Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DÀN ý 15 đề ôn LUYỆN văn MIÊU tả lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.67 KB, 12 trang )

DÀN Ý 15 ĐỀ ÔN LUYỆN VĂN MIÊU TẢ LỚP 6
ĐỀ 1: QUANG CẢNH MỘT PHIÊN CHỢ THEO TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA
EM
A. Mở bài.
- Em định tả một phiên chợ ở đô thị, ở đồng bằng, vùng núi hay vùng biển?
- Chợ quê em có đặc điểm gì nổi bật nhất?
B. Thân bài.
- Tả lần lượt theo trình tự thời gian.
+ Lúc chợ chưa họp (Quang cảnh như thế nào? Các lều chợ ra sao? Dấu hiệu còn lại của
buổi chợ hôm trước?).
+ Chợ bắt đầu họp (mọi người đổ về chợ đông như thế nào? Các hàng quán bắt đầu bày
bán ra sao? Không khí lúc này thay đổi thế nào,…).
+ Lúc ta chợ (không khí, sự bừa bộn,…).
- Đặc điểm riêng (nếu có) ở khu chợ quê em?
C. Kết bài.
- Kỉ niệm đẹp nhất của em với ngôi chợ ấy là gì? (là những lần đi chợ tết, hay là những
lần theo mẹ đi mua sắm,…).
ĐỀ 2: HÃY TẢ MỘT NHÂN VẬT CÓ HÀNH ĐỘNG VÀ NGOẠI HÌNH KHÁC
THƯỜNG MÀ EM ĐÃ CÓ DỊP QUAN SÁT, ĐÃ ĐỌC TRONG SÁCH HOẶC
NGHE KỂ LẠI
Có thể chọn ngay các nhân vật đã học như: Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sọ
Dừa,…hoặc chọn một nhân vât mà em biết qua các phương tiện thông tin khác. Dưới
đây là một dàn ý khái quát chung:
A. Mở bài.
- Giới thiều về nhân vật mà em sẽ tả (Tên nhân vật, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm
nào? Nhân vật có đặc điểm gì gây ấn tượng?…).
B. Thân bài.


- Miêu tả những nét khác thường về chân dung của nhân vật đó? (lúc sinh ra, vóc dáng,
sức mạnh,…).


- Miêu tả những hành động khác thường của nhân vật (diệt giặc, diệt yêu tinh, các hành
động vướt quá sức của người thường,…).
- Nhận xét về nhân vật (đó là một người tốt hay xấu, nhân vật biểu tượng cho ước mơ gì
hay cho điều gì mà con người mong muốn?).
C. Kết bài.
- Nhân vật mà em vừa miêu tả để lại trong em cảm xúc và ấn tượng gì?
- Từ nhân vật ấy, em mong ước điều gì hay rút ra được bài học gì cho bản thân.
ĐỀ 3: TỪ BÀI VĂN LAO XAO CỦA DUY KHÁN,EM HÃY TẢ LẠI KHU VƯỜN
TRONG MỘT BUỔI SÁNG ĐẸP TRỜI.
I.Mở bài
*Giới thiệu chung:
-Khu vườn của ai?Rộng hay hẹp?
-Khu vườn được tả vào thời điểm nào?
II.Thân bài
*Tả cảnh khu vườn:
-Vườn trồng những loại cây gì?
-Tả đặc điểm của từng loại cây trái trong vườn.
-Vẻ đẹp bao quát của khu vườn như thế nào?( màu sắc, hình ảnh, âm thanh…)
III.Kết bài
*Cảm nghĩ của em:
-Yêu mến, gắn bó với khu vườn.
-Có ý thức cùng mọi người chăm sóc để khu vườn tươi tốt, đem lại nguồn thu nhập ngày
càng tăng cho gia đình


ĐỀ 4: EM ĐÃ TỪNG GẶP ÔNG TIÊN TRONG NHỮNG TRUYỆN CỔ DÂN
GIAN, HÃY MIÊU TẢ LẠI HÌNH ẢNH ÔNG TIÊN THEO TRÍ TƯỞNG
TƯỢNG CỦA MÌNH.
a. Mở bài :
- Giới thiệu về chuyện cổ tích : rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn, nhiều tình tiết lạ kì

-Giới thiệu hình ảnh ông tiên : xuất hiện giúp người hiền lành, lương thiện, đem lại niềm
vui và hạnh phúc cho họ. Bên cạnh đó, trừng trị kẻ độc ác, tham lam
b. Thân bài
*ý1*: Giới thiệu tình huống ông tiên xuất hiện ( bám vào cốt truyện đã chọn)
*ý2* : Miêu tả cụ thể, chi tiết hình ảnh ông tiên
- Ngoại hình
+Xuất hiện bất ngờ trong ánh sáng hào quang kì bí
+ Là 1 cụ già
+ Râu,tóc bạc phơ
+Vẻ mặt phúc hậu
+Tay cầm phất trần
+ Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, nhưng rất vang
- Tính cách
+Thương yêu, giúp đỡ những người nghèo khổ
+Cắm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác
*Lưu ý : Gắn với cốt truyện
-Tài năng :
+Có phép thần thông biến hoá
+Đi mây về gió
+ Thoắt ẩn thoắt hiện
c. Kết bài
-Nêu cảm nghĩ


-Là nhân vật đại diện cho công lí của nhân dân, bênh vực, giúp đỡ người hiền, lên án,
trừng trị kẻ ác
ĐỀ 5: .HÃY TẢ LẠI QUANG CẢNH TRƯỜNG EM TRONG BUỔI LỄ KHAI
GIẢNG NĂM HỌC MỚI.
I.Mở bài
Ngày khai giảng năm học mới,trường em đã chuẩn bị tươm tất để đón tất cả học sinh trở

lại trường trong nhiều tháng nghỉ hè.
II.Thân bài
*Tả bao quát:
-Khung cảnh thiên nhiên(bầu trời,đám mây,hàng cây,…)
-Thầy cô và học sinh đến trường rất sớm.
-Lễ đài đã được trang trí rất trang trọng.
*Tả lễ khai giảng:
-Đúng bảy giờ,buổi lễ bắt đầu
-Học sinh và thầy cô giáo tập trung trước lễ đài(học sinh mặc đồng phục,thắt khăn
quàng,…)
-Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng(lễ chào cờ,hát Quốc ca,Đội ca,…)
-Hiệu trưởng phát biểu khai giảng và đánh trống khai trường.
-Đại diện học sinh phát biểu quyết tâm trước năm học mới.
III.Kết bài
-Lễ khai giảng để lại trong em nhiều ấn tượng.
-Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi.


ĐỀ 6.HÃY MIÊU TẢ CẢNH ĐẸP CỦA CÁNH ĐỒNG QUÊ EM.
I.Mở bài
-Cánh đồng lúa(hoặc hoa màu)em định tả ở đâu?
-Em nhìn thấy nó vào dịp nào?
II.Thân bài
*Tả bao quát cánh đồng:
-Cánh đồng rộng hay hẹp?Giáp với những nơi nào?
-Đặc điểm nổi bật của nó vào một buổi sáng đẹp trời.
*Tả cụ thể bộ phận của cánh đồng:
-Cánh đồng lúa hay hoa màu?Các loại hoa màu gì?
-Cách bố trí cây trồng như thế nào?Lúa và hoa màu xanh tốt
-Khung cảnh chung của cánh đồng:kênh rạch,cầu cống…

Cảnh con người làm việc ra sao?
III.Kết bài
Cảm nghĩ của em trước cánh đồng tốt ấy.
ĐỀ 7.HẰNG THÁNG,TRƯỜNG EM ĐỀU TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẬP
THỂ.HÃY TẢ LẠI MỘT BUỔI LAO ĐỘNG GẦN ĐÂY NHẤT MÀ EM CÓ
THAM GIA.
I.Mở bài
*Giới thiệu chung:
-Thời gian lao động…
-Thành phần tham gia…
II.Thân bài
*Tả buổi lao đời(Ví dụ:buổi lao động trồng cây của toàn trường):
-Chuẩn bị chu đáo từ hôm trước.
-Trên đường đi,ai cũng hào hứng.


-Cả ngọn đồi náo động bởi tiếng cuốc,tiếng xẻng đào hố trồng cây.
-Giờ giải lao vui vẻ…
-Ngọn đồi đã được phủ kín cây non.
III.Kết bài
*Cảm nghĩ của em.Hi vọng rằng cây sẽ lớn nhanh,làm đẹp cho quê hương.
ĐỀ 8.EM HÃY TẢ QUANG CẢNH LỚP HỌC TRONG GIỜ VIẾT BÀI TẬP LÀM
VĂN.
I.Mở bài
*Giới thiệu chung:Thời gian làm bài kiểm tra(tiết…,thứ…)
II.Thân bài
*Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
-Đọc và ghi đề lên bảng.
-Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.

+Học sinh:
-Chuẩn bị giấy làm bài sẵn ở nhà.
-Chép đề,đọc nhiều lần để xác định đúng yêu cầu của đề.
-Lập dàn ý ra nháp.
-Viết bài.
III.Kết bài
*Cảm nghĩ của em:
-Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
-Em vui vì làm được bài.
-Hi vọng bài sẽ được điểm cao.


. ĐỀ 9.TỪ BÀI THƠ MƯA CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA,EM HÃY VIẾT BÀI VĂN
MIÊU TẢ LẠI TRẬN MƯA THEO QUAN SÁT VÀ TƯỞNG TƯỢNG CỦA EM
I.Mở bài
*Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
-Nắng nóng quá dài,không khí oi bức,ngột ngạt.
-Cây cối héo úa,mặt đất khô cằn.
-Mọi người sốt ruột mong mưa.
II.Thân bài
*Tả cơn mưa:
-Lúc sắp mưa:Trời tối sầm,mây đen kéo tới.Gió thổi mạnh.Sấm chớp nổi lên.Cây cối
ngả ngiêng,các con vật cuống quýt chạy mưa.
-Lúc mưa:Mưa từ nhỏ đến lớn.Màn mưa trắng xóa.Trời đất mù mịt trong
mưa.Người,cảnh vật đều hả hê,vui sướng.
-Sau cơn mưa,bầu trời quang đãng,mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
III.Kết bài
*Cảm nghĩ của em:Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.
ĐỀ 10.TỪ BÀI VĂN LAO XAO CỦA DUY KHÁN,EM HÃY TẢ LẠI KHU VƯỜN
TRONG MỘT BUỔI SÁNG ĐẸP TRỜI.

I.Mở bài
*Giới thiệu chung:
-Khu vườn của ai?Rộng hay hẹp?
-Khu vườn được tả vào thời điểm nào?
II.Thân bài
*Tả cảnh khu vườn:
-Vườn trồng những loại cây gì?
-Tả đặc điểm của từng loại cây trái trong vườn.


-Vẻ đẹp bao quát của khu vườn như thế nào?( màu sắc, hình ảnh, âm thanh…)
III.Kết bài
*Cảm nghĩ của em:
-Yêu mến, gắn bó với khu vườn.
-Có ý thức cùng mọi người chăm sóc để khu vườn tươi tốt, đem lại nguồn thu nhập ngày
càng tăng cho gia đình.
ĐỀ 11: TẢ MỘT LOÀI CÂY MÀ EM BIẾT.
I.Mở bài
Giới thiệu chung:
-Cây em định tả là cây gì?( cây xoan )
-Được trồng ở đâu?( Các làng quê miền Bắc ).
-Cây được tả vào thời điểm nào/( Mùa hoa nở ).
II.Thân bài
+Hình dáng:
-Thân tròn suôn thẳng, màu nâu , vươn khá cao…
-Cành khẳng khiu…
-Lá kép, nhỏ, mỏng, màu xanh thẫm.
-Hoa bé li ti, màu tím nhạt, mọc thành chùm, hương thơm thoang thoảng…
+Tác dụng của cây xoan với đời sống của người nông dân:
-Gỗ xoan làm cột nhà vừa bền vừa đẹp…

-Lá xoan làm phân bón ruộng…
III.Kết bài
-Hình ảnh cây xoan in đậm trong lòng người nông dân Việt Nam.
-Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của cây xoan góp phần tạo nên khung cảnh yên bình của làng
quê.


ĐỀ 12.EM HÃY TẢ CÂY BÀNG TRÊN SÂN TRƯỜNG EM HOẶC MỘT CÂY
BÀNG MÀ EM ĐÃ NHÌN THẤY.
I.Mở bài
Giới thiệu cây bàng sẽ kể(cây bàng cổ thụ ở sân trường em,hoặc cây bàng ở một nơi nào
đó).
II.Thân bài
1.Tả bao quát
Dáng vẻ của cây :cao lớn,tán lá to rộng.
2.Tả chi tiết từng bộ phận
-Gốc lớn,rễ bò lan trên mặt đất,gồ lên như con trăn.
-Thân bàng to ước chừng một người ôm không xuể, vỏ cây xù x ì.
-Lá bàng hơi tròn, to, dày mượt.
-Cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
-Những chùm quả rủ xuống lòng thòng, trông như chùm trứng của một loài chim lớn.
Chú ý: Có thể tả sự thay đổi của cây bàng qua các mùa trong năm, kết hợp với tả hoạt
động của con người, môi trường xung quanh.
Ví dụ:
+Những ngày nắng to, bóng bàng che mát, học sinh ngồi chơi. Trò chuyện dưới cây
bàng.
+Mùa hè, quả bàng chín vàng màu mật ong.
+Mùa thu, lá bàng đỏ dần, rụng theo gió.
+Mùa đông, cây bàng trơ trọi.
+Mùa xuân, bàng thay áo mới: búp ra nhiều, lá xanh mơn mởn.

III.Kết bài
Cảm nghĩ của em về cây bàng.
Ví dụ: Cây bàng gắn bó với môi trường. Đi xa, nhớ trường là nhớ ngay đến cây bàng.


ĐỀ 13: HÃY TẢ LẠI HÌNH ẢNH CÂY ĐÀO HOẶC CÂY MAI VÀNG TRONG
DỊP TẾT ĐẾN XUÂN về.
I.Mở bài
-Mai là một thứ hết sức quan trọng của gia đình em mỗi dịp xuân về.
-Tết năm nay ba em mua một cây mai.
II.Thân bài
-Khi mới mua về, mai chưa nở.
-Gốc mai sần sùi, to hơn cổ tay em, thân cây vặn vẹo, cành mảnh khảnh.
-Lá mai được vặt hết, chỉ còn lại vài tược nõn, nhu nhú một ít lá non màu hồng cùng với
rất nhiều nụ.
-Đến ngày 30 Tết thì cây mai đã chi chít các chùm nụ tươi tốt. Nhũng nụ lớ đã to bằng
hột cam, he hé một chút vàng.
-Sáng mồng một, cây mai phủ một màu vàng rực. Những đóa mai mười cánh lấp hết cả
các nụ xanh và các cành cây xương xẩu.
-Suốt những ngày Tết, cây mai đầy một màu nàng. Gia đình em trải qua ngày xuân thật
hạnh phúc bên cây mai vàng.
-Đến rằm tháng giêng, trên cây mai chỉ còn vài nụ hoa nở muộn. Cây mai kết thúc “sứ
mệnh” của nó.
III.Kết bài
Em chăm bón cho mai để Tết sang năm nó lại cho hoa thật nhiều.
ĐỀ 14: MIÊU TẢ CHÂN DUNG MỘT NGƯỜI THÂN
I.Mở bài
Giới thiệu về người thân mà em định tả:
-Đó là ai, có quan hệ như thế nào vơí em?
-Khái quát về người thân đó(đáng kính, đáng yêu, hiền dịu, sôi nổi…)

II.Thân bài
*Tả chi tiết chân dung của người đó(chú ý về đặc trưng ngoại hình của từng lứa tuổi):


-Vóc dáng: mẹ dong dỏng cao…(bố chắc đậm, bà lưng còng…
-Khuôn mặt, đôi mắt…:gương mặt mẹ trái xoan, đôi mắt hiền, sống mũi cao, (gương
mặt bố rắn rỏi, đôi mắt cương nghị; đôi mắt bà đã trũng sâu nhưng vẫn ánh lên vẻ hiền
từ,…)
-Mái tóc, nước da: mái tóc mẹ dài và mượt/ tóc mẹ dài ngang lưng và uốn thành những
lọn xoăn, làn da trắng hồng, (tóc bố đã điểm muối tiêu, làn da đã sạm đi vì mưa gió; tóc
bà đã bạc trắng như mây, làn da bà nhăn nheo đã điểm nhiều nhấm đồi mồi…)
*Tính cách, tâm hồn của người thân đó(hoặc nét tính cách em thích nhất ở ngươi thân
đó):
-Trong gia đình, đó là một người như thế nào?( người cha, người mẹ hết lòng yêu
thương con cái; người anh, người chị hiếu thảo với cha mẹ, gương mẫu trước các em,…)
-Trong mối quan hệ với những ngươi khác( hàng xóm, đồng nghiệp…) người thân của
em là người như thế nào?( hòa nhã, thân thiện, sôi nổi, nhiệt tình…)
-Trong công việc, thái độ của người thân em ra sao?( có tinh thần trách nhiệm, nhiệt
tình, cần cù…
III.Kết bài
-Tình cảm em dành cho người thân: yêu thương, quý mến,…
-Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình, thầy cô, bạn bè( tùy thuộc vào đối tượng miêu
tả): đó là tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng, nâng niu.
ĐỀ 15: VIẾT MỘT BÀI VĂN MIÊU TẢ NHÂN VẬT THẦY HA-MEN VÀ CHÚ
BÉ PHRĂNG TRONG BUỔI HỌC CUỐI CÙNG BẰNG TIẾNG PHÁP.
I.Mở bài
*Giới thiệu chung:
-Đây là buỏi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 lớ tiểu học thuộc vung An-Dát và Loren (giáp với biên giới nước Phổ-tức nuóc Đức).
-Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.
-Buổi học cuói cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.



II.Thân bài
*Hai nhân vật chính của truyện:
+Chú bé Phrăng:
-Vì không thuộc bài nênn lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường.
-Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học.
-Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
-Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học..
-Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài.
-Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men.
+Thầy Ha-men:
-Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường .
-Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng.
-Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình.
-Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành
động bất ngờ.
III.Kết bài
-Buổi học cuối cùng là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng
yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp.
-Hình ảnh chú bé Phrang và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để
lại ấn tượng trong lòng người đọc.



×