạn đã xảy ra trái với nhận thức, trái
với ý muốn của họ.
Vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù họ buộc phải
thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó nhưng do cẩu thả, không để ý nên
đã không thấy được. Lỗi vô ý do cẩu thả trong tội "vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ" thường được thể hiện trong những
trường hợp như người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa
được đào tạo, học tập về quy tắc an toàn giao thông đường bộ; hoặc trường
hợp người phạm tội do không quan sát biển báo giao thông.
Tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ" không có lỗi cố ý. Nếu một người cố ý sử dụng phương tiện giao thông
đường bộ để gây chết người hoặc gây thương tích cho người khác hoặc hủy
16
hoại tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng ( giết người,
cố ý gây thương tích hoặc hủy hoại tài sản ).
1.2.4.2. Động cơ và mục đích của tội "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ"
Như phần lớn các tội khác thuộc nhóm tội Xâm phạm an toàn giao
thông đường bộ, mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ".
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hiện hành vi phạm tội cố ý. Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức
chủ quan của người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi
phạm tội. Tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ" được thực hiện với lỗi vô ý, người phạm tội hoàn toàn không
mong muốn cho hậu quả xảy ra. Khi xem xét động cơ, mục đích của người
phạm tội đối với tội này, chúng ta chỉ có thể xem xét dưới khía cạnh động
cơ xử sự và mục đích của hành vi bởi người phạm tội khi thực hiện hành vi
phạm tội hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn
không có mục đích phạm tội và động cơ phạm tội. Người phạm tội hoặc
không biết hành vi của mình có thể trở thành tội phạm, hoặc biết nhưng
không mong muốn nó trở thành tội phạm.
17
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
THỊ XÃ HƯƠNG THỦY VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC,
KHÓ KHĂN
2.1. Sơ lược về Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa
Thiên Huế
Theo Nghị quyết 08-NĐCP ngày 18/03/2010 Chính phủ, Thị xã Hương
Thủy được thành lập từ Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Và tòa
án nhân dân Thị xã Hương Thủy được hình thành trên cơ sở tòa án nhân dân
Huyện Hương Thủy.
Theo biên chế được phân bổ của cấp trên, tòa án nhân dân Thị xã Hương
Thủy có 09 biên chế, trong đó có 03 thẩm phán (trong đó 1 chánh án là bí thư
chi bộ và 1 phó chánh án là phó bí thư chi bộ, kiêm chủ tịch công đoàn Tòa
án), 03 thư kí và 02 cán bộ khác. Tuy số lượng cán bộ được biên chế còn ít
nhưng Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Năm 2012 được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen
2.2. Thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy và
những vướng mắc, khó khăn
2.2.1. Tình hình thị xã Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế
Thị xã Hương Thủy nằm ở cửa ngõ phía nam thành phố Huế, có vị trí
địa lý: Phía đông giáp huyện Phú Lộc; phía tây giáp Thị xã Hương Trà, phía
Nam giáp huyện Nam Đông, phía bắc giáp Thành Phố Huế và huyện Phú
Vang. Diện tích 458km2, dân số: 9,6 vạn người. Thị xã Hương Thủy có 12
đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 5 phường và 7 xã.
Nằm ở cửa ngõ phía nam thành phố Huế, Thị xã Hương Thủy có nhiều
điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội với hệ thống
giao thông thuận lợi bao gồm tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua địa bàn
thị xã, hệ thống quốc lộ 1A, Đường tránh Huế, nhiều con đường liên tình,
18
sân bay quốc tế Phú Bài, hệ thống sông chảy qua thị xã tạo điều kiện thuận
lợi cho giao thông đi lại. Hương Thủy còn có các cụm tiểu thủ công nghiệp,
khu công nghiệp Phú Bài là động lực phát triển của Thị xã, bên cạnh đó
Hương Thủy còn có nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng canh nổi
tiếng. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có đó, thị xã hoàn toàn có điều
kiện để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh.
Trong những nam vừa qua, nền kinh tế thị xã Hương Thủy có những bước
chuyển biến mạnh mẽ, nhu cầu đi lại của người dân rất lớn, nhiều tuyến
đường được mở rộng cũng như làm mới, kéo theo đó là nhiều vấn đề nảy
sinh trong hoạt động giao thông đường bộ. Tình hình trật tự an toàn giao
thông đường bộ cũng chính vì vậy mà trở nên phức tạp hơn.
2.2.2. Tình hình xử lí tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ" trên địa bàn Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm gần đây, toàn quốc nói chung và trên địa bàn thị xã
Hương Thủy nói riêng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây
ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân
dân. Nguyên nhân gây ra tai nạn ngoài cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu
kém ra thi nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người dân khi tham gia vào hoạt
động giao thông đường bộ không chấp hành luật An toàn giao thông đường
bộ, có những hành vi "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ" như vi phạm về tốc độ, tránh vượt sai quy định, không
quan sát, sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện…. Cũng như cả
nước, thời gian gần đây, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thị xã diễn
biến hết sức phức tạp, nhất là tai nạn giao thông đường bộ. Theo thống kê,
thống 03 năm từ năm 2010-2013, toàn thị xã đã xảy ra 149 vụ tai nạn giao
thông, làm 116 người chết, 33 người bị thương nặng, hư hỏng 195 phương
tiện các loại, thiệt hại ước tính 962 triệu đồng. Ngoài ra còn xảy ra 984 vụ
va quẹt, làm 1.632 người bị thương, hư hỏng 1794 phương tiện các loại.
19
Bảng 1. Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ
trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2010 - 2013
Số vụ
tai nạn
Số
người chết
Số người
bị thương
Tài sản bị
thiệt hại
2010
59
38
13
315
2011
42
26
04
127
2012
21
18
09
109
2013
27
34
Năm
07
411
(Nguồn: Công an thị xã Hương Thủy)
Theo những số liệu có được, có thể thấy rằng, tình hình tai nạn giao
thông đường bộ trên địa bàn thị xã Hương Thủy từ năm 2010 – 2013 có diễn
biến rất phức tạp. Xu hướng là tai nạn giao thông được kiềm chế và giảm
qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2013 giảm 32 vụ tai nạn, tuy nhiên thiệt
hại về tài sản do tại nạn giao thông ngày càng tăng lên. Trên thực tế, những
vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xảy ra trên tất cả mọi tuyến
đường và trên tất cả địa bàn các xã thị trấn. Tuy nhiên trên các tuyến đường
như Quốc lộ 1A, đường tránh Huế là thường xảy ra tai nạn nhất. Các “điểm
đen” – điểm thường xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng về
người và tài sản là các phường Thủy Dương, Phú Bài.
2.2.3. Tình hình xét xử tại Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy,tỉnh
Thừa Thiên Huế về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ
Bảng 2. Bảng thống kê tình hình xét xử sơ thẩm các vụ án về tội "vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" tại TAND
thị xã Hương Thủy (giai đoạn: 2010 - 2013).
20
Án tội “vi phạm quy định
Năm
Tổng số vụ án hình sự
điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Số vụ thụ lý: 54 vụ
Số vụ thụ lý: 11 vụ
Số vụ đã giải quyết: 50/54
Số vụ đã giải quyết: 9/11
Đạt 87,5%
Số vụ thụ lý : 56 vụ
Đạt 95%
Số vụ thụ lý: 14 vụ
Số vụ đã giải quyết: 48/56
Số vụ đã giải quyết: 12/14
Đạt 82%
Số vụ thụ lý: 58 vụ
Đạt 95%
Số vụ thụ lý: 16 vụ
Số vụ đã giải quyết: 50/58
Số vụ đã giải quyết: 11/16
Đạt 84%
Số vụ thụ lý: 62 vụ
Đạt 85%
Số vụ thụ lý: 19 vụ
Số vụ đã giải quyết: 57/62
Số vụ đã giải quyết: 17/19
Đạt: 87.5%
Số vụ thụ lý: 67 vụ
Đạt: 95.5%
Số vụ thụ lý: 21 vụ
Số vụ đã giải quyết: 63/67
Số vụ đã giải quyết: 19/21
Đạt: 93.1%
Số vụ thụ lý: 71 vụ
Đạt: 95.8%
Số vụ thụ lý: 26
Số vụ đã giải quyết: 58/71
Số vụ đã giải quyết: 24/26
Đạt: 93.6%
Đạt: 96.1%
(Nguồn: sổ thống kê công tác xét xử của Tòa án nhân dân thị xã
Hương Thủy - Thừa Thiên Huế)
Qua các số liệu trên ta nhận thấy số vụ án được giải quyết hàng năm
ngày càng tăng, số vụ án tồn đọng ngày càng giảm. Tỷ lệ các vụ án tội “vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được giải
quyết luôn ở con số trên 80%, trong khi đặc điểm các vụ án này là rất phức
tạp và số lượng các vụ án nhiều như trên, để đạt được thành tích đó, các cán
bộ tòa án đã phải phân công 1 thẩm phán có kinh nghiệm và chuyên môn
vững chắc để có thể xử lí các vụ án đúng theo quy định của pháp luật.
21
2.2.4. Những khó khăn trong công tác xét xử và phương hướng giải
quyết,hoàn thiện
2.2.4.1. Hạn chế,khó khăn
Trong những năm qua,thị xã Hương Thủy đã có nhiều nỗ lực trong
công tác quản lí giao thông đường bộ (GTĐB) nhằm đảm bảo an toàn
GTĐB. Tuy nhiên,số hành vi vi phạm các quy định về an toàn GTĐB,các vụ
tai nạn GTĐB,số ngươì chết và bị thương do tai nạn giao thông vẫn còn cao.
Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như hạ tầng cơ sở ở thị xã
Hương Thủy còn chưa theo kịp nhu cầu tham gia giao thông của người
dân,ý thức pháp luật của người dân còn kém…Và còn có cả nguyên
nhân,những vướng mắc trong việc áp dụng Điều 202 của Bộ luật hình sự
năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 – BLHS về Tội phạm vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tòa án nhân thị xã Hương Thủy là một trong những tòa án thị xã đầu
tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua quá trình thực tập tôi thấy các thẩm phán
cũng như chuyên viên của tòa đều chuyên tâm làm việc, hoàn thành nhiệm
vụ. Nhưng do đời sống ngày càng nâng cao, có nhiều phức tạp, số lượng các
vụ án tòa án phải giải quyết ngày một tăng. Song, một hạn chế đối với tòa án
nhân dân Thị xã Hương Thủy mà tôi thấy đó là số lượng cán bộ biên chế còn
ít, gây nhiều khó khăn trong quá trình làm việc của tòa án.
2.2.4.1. Phương hướng giải quyết,hoàn thiện
Sau một thời gian tìm hiểu chuyên đề “thực tiễn xét xử tại tòa án
nhân dân thị xã Hương Thủy về tội “vi phạm các quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ” bản thân tôi đã rút ra được
những hiểu biết nhất định về vấn đề này trên cơ sở thực tế và những kiến
thức của bản thân mình tôi xin đưa ra một số kiến nghị với mong muốn
mang đến những giải pháp hữu ích nhất trong việc giải quyết các vụ án:
22
- Nhà nước cần làm tốt hơn nữa trong công tác tuyên truyền pháp luật,
để các văn bản quy phạm pháp luật đến tận người dân, từ đó nâng cao được
trình độ dân trí nói chung, trình độ pháp luật nói riêng.
- Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền cần hoàn thiện hơn Bộ luật
hình sự 2009
- Tòa án cũng phải làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, tăng cường
xét xử lưu động. chính việc đưa các vụ án về tội “vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ” xét xử lưu động tại địa phương là
một kênh tuyên truyền pháp luật cực kỳ có hiệu quả, vì thông qua đó người
dân có những ứng xử theo đúng quy định của pháp luật.
- Nhà nước cần tăng cường hơn nữa kinh phí cho tòa án để tòa án tăng
cường xét xử lưu động vì tòa án cấp huyện là tòa án xét xử gần dân nhất,
trực tiếp xét xử các tranh chấp và mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.
- Nhà nước cần tăng biên cường biên chế cho tòa án cấp huyện, đặc biệt
tăng thẩm phán cho tòa án cấp huyện, ở tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy
với 09 biên chế, trong đó có 3 thẩm phán, mà 2 thẩm phán là lãnh đạo cho
nên cũng bận nhiều công việc như họp hành và lưu ban.., cho nên nó ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết của tòa án. Theo phản ánh của tòa án
hơn 5 năm nay vẫn chỉ có 3 thẩm phán trong lúc đó các mâu thuẫn phát sinh
trong cuộc sống ngày càng phức tạp, số lượng các vụ án tòa án phải giải quyết
ngày càng tăng,nhất là các vụ án về hình sự ngày càng tăng nhiều hơn cho
nên áp lực đối với các thẩm phán là rất lớn trong việc giải quyết các vụ án.
23
KẾT LUẬN
Vi phạm an toàn giao thông đang diễn ra ngày càng phức tạp, đe dọa sự
phát triển bền vững của Việt Nam. Việc xử lý nghiêm những vụ tai nạn giao
thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm được coi là một trong những giải pháp
mạnh nhằm giảm tai nạn giao thông đường bộ. Qua thời gian thực tập ở
TAND Thị xã Hương Thủy, Tôi đã được trực tiếp làm việc, nghiên cứu hồ
sơ, tham dự các phiên tòa xét xử về tội “vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”, đặc biệt với sự giúp đỡ của các cán bộ
trong cơ quan, bản thân tôi đã học được rất nhiều những kiến thức lý thuyết
cũng như thực tiễn về điều 202 Bộ luật hình sự 2009. Hơn nữa tôi còn nhận
thấy trong những năm qua, TAND Thị xã Hương Thủy đã giải quyết tốt các
án hình sự và đã tạo được lòng tin trong nhân dân.