Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

mở rộng vốn từ hán việt có trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.67 KB, 35 trang )

Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có vốn từ đa dạng và phong phú. Trong quá trình phát
triển bên cạnh việc tạo ra lớp từ thuần Việt, người Việt còn thực hiện việc vay mượn chủ
động và sáng tạo nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác có quan hệ tiếp xúc lâu dài với
Tiếng Việt. Trong số đó, lớp từ Hán Việt là một lớp từ vay mượn từ tiếng Hán vào tiếng
Việt.
Các đơn vị từ Hán Việt không những có số lượng hết sức phong phú mà còn là một
đơn vị có vai trò ngữ nghĩa rất quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt từ xưa
đến nay và cả sau này. Vậy nên, từ Hán Việt xuất hiện trong các văn bản thuộc các phong
cách ngôn ngữ khác nhau và đặc biệt xuất hiện nhiều trong các tác phẩm, trích đoạn, các
bài từ ngữ được tuyển chọn vào sách giáo khoa Văn- Tiéng Việt ở các cấp bậc phổ thông.
Môn Tiếng Việt là bộ môn quan trọng giúp học sinh nắm được và sử dụng được
tiếng mẹ đẻ thành thạo khi nói và khi viết. Việc cung cấp vốn từ Tiếng Việt nói chung,
vốn từ Hán Việt nói riêng là một nội dung quan trọng của môn Tiếng Việt. Việc cung cấp
ấy thông qua các văn bản văn học được dạy trong phần văn và các bài học trong phần từ
ngữ.
Lâu nay từ ngữ Hán Việt đến với Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau.
Trong đó có con đường tự nhiên, tự phát mỗi người tự tìm hiểu để nắm bắt được ý nghĩa,
cách dùng của nó rồi đem vận dụng trong giao tiếp xã hội. Tiếp nhận từ, ngữ Hán Việt
bằng con đường tự nhiên sẽ không có hệ thống và đôi khi không chính xác.Vì vậy phải có
con đường thứ hai đó là sự học tập từ, ngữ Hán Việt trong nhà trường. Mấy năm gần đây
việc dạy và học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông đã bắt đầu được chú ý. Cũng như
các lớp từ ngữ khác, lớp từ Hán Việt được dạy và học ngay từ cấp bậc tiểu học, chúng
được xuất hiện trong rất nhiều câu thơ, bài văn, câu chuyện,…để hiểu biết và sử dụng các
từ Hán Việt là rất khó đặc biệt là đối với các em học sinh Tiểu học bởi những đặc điểm về
nguồn gốc và ý nghĩa của chúng. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ mở rộng vốn từ HánViệt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong chương trình Tiếng Việt lớp 45” với mong muốn giúp các em học sinh tiểu học hiểu sâu hơn về các lớp nghĩa của từ
Hán Việt đồng thời giúp quá trình dạy và học từ Hán Việt ở cấp bậc tiểu học đạt kết quả
cao hơn.


II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
1.
Mục đích
- Qua đề tài này sẽ giúp cho quá trình dạy và học từ Hán Việt trở nên dễ dàng và đạt
hiệu quả cao hơn.
- Khi nghiên cứu đề tài này tôi hướng đến mục đích là giúp cho các em học sinh Tiểu
học hiểu sâu và mở rộng thêm kiến thức về từ Hán Việt, nắm được chính xác nghĩa của
các từ.
2.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thống kê các từ Hán Việt có trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn bản báo chí ở
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5.
- Giải nghĩa các từ Hán Việt đã thống kê.

1


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
III. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này sẽ tiến hành khảo sát và giải nghĩa các từ Hán Việt có trong các bài tập
đọc thuộc thể loại văn bản báo chí ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích nói trên, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp như:
- Phương pháp đọc tài liệu: Nhằm tìm hiểu về các khái niệm, đặc điểm, cách nhận
diện từ Hán Việt…
- Phương pháp thống kê: Được dùng trong khâu liệt kê các từ Hán Việt có trong
chương trình tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5.
- Phương pháp quy nạp: Được dùng để viết phần kết luận của đề tài.

- Ngoài ra tôi còn tham khảo các tài liệu trên mạng.
V. Dự kiến đóng góp của đề tài.
- Cung cấp danh sách các từ Hán Việt có trong các bài tập đọc ở chương trình sách
giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5.
- Giải nghĩa các từ Hán Việt đã thống kê.
VI. Nội dung chính của đề tài.
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương II. Lớp từ Hán Việt có trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn bản báo chí ở
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5.

2


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
1.1. Cơ sở lí luận.
Khái niệm từ Hán Việt:
Về thuật ngữ từ Hán Việt, từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau.Nhìn chung, những định nghĩa có những điểm giống và
khác nhau. Như chúng ta đã biết, tiếng Hán từ lúc ban đầu cho đến giai đoạn hiện nay về
mặt ngữ âm đã trải qua nhiều lần thay đổi.
Theo các soạn giả SGK Ngữ văn bậc THPT, nhất là quan điểm của Nguyễn Văn
Khang, “Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, được đọc bằng cách đọc Hán Việt, viết
bằng chữ quốc ngữ. Cách đọc Hán Việt là hệ thống cách đọc của người Việt đối với chữ
Hán, được x, kiến thiết, bình minh...”
Theo cuốn sách tài liệu học tập bộ môn Tiếng Việt nâng cao của trường Cao đẳng Sư
phạm Bắc Ninh, các nhà soạn thảo đã tạm thời sử dụng một số giới thuyết, hạn định về từ
Hán Việt của các tác giả Nguyễn Ngọc San trong giáo trình tiếng Việt tập 3 như sau: “ Từ

Hán Việt là một trong các loại từ gốc Hán, có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt, được mược vào
kho từ vựng tiếng Việt sau thế kỉ X và trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt, nếu
là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tự do kết hợp với
các từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có phong cách riêng
(trang trọng, cổ kính, thấp thoáng) khác với phong cách của người Việt, gọi là âm Hán
Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm tiếng Việt.
1.2. Nguồn gốc và quá trình hình thành từ Hán Việt.
Do sự gần kề về địa lí, sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt bắt
đầu từ thời thượng cổ, qua sự giao lưu tiếp xúc văn hóa, kinh tế về nhiều mặt giữa cư dân
miền Bắc nước ta với cư dân vùng người Hán thông qua việc trao đổi vật phẩm, kinh
nghiệm tổ chức cuộc sống, làm ăn.
Thời kì Bắc thuộc là thời kì xảy ra sự giao lưu tiếp xúc, ảnh hưởng sâu đậm nhất của
ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt. Về mặt văn hóa, đây là thời kì truyền bá mạnh mẽ nền
văn hóa Hán, làm cho văn hóa Hán thấm sâu vào xã hội Việt Nam. Nho giáo được truyền
bá sâu rộng ở Việt Nam. Tiếng Hán và chữ Hán được sử dụng trong việc giao dịch giữa
các quan lại cai trị với các chức sắc địa phương qua các loại thư, tấu, biểu sớ. Tiếng Hán
lúc này đóng vai trò một sinh ngữ được sử dụng để thực hiện những cuộc giao tiếp trực
tiếp giữa người Việt và người Hán.
Thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, các vương triều Đại Việt vẫn phải
dùng chữ Hán làm ngôn ngữ chính thống trong các cơ quan hành chính và trong khoa cử
đến tận cuối thế kỉ XIX.
Từ năm 1858, dịa vị chính thống của tiếng Hán bị lung lay khi thực dân Pháp đặt nền
thống trị ở Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, dâng nước ta cho thực dân Pháp.
Pháp giữ qưyền cai trị Việt Nam. Cùng với việc củng cố bộ máy chính quyền thực dân,
bãi bỏ chế độ thi cử truyền thống, tiếng Pháp bắt đầu giữ vị trí chính thống ở Việt Nam.
Tầng lớp trí thức Hán học tàn lụi dần. Những người biết tiếng Hán và tầng lớp sĩ phu của
chế độ cũ và các nho sĩ bị thất thế. Song sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt vẫn chưa bị cắt
đứt hoàn toàn. Đặc biệt, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam

3



Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
vẫn tiếp nhận tư tưởng tiến bộ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Trung Sơn và
chủ nghĩa Mác Lê-nin qua sách báo chữ Hán.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã đem lại địa vị chính thống cho
tiếng Việt trong mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy vậy, sự giao lưu, tiếp xúc giữa ngôn
ngữ Hán Việt vẫn tiếp tục và để lại những dấu ấn, những hệ quả đậm nét trong tiếng Việt.
Trong kho từ vựng tiếng Việt vẫn tiếp tục xuất hiện những từ Hán Việt: vũ trụ, hội thảo,
ngoại nhập, nội nhập, siêu dẫn, siêu tốc, công nghệ,…
Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt trong suốt thời gian dài, liên tục đã làm nảy sinh một
số hiện tượng ngôn ngữ đáng chú ý sau:
- Thứ nhất là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam.
Qua các giai đoạn lịch sử, tiếng Hán ở Trung Quốc có sự thay đổi về mặt ngữ âm nên
cách đọc cũng thay đổi. Cách đọc tiếng Hán ở Giao Châu cũng bị thay đổi theo. Cách đọc
tiếng Hán ở Giao Châu thế kỉ VIII - IX là cách đọc theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán giai
đoạn sau của tiếng Hán Trung cổ.
Sang thời kì quốc gia phong kiến độc lập, từ thế kỉ X trở đi, tiếng Hán ở Việt Nam đã
hoàn toàn cách li với tiếng Hán bản địa. Sau thế kỉ X, cho dù tiếng Hán bản địa của các
triều đại Nguyên, Minh, Thanh vẫn tiếp tục diễn biến song nó không có tác động trực tiếp
đến tiếng Hán ở Việt Nam như trước. Tiếng Hán ở Việt Nam giai đoạn này chịu sự chi
phối của tiếng Việt làm cho cách đọc tiếng Hán dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời
Đường dần dần biến dạng, trở thành cách đọc riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán
Việt, rất khác với Hán âm. Trong khi đó, tiếng Hán ở Trung Hoa tiếp tục biến đổi thành
âm Bắc Kinh ngày nay.
- Thứ hai là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai thứ tiếng Hán Việt về mặt từ vựng.
Đây là sự ảnh hưởng hai chiều. Trong vốn từ Hán Việt có tiếp nhận một số từ tiếng
Việt. Ví dụ: do Trung Hoa không có loại cây, quả tram nên phải ghi âm tên Việt bằng hai
chữ cảm + lãm; cau = tân + lang; mít = ba la mật; trầu = phù lưu…

- Thứ ba là sự xuất hiện của chữ Nôm.
Chữ Nôm là chữ của người Việt dựa trên cơ sở chữ Hán và cách đọc Hán
Việt. Nhờ có chữ Nôm mà ta có được nhiều áng thơ văn bất hủ còn lưu truyền trong dân
gian.
1.3. Quá trình Việt hóa của từ Hán Việt trong tiếng Việt
- Trước hết về mặt ngữ âm được thể hiện ở mặt âm đọc và sự rút ngắn từ:
Ví dụ: Cử nhân
- cử ( ông cử, cậu cử )
Hồng huyết cầu
- hồng cầu
- Đảo vị trí:
Ví dụ: Ngữ ngôn
- ngôn ngữ
Thích phóng
- phóng thích
- Đảo yếu tố:
Ví dụ: An phận thủ kỷ
An phận thủ thường
Cửu tử nhất sinh
thập tử nhất sinh
- Về mặt ý nghĩa, từ Hán Việt Việt hóa được dùng với một vài nét nghĩa trong số
nhiều nghĩa của từ gốc Hán.
- Cũng có khi, nghĩa của từ Hán Việt Việt hóa đổi hẳn so với nghĩa của từ gốc Hán
Ví dụ: Từ Hán Việt
Nghĩa gốc Hán
Nghĩa Hán Việt Việt hóa

4



Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
Đáo để
đến đáy
tận cùng
Sung sướng
đầy đủ, thông suốt
sướng, hạnh phúc
- Chuyển đổi màu sắc tu từ
Ví dụ: Từ Hán Việt
Nghĩa gốc Hán
Nghĩa Hán Việt Việt hóa
Dã tâm
lòng ham muốn
xấu, lòng dạ không tốt
Khốn nạn
khó khăn
xấu, lòng dạ không tốt
- Đặc biệt là các yếu tố Hán Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ
có trong tiếng Việt.
Bên cạnh những từ Hán Việt Việt hóa còn có một khối lượng từ Hán Việt mượn
nguyên khối. Từ HánViệt mượn nguyên khối là những từ Hán được vay mượn vào kho từ
vựng tiếng Việt.
1.4. Vị trí, vai trò của từ Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt
Trong tiếng Việt, từ vay mượn có một vị trí quan trọng. Vay mượn là biện pháp bổ
sung nhanh nhất vốn từ cho hệ thống từ vựng khi cần có từ mới mà hệ thống từ vựng
chưa đáp ứng được. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ cao trong kho từ vựng tiếng Việt (7075%). Đến nay, lớp từ này xuất hiện trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống đồng người Việt
từ chính trị, văn hóa, giáo dục, kĩ thuật, quân sự đến y tế, ngoại giao… Đặc biệt, với
những sắc thái nghĩa trang trọng, cổ kính, ưa biểu thị nhữung khái niệm trừu tượng, khái
quát, lớp từ này đã đóng góp rất lớn cho sự thành công của nhiều tác phẩm văn chương

Việt Nam và cho hệ thống thusật ngữ đặc biệt là hệ thống thusật ngữ khoa học xã hội.
Từ Hán Việt có năng lực sản sinh rất mạnh, là lớp từ văn hóa trong văn bản bút
ngữ của người Việt.
1.5. Đặc điểm của từ Hán Việt
1.5.1 Đặc điểm ngữ âm
Trong cách đọc âm Hán Việt, không có phụ âm đầu /ɣ/ (g/ gh) và /ʐ/ (r). Sự phân
bố vần và thanh điệu trong các âm tiết Hán Việt và thuần Việt cũng không hoàn toàn như
nhau. Nhờ vậy, ta có thể dựa vào những đặc điểm ngữ âm đó để nhận diện từ Hán Việt và
từ thuần Việt.
1.5.2 Đặc điểm về ngữ pháp
Có nhiều từ đơn tiết Hán Việt đã ăn sâu vào tiếng Việt, nên rất khó biết nó là từ
ngoại lai. Đối với từ đa tiết Hán-Việt có thể thấy rõ hơn một số đặc điểm ngữ pháp ở
chúng.
a, Trật tự các thành tố cấu tạo các từ ghép chính phụ Hán Việt khác với các từ ghép
chính phụ thuần Việt. Trong từ ghép Hán Việt có quan hệ chính phụ, thành tố phụ đứng
trước thành tố chính đứng sau; còn trong từ ghép chính phụ thuần Việt thì bao giờ cũng
ngược lại.
b, Những từ ghép đẳng lập Hán Việt, ví dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, trang
nghiêm khác với từ ghép đẳng lập thuần Việt ở chỗ là vị trí của các thành tố cấu tạo hầu
như cố định.
c, Trong vốn từ đa tiết Hán Việt, có một số yếu tố (tiền tố hay hậu tố) có khả năng
sản sinh như: sĩ, giả, viên, nhân, phi, vô, sở, bất,…Ví dụ chiến sĩ, bác sĩ, thạc sĩ,…; khán
giả, thính giả, độc giả,…; giáo viên, thành viên, hội viên,…
d, Các nhà nghiên cứu cũng xếp vào lớp từ Hán Việt cả những trường hợp từ được
cấu tạo ở Việt Nam. Có hai cách cấu tạo như sau:

5


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong

chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Sử dụng các yếu tố gốc Hán để tạo đơn vị mới.
Ví dụ: y sĩ, thể công, phi công, ám ảnh, an trì, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, đại tá,
thiếu tá,…
+ Kết hợp một yếu tố Hán và một yếu tố thuần Việt để tạo nên đơn vị mới.
Ví dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, kẻ địch, súng trường,…
1.5.3. Đặc điểm ngữ nghĩa
Người Việt chỉ lựa chọn những từ ngữ Hán có âm Hán Việt nào có thể lấp chỗ
trống trong vốn từ vựng tiếng Việt. Những từ này đa số mang nghĩa trừu tượng chỏ các
khái niệm trong các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học,… Ở tiếng Hán lúc đầu chúng là
những từ mang nghĩa cụ thể. Người Hán có thể dựa vào tính hình tượng trong văn tự của
họ để hiểu được nghĩa cụ thể của chúng. Người Việt trước đây khi tiếp thu từ Hán qua
việc học chữ Hán, thì có khả năng nhận thức theo kiểu chiết tự của người Hán. Nhưng từ
khi chữ Quốc ngữ ra đời thay thế cho chữ Hán thì những người không có vốn Hán học
hoàn toàn không thể có khả năng tri nhận kiểu chiết tự như đã được đề cập ở trên. Song,
bên cạnh đó, nhờ những yếu tố đơn tiết Hán Việt đi vào những kết hợp đa tiết mang tính
cố định cao, có tính thành ngữ về nghĩa, tạo nên những loạt gần nghĩa hoặc đồng nghĩa,
cho nên các từ Hán Việt, cả những yếu tố Hán Việt, có khả năng đa hướng về nghĩa.
1.5.4. Đặc điểm về phong cách
Từ Hán Việt thường mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát cho nên thường phù hợp
với phong cách sách vở. Từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, cổ kính; nó không chỉ phù
hợp với phong cách sách vở, với không khí giao tiếp trang trọng mà còn phù hợp với cách
miêu tả tĩnh tại.
1.6. Cách nhận diện từ Hán Việt
1.6.1. căn cứ vào giới thuyết, hạn định về từ Hán Việt
- Từ Hán Việt phải là từ gốc Hán
- Từ Hán Việt phải có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt. Âm Hán Việt là âm Hán đã được
Việt hóa theo cách phát âm của người Việt
Tuy vậy, không phải từ nào đọc bằng âm Hán Việt cũng là từ Hán Việt, chúng chỉ
trở thành từ Hán Việt khi đã được người Việt vay mượn, khi người Việt muốn tiếp nhận

và biến thành từ ngữ của mình để sử dụng trong giao tiếp và biểu đạt.
Điều cuối cùng không thể không nói tới một hiện tượng khá đặc biệt trong tiếng
Việt: hiện tượng biến âm. Các biến thể ngữ âm đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
như: do kiêng húy tên vua chúa hoặc họ hàng thân thích vua chúa.
Các từ Hán Việt đơn tiết sẽ tách thành hai nhóm. Nhóm 1 bao gồm những từ được
sử dụng phổ biến, được Việt hóa nhiều hơn, không có ranh giới khu biệt với các từ thuần
Việt, có thể tự do kết hợp với các từ khác. Nhóm 2 bao gồm những từ có nghĩa trọn vẹn,
là từ đơn tiết trong tiếng Hán, khin vào tiếng Việt, khi cần thiết nó có thể tách bạch đứng
độc lập nhưng ít có khả năng kết hợp tự do với các từ Việt.
Những từ song tiết Hán Việt: phần lớn các từ Hán Việt đều là từ đa tiết, trong đó
chủ yếu là các từ song tiết.
+ Kết cấu chính phụ:
Trong tiếng Việt, bộ phận chính đứng trước còn trong từ Hán Việt bộ phận chính quan
trọng hơn thường đặt ở phía sau.
+ Kết cấu đẳng lập:

6


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
Được cấu tạo do sự kết hợp danh-danh, động-động, tính-tính. Nếu phân tích, so sánh cho
kĩ ta thấy thành tố đứng sau vẫn có vai trò quan trọng hơn thành tố đứng trước.
+ Kết cấu chủ vị:
- Từ Hán Việt mang phong cách trang trọng, cổ kính trái lại từ thuần Việt mang
phong cách dân dã, cụ thể, dễ hiểu.
1.6.2. Căn cứ vào từ thuần Việt tương đương
Bất cứ một yếu tố Hán Việt nào cũng đều có khả năng dẫn ra một yếu tố thuần
Việt tương đương. Bởi vậy, để xác định một từ có phải là từ Hán Việt hay không, người ta
tìm xem nó có hay không từ thuần Việt tương đương.

1.6.3. Căn cứ vào khả năng sản sinh và tính độc lập của các yếu tố cấu tạo
Phần lớn các từ Hán Việt không thể sử dụng độc lập như một từ. Nhưng các yếu tố
Hán Việt lại có khả năng sản sinh rất lớn để tạo ra các từ nhiều âm tiết.
1.6.4. Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu:
- Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán Việt:
+ Các âm tiết có phụ âm đầu là l, m tắc-thanh hầu-vô thanh /ʔ/ và mang thanh điệu
bổng (ngang, hỏi, sắc).
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mang
thanh điệu bổng.
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng.
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng.
+ Các âm tiết Hán Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mang
các thanh điệu “ngang”, “ngã”, “nặng”. Ví dụ: mao, mo, mạo, nơ, nỗ, nộ, nhi, nhĩ, nhị,…
Để cho dễ nhớ quy tắc trên, Nguyễn Tài Cẩn đã đặt thành một câu: “mình nên nhớ viết là
dấu ngã”
+ Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / v/ /ɣ/ là thuần Việt, không phải là Hán Việt.
- Căn cứ vào vần:
+ Các vần chỉ có trong từ Hán Việt: -uyn (ngoại trừ chuyền, chuyện), -uyêt, -ưu,
-uy.
+ Những âm tiết có vần -êt đều là thuần Việt, trừ kết.
+ Các âm tiết có vần -âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán Việt.
+ Các âm tiết có kết hợp âm -oa, -oan, -uan, -oat thuộc về từ thuần Việt và cả Hán
Việt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ Hán Việt, có vần
được viết là -uan chỉ có trong từ Hán Việt và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản.
1.7. Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt
1.7.1. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh các yếu tố cấu tạo và quan hệ giữa
chúng.
Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh các yếu tố cấu tạo và quan hệ giữa
chúng hay còn gọi là chiết tự là phương pháp được sử dụng phổ biến. Đây cũng là biện
pháp hữu hiệu được sử dụng trong các bài tập giúp học sinh nhận biết nghĩa của các từ

ghép Hán Việt và mở rộng vốn từ tiếng Việt.
Đa số các từ Hán Việt là từ ghép. Các thành ngữ Hán Việt thường được hình thành
theo phương thức kết hợp, hợp nghĩa. Vì vậy, để hiểu biết nghĩa của nó trong một số

7


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
trường hợp cụ thể ta có thể dùng cách chiết tự: tách các từ ghép, thành ngữ,… thành từ tố
để tìm hiểu nghĩa của nó.
- Từ ghép Hán Việt:
+ Giang sơn: giang là sông, sơn núi - giang sơn là sông núi, đất nước, Tổ quốc
+ Phi cơ: phi là bay, cơ là máy - phi cơ là máy bay
+ Bạch vân: bạch là trắng, vân là mây - bạch vân là mây trắng
1.7.2. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng văn cảnh, ngữ cảnh
Nhiều thành ngữ, tục ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câu
chuyện lịch sử (điển tích). Việc kể lại những câu chuyện đó giúp cho người tìm hiểu
thành ngữ, tục ngữ Hán Việt hiểu được ý nghĩa của nó sâu sắc hơn
1.7.3. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt tương đương
Vốn từ tiếng Việt tiếp nhận một số lượng từ Hán Việt khá lớn. Khi nền văn học
Nôm hình thành, nhiều từ Hán Việt được Việt hóa hoặc được thay thế bằng những từ
tương ứng. Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, ta có thể dùng từ thuần Việt đối chiếu
với các từ Hán Việt tương đương để giải nghĩa từ
Hán Việt.
Ví dụ: Hán Việt
thuần Việt
Giang
sông
Sơn

núi
Hải
biển
1.8. Việc sử dụng từ Hán Việt
Có thể khái quát một số trường hợp cần thiết phải sử dụng từ Hán Việt như sau:
- Khi không có từ thuần Việt tương ứng để thay thế. Đa số các trường hợp đó là
những từ mới du nhập hồi đầu thế kỉ XX, những từ này dùng để chỉ những khái niệm mới
mà tiếng Việt chưa có những từ tương ứng như: độc lập, du kích, du lịch, tham quan, sinh
viên, học sinh, xã hội, bộ trưởng, chiến sĩ,…
- Khi cần tạo sắc thái tao nhã hoặc tránh gây ấn tượng ghê rợn trước một số trường
hợp như: để gây sắc thái tao nhã: hậu môn, đại tiện, tiểu tiện, khỏa thân,… giảm bớt ấn
tượng ghê rợn: xuất huyết, thi hài, hài cốt, hỏa tang,…
- Trong các trường hợp giao tiếp lễ nghi, khi cần tạo sắc thái trang trọng thì chúng
ta buộc phải dùng từ Hán Việt chứ không thể dùng từ thusần Việt tương ứng, hãy so sánh
sắc thái của các cặp từ sau: phụ nữ/đàn bà, nhi đồng/trẻ con, phu nhân/người vợ,…
- Cũng phải kể đến giá trị phong cách của các từ ngữ Hán Việt góp phần vào việc
tạo sắc thái cổ kính khi tái tạo hình ảnh các nhân vật và cuộc sống xã hội xưa, đưa người
đọc, người nghe trở về với không khí của quá khứ.
- Trong việc sử dụng từ Hán Việt, không thể không chú ý đến một xu thế tích cực
và lành mạnh, đó là xu thế Việt hóa từ ngữ Hán Việt hoặc xu thế thay thế một số từ Hán
Việt bằng từ gốc Ấu để quốc tế hóa một số thuật ngữ: sinh tố = vitamin, dưỡng khí = ôxy,
… Tất nhiên xu thế Việt hóa cũng như xu thế thay thế từ ngữ Hán Việt bằng từ gốc Âu
không phải là tuyệt đối. Việc Việt hóa bằng cách thay thế hay đổi trật tự như đã nói ở trên
nhiều khi không thể hiện hết ý. Vì thế, trong việc dùng từ, chúng ta cần phải thật thận
trọng, tránh lạm dụng từ Hán Việt nhưng cũng không nên cực đoan theo hướng ngược lại.
Chương II. Từ Hán Việt trong chương trình tiểu học

8



Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
1. Khái quát chung
Từ Hán Việt có vị trí quan trọng trong kho từ vựng và trong hoạt động giao tiếp của
người Việt. Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ cao trong kho từ vựng tiếng Việt (70-75%). Từ Hán
Việt có tần số xuất hiện lớn ở tất cả các lĩnh vực hoạt động giao tiếp của người Việt:
chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật, quân sự, y tế, ngoại giao,… Từ Hán Việt
có năng lực sản sinh rất mạnh, là lớp từ văn hóa trong văn bản bút ngữ của người Việt.
Tuy nhiên, việc sử dụng từ Hán Việt hiện nay chưa mang tính tự giác. Vì vậy, việc mở
rộng vốn từ Hán Việt và giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường chiếm vị trí vô cùng
quan trọng với mục đích tối thượng là giúp học sinh hiểu đúng và dùng đúng từ Hán Việt,
từ đó nâng cao hiệu quả giao tiếp tiếng Việt của học sinh trong nhà trường và ngoài xã
hội.
Như chúng ta đã biết, trong tiếng Việt có khoảng 3000 yếu tố Hán Việt, mỗi yếu tố lại
có thể có nhiều nghĩa khác nhau, đối với học sinh Tiểu học, khả năng tiếp nhận của các
em còn hạn chế, nên không thể học hết được tất cả. Bởi thế, giáo viên chưa cần dạy hết
các nghĩa của một yếu tố Hán Việt mà chỉ dạy những yếu tố cần yếu, hợp với trình độ của
học sinh. Đồng thời, khi dạy các nghĩa của một yếu tố, tốt nhất là trình bày nghĩa gốc
trước rồi trình bày các nghĩa phái sinh sau. Chẳng hạn, yếu tố trọng có nghĩa gốc là nặng
(trọng lượng, trọng tải), từ nghĩa là nặng trọng có nghĩa phái sinh là quan trọng (trọng
trách, trọng đại),… Khi dạy yếu tốn Hán Việt có thể theo hai trình tự: thứ nhất là có thể
nêu nghĩa của yếu tố trước rồi đưa ra một số từ ngữ chứa yếu tố với nghĩa đó. Ví dụ: hữu
có nghĩa là bạn bè, trong các từ như: bằng hữu, bạn hữu, chiến hữu,… Thứ hai là, trước
hết giáo viên nêu ra một nhóm từ ngữ có chứa yếu tố cần dạy hoặc cần mở rộng rồi gợi ý
cho học sinh từ nghĩa của các từ ngữ mà luận ra nghĩa của yếu tố. Chẳng hạn, nghĩa của
các từ như hải cảng, hải cẩu, hải quân, hải đăng,… học sinh có thể luận ra hải là biển.
Trình tự thứ hai này phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động
nhưng khó áp dụng khi giải nghĩa các từ khó, đặc biệt với học sinh Tiểu học, trong trường
hợp này nên áp dụng trình tự thứ nhất.
Tóm lại, việc giảng dạy từ Hán Việt thông qua các phân môn tiếng Việt ở Tiểu

học có vai trò vô cùng quan trọng, hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm cho học sinh hiểu
nghĩa và cách dùng của từ ngữ và mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt cho học sinh. Từ đó, học
sinh có thể luận ra nghĩa của một khối lượng tương đối lớn các từ ngữ Hán Việt. Tuy
nhiên, việc liên hệ nghĩa của yếu tố và từ ngữ chỉ có thể thực hiện trong một phạm vi nhất
định, nếu không sẽ là quá sức đối với học sinh.
2. Mở rộng vốn từ Hán Việt có trong một số bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5.
2.1. Tập đọc lớp 4:
2.1.1. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (tập 2, trang 21).
*Anh hùng: Người tài giỏi có sức mạnh hơn người; người có thành tích công trạng
lập nên sự nghiệp lớn trong chiến đấu và sản xuất)
- Anh: + Tài giỏi hơn người (anh dũng, anh minh, tinh anh...)
+ Vua của loài hoa.
- Hùng: + Có sức mạnh hơn người (hùng dũng, hùng hậu, hùng tráng...)
+ Vua của các loài thú.
*Lao động: Hoạt động của con người.

9


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
- Lao: + Nhọc lòng, nhọc sức (lao tâm khổ tứ, lao công, lao dịch, lao lực...)
+ Khó khăn (khổ lao...)
+ Một thứ bệnh kết hạnh ở phổi, ruột, khớp xương (bệnh lao, lao phổi...)
+ Nhà ngục (lao ngục, lao tù...)
+ Buồn bực (lao sầu, lao đao..).
- Động: + Hoạt động: (cảm động, rung động, động cơ, động kinh, động mạch,
động phòng, động sản, động thổ, động tĩnh, động từ, động vật,…)
+ Hang núi: Hang động.

*Trung học: Cấp học ở giữa Đại học và Tiểu học.
- Trung: + Ở giữa: (trung bình, trung cổ, trung gian, trung du, trung tâm, trung
khu, trung lập, trung lưu, trung niên, trung thu...)
+ Ngay thẳng: (trung thực, trung lương…)
+ Hết lòng: (trung nghĩa, trung quân ái quốc, trung thần, trung thành…)
+ Tên một nước: (trung hoa…)
- Học: + Nhà trường: (học đường, học lực, học kì, khoa học, khóa học, học phí,
học thuyết, học thức, học vấn,…)
+ Bắt trước: học hỏi
+ Chịu thầy dạy cho đạo lí: học tập.
* Đại học: Bậc học cao hơn hết.
- Đại: + To lớn: (đại bác, đại chiến, đại cục, đại dương, đại đa số, đại đóa, đại
hạn, đại nạn, đại quân, đại tá, đại tài, đại thần, đại thụ…)
+ Thay đổi, thay thế: (thời đại, triều đại..).
+ Tự kiêu: (đại bảo).
+ Qua loa: (đại khái, đại loại, đại để, đại ý, đại cương…)
- Học: + Nhà trường: (học đường, học lực, học kì, khoa học, khóa học, học phí,
học thuyết, học thức, học vấn,…)
+ Bắt trước: (học hỏi).
+ Chịu thầy dạy cho đạo lí : (học tập).
*Kĩ sư: Người chuyên môn về một kĩ thuật gì, như công trình.
- Kĩ: + Tài năng: ( kĩ năng, kĩ xảo, kĩ lưỡng…)
+ Nghệ thuật: (kĩ thuật).
+ Gái mại dâm: (kĩ nữ, kĩ viện...)
- Sư: + Thầy dạy học: (sư phụ, sư đồ, sư cô, sư phụ, sư phạm…)
+ Một bộ phận trong quân- lữ:, 2 Lữ làm một sư: (sư đoàn).
+ Người đầu tiên phát minh ra một việc: (sư tổ).
+ Tên một con vật: (sư tử).
*Hàng không: Đi máy bay trên không trung.
- Hàng: + Đi thuyền, vượt biển: (hàng hải).

+ Đồ để buôn bán: (hàng hóa).
+ Bày từng dãy, thứ tự: (hàng ngày, hàng ngũ,…)
+ Chịu phục tùng: (đầu hàng).
- Không: + Trời: (không quân, không gian, không khí, không trung..).
+ Trống không, không có thực: (hư không).
*Nghiên cứu: Tìm tòi nguyên lí cho cùng.

10


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
- Nghiên: + Tìm đến cùng.
+ Nghiền nhỏ ra.
- Cứu: + Cuối cùng
+ Giúp đỡ: (cứu binh, cứu hỏa, cứu nguy, cứu tế, cứu tinh, cứu quốc,…)
+ Xét đoán tra hỏi: (tra cứu).
+ một loài thực vật làm thuốc: (ngải cứu).
* Kĩ thuật: Tài năng, chuyên môn.
- Kĩ: + Nghệ thuật.
+ Tài năng: (kĩ năng, kĩ xảo, kĩ lưỡng, kĩ sư…)
+ Gái mại dâm: ( kĩ nữ, kĩ viện…)
- Thuật: + Kĩ nghệ phương pháp làm ăn: (nghệ thuật, pháp thuật…)
+ Chép lại: (tường thuật, thuật thuyết…)
+ Bày ra: (trần thuật).
+ Những danh từ dùng riêng vè các môn khoa học, triết học, nghệ thuật:
Thuật ngữ.
* Chế tạo: Lấy các món tài liệu mà làm đồ vật.
- Chế: + Làm ra, đặt ra: (chế độ, chế tạo, chế biến, chế tác, đế chế,…)
+ Bó buộc, chống lại: (chế ngự, ức chế, chế độ, chế tài, thể chế,…)

- Tạo: + Làm lên vật phẩm: (chế tạo, tạo lập, tạo nghiệt, nhân tạo, tái tạo…)
+ Bắt đầu: (cấu tạo, tạo hóa..)
+ Xây đắp: (kiến tạo, đào tạo…)
* Vũ khí: Đồ dùng để đánh giặc.
- Vũ: + Sức lực: (vũ phu, vũ lực, vũ trang…)
+ Mưa: (vũ bão, vũ lệ…)
+ Múa: (khiêu vũ, vũ công, vũ đạo. vũ nữ…)
+ Không gian: (vũ trụ).
+ Lông chim.
- Khí: + Đồ dùng: (hung khí, khí giới...)
+ Hơi nước: (khí áp, cơ khí, khí hỏa, khí quản, không khí…)
+ Tài năng: (dũng khí)
+ Độ lượng: (khí thế, khí khái, khí chất, sắc khí…)
* Tổ quốc: Nước của tổ tiên mình.
- Tổ: - Tổ: + Nối liền lại: (tổ hợp, tổ trưởng…)
+ Người dứng đầu: (tổ phụ, tổ tiên, tổ quốc, tổ sư, tổ tông…)
- Quốc: + Nước: (quốc dân, quốc gia, quốc pháp, quốc mẫu, quốc phòng, quốc
sắc, quốc tang, quốc tế…)
* Tiện nghi: Thích đáng, vừa phải.
- Tiện: + Thuận thích: (thuận tiện, tiện lợi...)
+Thấp hèn: (đê tiện, hà tiện, tằn tiện, ti tiện, bần tiện…)
+ Ấy là: (tiện nữ).
+ Bớt đi.
+ Đi vệ sinh.
* Nhiệm vụ: Chức vụ của mình gánh vác.
- Nhiệm: + Gánh vác: (chủ nhiệm, trách nhiệm, nhiệm kỳ…)

11



Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Thành thực: (tín nhiệm.)
+ Dùng: (miễn nhiệm, bãi nhiệm…)
+ Mặc kệ: (nhiệm ý).
- Vụ: + Công việc: (chức vụ, sự vụ, nội vụ...)
+ Cốt phải: (vụ lợi).
* Phục vụ: Làm chức việc của mình phải làm.
- Phục: + Làm việc: phục dịch
+ Trở về, trở lại: (phục hồi, phục vị, phục chức, phục hưng, phục sinh,…)
+ Quần áo: (trang phục, âu phục, đồng phục…)
+ Che đậy, cúi xuống: (phục binh, bái phục, phủ phục, thu phục…)
- Vụ: + Công việc: (chức vụ, sự vụ, nội vụ…)
+ Cốt phải: (vụ lợi).
* Kháng chiến: Chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
- Kháng: + Chống cự: (đề kháng, kháng sinh, kháng thể, kháng nghị, kháng cáo…)
- Chiến: Đánh nhau, đua hơn thua nhau: (chiến đấu, chiến tranh, chiến dịch, chiến
sự, chiến lũy, chiến binh, chiến trường…)
* Thực dân: Người ở nước tư bản, thuộc tầng lớp bóc lột, thống trị ở nước thuộc địa.
- Thực: + Ăn: (thực phẩm, thực quản, thực dân, thực đơn, lương thực,…)
+ Thật thà: (thực tế, thực chất, thực dụng, kì thực, thực tập, thực tiễn,…)
+ Dựng lên, làm ra: (thực hành, thực hiện, thực nghiệm…)
+ Cây: (thực vật).
- Dân: + Người trong một nước: (dân tộc, dân sinh, dân gian, dân chúng, dân cư,
công dân, dân quân, dân số,…)
+ Hết cả: (dân chủ, dân quyền,…)
* Cương vị: Vị trí trong một hệ thống tổ chức.
- Cương: + Chỗ giới hạn đất đai: (biên cương).
+ Dây buộc ngưa: (dây cương, yên cương)
+ Cứng: (cương cứng).

+ Cái chủ não: (Cương lĩnh).
- Vị: + Ngôi thứ: (vị trí, vị thế…)
+ Dạ dầy: (dịch vị, tràng vị…)
+ Mùi do lưỡi nếm mà biết: (mùi vị, vị giác…)
+ Vì: Vị tha.
* Cục trưởng: Người đứng đầu lãnh đạo một cục.
- Cục: + Chỗ làm việc: (cục diện, cục bộ, thế cục, tổng cục, chi cục, bố cục…)
+ Khó chịu, chật hẹp: (cục xúc, cục cằn…)
- Trưởng: Đứng đầu: (trưởng lão, trưởng tôn, trưởng bối, tổ trưởng…)
+ Lớn, lớn lên: (trưởng thành, sinh trưởng, trưởng giả…)
* Quân giới: Khí giới dùng trong quân đội.
- Quân: + Đội binh, việc binh: (quân sự, quân đội, quân nhu, quân tư trang, quân
phục, quân dụng, quân binh, quân y, quân luật, quân pháp, tướng quân…)
+ Vua: (quân vương, khi quân phạm thượng…)
+ Làm chủ.
+ Vợ gọi chồng: (phu quân, phu thê…)

12


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
* Công phá: Sức hủy hoại.
- Công: + Làm: (công chứng, nhân công, công việc, công sức,…)
+ Việc chung: (công cộng, công lý, công trái,…)
+ Thua, cháp nhận: công nhận
- Phá: + Vỡ ra, bổ ra, hủy hoại: (Phá gia chi tử, phá hoại, phá lệ, phá sản, phá
phách…)
+ Lộ ra: (phá án).
* Tiêu diệt: Trừ mất hẳn đi.

- Tiêu: + Mất đi: (tiêu tan, tiêu cực, tiêu tán, tiêu thụ, tiêu giảm, tiêu hao…)
+ Đêm: (nguyên tiêu).
+ Thong thả: (tiêu dao).
+ Cái nêu, nêu ra cho mọi người thấy: (Tiêu chuẩn, tiêu bản, tiêu biểu, tiêu
điểm, tiêu ngữ…)
+ Cái ống sáo.
+ Thứ cây hạt tròn, có vị cay, dùng làm gia vị: Hồ tiêu.
- Diệt: Dứt, tiêu mất: (diệt chủng, diệt khẩu, diệt vong, diệt tuyệt…)
* Cống hiến: Tặng biếu.
- Cống: + Biếu dâng, tiến cử lên: (cống phẩm, cống vật, cống tặng...)
+ Thuế.
-Hiến: + Dâng phẩm cho người trên: (Hiến dâng, hiến kế, hiến thân…)
+ Pháp luật: (hiến pháp, hiến chương, hiến cương…)
* Sự nghiệp: Việc của người làm mà có ích cho xã hội.
- Sự: + Việc người ta làm: (sự việc, sự cố, cơ sự, sự kiện, lý sự, sự thể, sự tích, sự
vật, sự vụ, thế sự…)
- Nghiệp: + Công việc làm: (nghiệp vụ, chuyên nghiệp, nghề nghiệp, công nghiệp,
công nghiệp, khởi nghiệp…)
+ Của có sẵn: Nghiệp.
+ Ý kinh sợ, đã trót: (nghiệp chướng, nghiệp duyên,…)
* Quốc phòng: Việc phòng- nhàn của quốc gia, đối với ngoại- địch.
- Quốc: + Đội binh, việc binh: (quân sự, quân đội, quân nhu, quân tư trang, quân
phục, quân dụng, quân binh, quân y, quân luật, quân pháp, tướng quân…)
+ Vua: (quân vương, khi quân phạm thượng…)
+ Vợ gọi chồng: (phu quân, phu thê…)
- Phòng: + Ngăn ngừa: (phòng bị, phòng ngừa, phòng thủ, phòng ngự, phòng
vệ…)
+ Gian nhà: (phòng the, phòng trọ…)
+ Giữ gìn: Phòng khẩu.
*Khoa học: Cái học-thuật có hệ- thống, có tổ chức như: tự nhiên học, hóa học, văn

học, toán học, vật lí học, xã hội học.
- Khoa: + Học thuật có hệ thống.
+ Nối khoe: (khoa trương)
+ Cách thức chia ra để chọn nhân tài: (khoa cử, khoa thi...)
+ Lớp bậc, phẩm loại: (khoa)

13


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
- Học: Nhà trường: (học đường, học lực, học kì, khoa học, khóa học, học phí, học
thuyết, học thức, học vấn,…)
+ Bắt trước: (học hỏi)
+ Chịu thầy dạy cho đạo lí: (học tập).
*Chủ nhiệm: Người đứng đầu một cơ quan, tổ chức.
- Chủ + Cốt yếu của sự việc: (chủ yếu, chủ đạo , chủ trương, chủ lực, chủ trì…)
+ Tự mình: (chủ động, chủ quan...).
- Nhiệm: + Dùng: (miễn nhiệm).
+ Gánh vác: ( nhiệm kì, nhiệm vụ, chủ nhiệm, trách nhiệm…)
+ Mặc kệ: (nhiệm ý).
*Đánh giá: Nhận định giá trị.
- Giá: + Giá trị của vật: (phẩm giá, giá trị,…)
+ Con gái đi lấy chồng: (xuất giá, giá thú…)
+ Đem điều xấu trút cho người khác: (giá họa).
*Thiếu tướng: Chức quan võ cấp thứ ba trong hải- lục quân, trên chức thượng, dưới
chức đại.
- Thiếu: + Chức quan võ: (thiếu tá, thiếu úy…)
+ Trẻ tuổi: (thiếu nhi, thiếu nữ, thiếu thời…)
+ Không trọn vẹn: (thiếu sót, thiếu phụ…)

*Giải thưởng: Chức danh, đồ vật, tiền bạc để trao cho người có thành tích tốt tỏ ý
khen ngợi.
- Giải: + Phần thưởng: (giải thưởng, đoạt giải, giật giải…)
+ Thoát khỏi: (giải thoát, giải cứu, giải mã, giải phóng, giải tán,…)
+ Làm cho rõ ra: (giải thích, giảng giải, giải phẫu, giải quyết…)
+ Ngành toán học về các hàm số: (giải tích).
- Thưởng: + Hoạt động dùng vật phẩm để tỏ ý khen ngợi, khuyến khích: Phần
thưởng.
+ Nhận biết cái hay cái đẹp: (thưởng thức, thưởng nguyệt, thưởng ngoạn,…)
*Huân chương: Cái huy chương của chính phủ ban cho để tưởng- lệ người có công.
- Huân: + Công lao.
- Chương: + Sáng ró, rực rỡ: (huy chương).
+ Bài văn: (văn chương).
+ Điều kiện trong pháp luật: (hiến chương, chủ chương…)
+ Cái dấu hiệu: (chương trình, chương…)
* Cao quý: Tôn quý.
- Cao: + Ở trên: (cao cấp, Cao Bằng, cao xạ, cao đẳng, cao đạo, cao thủ, cao
thượng…)
+ Đắt, nhiều: (cao giá, cao hứng, cao ngạo, cao niên ...)
- Quý: + Sang trọng: (quý phái, quý khách, quý tộc, quý vị…)
+ Giá cao: (quý giá).
+ Xem làm trọng: (quý giá, Quý nhân, quý trọng, quý tử…)
2.1.2. Vẽ về cuộc sống an toàn ( tập 2, trang 54-55 ).
*Dự: + Tham gia vào: (tham dự, dự thính, dự thảo…)
+ Trước: (dự định, dự án, dự đoán, dự kiến, dự liệu…)

14


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong

chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Vui mừng: (vinh dự, danh dự…)
*Trưng: + Phô ra: (trưng bày, trưng diện…)
+ Nhà nước lấy, gom lại thuộc về nhà nước: (Trưng thu, trưng dụng, trưng
cầu, trưng cất….)
+ Đã chứng được chác chắn: (trưng nghiệm).
*Giải thưởng.
*Nhận thức: Xem, nhìn được rõ ràng.
- Nhận: + Nhìn: (nhận định, nhận dạng, nhận diện, nhận xét…)
+ Tiếp đỡ lấy: (thu nhận)
+ Bằng lòng: (công nhận, nhận lời,…)
- Thức: + Nhận biết.
+ Học vấn: (kiến thức, tri thức, học thức…)
+ Cái gì: (thách thức, thưởng thức, thức…)
*Khả năng: Cái sức có thể làm được.
- Khả: + Có thể: (khả dụng, khả nghi).
+ Tốt: (khả ái, khả ố).
+ Được, dễ: (khả quan, khả quyết).
- Năng: + Sức làm việc: (năng suất, năng lực, năng lượng).
+ Tài cán: (tài năng, năng động, năng khiếu).
*Thẩm mĩ: Sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.
- Thẩm: + Biết rõ tình hình: (thẩm thấu).
+ Khảo xét kĩ càng: (thẩm vấn, thẩm định, thẩm tra, thẩm án…)
+ Xử đoán: (thẩm phán, thẩm lí....)
+ Thím, vợ chú hoặc vợ em chồng.
- Mĩ: + Đẹp: (mĩ mãn, mĩ nữ, mĩ thuật, mĩ ý, mĩ đức,…)
+ Tên một quốc gia, một châu lục.
*Khích lệ: Tác động làm cho tinh thần hăng hái thêm lên.
- Khích: + Khích: (khích bác, khuyến khích, khích thích, khiêu khích.
- Lệ: + Nước mắt.

+ Phụ vào, buộc vào: (lệ thuộc).
+ Đẹp, tốt: (lệ nhân, tráng lệ…)
+ Định: (thể lệ, thông lệ, thường lệ, luật lệ…)
*Thiếu niên: Trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10 đến 14,15.
- Thiếu: + Trẻ tuổi: (thiếu nhi, thiếu nữ, thiếu thời…)
+ Không trọn vẹn: (thiếu sót, thiếu phụ…)
+ Chức quan võ: (thiếu tướng, thiếu tá, thiếu úy…)
- Niên: + Tuổi: (thanh niên, vị thành niên…)
+ Năm: (niên đại, tất niên, niên khóa, niên hiệu, niên thủ…)
*Thiếu nhi: Trẻ em thuộc lứa tuổi nhi đồng.
- Thiếu.
- Nhi: + Con trẻ: (nhi đồng, nhi khoa, nữ nhi…)
*Tổng kết: Thâu tóm và đánh giá chung toàn bộ.
- Tổng: + Tụ họp lại: (tổng hợp).
+ Thủ lãnh: (tổng thống, tổng tư lệnh, tổng đốc, tổng giám đốc, tổng cục,…)

15


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Tất cả: (tổng quát, tổng cộng, tổng số,…)
- Kết: + Thắt buộc lại với nhau: (kết hợp, kết duyên, kết nối, kết tinh, kết bạn…)
+ Cuối cùng: (kết quả, kết thúc, kết liễu, kết luận…)
*Chủ đề: Vấn đề chủ yếu.
- Chủ: + Cốt yếu của sự việc: (chủ yếu, chủ đạo , chủ trương, chủ lực, chủ trì, chủ
tịch, chủ đạo, chủ đích…)
+ Tự mình: (chủ động, chủ quan…)
- Đề: + Phần đầu: (đề mục, đề bài, đề từ…)
+ Đưa ra, nâng cao: (đề án, đề nghị, đề bạt, đề cử, đề cao…)

+ Nắm lấy: (đề huề).
+ Móng chân thú: (huyền đề).
- Phát: + Nổi dậy: (phát hoảng, phát khiếp, phát minh…)
+ Mở ra: (phát triển, phát sinh, phát tán, phát hiện, phát giác, phát huy,
phát ngôn,…)
+ Bắn ra: (phát biểu, phát điện, phát hành…)
- Động: + Hoạt động: (cảm động, rung động, động cơ, động kinh, động mạch,
động phòng, động sản, động thổ, động tĩnh, động từ, động vật,…)
+ Hang núi: (hang động).
*Hưởng ứng: Đáp tiếng lại- phụ họa.
- Hưởng: Tiếng dội lại: (cộng hưởng, âm hưởng…)
+ Nhận lấy: (Hưởng thụ, tận hưởng, hưởng thọ, hưởng lộc…)
- Ứng: + Đáp lại: (ứng phó, ứng khẩu, ứng đối, ứng khẩu…)
+ Tương đương nhau: (tương ứng, ứng cử, ứng viên, ứng dụng…)
*Tác phẩm: Sách hoặc đồ họa làm ra.
- Tác: + Làm ra, tạo ra: (công tác, tác hại, tác quoái, tác văn, tác nhân, tác chiến,
tác dụng, tác giả…)
- Phẩm: + Nhiều cái: (vật phẩm, thực phẩm…)
+ Tư cách: (phẩm chất, phẩm hạnh , phẩm giá, nhân phẩm, phẩm cách…)
*Kiến thức: Những điều thấy và biết.
- Kiến: + Trông thấy: (chứng kiến. chính kiến…)
+ Dựng lên: ( kiến tạo, kiến trúc, kiến trúc sư, kiến thiết…)
- Thức: + Nhận biết.
+ Học vấn: (kiến thức, tri thức, học thức…)
+ Cái gì: (thách thức, thưởng thức, thức…)
*Gia đình:
Chỗ gia quyến đoàn tụ với nhau.
- Gia: + Nhà: (gia đình, gia thế, gia dụng, gia giáo, gia nghiệp, gia nhân, gia sản,
gia pháp, tân gia, gia tài,…)
+ Thêm vào, thêm lên: (tham gia, gia công, phụ gia, gia nhập, gia tăng…)

+ Người có học vấn chuyên môn: (chuyên gia).
+Tự xưng kẻ tôn trưởng trong nhà: (gia trưởng, gia chủ…)
- Đình: + Cái nhà nhỏ, đình nhỏ.
+ Dừng lại: (đình công, đình chi…)
+ Sân.
*Đặc biệt: Riêng khác.

16


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
- Đặc: + Riêng: (đặc ân, đặc cách, đặc điểm,, đặc quyền, đặc sắc, đặc thù, dặc
tính, đặc sản,…)
- Biệt: + Chia ra: (phân biệt, biệt sứ, biệt thị, biệt bạch…)
+ Riêng: (biệt hiệu, biệt tài…)
*Giao thông: Qua lại và chuyển- vận.
- Giao: + Qua lại với nhau: (giao hoán, giao lưu, giao thừa, giao tiếp, giao dịch…)
+ Giao cho: (giao phó).
+ Kết hợp nhau: (giao hợp, giao phối, giao thoa…)
*Phong phú: Giàu có, đầy đủ, dồi dào.
- Phong: + Đầy, thịnh, được mùa.
+ Dáng sắc đẹp tốt: (phong độ, phong cách, phong lưu…)
+ Gió: (Phong ba, phong thấp, phong phanh…)
+ Đóng kín lại: (niêm phong,phong tỏa, phong bì)
+ Bệnh phong.
+ Thói: (phong tục, phong hóa…)
- Phú: + Giàu có: (phú quý, hào phú, phú hộ, trù phú…)
*Bảo hiểm: Bảo đảm sự nguy hiểm.
- Bảo: + Gánh trách nhiệm: (bảo đảm, bảo lãnh.)

+ Chăm sóc,giữ gìn: (bảo vệ, bảo an, bảo dưỡng, bảo hộ, bảo lưu, bảo
tàng,
bảo thủ, bảo tồn, bảo trì…)
+ Quý báu: (gia bảo, bảo vật.)
*Bảo vệ: Giữ gìn, che chở.
- Bảo: + Gánh trách nhiệm: (bảo đảm, bảo lãnh.)
+ Chăm sóc,giữ gìn: (bảo vệ, bảo an, bảo dưỡng, bảo hộ, bảo lưu, bảo
tàng, bảo thủ, bảo tồn, bảo trì…)
+ Quý báu: (gia bảo, bảo vật.)
- Vệ: + Giữ gìn, che chở: (vệ sĩ, vệ sinh, vệ tự vệ, hậu vệ, vệ binh, tiền vệ…)
*An toàn: Hoàn toàn yên ổn.
- An: + Yên ổn: (an tâm, an sinh xã hội, an bình, an ninh, an cư lạc nghiệp…)
- Toàn: + Trọn vẹn: (toàn mỹ, toàn vẹn, toàn thắng…)
+ Tóm quát cả: (toàn thể, toàn bộ, toàn lực, toàn quân, toàn quốc, toàn
tập,toàn tài, toàn thân…)
*Triển lãm: Bày liệt các vật- phẩm cho người khác quan sát.
- Triển: + Mở ra: (khai triển, tiến triển…)
+ Phóng to ra: (phát triển, triển vọng…)
- Lãm: + Xem, nhìn xung quanh.
*Bố cục: Tổ chức sắp xếp, bố trí các yếu tố, các thành phần trong một chỉnh thể.
- Bố: + Chia bày ra: (phân bố, bố trí, bố thí…)
+ Bày ra: (công bố).
- Cục: + Chỗ làm việc: (cục diện, cục bộ, thế cục, tổng cục, chi cục…)
+ Khó chịu, chật hẹp: (cục xúc, cục cằn.)
*Ý tưởng: Cái mình tưởng nghĩ trong ý.
- Ý: + Cái trong lòng suy nghí, tư tưởng: (ý kiến, ý thức, ý chí, ý nghĩ, nhã ý…)

17



Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Mềm mỏng hiền lành: (ý nhị)
*Hồn nhiên: Như nhau cả, không biết khác nhau chỗ nào.
+ Hồn: Tinh thần hoặc linh tính của người: (hồn phách).
*Trong sáng: Tinh khiết, không có chất bẩn nào.
- Sáng: + Bắt đầu, dựng lên: (sáng kiến, sáng tạo, sáng chế…)
*Họa sĩ: Người vẽ giỏi.
- Họa: + Vẽ: (hội họa, cầm kì thi họa, biếm họa…)
+ Tai vạ rủi ro: (tai họa, thảm họa..).
+ Đáp tiếng lại: (phụ họa).
- Sĩ: + Người nghiên cứu học vấn: (bác sĩ).
+ Học trò: (sĩ tử).
+ Binh lính: (binh sĩ, sĩ quan, trung sĩ, hạ sĩ..).
*Tai nạn: Nói chung về những họa hại.
- Tai: + Họa hại to lớn: (tai họa, tai ương, tai hại, tai ách, tai biến…)
- Nạn: + Tai vạ nguy hiểm: (nạn nhân, nạn dân, tử nạn…)
+ Khó khăn: (vấn nạn).
*Thể hiện: Tỏ bày rõ ràng ra.
- Thể: + Tia sáng rực rỡ.
+ Mình người: (thân thể, thi thể, thể dục..)
+ Cách thức: (thể loại, thể chế…)
- Hiện: + Tỏ bày rõ ràng: (hiện diện, hiện thực, hiện hình, hiện hành, hiện hữu,
hiện thân, hiện trạng, hiện tượng…)
*Hội họa: Tô vẽ.
- Hội: + Vẽ.
+ Họp nhau: (hội họp, hội đồng, hội ý, hội viên, hội trưởng, hội nghị,…)
*Sáng tạo: Do không mà làm ra có.
- Sáng: + Bắt đầu, dựng lên: (sáng kiến, sáng tạo, sáng chế…)
- Tạo: + Làm lên vật phẩm: (chế tạo, tạo lập, tạo nghiệt, nhân tạo, tái tạo…)

+ Bắt đầu: (cấu tạo, tạo hóa…)
*Bất ngờ: Không nghĩ tới.
- Bất: Không: (bất công, bất khuất, bất biến, bất bại, bất trị…)
- Ngờ: + Nghĩ: (nghi ngờ, ngờ vực…)
2.1.3/ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (trang 114- 145 ).
*Hạm đội: Hai chiếc quân- hạm trở lên.
- Hạm: Thuyền binh.
- Đội: Kết thành bầy: (quân đội, chi Đội, đội trưởng…)
*Nhiệm vụ.
*Khám phá: Xét tìm được cái gì chưa từng thấy.
- Khám: Xét tìm: (khám xét, khám bệnh)
- Phá: + Vỡ ra, bổ ra, hủy hoại: (phá gia chi tử, phá hoại, phá lệ, phá sản, phá
phách….)
+ Lộ ra: (phá án).
*Chỉ huy: Sai khiến.

18


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
- Chỉ: + Ý hướng, lấy ngón tay mà trỏ: (chỉ thị, chỉ đạo, chỉ dẫn, chỉ giáo, kim chỉ
nam…)
+ Vừa đúng.
+ Mệnh lệnh của vua: (Chỉ dụ, Thánh chỉ.)
+ Trách: (chỉ trích).
*Phát hiện: Tìm ra được.
- Phát: + Mở ra: (phát triển, phát sinh, phát tán, phát giác, phát huy, phát ngôn,
…)
+ Nổi dậy: (phát hoảng, phát khiếp, phát minh…)

+ Bắn ra: (phát biểu, phát điện, phát hành…)
- Hiện: Tỏ bày rõ ràng: (hiện diện, hiện thực, hiện hình, hiện hành, hiện hữu, hiện
thân, hiện trạng, hiện tượng…)
*Cực nam: Đầu phía nam trái đất.
- Cực: + Hai đầu trái đất: (cực bắc)
+ Cuối cùng: (cực lạc, cực hình, cực lực, vô cực…)
+ Xấu nhất: (cực đoan)
+ Rất, lắm: (cực đại, cực tiểu, cực kì…)
*Đại dương: Biển lớn.
- Đại: + To lớn: (Đại bác, đại chiến, đại cục, đại dương, đại đa số, đại đóa, đại
hạn, đâị nạn, đại quân, đại tá, đại tài, đại thần, đại thụ…)
+ Thay đổi, thay thế: (Thời đại, triều đại.)
+ Tự kiêu: (đại bảo).
+ Qua loa: (Đại khái, đại loại, đại đẻ, đại ý, đại cương).
- Dương: + Biển: (hải dương)
+ Mặt trời: (hướng dương
+ Dậy lên, cất lên: Dương
+ Khen ngợi: (tuyên dương)
+ Khí dương, trái với âm: (dương gian.
+ Thứ cây: (dương liễu, dương xỉ, dương mai).
*Thủy thủ: Phu làm trên thuyền, tàu.
-Thủy: Nước: (thủy triều, thủy lợi, thủy sản, thủy chiến, thủy sinh, thủy quân).
+ Ban đầu: (Thủy tổ, thủy chung, nguyên thủy…)
- Thủ: Trông giữ: Thủ quỹ, thủ thư, thủ thân, thủ tiết…)
+ Đầu: (thủ khoa).
+ Trước hết: (phòng thủ)
+ Chuyên giỏi một nghề gì: (cao thủ, Tuyển thủ, cầu thủ…)
*Tiếp tế: Cứu giúp cho.
- Tiếp: + Đón nhận: (tiếp thu, tiếp đãi, tiếp ứng…)
+ Kết lại, nối lại: (nối tiếp, tiếp tục, liên tiếp…)

+ Gần với nhau: (tiếp cận, tiếp giáp, tiếp xúc…)
- Tế: + Cứu: Tế thế.
+ Nhỏ vụn: (tế bào).
+ Cúng thần phật: (tế lễ).
+ Ích lợi: (tử tế)

19


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Xong xuôi: (tế sự).
*Thám hiểm: Mạo hiểm đi thăm xét phương xa.
- Thám: Dò, xét, thăm dò: (thám thính).
- Hiểm: Khó khăn: (hiểm trở),
+ Không tốt: (hiểm họa, nham hiểm, hiểm độc, hiểm ác…)
*Ổn đinh: Yên ổn, vững vàng.
- Ổn: Yên: (ổn thỏa, yên ổn…)
- Định: Yên lặng: (bình định, định thần…)
+ Quyết định, nhất định: (định đoạt, định lượng, định mệnh, định nghĩa,
định kỳ…)
+ Ước trước: (dự định, hạn định…)
*Tinh thần: Linh hồn. Gọi chung những cái thuộc về vô hình.
- Tinh: Trong sáng, đẹp: (tinh anh, tinh tế, tinh khôi, tinh túy, tinh nhuệ,…)
+ Sao: (Kim Tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh,…)
+ Quỉ thần: Tinh linh.
+ Tên loài thú: (tinh tinh).
- Thần: Tinh khí: (thần thánh, thần bí, thần đồng, thần dược, thần y, thần kỳ, thần
kinh, thần linh, thần sắc, thần thoại, thần thông, thần tốc…)
*Náy sinh: Mới sinh ra.

- Sinh: + Đẻ ra, nuôi sống: (sinh sản, sinh lợi, sinh nhật, sinh sự, sinh thành…)
+ Học trò: (sinh viên, thư sinh, giáo sinh…)
+ Sống: (dân sinh, sinh hoạt, sinh nhai, sinh động…)
+ Sống còn: (sinh tồn, sinh khí, sinh ly tử biệt, sinh linh, sinh mệnh, sát
sinh, sinh thời,…)
*Giao tranh: Hai bên đánh nhau.
- Giao: + Qua lại với nhau: (giao hoán, giao lưu, giao thừa, giao tiếp, giao dịch…)
+ Giao cho: (giao phó).
+ Kết hợp nhau: (giao hợp, giao phối, giao thoa…)
- Tranh: + Dành nhau: (chiến tranh, tranh đoạt, tranh công, tranh đấu, tranh
chấp, tranh hùng…)
+ Tên một loại đàn: (đàn tranh).
*Kết quả: Phàm việc vì một sự tình gì trước là tạo nhân mà sinh ra một sự tình.
- Kết: + Tổng hợp lại: (Tổng kết, kết toán, kết thúc, kết luận, kết tinh…)
+ Nối lại với nhau: (Kết hợp, liên kết, tập kết…)
*Công việc: Việc cụ thể phải bỏ công ra làm.
- Công: + Làm: (công chứng, nhân công, công việc, công sức, công ty, công
xưởng, công tư, …)
+ Việc chung: (công cộng, công lý, công trái,công bằng, công viên…)
+ Thua, chấp nhận: (công nhận).
*Thế giới: Vũ trụ toàn cầu.
- Thế: + Đời: (thế hệ, thế thế gian, thế thái, thế giới,…)
+ Quyền lực: (gia thế, thế lực, vị thế…)
+ Bỏ đi, thay cho: (thay thế).
- Giới: + Cảnh địa: (cảnh giới)

20


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong

chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Hạn: (giới hạn)
+ Ở giữa hai bên: (giới thiệu,danh giới.)
+ Đến: (giới luật, giới nghiêm)
*Bỏ mạng: Mất mạng.
- Mạng (mệnh): + Sự sống của con người: (sinh mạng, cách mạng.)
+ Sai khiến, gọi bảo: (mệnh lệnh).
+ Cái do trời định: (căn mệnh. số mệnh, cung mệnh, vận mệnh, mệnh đề,…)
*Hình cầu: Phần không gian giới hạn bởi một mặt cầu.
- Hình: + Khuôn mẫu: (hình dạng, hình ảnh, hoạt hình, hình hài, hình thể).
+ Cái bày ra ngoài: (hình thức, hình thái).
+ Giết: (tử hình, hành hình).
*Hoàn thành: Công việc xong xuôi.
- Hoàn: + Xong xuôi.
+ Trở về: (hoàn trả, hoàn lại, hoàn hồn, hoàn tục…)
+ Đầy đủ: (hoàn toàn,hoàn thiện, hoàn vũ…)
- Thành: + Xong.
+ Chỗ nhiều người, thế nguy hiểm xung quanh có tường kín: (thành lũy,
cung thành, Thành hoàng làng).
+ Thưc: (thành thật, thành ý, chân thành, thành khẩn…)
+ Nên việc: (thành bại, thành công, thành gia, thành hôn, thành thạo, thành
phần… )
*Khẳng định: Thưa nhận, nhận là có.
- Khẳng: Cho được.
- Định: + Nhất định, chắc chắn: (định đoạt, nhất định, định kiến, định lí định
lượng, định lượng, định phận,…)
+ Yên lặng: (bình định, định thần.)
+ Ước trước: (giả định, hạn định, định kì, định mệnh,…)
+ Lưu lại: (định cư, định canh).
2.2/ Tập đọc lớp 5:

2.2.1/ Nghìn năm văn hiến ( tập 1, trang 15)
*Văn hiến: Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp của một dân tộc.
- Văn: + Người có học vấn: (văn minh, văn miếu, văn hóa...)
+ Lời văn: (văn chương, văn bằng, văn điển, văn học, văn phong, văn tự,
văn kiện…)
- Hiến: + Người hiền.
+ Pháp luật: (Hiến pháp, Hiến chương).
+ Dâng phẩm cho người trên: (dâng hiến, cống hiến).
*Đại học.
*Thủ đô: Kinh đô một nước.
- Thủ: + Trông giữ: (thủ quỹ, thủ thư, thủ thân, thủ tiết).
+ Đầu: (hủ khoa )
+ Trước hết: (phòng thủ)
+ Chuyên giổi một nghề gì: (cao thủ, tuyển thủ, cầu thủ).
- Đô: + Chỗ chính phủ trung ương: (kinh đô, đô thị).

21


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
+ Một khu vực lớn hơn ấp.
+ Tóm cả: (đô hộ)
*Ngạc nhiên: Rất lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ đối với mình.
- Ngạc: Kinh hãi.
- Nhiên: + Nhưng mà.
+ Đốt: (nhiên liệu)
+ Như vậy: (tự nhiên, thiên nhiên).
*Khoa: + Học thuật có hệ thống.
+ Nối khoe: (khoa trương)

+ Cách thức chia ra để chọn nhân tài: (khoa cử, khoa thi…).
+ Lớp bậc, phẩm loại: (khoa).
*Tiến sĩ: Người thi hội mà chúng cử.
- Tiến: + Bước tới: (tiến bộ, tiến công, tiên tiến, tân tiến…)
+ Dâng cho, dẫn lên: (cung tiến, tiến cử.)
*Thế kỉ: 100 năm.
- Thế: + Đời: (thế hệ, thế thế gian, thế thái, thế giới,…)
+ Quyền lực: (gia thế, thế lực, vị thế…)
+ Bỏ đi, thay cho: (thay thế).
-Kỉ: + Năm: (kỉ nguyên).
+ Lễ phép: (kỉ cương, kỉ luật).
+ Chép việc: (kỉ lục, kỉ niệm, kỉ yếu, kỉ sự,…)
*Triều: Thời đại một ông vua ở ngôi: (triều đại, triều thần).
+ Nước sông nước biển khi lên khi xuống: (thủy triều., triều cường).
*Tổ chức.
*Thiên Quang:
*Chứng tích: Vết tích làm chứng.
- Chứng: + Nhận thực, bằng cứ: (bằng chứng, chứng cứ, dẫn chứng).
- Tích: + Dấu cũ, dấu vết: (vết tích, điển tích).
+ Xưa cũ: (cổ tích).
+ Chứa lại, dồn lại: (tích trữ, tích tâm, tích đức…)
2.2.2/ Những con sếu bằng giấy ( tập 1, trang 36- 37)
*Chế tạo.
*Bom: Vũ khí, vỏ bằng kim loại trong chứa thuốc nổ.
*Nguyên tử: Phần tử nhỏ nhất của vật chất, gồm một nhân ở giữa và một hay nhiều
điện tử xung quanh.
- Nguyên: + Đầu, ban đầu: (kỉ nguyên, nguyên chất, nguyên bản, nguyên do,
nguyên vẹn, nguyên bản, nguyên lý, nguyên sinh, nguyên tắc, nguyên đán…)
+ Lớn: (cao nguyên, thảo nguyên)
+ Đồng bằng: bình nguyên

- Tử: + Con cái, con trai: (quí tử, tử cung, đệ tử, mẫu tử, thái tử, công tử,…)
+ Chết: (bất tử, tự tử, tử hình, tử nạn, nghĩa tử, tử thi, tử vong,…)
*Chính phủ: Cơ quan hành pháp, quyền lực cao nhất một nước.
*Quyết định: Nhất định ý chí không đổi.

22


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
- Quyết: + Xét định, phán xét: (quyết đấu, quyết án, quyết đoán, quyết toán, nghị
quyết, quyết tâm, cương quyết…)
+ Giêt tù: (hành quyết, quyết tử, quyết sinh…)
+ Một loài thực vật.
+ Ly biệt: (quyết liệt).
- Định: + Nhất định, chắc chắn: (định đoạt, nhất định, định kiến, định lý, định
lượng, định lượng, định phận,…)
+ Yên lặng: (bình đinh, định thần)
+ Ước trước: (giả định, hạn định, định kì, định mệnh,…)
+ Lưu lại: (định cư, định canh…)
+ Việc xong xuôi.
*Cướp: Lấy đi.
*Mạng:
- Mạng ( mệnh): + Sự sống của con người: (sinh mạng, cách mạng…)
+ Sai khiến, gọi bảo: (mệnh lệnh)
+ Cái do trời định: (căn mệnh. số mệnh, cung mệnh, vận mệnh, mệnh đề,…)
*Nhiễm: + Nhuốm, lây đến: (nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiếm dịch,
nhiễm thể, nhiễm sắc thể…)
*Phóng xạ: Hiện tượng phóng ra các tia bức xạ do sự phân rã của hạt nhân.
- Phóng: + Buông thả ra: (phóng thích, phóng sinh, phóng hỏa,..)

+ Mở ra: (phóng đại, phóng đãng, phóng khoáng…)
+ Bắt trước (phỏng): (mô phỏng, phỏng vấn, phóng viên, phóng sự,… )
- Xạ: + Bắn ra: (xạ thủ, pháo cao xạ).
+ Con thú rừng: (xạ hương).
*Thoát: + Sổ ra ngoài: (thoát nạn, tẩu thoát, thoát hiểm, thoát thân, thoát tội,…)
+ Tách ra: (thoát ly, thoát y, thanh thoát,…)
*Lâm bệnh: Mắc bệnh.
- Lâm: + Xảy đến, đương lúc: (lâm nạn, lâm bồn, lâm trận, lâm thời, lâm nguy,
lâm trung…)
+ Rừng: (kiểm lâm, lâm tặc…)
+ Nhỏ giọt: (lâm li).
- Bệnh: + Đau ốm: (bệnh tật, căn bệnh, bệnh nhân, bệnh viện, bệnh xá, bệnh tình,
bệnh lí, bệnh hoạn…)
*Truyền thuyết: Nói lại với người khác.
- Truyền: + Chuyển đi: (truyền bá, truyền tụng, truyền nhiễm, truyền đơn,...)
+ Trao cho: (truyền thụ, truyền đạt, lưu truyền,…)
- Thuyết: + Nói rõ ra: (thuyết minh, thuyết trình, thuyết lí, thuyết giảng,…)
+ Ngôn luận: (giả thuyết, lí thuyết, tiểu thuyết,…)
*Xúc động: Cảm xúc mạnh mẽ có trong một thời gian ngắn.
- Xúc: + Cảm động: (xúc động, cảm xúc, bức xúc,…)
+ Đụng chạm: (tiếp xúc, xúc tác, xúc giác, xúc phạm…)
+ Thúc dục: (xúc tiến).
- Động; + Hoạt động: (cảm động, rung động, động cơ, động kinh, động mạch,
động phòng, động sản, động thổ, động tĩnh, động từ, động vật,…)

23


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .

+ Hang núi: (hang động).
*Học sinh: NHững người đi học ở các trường.
- Học: + Nhà trường: (học đường, học lực, học kì, khoa học, khóa học, học phí,
học thuyết, học thức, học vấn,…)
+ Bắt trước: (học hỏi)
+ Chịu thầy dạy cho đạo lí: (học tập).
- Sinh: + Học trò: (sinh viên, thư sinh, giáo sinh…)
+ Sống: (dân sinh, sinh hoạt, sinh nhai, sinh động…)
+ Đẻ ra, nuôi sống: (sinh sản, sinh lợi, sinh nhật, sinh sự, sinh thành…)
+ Sống còn: (sinh tồn, sinh khí, sinh li tử biệt, sinh linh, sinh mệnh,,…)
*Thành phố: Khu vực tập trung đông dân cư, có công thương nghiệp phát triển.
- Thành: + Chỗ nhiều người, thế nguy hiểm xung quanh có tường kín: (thành lũy,
cung thành, Thành hoàng làng…)
+ Thưc: (thành thật, thành ý, chân thành, thành khẩn…)
+ Xong: (hoàn thành).
+ Nên việc: ( thành công, thành gia, thành hôn, thành thạo, thành phần…)
- Phố: + Chỗ bán hàng: (phố cổ, phố xá, phố phường…)
*Nạn nhân: Người gặp nguy hiểm khó khăn.
- Nạn: Tai vạ, nguy hiểm, khó khăn: (khốn nạn, tai nạn, tệ nạn…)
- Nhân: + Người: (nhân cách, nhân dân, nhân chứng, nhân công, nhân ái, nhân
đạo, nhân khẩu, nhân phẩm, nhân loại,...)
+ Hột giống: (nhân tố, hạt nhân, nhân,…)
+ Bởi vì- theo đó: (nguyên nhân, nhân quả…)
*Sát hại: Giết hại.
- Sát: + Giết chết: (sát nhân, sát thủ, sát phạt, sát phu, sát thân, đàng đằng sát
khí, sát sinh, sát thương, sát trùng,…)
+ Xem xét: (quan sát, sát hạch, khảo sát, sát nghiệm…)
+ Chà ép: (chà sát, ma sát, cọ sát,…)
- Hại: + Trái với lợi: (tác hại, lợi hại..)
+ hao tổn: (hãm hại).

*Thế giới.
*Hòa bình: Yên lặng không có xung đột.
- Hòa: + Vừa phải, không cạnh tranh nhau: (Bất hòa, hòa thuận, hòa hoãn, hòa
hợp, hòa nhã, hòa giải,…)
+ Vừa phải: (hài hòa, hòa khí…)
- Bình: + Bằng phẳng: (bình nguyên, bình đẳng, bình nguyên…)
+ Yên ổn: (bình an, bình yên, bình định, bình tĩnh, bình trị,…)
+ Thường: (bình thường, bình dân…)
+ Xét định trái phải: (bình luận, bình phẩm, bình xét…)
+ Đồ bằng đất hoạc pha lê để đựng nước, miệng nhỏ bụng to.
2.2.3/ Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai ( tập 1, trang 54- 55).
* Chế độ: Phép- tắc định lập rõ ràng.
- Chế: + Làm ra, đặt ra: (chế độ, chế tạo, chế biến, chế tác, đế chế,…)
+ bó buộc, chống lại: (chế ngự, ức chế, chế độ, chế tài, thể chế,…)

24


Đề tài:Mở rộng vốn từ Hán- Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong
chương trìnhTiếng Việt lớp 4 - 5 .
- Độ: + Cái đồ để đo lường: (nhiệt độ, chế độ, mức độ,…)
+ Cứu giúp: (độ trì, độ lượng, độ thế, đức độ,…)
*Phân biệt: Chia riêng nhau ra.
- Phân: + Chia ra: (phân tán, phân bố, phân công, phân định, phân li, phân kì,…)
+ Đơn vị đo lường: 1cm bằng 1 phân.
+ Nhiều, lộn xộn: (phân vân).
+ Làm rõ: (phân minh, phân tích, phân bua,…)
-Biệt: + Chia ra, tách riêng ra: (biệt lý, tách biệt, biệt lập,…)
*Chủng tộc: Tập đoàn người cùng một nguồn gốc, màu da.
- Chủng: + Hạt giống: (phủng loại).

+ Giống người: (chủng tộ).,
- Tộc: + Họ, loài: (dân tộc, danh gia vọng tộc, sắc tộc,…)
*Dân số: Số dân trong một nước, một vùng.
- Dân: + Người trong một nước: (dân tộc, dân sinh, dân gian, dân chúng, dân cư,
công dân, dân quân, dân số,…)
+ Hết cả: (dân chủ, dân quyền,…)
- Số: + Số mục: (số hiệu, mã số, hệ số, số học, dân số,…)
+ Mệnh- vận định trước: (số mệnh).
*Tổng: - Tụ họp lại: (tổng hợp)
- Thủ lãnh: (tổng thống, tổng tư lệnh, tổng đốc, tổng giám đốc, tổng cục,…)
- Tất cả: (tổng quát, tổng cộng, tổng số,…)
*Thu nhập: Nhận vào.
- Thu: + Bắt, lấy vào: (tịch thu, thu chi, thu nạp, thu thanh, thất thu,,…)
+ Mùa thứ 3 trong năm: (thiên thu).
+ Một thứ cây.
- Nhập: Vào: (nhập học, nhập môn, nhập ngũ, nhập quan, nhập đạo,…)
*Xí nghiệp: Sự nghiệp kinh dinh, sinh sản mưu lợi làm mục đích.
- Xí: + Nhón chân mà trông.
+ Một thứ cờ.
- Nghiệp: + Công việc làm: (nghiệp vụ, chuyên nghiệp, nghề nghiệp, công
nghiệp, sự nghiệp, …)
+ Của có sẵn.
+ Ý kinh sợ, đã trót: (nghiệp chướng, nghiệp duyên,…)
*Ngân hàng: Cơ quan kinh doanh và quản lý tiền tệ.
- Ngân: + Bạc- tiền bạc: (thu ngân, ngân khố, ngân quĩ, ngân sách, ngân
phiếu,…)
+ Dài và rộng hơn: (ngân nga, ngân hà,…)
- Hàng: + Đồ để buôn bán: (hàng hóa).
+ Bày từng dãy, thứ tự: (hàng ngày, hàng ngũ,…)
+ Chịu phục tùng: (đầu hàng).

+ Đi thuyền , vượt biển: (hàng hải, hàng không).
*Công nhân: Thợ thuyền, người lao động chân tay.
- Công: + Làm: (công chứng, nhân công, công việc, công sức, công ty…)
+ Việc chung: (công cộng, công lý, công trái,…)

25


×