Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO MODOKI đến nhiệt độ và lượng mưa ở trung bộ và tây nguyên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.53 KB, 38 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này lời đầu tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến sự hướng dẫn tận tình của TS.Chu Thị Thu Hường. Cô đã giúp đỡ, tạo
động lực và theo sát chúng em trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu.
Nhóm chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Khí TượngThủy Văn – Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã luôn ủng hộ, đưa
ra những góp ý bổ ích và tạo điểu kiện tốt nhất cho chúng em để hoàn thành bài nghiên
cứu.
Bên cạnh đó, không thể thiếu là lời cảm ơn đến các thầy cô phòng Khoa Học
Công Nghệ cùng với ban lãnh đạo trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường đã phát
động phong trào nghiên cứu khoa học tạo ra môi trường học tập, sáng tạo cho sinh
viên, giúp chúng em có thể phát huy được tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tạo hứng
thú trong quá trình học tập.
Trong quá trình thực hiện, bài nghiên cứu của chúng em không tránh khỏi có
nhiều thiếu sót, vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các anh
chị để bài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

1


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung

• Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO Modoki đến nhiệt độ và
lượng mưa ở Trung bộ và Tây Nguyên Việt Nam.

• Nhóm sinh viên thực hiện:
1) Phùng Thị Thùy Dung
2) Trần Thị Kim Dung


3) Phạm Văn Đức
4) Nguyễn Huy Anh
5) Nguyễn Khắc Quân
Lớp: ĐH2K Khoa: Khí tượng- Thủy văn và tài nguyên nước
Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

• Người hướng dẫn: ThS. Chu Thị Thu Hường
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định ảnh hưởng của ENSO Modoki đến nhiệt độ trên các vùng Trung Bộ
và Tây Nguyên.
- Xác định ảnh hưởng của ENSO Modoki đến lượng mưa trên các vùng Trung
Bộ và Tây Nguyên.
3. Tính mới và sáng tạo

2


ENSO Modoki là một chủ đề mới được các nhà khí tượng chú ý và tìm hiểu
cách đây không lâu nên chưa đi vào khai thác sâu ở Việt Nam. Hiện nay có rất ít nhà
khoa học trong nước đang tiến hành nghiên cứu về hiện tượng này. Việc nghiên cứu
về đề tài này nhằm đưa ra những hiểu biết về ENSO Modoki sẽ trở thành cơ sở cho
các đề tài nghiên cứu sâu hơn về tác động của ENSO Modoki đến hệ thống thời tiết và
khí hậu ở Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu
- Bảng lịch các thời kỳ El Nino Modoki và La Nina Modoki
- Bảng chuẩn sai của nhiệt độ trung bình, cực đại, cực tiểu tháng, tổng lượng
mưa tháng trên các vùng Trung Bộ và Tây Nguyên trong các thời kỳ ENSO Modoki và
không ENSO Modoki,

- Báo cáo tổng kết đề tài
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài
Những kết quả của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo trong việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu khoa học ở Trường. Đây cũng là cơ sở trong việc xây dựng các bài
toán dự báo khí hậu trên các vùng Trung Bộ và Tây Nguyên.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
1. Phùng Thị Khim Dung, Trần Thị Kim Dung, Phạm Văn Đức, Nguyễn Khắc
Quân, Nguyễn Huy Anh (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng cuả ENSO Modoki đến lượng
mưa trên khu vực ven biển Trung Bộ Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu Khoa
học lần thứ 3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường Hà Nội, pp. 159-165,
1/2005.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2015
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Phùng Thị Thùy Dung
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:

3


Tôi đồng ý cho nhóm sinh viên bảo vệ đề tài
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Xác nhận của trường đại học

Người hướng dẫn

TS. Chu Thị Thu Hường


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Phùng Thị Thùy Dung
Sinh ngày:

24

tháng

06

năm 1994

Ảnh 4x6

Nơi sinh: Nghi Hương- TX Cửa Lò- Tỉnh Nghệ An
Lớp: ĐH2K

Khóa: 2012 - 2016

Khoa: Khí tượng- Thủy Văn và Tài nguyên nước
Địa chỉ liên hệ: Phường Nghi Hương- TX Cửa Lò- Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0949 262 256

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Khí tượng học


Khoa: Khí tượng- Thủy văn và Tài nguyên

nước
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Khí tượng học

Khoa: Khí tượng- Thủy văn và Tài nguyên nước

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:

4


Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2015
Xác nhận của trường đại học

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài

Phùng Thị Thùy Dung

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, không chỉ chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bức xạ hay địa

hình, mà nhân tố hoàn lưu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành đặc
điểm khí hậu trên mỗi vùng. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa song cùng với gió mùa, tác động của hiện tượng ENSO đến điều kiện thời tiết, khí
hậu trên khu vực cũng không nhỏ.
Thật vậy, ENSO là một hiện tượng quy mô lớn có liên quan đến dao động của
khí áp giữa 2 bờ phía Đông và Tây Thái Bình Dương xích đạo. Nó không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoàn lưu khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương mà còn ảnh hưởng
khác nhau đến những biến đổi về thời tiết và khí hậu trên một phạm vi rộng lớn của
thế giới. Khi nước biển ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương nóng lên dị thường
thì được gọi là hiện tượng El Nino. Ngược lại, khi nhiệt độ mặt nước biển phía tây
Thái Bình Dương, gần Indonexia nóng lên dị thường thì được gọi là hiện tượng La
Nina.
Trong những thời kỳ El Nino, mưa, lũ sẽ xảy ra nhiều hơn ở vùng giữa trung
tâm nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ, song ở khu vực Đông Nam Á và phía bắc
Châu Úc, lượng mưa lại giảm mạnh, thậm chí có thể gây lên hạn hán. Ngược lại, trong
những thời kỳ La Nina, mưa lũ lớn thường xảy ra trên các khu vực này.
Hơn nữa, ENSO cũng có tác động không nhỏ đến khí hậu Việt Nam làm ảnh
hưởng đến một số yếu tố khí tượng như nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán, xoáy thuận

5


nhiệt đới, tần suất front lạnh, số ngày nắng nóng, số ngày rét đậm,… Trong thời kỳ El
Nino, nhiệt độ thường cao hơn trung bình nhiều năm, còn lượng mưa bị thâm hụt
khoảng 20 đến 50%. Ngược lại, trong thời kỳ La Nina, nhiệt độ lại thấp hơn song trên
vùng ven biển Trung Bộ, lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm lên tới 200%, còn
ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ lượng mưa lại bị thâm hụt [1][2]. Hơn nữa,
nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ENSO ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu trên các
vùng khí hậu phía nam rõ rệt hơn trên các vùng khí hậu phía bắc.
Trong khi đó, ngoài hiện tượng ENSO, thời tiết khí hậu ở các Quốc Gia trên

khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương còn chịu tác động của một loại dị thường khác, đó
là hiện tượng ENSO Modoki.
ENSO Modoki (El Nino Modoki) là một hiện tượng xảy ra trong hệ thống đại
dương- khí quyển trên vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Nó là một dạng biến thể
từ El Nino- Dao động nam (El Nino - Southern Oscillation). Thông thường El Nino
được đặc trưng bởi sự nóng lên dị thường ở khu vực xích đạo miền đông Thái Bình
Dương và có xu hướng làm giảm số lượng bão ở Đại Tây Dương. Trong khi đó El
Nino Modoki có liên quan đến sự nóng lên dị thường ở khu vực xích đạo miền trung
Thái Bình Dương và có thể gây ra nhiều bão hơn thường lệ ở khu vực này. Điều đó đã
làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của khu vực chịu ảnh hưởng bởi loại
dị thường này.
Hiện tượng ENSO Modoki cũng xuất hiện trên khu vực nhiệt đới Thái Bình
Dương. Theo như dự báo của các nhà nghiên cứu về khí hậu trên thế giới, trong những
thập kỉ sắp tới, ENSO Modoki sẽ được nghiên cứu nhiều hơn và dần được thay thế
hiện tượng ENSO.
Có thể rằng, giữa ENSO và ENSO Modoki cũng có một mối quan hệ nào đó.
Hoạt động của ENSO Modoki có thể cũng đã làm ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu
trên các vùng khí hậu của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào về ENSO Modoki được công bố.
Trong khi đó, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra có thể càng làm tăng những
biến đổi bất thường của thời tiết và khí hậu, đồng thời trạng thái cực đoan của khí
quyển và đại dương trên khu vực Thái Bình Dương cũng có thể sẽ gia tăng.

6


Vậy hoạt động của ENSO Modoki có làm ảnh hưởng đến nhiệt độ và lượng
mưa trên các vùng của Việt Nam hay không? Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của
ENSO Modoki đến nhiệt độ và lượng mưa trên các vùng Trung Bộ và Tây Nguyên,
chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO

MODOKI đến nhiệt độ và lượng mưa ở Trung bộ và Tây Nguyên Việt Nam”.
Đây là đề tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về khoa học cũng như thực tiễn.
Việc xác định được ảnh hưởng của các nhân tố hoàn lưu trong hệ thống khí quyển trái
đất sẽ giúp giải thích được những biến đổi dị thường của nhiệt độ và lượng mưa nói
riêng cũng như của thời tiết, khí hậu nói chung. Những kết quả của đề tài có thể sẽ là
một trong những cơ sở hữu ích trong việc đưa ra các bản tin dự báo khí hậu.
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Bản báo cáo Đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ENSO Modoki
Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và nhận xét


Mục tiêu đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của ENSO Modoki đến nhiệt độ trên các vùng

Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Xác định được ảnh hưởng của ENSO Modoki đến lượng mưa trên các vùng
Trung Bộ và Tây Nguyên.
• Phương pháp nghiên cứu: Các kết quả của đề tài chủ yếu được đưa ra dựa
trên phương pháp thống kê, thông qua các gía trị trung bình, chuẩn sai của
nhiệt độ, lượng mưa cũng như dị thường nhiệt độ mặt nước biển,… trong từng
tháng, thời kỳ.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: ENSO Modoki, Nhiệt độ và lượng mưa trên các vùng
Trung Bộ, Tây Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các vùng khí hậu Trung Bộ và Tây Nguyên trên lãnh thổ Việt Nam
+ Vùng biển Thái Bình Dương nhiệt đới

7



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ENSO

El Nino- Southern Oscillation

Hiện tượng El Nino- Dao động nam

EMI

El Nino Modoki

Chỉ số El Nino Modoki

SST

Sea Surface Temperature

Nhiệt độ mặt nước biển

SSTA

Sea Surface Temperature Anomaly

Dị thường nhiệt độ mặt nước biển


8


NOAA National Oceanic and Atmospheric
Administration

Cục quản lí đại dương và Khí quyển
Hoa Kì

ELM

El Nino Modoki

Hiện tượng El Nino Modoki

LAM

La Nina Modoki

Hiện tượng La Nina Modoki

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ENSO MODOKI
1.1 Đặc điểm của ENSO Modoki
ENSO Modoki gồm hai pha là El Nino Modoki và La Nina Modoki, là hiện
tượng biến động dị thường giữa hệ thống đại dương và khí quyển trên khu vực nhiệt
đới Thái Bình Dương và có đặc trưng về thời gian, không gian khác với hiện tượng
ENSO. Nếu như El Nino được đặc trưng bởi sự nóng lên dị thường về nhiệt độ mặt

9



nước biển ở khu vực phía đông và trung tâm Thái Bình Dương thì hiện tượng El Nino
Modoki lại là đặc trưng bởi sự nóng lên dị thường nhiệt độ mặt nước biển ở khu vực
trung tâm Thái Bình Dương và lạnh đi ở khu vực phía tây và đông Thái Bình Dương
(Hình 1). Tương tự, nhưng ngược lại với hiện tượng trên. Nếu La Nina là hiện tượng
lạnh đi dị thường ở khu vực phía đông Thái Bình Dương thì La Nina Modoki là sự
lạnh đi dị thường ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương và nóng lên ở bờ đông và bờ
tây của Thái Bình Dương.

Hình 1. Đặc điểm hệ thống đại dương- khí quyển trong các pha của ENSO và ENSO
Modoki.
Nhiệt độ nước biển giảm theo độ sâu nên tại độ sâu khoảng vài trăm mét từ mặt
nước biển có một lớp nước chuyển tiếp giữa lớp nước bên trên nóng hơn với lớp nước
bên dưới lạnh hơn, được gọi là “nêm nhiệt”. Ở điều kiện bình thường, nêm
nhiệt ở bờ phía Tây sẽ sâu hơn bờ phía Đông do khu vực phía đông Thái Bình
Dương lạnh hơn và tín phong Đông Bắc Bắc Bán cầu cùng với tín phong Đông Nam
Nam Bán cầu đưa nước biển lạnh từ hai cực tới. Trong pha El Nino, gió tín phong
yếu, áp lực của gió Đông lên mặt biển giảm đi, kéo theo sự suy yếu của nước trồi và
dòng chảy hướng Tây, nước biển có nhiệt độ nóng hơn ở Tây Thái Bình Dương vận
chuyển về vùng trung tâm và Đông Thái Bình Dương, làm cho nước biển bề mặt ở
vùng này nóng lên dị thường. Kết quả làm chênh lệch nhiệt độ nước biển giữa vùng
phía Đông và phía Tây giảm đi, độ sâu của nêm nhiệt ở bờ phía Tây giảm đi, trong

10


khi ở bờ phía Đông tăng lên (Hình 1.1a). Khu vực biển phía đông Thái Bình Dương
nóng lên dị thường, nước trồi đại dương yếu, hình thành áp thấp, dòng thăng phát
triển tạo điều kiện hình thành đối lưu ở khu vực này. Còn trong pha La Nina thì

ngược lại, do sự hoạt động mạnh mẽ của đới gió đông làm cho nước biển bề mặt ở
vùng Đông Thái Bình Dương lạnh đi dị thường. Kết quả là chênh lệch nhiệt độ nước
biên giữa vùng phía Đông và phía Tây tăng lên, độ sâu của nêm nhiệt ở bờ phía Tây
tăng lên, trong khi ở bờ Đông giảm đi (hình 1.1c) Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu
nào đưa ra được cơ chế biến đổi của hệ thống khí quyển đại dương trong pha
ENSO Modoki mà chỉ nhận thấy rằng khi El Nino Modoki xuất hiện, nhiệt độ
nước biển nóng hơn ở trung tâm Thái Bình Dương và lạnh đi ở hai bờ đông và bờ
tây, độ sâu của nêm nhiệt ở trung tâm Thái Bình Dương tăng lên và giảm đi ở bờ đông
và bờ tây đối lưu được hình thành trên khu vực biển trung tâm Thái Bình Dương
(Hình 1.1b) và La Nina Modoki xuất hiện, nhiệt độ nước biển lạnh đị ở trung tâm
Thái Bình Dương và nóng lên ở hai bờ đông và bờ tây, độ sâu của nêm nhiệt ở trung
tâm Thái Bình Dương giảm đi và hình thành ổ đối lưu ở khu vực này (Hình 1.1d).
1.2 Một số nghiên cứu về ENSO Modoki
1.2.1 Trên thế giới
ENSO Modoki là một chủ đề mới được các nhà khí tượng chú ý và tìm hiểu
cách đây không lâu. Hiện tượng được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2007 bởi các nhà
nghiên cứu của chương trình nghiên cứu các biến thể khí hậu – Trung tâm nghiên cứu
biến đổi toàn cầu (FGCGC- Frontier Research Center for Global Change) đứng đầu là
giáo sư Toshio. Yamagata.
Ashok, T.Yamagata và các cộng sự là những người ghi dấu ấn đầu tiên cho thuật
ngữ này trong thời gian nghiên cứu ở cục biến đổi khí hậu Nhật Bản. Các nhà nghiên
cứu đã phát hiện ra điều kiện thời tiết, khí hậu xảy ra nhiều bất thường vào mùa hè
năm 2004 như :
Ở miền nam Ấn Độ, một phần của Nhật Bản cũng như Hàn Quốc phải trải qua
thời kì khô hạn và nắng nóng cùng với phần lớn các khu vực của Australia bị thiếu hụt
lượng mưa trong các tháng mùa đông. Còn ở Philippine và bắc Brazin lại dư thừa
về lượng mưa. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, ở khu vực xích đạo Thái Bình
Dương có sự khác thường của SSTA. Trong khi trung tâm nhiệt đới Thái Bình Dương,

11



SSTA cao hơn bình thường thì ở phía đông và phía tây SSTA lại lạnh đi. Đặc điểm này
không giống với hiện tượng ENSO thông thường và nó vẫn tiếp tục tồn tại trong suốt
mùa đông. Dựa vào đặc điểm của hiện tượng ENSO và SSTA năm 2004, Ashok và cs
(2007) đã gọi hiện tượng bất thường đó là hiện tượng ENSO Modoki, các tác giả cũng
đã khẳng định rằng, ENSO và ENSO Modoki là hai hệ thống chính trong khu vực
nhiệt đới Thái Bình Dương. Hai hiện tượng này khác nhau cả về đặc điểm không gian
và thời gian, sự phân bố nhiệt độ mặt nước biển (SST) vùng vận chuyển ẩm lớn nhất
từ vùng nhiệt đới Thái Bình Dương đến vùng cận nhiệt đới và ngoại nhiệt đới [6].
Hơn nữa, Karumuri Ashok và cộng sự (2007) cũng chỉ ra rằng, ENSO Modoki
không phải là một phần phát triển của hiện tượng ENSO. Sự xuất hiện thường xuyên
và liên tục của hiện tượng ENSO Modoki trong những thập kỷ gần đây là do sự suy
yếu của đới gió Đông xích đạo gây ra các dị thường gradient nhiệt độ mặt nước biển
[6],[7].
Bên cạnh đó, khi phân tích tín hiệu của ENSO Modoki trong tầng bình lưu và
so sánh nó với ENSO, Zubiaurre và cộng sự (2012) chỉ ra rằng, dao động tựa 2 năm
(QBO – Quasi - Biennial Oscillation) cũng có tác động tới dị thường của đới gió trong
cả hai thời kì ENSO Modoki và ENSO [11].
Ngoài ra Weng và cs (2007) cũng đã nghiên cứu những tác động gần đây của
ENSO Modoki trong mùa hè giai đoạn từ năm 1979 – 2005 [10] bằng việc thông qua
dị thường hoàn lưu khí quyển mực 850hPa, 500hPa, 200hPa để đưa ra mối liên hệ
giữa điều kiện khô/ướt vào mùa hè ở khu vực Thái Bình Dương trong thời kì El Nino
Modoki.
Đến năm 2012, Wang đã phân loại El Nino Modoki thành hai nhóm I và II dựa
vào những tác động khác nhau đối với lượng mưa trên khu vực Nam Trung Quốc và
quỹ đạo của bão [9]. Hai nhóm El Nino Modoki I và II có nguồn gốc và hình thế của
SSTA khác nhau, nó cũng liên quan đến dị thường lượng mưa và hình thế hoàn lưu khí
quyển. SSTA tăng lên đầu tiên ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương thuộc nhóm El
Nino Modoki I và SSTA tăng lên đầu tiên ở khu vực cận nhiệt đới Tây Bắc Thái Bình

Dương thuộc nhóm El Nino Modoki II. Tác giả cũng chỉ ra năm có El Nino Modoki
II có số lượng cơn bão xuất hiện nhiều nhất nhưng tỉ lệ đổ bộ vào đất liền lại thấp

12


nhất do khi xảy ra El Nino Modoki II, áp cao cận nhiệt đới Tây Bắc Thái Bình Dương
không mở rộng được về phía tây mà dịch chuyển về phía đông.
ENSO Modoki đã có những tác động rất đáng kể đến thời tiết như lượng mưa
hay nhiệt độ của các quốc gia thuộc khu vực bờ đông hay tây Thái Bình Dương. Trong
bài nghiên cứu sử dụng số liệu tái phân tích của Feng và Li (2011) đã chỉ ra ảnh hưởng
của ENSO Modoki là làm biến động mạnh và tăng lượng mưa trong mùa xuân ở khu
vực miền Bắc của Nam Trung Quốc - chiếm 30% tổng lượng mưa hàng năm[5].
Như vậy, có thể nói, ENSO Modoki là một hiện tượng riêng biệt chứ không
phải là thời kì chuyển giao giữa hai dị thường El Nino và La Nina.
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hiện tượng ENSO Modoki có mối
liên hệ đến các yếu tố gây dị thường đới gió trong hệ thống đại dương – khí quyển.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu của nhà khoa học nào chỉ ra rõ cơ chế biến đổi dị
thường trong ENSO Modoki. Một điều quan trọng là các biểu hiện và tác động của
ENSO Modoki ngày càng thể hiện rõ rệt và đang được các nhà khoa học tập trung vào
nghiên cứu.
1.2.2 Ở Việt Nam
Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có rất nhiều bài nghiên cứu về tác động của ENSO
đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu như Nguyễn Đức Ngữ và các cộng sự (2002,
2007), Nguyễn Trọng Hiệu (2014) về tác động của ENSO đến một số yếu tố và hiện
tượng khí hậu ở Việt Nam vẫn tổng hợp và đầy đủ nhất. Khi nghiên cứu tác động của
ENSO đến lượng mưa ở Việt Nam, Nguyễn Đức Ngữ (2007) đã phân tích dị thường
của lượng mưa tháng trong từng thời kỳ ENSO dựa trên chuỗi số liệu lượng mưa tháng
của 8 trạm khí tượng trên 7 vùng khí hậu Việt Nam trong thời kỳ 1961-2007. Tác giả
cho rằng, hầu hết các đợt El Nino đều gây ra tình trạng thâm hụt lượng mưa trong

nhiều tháng và tổng lượng mưa cả đợt giảm đi so với điều kiện bình thường khoảng
25-50%. Trong đó, các đợt gây ra giảm mưa rõ rệt nhất là El Nino 1976-1977, 1979,
1963-1964 và 1965-1966. Riêng đợt El Nino 1963-1964, mặc dù lượng mưa trong đa
số tháng bị thâm hụt, song lượng mưa cả đợt lại nhiều hơn chút ít so với mức bình
thường. Ngược lại, hầu hết các đợt La Nina gây ra lượng mưa vượt trung bình nhiều
năm ở các tỉnh ven biển Trung Bộ, nhưng gây ra thâm hụt lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây

13


Nguyên và Đông Nam Bộ. Đợt La Nina 1998-2000 đem lại lượng mưa vượt trội rõ rệt
nhất. Riêng, đợt La Nina 1988-1989 gây ra thiếu lượng mưa nhiều nhất [1][2].
Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ENSO và lượng mưa song Phan Văn
Tân và Nguyễn Minh Trường (2001) lại sử dụng phương pháp phân tích phổ entropy
cực đại để khảo sát chu kỳ dao động của các chuỗi số liệu SOI, SST và lượng mưa ở
một số trạm khu vực miền Trung Việt Nam trong thời kỳ 1950-1996. Kết quả chỉ ra
rằng, cả ENSO và các chuỗi lượng mưa đều có cùng những chu kỳ dao động: cỡ 2,5
năm, 3,0-3,5 năm và 5,0-5,5 năm. Hơn nữa, trong thời kỳ El Nino, lượng mưa có dị
thường âm lớn, nhưng trong thời kỳ La Nina và không ENSO, dị thường của lượng
mưa mang dấu khá ngẫu nhiên [4]. Như vậy, có thể thấy, ảnh hưởng của hiện tượng
ENSO đến lượng mưa trên khu vực ven biển Trung Bộ là khá rõ ràng.
Tuy nhiên các nghiên cứu tác động của ENSO Modoki đến các yếu tố và hiện
tượng khí hậu còn rất hạn chế. Mới gần đây nhất theo nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh
Huệ (2014) bằng việc dựa vào kết quả tính toán sự chênh lệch của ngày bùng phát
gió mùa mùa hè trong các năm El Nino Modoki với các năm El Nino và các năm
trung tính cùng với kết quả phân tích thông lượng ẩm thẳng đứng theo phương ngang
đã chỉ ra rằng El Nino Modoki làm thay đổi ngày bùng phát gió mùa mùa hè trên hầu
hết khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ do sự chậm trễ trong việc rút lui sang phía đông
của áp cao cận nhiệt Thái Bình Dương [3].


CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Số liệu
2.1.1 Số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc nhiệt độ trung bình và lượng mưa ngày tại 29 trạm khí tượng
thuộc khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên từ năm 1978- 2007
Bảng 2. Danh sách các trạm khí tượng được khai thác số liệu

14


TT

Tên trạm

Kinh độ

Vĩ độ

1
2
3
4
5
6
7

Hồi Xuân
Thanh Hóa
Tương Dương
Vinh

Hà Tĩnh
Hương Khê
Kỳ Anh

105.100
105.783
104.467
105.683
105.900
105.700
106.267

20.367
19.750
19.267
18.667
18.350
18.183
18.100

1
2
3
4
5

Đà Nẵng
Trà My
Quảng Ngãi
Ba Tơ

Quy Nhơn

108.200
108.233
108.800
108.733
109.217

16.033
15.350
15.117
14.767
13.767

1
2
3
4

Kon Tum
Playcu
Ayunpa
B.M. Thuột

108.000
108.017
108.260
108.050

14.350

13.967
13.250
12.667

Đ. cao (m) TT
Tên trạm
Vùng Bắc Trung Bộ (B4)
102.2
8
Tuyên Hóa
5.0
9
Đồng Hới
96.1
10
Đông Hà
5.1
11
Huế
2.8
12
A Lưới
17.0
13 Nam Đông
2.8
Vùng Nam Trung Bộ (N1)
4.7
6
Tuy Hòa
123.1

7
Nha Trang
7.2
8
Phan Thiết
50.7
9
Phú Quý
3.9
Vùng Tây Nguyên (N2)
536.0
5
Dak Nong
778.9
6
Đà Lạt
150.0
7
Bảo Lộc
490.0

Kinh độ

Vĩ độ

Đ. cao (m)

106.017
106.600
107.083

107.583
107.283
107.717

17.883
17.483
16.850
16.433
16.217
16.167

27.1
5.7
8.0
10.4
572.2
59.7

109.283
109.200
108.100
108.933

13.083
12.250
10.933
10.517

10.9
3.0

8.7
5.0

107.680
108.450
107.683

12.000
11.950
11.533

631.0
1508.6
840.4

2.1.2 Số liệu nhiệt độ mặt nước biển
Số liệu dị thường nhiệt độ mặt nước biển (SSTA) trong từng tháng trên vùng
Nino 3.4 và các vùng: A (165ºE-140 ºW, 10º S-10 ºN); B (110º W-70 ºW, 15ºS-5ºN); C
(125 ºE-145 ºE, 10 ºS-20 ºN) cũng trong thời kỳ 1978-2007. Nguồn số liệu này được
cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu Đại dương Khí quyển Mỹ (NOAA) và Cơ quan
khoa học công nghệ Nhật Bản (JAMSTEC) được download tại wedsite:
/> />
15


Hình 2. Bản đồ xác định vị trí các trạm khí tượng

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp xác định thời kì ENSO Modoki
Hiện nay, trên thế giới có hai chỉ số sử dụng để xác định các thời kì của ENSO

Modoki là EMI (Ashock 2007) và IEMI- Improved El Nino Modoki index ( Li và cs
2009)[7],[8]. Tuy nhiên cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về ENSO Modoki đều chỉ
ra rằng chỉ số EMI cho kết quả xác định thời kì ENSO Modoki chính xác hơn[8]. Vì
vậy trong bài nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số EMI để xác định các thời kì có ENSO
Modoki.
- Xác định các tháng xảy ra El Nino Modoki (ElM), La Nina Modoki (LaM) và
none ENSO Modoki thông qua chỉ số EMI (El Nino Modoki Index). Đây là chỉ số
được đưa ra bởi Karumuri Ashok và các cộng sự (2007) đã được xác định theo công
thức sau:
EMI= SSTAA - 0.5* SSTAB - 0.5* SSTAC

(1.1)

trong đó, SSTAA, SSTAB, SSTAC là dị thường nhiệt độ mặt nước biển trung bình trên
các vùng A, B và C.

16


Trong đó:
Khu vực A: 165E-140W, 10S-10N - là khu vực trung tâm Thái Bình Dương.
Khu vực B: 110W-70W, 15S-5N – là khu vực phía đông Thái Bình Dương.
Khu vực C: 125E-145E, 10S-20N – là khu vực phía tây Thái Bình Dương.
Khi đó, thời kỳ xảy ra
ENSO Modoki phải thỏa mãn
điều kiện sau trong ít nhất 5
tháng liên tiếp. Cụ thể, khi EMI
≥ 0,370C thì hiện tượng ElM sẽ
xảy ra. Ngược lại, khi EMI ≤
-0,370C thì hiện tượng LaM sẽ

xảy ra. ENSO Modoki sẽ
không xảy ra khi 0,370C ≤ EMI

Hình 2. Dị thường nhiệt độ mặt nước biển trên
khu vực Thái Bình Dương xích đạo trong pha ElM

≤ 0,370C.
2.2.2 Xác định thời kì ENSO
Trên thế giới, có rất nhiều chỉ số xác định thời kì ENSO dựa vào nhiệt độ mặt
nước biển của các vùng NINO như Wang (1997) đưa ra cách xác định El Nino, El
Nino xuất hiện là thời kì có trung bình trượt 5 tháng của SSTA khu vực Nino 3 vượt
quá 0.5°C kéo dài 6 tháng nhưng phải có ít nhất 1 tháng có SSTA vượt 1°C hay
theo trung tâm dự báo khí hậu Hoa Kỳ (Climate Prediction Center – CPC), thời kì
El Nino được xác định theo trung bình trượt 3 tháng của SSTA khu vực Nino 3.4, giá
trị này lớn hơn 0.5°C và kéo dài ít nhất 6 tháng. Ở Việt Nam theo Nguyễn Đức Ngữ
(2007), El Nino là thời kì liên tục, kéo dài từ 6 tháng trở lên, có trị số trung bình
trượt 5 tháng của SSTA vùng Nino 3 lớn hơn hoặc bằng 0.5°C. Dựa trên nghiên cứu
trong và ngoài nước trong bài nghiên cứu sử dụng trung bình trượt 3 tháng của SSTA
khu vực Nino 3.4 có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0.5°C kéo dài ít nhất 6 tháng là một đợt
El Nino và nhỏ hơn 0.5°C là một đợt La Nina.

17


- Xác định các thời kỳ
ENSO dựa trên dị
thường nhiệt độ mặt
nước biển vùng NINO
3.4 (5˚S – 5˚N, 170˚W –
120˚ W). Cụ thể, nếu trị

số trung bình trượt 3
tháng của SSTA trên
vùng NINO 3.4
Hình 2. Các vùng NINO trên biển Thái Bình Dương
Nino 1.2: Vùng có tọa độ 0˚S, 80 – 90 ˚W.
Nino 3: Vùng có tọa độ 5 ˚S - 5˚N, 150˚W - 90˚W.
Nino 4: Vùng có tọa độ 5˚S - 5˚W, 160˚E - 150˚W.
Nino 3.4: Vùng có tọa độ 5˚S – 5˚N, 170˚W – 120˚ W.
2.2.3 Xác định ảnh hưởng của ENSO và ENSO Modoki đến nhiệt độ và lượng mưa
Ảnh hưởng của ENSO và ENSO Modoki đến nhiệt độ và lượng mưa được phân
tích dựa trên các gía trị trung bình, dị thường của nhiệt độ trung bình và tổng lượng
mưa tháng được tính trung bình trên từng vùng, trong từng tháng, từng thời kỳ.

18


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong bài nghiên cứu sẽ xác định các đợt El Nino Modoki, La Nina Modoki và
El Nino, La Nina theo các chỉ tiêu xác định trình bày ở chương 2. Tác động của El
Nino Modoki, La Nina Modoki đến nhiệt độ và lượng mưa khu vực Trung Bộ và Tây
Nguyên Việt Nam khi các hiện tượng này xảy ra độc lập hay các thời kì xuất hiện
trùng nhau.
3.1 Xác định thời kì ENSO và ENSO Modoki

Hình 3. Chỉ số EMI và trung bình trượt 3 tháng SSTA vùng Nino 3.4 thời kỳ
1978-2007
Ta xác định được thời kì xuất hiện các đợt ENSO Modoki dựa vào chỉ số EMI ở
ngưỡng 0.370C và thời kì xuất hiện các đợt ENSO dựa vào chỉ số vùng Nino 3.4 ở
ngưỡng 0.50C dựa vào các công thức tính toán được trình bày ở chương 2.
Bảng 3. Các thời kì ENSO và ENSO Modoki

Đợt

Đợt

Đợt

Đợt

El Nino
6/1982 – 5/1983

La Nina
10/1984 – 10/1985

El Nino Modoki
7/1990 – 6/1991

La Nina Modoki
12/1982 – 5/1984

9/1986 – 1/1988

5/1988 – 6/1989

8/1991 – 2/1992

8/1988 – 4/1989

6/1991 – 6/1992


9/1995 – 3/1996

4/1994 – 6/1995

6/1997 – 5/2000

9/1994 – 3/1995

7/1998 – 2/2001

6/2002 – 10/2002

12/2000 – 4/2001

5/1997 – 4/1998

6/2004 – 11/2004

5/2002 – 2/2003
7/2004 – 1/2005

19


Hình 3.1 biểu diễn chuỗi giá trị EMI (đường màu xanh) và trung bình trượt 3
tháng SSTA vùng Nino 3.4 (đường màu đỏ) trong giai đoạn 1978-2007. Hình này chỉ
ra rằng, các pha của hai hiện tượng ENSO Modoki và ENSO có xu hướng đồng pha
với nhau, chính vì vậy trong một thời kì có khả năng xuất hiện đồng thời cả hai hiện
tượng.
Dựa vào phân tích chuỗi số liệu dị thường nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích

đạo Thái Bình Dương theo chỉ số EMI và chỉ số vùng Nino 3.4 ta lập được bảng
thống kê các đợt xuất hiện của hai hiện tượng ENSO và ENSO Modoki ( Bảng 3.1)
Bảng 3.1 chỉ ra rằng trong thời kì 1978-2007 có tất cả 9 đợt xảy ra hiện tượng
ENSO Modoki (trong đó có 5 đợt El Nino Modoki, 4 đợt La Nina Modoki) và 11 đợt
xảy ra hiện tượng ENSO (trong đó có 7 đợt El Nino, 4 đợt La Nina). Cả hai hiện tượng
ENSO và ENSO Modoki thường có xu hướng xuất hiện trong các tháng mùa hè, phát
triển mạnh trong các tháng mùa đông, song vẫn có một số đợt La Nina Modoki lại xuất
hiện trong các tháng mùa đông, ví dụ đợt xảy ra vào tháng 12/1982 – 5/1984 và đợt
xảy ra tháng 12/2000 – 4/2001. Điều đặc biệt ở đây là hầu hết các pha của hiện tượng
ENSO Modoki thường xuất hiện đồng thời với một trong hai pha của hiện tượng
ENSO. Theo thống kê từ bảng 3.1, trong tất cả 9 đợt xảy ra ENSO Modoki thì đã có
đến 8 đợt xảy ra trùng với một pha của hiện tượng ENSO. Như vậy xác suất cùng xuất
hiện của hai hiện tượng này là rất lớn khoảng 88,9% với số tháng trùng nhau giữa hai
hiện tượng phải ít nhất từ 3 tháng trở lên. Trong tổng số 5 đợt xảy ra ElM, chỉ có duy
nhất một đợt ElM xảy ra độc lập, nó rơi vào đợt kéo dài từ tháng 7/1990 – 6/1991; còn
4 đợt ElM còn lại thì tất cả đều trùng với pha El mà không có đợt nào trùng với pha La
của hiện tượng ENSO. Đối với pha LaM của hiện tượng ENSO Modoki thì sự xuất
hiện của cả 4 đợt xảy ra pha này đều trùng với một trong hai pha kia của hiện tượng
ENSO, đặc biệt trong đợt kéo dài từ tháng 6/1997 – 5/2000 pha LaM trùng với cả hai
pha El và La của hiện tượng ENSO (cụ thể, trong đợt xảy ra này có 11 tháng (từ tháng
6/1997- 4/1998) trùng với pha El và có tới 23 tháng (từ tháng 7/1997 – 5/2000) trùng
với pha La).
Qua việc xác định các đợt xảy ra hiện tượng ENSO Modoki ta sẽ tính toán và
đánh giá về tác động của nó đến nhiệt độ và lượng mưa khu vực Trung Bộ và Tây

20


Nguyên so với trung bình 30 năm xảy ra đợt đó dựa vào bộ số liệu được thiết lập từ
đợt ElM độc lập và những đợt có sự kết hợp giữa hai pha của hai hiện tượng.

3.2 Ảnh hưởng của ENSO Modoki đến lượng mưa
Để đánh giá được tác động của ENSO Modoki đến nhiệt độ hay lượng mưa ở
khu vực đang xét, ta so sánh nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa tháng trung bình
của những đợt xảy ra El Nino Modoki/ La Nina Modoki với nhiệt độ và tổng lượng
mưa tháng trung bình của đợt xảy ra đó trong 30 năm (từ năm 1978- 2007).
Trong bài nghiên cứu này, Trung Bộ Việt Nam được chia thành hai khu vực là
Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Dãy Bạch Mã được dùng để làm ranh giới ngăn cách
hai vùng khí hậu này, phía trước dãy này là Bắc Trung Bộ với 6 tỉnh: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; còn phía sau dãy Bạch
Mã bao gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận là các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ.
Như đã nói ở trên sự xuất hiện các pha của hiện tượng ENSO Modoki thường đi
kèm với một trong hai pha của hiện tượng ENSO, do đó khi tiến hành đánh giá tác
động của ENSO Modoki đến nhiệt độ và lượng mưa ở các khu vực Bắc Trung Bộ,
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ta cần xem xét xu hướng ảnh hưởng của nó thay đổi
như thế nào qua các đợt? Thâm hụt/tăng cường lớn hơn/nhỏ hơn khi pha ENSO xảy ra
trước, pha ENSO Modoki xảy ra sau so với các đợt có pha ENSO Modoki xảy ra
trước, pha ENSO xảy ra sau. Điều này sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tác động
theo từng pha của từng đợt xảy ra hiện tượng ENSO Modoki ở phần tiếp theo.
Từ bảng 2.1 đã đưa ra ở phần trên ta thấy trong giai đoạn từ 1978- 2007 có tất
cả 5 đợt ElM xảy ra; trong đó có duy nhất một đợt ElM xảy ra độc lập, 4 đợt ElM còn
lại xảy ra cùng với pha El của hiện tượng ENSO. Do đó ở bài nghiên cứu này, nhóm
nghiên cứu cũng sẽ tiến hành đánh giá ảnh hưởng của pha ElM khi pha này xảy ra độc
lập và khi chúng xảy ra có sự kết hợp của pha El Nino của ENSO.
3.2.1 Thời kì El Nino Modoki độc lập
Trong 4 đợt ElM xảy ra thì có duy nhất 1 đợt ElM xảy ra độc lập từ tháng
7/1990 đến tháng 6/1991, đây là đợt ElM kéo dài 11 tháng bắt đầu và kết thúc vào các
tháng mùa hè. Dựa vào việc đánh giá dị thường lượng mưa tháng tại các khu vực ta
thấy rằng:


21


Hình 3. Dị thường lượng mưa trong thời
kì ELM độc lập giai đoạn từ tháng 7/1990
đến tháng 6/1991

Ở khu vực Bắc Trung Bộ lượng mưa được tăng cường với dị thường lượng mưa
so với trung bình 30 năm tăng 307,3 mm; số tháng có dị thường dương nhiều gấp hai
lần số tháng có dị thường âm. Dị thường dương lớn nhất tính toán được trong đợt này
xảy ra đúng vào tháng tâm mưa – tháng 10 với lượng tăng cường lên đến 304,4 mm. Ở
khu vực Nam Trung Bộ mặc dù lượng mưa vẫn thể hiện sự tăng cường nhưng với
lượng tăng cường không còn nhiều như ở Bắc Trung Bộ, giá trị dị thường lượng mưa
tính toán được là 153,5 mm; tuy nhiên có một điều đáng chú ý ở đây đó là số tháng có
dị thường âm chiếm 58,33% tức là đã lớn hơn số tháng có dị thường dương; hơn thế
nữa gần như các tháng có dị thường âm xảy ra vào đúng mùa mưa (từ tháng 8- tháng
12) của khu vực này, điều này đã phần nào thể hiện được xu hướng thâm hụt lượng
mưa ở đây. Đến với Tây Nguyên, đây là khu vực thể hiện sự thâm hụt lượng mưa rõ
ràng nhất với lượng thâm hụt khoảng 143,7 mm so với giá trị trung bình 30 năm xảy ra
trong giai đoạn này, số tháng có dị thường âm chiếm tới 75% tổng số tháng xuất hiện
đợt ElM này. Giá trị dị thường âm lớn nhất tính toán được xảy ra vào tháng 5 và tháng
7- là các tháng mùa mưa ở Tây Nguyên, lượng thâm hụt lần lượt của hai tháng này là
70,4 mm và 63.2mm.

22


Như vậy ta thấy rằng, trong khi khu vực Bắc Trung Bộ thể hiện xu hướng tăng
cường lượng mưa thì khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lại có xu hướng ngược
lại là gây thâm hụt lượng mưa. Bên cạnh đó, sự thâm hụt hay tăng cường này thường

xảy ra lớn nhất và thể hiện rõ nhất vào đúng các tháng mùa mưa ở các khu vực đó.
3.2.2 Thời kì pha El Nino Modoki xuất hiện đồng thời với pha El Nino
El Nino Modoki xuất hiện đồng thời với pha El Nino của Enso vào 4 đợt : Đợt
1 (8/1991 - 2/1992), đợt 2 (4/1994 - 3/1995), đợt 3 (6/2002 - 10/2002), đợt 4 (6/2004 –
11/2004). Xem xét dị thường lượng mưa theo từng ta nhận thấy sự tương đồng về dị
thường lượng mưa tại các khu vực:

Hình 3. Dị thường lượng mưa trong các
thời kì ElM tại các khu vực Bắc Trung Bộ
(a), Nam Trung Bộ (b) và Tây Nguyên (c)

23


Hình 3.3a chỉ ra cho ta thấy được mối quan hệ giữa dị thường lượng mưa của
các đợt xảy ra ElM trùng với pha El Nino của hiện tượng ENSO ở vùng Bắc Trung Bộ.
Nhìn chung khi hai pha ElM và El Nino trùng nhau lượng mưa có xu hướng bị thâm
hụt, lượng thâm hụt có sự chênh lệch rõ ràng khi ta so sánh các đợt có pha ElM xảy ra
trước pha El Nino của ENSO (đợt 2, đợt 4) với các đợt có pha El Nino của ENSO xảy
ra trước và kéo dài hơn pha ElM của hiện tượng ENSO Modoki (đợt 1, đợt 3).
a. Đối với các pha El xảy ra trước pha ElM

Qua phân tích số liệu của đợt 1 xảy ra từ tháng 8/1991 – 2/1992 và đợt 3 xảy ra
từ tháng 6/2002 – 10/2002, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu như ở đợt 1 là đợt mà pha
El Nino (6/1991-6/1992) kéo dài hơn pha ElM sáu tháng, trong đợt này mặc dù số
tháng có dị thường âm chỉ chiếm 2/7 tổng số tháng xuất hiện hiện tượng pha ElM
nhưng giá trị dị thường lượng mưa vẫn thể hiện xu hướng thâm hụt so với trung bình
30 năm với tổng dị thường lượng mưa âm là 33,9 mm. Theo bộ số liệu SSTA trong đợt
1, chúng tôi nhận thấy rằng trung bình pha El Nino của hiện tượng ENSO mạnh hơn
hẳn so với trung bình pha ElM của hiện tượng ENSO Modoki (giá trị trung bình của

chỉ số vùng Nino 3.4 trong đợt này đạt tới 1,19 0C còn chỉ số trung bình của EMI đạt
0,560C), do vậy ảnh hưởng của pha El Nino đến lượng mưa vùng Bắc Trung Bộ chiếm
ưu thế hơn pha ElM, chính điều này đã khiến cho lượng mưa có xu hướng bị thâm hụt
mặc dù số tháng có dị thường dương nhiều hơn hẳn. Ở đợt thứ 3, đây là đợt mà thời
gian xảy ra cả hai hiện tượng không kéo dài như đợt 1. Từ bộ số liệu SSTA, chúng tôi
lại thấy rằng khi cả hai pha ElM và pha El có cường độ trung bình (giá trị trung bình
của chỉ số vùng Nino 3.4 và chỉ số EMI lần lượt đạt ở ngưỡng 0,87 0C và 0,540C),
lượng mưa có xu hướng được tăng cường, tuy số tháng có chuẩn sai âm chiếm 3/5
tổng số tháng xuất hiện song giá trị dị thường dương của lượng mưa tính toán được đạt
25,2 mm. Như vậy trong đợt 3, dường như tác động của pha ElM có vẻ chiếm ưu thế
hơn so với pha El Nino. Song khi pha ElM xảy ra trùng và xuất hiện sau pha El Nino,
lượng mưa lại có xu hướng thâm hụt, mặc dù lượng thâm hụt tương đối nhỏ (Hình
3.3).

b. Đối với các pha ElM xảy ra trước pha El Nino

24


Đợt 2 xảy ra từ tháng 4/1994 – 6/1995 và đợt 4 xảy ra từ tháng 6/2004 –
11/2004, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu như pha El Nino xảy ra sau pha ElM, lượng
mưa vùng Bắc Trung Bộ thâm hụt 33,9 mm (đợt 1) thì khi pha ElM xảy ra trước pha
El lượng mưa có xu hướng thâm hụt lớn hơn rất nhiều, cụ thể: trong đợt 2 khi mà giá
trị trung bình của chỉ số vùng Nino 3.4 và chỉ số EMI chỉ đạt ngưỡng bình thường (lần
lượt là 0,880C và 0,610C) mà giá trị dị thường âm của lượng mưa tính toán được khá
lớn đạt ngưỡng 291,2 mm với số tháng có dị thường âm chiếm tới 10/15 tổng số tháng
xuất hiện hiện tượng này. Đợt 4 cũng thể hiện điều tương tự như đợt 2, khi mà sự
chênh lệch giá trị trung bình của hai chỉ số EMI và chỉ số vùng Nino 3.4 không lớn thì
sự thâm hụt lượng mưa tính toán được vẫn ở ngưỡng khá lớn đạt 139,5 mm (Hình 3.3).
Từ những phân tích ở trên ta thấy, khi hai pha ElM và El xảy ra trùng nhau thì

lượng mưa ở khu vực Bắc Trung Bộ đều có xu hướng thâm hụt, tuy nhiên mức độ
thâm hụt nhiều hay ít lại phụ thuộc vào sự xuất hiện trước hay sau cũng như cường độ
các pha nóng của hai hiện tượng.
Hình 3.3b chỉ ra mối quan hệ giữa dị thường lượng mưa của các đợt xảy ra ElM
trùng với pha El của hiện tượng ENSO ở vùng NamTrung Bộ. Tương tự như đánh giá
dị thường lượng mưa ở vùng Bắc Trung Bộ, chúng tôi nhận thấy rằng, cả 4 đợt xảy ra
sự xuất hiện đồng thời của hai pha ElM và El Nino đều gây thâm hụt lượng mưa với
lượng khá lớn ở vùng Nam Trung Bộ. Trong đó, số tháng có dị thường âm lớn hơn hẳn
so với số tháng có dị thường dương. Đặc biệt, ở đợt 1 ( chiếm 6/7 tổng số tháng xuất
hiện hiện tượng này) và đợt 2 (ở chiếm 10/15 tổng số tháng xuất hiện hiện tượng). Khi
pha ElM xuất hiện trước và kéo dài hơn pha El (đợt 2 và đợt 4) lượng mưa có xu
hướng bị thâm hụt rất lớn đạt đến ngưỡng 441,5 mm (trong đợt 2) và 326,8 mm (trong
đợt 4). Giá trị này lớn hơn so với đợt 1 và đợt 3, khi mà lượng thâm hụt ở hai đợt này
lần lượt đạt ngưỡng 308,8 mm và 126,6 mm.
Như vậy sự xuất hiện đồng thời hai pha nóng của hai hiện tượng đã gây ra sự
thâm hụt lượng mưa lớn ở khu vực Nam Trung Bộ, giá trị này lớn hơn rất nhiều so với
giá trị dị thường lượng mưa tính toán được ở vùng Bắc Trung Bộ.
Hình 3.3c chỉ ra mối quan hệ giữa dị thường lượng mưa và dị thường nhiệt độ
của các đợt xảy ra ElM trùng với pha El của hiện tượng ENSO ở vùng Tây Nguyên.

25


×