Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN Phân loại kỹ năng dạy học viết trong sách giáo khoa tiếng anh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 18 trang )


2
MỤC LỤC

A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài …………… ……………………………………… trang 02
II. Mục đích ngiên cứu …………… …………………………………….trang 03
III. Đối tượng nghiên cứu …………… … ……………………… trang 03

B. Nội dung
I. Nội dung …………………………………………………………… …trang 04
1. Tìm hiểu, phân loại các kiểu bài viết, xác định mục đích và tính chất của các bài
viết. ………………………………………… trang 04
1.1. Thế nào là dạy học viết? Trong quá trình dạy học viết chúng ta cần thực hiện
những bước nào? ………………………………………… … trang 04
1.2. Nguyên tắc dạy và học kỹ năng viết. …………… ……………… trang 04
1.3. Phân loại, xác định mục đích, tính chất của phần Writing - SGK Tiếng Anh 10.
………………………………………… trang 05
1.4. Học sinh cần làm gì để viết?- What students need to do in order to write?
……………………………………………………………… ………… trang 06
1.5. Học viết như là một quá trình: Writing as a process.
………………………………………………………………… ……… trang 06
2. Giải quyết một số vấn đề khó khăn thường gặp khi dạy học phần Writing.
2.1. Ý nghĩa của một số hoạt động viết thường gặp. ……………….…….trang 06
2.2. Hướng giải quyết những khó khăn chúng ta thường gặp phải trong giờ dạy viết.
………………………………………………………………………… trang 08
3. Xác định nhiệm vụ, những gợi mở của một số Writing lessons - Tiếng Anh 10.
………………………………………… trang 09
II. Kết quả ……………………………………………………………… trang 17

C. Kết luận ……………………………………………………………………….trang 18





3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Năm học 2013 – 2014, Bộ giáo dục – đào tạo đã chủ trương thay đổi hình thức thi tốt
nghiệp THPT môn Tiếng Anh, trong đó có phần viết tự luận: Phần biến đổi câu
(Transformation) và Viết đoạn văn ( Write a paragraph). Với mục tiêu nâng cao khả năng
làm bài tự luận và phát triển kỹ năng Viết cho học sinh trung học phổ thông, người giáo viên
đứng lớp càng thấy cần phát triển hơn nữa kỹ năng viết cho học sinh trong quá trình giảng
dạy kỹ năng này – một kỹ năng không hề dễ khi dạy và học.
Vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, nó hình thành và phát triển cùng xã hội
loài người, nó là đặc trưng của loài người khác hoàn toàn với loài vật. Ngôn ngữ tồn tại
trong cuộc sống hàng ngày của con người như một phương tiện giao tiếp. Thông qua sự diễn
đạt của ngụn ngữ mà người ta có thể hiểu nhau hơn, hiểu được tâm trạng, thái độ của nhau
để từ đó xây dựng được những mối quan hệ xã hội, tác động lẫn nhau, làm cho xã hội loài
người trở thành một tiết chế chặt chẽ.
Đối với học sinh thì việc hình thành ngôn ngữ cho các em là một việc làm hết sức cần
thiết, đòi hỏi chúng ta luôn phải tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng
tạo, tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để
đạt được mục tiêu này, việc thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường theo hướng coi
trọng người học là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học trong quá trình học là hết sức cần thiết.
Trong dạy học ngoại ngữ thì các luận điểm này càng đúng vì không ai có thể thay thế
người học trong việc nắm bắt phương tiện ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động
giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình. Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại
ngữ cần thống nhất với các quan điểm sau:

+ Tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học.
+ Đề cao và phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức bằng các hoạt động của các em học sinh
+ Dạy cho học sinh cách tự học.

4
Như vậy, mục đích cuối cùng của việc dạy – học ngoại ngữ không đơn thuần là nhận biết
các hệ thống ngữ âm, từ vựng hay ngữ pháp mà học sinh phải biết sử dụng các hệ thống đủ
để đạt được những mục đích giao tiếp cụ thể: bằng lời nói, bằng hành động, bằng văn bản,…
Vai trò của kỹ năng viết trong chương trình phổ thông hiện nay (cụ thể là SGK Tiếng
Anh 10 ) chủ yếu là nhằm phối hợp với các kỹ năng lời nói khác để làm phong phú thêm các
hình thức luyện tập trên lớp cũng như các bài tập ở nhà nhằm củng cố thêm những kiến thức
đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen với văn phong, cấu trúc chặt chẽ của văn
viết và học cách sử dụng hoạt động viết vào một mục đích đơn giản như: viết thư, viết địa
chỉ, nhắn tin, điền vào các tờ khai, tờ đơn,…
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
a) VỀ PHÍA THẦY CÁC GIÁO.
Nhìn từ gốc độ của một giáo viên dạy ngoại ngữ tôi thấy rằng Tiếng Anh 10 – Chương
trình cải cách có một sự phân chia rất rõ ràng các kỹ năng: Reading-Speaking-Listening-
Writing. Cuối mỗi bài là phần Language Focus. Một điều thuận lợi nữa cho GV đó là trong
mỗi phần lại được phân chia thành các nhiệm vụ cụ thể. Có thể nói rằng SGK Tiếng Anh 10
như một giáo án mẫu . Điều này không có nghĩa là giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh làm
đủ các quy trình trong SGK là xong, mà điều quan trọng nhất là giáo viên cần có những thủ
thuật chuyển hóa các quy trình đó thành kỹ năng thực thụ.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy những khó khăn nhất định mà giáo viên thường xuyên
gặp phải ở kỹ năng viết:
+ Có quá nhiều học sinh trong lớp, vì thế giáo viên rất khó quản lý học sinh nào làm việc và
học sinh nào không làm việc.
+ Sự không đồng đều về trình độ giữa các học sinh trong một lớp hoặc giữa lớp với nhau.
+ Thầy cô giáo thường cảm thiếu tự tin vì không có thể kiểm soát và sửa hết được tất cả các

lỗi của học sinh hoặc không giúp đỡ được hết học sinh trong quá trình viết.
+ Việc sửa lỗi và cho điểm tốn rất nhiều thời gian.
+ Quá trình viết thường nhiều hơn 45 phút cho phép của một tiết học ở lớp.
b) VỀ PHÍA HỌC SINH.
Đây mới là khó khăn lớn nhất của hầu hết giáo viên gặp phải. Tuy rằng các em đã có 4
năm học Tiếng Anh ở THCS nhưng những hạn chế về kiến thức của các em thì vô cùng lớn:
+ Không có đủ từ vựng hoặc cấu trúc câu để diễn đạt ý.

5
+ Có khuynh hướng sử dụng Tiếng Anh nói khi viết.
+ Sự hiểu biết về kiến thức xã hội hạn chế.
+ Có khuynh hướng dịch các ý từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh khi viết.
+ Sử dụng sai các mục đích yêu cầu của các kiểu bài khác nhau.
+ Diễn đạt các ý kiến, thông tin trong cùng một câu hoặc một đoạn văn dài.
+ Không có đủ tư liệu, thông tin và những hiểu biết nhất định về các chủ đề viết, vì thế
không thể viết đúng sự thật.
+ Học sinh thường chán nản với giờ học viết.
Chính vì những khó khăn thực tế mà tôi đã gặp ở năm học trước đã thôi thúc tôi tìm tòi
và đi tìm những giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này. Sau một thời gian áp dụng
trong năm học 2012– 2013, tôi mạnh dạng thực hiện một khía cạnh nhỏ của vấn đề dạy và
học viết - Writing, đó là: “Phân loại kỹ năng dạy học Viết trong sách giáo khoa Tiếng Anh
Lớp 10 ”

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Nhằm tìm ra những phương pháp khác nhau để khai thác tính chủ động, sáng tạo của học
sinh trong quá trình rèn luyện các kỹ năng trong dạy học Tiếng Anh.
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng viết cho học sinh:
Nhận biết  Suy nghĩ  Dựng ý  Diễn đạt thành văn.
- Học sinh biết phân loại các kiểu bài viết khác nhau để từ đó các em có cái nhìn chính xác
hơn về ngôn ngữ văn phong.

- Giúp cho học sinh phát triển và rèn luyện kỹ năng viết đáp ứng yêu cầu của các bài kiểm
tra tại lớp ( kiểm tra 1 tiết) , các kỳ kiểm tra học kỳ trong năm học và đặc biệt hơn nữa là
đáp ứng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Phần: “D–Writing”, từ Unit 1 đến Unit 16 trong SGK Tiếng Anh 10.
- Thực nghiệm cách thức giảng dạy này đối với học sinh lớp 10 năm học 2012 – 2013 tại
trường THPT Nguyễn Việt Dũng, Q. Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.



6
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ.
I . NỘI DUNG.
Phần nội dung chúng ta cùng nghiên cứu 4 vấn đề:
+ Tìm hiểu, phân loại các kiểu bài viết, xác định mục đích và tính chất của các bài viết.
+ Tháo gỡ những khó khăn thường gặp trong giờ dạy học viết.
+ Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của một số loại bài viết trong SGK Tiếng Anh 10.
+ Sử dụng Power Point trong giờ dạy học viết (Unit 6: Writing a confirmation letter).
1. Tìm hiểu, phân loại các kiểu bài viết, xác định mục đích và tính chất của các bài
Viết.
1.1. Thế nào là dạy học Viết? Trong quá trình dạy học viết chúng ta cần thực hiện
những bước nào?
Đây có phải là một câu hỏi thừa không? Dù câu trả lời có hoặc không thì chúng ta vẫn
phải chắc chắn một điều rằng Writing is a skill. Bởi vì để dạy cho học sinh hiểu được sẽ viết
cái gì (loại bài viết)? Viết về ai/ cái gì? viết như thế nào? viết trong bao lâu? làm thế nào để
bài viết đạt hiệu quả và có giá trị? Điều này đòi hỏi không phải chỉ ở mặt kiến thức phong
phú mà còn ở kỹ năng chuyển hoá kiến thức thành Sản phẩm viết (writing production).
Vậy khi thực hiện một bài viết chúng ta cần có những bước nào?
Thứ nhất, trước khi viết cần phải xác định purpose sẽ viết. Xác định được Purpose sẽ

giúp học sinh lựa chọn được loại bài viết phù hợp và ngôn ngữ thích hợp. Học sinh cũng cần
phải nghĩ đến audience they are writing for – who they are writing for. Điều này rất quan
trọng, bởi vì xác định được viết học sinh sẽ quyết định được cấu trúc câu và ngôn ngữ sẽ sử
dụng. Hơn thế nữa cũng phải lưu ý với học sinh cần nghĩ đến content structure hoặc học
sinh sẽ thiết lập những ý kiến hay sự kiện của bài viết.
Kế tiếp, học sinh sẽ viết nháp lần thứ nhất (first draft). Khi viết xong nháp lần 1 học sinh
cần đọc lại bài nháp xem chỗ nào được và chỗ nào chưa được.
+ Sửa nháp lần 1 (Edited their draft),
+ Thay đổi những chỗ cần thiết, sau đó thực hiện lần nháp cuối cùng (final draft).
Ta có thể tóm tắt quá trình này như sau: Planning  Drafting  Editing  Final draft
Như vậy quá trình này không đơn giản nhưng mang tính tuần hoàn. Nó có ý nghĩa cho
học sinh lập dàn ý, nháp, chuẩn bị rồi đưa ra sản phẩm cuối cùng.
Giáo viên cũng cần chú trọng tới 3 bình diện khi dạy kỹ năng viết cho học sinh:

7
+ Tính chính xác về ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng).
+ Tính logíc và chặt chẽ của văn phong.
+ Tính phù hợp của ngôn ngữ theo mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp và chủ đề giao tiếp.
1.2. Nguyên tắc dạy và học kỹ năng viết.
Để hình thành và phát triển kỹ năng viết của học sinh, chúng ta cần đảm bảo những
nguyên tắc sau:
+ Coi viết là một trong những phương thức giao tiếp, chứ không phải chỉ là việc sử dụng
đúng các cấu trúc ngữ pháp hoặc viết chữ đẹp.
+ Bắt đầu quá trình dạy và học kỹ năng viết bằng những bài viết mẫu, những bài tập có
kiểm soát, có hướng dẫn và cuối cùng là viết tự do.
+ Bài viết cần sát với thực tế cuộc sống như miêu tả người, địa danh, viết thư mời, thư cảm
ơn, viết để kể lại một câu chuyện, một sự kiện,…
+ Luôn đảm bảo tính mục đích của bài viết, nghĩa là học sinh phải biết mình viết cái gì, để
làm gì và viết cho ai.

Tạo cho học sinh càng nhiều cơ hội viết càng tốt. Viết là kỹ năng chỉ có thể được hình
thành và phát triển thông qua luyện tập Bài viết cần gắn với nội dung hay chủ đề của bài
học nhằm mục đích tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ và tạo thêm cơ hội cho học sinh luyện
tập cách sử dụng từ, cấu trúc ngữ pháp và các chức năng ngôn ngữ cụ thể.
1.3. Phân loại, xác định mục đích, tính chất của phần Writing - SGK Tiếng Anh 10.
Dưới đây là những thể loại và bài viết khác nhau trong Tiếng Anh 10 với những đặc
điểm và tính chất riêng của chúng. Khi phân loại và hiểu được những nét đặc điểm riêng này
chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho bài dạy học viết.
Text types Examples Units Features
Letters
- complain
- filling in a form
- announcement
Unit 4
Unit 2
Unit 14
- Language: formal
- Logical ordering of ideas
- confirmation Unit 6
- Language: informal
- Logical ordering of ideas
- invitation Unit 10
- acceptance & refusal Unit 11
- giving direction Unit 8

8
Narrative
- routines Unit 1
- Language: informal
- time ordering of facts

- people’s backround Unit 3
- profile Unit 12
- instructions Unit 5
Description
- a film Unit 13
- Language: friendly, descriptive
- Place/ time or generalization-to.
- Specific ordering of ideas.
- a city Unit 15
Expository
(explaining)
- advantages &
disadvantages of mass
media.
Unit 7
- Language: formal
- generalization-to.
- Specific ordering of ideas or facts.
- tables & charts Unit 9,16
Các chủ đề luyện kỹ năng viết, SGK Tiếng Anh 10 có các dạng bài tập viết cơ bản sau:
+ Ghép từ với câu, ghép các thành phần của câu.
+ Điền từ/cụm từ vào câu/đoạn văn.
+ Thảo luận để tìm các thông tin theo biểu bảng.
+ Điền thông tin vào phiếu.
+ Tìm thông tin chính, xác định kết cấu bài viết.
+ Viết sử dụng các từ/cụm từ cho sẵn.
+ Viết theo biểu, bảng, sơ đồ, biểu đồ.
+ Viết theo gợi ý (cho từ, cấu trúc, ý cần viết, kết cấu đoạn văn)
+ Viết thư theo yêu cầu.
+ Viết tự do theo chủ điểm, chủ đề, tình huống.

1.4. Học sinh cần làm gì để viết?- What students need to do in order to write?
Như vậy khi yêu cầu học sinh viết một vấn đề nào đó trong lớp, chúng ta cần phải chắc
chắn rằng học sinh phải nắm bắt được những vấn đề sau đây:
+ Know the aim – why they are writing.
+ Know the audience – who they are writing to.
+ Know the genre – what type of text they are writing.
+ Have enough time for:
+ Thinking about the topic.
+ Brainstorming ideas.

9
+ Planning ahead carefully
+ Drafting as many times as they can.
1.5. Học viết như là một quá trình: Writing as a process.
Chúng ta có thể tóm tắt quá trình viết bằng sơ đồ tuần hoàn sau:


















2. Giải quyết một số vấn đề khó khăn thường gặp khi dạy học phần Writing.
2.1. Ý nghĩa của một số hoạt động viết thường gặp.
Trong mỗi giờ dạy học viết hay một thể loại viết nào đó thường có rất nhiều các hoạt
động, nhiệm vụ khác nhau, các bài tập đa dạng và phong phú, nhằm mục đích luyện tập và
phát triển kỹ năng viết cho học sinh. Chúng ta rất dễ dàng nhận ra rằng chúng có mối quan
hệ với nhau một cách logíc. Đặc biệt phần Writing trong SGK Tiếng Anh 10 thường có từ 3-
4 tasks được xây dung theo kiểu hình xoắn ốc: Nếu bài dạy có 3 tasks thì bao giờ 2 tasks đầu
(đối với bài có 4 tasks thì là 3 tasks đầu) cũng nhằm một mục đích là cung cấp ngữ liệu mới:
kiểu bài viết, từ vựng, cấu trúc câu, ngữ pháp, … (prepare to write), đồng thời định hướng
cho học sinh phạm vi ngôn ngữ sẽ sử dụng cho bài viết. Sau khi hoàn thành những Tasks
Being
motivated
planning
to write


planning


drafting

Revising
replanning
redrafting

Final
version


Getting
ideas
together

10
này học sinh đã được cung cấp “a good source of information” and “to come up with ideas”
 Writing production (final task).
Như vậy việc hiểu được mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động, nhiệm vụ và yêu cầu của
các bài tập luyện viết đưa ra là vô cùng quan trọng. Ở đây không đơn thuần chỉ là hoàn
thành các bài tập ấy, mà điều quan trọng là tổ chức cho học sinh làm như thế nào: work
individually, in pairs, in groups, or whole class? Tiến trình ra sao (mấy bước)? Làm trong
bao lâu?  Feedback: Từ việc làm bài tập đó HS rút ra được những vấn đề gì để chuẩn bị
cho phần Production.
2.2. Hướng giải quyết những khó khăn chúng ta thường gặp phải trong giờ dạy viết.
Như đã đề cập những khó khăn của giáo viên và học sinh ở phần Cơ sở thực tiễn trong
giờ dạy học viết là không nhỏ, những khó khăn đó chính là nguyên nhân gây nên giờ học
nhàm chán, đơn điệu và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của giờ học. Vậy chúng ta nên khắc
phục khó khăn đó theo những hướng nào? Theo quan điểm và sáng kiến của tôi, chúng ta
nên giải quyết những vấn đề đó như sau:
a). Đối với những khó khăn mà chúng ta thường gặp từ phía khách quan.
- Phân chia lớp thành trong nhóm (group) hoặc trong cặp (pair) rõ ràng tuỳ theo yêu cầu,
nhiệm vụ của bài học và từng đối tượng học sinh. Trong khi học sinh làm việc, giáo viên
phải đi xung quanh lớp để kịp thời giúp đỡ các em nếu cần thiết.
- Hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi, hoặc sửa lỗi cho bạn bằng cách sửa lỗi đã mắc phải.
- Không nhất thiết phải thực hiện tất cả những bước của cả quá trình dạy học viết trên lớp
nếu bài học quá dài. Một số bước giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hịên ở nhà.
- Giáo viên nên để cho học sinh tìm hiểu về các kiến thức của bài, những hiểu biết xã hội có
liên quan đến bài học để tự các em có được một nguồn thông tin cần thiết trong quá trình
diễn đạt, chứ giáo viên không nên cung cấp tất cả các ý cho học sinh.
- Nên trao đổi, chia sẻ những thắc mắc, hoặc những kế hoạch về bài dạy của mình với đồng

nghiệp, để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn nhằm tìm ra những phương pháp hữu hiệu.
- Nên sử dụng nhiều sự gợi ý, gợi mở, khuyến khích học sinh trong việc khắc phục những sự
thiếu hụt về từ vựng, ý kiến hoặc ngôn ngữ.
- GV nên giải thích, động viên học sinh học Tiếng Anh không đơn thuần là để kiểm tra hay
thi cử mà Tiếng Anh còn phục vụ thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, cho công việc và
nghề nghiệp của các em trong tương lai, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

11
b). Đối với những khó khăn đến từ phía học sinh.
- The pre-writing stage là một bước rất quan trọng cho học sinh có thể củng cố từ vựng, cấu
trúc và nó còn giúp học sinh bước đầu tạo dựng những ý của bài viết. ở giai đoạn này, GV
nên cung cấp cho học sinh những cấu trúc và từ vựng cần thiết xung quanh chủ đề của bài
viết để học sinh diễn đạt ý của mình.
- GV nên dẫn dắt học sinh bước vào bài viết một cách cẩn thận và hướng cho học sinh
những nhiệm vụ đơn giản, cụ thể phù hợp với khả năng của học sinh.
- Sử dụng sự gợi mở không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn bằng tranh ảnh, giáo cụ trực quan và
những bài viết mẫu.
- Thiết lập cho học sinh ý thức về sự suy nghĩ bằng Tiếng Anh để có thể giảm tối thiểu sự
ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình viết.
- Làm cho học sinh quen với process writing bằng việc sử dụng stages khác nhau nhằm gợi
ý cho HS những bài viết mang tính thiết thực.
- Giúp HS sử dụng sự đơn giản hoá trong việc kết nối ý trong câu/bài để làm ngắn bớt
những câu hoặc đoạn văn mà ý nghĩa vẫn rõ ràng, mạch lạc.
- Cố gắng sử dụng những thông tin, kiến thức mang tính thiết thực, gần gũi với những giao
tiếp trong cuộc sống hàng ngày như trong các loại bài: letters, form filling,
- Không nên thường xuyên giao bài tập viết về nhà mang tính bắt buộc cho học sinh, vì nếu
như thế vô tình sẽ làm tăng tính thụ động cho học sinh và chỉ mang hình thức đối phó. Nên
hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng đọc ở nhà thay vì các bài tập viết.
3. Xác định nhiệm vụ, những gợi mở của một số Writing lessons - SGK Tiếng Anh 10.
Để một giờ dạy viết thực sự mang lại những hiệu quả nhất định thì việc xác định những

nhiệm vụ cụ thể và tìm ra những điểm nhấn về kiến thức cho HS trong một giờ dạy học nói
chung và trong giờ dạy học viết nói riêng là rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu
nhiệm vụ cụ thể và mục tiêu cần đạt của một số Writing lesson trong SGK Tiếng Anh 10.
Model 01 : Writing lesson of Unit 7: Writing about advantages and disadvantages of the
mass media.
Task 1
Cho học sinh đọc các câu nói về lợi ích và bất lợi của việc sử dụng vô tuyến truyền hình và
gạch chân hoặc ghi lại những cấu trúc câu được sử dụng trong bảng để tiện khi làm các bài
tập sau.

12
VD: - help / encourage S.O to do sth: help us to learn, encourage us to buy.
make S.O / sth + adjective: make things memorable, make us aware of, make us passive /
violent.
GV yêu cầu học sinh nói lại những lợi ích và bất lợi của việc sử dụng vô tuyến truyền hình,
sử dụng những cấu trúc vừa học.
Task 2
Dựa vào Task 1, các em nghĩ thêm các thông tin về lợi ích và bất lợi của các loại thông
tin đại chúng khác và điền vào bảng tương ứng. Lưu ý cho học sinh là mỗi loại phương tiện
đều có 2 mặt, tốt và xấu ở các mức độ khác nhau.
VD: Tivi là nguồn giải trí và cung cấp thông tin hữu hiệu cho con người nhưng dễ làm hại
mắt khán giả nếu xem liên tục.
Radio giúp trang bị thêm kiến thức cho người nghe nhưng đôi khi thông tin truyền tải qua
đường âm thanh có thể không rõ ràng.
Task 3
Học sinh sẽ sử dụng thông tin trong Task 2 để viết thành một đoạn văn ngắn. Chú ý cho
HS là chỉ viết về lợi ích và bất lợi của một loại phương tiện truyền thông và nên nêu một vài
dẫn chứng cụ thể để minh hoạ.
Phần đầu: Nêu tóm tắt ưu điểm chính của phương tiện thông tin đại chúng và các ý triển
khai, cho ví dụ minh hoạ.

Phần thân: chuyển ý, nêu tóm tắt nhược điểm của việc sử dụng phương tiện thông tin đại
chúng và các ý triển khai, cho ví dụ minh hoạ.
Phần kết: tóm tắt ý chính của cả đoạn văn.
GV có thể cung cấp cho HS những cấu trúc cần thiết dùng trong bài viết:
to neglect (v): sao nhãng, bỏ mặc
to broaden (v): mở rộng (hiểu biết, kiến thức)
negative (adj): tiêu cực
understanding (n): sự hiểu biết
to harm (v): làm hại, gây hại
access to sth (n): tiếp cận được cáI gì
to have influence on sth (v): có ảnh hưởng đến cáI gì
to chat to S.O (v): nói chuyện/ tán gẫu với ai.

13
Model 02 : Phần Writing lesson of Unit 6: Writing a confirmation letter.
Bài này tôi tiến hành các bước như sau:
- Chuẩn bị:
+ Soạn bài bằng Power point.
- Đồ dùng và phương tiện dạy học:
- Thời gian thực hiện: 45 phút
- Quá trình giờ dạy diễn ra như sau:
Bước 1: (5 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê những loại thư mà các em đã viết hoặc biết (có thể
bằng Tiếng Việt hoặc bằng Tiếng Anh).
Chiếu Slide 1 ở phần Warm-up (như hình minh hoạ bên dưới, chưa có phần gạch nối):
Cho học sinh dạng bài tập Matching, học sinh thực hiện làm nhanh trong 3 phút: Một cột là
Kinds of letters và cột là Characterized sentence of the letter. Học sinh phải nắm bắt được
câu đặc trưng của từng loại thư. Giáo viên có thể viết lên bảng các ký hiệu của tưùng cột lần
lượt ở cột này là 1,2,3,4,5 và cột kia là a,b,c,d,e để tiện sửa bài cho học sinh. Sau đó yêu cầu
3-4 học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên bấm máy để kiểm tra kết quả.

Như vậy, sau khi hoàn thành bước 1 học sinh đã hình dung được bài học hôm nay là gì?
SLIDE 1
Wa r m
Wa r m
-
-
u p
u p


M a t c h in g
M a t c h in g
Thanks for your inviting me to the
Thanks for your inviting me to the
party
party
confirmation
confirmation
I am writing to complain about the
I am writing to complain about the
poor quality of
poor quality of


.
.
Complaint
Complaint
Of course, I
Of course, I



ll help you to prepare
ll help you to prepare
everything for the party.
everything for the party.
Requests
Requests
Would you like to join the party with
Would you like to join the party with
us?
us?
Thanking
Thanking
Can you go shopping with me to buy
Can you go shopping with me to buy
something for the party?
something for the party?
Invitation
Invitation
Characterized sentence of the letter
Characterized sentence of the letter
Kinds of letters
Kinds of letters




14
Bước 2 (7 phút)

+ Từ những điều đã làm ở bước 1, giáo viên giới thiệu vào bài mới. Giáo viên chiếu Slide 2
(Như hình minh hoạ)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và nắm bắt nhiệm vụ sẽ làm ở Task 1. Yêu cầu học sinh
mở sách trang 69.
Slide 2
Un i t 6
Un i t 6
a n e x c u r s i o n
a n e x c u r s i o n
L e s s o n 4
L e s s o n 4
w r it i n g
w r it i n g
w
w
rit i ng
ri t i ng
a l et t er of conf i rm a t i o n
a l et t er of conf i rm at i o n
I
I
-
-
P r e s e n t a t io n
P r e s e n t a t i o n


T a s k 1 .
Ta s k 1 .
Read two letters below and find the

Read two letters below and find the
requests in
requests in
Nga
Nga


s
s
letter and the confirmation in
letter and the confirmation in
Hoa
Hoa


s
s
.
.

+ Giáo viên chiếu Slide 3 ( Slide3a) (chưa có phần Requests và Confirmation bên dưới), yêu
cầu học sinh đọc kỹ 2 lá thư (của Nga và của Hoa) sau đó tìm ra requests trong lá thư của
Nga và Confirmation trong lá thư của Hoa (5 phút).
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên ghi câu trả lời của học sinh lên
bảng, sau giáo viên mở máy (Slide 3b) cho học sinh kiểm tra kết quả.
Slide 3 Slide3a
Dear Hoa,
My class is going to have a picnic
at Ao Vua this weekend. This is
the first time I go for a picnic.

Can you go shopping with me
to buy the things we need for the
picnic? I will pick you up at 2:30 p.m.
tomorrow. Is the time convenient for
you?
Please let me know as soon as
possible.
Yours,
Nga
Dear Nga,
I’m glad to hear that you are
going to have your first picnic
with your classmates.
Certainly, I will help you to
prepare everything you need
for the trip.
Fortunately, I’m having a day
off tomorrow. So, I’m free in
the afternoon.
I will be waiting for you at 2:30
p.m. tomorrow.
Love,
Hoa
Requests:
Can you go shopping with me to buy the thing
we need for the trip?
Confirmation: Certainly, I will help you to prepare everything
you need for the trip.
Slide 3b


15
Bước 3 (5 phút)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 lá thư 1 lần nữa rồi tìm ra và gạch chân từ và cấu trúc
mới (Học sinh có thể đoán trước nghĩa).
+ Giáo viên chiếu Slide 4 (như hình minh hoạ): Yêu cầu học sinh nghe và nhắc lại vài lần,
giáo viên giải thích thêm nếu cần thiết rồi yêu cầu học sinh ghi chép nhanh vào vở.
Slide 4
W or d s an d p h r ases
W or d s an d p h r ases


Pick up
Pick up
(pick S.O up)
(pick S.O up)
(v)
(v)
:
:
®
®
ãn
ãn
(
(
ai
ai
)
)



Convenient
Convenient
(
(
adj
adj
):
):
ph
ph
ï
ï
h
h
î
î
p
p


As soon as possible
As soon as possible
(ph):
(ph):
c
c
µ
µ
ng

ng
s
s
í
í
m
m
c
c
µ
µ
ng
ng
t
t
è
è
t
t


Be glad
Be glad
(= be happy)
(= be happy)
(
(
adj
adj
):

):
vui
vui
mõng
mõng


Certainly
Certainly
(= Of course)
(= Of course)
(adv)
(adv)
ch
ch
¾
¾
c ch
c ch
¾
¾
n,
n,
tÊt
tÊt
nhi
nhi
ª
ª
n

n


Fortunately
Fortunately
(= Luckily)
(= Luckily)
(adv):
(adv):
th
th
Ë
Ë
t
t
may
may


Bước 4 (12 phút) Task 2.
+ Giáo viên chiếu Slide 5 (Slide 5a), yêu cầu học sinh đọc kỹ nhiệm vụ phảI thực hiện, sau
đó yêu cầu học sinh xác định yêu cầu trọng tâm của mỗi tình huống, giáo viên gọi một vài
học sinh đọc to câu trả lời.
+ Giáo viên bấm máy để chiếu Slide 5b.
+ Học sinh quan sát và đối chiếu kết quả với câu trả lời trước đó.










16
Slide 5 Slide5a
I I
I I


Pr act i ce
Pr act i ce
Writing a confirmation
Writing a confirmation


Ta s k 2 :
Ta s k 2 :
Read the situations and write a confirmation
Read the situations and write a confirmation
letter responding to each of them.
letter responding to each of them.
1.
1.
Lan
Lan
is going to have a birthday party at 8:00 p.m. on Saturday. She
is going to have a birthday party at 8:00 p.m. on Saturday. She
asks you to buy her two bunches of bananas, three kilos of orang
asks you to buy her two bunches of bananas, three kilos of orang

es,
es,
ten mangoes, and bring them to her house an hour before the part
ten mangoes, and bring them to her house an hour before the part
y.
y.
You agree to help her.
You agree to help her.
2.
2.
Minh
Minh
wants to borrow a book about wildlife. He is coming for the boo
wants to borrow a book about wildlife. He is coming for the boo
k
k
at 9:00 a.m. this Saturday. You accept his request but suggest a
at 9:00 a.m. this Saturday. You accept his request but suggest a
later
later
time.
time.
1. Lanasks you to buy some fruits and bring to her house
an hour before the party.
2. Minh wants to borrow you book about wildlife.
Slide 5b

Bước 5: (10 phút)
Yêu cầu các nhóm đổi bài viết cho nhau, tìm, gạch chân và sửa lỗi ra bên cạnh nếu cho
rằng viết như thế là sai (2 phút)

+ Giáo viên thu bài của các nhóm và dùng máy chiếu để lần lượt sửa bài cho học sinh: nhận
xét về nghĩa (nội dung) và văn phạm, cho điểm từng bài viết.
+ Giáo viên đưa ra nhận xét chung và rút ra kết luận chung về những lỗi mà học sinh thường
hay mắc phải: cấu trúc câu, cách sử dụng từ đúng/sai, trật tự từ, câu không có nghĩa rõ
ràng,… và đưa ra cách khắc phục, rút kinh nghiệm cho những bài viết kế tiếp.
Bước 6 (5 phút)
+ Giáo viên chiếu Slide 6: (Như hình minh hoạ)
Đưa ra bài viết mẫu cho mỗi tình huống, yêu cầu học sinh chép lại để tham khảo và đối
chiếu thêm ở nhà.
+ Giáo viên có thể dựa vào tình hình của từng lớp học để ra thêm những bài tập ở dạng
tương tự cho học sinh luyện thêm ở nhà (không bắt buộc).





17
Bài viết mẫu
Slide 6 Tình huống 1
Su ggest ed an sw er s
Su ggest ed an sw er s
Dear Lan,
I’m very happy to join your birthday party.
Certainly, I will help you to prepare everything you need for the
party. I will help you with the shopping this Saturday. And I will
bring them to your house an hour before the party. I want to help
you prepare for the party, too.
See you on Saturday.
Love,
Minh

Dear Minh,
I’m happy to tell you that the book you want to borrow
is available. You can use it for the next two weeks.
However, I will not be at home this Saturday. Can you
come on Sunday? I will be waiting for you a day.
See you later.
Yours
Nam

Bài viết mẫu
Tình huống 2

Với tiết dạy này, học sinh rất hứng thú học, không khí học tập của lớp rất sôi nổi, hầu hết
các em làm việc rất hăng say, mang lại hiệu quả học tập cao.
Tôi cũng đã sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào tương đối nhiều tiết dạy ở tất cả
các kỹ năng, từ đó tôi rút ra một điều rằng việc sử dụng đúng các đồ dùng và phương tiện
dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng kỹ năng, từng đối tượng học sinh là không
dễ dàng. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta không dám sử dụng chúng, mà điều quan
trọng là sau mỗi lần sử dụng chúng ta rút ra được điều gì cho các lần sử dụng tiếp theo, đồng
thời chúng ta cũng cần phối hợp các đồ dùng và phương tiện đó một cách nhuần nhuyễn,
hợp lý. Qua sự trình bày về một tiết dạy học viết bằng Power Point, tôi nhận thấy tiết dạy
thành công hơn một bậc so với tiết dạy Viết truyền thống.




18
II. KẾT QUẢ.
NHẬN XÉT CHUNG.
Với những hướng giải quyết và những phương pháp mà tôi đã áp dụng, kết hợp với sự trao

đổi giữa các thành viên trong tổ chuyên môn về việc áp dụng những phương pháp phù hợp
cho từng đối tượng học sinh lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Việt Dũng, Q. Cái Răng, TP.
Cần Thơ. Sau một học kỳ áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tôi đã thu được những kết quả
đáng khích lệ từ bài kiểm tra viết tự luận của các em học sinh.
KẾT QUẢ CỤ THỂ:
Học kỳ I, Năm học: 2013 – 2014
Số lượng Phần trăm
Tổng số HS tham gia 90 100.00%
Số học sinh đạt điểm trên TB 61 67.78%
Số học sinh có điểm dưới TB

29 32.22%
Học kỳ II, Năm học: 2013 – 2014
Số lượng Phần trăm
Tổng số HS tham gia 90 100%
Số học sinh đạt điểm trên TB 87 96.66%
Số học sinh có điểm dưới TB

03 3.34%

Biểu đồ minh họa
61
87
29
3
0
10
20
30
40

50
60
70
80
90
100
Trước khi tham gia Sau khi tham gia
Từ 5 trở lên
Dưới 5


19
Theo kết quả trên ta thấy trước khi thực hiện phương pháp dạy và học kỹ năng
viết. Số học sinh không đạt điểm trung bình cũng rất cao. Nhưng sau một học kỳ tham
gia thực hiện dạy và học ứng dụng phương pháp mới, ta thấy học sinh có sự tiến bộ rất
rõ rệt. Từ chỉ có 61 học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên (67.78%) tăng lên 87 học
sinh (96.66%). Trong khi đó số lượng học sinh tham gia có điểm dưới 5 giảm xuống
đáng kể, từ 29 học sinh (32.22%) xuống chỉ còn 3 học sinh (3.34%).

C- KẾT LUẬN.

Như vậy, chúng ta thấy rõ một điều rằng: tất cả những bài học tưởng như đơn giản
nhưng trong thực tế lại rất phức tạp, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải có tầm nhìn bao quát,
những phương pháp hợp lý
Mặt khác, chúng ta cũng chỉ mới ở mức độ làm quen với sách mới, có những bài, phần
còn chưa kiểm soát hết cả về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy nên việc khắc phục
những khó khăn trong quá trình dạy học còn hạn chế. Việc học chuyên đề thay sách trong
một thời gian ngắn không thể đáp ứng hết nhu cầu trao đổi về kinh nghiệm, phương pháp
cũng như toàn bộ nội dung của sách. Vì vậy, có thể nói việc viết sáng kiến kinh nghiệm
hàng năm của các thầy cô giáo cũng là điều kiện tốt để các thầy cô giáo cùng ghi chép, nhìn

nhận, đánh giá và bày tỏ những phương pháp và kinh nghiệm dạy học của chính bản thân
mình; đồng thời cùng nhau trao đổi để rút ra những bài học và kinh nghiệm quý giá nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.
Cái Răng, ngày 09 tháng 5 năm 2014.
Người viết


Trần Thanh Tùng





×