Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 9 HỌC KỲ II CỰC HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 – NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: ĐỊA LÝ 9
--------********-------Nội dung 1: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Câu 1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội:
- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: ( kể tên các vùng và nước tiếp giáp)
- Ý nghĩa: nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và quốc
tế.
Câu 2: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng:
- Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP
của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng
- Một số ngành CN quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương
thực – thực phẩm,…
- Các trung tâm CN lớn: (HS kể tên)
Nội dung 2: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Câu 3: Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của
chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội:
- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm,
nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dang,…. (HS tìm ví dụ để dẫn chứng).
- Khó khăn: lũ lụt; diện tích đất phèn, đất mặn lớn; thiếu nước ngọt trong mùa khô,…
Câu 4: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát
triển kinh tế của vùng
- Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị
trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (HS dẫn chứng).
Câu 5: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng:
- Nông nghiệp: (HS trình bày theo nội dung bài học)
- Công nghiệp: (HS trình bày theo nội dung bài học)
- Dịch vụ: (HS trình bày theo nội dung bài học)


Nội dung 3: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
Câu 6: Tiềm năng và thực trạng của ngành thai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
- Tiền năng:
+ Vùng biển rộng, bờ biển dài
+ Nhiều loại đặc sản, có giá trị xuất khẩu
+ Tổng trữ lượng 4 triệu tấn
-Thực trạng:
+ Đánh bắt gần bờ: gấp 2 lần khả năng cho phép
+ Đánh bắt xa bờ: 1/5 khả năng cho phép
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu
+ Thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới,…
Câu 7: Tiềm năng và thực trạng ngành du lịch biển – đảo:
- Tiềm năng:

1


+ Nhiều bờ biển có bãi cát rộng, dài
+ Nhiều đảo có phong cảnh đẹp
- Thực trạng:
+ Phát triển nhanh, chủ yếu là hoạt động tắm biển
+ Chưa quan tâm đúng mức về môi trường và cơ sở vật chất
Câu 8: Tiềm năng và thực trạng ngành chế biến khoáng sản biển:
- Tiềm năng:
+ Biển nước ta có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, muối, titan, cát trắng,…
- Thực trạng:
+ Nghề muối phát triển mạnh, nhất là ven biển Nam Trung Bộ
+ Khai thác dầu khí phát triển mạnh và tăng nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 9: Tiềm năng và thực trạng ngành GTVT biển:

- Tiềm năng:
+ Gần nhiều tuyến GT quốc tế
+ Nhiều vũng, vịnh cửa sông để xây dựng cảng biển
- Thực trạng:
+ Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế
thế giới
Câu 10. Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng
khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập
mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
Nội dung 4: ĐỊA LÝ TỈNH ĐỒNG THÁP
Câu 11. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi tỉnh Đồng Tháp
Địa hình :
- Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 m so với mặt biển.
- Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông
Tiền
Khí hậu :
- Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ( mang tính chất cận xích đạo),
chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ mùa mưa ( tháng 5 đến tháng 11)
+ mùa khô (tháng 12 đến tháng 4)
- Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95%
lượng mưa cả năm.
è Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Thủy văn :
- Có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn.

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt (sông Sở Hạ, sông Sở Thượng, sông Tiền, sông
Cái Tàu Hạ, sông Cái Tàu Thượng…) và nhiều vỉa nước ngầm
èThuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và giao thông….

2


PHẦN BÀI TẬP
Dạng 1: Dựa vào Atlat xác định tên tỉnh của vùng KT trọng điểm phía Nam, và vai

trò của vùng KT trọng điểm phía Nam
Dạng 2: Vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét
Dạng 3: Phân tích bảng số liệu kinh tế, dân cư

3


KĨ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
I. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI VẼ BIỂU ĐỒ
- Đảm bảo tính chính xác.
- Đảm bảo tính trực quan.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ.
II. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ hình tròn
Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí
nhất định với số năm ít (từ 1 đến 2 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng %. Khi
bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối, thì phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương
đối (xử lí số liệu). Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ biểu đồ.
 Khi nào thì vẽ biểu đồ hình tròn:
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Vẽ biểu đồ tròn …”

- Trong đề có cụm từ: “cơ cấu/tỉ lệ” hay “tỉ trọng so với toàn phần”
 Cách vẽ biểu đồ hình tròn
- Chọn trục gốc: Để thống nhất và dễ so sánh. Khi chia cơ cấu trong hình tròn, thì
tia đầu tiên cần bắt đầu từ tia số 12. (Trong trường hợp diễn tả tình hình xuất nhập khẩu,…
trục gốc là đường nằm ngang - Tia số 9 trên mặt đồng hồ).
- Vẽ theo trình tự của đề bài cho và vẽ theo chiều kim đồng hồ. Mỗi % tương ứng
0
3,6
- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính bán kính hình tròn.
- Hoặc nếu vẽ hai hoặc ba hình tròn , phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một
đường thẳng theo chiều ngang.
- Tên biểu đồ: Ghi ở trên hoặc dưới đều được nhưng phải thống nhất trong toàn đề
bài.
- Số ghi nằm ở giữa mỗi phần ttong biểu đồ, ghi số %, không ghi số độ hoặc số
thực.
 Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ hình tròn:
- Trước hết phải xem kĩ số liệu. Số liệu có thể ở hai dạng: số liệu tuyệt đối và số
liệu tương đối. Nếu bảng số liệu thống kê cho số liệu tuyệt đối (ví dụ : nghìn người, triệu
tấn, nghìn km2, tỉ USD…) thì bắt buộc phải xử lí chúng thành (%) và chỉ cần đưa kết quả
thành bảng số liệu sau khi đã xử lí mà không cần trình bày cách tính.
- Nếu trường hợp đầu bài yêu cầu vừa thể hiện quy mô và cơ cấu. Thì phải vẽ hai
biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau. Trong trường hợp phải tính bán kính thì cách tính
đơn giản nhất là: Lấy một số liệu tổng nhỏ nhất với bán kính là 1,0 đơn vị. Lần lượt lấy các
số liệu tổng lớn hơn chia cho số liệu nhỏ nhất, được bao nhiêu khai căn bậc hai. Kết quả đó,
chính là bán kính cửa đường tròn thứ hai, và cứ làm như vậy đối với các đường tròn thứ
ba… Để đảm bảo tính trực quan của biểu đồ thì người ta thường nhân các bán kính với cùng
một hệ số sao cho phù hợp với chiều rộng của tờ giấy thi.
- Cũng như việc xử lí số liệu, học sinh không cần phải viết vào bài thi cách tính bán
kính mà chỉ cần ghi kết quả sau khi đã tính bán kính là được.
- Nếu bảng số liệu cho số liệu tương đối (%) thì không cần phải xử lí số liệu.

2. Biểu đồ hình cột

4


Thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh quy mô (độ lớn) giữa các
đối tượng địa lí. Biểu đồ cột cũng có thể biểu hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể (biểu
đồ cột chồng)
 Các loại biểu đồ hình cột
- Biểu đồ cột đơn
Ví dụ: Biểu đồ sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1980 - 2005
Triệu tấn

40
35
30
25
20
15
10
5
0

35.8
32.6

25

San̉ lượng
lúa


19
15.9
11.6

1980

1985

1990

1995

2000

2005

Năm

-

Biểu đồ cột ghép: Có hai loại
+ Biểu đồ cột ghép có cùng đơn vị
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp
lâu năm ở nước ta giai đoạn 1975-2005

+ Biểu đồ cột ghép có đơn vị khác nhau
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai
đoạn 1980-2005


5


- Biểu đồ cột chồng
Ví dụ: Biểu đồ tình hình phát triển chăn nuôi trâu, bò ở Huyện VVV

-

Biểu đồ thanh ngang
Ví dụ: Biểu đồ thể hiển tỉ lệ đất nông nghiệp các vùng ở nước ta năm 2006

6


 Khi nào thì vẽ biểu đồ hình cột
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể “Hãy vẽ biểu đồ cột”
- Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố.
Thường dựa vào các gợi ý trong đề bài như: số lượng, sản lượng, so sánh, …
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong 1 năm nên trục ngang thay vì đơn vị
là “năm” thì được thay thế là “các vùng”, “các nước”, “các loại sản phẩm”, …
- Đơn vị có dấu: “/” như: kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km 2,…
 Cách vẽ biểu đồ hình cột
- Biểu đồ được thể hiện trên một hệ trục toạ độ. Trục tung thể hiện giá trị của các
đại lượng (đơn vị). Trục hoành thường thể hiện thời gian (năm).
- Chiều rộng của các cột bằng nhau, chiều cao của các cột phải tương ứng với các
giá trị của các đại lượng.
- Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian (năm) ở trên trục
hoành.
- Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của các cột.
- Chân cột ghi thời gian (năm).

- Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng cánh nhất định để đảm bảo tính
trực quan của biểu đồ.
- Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó.
 Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ hình cột
- Đây là biểu đồ tuy dễ thể hiện nhưng hay sai nhất, chia khoảng cách năm khó
nhất.
- Đánh số thứ tự trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (tránh ghi lung tung,
không cách đều)
- Vẽ đúng trình tự bài cho, không được sắp xếp từ thấp đến cao hay ngược lại, trừ
khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.
- Không nên vạch chấm …. hay vạch ngang –– từ trục tung vào đầu cột vì như vậy
sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt làm nhiều khúc, không có thẩm mĩ.

7


3. Biểu đồ dạng đường
Thường để vẽ sự thay đổi của đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục,
hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau
hay đơn vị khác nhau
 Các loại biểu đồ dạng đường
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối cùng đơn vị
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện tình hình tăng dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1901-2006

- Loại có nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối khác đơn vị
Ví dụ: Biểu đồ biểu diễn dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1980-2005

8



-

Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối
Ví dụ: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than, phân bón
hoá học ở nước ta, giai đoạn 1998-2006

 Khi nào thì vẽ biểu đồ dạng đường
- Khi đề bài đưa ra yêu cầu cụ thể: “Vẽ đồ thị tả…”, “Vẽ đường biểu diễn”, …
- Khi đề bài xuất hiện cụm từ: phát triển, tăng trưởng, tốc độ gia tăng, …
 Cách vẽ biểu đồ dạng đường
- Biểu đồ được vẽ trên một hệ trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị của đại lượng
(đơn vị theo giá trị tuyệt đối), hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trị tương đối
là %). Trục hoành là năm.
- Có khoảng cách năm rõ ràng.
- Nếu vẽ tốc độ tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100
- Năm đầu tiên thường nằm trên trục tung.
- Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các kí hiệu khác nhau để dễ phân
biệt.
- Nếu biểu đồ vẽ yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đại lượng phải đổi
ra cùng đơn vị là %.
 CHÚ Ý: Nếu đề bài cho 3 thời điểm nên vẽ biểu đồ cột hơn là vẽ biểu đồ
đường
4. Biểu đồ miền
- Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất
phân theo nhóm ngành của nước ta, giai đoạn 1990-2005

9



 Khi nào thì vẽ biểu đồ miền
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Vẽ biểu đồ miền”
- Khi đề bài xuất hiện cụm từ: thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, …
 Cách vẽ biểu đồ miền
- Khung biểu đồ miền vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong
đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa
lí cụ thể.
- Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được nằm trên hai
cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.
- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ
thường thể hiện thời gian (năm).
 CHÚ Ý: Chỉ vẽ biểu đồ miền khi có từ 4 thời điểm trở lên. Trong trường hợp
chỉ có 3 thời điểm trở xuống nên vẽ biểu đồ cột cơ cấu hay tròn
5. Biểu đồ kết hợp
Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực
quan
 Các loại biểu đồ kết hợp
- Kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường
Ví dụ1: Biểu đồ thể hiện khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá của
nước ta, giai đoạn 1980-2005

10


Ví dụ2: Biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta
giai đoạn 1943 -2005



-


Khi nào thì vẽ biểu đồ kết hợp
Khi đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ kết hợp”
Khi đề bài có 2 đơn vị tính khác nhau, có thể vẽ cột hoặc vẽ đồ thị
Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ kết hợp:
Biểu đồ có 2 trục đơn vị
Toạ độ nằm giữa cột.

11


- Chia tỉ lệ sao cho hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường (nếu là dạng biểu đồ
kết hợp giữa cột và đường.
- Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục có hai trục tung với hai đơn
vị khác nhau. Vẽ theo từng đại lượng một.
- Nếu kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ trục tọa độ.
- Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên biểu đồ.

12



×