Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.68 KB, 2 trang )
Bài 31: Tả luỹ tre làng
Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnh
quen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹ
tre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phai
mờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quê
em.
Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họ
hàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xa
nhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê.
Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọc
thẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bà
kể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre tròn
lẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía.
Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất là
cành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thon
nhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì rào
trong gió.
Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tre
dầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịu
lan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tre
đùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa,
dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương.
Những ngày mưa rào rả rích luỹ tre được dội rửa, tắm gội. Lúc này
hàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả,
nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt ấy. Sau trận mưa rào tre luỹ
làng như thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ.
Nhớ câu chuyện cổ ngày xưa khi nước Việt còn sơ khai tre cùng
người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương. Không hiểu sao
lòng em thấy tự hào quá đỗi. Đứng dưới bóng tre xanh vào những ngày