Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Phát triển nguồn nhân lực ở huyện hướng hoá, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.54 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
--------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Lê Thu Hiền

Sinh viên thực hiện:
Hồ A Vơ
Lớp: K45C-KTCT

Huế, 4/2015



Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KT – XH

: Kinh tế - xã hội


KH – CN

: Khoa học – công nghệ

GD – ĐT

: Giáo dục – đào tạo

NT

: Nông thôn

ĐTN

: Đào tạo nghề

KCN

: Khu công nghiệp

CN

: Công nghiệp

CN – XD

: Công nghiệp – Xây dựng

NN


: Nông nghiệp

DV

: Dịch vụ

DV – TM

: Dịch vụ - Thương mại

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

NLĐ

: Nguồn lao động

NNL

: Nguồn nhân lực

CLNNL

: Chất lượng nguồn nhân lực

NNLCLC

: Nguồn nhân lực chất lượng cao


PTNNL

: Phát triển nguồn nhân lực

LLSX

: Lực lượng sản xuất

LLLĐ

: Lực lượng lao động

NSLĐ

: Năng suất lao động

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

ĐH


: Đại học



: Cao đẳng

UBND

: Ủy ban nhân dân

LĐ – TB&XH

: Lao động – Thương binh & Xã hội

DS – KHHGĐ

: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

CNKT

: Công nhân kĩ thuật

SVTH: Hồ A Vơ


Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................7

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................8
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.............................................................................................10
5. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................................................10
6. Kết cấu đề tài................................................................................................................................10

CHƯƠNG
MỘT

I

SỐ

NHÂN

VẤN

LỰC

ĐỀ




LUẬN

PHÁT




TRIỂN

THỰC

TIỄN

NGUỒN

VỀ

NHÂN

NGUỒN
LỰC

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY..........................................................................................11
1.1. Nguồn nhân lực và các nhân tố tác động đến NNL....................................................................11
1.1.1. Nguồn nhân lực và Phát triển nguồn nhân lực...................................................................11
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực...........................................................................................11
1.1.1.2. Khái niệm phát triển NNL.............................................................................................12
1.1.1.3. Phân loại NNL...............................................................................................................13
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá NNL...................................................................................................15
1.1.2.1. Số lượng.......................................................................................................................15
1.1.2.2. Chất lượng...................................................................................................................15
1.1.3. Những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực....................................................................17
1.1.3.1. Vị trí địa lý, tự nhiên....................................................................................................17
1.1.3.2. Sự phát triển kinh tế xã hội..........................................................................................17
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực và mối quan hệ của phát triển NNL với phát triển KT – XH............23

1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực.................................................................................................23

SVTH: Hồ A Vơ


Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2. Mối quan hệ của phát triển NNL với phát triển KT – XH.....................................................25
1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số địa phương...............................................25

CHƯƠNG

2

THỰC

TRẠNG

NGUỒN

NHÂN

LỰC

Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA GIAI ĐOẠN 2010 – 2014.............................................28
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................................................28
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên...............................................................................................28
2.1.1.1. Vị trí địa lí.....................................................................................................................28
2.1.1.2. Địa hình........................................................................................................................29
2.1.1.3. Khí hậu.........................................................................................................................29
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................................30

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................................33
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn
nhân lực ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..............................................................................36
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.............................37
2.2.1. Về số lượng.........................................................................................................................37
2.2.2. Về chất lượng.....................................................................................................................41
2.2.3. Về đào tạo nguồn nhân lực.................................................................................................49
2.2.4. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực.....................................................................................53
2.3. Nhận xét chung về tình hình phát triển nguồn nhân lực ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị .57

CHƯƠNG
PHƯƠNG

III
HƯỚNG



GIẢI

PHÁP

PHÁT

TRIỂN

NGUỒN

NHÂN LỰC Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ...............................61
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị...61

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
..........................................................................................................................................................65
3.2.1. Coi giáo dục là tiền đề của sự phát triển nguồn nhân lực...................................................65
3.2.2. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động...................................................................67

SVTH: Hồ A Vơ


Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................................70
3.2.4. Bố trí sử dụng lao động phù hợp với khả năng của lao động .............................................71
3.2.5. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người lao động ...........................................72
Nâng cao thể lực cho người lao động là một trong những giải pháp cấp bách, vừa lâu dài và phải
giải quyết qua nhiều thế hệ để nâng cao CLNNL. Để nâng cao CLNNL, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chính sách như Luật bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân (1989), Bảo hiểm y tế (2008),
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 các văn kiện đại
hội Đảng về chăm sóc sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân. Để thưc hiện nâng cao thể lực lao
động của người lao động, huyện Hướng Hóa cần thực hiện những giải pháp như:.....................72
3.2.6. Có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài, lao động chất lượng cao.....................................73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................75
1. Kết luận.........................................................................................................................................75
2. Kiến nghị.......................................................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................77

SVTH: Hồ A Vơ


Chuyên đề tốt nghiệp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dân số Hướng Hóa qua các năm....................................33
Bảng 2.2: Tổng hợp giá trị sản xuất theo giá thực tế từ năm 2010 đến năm 1014 34
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Hướng Hóa................................................34
Bảng 2.4: Đầu tư cho giáo dục, y tế trong tổng chi ngân sách
của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 – 2013..........................................................35
Bảng 2.5: Dân số và LLLĐ qua các năm của huyện Hướng Hóa...........................37
Bảng 2.6: LLLĐ từ 15 tuổi trở lên chia theo khu vực, giới tính.............................38
Bảng 2.7: Cơ cấu độ tuổi lao động của Huyện Hướng Hóa giai đoạn 2010 - 201439
Bảng 2.8: Cơ cấu LLLĐ từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi...........................39
Bảng 2.9: Lao động có việc làm phân theo lĩnh vực kinh tế huyện Hướng Hóa. . .40
Bảng 2.10: Tình trạng chiều cao, cân nặng của lao động được
điều tra ngẫu nhiên của huyện Hướng Hóa.............................................................43
Bảng 2.11: Trình độ học vấn của LLLĐ huyện Hướng Hóa qua các năm............45
Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của LLLĐ huyện Hướng Hóa.............47
Bảng

2.12:

Loại

hình

kinh

tế




hình

thức

làm

việc

của người có việc làm huyện Hướng Hóa.................................................................54
Bảng 2.14: Chuyển biến về chất lượng của cán bộ, công chức phường, xã...........55
Bảng

2.15:

Tình

hình

lao

động

thất

nghiệp

huyện

Hướng


Hóa

giai đoạn 2009 - 2013.................................................................................................56

SVTH: Hồ A Vơ


Chuyên đề tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển KT – XH, nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia gồm:
vốn, NNL, tài nguyên thiên nhiên, KH – CN… Trong đó, NNL giữ vai trò quan trọng
và có tính chất quyết định nhất trong sự tăng trưởng và phát triển KT – XH của mọi
quốc gia. Các nguồn lực khác kể cả tài nguyên và vốn nếu không sử dụng hiệu quả thì
sẽ dần cạn kiệt, nhất là tài nguyên thiên nhiên; trong khi đó thì nguồn lực của con
người có khả năng phục hồi và tái sinh, xét dưới khía cạnh xã hội tổng thể thì nguồn
lực con người không bao giờ cạn kiệt. Hơn thế nữa. NNL là yếu tố không thể thiếu để
khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. NNL càng có ý nghĩa hết sức quan trọng cho
sự phát triển của đất nước khi nền kinh tế toàn cầu đang trong xu thế chuyển dịch sang
nền kinh tế tri thức, cùng với sẹ phát triển mạnh mẽ của KH – CN, đặc biệt là sự bùng
nổ của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.
Thực hiện đường lối đổi mới nhằm mục tiêu phát triển KT – XH, Đảng và Nhà
nước ta luôn xác định côn người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển KT –XH.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) khẳng định: “Phát triển và nâng cao
CLNNL nhaags là NNCLLC là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh
phát triển và ứng dụng KH – CN, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững… Đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình

độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề…” Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã
đạt được những thành tựu như tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức ổn định so với
các nước trong khu vực và trên thế giới, vị thế trên trường quốc tế ngày càng được
nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, một trong những yếu tố chính
tạo nên những thành tựu đó là nhờ PTNNL.
Hướng Hoá là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm phía Tây tỉnh
Quảng Trị. Dân số toàn huyện năm 2014 là 81.253 người. Huyện gồm 20 xã, 2 thị
trấn. Trong đó 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
SVTH: Hồ A Vơ

8


Chuyên đề tốt nghiệp
Trong những năm qua nền kinh tế trên địa bàn đã có nhiều bước phát triển nổi bật,
bộ mặt huyện đã có sự thay đổi rõ rệt, nhờ sự nổ lực không ngừng về mọi mặt của các cấp
ban ngành, quan trọng hơn cả là Đảng bộ và chính quyền đã sớm nhận thấy được tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc PTNNL trong sự nghiệp CNH, HĐH. Hoà chung với nhịp
đập của chiến lược phát triển và nâng cao CLNNL của tỉnh và của cả nước, trong thời
gian qua huyện luôn coi trong việc đầu tư và con người bằng cách đầu tư vào GD – ĐT,
đầu tư vào GD – ĐT của huyện luôn chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách huyện. Tuy nhiên
huyện Hướng Hoá vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, phát huy hết hiệu quả sử
dụng NNL trong việc phát triên KT – XH. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của
NNL vẫn còn thấp, do đó chưa tạo ra được động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển
nhanh và bền vững. Tình trạng CLNNL thấp đã tạo nên một rào cản lớn cho sự phát triển
nền kinh tế của huyện nhà. Chính những hạn chế đã đưa ra đó đã đưa vấn đề PTNNL trở
thành một vấn đề cấp bách, mang tính chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển
KT – XH của huyện trong những năm tới. Trong những năm gần đây, vấn đề NNL đã thu
hút sự quan tâm của nhiều người, có nhiều đề tài khoá luận, luận văn nghiên cứu về NNl.
Cụ thể là các đề tài kháo luận tốt nghiệp: “PTNNL trong tiến trình CNH , HĐH ở huyện

Yên Thành, Nghệ An: của tác giả Phạm Văn Nguyên; “PTNNL ở huyện Hương Trà, Tỉnh
Thừa Thiên Huế” của tác giả Trần Thị Hà: “ PTNNL trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện
Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tỉnh của tác giả Nguyễn Thị Hảo. Song chưa có đề tài nào đề cập
nghiên cứu về NNL ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Vì thế “Phát triển nguồn nhân lực ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” đã được
chọn làm chuyên đề của tôi.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm PTNNL ở một số địa
phương, cùng với phân tích thực trạng NNL ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, đề
xuất các phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL ở huyện.
Nhiệm vụ của đề tài:
Một là, hệ thống hoá một số lý luận về NNL và PTNNL, nghiên cứu chiến lược
PTNNL của một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm.

SVTH: Hồ A Vơ

9


Chuyên đề tốt nghiệp
Hai là, phân tích thực trạng NNL và PTNNL trong phát triển KT – XH trên địa
bàn huyện Hướng Hoá giai đoạn 2010 – 2014, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cần
khắc phục.
Ba là, đề xuất một số giải pháp góp phần PTNNL ở huyện Hướng Hoá, tỉnh
Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố kinh tế, xã hội và các chính sách tác động đến
sự PTNNL huyện Hướng Hoá cũng như vai trò của PTNNL đối với phát triển KT –
XH ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Địa bàn huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng PTNNL giai đoạn 2010 – 2014 và đưa ra định
hướng, giải pháp nguồn nhân lực cho giai đoạn 2015 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra, số liệu thứ
cấp thu thập từ cơ quan nhà nước đã qua kiểm duyệt; Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về NNL, PTNNL, giúp
chính quyền địa phương nắm rõ về thực trạng, rà soát lại hiệu quả việc PTNNL trong
phát triển KT - XH ở địa phương và có thể tham khảo các giải pháp mà đề tài đưa ra
nhằm đẩy nhanh và có hiệu quả công tác này. Đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm, nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt là sinh viên ngành Kinh tế
chính trị.
6. Kết cấu đề tài
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiển về NNL và PTNNL ở nước ta hiện nay.
Chương II: Thực trạng NNL ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển NNL ở huyện Hướng Hoá,
tỉnh Quảng Trị.
SVTH: Hồ A Vơ

10


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


1.1. Nguồn nhân lực và các nhân tố tác động đến NNL
1.1.1. Nguồn nhân lực và Phát triển nguồn nhân lực
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, NNL nằm ngay trong bản thân con người,
đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người với các nguồn lực khác. Thứ
hai, NNL được hiểu là tổng thể nguồn lực cá nhân của từng con người. Với tư cách là
một nguồn lực trong quá trình phát triển, NNL có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một
thời điểm nhất định.
Theo lý thuyết phát triển, NNL theo nghĩa rộng là nguồn lực con người của một
quốc gia, một vùng lãnh thổ (vùng, tỉnh), nó là một bộ phận cấu thành các nguồn lực,
có khả năng lao động, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển KT – XH như
nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính.
Trong lý luận về tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực được đề cập đến với tư
cách là một yếu tố của LLSX chủ yếu, sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Ở đây con
người được xem xét từ góc độ là những LLLĐ cơ bản nhất trong xã hội. Việc cung cấp
đầy đủ và kịp thời LLLĐ theo nhu cầu của nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất đảm
bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ.
Trong lý luận về vốn người, NNL trước hết như một yếu tố của quá trình sản
xuất, một phương tiện để phát triển KT – XH. Ngoài ra, lý luận về “vốn người” còn
xem xét con người về quan điểm nhu cầu về các nguồn lực của phát triển. Đầu tư cho
con người được phân tích tương tự như đầu tư vào các nguồn vật chất, có tính đến tổng
hiệu quả của đầu tư này, hoặc thu nhập mà con người và xã hội thu được từ đầu tư đó.

SVTH: Hồ A Vơ

11



Chuyên đề tốt nghiệp
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: NNL là toàn bộ vốn người, bảo gồm thể lực,
trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức… do một cá nhân sở hữu. Do đó, đầu tư cho con
người là đầu tư quan trọng nhất trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở chắc chắn
cho sự phát triển bền vững.
Liên Hợp Quốc quan niệm: NNL là tất cả những kiến thức, các kỹ năng, kinh
nghiệm, năng lực và tính sáng tạo có quan hệ với sự phát triển của đất nước. Đây là
yếu tố quan trọng nhất trong kết cấu hạ tầng KT – XH của một quốc gia.
Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc thì NNL được hiểu là số dân và chất lượng con
người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất,
thái độ và phong các làm việc.
Như vậy dựa vào các quan niệm trên chúng ta có thể hiểu “NNL của một quốc
gia, một vùng lãnh thổ là tổng thể khả năng và năng lực của dân cư nơi đó có thể tham
gia vào quá trình lao động ở hiện tại và tương lai để sản xuất ra hàng hoá và sản phẩm
cho xã hội”. Khả năng và năng lực tham gia ở đây chính là việc sẵn sàng hoặc không
sẵn sàng tham gia lao động và là tổng thể năng lực về tổng thể các yếu tố thể lực, trí
tuệ và tâm lực của vốn dân cư có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển KT – XH đất
nước. NNL con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư chất lượng con người.
Như vậy thì có thể nói NNL không chỉ bao gồm chất lượng hiện tại mà còn bao hàm
cả NNL trong tương lại.
1.1.1.2. Khái niệm phát triển NNL.
PTNNL là khái niệm được hiểu ở góc độ hoàn thiện và nâng cao chất lượng NNL
và điều chỉnh hợp lý số lượng NNL.
Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc (Unesco),
PTNNL là làm cho toàn bộ sự làm nghề của dân cư luôn phù hợp trong mối quan hệ
với sự phát triển của đất nước.
Theo tổ chức lao động thế giới (ILO), PTNNL là chiếm lĩnh trình độ làm nghề và
phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm
hiệu quả cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay PTNNL là quá
trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL ngày càng đáp ứng tốt hơn

yêu cầu của nền KT – XH.
SVTH: Hồ A Vơ

12


Chuyên đề tốt nghiệp
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO): Phát triển con người
một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của sự phát triển của một quốc gia.
Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội như nâng cao khả năng cá
nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng lãnh đạo
thông qua giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và hoạt động thực tiển.
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO): Sự phát triển NNL
như một quá trình mở rộng khả năng tham gia hiệu quả vào phát triển nông thôn, bao
gồm cả tăng năng lực sản xuất.
Theo Tiến sỹ Vũ Bá Thể (Học viện tài chính): “PTNNL xã hội là tổng thể các cơ
chế chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng NNL xã hội (trí tuệ,
phẩm chất, phẩm chất tâm lý – xã hội) và điều chỉnh hợp lý về số lượng nguồn nhân
lực nhằm đáp úng yêu cầu, đòi hỏi về NNL cho sự phát triển KT – XH trong từng giai
đoạn phát triển”.
Như vậy có thể hiểu PTNNL là quá trình gia tăng số lượng nguồn nhân lực và
nâng cao chất lượng NNL về thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cần thiết cho
công việc. Từ đó ổn định công ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế, xã hội và đóng góp
cho sự phát triển kinh tế xã hội.
1.1.1.3. Phân loại NNL
Tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà người ta phân loại nguồn nhân lực theo các tiêu
thức khác nhau:
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, người ta chia nguồn nhân lực thành 3 loại chính:
Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có làm việc hay không

làm việc. Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể, tâm lý – sinh lý xã
hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Tuỳ thuộc vào điều kiện KT – XH
và trong từng thời kỳ của từng nước mà mỗi nước quy định giới hạn độ tuổi lao động
khác nhau. Ở nước ta giới hạn độ tuổi lao động được quy định: Số tuổi thanh niên
bước vào độ tuổi lao động là 15 tuổi (giới hạn dưới); Độ tuổi về hưu đối với nam là 60
tuổi và đối với nữ là 55 tuồi (giới hạn trên).

SVTH: Hồ A Vơ

13


Chuyên đề tốt nghiệp
NNL tham gia vào hoạt động kinh tế (dân số hoạt động kinh tế) là số người có
công ăn việc làm, đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tề và văn hoá xã hội.
NNL dự trữ: Bao gồm những người trong độ tuổi lao động, nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, họ chưa tham gia hoạt động kinh tế và khi cần có thể huy động được. Bao
gồm: Những người làm công việc nội trợ gia đình (phần lớn là phụ nữ, khi có điều
kiện thì họ sẽ tham gia hoạt động kinh tế nếu muốn); Những người tốt nghiệp ở các
trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp (được coi là nguồn nhân lực dự trữ
quan trọng và có chất lượng); Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết
THPT, không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm; NNL ở độ tuổi lao động đã tốt
nghiệp ở các trường chuyên nghiệp ( TC, CĐ, ĐH) thuộc các chuyên môn khác nhau
đang tìm việc làm; Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp muốn tìm
việc làm; Những người thuộc tình trạng khác như: Lực lượng vũ trang đã xuất ngũ, lao
động ở nước ngoài về, những người nghỉ hưu sớm,…
Căn cứ vào vị trí của bộ phận NNL, NNL được chia thành ba loại:
NNL chính: Là NNL có năng lực lao động lớn nhất, đảm đương chủ yếu các quá
trình hoạt động KT – XH của đất nước. Đây chính là NNL trong độ tuổi lao động.
NNL phụ: Là nguồn nhân lực tuỳ theo sức của mình có thể tham gia vào các

hoạt động KT với thời gian nhất định; là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động.
NNL bổ sung: Là bộ phận NNL được bổ sung từ các nguồn khác, sẵn sàng tham
gia làm việc, như số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp ra trường, số người hết
hạn nghĩa vụ quân sự, lao động ở nước ngoài về,…
Hiện nay, người ta dùng thêm khái niệm NNL chất lượng cao để chỉ một bộ phận
người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có thể thích ứng với sự phát triển
khoa học công nghệ hiện đại. Giữa chất lượng NNL và NNL chất lượng cao có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là muốn nói đến tổng
thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó NNL chất lượng cao là bộ phận cấu
thành đặc biệt quan trọng là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy khi bàn
về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất
lượng nguồn nhân lực cũng như nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. Đối với
Hướng Hoá sự phát triển KT – XH của huyện hiện nay chưa có đủ điều kiện để phát
SVTH: Hồ A Vơ

14


Chuyên đề tốt nghiệp
triển NNLCLC. Nên trong bài khoá luận này, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề NNL nói
chung, không nghiên cứu về NNLCLC.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá NNL
1.1.2.1. Số lượng
Số lượng NNL được xác định bởi các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng của
NNL. Quy mô NNL được hiểu là tổng số người trong độ tuổi lao động, có khả năng
lao động được xác định tại một thời điểm nhất định. Quy mô NNL ở các thời điểm
khác nhau thì khác nhau. Nó phụ thuộc vào quy mô dân số và tốc độ tăng dân số. Quy
mô và dân số càng lớn thì quy mô và NNL càng lớn và ngược lại.
Tốc độ tăng nguồn nhân lực tại một thời kỳ là sự chênh lệch về quy mô NNL tại
thời điểm đầu và thời điểm cuối của thời kỳ, tính bằng phần trăm so với NNL ở thời

kỳ đầu và thường được quy về một năm. Tốc độ tăng NNL phụ thuộc vào tốc độ tăng
dân số, tốc độ tăng dân số càng cao thì tốc độ tăng NNL càng cao và ngược lại.
Cơ cấu NNL là sự phân chia toàn bộ NNL thành các bộ phận khác nhau theo các
tiêu thức khác nhau tạo nên cơ cấu NNL, các đặc trưng chủ yếu để phân chia là: Độ
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, khu vực,…
1.1.2.2. Chất lượng
Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL, là tố chất, bản chất bên trong
của NNL, nó luôn vận động và phản ánh trình độ phát triển KT – XH cũng như mức
sống, trình độ dân trí của dân cư, thể hiện ở các mặt: Sức khoẻ, trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính năng
động xã hội, phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc và môi trường
làm việc… Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng NNL:
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của NNL: Sức khoẻ của NNL phụ thuộc
vào sức khoẻ của dân cư, có sức khoẻ người lao động mới phát huy được trí tuệ, khả
năng của mình trong lao động xã hội. Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người
cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo tổ chức Y tế thế giới “Sức khoẻ là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần chứ không chỉ không có bệnh tật hay
thương tật”.
SVTH: Hồ A Vơ

15


Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ học vấn của NNL: Trình độ học vấn của NNL là trạng
thái hiểu biết cao hay thấp của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về
tự nhiên và xã hội mà cơ sở quyết định của nó là trình độ học vấn của dân cư. Trình độ
học vấn của NNL là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng NNL và có
tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển KT – XH. Trình độ học vấn được thể hiện
qua các quan hệ tỷ lệ:

+ Số người biết chữ và chưa biết chữ;
+ Số người có trình độ tiểu học;
+ Số người có trình độ THCS;
+ Số người có trình độ THPT;
+ Số người có trình độ ĐH và trên ĐH,…
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL (còn gọi là NNLCLC):
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành về một
nghề nghiệp nhất định. Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về
chuyên môn nào đó, nó thể hiện được trình độ đào tạo ở các trường THCN, CĐ, ĐH
và sau ĐH, có khả năng chỉ đạo, quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất
định. Trình độ chuyên môn NNL được đo bằng:
+ Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề;
+ Tỷ lệ lao động trung cấp;
+ Tỷ lệ lao động Cao đẳng – Đại học;
+ Tỷ lệ lao động trên Đại học,…
Trình độ kỹ thuật của người lao động thường dùng để chỉ trình độ của người được
đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng về thực
hành công việc nhất định. Trình độ kỹ thuật được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:
+ Số lao động được đào tạo và lao động phổ thông;
+ Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng;
+ Trình độ tay nghề theo bậc thợ.
Trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau
thông quan chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong từng tập
thể NNL.
SVTH: Hồ A Vơ

16


Chuyên đề tốt nghiệp

Chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động nhấn mạnh đến ý chí, năng lực
tinh thần của người lao động. Đây là chỉ tiêu phản ánh mặt định tính, khó có thể định
lượng được. Chỉ tiêu này được thể hiện ở các mặt: Truyền thống dân tộc bảo vệ tổ
quốc; Truyền thống về văn hoá văn minh dân tộc; Phong tục tập quán, lối sống (ý thức
kỹ luật, tính hợp tác, tính chủ động, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm, sự trung thành,
tận tuỵ, gắn bó)…
1.1.3. Những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực
1.1.3.1. Vị trí địa lý, tự nhiên
Vị trí địa lý có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT – XH. Lãnh thổ có vị trí
địa lý thuận lợi thì sẽ có điều kiện phát triển KT – XH, cơ cấu kinh tế phát triển theo
hướng có lợi, thu hút được NNL đặc biệt là NNLCLC vào các ngành có tỷ trọng tương
ứng. Nếu vị trí địa lý không thuận lợi sẽ cản trở sự phát triển KT – XH, sự dịch chuyển
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra chậm trể và khó kiểm soát. Vì vậy nhân tố về vị
trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút đầu tư phát triển KT – XH mà
đây chính là nhân tố vừa thu hút vừa phát triển và làm thay đổi NNL.
Điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT – XH.
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế và
đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút, sử dụng NNL đặc biệt là NNLCLC. Các
nhân tố tự nhiên khác như thời tiết, khí hâu, thiên tai có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ cũng nhưn trí tuệ người lao động.
1.1.3.2. Sự phát triển kinh tế xã hội
* Giáo dục – đào tạo.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, GD – ĐT luôn
chiếm vị trí quan trọng. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới lại không thấy
rõ vị trí nền tảng, vai trò then chốt của GD – ĐT đối với công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, một trong những yếu tố tạo nên
sự phát triển bền vững, sự tiến bộ vượt bậc cho mỗi quốc gia là GD – ĐT. Mức độ
phát triển của GD – ĐT tác động đến cả quy mô và chất lượng của NNL.

SVTH: Hồ A Vơ


17


Chuyên đề tốt nghiệp
Đối với quy mô NNL: Khi hệ thống GD – ĐT phát triển ở mức độ cao thì tỷ lệ
dân cư tham gia học tập tăng lên, số năm đi học của mỗi người tăng lên, do do tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật được nâng lên. Mức độ phát triển của GD –
ĐT càng cao thì quy mô NNL có chuyên môn kỹ thuật càng được mở rộng. GD – ĐT
tác động đến giảm mức sinh, bởi , nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật làm
thay đổi nhận thức về sinh đẻ, số con và thời điểm sinh con.
Đối với chất lượng nguồn nhân lực: Mức độ phát triển của GD – ĐT là một trong
những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến CLNNL bởi nó không chỉ quyết định đến
trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của người lao động mà còn quyết định đến sức
khoẻ, tuổi thọ của người dân thông qua các yếu tố thu nhập, mức sống, nhận thức và
xữ lý thông tin kinh tế xã hội, thông tin khoa học, … Các tác động chính của sự phát
triển GD – ĐT đối với chất lượng NNL gồm:
- Mức độ phát triển của GD – ĐT càng cao thì quy mô NNL có trình độ chuyên
môn kỹ thuật ngày càng mở rộng, bởi GD – ĐT là nguồn góc cơ bản để nâng cao tỷ lệ
lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của nền kinh tế.
- Mức độ phát triển của GD – ĐT càng cao thì càng có khả năng nâng cao chất
lượng theo chiều sâu của NNL. Điều này thể hiện ở chổ, một trong những tiêu chí của
phát triển GD – ĐT là nâng cao chất lượng đầu ra của học sinh, sinh viên của các
trường: trong nền GD – ĐT có trình độ phát triển cao thì chất lượng đầu ra được đảm
bảo, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và của xã hội. Đây chính là yêu cầu
đang đặt ra bức xúc với NNL. Và để nâng cao được chất lượng đầu ra của GD – ĐT
thì yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao trình độ của hệ thông GD – ĐT ngang
tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
* Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ
Vấn đề sức khoẻ của người lao động là một trong các vấn đề quan trọng thiết yếu

được quan tâm hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng NNL. Sức khoẻ tác động tới
chất lượng lao động ở cả hiện tại và tương lai. Để tạo dựng và duy trì được một thể
trạng sức khoẻ tốt hay một thể lực mạnh thì yếu tố quan trọng đầu tiên là chúng ta phải
có một chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc sức khoẻ đầy đủ hợp lý.

SVTH: Hồ A Vơ

18


Chuyên đề tốt nghiệp
Dinh dưỡng thấp và tình trạng sức khoẻ yếu không chỉ gây ra ốm yếu thể trạng,
mất ổn định về mặt tinh thần mà còn làm giảm NSLĐ. Một bà mẹ suy dinh dưỡng
trong thời kỳ mang thai, sự thiếu thốn lương thực, thực phẩm trong giai đoạn sơ sinh
và lúc trẻ còn nhỏ có thể dẫn đến bệnh tật cũng như sự khiếm khuyết trong quá trình
phát triển về thể trạng và tinh thần và NSLĐ trong tương lai sẽ bị hạn chế. Ở người lớn
sự suy dinh dưỡng sẽ làm suy giảm năng lượng, tính năng động, sáng tạo, sáng kiến,
khả năng học tập và làm việc của họ. Sự nghèo đói bắt nguồn từ những hạn chế về
nguồn lực (đất đai, các yếu tố đầu vào, thông tin,…), trình độ học vấn thấp, thiếu việc
hay việc làm không ổn định, sinh nhiều con… Vì vậy mà chúng ta có thể thấy tình
trạng nghèo đói và CLNNL thấp luôn có môi quan hệ cùng chiều và có sự tác động
qua lại lẫn nhau, do đó để nâng cao CLNNL phải xoá đói giảm nghèo đồng thời với
việc nâng cao chất lượng NNL.
Thông qua chăm sóc sức khoẻ sinh sản, bà mẹ trẻ em, tư vấn về dinh dưỡng, tiêm
phòng bệnh tật… là một cách thức đảm bảo sức khoẻ cho người lao động trong tương
lai cho cã thể lực và tinh thân khoẻ mạnh. Mạng lưới chăm sóc y tế được mở rộng sẽ
đến được với những người lao động không chỉ ở thành thị mà ở cả vùng nông thôn,
miền núi, vùng sâu vùng sa với những thầy thuốc giỏi, thuốc tốt, phương pháp điều trị,
khoa học kỹ thuật tiên tiến đến với mọi người. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
từ đó nâng cao được sức khoẻ cho người dân cũng như NNL. Các cơ chế chính sách

trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân phù hợp sẽ tạo điều kiện cho
người lao động ở mọi tầng lớp đều có khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, khám, chăm
sóc sức khoẻ. Như chế độ bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng
thương bệnh binh, người khuyết tật, học sinh sinh viên… Tất cả điều này sẽ có sự tác
động đến chất lượng nguồn nhân lực trên một phạm vi rộng.
* Dân số
Dân số của một quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với quy mô NNL, là cái góc sản
sinh ra NNL. Quy mô của dân số phụ thuộc vào tỷ suất tăng tự nhiên của dân số, do đó
quy mô NNL cũng phụ thuộc vào tỷ suất tăng dân số tự nhiên.
Sự vận động của dân số, tái sản xuất dân số là cơ sở tự nhiên của sự hình thành
NNL và quan hệ giữa tốc độ tăng NNL là tỷ lệ thuận. Mối quan hệ này chỉ được biểu
SVTH: Hồ A Vơ

19


Chuyên đề tốt nghiệp
hiện sau một thời gian nhất định, tuỳ thuộc vào quy định độ tuổi NNL của một quốc
gia. Đối với đa số các nước, tỷ suất sinh của một năm sẽ tác động đến quy mô nguồn
nhân lực sau 15 đến 16 năm sau, có nghĩa là những người sinh ra sau 15 -16 năm
không bị khiếm khuyết về thể lực và tinh thần sẽ bước vào độ tuổi lao động và thuộc
NNL. Tỷ suất sinh không những tác động đến quy mô NNL mà còn tác động đến cơ
cấu NNL. Các mô hình phát triển dân số và tác động của nó đến cơ cấu quy mô NNL
trên thế giới hiện nay như sau:
- Nhóm các nước phát triển có trình độ dân trí rất cao, quy mô gia đình thường
không lớn (trên dưới 1 con) làm cho tỷ lệ tăng dân số thấp, tỷ lệ tăng dân số bình quân
thấp, không tăng hoặc giảm nên cơ cấu dân số thay đổi theo xu hướng già hoá dân số.
Xu hướng này tác động đến quy mô và cơ cấu NNL, trong đó nhân lực trẻ tuổi chiếm
tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động, đồng thời có xu hướng tăng nhân lực cao tuổi.
- Nhóm một số nước công nghiệp mới (NICs) và vùng lãnh thổ đã đạt được trình

độ dân trí tương đối cao, kế hoạch dân số và gia đình đạt được thành tựu trong nhiều
thập kỷ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp. Tỷ trọng dân số của các nước này trong dân số
giảm hợp lý và tác động đến cơ cấu NNL theo hướng tạo ra quy mô và NNL hợp lý
hơn nhằm đáp ứng được cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhóm các nước đang phát triển có mức sống và trình độ dân trí thấp, mặc dù
nhiều nước đã thực hiện công tác dân số và KHHGĐ nhưng kết quả chưa bền vững.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn rất cao đã làm tăng nhanh quy mô NNL của các nước
này, trong cơ cấu NNL thì lao động trẻ tuổi chiếm tỷ trọng cao. Quá trình tăng nhanh
quy mô NNL, đặc biệt là nhân lực chưa qua đào tạo, không có kỹ năng, thiếu việc làm
do nền kinh tế tăng trưởng và phát triển chậm là vấn đề nóng đang đặt ra đối với các
nước đang phát triển.
Quá trình di chuyển, nhập cư dân số (tăng giảm dân số cơ học) bao gồm cả nhập
cư lao động, do đó dẫn đến giảm quy mô NNL đầu đi và tăng quy mô NNL đầu đến.
* Mức độ phát triển kinh tế.
Trình độ của nền kinh tế là nhân tố quan trọng tác động đến CLNNL bởi đó là cơ
sở xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng
lớp nhân dân cũng như người lao động. Khi thu nhập được nâng cao các hộ gia đình
SVTH: Hồ A Vơ

20


Chuyên đề tốt nghiệp
mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các
dịch vụ GD – ĐT, chăm sóc y tế,… do đó mà sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân cư và NNL được nâng cao mà
thực chất là NNL được cải thiện về mặt chất lượng. Ngoài ra một nền kinh tế có trình
độ cao có cơ cấu kinh tế hợp lý, sử dụng phần lớn công nghệ hiện đại, các thành tựu
KHCN được cập nhật và đưa vào cuộc sống thực tiễn; vì vậy NNL của nền kinh tế có
trình độ cao đa số là lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Khi nền kinh tế phát triển cao, tăng trưởng đầu tư cho nền sản xuất xã hội làm gia
tăng số việc làm cho NNL. Việc đầu tư sẽ trang bị thêm nhiều KHCN hiện đại về cả
mặt phương tiện kỹ thuật cũng như môi trường làm việc được nâng cấp hơn. NLD
ngày càng tiếp cận gần hơn với những công việc có chất lượng cao, thu nhập ổn định.
Điều này tạo nên một đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn cho người lao động, chất
lượng NNL được nâng cao rõ rệt. Ngoài ra, tăng trưởng đầu tư còn kéo theo sự dổi
mới công nghệ và có tác động tích cực đến chất lượng NNL. Sự phát triển KT – XH
với đặc trưng là thực hiện các quá trình đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh và
quản lý, từ đó bắt buộc nhà nước, cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đinh phải đầu tư tài
chính nhiều hơn vào việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cho người
lao động. Chỉ như vậy mới nâng cao được hiệu quả lao động, tăng khả năng cạnh tranh
và người lao động mới có cơ hội tìm được việc làm trên thị trường lao động như mong
muốn của họ. Quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn thiện NNL, là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL quốc gia.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến CLNNL. Tăng trưởng và phát triển
kinh tế có mối quan hệ mật thiết với thúc đẩy quá trình phân công lại lao động theo
ngành nghề ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từng vùng và từng địa phương.
Đây cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng tỷ trọng GĐP
của các ngành CN – XD – DV, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đối với lao
động chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động thúc đẩy tỷ trọng lao động cho các
ngành CN – XD – DV tăng lên, đồng thời tỷ trọng lao động làm việc trong ngành
nông nghiệp giảm xuống.

SVTH: Hồ A Vơ

21


Chuyên đề tốt nghiệp
Công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất

lượng NNL, là công cụ quan trọng góp phần giúp dân cư và NLD tiếp cận tri thức,
thông tin,.. .thúc đẩy tăng NSLĐ. Trong cuộc cạnh tranh kinh tế, máy tính, tin học tác
động đến phổ biến, tính chất và nội dung của điều kiện lao động, từ đó thúc đẩy nâng
cao CLNNL, NNL thích ứng ngày càng tốt hơn với nền sản xuất hiện đại và tạo khả
năng, cơ hội để hội nhập nhanh chống lao động nước ta với lao động các nước trên thế
giới.
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để chính phủ các quốc gia nâng cao năng lực tài
chính để tăng đầu tư cho các chương trình mục tiêu về GD - ĐT, chăm sóc sức khoẻ y
tế, phát triển văn hoá thể thao… Nhờ đó mà quy mô GD – ĐT được mở rộng, chăm
sóc sức khoẻ của dân cư và NLD được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao.
Các yếu tố này có tác động tích cực đến trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, sức
khoẻ dân cư, người lao động, tức là tác động tích cực đến chất lượng NNL.
* Các chính sách của nhà nước
Vai trò của nhà nước thể hiện qua các chính sách, thể chế pháp luật tao môi
trường pháp lý cũng như hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thông qua phát triển các hệ
thống giáo dục đào tạo cả chiều sâu và chiều rộng. Các chính sách phát triển đội ngũ
cán bộ, nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các chính sách đổi mới cơ chế phương
pháp giáo dục, đào tạo gắn liền với nhu cầu thị trường, các chính sách khuyến khích
hỗ trợ đối với từng đối tượng là người nghèo, thương bệnh binh trong việc giúp đỡ họ
về nguồn tài chính ổn định cuộc sống, các dịch vụ khám chữa bệnh, các cơ hội học tập,
học bổng khuyến khích học tập cho các đối tượng. Các chính sách đảm bảo phát triển
binh đẳng, công bằng về kinh tế xã hội giữa các vùng miền, khu vực và giữa các đối
tượng khác nhau. Đó có thể thấy được tầm quan trọng không thể thiếu của các chính
sách của nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc.
Yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc có sự tác động ảnh hưởng từ bên trong chất
lượng NNL. Một trong những bí quyết thành công của nhân loại trong phát triển nâng
cao CLNNL gắn liền với yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc đó là phải biết kế thừa
và chọn lộc những tinh hoa của nền văn minh nhân loại với giữ gìn bản sắc dân tộc.
Điều này được thể hiện qua nền giáo dục của từng quốc gia phải mang đầy đủ các yếu

SVTH: Hồ A Vơ

22


Chuyên đề tốt nghiệp
tố văn hoá, truyền thống của các dân tộc sinh sống trên đó. Nền văn hoá, truyền thống,
phong tục tập quán, lối sống của một cộng đồng một xã hội được hình thành cả hàng
ngàn năm lịch sử. Nó là đặc trưng, niềm tự hào của từng vùng miền, từng quốc gia
khác nhau trên từng thế giới, trở thành bản sắc văn hoá riêng của từng dân tộc. Những
truyền thống văn hoá đó ăn sâu trong mỗi người ngay từ lúc nhỏ, lớn lên những bản
sắc truyền thống dân tộc, truyền thống lối sống gia đình đó sẽ thay đổi sẽ theo mỗi
người trong lối sống, cách ứng xử, phong cách làm việc. và như vậy nó có sự ảnh
hưởng sâu sắc đến chất lượng NNL, cũng như có sự tác động tích cự hay tiêu cực
trong việc nâng cao LNNL
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực và mối quan hệ của phát triển NNL với phát
triển KT – XH
1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực
Mối quan hệ giữa NNL với phát triển kinh tế thì NNL luôn luôn đóng vai trò
quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Thứ nhất là, NNL là một trong những yếu tố chủ chốt, quyết định quá trình tăng
trưởng và phát triển KT – XH. NNL, NLĐ là nhân tố quyết định việc khai thác, sử
dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên
thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật, KH – CN… có mối quan hệ mật thiết với nhau,
nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối phát triển KT – XH của
mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám
có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng
hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát
huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy con người với
tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung

tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai là, NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH. Đối với nước ta CNH – HĐH là một
quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi nước
ta đang bước vào giai đoạn CNH –HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều

SVTH: Hồ A Vơ

23


Chuyên đề tốt nghiệp
kiện kinh tế xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL có ý nghĩa quyết
định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… Để có được nền kinh tế tri
thức cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin đồng thời phải đầu tư cho phát triển NNL. Suy cho cùng tri
thức là hệ quả, tất yếu của sự phát triển NNL. Các nước muốn phát triển nền kinh tế tri
thức cân phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là phát triển giáo dục đào tạo,
đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài. Nhờ đầu tư cho phát triển NNL mà nhiều nước
chỉ trong một thời gian ngắn đãn nhân chống trở thành nước công nghiệp phát triển.
Việt Nam là nước nông nghiệp, chúng ta không thể xây dựng và phát triển nền
kinh tế tri thức như các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác do xuất phát điểm của
ta thấp, nên tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam phải phù hợp với điều kiện ở Việt
Nam, tức mang những đặc thù của nước mình. Do đó việc xác định nội dung các
ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuẩn bị các điều kiện vật
chất và con người để tiếp cân kinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cấp hoạch định chiến lược. Trong đó, việc nghiên
cứu thực trạng và tìm ra giải pháp phát triển NNL là quan trọng và cấp bách nhất trong

gia đoạn hiện nay.
Nếu chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ thì không thể tiến hành CNH, mà đòi
hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Chính nhờ lực lượng
lao động có trình độ chuyên môn cao mà Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
(NICs) vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt
hàng có sức cạnh tranh cao so với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Để
đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phải bồi dưỡng và phát
huy nhân tố con người. Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có
vai trò to lớn không những trong đời sống kinh tế mà còn trong các lĩnh vực hoạt động
khác. Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ với tư cách là
người lao động sản xuất mà còn với tư cách là một công dân trong xã hội, một cá nhân
trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại…không thể thực hiện được
CNH,HĐH nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà
SVTH: Hồ A Vơ

24


Chuyên đề tốt nghiệp
khoa học, kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo
vác, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trong rộng. Ngoài ra NNL là
điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững.
1.2.2. Mối quan hệ của phát triển NNL với phát triển KT – XH
Nguồn nhân lực có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển KT –
XH của mỗi đất nước. Nếu NNL có chất lượng cao, tốc độ phát triển hợp lý và có quy
mô vừa phải phù hợp với yêu cầu phát triển KT – XH trong từng giai đoạn thì nó sẽ
thúc đẩy KT – XH phát triển và ngược lại, chúng sẽ kìm hãm sự phát triển. Tuy nhiên
tron thực tế: Những nơi kinh tế phát triển lại thường không đáp ứng đủ nhu cầu trong
khi những nơi kém phát triển NNL lại tăng nhanh, quy mô lớn dẫn đến tình trạng thừa,

thiếu lao động giữa các khu vực. Việc tăng hoặc giảm NNL tuỳ thuộc vào quy mô và
tốc độ tăng dân số của từng nước trong từng thời kỳ. Thường thấy ở các nước có kinh
tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, mức sinh thấp, thiếu NNL do tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế. Trong khi đó, ở các nước chậm phát triển, mức sống
dân cư thấp, mức sinh cao, tốc độ tăng NNL cao và thường có các đặc trưng sau: NNL
đông đảo về số lượng nhưng chưa được sử dụng hết; giữa nguồn nhân lực và các yếu
tố quan trọng khác cho phát triển kinh tế (như vốn, công nghệ, trang thiết bị…) không
phù hợp; CLNNL bị hạn chế.
Vì thế, đối với những nước này, để sử dụng hết nguồn nhân lực hiện có nhằm
phát triển nền KT – XH phù hợp, cần có chiến lược phát triển KT –XH phù hợp, trong
đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, sử dụng đầy đủ và hợp lý NNL; tạo ra những
điều kiện vật chất và tinh thần để nâng cao CLNNL là những vấn đề hết sức quan
trọng trong chiến lược phát triển KT – XH của một quốc gia.
1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số địa phương
* Kinh nghiệm của Đà Nẵng:
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương có nền kinh tế phát triển trong khu
vực miền Trung Tây Nguyên. Trong thời gian vừa qua, Đà Nẵng được cả nước chú ý
bởi những chính sách về nhân lực khá đặc biệt so với nhiều tỉnh khác trên cả nước.
Qua nhiều năm áp dụng những biện pháp, chính sách mới, Đà Nẵng đã đạt được
SVTH: Hồ A Vơ

25


×