Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo tìm hiểu thiên nhiên tại khu vực núi rùng rình, tam đảo, vườn quốc gia tam đảo, tháp truyền hình tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập thiên nhiên là một trong những học phần quan trọng và bổ ích đối
với sinh viên hệ Đại học chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. 1.
Tính cấp thiết của đề tài:
Cây dương xỉ là một loài thực vật có khả năng sống mạnh mẽ với hai hình thức
sinh sản chính là sinh sản vô tính và hữu tính. Ngành dương xỉ gồm khoảng
12000 loài thực vật và với nhiều tác dụng có lợi với môi trường tự nhiên.
Ngoài công dụng là làm cảnh cây dương xỉ còn có nhiều công dụng thú vị
khác như: làm thuốc, khử độc tố asen có trong nước, trong đất tại những vùng
khai thác khoáng sản,...
Cụ thể tại địa điểm thực tế, khu vực núi Rùng Rình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc),
Vườn quốc gia Tam Đảo với 59 loài dương xỉ khác nhau, chúng có một vai trò
to lớn trong việc thanh lọc môi trường không khí và làm sạch môi trường nước
nơi đây.
Vì vậy, tính cấp thiết của việc nghiên cứu về loài dương xỉ đối vơi sinh viên
ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường đó là cần biết được số lượng các
loài dương xỉ tại địa điểm thực tế và nắm bắt được vai trò của chúng đối với
môi trường địa phương, cũng như tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo loài và nhiều tác
dụng khác của chúng. Từ đó đưa ra các nhìn nhận rõ nét hơn phần nào về loài
dương xỉ và cùng đưa ra các giải phát để bảo vệ, phát triển loài này một cách
hợp lý, tận dụng được các lợi ích của chúng nhất là đối với môi trường tự
nhiên.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Tìm hiểu địa lý vùng thực tế và sự phong phú đa dạng của tài nguyên thiên
nhiên, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của địa phương.
- Tìm hiểu về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tam Đảo, khu vực núi Rùng
Rình, tháp truyền hình, với loài thực vật cụ thể là loài dương xỉ.
- Tìm hiểu sâu về loài dương xỉ: số lượng, cấu tạo, cụ thể với loài dương xỉ ở
Tam Đảo, vai trò của chúng đối với con người và tự nhiên, đưa ra các biện
pháp bảo vệ và phát triển loài.
Page 1 of 44




3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Tiến hành thực tế tại khu vực núi Rùng Rình, Tam đảo, Vườn quốc gia Tam
Đảo, tháp truyền hình Tam Đảo.
- Tìm hiển về đa dạng về sinh vật tại khu vực thực tế.
- Nắm bắt được một số thông tin cụ thể về loài dương xỉ: đa dạng về loài, số
lượng, cấu tạo, vai trò đối với môi trường địa phương,...
- Vai trò của cây dương xỉ đối với con người và môi trường tự nhiên
- Đưa ra các kiến nghị, biện pháp bảo tồn và phát triển loài hợp lý.
I.Lộ trình, điểm khảo sát và các nội dung thực tập:
1. Giới thiệu chung về Tam Đảo:
a.Vị trí địa lý:
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị
(1.375m). Thạch Bàn (1.388m). Phù Nghĩa (1.375m). Dãy núi Tam Đảo kéo
dài trên 80km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc
(1.592m). Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP,
ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, trên cơ sở các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập
Thạch, các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam
Dương, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thành
phố Vĩnh Yên.
Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của
Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và
Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp
huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp
huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp
huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10
km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát
triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy,


Hình 1: Bản đồ địa lý hành chính huyện Tam Đảo.(nguồn:internet)

Page 2 of 44


Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về
khoa học công nghệ, về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và
các hoạt động kinh tế khác.
b.Đặc điểm địa hình:
Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi
Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông
Cầu). Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền
núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện
tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường
Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do
các xã quản lý và sử dụng.
Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng
đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên
những sắc thái riêng trong phát triển Kinh tế - Xã hội, nhất là kinh tế nông,
lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy
núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về
yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.
c.Khí hậu:
Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với
đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia
thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới
hành chính cấp xã). Cụ thể:



Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và
các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu mát
mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo
cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới,
tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành
các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Page 3 of 44




Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh
Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã
còn lại. Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội
chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức
220C-230C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình
2.570 mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.
Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh
hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến
sản xuất và đời sống. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam,
mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.

Hình 2: Khí hậu Tam Đảo.(ảnh: Nguyễn Quốc Quân)
d. Cảnh quan Môi trường:
Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển
phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi tự
nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên
nên thơ, huyền bí. Có các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp

như: Một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi Thác Bạc, Thậm
Thình, Hồ Xạ Hương, Hồ Vĩnh Thành. Cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở
độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt
Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lịch. Ngoài ra, trong vùng còn
có, các khu rừng tự nhiên, có vườn quốc gia Tam Đảo rất thuận lợi cho phát
triển du lịch sinh thái. Từ điều kiện thời tiết, khí hậu và các cảnh quan tự nhiên
Page 4 of 44


đẹp, đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và xây dựng ở vùng núi Tam Đảo
một khu nghỉ mát ở độ cao 900 - 950m và từ đó đến nay, Tam Đảo đã trở thành
một địa danh du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.
Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo
là 23.587,62 ha. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng
diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha, chiếm
61,97%. Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có
1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến
12.328,41 ha.
2. Tuyến hành trình, địa điểm khảo sát:
Từ Hà Nội, theo hướng đi Vĩnh Phúc,

qua khu công

nghiệp Nam Thăng Long, chừng hơn 2

tiếng đồng hồ

đi ô tô, ta sẽ có mặt tại vườn quốc gia

Tam Đảo, nơi


có các đặc điểm địa lý, khí hậu đặc

trưng cùng với

hệ động thực vật phong phú, đa dạng,

rất thích hợp

cho công tác nghiên cứu khoa học và

học

sinh viên. Cụ thể, lộ trình từ Hà Nội lên

Tam đảo được

tập

của

biểu diễn trong tấm bản đồ bên đây:
Với những đặc điểm về địa hình, khí hậu, vị trí địa lý cùng với cảnh quan
môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng nêu trên, cùng với lộ trình (chỉ
khoảng 80km từ Hà Nội, mất chừng hơn 2 giờ đồng hồ trên ô tô), đặc điểm
kinh tế xã hội phù hợp, Tam Đảo thực sự là địa điểm lý tưởng để thực tập thiên
nhiên. Dọc theo quốc lộ 3, đến địa phận Vĩnh Phúc, rồi từ Thành phố Vĩnh
Yên, men theo tỉnh lộ 302C ta lên đến Tam Đảo.
Điểm khảo sát đầu tiên tại vườn quốc gia Tam Đảo đó là Trạm kiểm lâm
Tam Đảo, với tọa độ là 21o27’ Bắc, 105o38’ Đông. Với hệ động thực vật phong

phú, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều loài dương xỉ mọc ven đường lên đỉnh
Rùng Rình. Mật độ xuất hiện cùng độ đa dạng và phong phú của các loài
dương xỉ ngày càng dày đặc tính từ Trạm Kiểm lâm Tam Đảo (21 o27’B,
105038’Đ) đến đỉnh núi Rùng Rình (21 o31’B, 105o40’Đ). Tại đây, ta thấy rõ sự
Page 5 of 44


có mặt và phân bố đông đảo của Dương xỉ túi bào tử nhỏ hay dương xỉ thật
sự, loài này có tên khoa học là Polypodiopsida (hay Pteridopsida).

.
Hình 4: Trạm kiểm lâm Tam Đảo (Ảnh Nguyễn Quốc Quân)
Điểm khảo sát thứ 2 đó là vùng có tọa độ 21 o29’B, 105o39’Đ, trên đoạn
đường từ Trạm kiểm lâm Tam Đảo lên đỉnh núi Rùng Rình (gần Nhà Nghỉ rẽ
vào điểm Lan rừng). Tại đây ta thấy rõ sự đa dạng của ngành dương xỉ, với
nhiều chủng loài mọc xen kẽ nhau.
Điểm Khảo sát thứ 3 đó là Tháp Đài truyền hình Tam Đảo, có tọa độ
21o22’B, 104o58'Đ. Tại đây sự có mặt của dương xỉ cũng khá dày đặc nhưng
chủ yếu là Dương xỉ túi bào.
II. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa:
1. Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá và có những kết luận ban đầu để
ghi chép trong nhật trình, tạo cơ sở để đánh giá và báo cáo sau này. Phương
pháp này đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn và nhạy bén của các giác quan như
thính giác, thị giác và ghi chép lại các yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên
cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, nhằm mô tả, phân tích, nhận định và
đánh giá vấn đề.
Phương pháp quan sát, đặc biệt là quan sát nhanh, là một phương pháp
nghiên cứu ngoài thực địa rất có hữu ích, vì nó cung cấp cho ta lượng thông tin
cần thiết cũng như vấn đề cần nghiên cứu ngoài thực tiễn. Muốn việc quan sát

Page 6 of 44


đạt hiệu quả cao nhất, cần nhanh nhạy trong các giác quan, đặc biệt là thị giác,
thính giác cốt để có thể thu thập được bằng chứng, học liệu để phục vụ cho
công tác nghiên cứu, báo cáo; ngoài ra cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng, nội
dung, phạm vi cần quan sát, đưa ra các tiêu chí, chỉ dẫn khi quan sát cụ thể
ngoài thực địa. Người quan sát cần ghi chép lại những thông tin chính về nội
dung, đối tượng quan sát, đồng thời cần có sự liên hệ so sánh giữa các thông
tin ta quan sát được với các thông tin khác.
Phương pháp quan sát về cơ bản có thể chia ra thành quan sát trực tiếp và
quan sát gián tiếp. Quan sát trực tiếp đó là quan sát trực tiếp hành vi của con
người, sự vật sự việc, đối tượng cần quan sát ngay tại bối cảnh và thời gian
thực tế diễn ra. Quan sát gián tiếp là không quan sát trực tiếp hành vi, mà đi
thu thập các dấu vết còn sót lại ngoài thực địa (Ví dụ như vết lông chim, vùng
đất hay vùng cư trú mà trước đây một loài sinh vật cần nghiên cứu từng xuất
hiện hoặc sinh sống).
2. Phương pháp chụp ảnh và ghi chép:
Phương pháp chụp ảnh và ghi chép cũng là một phương pháp quan trọng khi
thực tập ngoài thực địa, đây là phương pháp giúp ta có thêm những bằng
chứng, học liệu để hoàn thiện và củng cố vững chắc bản báo cáo.
Phương pháp chụp ảnh là một phương pháp quan trọng nhằm bổ sung những
dẫn chứng cụ thể, sinh động bằng hình ảnh cho bài báo cáo ngoài thực địa của
chúng ta. Đối với phương pháp này, khi tác nghiệp ngoài thực địa, ta cũng cần
lưu ý tới những vấn đề về độ sáng tối, độ nét, đặc điểm đối tượng cần biểu
hiện, chụp ảnh; đồng thời phải đề cao tính chính xác và chân thực lên hàng
đầu. Tuy những bức ảnh chụp đối tượng ngoài thực địa phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học và học tập, nhưng cũng đòi hỏi tính chất nghệ thuật trong
mỗi tấm hình, làm sao để bức hình phải thật sáng rõ, chân thực, nhằm tạo cơ
sở để làm dẫn chứng khoa học trong những bản báo cáo sau này.

Đối với phương pháp ghi chép, vì đây là công tác thực tập thiên nhiên, ghi
chép ngoài thực địa, nên cần lưu ý việc ghi chép hết sức khần trương, ghi ngắn
gọn, tránh dài dòng, việc ghi chép có thể sử dụng các ký tự, ký hiệu đặc biệt,
Page 7 of 44


viết tắt, miễn sao có thể hiểu được để tạo cơ sở dẫn chứng làm báo cáo. Việc
ghi chép không cần phải tuân theo các quy tắc nhất định, cần ghi tốc ký, ghi
những đặc điểm đặc trưng nhất, khái quát nhất và quan trọng nhất về đối
tượng, nội dung và phạm vi cần nghiên cứu, tránh ghi chép nhiều, lặp ý, dài
dòng. Cần xác định rõ những thông tin cần thiết để ghi chép, không nên ghi
thừa thông tin hoặc thiếu thông tin, cần biết vừa đủ lượng thông tin cần để ghi
chép, làm báo cáo.
3. Phương pháp đo đạc, định vị:
Phương pháp đo đạc, định vị là một phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa,
giúp chúng ta định vị trực tiếp, xác định vị trí chính xác địa điểm cần khảo sát,
nghiên cứu ngoài thực địa. Ngoài ra, phương pháp này còn cung cấp cho ta
những số liệu chính xác từ việc đo đạc các thông số của đối tượng ngoài hiện
trường thưc địa, tạo dẫn chứng cụ thể để so sánh, lập báo cáo. Công tác đo đạc
và định vị cũng cần tuân thủ các quy tắc nhất định của việc đo đạc, định vị
ngoài thực địa. Việc đo đạc hay định vị phụ thuộc nhiều vào các máy móc,
thiết bị cụ thể vì có độ chính xác cao hơn. Sauk hi quan sát tại hiện trường,
chúng ta cần thêm các số liệu cụ thể, vị trí cụ thể của đối tượng nghiên cứu, ta
sử dụng phương pháp định vị và đo đạc để cung cấp thêm những dẫn chứng
quan trọng. Phương pháp ghi chép lúc này sẽ có nhiệm vụ ghi lại nhanh những
thông số mà phương pháp đo đạc và định vị vừa xác định xong.
Đối với phương pháp định vị, ta có thể định vị bằng điện thoại có GPS, định
vị toàn cầu, để lấy tọa độ cụ thể. Nếu không thể lấy được tọa độ trực tiếp, ta có
thể lấy một cách gián tiếp, đó là lấy tọa độ của khu vực gần đấy và ước lượng
tọa độ cho khu vực khảo sát của mình. Ngoài ra, để tăng tính chính xác, ta có

thể mô tả thêm những điểm mốc xung quanh để người đọc dễ hình dung.
4. Phương pháp mô tả:
Khi lập báo cáo, việc chúng ta chỉ nêu ra tọa độ, vị trí phạm vi khảo sát hay
chỉ đưa ra những số liệu từ việc đo đạc đối tượng cần nghiên cứu, khảo sát thì
sẽ khiến người đọc khó hình dung. Vì vậy, phương pháp mô tả có vai trò làm
sáng tỏ hơn, khiến người đọc hình dung rõ ràng về đối tượng, phạm vi, nội
Page 8 of 44


dung vấn đề cần nghiên cứu, nhằm cụ thể hóa hình ảnh bằng việc mô tả những
nét cơ bản, những đặc điểm, điểm mốc của đối tượng cần nghiên cứu. Ví dụ
khi nói đến khu vực khảo sát ở tọa
độ 21o29’B, 105o38’Đ, rất khó hình
dung vị trí cụ thể của điểm khảo sát
này, vì vậy, vai trò của phương pháp
mô tả sẽ cụ thể hóa điểm khảo sát
này bằng những vật mốc cụ thể,
rằng điểm khảo sát này cách trạm
kiểm lâm Tam Đảo chừng 40m.
Phương pháp mô tả cũng chính là sự
kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, như phương pháp quan sát, đánh
giá, ghi chép, định vị, hay đo đạc…
Hình5: Trạm Kiểm lâm Tam Đảo
(ảnh: Đỗ Lê Chinh)

III. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, KTXH các khu vực nghiên cứu:
VQG Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng
bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18 oC
– 25oC. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường

oi bức từ khoảng 27oC – 38oC thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự
luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa
nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của
mùa đông. Nhìn chung, các địa điểm khác trong khu du lịch sinh thái VQG
Tam Đảo cũng mang chung những đặc điểm nêu trên.

Page 9 of 44


1.

Đỉnh núi Rùng Rình:

Hình 6: Bản đồ hiện trạng quản lý bảo vệ rừng
( Ảnh: Nguyễn Thị Hương Giang)

Đỉnh Rùng Rình: ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to
mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm
bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là
điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu. nhưng nay do
khó khăn về giao thông, nên còn chưa được khai thác. Vùng này đặc trưng cho
sự đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo. Với nhiều loài động thực vật phong
phú và đa dạng cả về loài và cả những nguồn gen quý. Với những đặc điểm địa
hình, địa chất, khí hậu đặc trưng, thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây những
nguồn tài nguyên quý giá

Về khí hậu, vùng này thuộc vùng khí hậu miền núi, có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ
trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp. Khí
hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát
triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển

du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm,
sương xuống nhanh
Page 10 of 44


Hình 7:Sơ đồ tuyến du lịch sinh thái Tam Đảo ( Ảnh: Nguyễn Hương Giang)

Nhìn chung, toàn vùng du lịch sinh thái lên trên đỉnh Rùng Rình có dạng địa
hình núi cao, đường lên khá dốc. Về mặt địa chất, ở đây tồn tại nhiều loại đất,
có thể kể tới đất feralit, đất dốc tụ ven đồi, đất đồi núi…, các loại đá như đá
cuội, đá vôi…Về tài nguyên khoáng sản, toàn vùng Tam đảo nói chung có rất
ít tài nguyên, có thể kể đến nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây cụ thể là đá,
sỏi sử dụng để làm vật liệu xây dựng, quặng sắt cũng xuất hiện nhưng trữ
lượng ít.
Về Tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú, với nhiều thành phần
loài, chủng loại, nguồn gen. Dọc hai bên đường sự xuất hiện của dương xỉ dày
đặc, càng lên cao, sự phong phú và đa dạng của các loài dương xỉ càng gia
tăng. Nếu như trên đoạn đường lên Trạm kiểm lâm Tam Đảo (21 o27’B,
105038’Đ) dương xỉ chủ yếu ở đây là dạng loài Dương xỉ tòa sen
(Marattiopsida), và Dương xỉ túi bào tử nhỏ (Polypodiosida), thì càng lên cao,
ta thấy có sự xuất hiện của nhiều loài dương xỉ hơn, có những loài dương xỉ rất
quý và hiếm, ít gặp, ví dụ như những cây dương xỉ cổ đại; những cây dương xỉ
thuộc Bộ dương xỉ mộc (Cyatheales) với đủ hình hài, màu sắc; hay có những

Page 11 of 44


cây dương xỉ thuộc nhóm Marattiopsida ( Dương xỉ tòa sen)… Ngoài dương
xỉ, các loài thực vật khác cũng xuất hiện nhiều, góp phần làm gia tăng tính đa
dạng sinh học VQG Tam Đảo, như: địa y, rêu tản, rêu than, rêu rêu…; các loài

cây thuốc quý cũng xuất hiện nhiều trên đường lên đỉnh Rùng Rình, ví dụ như
cây dứa rừng (quả dứa rừng điều trị bệnh sỏi thận rất tốt), cây la hán quả (quả
la hán có tác dụng thanh nhiệt, giải độc), cây hoa sơn trà… Ngoài ra, các cây
cổ thụ với tán lá rộng và rậm rạp cũng phân bố rộng khắp cánh rừng, tạo điều
kiện cư trú phù hợp cho các loài động vật, côn trùng sinh sống.

Hình 8: Cây dương xỉ cổ đại ở trên đường lên đỉnh Rùng Rình
(Ảnh Đặng Quốc Nguyễn)

Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng, với nhiều loài quý hiếm, đa
dạng cả về số lượng loài lần thành phần loài. May mắn cho nhóm trong chuyến
đi thực tập thiên nhiên lần này, đã mục tận sở thị một loài sinh vật thuộc lớp
lưỡng cư, cùng họ với ếch do TS. Hoàng Ngọc Khắc phát hiện, đây là một
khám phá rất bổ ích, giúp cho nhóm hiểu được sự đa dạng của thiên nhiên, của
hệ sinh thái VQG Tam Đảo, đồng thời, cũng hiểu biết được các đặc tính tự
nhiên của sinh vật, sự ngụy trang bậc thầy của loài sinh vật này. Ngoài ra, sự
có mặt của nhiều loài côn trùng khác như chuồn chuồn, bướm, xén tóc, bọ
hung, vòi voi, bỏ củi, kẹp kìm, ốc cạn… cũng tạo nên sự đa dạng sinh học cho
vùng này. Với loài bướm, trong vùng khảo sát đầu tiên này ( đường lên đỉnh

Page 12 of 44


Rùng Rình), nhóm thực tập đã nhận thấy sự có
mặt đông đảo của nhiều loài bướm, có thể kể
tên ở đây như bướm đá, bướm bản đồ, bướm
đốm trắng…, điều này có ý nghĩa rất lớn đối
với hệ sinh thái nơi đây, đồng thời cũng có giá
trị với ngành Môi trường học.
Chất lượng nguồn nước ở đây tương đối

Hình 9: loài sinh vật lưỡng cư ngụy

sạch,
nước
nguồn
gốc từ các sông suối qua các khe đá chảy ra. Ta có thể sử
trang bên
dòngcó
nước
trên đường
lên đỉnhluôn
Rùngnguồn
Rình ( Ảnh:
Ts. ở đây mà không cần phải thông qua bất cứ thiết bị lọc
dụng
nước
Hoàng Ngọc Khắc)

nước nào khác. Ngoài ra, trên đường lên điểm dừng chân số 2, khu rừng tự
nhiên, ta nhận thấy trải dài theo con đường là các đường ống cáp, trong đó có
những đường ống dẫn nước ngầm (những đường ống thoát mồ hôi ra phía
ngoài đó chính là những đường ống dẫn nước ngầm), chất lượng nước ngầm ở
đây tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng thông qua việc khảo sát, nhóm thực tập
nhận thấy chất lượng nguồn nước khá sạch, ít bị ô nhiễm do không tiếp xúc
nhiều với các nguồn gây ô nhiễm trực tiếp. Tóm lại, tài nguyên nước ở đây khá
dồi dào với chất lượng nước khá cao và ổn định, đây là điều kiện quan trọng
để phục vụ cho mục đích sinh hoạt,
sản xuất và tưới tiêu của nhân dân
sinh sống quanh vùng. Các cơ
quan quản lý cần bảo tồn hơn nữa

nguồn nước ngọt nơi đây, tránh
việc sử dụng lãng phí nguồn tài
nguyên nước, đồng thời ngăn ngừa
những hành vi gây ô nhiễm môi
trường nói chung, những
hành vi gây ô nhiễm nguồn nước
nói riêng.
Hình 10: đường lên đỉnh Rùng Rình

Với cảnh quan tự nhiên đẹp,
phong cảnh nên thơ, cùng khí hậu mát mẻ, vùng núi Rùng Rình đã và đang có

(Ảnh: Nguyễn Quốc Quân)

Page 13 of 44


những điều kiện thuận lợi để có thể phát triển ngành du lịch sinh thái nơi đây
theo hướng bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hình ảnh rác thải của
du khách vứt bừa bãi, nằm ngổn ngang dọc theo hai bên đường lên đến đỉnh
Rùng Rình. Vì vậy, các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường công tác quản lý,
giám sát việc xả rác ra tự nhiên của du khách khi tham quan, thám hiểm nơi
đây để khu du lịch VQG Tam Đảo không chỉ có ý nghĩa về kinh tế xã hội, mà
còn bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển tự nhiên của các
loài sinh vật, của các hệ động thực vật vùng Tam Đảo.
Ngoài ra, giống như các vùng khác của Tam Đảo, với điều kiện khí hậu và
địa chất phù hợp để trồng trọt cây su su, vùng chân núi đường lên đỉnh Rùng
Rình cũng xuất hiện nhiều các vườn su su sạch, do người dân trồng. Đây là
một lợi thế và tiềm năng phát triển nông nghiệp của nơi đây, tuy nhiên, cần
phải đảm bảo chất lượng các cây su su được trồng nơi đây, hạn chế việc sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật để trồng cây su su vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
tài nguyên đất, cũng như sức khỏe người tiêu dùng, làm mất uy tín và lợi thế
du lịch của toàn vùng Tam Đảo.
2.Tháp truyền hình:
Tháp truyền hình: Nằm trên đỉnh
Thiên Thị có độ cao 1.375 m. Ðường đi
lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ.
Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa
cúc quỳ và các loài hoa dại không tên
khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ,
mầu sắc rực rỡ... Ở nơi đây nhiều loại
bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu,
bay theo du khách như các sứ giả đón
khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng
tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời,
đất, gió, mây...Sau khi leo bộ lên gần
Trên đường
lên
Tháp
truyền
hình,
ta
nhận
thấy
đặc bậc đá đứng trên đỉnh Thiên Thị,
Hình 11: Đường lên tháp truyền hình
1.400
điểm tài nguyên đất ở đây đó là chất lượng đất đai của
và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình cao hơn 100 m, với cảm giác của
vùng này không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm

một người vừa chinh phục đỉnh cao, hít một hơi căng đầy lồng ngực luồng
lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị
khí sa
trong
của Tam
Ðảo,
chợt thấy lòng mình thật thanh thản.
rửa trôi.không
Đất phù
cổ lành
ven sông
nhiều
nămta không
được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Năng suất
cây trồng không cao. Tình trạng chất lượng đất đai trên
đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong
thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. đầu tư cải
tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong
xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình
sản14xuất
Page
of 44
phi nông nghiệp, dân dụng


Hình 12: Tháp truyền hình chụp xa
(Ảnh: Nguyễn Hương Giang)

Địa hình lên tháp truyền hình khá dốc, với khí hậu núi cao mát mẻ, với khí hậu đặc trưng
của vùng . này thuộc dạng khí hậu vùng thấp, nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 220C230C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và

thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm
Dưới chân núi, chủ yếu là đất phù sa
cổ ven sông, đất feralit, rất thích hợp
cho việc trồng trọt và phát triển cây su
su (đây cũng là đặc điểm chung của
các vùng đất khác trong vùng Tam
Đảo). Tuy nhiên, chất lượng đất thấp,
khó phát triển được việc trồng trọt các
cây nông nghiệp khác như lúa, ngô,
khoai, sắn…
Đặc biệt, thị trấn Tam Ðảo được thiên

Hình 13: Su su được trồng dưới chân núi lên
tháp truyềnnhiên
hình ưu đãi chất đất màu mỡ, khí hậu

mát mẻ, nhất là ở độ cao 1.500 m so
với mặt nước biển và gần hồ Xạ
Hương, hồ Làng Hà nên độ ẩm cao,
việc tưới tiêu thuận lợi, không cần
phun thuốc kích thích để phát triển
nhanh. Cây su su rất phù hợp với chất
đất, khí hậu trên đỉnh núi Tam Ðảo,
cho nên sinh trưởng tốt, cho năng suất,
chất lượng cao. Ngọn, quả su su có độ
giòn, vị ngon ngọt khó quên với ai đã
từng thưởng thức. Ðặc biệt ngọn và
quả su su Tam Ðảo đã có thương hiệu

(ảnh: Đặng Quốc Nguyễn).


Page 15 of 44


Tài nguyên nước ở đây chủ yếu là nước ngầm. Theo khảo sát, chất lượng
nước ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép
nhận định nguồn nước ngầm ở vùng chân núi đường lên tháp truyền hình
tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục vụ
nhu cầu dân cư. Ngoài ra, nguồn nước mặt chủ yếu ở đây là từ các dòng sông,
suối từ trong các khe đá, nước khá sạch và mát, đóng góp vào nguồn nước
ngọt để nhân dân quanh vùng có thể khai thác và sử dụng, phục vụ cho mục
đích sinh hoạt, tưới tiêu và sản xuất.
Về Tài nguyên sinh vật, có thể nói, cũng như các vùng khác của Tam
Đảo, với khí hậu và đặc điểm tài nguyên nước đặc trưng, rất phù hợp cho việc
trồng trọt cây su su, và su su cũng chính là một tài nguyên nông nghiệp quý
giá. Dưới chân núi đường lên tháp truyền hình, ta nhận thấy xuất hiện rất nhiều
vườn trồng su su của người dân sống quanh vùng, đây cũng chính là đặc điểm
dễ nhận thấy ở Tam Đảo. Ngoài ra, nguồn tài nguyên sinh vật thiên nhiên ở
đây cũng rất phong phú và đa dạng. Các loài dương xỉ, địa y,tre, trúc, cúc dại,
lan rừng… cũng mọc xen kẽ nhau trên đường đi dẫn lên tận tháp truyền hình.
Các tán cây cổ thụ che phủ kín hai bên đường. Hệ động thực vật phong phú,
động vật với nhiều loài côn trùng đa dạng, như bướm, châu chấu, chuồn
chuồn, ong đất, vắt, bọ cánh cứng… góp phần làm gia tăng đa dạng sinh học
nơi đây.
Với dương xỉ, các loài dương xỉ ở đây tuy kém đa dạng hơn ở đoạn đường từ
Trạm kiểm lâm lên đỉnh Rùng Rình, nhưng, mật độ dương xỉ xuất hiện ở đây
cũng khá dày đặc, chủ yếu loài dương xỉ ở đây là loài Dương xỉ tòa sen
(Marattiopsida), và Dương xỉ túi bào tử nhỏ (Polypodiosida).

Page 16 of 44



Hình 14: Dương xỉ tòa sen mọc trên đường lên tháp truyền hình
(Ảnh: Nguyễn Duy Tùng).

Hình 15: Dương xỉ túi bao tử mọc trên đường lên đỉnh Rùng Rình
(Ảnh: Nguyễn Duy Tùng).

Page 17 of 44


Đoạn đường lên tháp truyền hình có một địa
danh văn hóa tâm linh mà không thể không
nhắc tới, đó chính là Đền Bà chúa Thượng
Ngàn. Nếu vì thời gian eo hẹp, không thể
leo lên được đỉnh Thiên Thị, bạn hãy leo
gần 200 bậc đá đến Ðền Bà chúa Thượng
Ngàn. Ngôi đền là nơi lưu giữ một truyền
thuyết đẹp. Với khung cảnh mộng mơ của
thị trấn miền mây trắng vẫn còn nguyên vẹn.
Đây là một trong những điểm đặc sắc của
Hình 16: Đường dẫn vào đền Bà chúa
khu du lịchthượng
VQGngàn
Tam Đảo. Với

những công trình kiến trúc độc đáo, cùng

nguồn (Ảnh
tài nguyên

sinh
vật phong phú (chủ yếu là tre, trúc) tạo một khung cảnh
Đặng Quốc
Nguyễn)
trang nghiêm, cổ kính và rất đỗi linh thiêng, góp phần thu hút khách hành
hương ở khắp nơi đến với Tam Đảo. Đây chính là một trong những điều kiện
phát triển kinh tế xã hội của vùng chân núi Thiên Thi.

Hình 17: Đền Bà chúa Thượng Ngàn (Nguồn: internet)

Page 18 of 44


3. Những địa điểm khác trên Tam Đảo:
Đến Tam Đảo vào mùa hè, ta sẽ tận hưởng được thời tiết 4 mùa của năm
trong 1 ngày. Buổi sáng là mùa xuân với tiết trời lành lạnh, sương mù bao phủ
khắp thị trấn; buổi trưa là mùa hè, trời chợt mưa chợt nắng; se lạnh vào buổi
chiều, không nắng là mùa thu và buổi tối là mùa đông với sương mù đậm đặc
và nhiệt độ xuống thấp. Từ khu nhà thờ cổ trung tâm nhìn xuống, Tam Đảo có
một quần thể biệt thự theo kiến trúc của Pháp, không nhà nào che khuất nhà
nào, mái nhà này nằm dưới chân nhà kia. Có thể tưởng tượng thị trấn Tam Đảo
giống như 1 cái chảo bị vát một bên. Bắt đầu từ cổng trời (nơi cái chảo bị vát)
đi 1 vòng qua nhà thờ, xuống công viên, qua bưu điện, qua bể bơi, đến suối
Mơ và xuống thác Bạc là đã đi hết thị trấn Tam Đảo. Tam Đảo giống như một
mái nhà, nước từ đây đổ xuống thành 2 nhánh, 1 xuống hồ Núi Cốc (Thái
Nguyên) và 1 xuống thác Bạc, đổ về hồ Suối làng Hạ.
Thác Bạc là 1 trong những điểm tham quan khá lý thú. Rẽ theo con đường
mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc do suối Mơ, suối Bạc và suối Tiên đổ
vào. Thác giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc lóng lánh
ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 30m ào

ào tuôn nước. Tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như
tiếng ngàn xưa... Nếu thích mạo hiểm, đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở
đây cây cối, núi non đẹp như cổ tích. Xa hơn nữa là Tam Đảo 2, nay bị bỏ
hoang mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.

Hình 18: Thác Bạc ( nguồn: Internet)
Page 19 of 44




Nhà thờ Tam Đảo được xây dựng từ năm 1906, nhà sàn lợp lá. Đến năm 1937
xây lại to đẹp, kiên cố với vật liệu đá, gạch, gồm: Nhà thờ không có trụ, rộng
12mx22m, gian cuối 2 tầng, tầng trên dành cho ca đoàn. Mái nhà thờ hình vòm
gắn kiếng màu vàng, tím, trắng; lợp ngói Hưng Ký cỡ lớn. Tường nhà thờ bằng
đá xanh, chỉ tô hồ bên trong. Hai bên vách trong thánh đường bố trí từng
khoang nhỏ (2m) treo các chặng đường thánh giá. Ngôi thánh đường xây dựng
theo kiến trúc kiểu Gothic, nổi trên nền rừng thông do người Pháp trồng, xanh
ngắt trên sườn núi Nhà Thờ. Thánh đường im lìm soi bóng xuống thung lũng
đầy những biệt thự, nhà nghỉ, hàng quán. Lúc bấy giờ thánh đường có một tu
viện nơi khoảng 100 vị ẩn tu. Ngày nay, đứng ở thung lũng Tam Đảo, bất cứ
nơi nào cũng nhìn thấy nhà thờ đá, nhất là cái tháp chuông, như một người
trầm mặc in hình giữa rừng thông vi vút lá gió trên sườn núi. Nhà thờ có một
khoảng sân khá rộng. Khoảng sân nầy một mặt dài theo hông nhà thờ, mặt kia
nằm “chon von” phía đường lộ. Để đảm bảo an toàn cho tín hữu, phía đường
lộ được xây dựng một vòm cửa bằng đá xanh. Vòm cửa nào cũng có hình bán
nguyệt, có mặt bằng để khách ngồi nhìn ngắm thị trấn bên dưới. Thị trấn xinh
đẹp mà vòm cửa cũng đẹp xinh - có thể xem là một tác phẩm mỹ thuật làm tôn
vẻ đẹp vốn có của nhà thờ.


Hình 19,20: Nhà thờ đá (nguồn: Internet)

Page 20 of 44


Ảnh Đỗ Lê Chinh.
IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Dương xỉ là một nhóm các thực vật bậc cao lâu đời nhất, theo vật liệu hóa
thạch, có lẽ trong Silur trên đến giữa kỷ Devon, chúng tôi đã xuất hiện với số
lượng lớn, và đã tuyệt chủng trước khi kỷ Permi, một hóa thạch của cây dương
xỉ cổ đại.
1.Tổng quát chung về Dương xỉ:
a.Giới thiệu chung về họ Dương xỉ:
Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm
khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, không có hạt,sinh sản thông qua các bào
tử. Dương xỉ được cấu tạo bởi các phần chính như sau:
Thân: Phần lớn thường là thân rễ mọc bò ngầm dưới lòng đất, nhưng đôi



khi và thân bò lan mọc bò trên mặt đất (nhưPolypodiaceae), hoặc thân cột bán
hóa gỗ mọc thẳng trên mặt đất (như Cyatheaceae) cao tới 20 m ở một số loài
(như Cyatheabrownii trên đảo

Norfolk và Cyathea

medullaris ở New

Zealand).
Lá: Phần màu xanh, có khả năng quang hợp của cây. Ở các loài dương




hình 21:điều
Cấu tạo
(Nguồn:
xỉ nó thường được nói tới như là lá lược,nhưng
nàycủalàcây
dodương
sự xỉphân
chia

lịch sử giữa những người nghiên cứu

internet)

dương xỉ

và những người nghiên cứu thực vật có

hạt,

không phải là do các khác biệt trong cấu

trúc.

chứ

Các lá mới thông thường nở ra bằng cách trải ra đầu lá non cuộn chặt. Sự
bung ra của lá như vậy gọi là kiểu xếp lá hình thoa. Lá được chia ra thành ba

kiểu:
Page 21 of 44


o

Lá dinh dưỡng (Trophophyll): Là lá không sinh ra bào tử, thay vì thế nó chỉ
sản xuất các chất đường nhờ quang hợp. Nó là tương tự như các lá xanh điển

o

hình của thực vật có hạt.
Lá bào tử (Sporophyll): Lá sinh ra bào tử. Lá này là tương tự như các vảy của
nón thông ở thực vật hạt trần hay như nhị và nhụy ở thực vật hạt kín. Tuy
nhiên, không gióng như thực vật có hạt, các lá bào tử của dương xỉ thông
thường không chuyên biệt hóa, trông tương tự như các lá dinh dưỡng và cũng

o

sản xuất các chất đường nhờ quang hợp, giống như các lá dinh dưỡng.
Brophophyll: Lá sinh ra một lượng lớn bất thường các bào tử. Các lá thuộc
kiểu này cũng lớn hơn các kiểu lá khác nhưng giống với các lá dinh dưỡng.



Rễ: Các cấu trúc không quang hợp mọc ngầm dưới đất, có chức năng
hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất. Chúng luôn luôn là rễ chùm và
về cấu trúc thì tương tự như rễ của thực vật có hạt
Phân loại: Dương xỉ về cơ bản có thể phân loại thành những lớp sau đây: lớp
Mộc tặc (Equisetopsida) , lớp Dương xỉ tòa sen (Marattiopsida), lớp Quyết lá

thông (Psilotopsida), lớp Dương xỉ thật sự (Pteridopsida).



Lớp Mộc tặc: Bộ Mộc tặc (danh pháp khoa học: Equisetales) là một bộ
trong lớp Mộc tặc (Equisetopsida) của nhành Dương xỉ (Pteridophyta) với chỉ



một chi còn loài sinh tồn là mộc tặc (Equisetum) xếp trong họ Equisetaceae.
Lớp Quyết lá thông: Lớp Quyết lá thông (danh pháp khoa học: Psilotopsida) là
một lớp thực

vật

trông

tương

tự

như dương

xỉ,



chứa

2


họ

là Psilotaceae và Ophioglossaceae . Mối quan hệ thân thuộc của hai nhóm này
trước đây được coi là không rõ ràng và chỉ được xác nhận gần đây trông qua


các nghiên cứu hệ thống hóa ở mức phân tử.
Lớp Dương xỉ tòa sen: Lớp Dương xỉ tòa sen hay lớp Tòa sen (danh pháp khoa
học: Marattiopsida) là một nhóm dương xỉ chỉ chứa một bộ với danh
pháp Marattiales và một họ có danh pháp Marattiaceae. Lớp Marattiopsida đã
rẽ nhánh ra khỏi các nhóm dương xỉ khác từ rất sớm trong lịch sử tiến hóa của
mình và hoàn toàn khác biệt với nhiều loại thực vật quen thuộc đối với những
người ở khu vực ôn đới. Nhiều loài trong lớp này có thân rễ to, nhiều thịt và có
các lá lược lớn nhất trong số các loài dương xỉ. Họ Marattiaceae là một trong
Page 22 of 44


số hai họ dương xỉ túi bào tử thật, nghĩa là túi bào tử được hình thành từ một
nhóm tế bào chứ không phải túi bào tử giả (trong đó túi bào tử sinh ra từ một
tế bào ban đầu). Hiện nay, người ta công nhận 4 chi còn sinh tồn


là Angiopteris, Christensenia,Danaea và Marattia .
Lớp Dương xỉ thật sự: là nhóm lớn nhất trong số các nhóm dương xỉ còn sinh
tồn. Chúng thường được coi là lớp có danh pháp khoa học Pteridopsida hay
Polypodiopsida, trong tiếng Việt gọi là lớp Dương xỉ, mặc dù các phân loại
khác gán nhóm này ở các cấp bậc phân loại khác nhau. Các loài dương xỉ này
được gọi là túi bào tử nhỏ là do các túi bào tử của chúng sinh ra từ một tế bào
biểu bì mà không từ một nhóm các tế bào như của các loài dương xỉ túi bào tử

thật. Các túi bào tử thường được một lớp vảy gọi là màng bao túi bào tử che
phủ. Lớp màng bao này có thể che phủ toàn bộ ổ túi bào tử, nhưng cũng có thể
bị suy giảm mạnh. Nhiều loài dương xỉ túi bào tử nhỏ có vòng nẻ xung quanh
túi bào tử, có tác dụng đẩy bật các bào tử ra.
b. Dương xỉ ở Tam Đảo:
Đây là hai loài dương xỉ chính ở Tam Đảo, và mật độ xuất hiện của chúng
cũng tương đối dày đặc. Ngoài ra, với mỗi loài dương xỉ lại có những dạng
khác nhau, điều này tạo nên sự phong phú và đa dạng của dương xỉ tại VQG
Tam Đảo. Với khí hậu cùng dạng địa hình phù hợp, Tam Đảo là nơi lý tưởng
để những loài dương xỉ sinh sôi và phát triển.

 Dương xỉ thật sự (hay dương xỉ thường) được tìm thấy rộng rãi ở các vùng

nhiệt đới Châu Á, chúng phát triển trên những tảng đá hoặc khe suối, đôi khi
chúng cũng được tìm thấy trên cạn ở khu vực ẩm ướt. Dương xỉ thật sự ta có
thể dễ dàng tìm thấy ở khắp Tam Đảo. Cây dương xỉ sống ở rừng đất thấp, ẩm
ướt, thích hợp nơi thiếu ánh sáng. Cao không quá 3m. Ở vùng nhiệt đới hoặc
đất cao, chúng phát triển tốt hơn, hình dáng đặc trưng cho vùng đất này. Ngoài
ra, rừng thứ sinh cũng là nơi dương xỉ thường xuất hiện. Chúng gần giống cây
cọ, thân mảnh, xù xì có những vệt lá trên thân. Lá mọc tập trung ở ngọn cây,
giống lá cọ, hình răng lược. Đầu lá dương xỉ giống như lá cọ vị chúng tập
Page 23 of 44


trung phát triển ở đầu thân cây.
Ở Tam Đảo, loài dương xỉ này
chiếm ưu thế, chúng có mặt ở
hầu hết khắp các VQG Tam Đảo.
Sở dĩ loài này có số lượng đông
đảo và đa dạng đến vậy là do

Dương xỉ thật sự (Dương xỉ
thường) là nhóm loài lớn nhất
trong số các nhóm dương xỉ còn
tồn tại. Ngoài ra, với điều kiện
khí hậu mát mẻ, cộng thêm đất
nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt
Hình 22: Dương xỉ thường ở đường lên đỉnh Rùng

đới, là những nguyên nhân cơ bản đểRình,
dương
xỉ phát triển, đặc biệt là dương xỉ
Tam Đảo (Ảnh: Nguyễn Quốc Quân)
thật sự.


Đối với nhóm dương xỉ loại này, chúng không chỉ đa dạng, phong phú về số
loài, mà còn phong phú trong nhiều quần xã thực vật. Một số dương xỉ có kích
thước rất bé, không phân chia ra lá. Ligodium là một loại dương xỉ leo có lá
với cuống kéo dài, xoắn, cây có thể dài tới 30m hoặc hơn. Một số dương xỉ gỗ
như các loài của chi Cyathea cao tới 24m và lá dài tới 5m cũng xuất hiện ở
VQG Tam Đảo, cụ thể là chúng xuất hiện tại đoạn đường lên đỉnh Rùng Rình.
Thân của loại này có thể dày tới 30cm nhưng thực chất vẫn chỉ là cấu tạo sơ
cấp. Thân tuy dày nhưng phần chính là bao rễ chum còn than thực của nó cũng
chỉ dày khoảng từ 4-6cm.

Page 24 of 44


Hình 23: Dương xỉ Ligodium với lá xoắn ở VQG Tam Đảo (Ảnh: Đỗ Lê Chinh)


Loài Cyathea cụ thể bao gồm những họ dương xỉ có thân cao nhất trên thế
giới. Loài này được xem là Loài Dương xỉ cổ đại vì sự tồn tại của chúng trong
những cánh rừng là rất lâu, chúng cũng là các loài thực vật rất cổ, xuất hiện
trong các hóa thạch vào Jura muộn, mặc dù các chi hiện đại có vẻ như xuất
hiện vào Đệ tam. Cyatheaceae là một họ lớn gồm các loài dương xỉ thân gỗ với
khoảng

500

loài.

Cyatheaceae

và Dicksoniaceae,

cùng

với

Metaxyaceae và Cibotiaceae là nhóm đơn ngành và hợp thành nhóm dương xỉ
thân gỗ có lõi. . Trong VQG Tam Đảo, Cyathea không mọc ở những ở những
vùng thấp, mà chúng tập trung chủ yếu ở những vùng núi cao, hoặc những
vùng núi còn nguyên sơ, càng lên cao, than của loài dương xỉ này càng vươn
cao, thậm chí có những cây dương xỉ thuộc loài này cao đến 20m. Những hình
ảnh dưới đây là minh chứng cho sự tồn tại của loài dương xỉ đặc sắc này ở
VQG Tam Đảo mà nhóm đã may mắn ghi hình lại được.

Page 25 of 44



×