Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè ở thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.52 KB, 91 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ học vị nào. Các thông tin, tài
liệu trình bầy trong luận văn nay được ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn



Phạm Văn Quân















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô giáo giảng dạy, thầy giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của các
cơ quan tập thể, cá nhân và nhân dân địa bàn nơi thực hiện đề tài. Tôi xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng – Phó trưởng phòng Quản lý khoa học và quan
hệ quốc tế, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Nông học, Viện Khoa học sự sống,
Thư viện - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Phòng Tài Nguyên môi Trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Phòng Thống kê huyện Phổ Yên, Thái Nguyên.
Đảng ủy – HĐND - UBND Thị trấn Bãi Bông – huyện Phổ Yên – Thái Nguyên;
Đảng ủy – HĐND – UBND Xã Phúc Thuận – Huyện Phổ Yên – Thái Nguyên.
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và
thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Tác giả



Phạm Văn Quân



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.
Cây chè (Camellia sinensis) có nguồn gốc xuất xứ từ châu Á, trải qua hơn
4000 năm phát triển, bằng nhiều con đường khác nhau như hoạt động chính trị,
dao lưu kinh tế, văn hóa, thương mại, cho đến nay cây chè đã được trồng ở rất
nhiều các quốc gia ở cả 5 châu lục. Cây chè được trồng ở nước ta từ lâu đời chủ
yếu ở các tỉnh trung du và miền núi, là loại cây trồng chiếm vị trí quan trọng cả
mặt kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Sản phẩm chè là một thứ thức uống
thông dụng và có giá trị dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe. Trong những năm gần đây
ngành chè Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn về giống, kỹ thuật …
Sản phẩm chè vừa tiêu thụ trong nước vừa có giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên ngành
chè nước ta còn phát triển chậm so với tiềm năng cả về năng suất, chất lượng và
giá trị xuất khẩu. Năng suất còn thấp so với các nước trong khu vực và các nước
trên thế giới như: Trung Quốc, Indônêsia, Ấn Độ, Srilanca…Nguyên nhân dẫn
đến năng suất thấp là do bộ giống chưa tốt, do kỹ thuật canh tác lạc hậu, do sâu
bệnh hại … Trong đó kỹ thuật canh tác (chăm sóc) là nguyên nhân cơ bản làm
giảm năng suất và chất lượng chè. Theo thống kê hàng năm chúng ta có thể mất
15-30% sản lượng do kỹ thuật chăm sóc lạc hậu và do sâu bệnh phá hại.
Để giải quyết được những vấn đề trên, một loạt các vấn đề kỹ thuật đã và
đang được quan tâm đó là vấn đề áp dụng kỹ thuật gieo trồng kết hợp với các
biện pháp canh tác, chăm sóc tiên tiến. Trong các biện pháp kỹ thuật thì vấn đề
quản lý dinh dưỡng cây trồng là một khâu quan trọng trong việc xây dựng hệ
thống nông nghiệp bền vững. Trong đó bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh
hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả kinh
tế và thu nhập của người sản xuất. Vì vậy, bón phân là một yếu tố đầu tư rất
được quan tâm và thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chí phí sản xuất của
người trồng trọt. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hay bón phân thế nào
cũng đem lại hiệu quả mà việc bón phân không hợp lý có thể ảnh hướng xấu đến
năng suất, chất lượng, khả năng bị sâu bệnh hại của cây trồng và là nguyên nhân

gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu bón phân không cân đối, ví dụ như bón

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

đơn độc nitơ mà thiếu kali, phospho thì sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè
nguyên liệu. Ngoài các loại phân bón đa lượng thì phân bón vi lượng cũng ảnh
hưởng đến năng suất, chất lượng chè [2],[7],[8].
Phổ Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thái nguyên, nơi có
điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai phù hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển.
Mặt khác người dân của huyện có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chè. Trong
những năm qua tốc độ phát triển của cây chè không ngừng tăng lên cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Giá trị kinh tế thu được từ cây chè là rất lớn, có thể
nói cây chè là cây trồng chủ lực, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo,
từng bước xây dựng nông thôn mới nơi đây.
Song cũng chính vì những giá trị to lớn mà cây chè đem lại nên người dân
đã tìm mọi cách để thâm canh tăng năng suất và sản lượng chè một cách nhanh
nhất như sử dụng nhiều loại phân khoáng, thuốc hóa học với liều lượng cao. Dẫn
đến hiện tượng mất cân đối giữa các nguyên tố xảy ra phổ biến, làm cây trồng
phát triển không bền vững, thoái hóa nhanh, năng suất, chất lượng giảm, sâu
bệnh phát triển nhiều, đất đai bị thoái hóa, trai cứng, hệ vi sinh vật hữu ích giảm,
môi trường bị ô nhiễm, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói
chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè ở tỉnh
Thái Nguyên”
2. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao năng suất, chất lượng chè LDP1 ở vùng trồng chè huyện Phổ
Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung bằng áp dụng kỹ thuật sử dụng
một số tổ hợp phân bón và phân bón lá.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng giống
chè LDP1 ở tỉnh Thái Nguyên để từ đó đánh giá, lựa chọn và khuyến cáo cho
sản xuất chè.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Trên cơ sở điều tra đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và sản
xuất chè ở huyện Phổ Yên - Thái nguyên và nghiên cứu ảnh hưởng của một
số tổ hợp phân bón và phân bón lá đến giống chè LDP1 tới năng suất và chất
lượng. Đề tài bước đầu xác định được các hạn chế chính trong sản xuất chè ở
huyện Phổ Yên - Thái Nguyên và một số tổ hợp phân bón và phân bón lá có
hiệu quả cao cho giống chè LDP1 trong điều kiện canh tác chè của huyện Phổ
Yên – Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là cây trồng có giá trị kinh tế, chính vì vậy trong những năm gần đây
cây chè luôn được quan tâm và đầu tư phát triển trên mọi phương diện nhằm
khuyến khích người trồng chè, tăng thu nhập cho người sản xuất.
- Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu:
+ Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống. Sau đó nhờ
những đặc tính tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới.
Ngày nay, chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao.
Tác dụng chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa

học xác định như sau:
+ Cafein và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có
khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh
thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng
lực làm việc, giảm bớt mệt mỏi sau những lúc làm việc căng thẳng.
+ Hỗn hợp tanin trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh
đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc
biệt là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày.
Theo xác nhận của Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng
tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự
cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại
vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ thống điều tiết máu.v.v
+ Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin
PP và nhiều nhất là vitamin C [13],[23].
- Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau
cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-
40 năm hoặc lâu hơn nữa. Vào thời kỳ kinh doanh sản lượng, chất lượng chè
phụ thuộc nhiều vào các biện pháp kỹ thuật đặc biệt là phương pháp dinh dưỡng
(phương pháp bón phân) [13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

- Chè là cây trồng mà sản phẩm của nó có giá trị hàng hóa và giá trị xuất
khẩu cao, thị trường tiêu thụ ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.
Theo thống kê của FAO trong những năm gần đây Việt Nam xuất khẩu hàng
trăm nghìn tấn chè với tổng giá trị hàng trăm triệu đô la.
- Chè là cây xóa đói giảm nghèo, trước đây gọi là cây “làm giầu” của
nông dân hiện nay. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, năm 2005, giá trị
sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích từ cây chè đạt 16 triệu đồng/ha; đến
năm 2009 đã đạt bình quân gần 60 triệu đồng/ha. Chính vì thế trồng chè đã trở

thành nghề truyền thống của nhiều địa phương. Tuy nhiên, năng suất và chất
lượng chè còn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai, phân bố theo
từng vùng, cũng như các biện pháp kỹ thuật tác động của con người đặc biệt là
kỹ thuật bón phân [13],[14],[16].
1.1.1. Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp vì cây chè vốn đã được biết
đến cách đây 4000 - 5000 năm gắn bó với biết bao thế hệ của nhiều dân tộc. Là
đề tài của nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, chè không những đem lại
lợi ích to lớn trong lĩnh vực kinh tế nông, lâm nghiệp mà còn có ý nghĩa về lịch
sử văn minh, văn hoá của toàn dân tộc [16].
Cũng vì đem lại nhiều ý nghĩa to lớn nên cây chè từ lâu vẫn được coi là
một trong những căn cứ khoa học, để xác định trung tâm nguồn gốc của cây
trồng, để phản ánh văn minh của loài người.
Nguồn gốc cây chè được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ rất
sớm. Tuy nhiên, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau dựa trên những cơ sở
về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người công
nhận nhất là:
- Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam – Trung Quốc (Carl von linacus – 1973;
Đào Thừa Trân – 1951).
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ) (Bruce-1923).
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam (Djemkhatde-1961, 1971)
- Các quan điểm tuy khác nhau về địa điểm nhưng đều thống nhất là cây chè
có nguồn gốc ở Châu Á, nơi có điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều [13],[16],[23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1.1.2. Phân loại cây chè
Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật sau:
- Ngành hạt kín: Angiosepermae.
- Lớp 2 lá mầm: Dicotyleonae.

- Bộ chè: Theales.
- Họ chè: Thea ceae.
- Chi chè: Camellia (Thea).
- Loài Camellia: Sinensis.
Cây chè được chia thành những thứ chè (Varietas) căn cứ vào đặc điểm
hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hoá và tính chống chịu, có nhiều cách phân
loại nhưng bảng phân loại nhà Bác học Hà Lan Cohen Stuar - 1916 được nhiều
người công nhận. Cohen Stuar đã chia chè ra làm 4 thứ sau đây:
Hiện nay, cả 4 thứ chè trên đều đã được trồng ở Việt Nam nhưng phổ biến
hơn cả là 2 thứ chè Trung Quốc lá to (chè Trung Du xanh) và chè Shan [16].
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis Var Macrophylla): Có đặc
điểm thân gỗ nhỡ cao tới 4 - 5m, lá to trung bình màu xanh nhạt, búp to hoa quả
nhiều, khả năng chịu rét kém.
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Var Bohea): có đặc điểm thân
bụi thấp, phân cành nhiều, búp nhỏ mù xoè nhanh năng suất không cao,
phẩm chất bình thường, nhiều hoa quả, khả năng chống chịu tốt, có thể
chịu rét từ -12
0
c đến - 15
0
c.
- Chè Ấn Độ (Camellia Sinensis Var Atxamica): Có đặc điểm là cây thân gỗ
cao to trong điều kiện tự nhiên có thể cao 16 - 17 m phân cành thưa, búp to cho
năng xuất cao thích hợp cho cả chế biến chè xanh và chè đen. Không chịu được rét,
hạn, ít hoa quả.
- Chè Shan ( Camellia sinensis Var shan): có đặc điểm là cây thân gỗ to,
cao 10-15m, lá thuôn dài, phân cành thưa, phiến lá to xanh, cho năng suất cao,
chất lượng tốt, làm chè đen, chè xanh chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chịu rét khá, ưa đất tốt.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1.1.3. Sự phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, khí
hậu. Kết quả nghiên cứu đều đi đến kết luận chung: vùng khí hậu thích hợp của
cây chè là vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.
Cây chè phân bố chủ yếu ở Châu Á, cụ thể là Ấn Độ, Srilanca, Inđônêxia
và Việt Nam. Nơi có điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên cho đến nay trong
quá trình trồng trọt, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật như chọn giống, quá trình
canh tác Cây chè đã được trồng ở khắp các châu lục từ 42 vĩ độ Bắc (Pochi -
Liên Xô cũ) đến 27 vĩ độ Nam.
Cây chè phân bố chủ yếu theo độ cao thấp so với mực nước biển đã tạo
nên các vùng chè, giống chè và chất lượng chè khác nhau. Các nhà khoa học
trên thế giới và ở Việt Nam đều khẳng định rằng: Những giống chè sinh trưởng
tốt ở nơi cao so với mực nước biển lớn, đều có chất lượng chè nguyên liệu và
chè thành phẩm tốt hơn những giống chè được trồng ở vùng thấp [13],[24].
1.1.4. Yêu cầu sinh thái
Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái
trong quá trình sống của nó. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt
đới. Cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi từ 30 vĩ tuyến nam đến
45 vĩ tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản.
Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường và
có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác. Tổng
hợp các điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
đến năng suất, phẩm chất chè [16],[26].
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều
kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh
thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một
trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt
thích hợp.

1.1.4.1. Điều kiện đất đai, dinh dưỡng và địa hình.
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm.
Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải
đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ PH thích hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực
nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
- Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu
tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất
định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh
nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều
mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè thành phẩm
đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng.
Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít [13],[29].
Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò quan trọng nhất
định với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè.
- Đạm (N): Là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất,
axit nucleic, protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng
năng suất chè. Thiếu đạm cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có
màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp.
- Lân (P): Là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan
trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát
triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của
cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè. Thiếu
lân lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển,
khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và
chất lượng đều thấp.
- Kali (K): Hoạt hóa enzim liên quan đến quang hợp, tổng hợp

hydratcarbon, protein, điều chỉnh PH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng chắc,
tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng
năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp. Thiếu Kali cây sinh trưởng
chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá
non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây
chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm.
- Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin,
biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

suất, chất lượng chè. Thiếu lưu huỳnh xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá
non, trong giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng,
năng suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm
cây chết non.
- Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng
chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè trồng trên núi
cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh
nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi
thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong chè trồng ở khu vực thấp.
Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, Đjêmukhatze đã xác định chè trồng ở nơi có
địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất định) thì khuynh hướng
tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới
thường có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng ở
Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét [13].
1.1.4.2. Điều kiện độ ẩm và lượng mưa.
Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu
tạo thành cơ thể thì chúng phải cần tới 400 phần nước. Chè là loại cây ưa ẩm, là
cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước

cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè
khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa
của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm,
nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Chè yêu cầu độ ẩm không
khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp vào khoảng
85% [16], [26].
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới
thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực
tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomdome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa
phân bố nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu hoạch được
trong năm cũng tập trung vào thời kỳ đó. Ở nước ta phân bố sản lượng chè trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

năm cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng.
Trong năm lượng mưa lại thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, cây chè gặp
hạn từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian này hạn kết hợp với nhiệt độ không khí
thấp là những điều kiện bất thuận cho sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, bên cạnh
biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống
hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của
đất không đủ thì sức sinh trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình
thành nhiều búp mù, phẩm chất kém [13],[26].
Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp
đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng
tăng lên
Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng
đối với chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, làm đất, xới đào, làm cỏ, mật độ và phương
thức trồng hợp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn v.v để giải quyết tốt

nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm đạt sản
lượng cao, phẩm chất tốt.
1.1.4.3. Điều kiện nhiệt độ không khí:
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất
định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956)
thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10
o
C. Độ nhiệt bình quân hàng
năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5
o
C và sinh trưởng tốt
trong phạm vi 15 - 23
o
C. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh trưởng của chè biểu
hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại
khi có độ nhiệt ấm áp của mùa xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối
với sinh trưởng của cây trong thời kỳ này thì độ nhiệt không khí trở thành nhân
tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000
o
C.
Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo
giống, có thể từ -5
o
C đến -25
o
C hoặc thấp hơn [16].
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy nhiệt
độ thích hợp đối với cây chè là 20 - 30
o
C, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tác dụng xúc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Độ nhiệt
quá thấp hoặc quá cao đều giảm khả năng tích lũy tanin. Độ nhiệt cao quá 35
o
C
thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên 35
o
C kéo dài liên tục,
chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi
về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt đến
sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Nhiệt độ thấp và khô hạn là nguyên nhân
hình thành nhiều búp mù.
Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng
của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Từ 16
độ vĩ Nam đến 19 độ vĩ Bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè
sinh trưởng quanh năm do đó búp cũng được thu hoạch quanh năm. Từ 20
độ vĩ Bắc đến 45 độ vĩ Nam, nhiệt độ mùa đông xuống thấp, sinh trưởng và
thu hoạch chè đã có mùa rõ rệt. Trong những vùng này nơi nào nhiệt độ bình
quân mùa đông càng thấp càng kéo dài thì thời gian sinh trưởng và thu
hoạch búp chè ở đó càng ngắn [13].
1.1.4.4. Điều kiện ánh sáng.
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính
chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán
xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, không có lợi cho
quang hợp và sinh trưởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nước như
Ấn Độ, Xrilanca thường áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè để hạn
chế độ nhiệt cao và ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và

giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm,
người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống
chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ. Các điều kiện chiếu sáng khác
nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng.
Ánh sáng còn có quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè: theo các tài
liệu nghiên cứu của Liên Xô thì giống chè Ấn Độ và giống lai Trung - Ấn
nguyên sản ở vùng ngày ngắn, sinh trưởng trong điều kiện Gruzia (Liên Xô)
ngày dài, không thể hoàn thành giai đoạn ánh sáng cho nên không ra hoa kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

quả. Song giống Trung Quốc lá nhỏ đã thích ứng với điều kiện ngày dài, cho nên
trồng ở Gruzia vẫn ra hoa kết quả.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu chè trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất.
Cây chè là một thực vật có tính thích nghi tương đối mạnh, tuy nhiên cũng
đòi hỏi những yêu cầu nhất định về hoàn cảnh sinh thái, điều kiện đất đai, nhiệt
độ và lượng mưa. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay,
bằng con đường lai tạo, chọn lọc. Cây chè đã được trồng ở những nơi khác xa so
với nguyên sản của chúng, từ 42
0
vĩ Bắc (Gruzia) đến 27
0
vĩ Nam (Achentina),
với lịch sử có từ rất lâu đời khoảng 4000 năm. Trong đó Châu Á chiếm vị trí chủ
đạo, đến Châu Đại Dương là ít nhất, địa hình trồng chè khá lớn từ 0- 2000m so
với mực nước biển. Cho đến nay đã có hơn 100 nước thuộc 5 Châu trồng và xuất
khẩu chè, ngành chè đã phát triển một cách vững chắc bước theo chân nền kinh
tế phồn vinh của thế giới [14],[23].

Trong những thập kỷ gần đây, vùng sản xuất chè không ngừng mở rộng,
diện tích cây chè tăng nhanh chóng, khoa học kỹ thuật chè phát triển kéo theo
sản lượng chè của các nước trên thế giới ngày càng cao. Diện tích, năng suất, sản
lượng chè trên thế giới và một số nước trồng chè chính được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trên thế giới
và một số nƣớc trồng chè chính năm 2009
STT
Tên nƣớc
Diện tích
( 1000 ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lƣợng khô
(1000 tấn)
1
Thế giới
3.014,91
13,10
3.950,05
2
Trung Quốc
1.437,87
9,57
1.375,78
3
Ấn Độ
470,00
17,02
800,00
4

Srilanca
221,97
13,06
290,00
5
Kênia
158,40
19,83
314,10
6
Inđônêxia
107,00
14,95
160,00
7
Việt Nam
111,60
16,64
185,70
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Theo FAO, trong những năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu
hướng tăng, tăng cả về diện tích lẫn sản lượng. Tính đến năm 2009 diện tích chè
thế giới là 3.014,91 nghìn ha. Trong đó diện tích chè Châu Á chiếm 88,92%,
Châu Phi chiếm 9,39%, châu Mỹ chiếm 1,51%, châu Âu chiếm 0,04%, còn lại là
các châu lục khác (bảng 1.2). Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế
giới với diện tích 1.437,87 nghìn ha, nhưng lại có năng suất thấp nhất 9,57 tạ khô/
ha. Qua bảng ta thấy các nước có năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân

của thế giới là: Srilanca, Kênia, Inđônêxia và Việt Nam. Trong đó Kênia có năng
suất bình quân cao nhất thế giới đạt 19,83 tạ khô/ ha, cao hơn 151,37% năng suất
bình quân của thế giới (năng suất bình quân của thế giới là 13,10 tạ khô/ ha). Về sản
lượng, đứng đầu thế giới là Trung Quốc có sản lượng đạt 1.375,78 nghìn tấn (chiếm
34,83 % tổng sản lượng thế giới).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của một số châu lục năm 2009
Châu lục
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ khô/ ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
Thế giới
3.014,91
13,10
3.950,05
Châu Á
2.680,87
12,17
3.326,33
Châu Phi
283,16
18,75
530,99
Châu Mỹ
45,54
18,77
85,48
Châu Âu

1,34
5,6
0,75
Châu Khác
4,00
16,25
6,50
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2010)
1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ
Chè là thứ nước uống phổ biến nhất trên thế giới, ngoài giá trị giải khát,
nước chè còn có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu, do vậy nhu cầu tiêu thụ
chè trên thế giới ngày càng tăng. Theo FAO các nước nhập khẩu chè lớn nhất thế
giới hiện nay như: Liên bang nga, Vương Quốc Anh, Hoa kỳ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Bảng 1.3. Sản lƣợng nhập khẩu chè của một số quốc gia trên thế giới
ĐVT: 1000 tấn
Năm
Nƣớc
2004
2005
2006
2007
2008
Liên bang Nga
172,15
179,58
172,86

181,63
181,86
Các tiểu vương quốc Ả
Rập Thống Nhất
65,83
23,35
46,07
98,02
109,58
Vương Quốc Anh
156,31
153,42
161,98
157,28
157,59
Hoa kỳ
99,48
100,06
107,57
109,40
116,75
Đức
43,41
41,70
46,59
48,41
50,77
Nhật Bản
56,23
51,37

48,12
47,34
43,12
Pakistan
115,97
134,61
127,07
112,14
100,39
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2010)
Qua bảng 1.3 cho thấy: Tình hình tiêu thụ chè của các nước tăng đều qua
các năm. Trong đó, hai nước Liên bang Nga và Vương Quốc Anh là hai nước có
nhu cầu nhập khẩu chè lớn nhất thế giới. Năm 2008, Liên Bang Nga nhập khẩu
181,86 nghìn tấn chè và Vương Quốc Anh nhập khẩu 157,59 nghìn tấn.
Theo đúng quy luật của thị trường có cầu thì ắt có cung. Các nước Nga,
Anh, Pakistan là những nước luôn có nhu cầu nhập khẩu chè lớn và đây cũng
là những thị trường mà các nước trồng chè trên thế giới luôn quan tâm và muốn
hợp tác lâu dài. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Kênia là những nước có
diện tích và sản lượng chè lớn nhất thế giới vì vậy họ có nhu cầu cao về tiêu thụ.
Kim ngạch xuất khẩu của các nước được thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Biểu 1.4. Kim ngạch xuất khẩu chè của một số nƣớc xuất khẩu
chính trên thế giới
ĐVT:1000 tấn
Năm
Trung quốc
Ấn Độ
Kênia

Srilanca
2004
285,69
174,90
284,32
298,91
2005
291,21
159,15
313,20
177,32
2006
288,63
181,32
325,10
204,24
2007
292,20
193,46
374,33
190,20
2008
299,79
203,21
396,64
318,33
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2010)
Qua bảng trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu của các nước tăng đều qua
các năm. Năm 2008, Kênia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng
sản lượng xuất khẩu là 396,64 nghìn tấn, xếp sau là các nước Srilanca (318,33

nghìn tấn), Trung Quốc (299,79 nghìn tấn), Ấn Độ (203,21 nghìn tấn)
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
1.2.2.1. Nghiên cứu về giống chè.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc nghiên cứu về giống có vai trò quan
trọng tạo tính ổn định, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế. Giống là sản
phẩm của nghiên cứu công phu và đầu tư vô giá.
Năm 1905, trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập trên
đảo Java. Đến năm 1913, Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa theo hình
thái, nghiên cứu sinh lý của sự ra hoa, tạo quả, xác định được những dấu hiệu
đầu tiên của sự lựa chọn với tương quan cơ bản của các yếu tố cấu thành năng
suất. Tác giả đã đề cập đến vấn đề chọn giống chè theo hướng di truyền sản
lượng, đồng thời ông cũng đề ra tiêu chuẩn một giống chè tốt. Theo ông, để chọn
được một giống tốt theo phương pháp chọn dòng cần phải trải qua 7 bước:
1. Nghiên cứu vật liệu cơ bản.
2. Chọn hạt.
3. Lựa chọn trong vườn ươm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4. Nhân giống hữu tính và vô tính.
5. Chọn dòng.
6. Lựa chọn tiếp tục khi thu búp ở các dòng chọn lọc.
7. Thử nghiệm thế hệ sau.
Lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các đặc tính của tính trạng bên
ngoài của cây như: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả [13]
* Tình hình nghiên cứu giống chè ở Trung Quốc:
Trung Quốc là nước có lịch sử trồng chè lâu đời (khoảng 4000 năm).
Ngay từ đời nhà Tống đã có 7 giống chè được chọn lọc ở Vũ Di Sơn (Phúc
Kiến). Các giống chè Thuỷ Tiên (1821-1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết
Quan Âm có từ 200 năm nay đều là những giống chè chiết cành do nhân dân

tạo ra. Năm 1966 điều tra giống toàn quốc ở Trung Quốc có trên 1000 giống
chè trong đó xác định được 50 giống chè tốt đưa ra sản xuất. Một số giống
chè tốt của Trung Quốc như Đại Bạch Trà; Hùng Đỉnh Bạch; Phúc Vân Tiên;
Hoa Nhật Kim, [13],[23].
Hiện nay, ở tỉnh Triết Giang - Trung Quốc đang xây dựng nhiều vùng
chè sinh thái (đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ) từ các giống chè Long Tỉnh 43,
Long Tỉnh lá dài, Phúc Đỉnh, Đại Bạch Trà. Năm 2001, 50% sản phẩm sản
xuất theo kế hoạch xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU, Mỹ.
* Nghiên cứu giống chè ở Ấn Độ:
Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về diện tích và năng suất.
Đạt được thành tích trên là do Ấn Độ rất quan tâm đầu tư nghiên cứu triển
khai các giống tốt vào sản xuất.
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ - 2000, thì từ những năm 50 của thế kỷ 20 Ấn
Độ đã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong đó có 102 giống
chè được nhân bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2003 Ấn Độ đã có trên 80%
diện tích chè được trồng bằng giống tốt. Trong đó có trên 20% giống được trồng
bằng cây con được nhân giống bằng phương pháp giâm cành [24].
Công tác chọn dòng trên thứ chè:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Đánh giá về triển vọng của việc chọn dòng chè ở Ấn Độ Karkatde.I.G
(1964; Eden (1958), cho rằng: Những giống chè ở Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều
dạng hình khác nhau, có khả năng sinh trưởng và cho năng suất khác nhau, quan
sát 200 cây chè trên nương chè, có những cây chè cho sản lượng cao gấp 3 lần so
với năng suất trung bình và gấp tới 20 lần so với cây cho sản lượng thấp nhất.
Do vậy chọn dòng từ những cây chè tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng
cao năng suất vườn chè. H. Pbanioh (1986) tại Trạm thực nghiệm Tocklai, đã đề
ra phương pháp đơn giản đánh giá sản lượng của cây chè và tiềm năng chất
lượng của các dòng riêng biệt trong vườn ươm và trên nương chè, phương pháp

này gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Quan sát chọn ra những cây chè tốt.
Giai đoạn 2: Đánh giá khả năng ra rễ khi giâm cành của các dòng (khả
năng ra rễ cần đạt trên 80%).
Giai đoạn 3: Đánh giá sản lượng, chất lượng nguyên liệu và chất lượng
sản phẩm chế biến.
Ngoài phương pháp chọn dòng, phương pháp chọn hạt (do hai dòng tạo
nên) được các nhà nghiên cứu đặt ra từ năm 1965 cho đến năm 1987 đã có 6 hạt
đưa ra sản xuất có hiệu quả.
1.2.2.2. Nghiên cứu về phân bón
Quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất
chè do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều
đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng
sẵn có ở trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp mang lại hiệu
quả cao.
Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8 - 13% tổng lượng chất khô mà
cây tổng hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Theo nguồn từ
nhiều tác giả Ấn Độ thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa lượng dinh
dưỡng là 4 kg N; 1,15 kg P
2
O
5
; 2,4 kg K
2
O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100g
Al; 6g Cl; 8g Na [22]
Ngoài lượng dinh dưỡng này cây còn lấy một lượng lớn dinh dưỡng
cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành

×