Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

CÁC vấn đề về đầu tư KINH DOANH tại PHILIPPINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------------- 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHILIPPINES ---------------------------------- 9
1.1.

Khái quát tình hình chính trị ở Philippines ----------------------------------------- 9
1.1.1. Tổng quan về Philippines ------------------------------------------------------------ 9
1.1.2. Thể chế nhà nước ------------------------------------------------------------------- 10
1.1.3. Các Đảng phái chính trị chính---------------------------------------------------- 10
1.1.3.1. Liên minh cầm quyền hiện nay -------------------------------------------- 10
1.1.3.2. Các Đảng chính trị ---------------------------------------------------------- 10

1.2. Khái quát tình hình kinh tế ở Philippines ---------------------------------------------- 11
1.2.1. Tổng quan ---------------------------------------------------------------------------- 11
1.2.2. Các chỉ số kinh tế-------------------------------------------------------------------- 13
1.2.3. Môi trường đầu tư của Philippines ----------------------------------------------- 16
1.2.4. Các ngành kinh tế trọng điểm----------------------------------------------------- 16
1.3.

1.4.

Khái quát tình hình văn hóa, xã hội ở Philippines ------------------------------- 16
1.3.1.

Văn hóa ----------------------------------------------------------------------------- 16

1.3.2.

Xã hội ------------------------------------------------------------------------------- 17

1.3.3.



Văn hóa kinh doanh ------------------------------------------------------------ 18

1.3.3.1.

Phong cách nói chuyện ------------------------------------------------- 18

1.3.3.2.

Ngôn ngữ ------------------------------------------------------------------ 19

1.3.3.3.

Gặp gỡ, đàm phán ------------------------------------------------------- 19

1.3.3.4.

Ăn uống ------------------------------------------------------------------- 20

1.3.3.5.

Trang phục ---------------------------------------------------------------- 21

1.3.3.6.

Các vấn đề khác ---------------------------------------------------------- 21

Khái quát về hệ thống pháp luật ở Philippines ----------------------------------- 23
1.4.1.


Bộ Tư pháp của Philippines --------------------------------------------------- 23

1.4.2.

Toà án ----------------------------------------------------------------------------- 25

1.4.2.1.

Toà án quận, thành phố ------------------------------------------------- 25

1.4.2.2.

Toà án khu vực ----------------------------------------------------------- 25

1.4.2.3.

Toà Sharia ---------------------------------------------------------------- 26

1.4.2.4.

Toà phúc thẩm thuế ------------------------------------------------------ 26

1.4.2.5.

Toà phúc thẩm------------------------------------------------------------ 26
7


1.4.2.6.


Toà tối cao ----------------------------------------------------------------- 26

1.4.3. Một số đặc điểm ---------------------------------------------------------------------- 26
1.5. Quan hệ Việt Nam – Philippines và các hiệp định ----------------------------------- 28
1.5.1. Ngày thiết lập ngoại giao với Việt Nam------------------------------------------ 28
1.5.2. Về chính trị -------------------------------------------------------------------------- 28
1.5.3. Hợp tác biển -------------------------------------------------------------------------- 29
1.5.4. Kinh tế, đầu tư, thương mại -------------------------------------------------------- 29
1.5.5. Về an ninh-quốc phòng ------------------------------------------------------------ 31
1.5.6. Về nông nghiệp ---------------------------------------------------------------------- 31
1.5.7. Về giáo dục --------------------------------------------------------------------------- 32
1.5.8. Các cơ chế hợp tác ------------------------------------------------------------------- 32
1.5.9. Các chuyến thăm --------------------------------------------------------------------- 32
1.5.10. Các văn kiện ký kết giữa Việt Nam và Philippines --------------------------- 33
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ KINH DOANH ------------------------------------ 35
2.1. Điều kiện đầu tư ------------------------------------------------------------------------------ 35
2.1.1. Sự xem xét đầu ----------------------------------------------------------------------- 36
2.1.2. Địa lý và khí hậu --------------------------------------------------------------------- 37
2.1.3. Môi trường kinh tế ------------------------------------------------------------------ 37
2.1.3.1. Cơ cấu thị trường chung ---------------------------------------------------- 37
2.1.3.2. Những chỉ số kinh tế chung ------------------------------------------------- 38
2.1.3.3. Nông nghiệp ------------------------------------------------------------------ 38
2.1.3.4. Khai thác mỏ------------------------------------------------------------------ 38
2.1.3.5. Nhu cầu năng lượng và tài nguyên ---------------------------------------- 39
2.1.3.6. Những tiện ích ---------------------------------------------------------------- 39
2.1.3.7. Chế tạo ------------------------------------------------------------------------ 40
2.1.3.8. Xây dựng ---------------------------------------------------------------------- 40
2.1.3.9. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, và lưu trữ ------------------------ 40
2.1.3.10. Tài chính ngân hàng ------------------------------------------------------- 40
2.1.3.11. Dịch vụ nói chung ---------------------------------------------------------- 41

2.1.3.12. Tỉ lệ lương ------------------------------------------------------------------- 41
2.1.3.13. Lạm phát và tỷ giá hối đoái ----------------------------------------------- 41
2.1.3.14. Ngoại thương---------------------------------------------------------------- 42
8


2.1.4. Đầu tư nước ngoài ----------------------------------------------------------------- 43
2.1.5. Những trung tâm phát triển ------------------------------------------------------ 43
2.1.6. Những yêu cầu phải được tuân thủ trước khi một công ty nước ngoài có
thể tham gia vào kinh doanh tại Philippines ------------------------------------------------- 45
2.1.7. Các chính sách chung của chính phủ có liên quan đến đầu tư nước ngoài
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 47
2.2. Thủ tục ---------------------------------------------------------------------------------------- 47
2.2.1. Bước 1: Thành lập doanh nghiệp ----------------------------------------------- 48
2.2.1.1. Hồ sơ -------------------------------------------------------------------------- 48
2.2.1.2. Thủ tục ------------------------------------------------------------------------ 49
2.2.1.3. Giá trị pháp lý --------------------------------------------------------------- 49
2.2.1.4. Thời gian xử lý--------------------------------------------------------------- 49
2.2.2. Bước 2: Xin phê chuẩn của Ban đầu tư đối với dự án đầu tư --------------- 49
2.2.2.1. Hồ sơ -------------------------------------------------------------------------- 49
2.2.2.2. Mức phí ----------------------------------------------------------------------- 50
2.2.2.3. Thủ tục thực hiện ------------------------------------------------------------ 50
2.3. Ngành nghề ----------------------------------------------------------------------------------- 51
2.3.1. Tự do đầu tư-------------------------------------------------------------------------- 51
2.3.2. Hạn chế và cấm đầu tư ------------------------------------------------------------ 52
2.3.3. Mô hình tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư ------------------------------------ 59
2.4. Hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp ------------------------------------------ 59
2.4.1. Thành lập một công ty Philippines ----------------------------------------------- 59
2.4.1.1. Doanh nghiệp tư nhân ----------------------------------------------------- 59
2.4.1.2. Hợp doanh ------------------------------------------------------------------- 63

2.4.1.3. Công ty ----------------------------------------------------------------------- 68
2.4.2. Đăng ký để hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ------------------------------------------------------------------------------------------------- 72
2.4.2.1. Chi nhánh -------------------------------------------------------------------- 73
2.4.2.2. Văn phòng đại diện --------------------------------------------------------- 73
2.4.2.3. Trụ sở chính của khu vực hoặc Trụ sở điều hành chính của khu vực 73
2.5. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ---------------------------------------------------------- 76
2.5.1. Ưu đãi về thuế ----------------------------------------------------------------------- 76
9


2.5.2. Hỗ trợ đầu tư-------------------------------------------------------------------------- 76
2.5.3. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện nằm trong vùng kinh tế (Ecozone) ----- 78
2.5.4. Những ưu đãi hiện có dành cho các doanh nghiệp trong vùng kinh tế, tuỳ
theo tính chất hoạt động của mình, là ---------------------------------------------------------- 79
2.5.5. Những ưu đãi BOI ------------------------------------------------------------------- 80
2.5.5.1. Kế hoạch ưu tiên đầu tư IPP ----------------------------------------------- 80
2.5.5.2. Những ưu đãi tài chính ------------------------------------------------------ 85
2.5.5.3. Những ưu đãi phi tài chính ------------------------------------------------- 86
2.5.6. Những ưu đãi PEZA ---------------------------------------------------------------- 87
2.5.7. Những ưu đãi khác ------------------------------------------------------------------ 87
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
PHILIPPINES ------------------------------------------------------------------------------------- 89
3.1. Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 89
3.2. Thách thức đối với các nhà đầu tư nước ngoài ---------------------------------------- 93
KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------------------------- 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------------- 99
NHẬN XÉT --------------------------------------------------------------------------------------- 103

10



LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện về nhiều mặt
nổi bật nhất là Luật Doanh nghiệp 2014, nó là bước ngoặt lớn trong lĩnh vực pháp lý liên
quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Với những quy định chặt chẽ, Nhà nước ta mong
muốn rằng những điểm mới này có thể tạo điều kiện cho việc thành lập doanh nghiệp trở
nên dễ dàng hơn và thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi Việt Nam là một
nơi có rất nhiều tiềm năng.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trên thế giới được đẩy mạnh từ đó
chính sách kinh tế trở thành mối quan tâm hàng đầu. Bên cạnh việc phát triển kinh tế theo
đường lối của Đảng và Nhà nước, điều chỉnh có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của
quốc gia, mà còn phải phù hợp với pháp luật kinh doanh của cộng đồng quốc tế. Như
vậy, chúng ta cần phải có cái nhìn khái quát về tổng thể cũng như nắm rõ được những
quy định của luật kinh doanh mà nước bạn đã đề ra.
Một trong những nước có nền kinh tế phát triển mạnh hiện nay đó là Philippines.
Chính sự ra đời của Luật Doanh nghiệp Philippines, nó là bàn đạp giúp cho Philippines
ngày càng đứng vững hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy hãy cùng chúng
tôi tìm hiểu về Luật Doanh nghiệp Philippines để xem tại sao nó có thể tồn tại bền vững
như thế? Từ đó đưa ra những mặt hạn chế của Luật Doanh nghiệp Việt Nam để từng
bước hoàn thiện nó một cách tốt nhất. Đặt vấn đề, nếu Việt Nam là một nhà đầu tư muốn
đầu tư vào Philippines thì những thử thách gì sẽ đặt ra cho họ và cơ hội trở thành nhà đầu
tư cho Philippines sẽ mang lại những lợi ích gì?
Do trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận còn có những thiếu sót về nội dung lẫn
hình thức, kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn sinh viên.
Nhóm thực hiện.

11



12


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHILIPPINES
1.1.

Khái quát tình hình chính trị ở Philippines

1.1.1. Tổng quan về Philippines
- Tên nước chính thức: Cộng hòa Philippines (Republic of the Philippines)
- Ngày quốc khánh: 12/6/1898
- Thủ đô: Manila
- Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Á, Philippines là một quần đảo với khoảng 7.107
hòn đảo trải từ Bắc xuống Nam.
- Phía Bắc giáp biển Đài Loan, phía Tây ngăn cách với Việt Nam bởi biển Đông
(khoảng 1.500km), phía Nam ngăn cách với Malaysia bởi biển Sulu và Celebes, phía
Đông là Thái Bình Dương.
- Diện tích đất liền: 299.764km2
- Khí hậu: Nhiệt đới biển, có gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4), gió mùa
Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình: 27 độ C. Lượng mưa trung bình
hàng năm: 1.000- 4.000mm.
- Dân số: 91.983.000 (2009)
- Dân tộc: Người Mã lai Thiên chúa giáo (91,5%), người Mã lai Hồi giáo (4%),
người Hoa (1,5%), các dân tộc khác (3%).
- Hành chính: Philippines được chia thành ba miền là Luzon, Visayas và Mindanao.
Ba miền lại được chia thành 17 vùng. Cấp hành chính địa phương chính thức của
Philippines là tỉnh gồm 81 đơn vị. Các tỉnh lại bị chia tách tiếp thành thành phố và các
huyện. Thành phố và huyện được chia thành các barangay. Đây là cấp hành chính địa
phương thấp nhất ở Philiipines.

- Đơn vị tiền tệ: Peso
- Tôn giáo: Philippines là nước duy nhất ở châu Á lấy Thiên chúa giáo làm quốc
đạo với khoảng 85% dân số theo đạo Thiên chúa, 10% theo đạo Hồi, 5% theo đạo Tin
lành và các tôn giáo khác.
13


- Ngôn ngữ chính: Tiếng Philippines (Tagalog)1
1.1.2. Thể chế nhà nước
Thế chế nhà nước Philippines: Cộng hòa.
+ Từ 1972 trở về trước: Theo Hiến pháp năm 1935, Quốc hội gồm Thượng viện và
Hạ viện. Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ là Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm, do dân
trực tiếp bầu.
+ Từ 1981-1985: Theo Hiến pháp năm 1973, Quốc hội chỉ gồm một viện (bỏ
Thượng viện). Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm, không được tái
cử. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Quyền lực tập trung vào Tổng thống.
+ Từ 1986 đến nay: Theo Hiến pháp năm 1987, Cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc
hội (Congress) gồm hai viện. Thượng viện gồm 24 thượng nghị sĩ (với nhiệm kỳ 6 năm)
và Hạ viện gồm 200 đến 250 hạ nghị sỹ (với nhiệm kỳ 3 năm)
Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng thống có các quyền:
bổ nhiệm các bộ trưởng nội các với sự thông qua của Quốc hội; thành lập các Hội đồng
Cơ chế bầu cử : Theo Hiến pháp năm 1987, dân trực tiếp bầu Tổng thống, Phó Tổng
thống và các thượng và hạ nghị sỹ.
1.1.3. Các Đảng phái chính trị chính
1.1.3.1. Liên minh cầm quyền hiện nay: Liên minh Lakas-NUCD-UMDP do Tổng
thống Arroyo làm Chủ tịch và ông De venecia làm đồng chủ tịch. Hiện nay Liên minh
này đổi tên là “Lakas ng Kristiyano at Muslim Democrata “ (Liên minh Sức mạnh quần
chúng của những người dân chủ Thiên chúa giáo và Hồi giáo)
1.1.3.2. Các đảng chính trị
- LDP


Phong trào đấu tranh vì nền dân chủ Phi-lip-pin

- LPC

Liên hiệp những người dân tộc chủ nghĩa

- PMP

Đảng Quần chúng Phi-lip-pin

- UNIDO

Đảng Dân tộc Dân chủ Thống nhất

- PDP-Laban Đảng Dân chủ Phi-lip-pin-Sức mạnh quần chúng
1

/>
14


- NUCD

Liên hiệp toàn quốc những người dân chủ Thiên chúa giáo

- GAD

Đại liên minh dân chủ


- PRP

Đảng Cải cách nhân dân

- KAMPI

Liên hiệp những người Phi-lip-pin tự do

- NP

Đảng Dân tộc chủ nghĩa

- LP

Đảng Tự do

- KBL

Phong trào vì xã hội mới

- LAMMP Liên minh đa đảng gồm LDP, PMP, NPC thành lập 1998.
- PKP

Đảng Cộng sản thân Liên Xô, thành lập 1930.

- CPP

Đảng Cộng sản thân Trung Quốc, thành lập 1968.

- NDF


Mặt trận Dân tộc Dân chủ ( là lực lượng đấu tranh chính trị của CPP,

được coi là hợp pháp và có trụ sở ở Hà Lan).
- LAKAS- NUCD Đảng Sức mạnh quần chúng-Liên hiệp toàn quốc những người
dân chủ Thiên chúa giáo.
- UMDP Đảng Liên minh những người dân chủ Hồi giáo.
- PPC

Liên minh Sức mạnh nhân dân gồm các đảng LP, Reporma, Aksyon,

Demokratiko, Lakas-NUCD, Promdi và NP2
1.2. Khái quát tình hình kinh tế ở Philippines
1.2.1. Tổng quan
Philippines là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và dưới biển, có
nhiều khoáng sản như vàng, đồng, sắt, crôm, măng-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt. Năm
2004, Chính phủ ước tính trữ lượng khoáng sản trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ
800 đến 1000 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoáng sản
khoảng 0,5 tỷ USD/năm.
Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển còn thấp,
GDP đầu người 4,500 USD (2011, xếp hạng 156 toàn cầu). Dân số dựa vào nông nghiệp
2

/>ns070731034115

15


là chủ yếu. Nông nghiệp chiếm 12.3% GDP. Cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối,
dứa, cà phê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi. Trước đây, công

nghiệp của Philippines chủ yếu là khai khoáng, gỗ và chế biến thực phẩm. Một số ngành
mới nổi lên là điện tử và may mặc xuất khẩu. Philippines buôn bán chủ yếu với Mỹ,
Nhật. Nhập khẩu chính của Philippines là: dầu mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu xây dựng,
thiết bị máy móc, lương thực, hoá chất .....
Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 54.4% GDP. Xuất khẩu lao
động rất quan trọng, với trên 10 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính
gửi về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD.
Từ năm 1946, với chiến lược "thay thế nhập khẩu", kinh tế Philippines bắt đầu phát
triển và có tốc độ tăng trưởng cao hơn Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Sang thập kỷ 70,
với chiến lược "hướng vào xuất khẩu", kinh tế Philippines đã có một số kết quả tích cực:
GNP năm 1979 đạt 7,5% và bình quân đầu người đạt 590 USD. Từ năm 1983, kinh tế
Philippines khủng hoảng. Đến 1986, được sự hỗ trợ tích cực của các nước tư bản lớn và
các tổ chức tài chính quốc tế, kinh tế Philippines phục hồi. Năm 1996, GDP đạt 7,1%, dự
trữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090
USD. Từ năm 1998 đến năm 2000, do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và tình
hình nội bộ Philippines bất ổn làm cho nền kinh tế Philippines suy giảm. Giá trị đồng
peso giảm mức thấp nhất.
Từ năm 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng
trưởng 5 – 5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người. Xuất khẩu tăng khá, đồng
Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1 USD lên khoảng 50 Pêsô/1 USD. Năm 2009, do khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, GDP Philippines chỉ tăng 1.1%. Đến năm 2010 và 2011, kinh tế
Philippines có dấu hiệu phục hồi với mức tăng GDP lần lượt là 7.6% và 4.7%. Tuy nhiên,
kinh tế Philippines còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế vùng
nói riêng không hợp lý, quan hệ kinh tế đối ngoại chưa đa phương hoá, đa dạng hoá,
nghèo đói, đặc biệt ở nông thôn chậm được giải quyết, bất ổn chính trị, an ninh, dân số
tăng cao...
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Philippines ít bị ảnh hưởng hơn các quốc gia
khác do ít tiếp xúc với chứng khoán quốc tế vốn đang khó khăn, phụ thuộc ít vào xuất
khẩu; sức tiêu dùng trong nước ổn định; kiều hối lớn từ 4-5 triệu người Philippines đang
16



lao động ở nước ngoài. Dự trữ quốc tế ở mức cao kỷ lục, hệ thống ngân hàng ổn định, thị
trường chứng khoán tốt thứ hai ở châu Á năm 2012. Tăng trưởng kinh tế Philippines
trung bình 4,5% trong suốt thời kỳ Macapagal- Arroyo làm tổng thống, nhưng nghèo đói
trở nên tồi tệ trong nhiệm kỳ của bà. Tăng trưởng kinh tế đã mạnh mẽ hơn dưới chính
quyền của ông Aquino, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn quá cao. Thiếu việc làm là gần
20% và hơn 40% số người có việc làm không chính thức. Chính quyền của ông Aquino
đã nỗ lực để tăng ngân sách cho giáo dục, y tế, giúp đỡ tài chính cho người nghèo và các
chương trình chi tiêu xã hội khác và nhờ khu vực tư nhân giúp các dự án cơ sở hạ tầng
lớn theo chương trình hợp tác công- tư. Những thách thức dài hạn bao gồm cải cách quản
trị và hệ thống tư pháp, xây dựng hạ tầng, cải thiện khả năng dự báo và thuận lợi hóa kinh
doanh, thu hút hơn nữa các khoản đầu tư trong và ngoài nước.
1.2.2. Các chỉ số kinh tế

17


GDP (ppp)

2011

2012

2013

2014

397.5 tỷ USD


416.7 tỷ USD

454.3 tỷ

694.6 tỷ USD

(xếp hạng 33

Xếp hạng 30

toàn cầu)

toàn cầu

GDP (OER)

216.1 tỷ USD

240.7 tỷ

272.2 tỷ

289.7 tỷ USD

Tăng trưởng GDP

3.9%

4.8%


6.8%

6.2%

xếp hạng 64 toàn

xếp hạng 25

Xếp hạng 30

cầu

toàn cầu

toàn cầu

4,300 USD

4,700 USD xếp

7,000 USD

xếp hạng 162

hạng 165 toàn

Xếp hạng 153

toàn cầu


cầu

toàn cầu

GDP theo đầu người 4,100 USD

GDP theo ngành

Lực lượng lao động
Phân bổ lao động
theo ngành

18

41.33 triệu

41.68 triệu


Tỷ lệ thất nghiệp

7%

6.9%

7.4%

7.2%

Tỷ lệ lạm phát


4.7%

3.4%

2.8%

4.5%

Mặt hàng nông nghiệp

Mía, ngô, dứa, gạo, dừa, chuối, sắn, xoài, thịt lợn,
trứng, bò, cá

Các ngành công nghiệp

Lắp ráp điện tử, dệt may, gia dầy, dược, hóa chất, sản
phẩm gỗ, chế biến thực phẩm, dầu mỏ, đánh cá

Tổng Kim ngạch XNK

Kim ngạch xuất khẩu

Mặt hàng chính

109.91 tỷ 115.59 tỷ 111.36 tỷ Giảm
USD

tăng 5.17%


47.23 tỷ

52.17 tỷ

USD

Tăng

3.6%

126.29 tỷ
USD

47.45 tỷ Giảm 53.36
Tăngtỷ13%
USD
9%

Tăng 12%

10.46%
Sản phẩm điện và phụ kiện, thiết bị giao thông, dệt
may, đồng, dầu khí, dầu dừa, hoa quả

Bạn hàng XK chính

Nhật Bản 21%, Mỹ 15%, Trung Quốc 12%, Hong
Kong 8%, Singapore 7%, Hàn Quốc 6%, Đức 4%,

Kim ngạch nhập khẩu


62.68 tỷ

63.42 tỷ
USD

63.91 tỷ Tăng 72.93 tỷ USD
0.8%

Tăng 14%

tăng 1.18%
Mặt hàng chính

Máy móc thiết bị điện tử, khoáng chất, thiết bị giao
thông máy móc, quặng, thép, vải, hóa chất, nhựa

Bạn hàng NK chính

Trung Quốc 13%; Mỹ 11%, Nhật Bản 8%, Hàn Quốc
8%,
Singapore 7%, Thái Lan 6%; Saudi Arabia 4%,
Indonesia 4%.

19


1.2.3. Môi trường đầu tư của Philippines
Lợi thế cạnh tranh: Philippines có lực lượng lao động chất lượng cao và có khả
năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Chi phí trả cho lương công nhân, nhà ở và thực phẩm là

khá thấp. Môi trường chính sách kinh doanh thân thiện với nhiều lĩnh vực cho phép
100% sở hữu nước ngoài. Philippines có vị trí địa lý chiến lược là cửa ngõ của khu vực
kinh tế Đông Á với nhiều sân bay và cảng biển thuận lợi cho kinh doanh.
Các đặc khu kinh tế được thành lập để phát triển đồng đều các ngành nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại, du lịch… Philippines có nhiều đặc khu kinh tế như Industrial
Estate để hỗ trợ các ngành công nghiệp; Export Processing Zones phục vụ cho các doanh
nghiệp xuất khẩu, ngoài ra các khu hỗ trợ cho ngành du lịch, công nghệ thông tin…
1.2.4. Các ngành kinh tế trọng điểm
Chính phủ Philippines nỗ lực xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, công
nghiệp hàng hải, đóng tàu, đánh bắt thủy sản, du lịch, công nghiệp điện tử, khai thác mỏ.3
1.6.

Khái quát tình hình văn hóa, xã hội ở Philippines

1.6.1.

Văn hóa

Nền tảng của văn hoá Philippines dựa trên các truyền thống văn hoá của nhiều
nhóm dân bản địa trong vùng, gồm Tagalogs, Ilokanos, Visayans, Bikolanos và các nhóm
khác. Tuy nhiên, nó cũng bị ảnh hưởng lớn từ các văn hoá của người Trung Quốc, người
Tây Ban Nha, người Mỹ, và các nền văn hoá khác tuy ở mức độ nhỏ hơn.
Ảnh hưởng của Tây Ban Nha đối với văn hoá Philippines, bắt nguồn chính từ văn
hoá Mexico và văn hoá Tây Ban Nha, là kết quả của hơn ba trăm năm chính quyền thuộc
địa. Những ảnh hưởng Tây Ban Nha đó hiện vẫn thấy trong các cách thức phong tục và
những nghi tức liên quan tới nhà thờ Ki-tô giáo, đặc biệt là trong các lễ hội tôn giáo.
Hàng năm, người Philippines từ khắp nơi trong đất nước tổ chức những lễ hội gọi là
Barrio Fiesta để tưởng nhớ các vị thánh bảo trợ cho thành phố, làng xã và các vùng. Mùa
lễ hội được kỷ niệm với những ngày lễ nhà thờ, các cuộc diễu hành đường phố để vinh
danh các vị thánh bảo trợ, những cuộc thi pháo, sắc đẹp và nhảy múa, và những cuộc thi

chọi gà. Tuy nhiên, di sản rõ ràng nhất của Tây Ban Nha là sự phổ biến của các tên họ
Tây Ban Nha của người Philippines. Nét đặc biệt này là duy nhất trong số các dân tộc ở
3

/>
20


châu Á, là kết quả của một nghị định của chế độ thuộc địa về phân loại họ, và áp dụng hệ
thống tên họ Tây Ban Nha đối với những người dân Philippines.
Ảnh hưởng từ Trung Quốc đối với văn hoá Philippines có thể thấy rõ nhất trong ẩm
thực tại nước này, ảnh hưởng này rất toàn diện. Sự phổ biến của các loại mì, được gọi
theo tiếng địa phương là mami, cũng như các loại thực phẩm khác như các món ăn từ thịt
là một bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc Trung Quốc. Các ảnh hưởng khác gồm một số
tên họ mượn có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ảnh hưởng văn hoá Hoa Kỳ đối với Philippines chỉ bắt đầu từ hơn một thế kỷ nay.
Di sản lớn nhất là việc sử dụng rộng rãi tiếng Anh. Môn thể thao được ưa chuộng nhất
nước là bóng rổ. Cũng có một số khuynh hướng văn hoá Mỹ khác đang phát triển như ưa
thích thức ăn nhanh (fast-food). Ở Philippines, có rất nhiều điểm bán fast-food, và bên
cạnh những ông khổng lồ Mỹ như McDonald's, Pizza Hut, Burger King, KFC, các cửa
hàng bán đồ ăn nhanh trong nước cũng rất phát triển gồm Jollibee, Greenwich Pizza và
Chowking. Người Philippine cũng ưa thích nhạc Mỹ, nhảy theo điệu Mỹ, xem phim Mỹ
và các diễn viên truyền hình Mỹ. Các quy định đạo đức bản địa về tôn trọng gia đình,
kính trọng người già và thân thiện vẫn không bị thay đổi.4
1.6.2.

Xã hội

Số người biết đọc, biết viết đạt 94,3%, nam: 95%, nữ: 94,3%.
Mô hình giáo dục gần giống như của Hoa Kỳ. Hầu hết trẻ em đến tuổi đều được

đến trường. Ở thành thị, phần lớn trẻ em theo học bậc trung học, trong bậc trung học có
một năm dành cho huấn luyện quân sự. Các trường trung và đại học quản lý theo những
quy tắc của đạo Thiên Chúa. Trường đại học Philippines ở Quezon City là trường có uy
tín thế giới.
Công tác chăm sóc y tế ở cả khu vực Nhà nước, tư nhân và tôn giáo đều tốt với
những người có thu nhập cao. Trẻ em được tiêm chủng miễn phí.
Tuổi thọ trung bình đạt 66,58 tuổi, nam: 63,78, nữ: 69,8 tuổi.

4

/>
21


Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: các khu nghỉ mát ở bãi
biển, các khu phố cổ thời Tây Ban Nha đô hộ, núi lửa Ta-an, đảo Một trăm, đảo Vi-say-a, các khu rừng nguyên thuỷ ở Min-đa-nao…5
1.6.3.

Văn hóa kinh doanh

Ở Philippines, các vấn đề kinh doanh đều được giải quyết trực tiếp trong bầu không
khí thân mật và cởi mở. Trong khi rất nhiều doanh nhân Châu Âu luôn tuân thủ phương
châm “thời gian là vàng bạc” thì người Philippines lại không thích nói trực tiếp. Họ thích
nói về bạn bè, gia đình, sở thích hay đơn thuần là chia sẻ những mẩu chuyện cười khi trò
chuyện. Chỉ khi các bên thiết lập được một bầu không khí thân mật thì việc đàm phán
mới thực sự bắt đầu. Và dù kết quả của cuộc đàm phán ra sao thì không khí thảo luận
cũng luôn luôn vui vẻ.
Đối với người Philippines, xây dựng một tình bạn, thiết lập một mối giao lưu thân
tình và phát triển các mối quan hệ cá nhân chính là chất dầu bôi trơn cho bánh xe hợp tác
kinh doanh chuyển động.

1.6.3.1. Phong cách nói chuyện
Philippines là đất nước đa chủng tộc. Vì vây, tầng lớp xã hội, xuất xứ, tuổi tác, giới
tính…là những điều kiện quyết định mức độ thân mật, giọng nói, cử chỉ khi giao tiếp.
Thông thường, người Philippines luôn cố gắng tránh làm tổn thương người khác
nên rất ít trả lời “không” cho các đề nghị hay các câu hỏi khác. Thay vào đó, họ hay nói
“có lẽ…”, “có thể…”, ‘để tôi xem…”, “tôi sẽ cố gắng…”. Khi nói chuyện, người
Philippines luôn cố gắng bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình theo cách ngoại giao nhất có
thể.
Khi giới thiệu hay chào đón một người nào đó, dù là nam hay nữ giới, người
Philippines cũng đều có thói quen bắt tay. Tuy nhiên, những cử chỉ tiếp xúc thân mật
khác giữa hai giới lại không được ủng hộ ở đất nước Hồi giáo này.
Giao tiếp qua mắt là một “kênh” truyền đạt quan trọng, nhất là trong những cuộc trò
chuyện nghiêm túc. Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy sự tự tin của các bên khi trao đổi.
Tuy nhiên, khi một người từ chối hay ngại thực hiện cử chỉ này, chỉ đơn giản là người đó
đang thấy xấu hổ.
5

/>
22


Người Philippines rất chuộng giao tiếp không qua ngôn ngữ. Ví dụ như để tỏ ý đồng
tình hay chào đón một người bạn, họ nhướn mày. Và bạn sẽ bị coi là mất lịch sự nếu đi
qua trước mặt người khác hay chen ngang vào giữa những người đang nói chuyện với
nhau. Nếu buộc phải làm như vậy, theo phong cách của một người Philippines lịch sự,
bạn phải chìa một hoặc cả hai cánh tay của mình ra với bàn tay nắm chặt và chỉ xuống
phía dưới.
1.6.3.2. Ngôn ngữ
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong kinh doanh ở Philippines.
Hầu hết hợp đồng, thư từ và các tài liệu liên quan khác đều được viết bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, những người Philippines lại thích nghe “Taglish”- sự kết hợp giữa tiếng Anh
và tiếng Tagalog (tiếng địa phương của người Philippines) hay nghe cả hai thứ tiếng đó
được sử dụng trong cùng một cuộc đối thoại. Người Philippines cũng có thể trình bày ý
kiến của mình đơn thuần qua ngôn ngữ cử chỉ như một cái nhướn mày hay một nụ cười
mỉm. Tin nhắn qua điện thoại di động cũng đang dần trở thành một sự lựa chọn đáng chú
ý cho người dân Philippines.
1.6.3.3. Gặp gỡ, đàm phán
Khi sắp xếp một cuộc hẹn, đặc biệt là với các cơ quan Chính phủ, sẽ rất thuận lợi
cho bạn nếu có trung gian hoặc một người nào đó đã có liên hệ trước với cơ quan bạn
muốn làm việc nhân danh bạn đứng ra giới thiệu đôi chút. Người Philippines thích gặp gỡ
vào buổi chiều hoặc giữa giờ làm việc buổi sáng.
Trước ngày hẹn gặp một ngày, bạn nên gọi điện để xác định lại cuộc gặp gỡ đó.
Làm việc với đối tác Philippines, bạn phải làm quen với việc đến muộn ít nhất là 15 phút
của họ. Và với các đối tác quan trọng, khoảng thời gian chờ đợi này có thể còn lâu hơn.
Sau màn trao đổi ngắn tiếp theo phần giới thiệu, cuộc gặp gỡ đàm phán với đối tác
Philippines sẽ chỉ tập trung vào chương trình nghị sự đã được lên lịch.
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, không nhất thiết các bên phải đạt được kết quả thỏa
thuận nào đó. Tuy nhiên, người Philippines là những đối tác dễ chịu, thường có trách
nhiệm theo đuổi các cuộc trao đổi, đàm phán đến cùng. Sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt
được thỏa thuận hay hợp đồng với người Phiplipines nếu so với đối tác Châu Âu.

23


Hơn nữa, cũng giống như những nền văn hóa Châu Á khác, người Philippines rất
tránh việc “mất mặt” ở nơi công cộng. Bởi vậy, họ thích làm việc trong bầu không khí êm
đềm, dè dặt và tránh đối đầu trực tiếp. Họ thường trả lời một cách lịch thiệp kèm theo
một nụ cười thay vì phản ứng một cách trực diện và gay gắt trước các ý kiến khác của đối
tác. Một câu trả lời “có” có thể bao hàm rất nhiều nghĩa. Bởi vậy, làm việc với người
Phiplipines, bạn cần ý thức về sự khôn khéo, tế nhị trong mỗi lần trao đổi.

Người Philippines có những nghi thức của riêng họ. Ví dụ, họ sẽ dùng chức danh để
gọi một người nào đó nhằm bày tỏ sự kính trọng của mình cho dù đôi lúc những người
này lại thích một cách tiếp cận ít nghi thức hơn sau lời giới thiệu chính thức (như gọi
bằng tên hiệu chẳng hạn). Khi đàm phán công việc với các nhân viên cao cấp của Chính
phủ hay quân đội, tốt nhất là nên gọi họ bằng chức danh tranh trọng (ví dụ như “Tướng
Anfonso” hay “Bộ trưởng Flore”…)
Trao đổi danh thiếp là một công việc bắt buộc khi đàm phán với người Philíp-pin dù
rằng cách thức trao đổi có phần thoải mái hơn so với các nền văn hóa khác. Khi một đối
tác Philippines đưa cho bạn số điện thoại cá nhân của họ (số nhà riêng hoặc số di động)
ngoài những thông tin trong danh thiếp, điều đó có thể coi là một lời mời gọi đến hoặc là
một dấu hiệu tốt cho việc thiết lập một mối quan hệ thân mật.
Quan tâm đến các nghi thức xã giao nơi văn phòng cũng là một điều rất quan trọng.
Ví dụ như khi khiển trách nhân viên, người Philippines sẽ đưa họ ra ngoài và trao đổi
riêng. Hãy lịch sự đến mức tối đa có thể và hãy luôn nhớ kết thúc mọi cuộc gặp gỡ như
thế này với những lời hỏi han đến gia đình người bị khiển trách để làm cho anh ta cảm
thấy mình vẫn là thành viên của công ty và việc khiển trách không phải là việc cá nhân.
Một lần nữa cần phải nhắc lại, tuyệt đối tránh làm cho khách bị “mất mặt”.'
1.6.3.4. Ăn uống
Việc hẹn ăn trưa hoặc tối cho mục đích công việc sẽ được sắp xếp một cách cá nhân
qua điện thoại và sẽ được thư ký xác nhận lại. Thông thường, người mời sẽ là người trả
tiền cho bữa ăn đó. Người được mời sẽ không gọi những món đắt tiền nhất trong thực
đơn trừ phi người mời nhất định yêu cầu như vậy. Uống một chút gì đó trước khi ngồi
vào bàn ăn là một tập quán khác trong ăn uống của người Philippines. Bữa ăn sẽ diễn ra
một cách thoải mái, vui vẻ và hạn chế đến mức tối đa những nghi thức xã giao. Chỉ sau
24


khi thiết lập được một bầu không khí vui vẻ, thường là sau món súp hoặc rượu khai vị,
công chuyện làm ăn mới được đưa ra thảo luận.
1.6.3.5. Trang phục

Trang phục mùa hè, thường mặc ở các vùng có khí hậu ôn hòa sẽ phù hợp ở đất
nước Hồi giáo này. Nam giới có thể mặc áo sơ mi ngắn hoặc dài tay, thắt ca vát mà
không cần mặc áo khóac. Cả những trang phục không đồng bộ hay “barong tagalog” (áo
sơ mi dài tay, may từ chất liệu nhẹ và không thắt ca vát) cũng được chấp nhận ở
Philippines. Phụ nữ thường mặc áo sơ mi vải nhẹ với váy.
1.6.3.6. Các vấn đề khác
Về thể hiện cảm xúc, người Philippines khá thoải mái khí thể hiện cảm xúc của
mình. Tuy nhiên, ở nơi công cộng, họ thường không biểu lộ sự giận dữ của mình nhằm
tránh trở nên thô lỗ. Việc bắt tay, ôm choàng qua vai đều được chấp nhận ở Philippines.
Về cách nói chuyện, người Philippines rất dễ kết bạn. Họ đều rất chân tình và hiếu
khách. Trong khi trò chuyện, họ cười rất nhiều và điều đó khiến cho người lạ hoặc người
nước ngoài cảm thấy thực sự thoải mái và gần gũi. Họ rất dễ dàng bắt chuyện với người
ngồi ngay cạnh mình.
Muốn để lại ấn tượng tốt khi gặp gỡ người Philippines lần đầu, hãy tỏ ra thân thiện,
giản dị và thể hiện sự quan tâm thực sự của mình đến nền văn hóa của họ. Đừng khoe
khoang sự giàu có của bản thân. Cũng đừng ăn mặc quá lố, đặc biệt ở những vùng chủ
yếu theo đạo Hồi.
Người Philippines rất có khiếu hài hước. Họ luôn luôn tìm ra được một được một
điều gì đó để cười. Ngay cả những câu chuyện bên lề về tình hình kinh tế chính trị xã hội
cũng có thể trở thành các câu chuyện cười với họ. Tuy nhiên, người nước ngoài không
nên bình luận về tình hình chính trị hay tôn giáo ở xứ sở này. Về các cuộc xung đột, tranh
chấp văn hóa xã hội, hãy lắng nghe và đừng bày tỏ ý kiến của mình suốt trong cuộc trao
đổi. Những chủ đề được ưa thích nhất là gia đình (người Philippines rất thích nói về gia
đình họ), xuất xứ và lý do vì sao bạn đến Philippines.
Hầu hết người Philippineses không ngại khi bị hỏi về tuổi tác. Vì thế mà việc họ hỏi
tuổi bạn thì cũng là lẽ thường. Khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc những người có
25


địa vị, hãy sử dụng cách nói trang trọng (po/ho) để bày tỏ sự tôn trọng tới họ (ví dụ:

Good morning po/ho)
Về giờ làm việc, các doanh nghiệp nhà nước ở Philippines thường bắt đầu làm việc
từ 8h sáng và kết thúc vào 5h chiều hoặc từ 9h sáng đến 6h chiều với 1 tiếng để ăn trưa.
Một số các công ty tư nhân thì làm việc sáng thứ bảy từ 9h sáng đến trưa.
Hầu hết các ngân hàng mở cửa từ 9h sáng đến 3h chiều. Các doanh nghiệp thường
nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật Trung tâm mua sắm, các cửa hàng và siêu thị mở cửa
từ thứ hai đến thứ sáu từ 9h sáng cho tới 19h30.
Về bí quyết kinh doanh với người Philippines, nếu đến làm ăn, thương thuyết tại
Philippines, điều quan trọng nhất cho các đối tác nước ngoài là phải biết kiềm chế cảm
xúc, đừng nóng nảy, giận dữ.
Hiện nay, tiếng Anh và tiếng Phi (gọi là Tagalog) là ngôn ngữ chính của
Philippines.
Về tập quán trong nhận thức, tại Philippines mọi người rất thích chuyện trò, do vậy,
người xứ này rất cởi mở với những luồng thông tin khác nhau. Nhưng đừng vì vậy mà
cho rằng nhận thức của họ dễ dàng thay đổi.
Cũng như phong cách truyền thống Đông phương, người Philippines có khuynh
hướng xử lý các thông tin theo cảm xúc chủ quan, hơi nghiêng về các yếu tố tình cảm.
Họ đánh giá đối tượng trên cơ sở nào?
Chân lý được Philippines thừa nhận thường đến từ các cảm xúc trực tiếp. Mặc dù
chân lý này còn được họ phối kiểm với các đức tin tôn giáo trước khi thừa nhận, nhưng
rất ít khi họ quan tâm đến các số liệu, dẫn chứng khách quan.
Họ xử sự theo chuẩn mực nào?
Như đã thấy trong bối cảnh lịch sử, hệ thống giá trị tạo ra chuẩn mực của người
Philippines ảnh hưởng từ các nguồn khá đa dạng: văn hóa, bản địa, Trung Hoa, Hồi giáo,
Tây Ban Nha và Mỹ…
Họ quyết định trong hoàn cảnh nào?
Philippines, cá nhân hành động trong mối tương quan của nhóm xã hội mà họ phụ
thuộc, trong đó gia đình là quan trọng nhất. Mỗi cá nhân không bao giờ tự cho rằng họ có
26



quyền nói tiếng nói chung cuộc khi chưa tìm được sự nhất trí của nhóm. Và họ luôn
quyết định trong mối tương quan đó.
Người Philippines thường muốn tìm hiểu về bạn trước, nên họ hay hỏi về xuất thân
của bạn. Thay vì chủ động bày tỏ ý tưởng nhận xét của họ, người Philippines có thói
quen thường chờ bạn bày tỏ trước và thông qua việc đáp lại thái độ của bạn, họ bày tỏ
quan điểm của mình.
Điều tạo ra sự yên tâm: Gia đình là nơi người Philippines cảm thấy được che chở an
toàn nhất. Bên cạnh đó là tôn giáo và các truyền thống xã hội.
Quan niệm về bình đẳng: Do nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau, người Philippines
rất xem trọng dân chủ, tôn trọng tự do cá nhân, các quyền bình đẳng về giáo dục và báo
chí. Địa vị xã hội cũng được chú ý nhiều trong xã hội này, đôi khi nó biến thành một
cuộc “đua” quyết liệt. Về sắc tộc, người có màu da sáng hơn thường được xem trọng
hơn.6
1.7.

Khái quát về hệ thống pháp luật ở Philippines

Hệ thống pháp luật của Philippines dựa trên cơ sở truyền thống án lệ (common
law). Tổ chức bộ máy Nhà nước của Phillippines giống với mô hình tổ chức bộ máy Nhà
nước của Hoa Kỳ. Quyền lực Nhà nước được phân chia theo học thuyết tam quyền phân
lập. Đứng đầu cơ quan hành pháp là Tổng thống do nhân dân bầu ra. Quốc hội chịu trách
nhiệm lập pháp còn tư pháp được giao cho Toà án. Xin giới thiệu hai cơ quan tư pháp của
Phillippines là Bộ Tư pháp và Toà án.
1.7.1.

Bộ Tư pháp của Philippines

Bộ Tư pháp của Philippines là cơ quan pháp luật của Chính phủ.
Chức năng nhiệm vụ của Bộ Tư pháp như sau:

- Là cơ quan pháp luật của Chính phủ, tư vấn pháp lý và đại diện của Chính phủ khi
có yêu cầu;
- Điều tra tội phạm, khởi tố và quản lý hệ thống quản chế và phục hồi nhân phẩm;
- Trợ giúp pháp lý cho những người nghèo trong các vụ án hình sự hoặc các tranh
chấp dân sự phi thương mại;
6

a/en/market-intelligence/itemlist/user/54-exporthelpasia

27


- Thống nhất quản lý hệ thống đất đai thông qua hệ thống đăng ký;
- Điều tra và trọng tài đối với tranh chấp đất vô chủ liên quan tới người sở hữu đất
nhỏ và các thành viên của dân tộc thiểu số;
- Quản lý việc nhập cư, hộ tịch;
- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho Chính phủ quốc gia và các chức năng của nó bao
gồm các tập đoàn của nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát và các chi nhánh của nó;
- Thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Tư pháp bao gồm các đơn vị chức năng sau:
- Phòng Trị sự;
- Văn phòng tư vấn của luật sư Chính phủ cho công ty Nhà nước;
- Cục điều tra quốc gia;
- Văn phòng Chưởng lý;
- Ban Đặc xá và ân xá;
- Ban Quản lý quản chế;
- Cục Phục hồi nhân phẩm;
- Ban đăng ký đất đai;
- Uỷ ban giải quyết tranh chấp các vấn đề về đất đai;
- Văn phòng luật sư công.

Văn phòng Chưởng lý.
- Giúp Bộ trưởng trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp
liên quan tới chức năng công tố của Chính phủ.
- Thực thi các quy định của pháp luật, các yêu cầu của cơ quan lập pháp, thực hiện
các chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án của Bộ Tư pháp liên quan tới điều tra và
khởi tố vụ án hình sự.
- Giúp Bộ trưởng thực hiện việc giám sát và quản lý các dịch vụ tố tụng quốc gia
theo quy định của pháp luật.

28


- Thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Bộ
trưởng.
Văn phòng tư vấn luật của Chính phủ cho doanh nghiệp nhà nước.
Văn phòng tư vấn luật công ty của Chính phủ hoạt động như là văn phòng luật của
các công ty của Chính phủ và do Chính phủ kiểm soát và các công ty có vốn của Chính
phủ và quản lý các văn phòng luật của các công ty này.
Cục điều tra Liên bang.
Cục điều tra liên bang được trao quyền điều tra các tội phạm và các hành vi phạm
tội theo luật của Philippines, cả vì động cơ của Chính phủ lẫn vì mục đích của cộng đồng.
Cục điều tra sẽ lưu giữ hồ sơ hình sự và tất cả các thông tin cần thiết để sử dụng cho việc
buộc tội và thực thi pháp luật của các cơ quan của Philippines, lưu giữ hồ sơ nhận dạng
của tất cả các công dân dù chưa bị buộc tội hình sự, hồ sơ về đặc điểm nhận dạng của
việc sở hữu súng đạn.
Văn phòng Luật sư công.
Văn phòng này có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo và bị
can.
1.7.2.


Toà án

Toà án của Phillippines được chia thành Toà án tối cao, Toà án khu vực, Toà án
quận, thành phố.
1.7.2.1. Toà án quận, thành phố
Toà án quận, thành phố có thẩm quyền đối với các vụ án hình sự mà hình phạt tù
không quá bốn năm hai tháng hoặc phạt tiền không quá 4000 pêso hoặc cả phạt tiền và
phạt tù. Đối với các vụ dân sự, thẩm quyền chung của nó đối với các tài sản và yêu cầu
không được vượt quá 20.000 pêso.
1.7.2.2. Toà án khu vực
Toà án khu vực của được chia thành 13 khu vực toà thủ đô và toà I đến XII. Toà án
khu vực có thẩm quyền đối với các vụ án hình sự trừ những vụ thuộc thẩm quyền của
Toà án quận, thành phố và theo quy định của pháp luật. Đối với các vụ án dân sự, Toà
29


khu vực có thẩm quyền đối với tất cả các vụ dân sự mà tài sản hoặc yêu cầu từ 20.000
pêso trở lên.
1.7.2.3. Toà Sharia
Ở một số tỉnh ở vùng phía Nam Mindanao theo luật của đạo hồi đối với luật tư, có 5
toà án quận được thành lập nó tương đương với toà khu vực và có 51 toà hạt tương
đương với toà quận bình thường.
1.7.2.4. Toà phúc thẩm thuế
Đây là toà có thẩm quyền phúc thẩm đặc biệt nhằm phúc thẩm các quyết định của
Uỷ ban doanh thu quốc gia và Uỷ ban hải quan.
1.7.2.5. Toà phúc thẩm
Toà phúc thẩm phúc thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quận, cơ quan,
ban, Uỷ ban bán tư pháp. Các quyết định của Toà phúc thẩm có thể bị phúc thẩm của Toà
án tối cao.
1.7.2.6. Toà tối cao

Toà tối cao có thẩm quyền xét xử cao nhất. Toà tối cao phúc thẩm các vụ án của
Toà phúc thẩm. Toà tối cao có nhiệm vụ hướng dẫn xét xử. Toà án Tối cao gồm có
Chánh án và 14 Phó Chánh án.
1.4.3. Một số đặc điểm
- Hệ thống pháp luật Philippin hình thành bởi quá trình phối kết giữa các tục lệ
truyền thống với các quy tắc mới.
- Hệ thống pháp luật của Philippines đang ngày càng có xu hướng coi luật thực định
là nguồn cơ bản của hệ thống pháp luật.
- Hệ thống pháp luật Philippines gắn liền với sự ra đời của cơ quan lập pháp quốc
gia.
- Hiến pháp có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật với hiệu lực trực
tiếp, chi phối các hoạt động chính trị vĩ mô.
- Hệ thống pháp luật Philippin chịu sự ảnh hưởng của án lệ Toà án (Luật của các
quan toà).
30


Qua việc điểm lại quá trình hình thành, những đặc điểm của hệ thống pháp luật và
một số luật cụ thể của Philippines. Bước đầu có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Philippines có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa các phong
tục tập quán của người bản xứ với các quy định mới. Lúc đầu án lệ, luật tục có vai trò chi
phối rất lớn trong hoạt động điều chỉnh pháp luật. Về sau, khi đã giành được độc lập, do
thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển công
nghiệp để tăng trưởng, cùng với nó là sự phát triển các tiến bộ xã hội v.v., các quy định
của luật thực định ngày càng nhiều và giữ vai trò chi phối chính hệ thống pháp luật có
dáng dấp của dòng hệ thống luật nước Mỹ này.
Thứ hai, về hình thức, pháp luật Philippin có khá đa dạng với nhiều nguồn khác
nhau theo hệ thống thứ bậc của các loại văn bản, nguồn khác nhau. Có thể sơ đồ hoá
nguồn luật của hệ thống pháp luật Philippin như sau:
Văn bản Quốc hội

Văn bản của Tổng thống và các Bộ
Văn bản của
Tòa án
Văn bản của Chính quyền địa phương
Các nguồn khác
Hiến pháp Luật
Lệnh
Sắc lệnh
Quyết định
Chỉ thị
Thông tư
31


×