Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ BÀI: HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI XƯA QUA BÀI BÁNH TRÔI NƯỚC, TỰ TÌNH 2 VÀ THƯƠNG VỢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.74 KB, 3 trang )

VĂN MẪU LỚP 11
BÀI VIẾT SỐ 2 ĐỀ 1
ĐỀ BÀI: HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI XƯA QUA BÀI BÁNH
TRÔI NƯỚC, TỰ TÌNH 2 VÀ THƯƠNG VỢ
BÀI LÀM:
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên than phận của người
phụ nữ phong kiến xưa. Đó là những người phụ nữ chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong
kiến “Tam tòng, tứ đức” ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công
dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống
cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ
nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng
mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ…..
Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị
vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán,
một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê…. Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận,
tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le.
Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã
mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ
duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn
hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công,
cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất
hạnh, số phận lận đận gian truân:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nỗi ba chìm với nước non”
Không chỉ thế nỗi đau thân phận con được nhắc đến ở bài: “Tự tình II”:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non (…)
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”


Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng,


tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ Việt
Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà
hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ
mọn, tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”.
Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông
thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân
nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:
“Lặn lội than cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
(Thương Vợ)
Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”,
“buổi đò đông” thể hiện sự tủi thân của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm
ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà
chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than
(“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”) mặc dù rất
vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản
khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam.
Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt
Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau
giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã
đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút:
“Oán hận trông ra khắp mọi chòm”
(Tự tình I – Hồ Xuân Hương)
Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất.
Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt
lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
(Tự tình II)
Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng

khẳng định”


“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà en vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước)
Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắc,
quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và
hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp
trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt:
“Chém cha cái kiếp lấy cồng chung”
Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng của người phụ nữ ở mọi thời đại.
Đến với “Thương vợ” của Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo
bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà
không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự
đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con.
Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải
chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở…
Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình.
Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công
bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam
làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ Viêt Nam, đảm đang tháo vác.



×